Friday, August 15, 2014

Chuyện thật


image

Trước khi gặp lại một người bạn người nước ngoài mới trở về từ Việt Nam , nó háo hức ơi là háo hức. Anh bạn này là con trai một người lính Mỹ đã từng sang tham chiến ở quê hương trong những năm 60. Anh lớn lên và được kể cho nghe về những đau khổ do chiến tranh gây ra cho người dân quê hương mình. Sau khi tốt nghiệp đại học, vì muốn bù đắp lại chút nào đó cho con người Việt Nam , anh quyết định gác lại sự nghiệp riêng để sang Việt Nam .

Nhưng sau khi gặp anh bạn nước ngoài này, sự háo hức của nó bỗng trở thành nỗi buồn vời vợi. Buồn lắm vì nó là một nhà giáo trẻ đầy nhiệt huyết. Làm sao không buồn được khi anh bạn nước ngoài, sau một thời gian cống hiến ở Việt Nam, nói rằng anh không tính sẽ quay lại sống ở Việt Nam nữa, lý do chính nằm gọn trong câu nói của anh: “Dân trí ở đây thấp quá. Rất khó sống.”

Mới đầu nó tự ái lắm khi nghe câu nói ấy. Nó phản ứng ngay: “Việt Nam là một nước có nhiều người đi học, nhiều sinh viên đại học, nhiều người có bằng cấp. Làm sao bạn lại có thể kết luận cẩu thả như thế?”

Nhưng người phương tây thường nói có sách mách có chứng đàng hoàng. Bởi thế, nó chỉ còn biết im lặng mà nghe. Ngậm ngùi. Đau.

Anh bạn nước ngoài kể dài lắm nhưng một cách vắn tắt thì như thế này:

“Tôi yêu quý dân tộc của bạn. Tôi cảm thấy khổ tâm khi thấy những hậu quả của chiến tranh để lại. Mới đầu tôi dự tính sẽ sống ở đất nước bạn lâu dài, mong có thể làm được điều gì đó bù đắp lại những đau khổ do cha ông chúng tôi đã gây ra. Tôi thấy quê hương các bạn đang từng bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế nên tôi hy vọng giúp các bạn chút vốn liếng Tiếng Anh để các bạn dễ hoà nhập hơn. Tôi không hối hận đã được cống hiến thời gian và sức lực cho các bạn sinh viên Việt Nam vì tôi thích làm điều có ý nghĩa. Nhưng thật là khó sống ở đây khi dân trí khá thấp.”

image
Anh bạn này nói tiếp: “Một lần kia tôi đang đi bộ trong một con hẻm, chợt nghe có tiếng vật gì đang rơi từ trên cao xuống. Theo phản xạ tự nhiên, tôi ngẩng đầu lên xem thì thấy một bịch rác ai đó vứt qua cửa sổ đang rơi xuống. May qúa tôi nhảy qua một bên né kịp chứ không thì…. Rồi lần khác, đang chạy xe trên đường, tôi giật mình khi thấy có người ném một con chuột từ trong nhà ra ngoài đường. Tôi hốt hoảng tránh nó xuýt nữa bị tai nạn. Vứt rác ra nơi công cộng đã là một điều kinh khủng rồi, bây giờ lại ném cả chuột ra ngoài đường. Chiều hôm đó tôi có việc phải đi lại trên cùng một con đường, con chuột đã bị xe khác cáng nát be bét. Nhìn rợn cả gai ốc! À, có chuyện này tôi hỏi bạn. Bạn đã sống ở một số nước ngoài, bạn có thấy người đi xe hay bấm còi không?”

image
“Rất ít khi, chỉ khi nào khẩn cấp thôi.” Nó trả lời.

“Đúng vậy. Còn nhiều người ở quê hương bạn bấm còi rất ồn ào bất cứ lúc nào, ngay cả những nơi cần tôn trọng sự yên tĩnh như bệnh viện, trường học. Rồi trong phòng chiếu phim, có không ít người vẫn bật điện thoại lên nói chuyện tỉnh bơ như chỗ không người. Có lẽ họ không thấy chung quanh họ là người bởi vì người thì cần được tôn trọng. Bạn thấy sao?”

“À, thì chuyện đó, tôi cũng không rành lắm vì tôi ít đi coi phim.” Nó miễn cưỡng đáp.

image
“Tôi quen một cô bạn Việt Nam . Có lần tôi theo cô ấy vào bệnh viện để thăm người nhà đang nằm điều trị tại một bệnh viện công. Thân nhân của người bệnh người thì ngồi người thì nằm nghỉ la liệt dưới nền lối đi. Trong các phòng dành cho bệnh nhân, tôi cũng thấy thân nhân họ nằm dưới đất, thậm chí dưới gầm giường. Chữa trị trong môi trường ồn ào, xô bồ như thế này, làm sao mau khỏi bệnh được! Không chừng tạo ra thêm nhiều bệnh nhân mới nữa ấy chứ. Cô bạn tôi còn kể rằng nếu không có tiền mà vào bệnh viện thì dù có gặp nguy hiểm cũng vẫn phải nằm đó chờ. Tôi hỏi lỡ bệnh nhân tử vong thì sao, cô ấy đáp: “Thì chết chứ sao nữa.” Vào phòng thăm người nhà cô ấy, tôi thấy mỗi lần cô ấy muốn nhờ bác sĩ hay y tá điều gì, để cho nhanh chóng và vui vẻ thì cô ấy phải bỏ tiền vào phong bì đưa cho họ, gọi là tiền trà nước. Chẳng lẽ bác sĩ, y tá ở nước bạn cần uống nhiều trà nước vậy sao?!”

image
“À, thì chắc là khí hậu ở đấy nóng nên hay khát nước…” Nó đùa cho bớt đau.

“Bạn biết không, lúc tôi đến nước bạn lần đầu tiên, tôi đi chung với một Việt kiều. Lúc vào cửa khẩu kiểm tra hộ chiếu và thị thực, không hiểu sao anh cảnh sát cứ để bạn tôi đứng đó chờ. Cuối cùng thì bạn tôi bỏ vào hộ chiếu một tờ giấy nhỏ màu xanh xanh, “nhỏ nhưng có võ”, thế là anh cảnh sát vui vẻ cho qua liền và chúc bạn tôi kì nghỉ thoải mái. Tôi là người gốc nước ngoài, hình dáng khác, tiếng nói cũng khác nên không thấy anh cảnh sát nói gì. Chắc cùng là người Việt nên dễ “nói chuyện” hơn! Nhưng tôi chưa bao giờ thấy điều ấy xảy ra ở nước tôi.

image
Đó sẽ bị coi là một hành vi hối lộ. Ở nước bạn, việc này xảy ra lộ liễu giữa ban ngày như vậy mà không sao nhỉ?”
“Tôi nhớ trước đây báo chí cũng có nói đến việc này, nhưng một thời gian sau thì lại tái diễn và chẳng thấy ai nói gì nữa.” Nó đáp.

image
“Bạn biết không, tôi sẽ không bao giờ quên mùa Giáng Sinh năm vừa rồi của tôi. Chị tôi gửi cho tôi một bánh trái cây (fruitcake) cho chính tay chị ấy làm. Chúng tôi có truyền thống ăn bánh với rượu sữa Bailey vào đêm Giáng Sinh, ngon lắm. Nhận được tin chị báo qua email, tôi mừng quá vì thèm. Nhưng đến khi tôi ra bưu điện lấy quà, người ta đòi tôi hơn 2 triệu đồng, tức là hơn 1 trăm đô-la Mỹ. Ôi trời ơi, chị tôi mất công làm bánh, tốn kém hết cỡ thì cũng chỉ hai ba chục đô-la. Cuối cùng, tuy tiếc hùi hụi nhưng tôi quyết định không nhận món quà ấy nữa vì tôi thấy quá vô lý và bị xúc phạm. Luật pháp Mỹ rất chặt chẽ về việc gửi hàng, nhất là thực phẩm, nên họ đã kiểm tra hàng gửi kỹ lưỡng. Vậy mà bưu điện bên đất nước bạn lại tự ý mở bánh của tôi ra xem. Ai mà dám ăn bánh đó nữa. Lúc mở ra, biết đâu người ta bỏ cái gì khác vào đó thì sao. Thêm nữa, ở phiếu dán liệt kê các mặt hàng gửi đã ghi rõ nội dung hàng gửi rồi, tại sao bưu điện nước bạn không biết tôn trọng quyền riêng tư, uy tín của người gửi và người nhận.

image
Nếu họ thắc mắc muốn biết chắc chắn hàng gửi có hợp pháp và an toàn hay không, họ cần phải làm việc với bưu điện bên Mỹ chứ không thể tuỳ tiện mở ra được. Vả lại, một cái bánh nhỏ không thể tốn nhiều tiền như vậy. Lúc ấy, tôi rất thất vọng về sự việc này. Sau đó ít ngày, tôi còn thất vọng hơn khi biết rằng một sinh viên trong lớp tôi dạy cũng rơi vào trường hợp tương tự. Có người chị từ California gửi cho cậu ta một hộp sô-cô-la và một lọ thuốc vitamin C sản xuất tại Mỹ để chúc mừng sinh nhật. Người ta khui cả bưu phẩm ra rồi yêu cầu cậu ta đóng phí 1 triệu 6 trăm ngàn. Cậu ta hỏi tại sao lại phải đóng tiền trong khi chị cậu đã đóng tiền rồi. Nhân viên bưu điện bảo thuốc này cần phải đi kiểm tra lại xem có an toàn không. Cậu ta hỏi ngược lại: “Mỹ là nước có kỹ thuật tiên tiến bậc nhất thế giới. Các anh có trình độ kiểm tra người ta sao? Mà chỉ là một lọ vitamin C thông thường, chẳng lẽ các anh thật sự quan tâm đến sức khỏe của tôi đến nỗi đi kiểm tra độ an toàn của nó giùm tôi?” Các nhân viên phải xuống nước và giảm phí xuống còn 5 trăm ngàn, nói rằng coi như là xin tiền cà phê sáng.

Cậu sinh viên nói với tôi rằng mấy người nhân viên quèn trong đó thôi cũng đã đeo đầy vòng vàng, nhẫn vàng, họ không thiếu tiền uống cà phê sáng đâu.

“Bạn có vẻ bức xúc quá. Tôi xin lỗi!” Nó trấn an.

“Đúng, tôi bức xúc. À, còn chuyện này nữa. Hôm nọ tôi đi ăn nhà hàng với mấy thầy cô đồng nghiệp bản xứ của bạn. Lúc ăn, tôi thấy họ xả rác bừa bãi xuống sàn nhà. Sao không để gọn trên bàn hoặc cho vào thùng rác gần đó nhỉ ? Bạn thấy không, có bằng cấp cao đâu hẳn là có dân trí cao.”

Nó giật mình vì câu nói này. Hoá ra dân trí là một cái gì khác hơn là bằng cấp.

image
“Bạn biết không,” người bạn nước ngoài kể tiếp, “mới hôm qua thôi, tôi đang đi ngoài đường thì chứng kiến một vụ va quẹt xe máy. Rõ ràng là người A chạy ẩu quẹt vào người B. Vậy mà người A vừa la hét vừa đánh người B, đổ lỗi hết cho người B. Sao người A lại có thể lỗ mãng, vô liêm sỉ như thế? Có lỗi thì phải can đảm nhận lỗi chứ. Sao lại muốn đổi trắng ra đen, lật lọng như thế? À, tôi nhớ đến một vụ tai nạn giao thông khác cách đây không lâu. Người bị nạn nằm trên vũng máu trong khi cả một đám đông bu quanh để xem mà không ai động đậy một ngón tay để giúp đỡ. Trước khi đến nước bạn, tôi nghe rằng người dân ở đây có tinh thần cộng đồng cao lắm. Nhưng tôi thật sự chưa cảm nhận được.”

image

“Ui, nãy giờ say sưa nói chuyện để thức ăn nguội rồi. Nào ta ăn thôi.” Nó mời bạn.

“Đúng rồi. Mình ăn đi. Thú thật với bạn, từ ngày tôi trở về Mỹ lại, tôi mới thấy an tâm khi ăn uống. Bên quê hương bạn, quả là có nhiều món ăn rất ngon, tôi rất thích. Nhưng đáng tiếc và đáng sợ vì thức ăn của các bạn không bảo đảm an toàn thực phẩm. Chính tai tôi nghe một số sinh viên trong lớp nói rằng bây giờ ăn uống là “hên xui”. Ai “hên” thì ăn trúng thức ăn nhiều hoá chất và chết sớm trước khi có con cái. Ai “xui” thì ăn trúng thức ăn có hoá chất bộc phát chậm và để lại bệnh tật di truyền cho con cháu. Tôi nghe mà lạnh hết cả người.”

“Đúng là có chuyện thực phẩm của chúng tôi có nhiều hóa chất độc hại do một số người hám lợi mà thiếu lương tâm.” Nó đồng ý.

image
“À, có một điều làm tôi rất ngạc nhiên khi nghe các sinh viên nói với tôi rằng học sinh bây giờ quay cóp trong thi cử nhiều lắm. Hơn nữa, một số người trong vị trí lãnh đạo còn mua bằng cấp chứ không phải tự trau dồi kiến thức mà có. Các sinh viên còn kể cho tôi nghe rằng nếu một sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm muốn cống hiến trí thức của mình cho các thế hệ tương lai trong một ngôi trường, họ phải đóng tiền gì đó đến cả trăm triệu khi nộp đơn xin việc. Việc họ được nhận vào giảng dạy phụ thuộc vào số tiền kia chứ không dựa trên tài năng của họ. Có thật như thế không bạn?”

image
“Ừm, tôi cũng có nghe nói đến tình trạng ấy.” Nó miễn cưỡng trả lời.

“Wow, nếu mà như vậy thì làm sao có dân trí được nhỉ?” Người bạn nước ngoài chặc lưỡi, lắc đầu.

Bây giờ thì nó hiểu ra ý nghĩa của dân trí. Dân trí là một điều gì căn bản và cần thiết cho con người hơn là việc có một tấm bằng lủng lẳng trong nhà. Dân trí không chỉ là đầu đầy chữ nghĩa nhưng là tim đầy vị tha. Dân trí gồm có sự hiểu biết những giá trị tốt đẹp và khả năng chia sẻ chúng. Dân trí đúng nghĩa phải là sự quan tâm đến ích lợi của những người xung quanh. Mình làm gì thì cũng nghĩ đến hạnh phúc của người khác. Dân trí là biết tôn trọng và tự trọng. Dân trí là sống cao đẹp. Dùng bằng cấp, địa vị xã hội chỉ cho việc tìm kiếm tư lợi thì là phản dân trí. Có dân trí là phải biết liên đới với tha nhân bằng tình yêu thương bác ái. Một xã hội dân trí là xã hội gồm có những người biết yêu thương chân thành như vậy.

“À này bạn, tôi cảm thấy thú vị về đất nước của bạn, một đất nước đa văn hóa, đa sắc tộc, đa lý tưởng, đa đảng phái. Thực tế phức tạp vậy mà các bạn vẫn cùng nhau tiến lên đạt được phát triển trên nhiều lãnh vực như kỹ thuật, nghệ thuật, nhân văn, y học, tâm lý, kinh tế, xã hội, chính trị, từ thiện vào bậc nhất thế giới. Theo bạn thì yếu tố nào đã giúp ổn định và phát triển đất nước bạn như thế?” Nó hỏi.

image
“Theo tôi, một trong những yếu tố giúp ổn định xã hội phức tạp của chúng tôi chính là yếu tố niềm tin. Nếu thiếu khía cạnh nền tảng này, ắt hẳn xã hội của chúng tôi đã loạn từ lâu. Đánh giá thấp vấn đề niềm tin khờ dại vất bỏ yếu tố giúp ổn định, hài hòa. Niềm tin chân chính vào một Thượng Đế Tình Yêu giữ cho chúng tôi biết sống có ý nghĩa, trung thực, tôn trọng, vị tha, cầu tiến bằng năng lực của chính mình, bác ái. Khi chúng tôi biết sống những giá trị tích cực ấy một cách tự hào, nhờ có niềm tin, một xã hội phức tạp như của chúng tôi không những giữ được thăng bằng mà còn thăng tiến nữa. Văn minh của chúng tôi là văn minh có lòng nhân ái vị tha làm nền, gọi là dân trí.”

Là người có niềm tin, nó hiểu rõ điều anh bạn nước ngoài vừa nói nên gật đầu: “Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn!”

Lúc chia tay, người bạn nước ngoài vừa ôm chào nó vừa nói: “Tôi xin cầu nguyện cho dân trí của quê hương bạn. Chúc các bạn bình an!”


Joseph


Ghi chú: Câu chuyện này chỉ được kể bằng ngôn ngữ quê mình. Kể cho nhau nghe để rút kinh nghiệm chứ cũng không cần phải dịch ra các ngôn ngữ khác làm gì cho … !

------------------------
50 QUÁN CƠM GIẾT SINH VIÊN SÀI GÒN

TRỘN ĐẦY HÓA CHẤT


SÀI GÒN- Khu Làng Ðại Học Thủ Ðức, Sài Gòn có tới 50 quán cơm sinh viên bao quanh, với giá chưa tới 10 ngàn đồng (khoảng 50 cent) một dĩa cơm trắng với ba món canh, xào, mặn.



1.png
Thức ăn được chế biến từ hóa chất. (Hình: báo Người Lao Ðộng)

Nếu không tìm cách lẫn vào bếp để quan sát, người ta sẽ không hiểu tại sao chủ quán có thể lời khi bán cơm phần cho sinh viên với giá “cực rẻ” như vậy.

Một ký giả của báo Người Lao Ðộng tìm cách giả dạng nhân viên phụ việc tại một quán cơm để thu thập tại chỗ thủ thuật chế biến thức ăn của các vị chủ quán. Thì ra họ đã mua thực phẩm ôi thiu bị bỏ đi ở các chợ mang về để chế biến lại cho ngon lành nhờ gia vị và các loại hóa chất khử mùi, tẩy màu... Họ còn dùng cả các loại hóa chất làm cho gạo và các loại thực phẩm nở một thành hai.

Theo báo Người Lao Ðộng, họ đã sử dụng một chất bột trắng hòa tan trong nước. Bất cứ thực phẩm nào từ gạo đến thịt heo, thịt gà, thịt bò được ngâm trong nước bột này trong vài phút đồng hồ sẽ nở ra to gấp đôi. Còn các loại thịt sống bị thiu thối sẽ bốc mùi thơm lừng và đổi từ màu tái đen sang màu đỏ tươi nhờ rắc vào một ít bột đỏ.
Một bí quyết khác được các chủ quán sử dụng tối đa là không bỏ bất cứ thức ăn thừa nào của khách hàng. Họ gom lại để dành chế biến ngay món khác. Những miếng thịt luộc dư thừa có thể được bằm nhuyễn quấn lá lốt để nướng thành bò lá lốt thơm ngon...

Còn với các loại rau cải đã bị vàng úa, chủ quán cũng tận dụng hết mà không bỏ sót một tí nào. Họ chẻ nhỏ, rửa sơ rồi trút một ít hóa chất làm rau tươi rói trở lại và biến thành một món xào hấp dẫn.

Họ còn làm món nước mắm không khác các nhà sản xuất nước mắm “hàng loạt.” Họ đổ một ít nước mắm có sẵn vào sô, cho một ít tương ớt rồi đổ vào nước lạnh, một ít hóa chất, biến thành xô nước mắm ngậy mùi hấp dẫn.

Kết quả là số người mắc bệnh ung thư ngày càng tăng vọt riêng tại Sài Gòn.

__________________________________________________________

MỘT QUẢ TÁO TRUNG CỘNG,
VIỆC LÀM CHO BÁC SĨ UNG THƯ CẢ ĐỜI

Death by China là cuốn sách của Nhà xuất bản Pearson Prentice Hall do hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry - đều là giảng viên tại Đại học California-Irvine (Mỹ) phân tích về Trung Quốc ngày nay.


Chúng tôi lược dịch và cho đăng phần này, phần liên quan đến những sản phẩm kinh hoàng được xuất khẩu từ Trung Quốc, chúng được sản xuất với một 'công nghệ giết người' và hủy hoại môi trường và qua đó, chúng ta sẽ thấy nhân loại 'chết dưới tay Trung Quốc' như tên của cuốn sách như thế nào.

Tại sao hơn 30 năm qua, các nhà xuất khẩu nước táo cô đặc Trung Quốc đã tăng từ 10.000 thùng lên đến gần nửa tỷ thùng mỗi năm và ngày nay nước táo Trung Quốc chiếm lĩnh hơn một nửa thị trường Mỹ?

Hãy xem một ví dụ. Hộp nước ép ngon và đẹp mắt bạn đặt vào bữa trưa của con bạn. Thế là đã có một cơ hội để bạn, thay vì đưa một lon nước có gas, đã cho con bạn uống một thứ có vẻ là ‘tốt cho sức khỏe’ chứa đầy thạch tín, một thứ kim loại nặng có thể gây ung thư. 


Táo Trung Quốc có thể tươi nửa năm trời. Ảnh: Thanh Niên


Điều chắc chắn là, giá của họ rẻ hơn giá của các nhà nông Mỹ. Nhưng có một lý do làm cho nó rẻ là vi các vườn cây Trung quốc dùng rất nhiều các loại thuốc trừ sâu bất hợp pháp có chứa thạch tín để rồi thấm vào cây và đọng vào trong quả.

Bạn muốn tách trà của bạn bình thường, không có chì chứ?

Có một câu nói: “mọi thứ trà đều là trà Tàu cả". Đúng thế, dù rằng khó tin! Một vị nguyên là phó giám đốc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã mô tả trên Đài Tiếng nói quốc gia phương pháp mà người Trung Quốc đã sử dụng để làm khô lá trà như sau: Người sản xuất rải lá trà trên một cái sân kho rất rộng rồi dùng xe tải cán lên cho chóng khô. Vì xe Trung Quốc dùng xăng pha chì nên không có cách nào hiệu quả hơn thế để làm cho lá trà thơm ngon trở thành một thứ vũ khí giết người.
Chẳng có tí sự thật nào trong các nhãn hiệu thực phẩm Trung Quốc cả!

Ngoài ra, một trong những thói quen lừa đảo của những tên dã tâm Trung Quốc là thường xuyên ghi sai nhãn cho các thực phẩm 'hữu cơ’. Không ngạc nhiên là các nhà nông Trung Quốc luôn nóng lòng muốn nhảy vào thị trường thực phẩm hữu cơ Mỹ, nhưng sự thú nhận của một chủ cửa hàng Trung Quốc đã nói lên tất cả: 'Có khoảng chừng 30% các nông trại sản xuất thực phẩm hữu cơ thật và họ ghi nhãn hữu cơ trên đó. Tôi nghĩ chính quyền cần cải tiến công tác kiểm nghiệm. Nhưng giờ họ quá bận với an toàn thực phẩm nên chả còn sức đâu mà lo cho thực phẩm hữu cơ nữa'.

Với sự thú nhận này thì không có gì đáng ngạc nhiên khi Walmart, Whole Foods, và các nhà bán lẻ khác phát hiện các sản phẩm tưởng là ‘hữu cơ’ của Trung Quốc chứa đầy thuốc trừ sâu.

Bệnh cứng miệng vì Gía tại Nhật

Không phải chỉ có Hoa kỳ nói rằng Trung Quốc đang thành nơi có độc. Hãy xem điều gì xảy ra với một nhà phân phối thực phẩm Nhật Bản nhập khẩu trên 50.000 kiện Gía Trung Quốc được cho là “tươi ngon” từ Công ty thực phẩm Yên Đài Bắc hải của tỉnh Sơn Đông? Sau khi những người tiêu dùng bị nôn mửa rồi bị cứng miệng, các viên chức của Bộ Y tế Nhật Bản đã tìm thấy nồng độ thuốc trừ sâu độc hại có trong Gía cao gấp gần 35.000 lần nồng độ cho phép!

Dĩ nhiên, chúng ta có thể ghi lại hết chuyện này sang chuyện khác về “cái chết bởi thuốc độc Trung Quốc". Chẳng hạn như vụ ở Châu Âu liên quan đến Vitamin A nhiễm vi trùng ở trong sữa dành cho trẻ sơ sinh. Người ta đã tìm thấy các viên vitamin tổng hợp nằm lẫn lộn với chì, mật ong, tôm và thuốc kháng sinh. Cũng phát hiện ra loại xi - rô ho rẻ tiền được quảng cáo ầm ĩ chung với chất kháng đông đã giết hại hàng ngàn người trên thế giới.

Những thí dụ như thế này giúp ta hiểu rõ vấn đề hơn.


Giá  được ủ từ hóa chất Trung Quốc (Ảnh minh họa).

Điểm cuối cùng chúng tôi muốn làm rõ bằng ví dụ sau đây về ngành nuôi cá ở Trung Quốc: Trong bối cảnh các vấn đề môi trường liên quan đến thực phẩm và dược phẩm Trung Quốc vẫn đang hiện diện cùng với hành vi thiếu đạo đức của các doanh nhân Trung Quốc hoành hành ở khắp nơi, thì việc Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, Cục quản lý An toàn và Thực phẩm Châu Âu cũng như Ủy ban An toàn Thực phẩm Nhật Bản kiểm soát được các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc hầu như là bất khả thi.

Không phải chỉ có người Trung Quốc sống trong điều kiện đông đúc chật chội.

Các dòng nước của chúng tôi ở đây quá bẩn. Đơn giản là vì có quá nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản trong vùng này. Tất cả họ đều xả nước bẩn ra đây, làm ô nhiễm các trang trại khác — Triệu Diệp (Ye Chao) -  nông dân nuôi lươn và tôm ở Phúc Thanh, Trung Quốc nói.
'Câu chuyện về thủy sản' Trung Quốc không may lại hoàn toàn là sự thật này bắt đầu ở miền đông nam Hoa Kỳ, nơi mà trong những năm 90, việc nuôi cá da trơn miền Nam là một trong những câu chuyện thành công lớn của ngành thủy sản Mỹ. Thế rồi, con rồng Châu Á bước vào.

Các doanh nghiệp Trung quốc kiếm lợi nhuận bằng mọi trò lừa đảo trong kinh doanh, và các cơ sở nuôi thủy sản của Trung Quốc không phải là ngoại lệ.

Thật vậy, bắt đầu vào những năm đầu của thế kỷ 21, dưới sự tấn công dữ dội của ngành xuất khẩu được trợ cấp của Trung Quốc, nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản Hoa Kỳ ở các tiểu bang như Louisiana, Mississippi, và Alabama đã thực sự hoàn toàn biến mất.

Ngày nay, Trung Quốc là nhà cung cấp thủy sản nuôi trồng số một thế giới và chiếm lĩnh các thị trường cá da trơn, cá tilapia, tôm, và lươn. Tuy nhiên, các cơ sở nuôi trồng thủy sản Trung Quốc cho chúng ta một hình ảnh thôn quê xa lạ với hòa bình và thiếu hòa hợp với thiên nhiên, Hơn thế nữa, họ còn dự định tạo ra một cơn ác mộng của sự bẩn thỉu kinh người do quỉ satan dẫn dắt.

Sự bẩn thỉu của các cơ sở thủy sản bắt đầu bằng sự kiện chỉ có dưới một nửa nước Trung Quốc là có cơ sở xử lý chất thải. Vậy thì cái cách thức mà những thứ do người thải ra này - cùng với không biết bao nhiêu thuốc trừ sâu, phân bón, bùn than, thuốc kháng sinh, thuốc nhuộm, và các chất gây ô nhiễm khác- tìm được đường đến bữa cơm tối thứ sáu ở nhà bạn thật đáng để chúng ta được biết.


Con đường dẫn đến chứng đau bụng này bắt đầu từ thượng nguồn sông Dương Tử, chạy hơn 3.000 dặm đường sông đến đồng bằng phía đông Trung Quốc. Và chính tại đây, phần lớn thủy sản nhiễm bẩn được nuôi để xuất sang Mỹ, Châu Âu, Nhật bản và các nước khác.

Nằm dọc theo dòng Dương Tử, những thành phố lớn đang phát triển như Thành đô và Trùng Khánh đổ thẳng ra sông hàng tỷ tấn chất thải chưa qua xử lý từ người, động vật và cả chất thải công nghiệp. Đống độc hại này sau đấy lại có thêm thời gian để lên men và nhũn ra khi dồn về hồ chứa đằng sau đập Tam Hiệp, phía bên dưới tỉnh Trùng Khánh.

Chuyến đi 3 ngày bằng du thuyền “hạng sang” xuôi dòng Dương Tử từ Trùng Khánh đến Đập Tam Hiệp - như nhiều du khách Mỹ vẫn thường đi - thực ra là để nếm trải cơn ác mộng về môi trường đang bị đe dọa.

Nước hồ ánh lên một màu xanh kỳ quái và thỉnh thoảng bốc mùi hôi hám dưới một đám khói thường trực từ những nhà máy chạy bằng than đá. Giống như “ con chó không sủa” của Sherlock Holmes, sự thiếu vắng hầu như hoàn toàn của các giống chim le le, rùa, và loài vật lưỡng cư-chưa kể đến những con cá heo sông màu hồng một thời trước đây thường vui đùa và là biểu tượng của dòng sông nay đã tuyệt chủng - cho thấy mức độ ô nhiễm nghiêm trọng của một trong những con sông -và là nguồn cung cấp nước ngọt - lớn nhất Trung Quốc.

Về cuốn Death by China:
Death by China là cuốn sách của NXB Pearson Prentice Hall. Hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry đều là giảng viên tại Đại học California-Irvine (Mỹ). Cuốn sách có các phần như:

Phần 1: “Buyer Beware on Steroids” (Người tiêu dùng, hãy cẩn thận với Steroids): Đề cập đến những sản phẩm độc hại như sữa có chất melamine, đồ chơi trẻ em chứa độc tố…

Phần 2: “Weapons of Job Destruction” (Vũ khí hủy diệt việc làm): Chính sách kìm giữ giá trị nhân dân tệ, tăng cường xuất khẩu, gây thâm hụt thương mại cho thị trường nước khác và đưa đến tình trạng thu hẹp sản xuất, nhân công mất việc làm, thất nghiệp ở các nước khác.

Phần 3: “We Will Bury you, Chinese Style” (Ta sẽ chôn các ngươi theo kiểu Trung Hoa): Bàn về chiến lược hướng ra biển, củng cố hải quân của Trung Quốc, đồng thời tiến hành chiến tranh thông tin, đánh phá trên mạng…

>> Trăm năm trồng người...

image

Tại sao người ta tàn nhẫn đến vậy?


Tác Giả Nguyễn Hưng Quốc
Mới đây, có người gửi đến email của tôi một bản tin ngắn có nhan đề “Chết trên quê hương Việt Nam”, được sưu tập từ báo chí trong nước. Bản tin rất ngắn, chỉ gồm tiêu đề và đường nối vào tờ báo gốc, như sau:

Tại Việt Nam bây giờ làm bất cứ điều gì cũng dẫn đến cái chết oan nghiệt:
 
1. Vuốt tóc vì chờ mua hủ tiếu ==> bị đâm chết 2. Ăn xong không chịu rửa bát ==> bị đâm chết 3. Ăn nhậu xong giành trả tiền ==> Bị đâm chết 4. Ăn nhậu xong không trả tiền ==> Bị đâm chết 5. Tiểu bậy trước nhà dân ==> Bị đánh chết 6. Nhắc nhở tiểu bậy ==> Bị đánh chấn thương sọ não 7. Dọn cơm ra không ăn ==> Bị đâm chết 8. Không dọn cơm ra ăn ==> Bị đâm chết 9. Chê xấu trai ==> Bị chém chết 10. Khen đẹp trai ==> Bị đâm chết 11. Để xe chiếm lối ra vào hẻm ==> Bị đánh hội đồng đến chết 12. Mượn hộp quẹt mồi thuốc ==> Bị đâm chết 13. Trời lạnh, mời nước uống cho ấm ==> Bị đánh chấn thương sọ não 14. Đi hát karaoke, vào nhầm phòng ==> Bị đâm chết 15. Phát hiện trộm, tri hô ==> Bị đánh chấn thương sọ não 16. Giành chỗ uống nước mía ==> Bị đâm chết 17. Dừng xe không tắt máy ==> Bị đánh chết 18. Chê nhạc dở ==> Bị đâm chết bằng kéo 19. Khạc nhổ khi người khác ăn cơm ==> Bị đâm trọng thương 20. Nhìn người khác chơi bi da ==> Bị đâm thủng phổi 21. Khuyên đi ngủ không nghe ==> Bị đâm chết (New) 22. Bán phở bò giá 60/k tô -> Bị đánh trọng thương, quán bị phá nát.
 Đọc, thấy bàng hoàng, tôi vào Google, gõ mấy chữ “bị đánh chết”, thấy xuất hiện ngay đến 17,400,000 kết quả trong vòng 0.10 giây! Dĩ nhiên có khá nhiều bản tin bị trùng, được đăng đi đăng lại ở nhiều nơi khác nhau. Tuy nhiên, chỉ cần liếc sơ qua, chúng ta cũng thấy ngay một sự kiện: Ở Việt Nam hiện nay, mạng người thật rẻ rúng. Đi bắt trộm chó: Bị đánh chết. Mà không phải một người. Trên VTC News ngày 18/10/2012, có bài “điểm lại các vụ đánh hội đồng đến chết người trộm chó trong thời gian gần đây”, bao gồm:
 

  • Quảng Trị: Dân vây đánh 2 kẻ trộm chó tới chết
  • Nghệ An: Dân đánh chết một đối tượng trong “hiệp hội bắt chó”
  • Bắc Giang: Giết người cùng làng vì trộm chó
  • Thanh Hóa: Bị truy đuổi, trộm chó tử nạn vì đâm vào tường
  • Nghệ An: Ngã giá trên xác người (tên ăn trộm chó đánh người, bị dân chúng đánh trọng thương, sau đó, không cho nhân viên y tế cấp cứu nên bị chết ngay tại hiện trường). Cũng tại Nghệ An, trước đó, một “cẩu tặc” khác bị đánh chết.

Nạn bắt trộm chó có thể khiến người ta bức xúc và phẫn nộ, tuy nhiên, vẫn có mấy điều tôi không hiểu được: Một là, lẽ nào người ta lại xem mạng người rẻ hơn cả chó? Hai là, có bản tin cho biết sau vụ “cẩu tặc” bị bắt, cả chục công an đến hiện trường; vậy, chả lẽ những công an ấy đến chỉ khoanh tay đứng ngó dân chúng đánh “cẩu tặc” đến chết, thậm chí, còn ngăn cản xe cứu thương đến chở nạn nhân đi bệnh viện? Ba là, sau các vụ đánh chết người ấy, luật pháp có làm việc hay không? Hay mọi chuyện đều chìm vào quên lãng? Bốn là, tại sao nhà báo, khi kể những chuyện ấy, có vẻ dửng dưng, thậm chí, đồng tình với chuyện giết người chỉ vì một con chó như vậy?

Nhưng đánh chết người vì tội trộm chó, ít nhiều vẫn có thể hiểu được. Vì người ta phẫn nộ. Sự phẫn nộ ấy không đủ để biện minh cho hành động giết người. Đương nhiên. Nhưng, thôi, vẫn có thể hiểu được. Có điều, ở Việt Nam, có rất nhiều người sát nhân không phải vì phẫn nộ. Chỉ cần nổi giận một chút là người ta có thể ra tay giết người. Chỉ cần liếc qua nhan đề các bản tin ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy ngay điều đó. Cãi vã nhau, học sinh lấy gậy đánh chết bạn. Vợ cãi, chồng lấy rìu đập vào đầu, vợ chết ngay tại chỗ. Ra đường, có người đến xin tiền, không cho, bị người ấy đánh đến chết. Công an bắt dân vào đồn để điều tra gì đó, đánh chết dân, rồi vu cho dân tự tử. Bị bố mẹ từ chối cho tiền, con bèn dùng gậy gộc đánh chết bố mẹ. Có khi con đánh mẹ, bố còn xúi thêm: “Đánh chết nó đi để tao lấy vợ mới!”

Người ta sẵn sàng giết bạn để cướp một cái iPhone. Ra đường chọc gái: Bị bồ của cô gái ấy đánh chết. Khích bác bạn cũ của bồ, bị những người ấy đánh chết. Thấy người ta gây gổ, nhảy ra can gián: Bị đánh chết. Ngồi nói chuyện, theo thói quen, lấy tay chỉ vào mặt người đối thoại: Bị đánh chết. Thầy giáo phạt học sinh trong lớp: Bị đánh chết.

Vô duyên nhất là chuyện này: Có người đang ngồi nhậu với bạn, vợ gọi điện thoại bảo về. Người ấy muốn về, bị bạn khích bác là “sợ vợ”. Thế là cãi nhau. Cuối cùng đánh nhau: Người bị vợ gọi về bị đập đầu xuống đường đến chết.

Nạn bạo động ở đâu cũng có. Nhưng tôi ngờ là hiếm ở đâu nó lại lan tràn và dã man như ở Việt Nam hiện nay. Người ta đánh nhau giết nhau vì những lý do hết sức nhỏ nhặt và vu vơ. Một cái điện thoại di động thôi cũng đủ là cái cớ để cướp của và giết người. Một cuộc cãi vã nho nhỏ giữa bạn bè cũng đủ gây ra án mạng.

Từ chuyện đánh chết người chung chung, tôi tò mò đánh thử chữ “giết người yêu” trên Google, thấy hiện ra ngay 32,500,000 kết quả trong vòng 0.13 giây! Về số lượng, cũng đầy dẫy. Về lý do, cũng hết sức vu vơ. Và về tính chất, cũng hết sức tàn bạo. Đề nghị cưới, bị người yêu từ chối: Rút dao đâm ngay.

Rủ người yêu cũ đi chơi, mang sẵn theo bốn lít xăng, giết xong, lột hết nhẫn vàng, vòng vàng trên người cô ấy, rồi tưới xăng đốt! Bị người yêu trách vì việc đến nơi hẹn trễ, tức giận bóp cổ người yêu đến chết! Hẹn hò với bạn gái ở phòng trọ, sau khi tình tứ với nhau, có chuyện cãi vã, tức giận bèn rút dao đâm chết; trước khi định tẩu thoát, còn nổi máu tham, cố lột lấy hết nữ trang và điện thoại di động trên thân thể đầy máu me của bồ mình! Cùng bị tuyệt tình, một thanh niên đè bạn gái xuống đổ nguyên cả chai thuốc trừ sâu vào miệng; một thanh niên khác bóp cổ cô gái đến chết. Giết người yêu xong, một người vất xác xuống giếng, một kẻ khác chặt thân thể nạn nhân ra thành nhiều mảnh, bỏ vào bao đem vất ở nhiều bãi rác khác nhau.

Đối với người lạ, bạn bè cũng như với người tình, người ta tàn ác như vậy. Đối với bố mẹ ruột của mình, người ta cũng đánh đập hoặc đuổi ra ngoài đường một cách nhẫn tâm. Những chuyện như vậy ê hề trên báo chí Việt Nam. Đọc, thấy buồn não người.

Tại sao đạo đức Việt Nam bị suy đồi khủng khiếp đến như vậy? 

Tại sao?
--------------------------

>> Trăm năm trồng người...




No comments:

Post a Comment