Pages

Wednesday, February 24, 2010

Hồ sơ về Tướng Dương Văn Minh - Tài liệu mật của CSVN

+ Thân thế và gia đình

- Ông Dương Văn Minh sinh năm 1916 ở tỉnh Mỹ Tho Cha là ông Dương
Văn Huề, khi đi học mướn lấy tên là Dương Văn Mau (tên của người bà con), làm thầy giáo, sau làm tri phủ, rồi đốc phủ sứ (hàm)

Ông Dương Văn Huề (gốc Hoa) và bà Nguyễn Thị Kỹ có bảy người con: bốn trai, ba gáị Ông Minh là con cả. Dương Thanh Nhựt là con trai kế, có tham gia hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám (năm 1944) và suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, là đại tá Quân đội nhân dân VN . Dương Thanh Sơn, em trai thứ năm, là sĩ quan chế độ cũ.
Gia đình ông Minh theo đạo Phật, lễ giáo, nề nếp.

- Năm 1940, Dương Văn Minh học trường đào tạo hạ sĩ quan và sĩ quan dự bị của Pháp. Năm 1942 vào quân đội Pháp.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Dương Văn Minh tham gia lực lượng
vũ trang cách mạng chống Pháp xâm lược. Pháp trở lại, gia đình ông Minh tản cư về Chợ Đệm (Tân An). Lần đó, ông về thăm nhà, đơn vị rút đi, ông bị kẹt lại chưa tìm được đơn vị thì bị Tây bắt, buộc ông trở lại làm việc cho quân đội Pháp. Năm 1946, Dương Văn Minh là thiếu úy, đại đội phó quân đội Pháp. Lần lượt lên đến cấp tá, rồi qua Pháp học trường võ bị, là một trong những sĩ quan đầu tiên của quân đội “VNCH”.

Ông Minh cũng theo đạo Phật, nhân từ, thương ngườị Sợ sát sinh, sợ phải giết ngườị Thấy ai bị nạn thì ra tay cứu như can thiệp cho em trai bà Bùi Thị Mè (1)là thiếu tá chế độ cũ bị tình nghi hoạt động cho “VC” được thả ra; giúp ông Nguyễn Minh Triết (Bảy Trung), cán bộ của ta và là em bạn dì ruột bị địch bắt giam ở nhà lao Phú Lợi, được ra tù...

- Ông Minh là người rất tự tro.ng. Sau ngày 30.4.1975, ông được về nhà (98 đường Hồng Thập Tự, nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3) sống với tư cách một “công dân của một nước độc lập” (2). Đời sống khó khăn, ông lại bị bệnh tiểu đường, bị đau dạ dàỵ Có lúc lãnh đạo Thành phố (đồng chí Võ Văn Kiệt) nhờ bà Bùi Thị Mè gợi ý khéo là đảng và chính quyền thành phố muốn hỗ trợ ông trong cuộc sống. Nhưng ông Minh từ chối với lý do: “Các anh các chị sống được thì tôi cũng sống được nếu chưa quen thì phải tập lại cho quen”.
Năm 1983, ông Minh được Chính phủ ta chấp thuận để ông sang Pháp trị bệnh và thăm con. Toà Tổng Lãnh sự Pháp ở Saigon đề nghị Bộ Ngoại giao Pháp giúp ông Minh vé máy bay và tiền gửi hành lý nhưng ông Minh từ chối, nói rằng “đã có Chính phủ VN lo rồi”.

Khi đi, ông Minh chỉ xin mang theo một ít đồ cổ trong nhà. Sang Pháp, ông không nhờ vả gì Chính phủ Pháp, không xin trợ cấp xã hội Pháp.

+ Quá trình binh địch vận đối với Tướng Dương Văn Minh

Công tác binh địch vận đối với tướng Dương Văn Minh bắt đầu từ năm 1962, với nhiều lực lượng, nhiều ban ngành tham gia: Binh vận Trung Ương Cục, Tình báo, An ninh T4 (Saigon - Gia Định), Trí vận...

1. Ban binh vận Trung Ương Cục miền Nam

Năm 1960, theo yêu cầu của Ban binh vận Xứ ủy Nam bộ (sau này là Trung Ương Cục miền Nam), đồng chí Võ Văn Thời, Cục trưởng Cục địch vận Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân VN đề nghị và được cấp trên đồng ý điều động đồng chí Dương Thanh Nhựt (3) về Cục để giao nhiệm vụ về miền Nam vận động Dương Văn Minh. Đồng chí Nhựt được đặt bí danh là Mười Tỵ 

Cuối tháng 12.1960, đồng chí Mười Ty lên đường.

Tháng 8.1962, đồng chí Mười Ty móc được với gia đình, trước hết là với ông Nguyễn Văn Di, cậu ruột; qua cậu, móc vợ là Sử Thị Hương, nhắn vợ về thăm mẹ và tìm hiểu thái độ của anh hai Dương Văn Minh. Sau đó Mười Ty thăm em trai là Dương Thanh Sơn, sĩ quan quân đội Saigon và em thứ tám là Dương Thu Vân.

Thấy tình hình thuận lợi, đồng chí Mười Ty hướng dẫn cán bộ mật đem ý kiến của lãnh đạo trao đổi với Dương Văn Minh về việc đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm. Trong lúc Tướng Minh đang bực tức Ngô Đình Diệm độc tài, gia đình trị, phủ nhận công lao của mình (tảo thanh Bình Xuyên và các giáo phái Hoà Hảo). Tướng Minh hứa sẽ tìm cách làm.

Ngày 01.01.1963, Trung tướng Dương Văn Minh nhân danh Chủ tịch Hội đồng quân nhân cách mạng phát lệnh đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm và lên làm Quốc trưởng VNCH lần thứ nhất. Đồng chí Mười Ty nắm được ý định Tướng Minh chuẩn bị đảo chính Diệm và có báo cáo về Ban binh vận Trung Ương Cục.

Sau cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm một thời gian, đồng chí Mười Ty có vào nhà Dương Văn Minh (98 Hồng Thập Tự, nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai), sau đó qua nhà em là Dương Thanh Sơn ở mười ngàỵ Qua nhiều lần gặp và trao đổi với Dương Văn Minh, đồng chí Mười Ty cho rằng Tướng Minh trước đây mơ hồ về Mỹ là tên xâm lược, nay thì hết tranh cãi về điều này, nhưng vẫn còn cho là Mỹ có giúp đỡ miền Nam. Tướng Minh hứa
hủy bỏ ấp chiến lược, cho nhân dân về nhà cũ với ruộng vườn, mồ mả ông bà.

Trong thời gian làm Quốc trưởng lần thứ nhất. Dương Văn Minh có một số hành động tiến bộ có lợi cho cách mạng:

+ Quyết định hủy bỏ 16.000 ấp chiến lược. Đại sứ Mỹ Cabot Lodge hỏi Dương Văn Minh vì sao làm thế? Ông trả lời, đại ý:
Người VN có phong tục tập quán riêng, không người nào muốn xa rời mảnh đất đã gắn bó đời mình và mồ mả ông chạ Dồn dân vào ấp chiến lược là chủ trương sai, vì lẽ đó tôi giải tán ấp chiến lược để người dân trở về quê cũ của mình.

+ Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mc Namara và Tướng Harkin yêu cầu Quốc trưởng Dương Văn Minh để cho Hoa Kỳ ném bom ra miền Bắc, không ném ồ ạt mà ném bom nổ chậm trên đê sông Hồng. Miền Bắc sẽ bị lũ lụt mất mùa, người dân sẽ đói... Dương Văn Minh lắc đầu từ chốị

+ Tháng 1.1964, Đại sứ Cabot Lodge yêu cầu Quốc trưởng Dương Văn
Minh nghiên cứu, chuẩn y và thực hiện kế hoạch 34A (hoạt động gián điệp, biệt kích chống miền Bắc). Dương Văn Minh không trả lờị

+ Theo lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam (4) Dương Văn Minh tỏ ý muốn thương lượng để tuyển cử tự do, thực hiện một chế độ trung lập, lập Chính phủ liên hiệp. Nhưng Mỹ cự tuyệt hòa đàm, chống mọi xu hướng trung lập.

- Do những chủ trương và hành động của Dương Văn Minh không theo đúng ý đồ “Bắc tiến” của Mỹ, theo chỉ thị của Tổng thống Mỹ Johnson, cuối tháng 01.1964, chính quyền Mỹ đã đưa Nguyễn Khánh lên làm Chủ tịch Hội đồng quân nhân cách mạng kiêm Thủ tướng Chính phủ Cộng Hòa VN bằng một cuộc đảo chính. Nguyễn Khánh tuyên bố: “Tôi đảo chánh Dương Văn Minh để cứu đất nước này khỏi rơi vào tay CS”.
Mỹ thấy Dương Văn Minh có hậu thuẫn ở miền Nam, nhưng khó điều khiển nên chỉ thị cho Chính quyền Saigon phong Dương Văn Minh làm đại tướng và cử làm đại sứ lưu động ở Đài Loan. Mỹ mời ông Minh qua Mỹ một thời gian rồi cho lưu vong ở Thái Lan (từ đầu năm 1965) có sự giám sát của CIA, làm con bài dự trữ.

Cuối năm 1967, theo chỉ đạo của đồng chí Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư Trung Ương Cục miền Nam) và Ban binh vận Trung Ương Cục, đồng chí Mười Ty có chuyến qua Pháp, ở nhà em rể là Charlot để móc người em gái thứ 8 là Dương Thu Vân qua Pháp.
Có thời gian Mười Ty ở nhà Dương Minh Đức (con trai Dương Văn Minh). Được biết, khi người em gái thứ 6 Dương Thu Hà bị ung thư chết, Dương Văn Minh có qua Pháp dự đám tang em gái, sau đó ở lại Pháp hơi lâu, có ý chờ tin của Mười Tỵ Nhưng vì bọn CIA bảo trung tá Đẩu (sĩ quan tùy viên của Tướng Minh) kêu ông Minh về Thái Lan, nên không ở lâu hơn được nữạ

Khi chị Dương Thu Vân qua Paris gặp Mười Ty cho hay là ông Minh không thể qua Pháp được nữa, thì Mười Ty mới chuyển kế hoạch qua em (Dương Thu Vân) và cháu (Dương Minh Đức) truyền đạt ý kiến của cấp trên cho Dương Văn Minh. Sau đó Đức báo lại ý kiến của cha anh với Mười Ty như sau: “Lập Chính phủ ba thành phần là khó lắm, cần đánh cho văng Thiệu, Mỹ phải rút đi là hết chiến tranh. Tôi có ra làm chính phủ ba thành phần khi bầu cử thì ông Thọ (Luật sư Nguyễn Hữu Thọ) cũng thắng cử, tôi có thất cử cũng không nghĩa lý gì, miễn có lợi cho đất nước là hơn”. Dương Minh Đức nói thêm: Ba cháu không còn lực lượng, không biết làm chính trị, không giỏi bằng ông Thọ; ra ngoài (ra khu) lúc này là không có lợi, ở trong này khi cần có lợi hơn...

Sau đó, đồng chí Mười Ty về Hà Nội, được đồng chí Lê Duẩn gặp và mời cơm (với đồng chí Võ Văn Thời). Sau khi nghe đồng chí Mười Ty báo cáo đầy đủ chuyến đi công tác ở Pháp, đồng chí Lê Duẩn khen và nói: “Dương Văn Minh trả lời như vậy là thành thật, nói như vậy là làm được, chứ hứa hết có khi không làm được...”

Cuối năm 1970,... theo chỉ đạo của Trung Ương và Trung Ương Cục miền Nam, Ban binh vận Trung Ương Cục tìm một người khác, để tiếp cận vận động Dương Văn Minh. Đó là chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, cơ sở của ta trong sĩ quan là bạn bè và thầy trò có thể tiếp cận được với Dương Văn Minh. Đồng chí Nguyễn Tấn Thành (tức Tám Vô Tư), bác của Nguyễn Hữu Hạnh, được Ban binh vận Trung Ương Cục giao nhiệm vụ trực tiếp nắm và bồi dưỡng cho Nguyễn Hữu Ha.nh.

Tháng 3 và 4.1975, đồng chí Tám Vô Tư thường gặp ông Nguyễn Hữu Ha.nh. Sau khi Nguyễn Văn Thiệu từ chức, đồng chí Tám Vô Tư gợi ý ông Hạnh nên tiếp cận và vận động Dương Văn Minh nếu lên làm Tổng thống thì tìm cách kết thúc cuộc chiến có lợi cho nhân dân.
Khi được tin ông Dương Văn Minh lên làm Tổng thống, ngày 28.4.1975, từ Cần Thơ, ông Nguyễn Hữu Hạnh bằng mọi cách, vượt mọi khó khăn lên Saigon gặp Dương Văn Minh và được ông giao làm phụ tá Tổng tham mưu trưởng, thay Tổng tham mưu trưởng ở bên cạnh ông, sau đó là Quyền Tổng tham mưu trưởng. Với các cương vị này, ông Hạnh đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh làm cho quân đội Saigon “án binh bất động”, tan rã tại chỗ, không nổ súng và thúc đẩy Chính phủ Dương Văn Minh sớm bàn giao chính quyền cho cách ma.ng.

2. Thâm nhập vào “nhóm Dương Văn Minh”

Tháng 9.1972, Ban An ninh T4 (Thành phố Saigon - Gia Định) thành lập Cụm điệp báo mới, bí số là A10, với nhiệm vụ xây dựng lực lượng điệp báo bí mật trong một số đối tượng, trong đó có lực lượng thứ ba, đặc biệt là “nhóm Dương Văn Minh”... (các thành viên bộ tham mưu nhóm Dương Văn Minh, ban biên tập bản tin nội bộ nhóm Dương Văn Minh, thư ký tòa soạn báo Điện Tín, báo hại dân tộc...).

Đầu năm 1975, đồng chí Trần Quốc Hương (Mười Hương), Trưởng Ban Anninh T4, chỉ đạo A10 tìm cách thâm nhập vào lực lượng thứ ba và nhóm Dương Văn Minhđể tác động, vận động lực lượng này chống đối, cô lập, chia rẽ chính quyền Nguyễn Văn Thiệụ

Thời gian này, Cụm điệp báo A10 tiếp cận, bám sát “nhóm Dương Văn Minh”, có lúc họa sĩ Ớt (Huỳnh Bá Thành) ở luôn trong nhà Dương Văn Minh; tham gia viết và in tuyên cáo “chống Chính phủ Thiệu không có Thiệu”, đòi Trần Văn Hương từ chức (Tổng thống).

Ngày 01.3 và cuối tháng 3.1975, đồng chí Huỳnh Bá Thành (lần sau có thêm các đồng chí Trần Thiếu Bảo, Huỳnh Huề...) vào căn cứ báo cáo với đồng chí Mai Chí Thọ (Bí thư thành ủy), Trần Thanh Vân (Phó trưởng Ban An ninh T4). Đồng chí Mai Chí Thọ chỉ đạo: “...Phải bằng mọi cách để Dương Văn Minh thay Nguyễn Văn Thiệu, rồi giao chính quyền cho cách ma.ng. Đó là chủ trương của đảng nhằm tránh đổ máu, tránh tổn thất cho nhân dân”.

3. Tác động vào Chính phủ Dương Văn Minh

Cụm điệp báo VĐ2 thuộc phòng tình báo chiến lược M22, cục tham mưu Miền cũng có chỉ đạo vận động tác động nội các Dương Văn Minh đầu hàng thông qua kỹ sư Tô Văn Cang trong những ngày cuối cùng của chế độ Saigon. Theo ông Tô Văn Cang, sáng ngày 28.4.1975, ông Cang đến gặp Đại tá Nguyễn Văn Khiêm (Sáu Trí) ở nhà ông Ba Lễ (cơ sở tình báo) hẻm đường Triệu Đà, Saigon, để báo ý kiến của ông Nguyễn Văn Diệp (trong Chính phủ Dương Văn Minh) muốn tìm gặp đại diện Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam để xin ý kiến xử trí tình hình Saigon. Đồng
chí Sáu Trí phân tích tình hình và “khuyên Chính phủ Dương Văn Minh chấp nhận đầu hàng vô điều kiện”. Ý kiến này được ông Cang phản ánh lại cho ông Diệp và sau đó ông Diệp có báo cáo lại cho bộ ba Dương Văn Minh - Nguyễn Văn Huyền - Vũ Văn Mẫụ

4. Xây dựng lực lượng thứ ba ở đô thị

Sau hiệp định Paris (1973), Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành
Trung Ương (tháng 7.1973) đề ra nhiệm vụ: “Xây dựng lực lượng
thứ ba ở đô thị”; “mở rộng hơn nữa Mặt trận dân tộc Giải
phóng gồm mọi giai cấp, tôn giáo, lực lượng hòa bình, độc
lập, dân chủ ở miền Nam và Việt kiều ở nước ngoài”.

Năm 1974, theo chỉ đạo của đồng chí Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh),
Phó Bí thư Trung Ương Cục miền Nam, đồng chí QuốcHương (Mười
Hương), Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban An ninh T4 đã chọn một
số thanh niên, sinh viên cài vào hoạt động trong lực lượng thứ
bạ
Trên thực tế thì lực lượng ta đã hình thành trước khi có
hiệp định Paris qua tổ chức “Lực lượng quốc gia tiến bộ” do
luật sư Trần Ngọc Liễng và nhà tư sản dân tộc (ngành vật
liệu xây dựng) Phan Văn Mỹ thành lập tháng 6.1969 với mục tiêu
là: đòi các lực lượng ngoại nhập (Mỹ và đồng minh) phải rút
khỏi miền Nam, thành lập chính phủ hòa giảidân tộc. Sau đó, lợi
dụng lúc Thiệu đi nước ngoài, luâ.tsư Trần Ngọc Liễng lập
“Lực lượng hoà giải dân tộc”. Sau hiệp định Paris, tháng 02.1974,
nhóm luật sư Trần Ngo.cLiễng lập “Tổ chức nhân dân đòi thi
hành hiệp định Paris”, xác định mình là lực lượng thứ ba, mục
tiêu chính là đòi thi hành hiệp định Paris, Mỹ rút quân, thành
lập Chính phủ hoà giải dân tộc.

Thành viên của “nhóm Dương Văn Minh” gồm một số trí thức, dân
biểu đối lập, ký giả, tướng lĩnh[1]. Hằng tuần, nhóm họp bàn
về tình hình thời sự chính trị (lúc tình hình sôi động mỗi
tuần họp hai lần). Cạnh tướng Dương Văn Minh có Văn phòng báo
chí. Lúc báo Điện tín bị đóng cửa, “nhóm Dương Văn Minh” ra bản
tin bán công khai để phát cho các tổ chức, đoàn thể, báo chí
trong và ngoài nước.

-Theo ông Lý Quý Chung (Hồi ký), tuần lễ đầu tháng 4.1975,
tướng Dương Văn Minh và “nhóm Dương Văn Minh” đã họp tại Dinh Hoa
Lan (nhà ông Minh) bàn và quyết định công bố ý định thay thế
Nguyễn Văn Thiệu để góp phần chấm dứt chiến tranh.

5. Phối hợp phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Saigon

Với các khẩu hiệu “đuổi Mỹ, lật Thiệu”, đòi Nguyễn Văn
Thiệu từ chức, đòi thi hình hiệp định Paris, hòa bình, chấm
dứt chiến tranh, đòi dân chủ, cải thiện dân sinh... các cuộc
xuống đường diễn ra liên tục, mạnh mẽ thu hút hàng ngàn, hàng
vạn ngườị Như cuộc xuống đường của 200 ký giả Saigon ngày
10.10.1974, ngày “ký giả đi ăn mày” lôi cuốn gần hai vạn quần
chúng tham gia đã có tiếng vang lớn cả trong và ngoài nước. Cuộc
tuần hành ngày 20.4.1974 của hàng vạn công nhân lao động, sinh
viên, học sinh, trí thức, thương phế binh... đòi Nguyễn Văn
Thiệu từ chức, đòi thi hành hiệp định Paris, đòi hòa bình, cơm
áo, chống sa thải, chống thuế VAT..., là cuộc đấu tranh lớn
nhất từ sau hiệp định Paris.

+ Mỹ, Pháp với tướng Dương Văn Minh

* Mỹ: Năm 1971, Mỹ yêu cầu Dương Văn Minh ra tranh cử Tổng thống
với Nguyễn Văn Thiệu để tỏ ra chế độ Cộng hòa miền Nam có
dân chủ, nhưng phải thất cử để trở thành lãnh tụ của phe đối
lập trong nghị viện. Tướng Dương Văn Minh từ chốị Đại sứ Mỹ
Bunker còn trắng trợn hỏi ông Minh cần bao nhiêu đô-la cho cuộc
tranh cử. Ông Minh cố nén giận, nhưng giữ lịch sự, đưa tay chỉ
đại sứ Mỹ về phía cửa phòng (không tiếp đại sứ Mỹ nữa).
Cuộc bầu cử đó, Tướng Dương Văn Minh có ra ứng cử, nhưng
đến giờ chót quyết định rút lui, chỉ còn Nguyễn Văn Thiệu
trở thành ứng cử viên Tổng thống “độc diễn”, làm bẽ mặt Mỹ
- Thiệụ

Sau khi Thiệu từ chức, Phó tổng thống Trần Văn Hương lên thay
tổng thống, tuyên bố “cương quyết tử thủ dù phải hi sinh đến
nắm xương tàn”, đã bị nhân dân và báo chí Saigon đấu tranh đòi
Chính phủ Trần Văn Hương từ chức ngay lập tức. Trần Văn
Hương trì hoãn việc giao quyền cho Dương Văn Minh, mãi đến ngày
26.4.1975, lưỡng viện Saigon đã bầu Dương Văn Minh làm Tổng
thống VN Cộng hòa với 147.151 phiếụ

* Pháp: Theo đồng chí Phan Nhẫn, ngày 27 (hoặc 28.4.1975), Bộ Ngoại
giao Pháp gặp đồng chí Phạm Văn Ba (Giám đốc Trung tâm thông tin
Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam) gợi ý Chính phủ
Cách mạng lâm thời nên đi vào đàm phán. Lúc đó, Pháp hi vọng
“giải pháp Dương Văn Minh” và khả năng thương lượng với Mặt
trận dân tộc giải phóng miền Nam .

Theo chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh và ông Lý Quý Chung, sáng ngày
30.4.1975, tướng tình báo Pháp Vanuxem đến Phủ thủ tướng (số 7
Thống Nhất, nay là đường Lê Duẩn) gặp Tổng thống Dương Văn
Minh, gợi ý ông Minh nên kêu gọi Tàu can thiệp để cứu miền Nam
không rơi vào tay CS Bắc Việt. Ông Minh từ chối, nói rằng: “Tôi
đã từng làm tay sai cho Pháp rồi cho Mỹ, đã quá đủ rồị Tôi
không thể tiếp tục làm tay sai cho Tàu”.

+ Tướng Dương Văn MInh với 3 ngày làm tổng thống

15 giờ chiều ngày 28.4.1975, Tướng Minh làm lễ nhậm chức Tổng
thống, cử Nguyễn Văn Huyền làm Phó tổng thống, Vũ Văn Mẫu
làm Thủ tướng.

Tổng thống Dương Văn Minh cử một số Bộ trưởng và người
phụ trách quân đội, cảnh sát, trong đó có đảng viên và cơ sở
của ta là: Luật sư Triệu Quốc Mạnh, Giám đốc Nha cảnh sát đô
thành, và chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, phụ tá Tổng tham mưu
trưởng sau là quyền Tổng tham mưu trưởng.

Về Bộ quốc phòng, Tổng thống Dương Văn Minh chỉ định Giáo sư
Bùi Tường Huân, Giáo sư Đại học Huế (không phải tướng tá) làm
Bộ trưởng. (Theo ông Lý Quý Chung, việc Tổng thống Dương Văn
Minh chỉ định ông Bùi Tường Huân làm Bộ trưởng quốc phòng
để chứng tỏ chính phủ này không muốn chiến tranh).

17 giờ ngày 28.4.1975, phi đội 5 chiếc A37 của Nguyễn Thành Trung
ném bom sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo ông Hồ Ngọc Nhuận (Hồi ký), tối hôm đó, Tướng Minh giao
cho ông chuẩn bị chiếm đài phát thanh (đề phòng Nguyễn Cao Kỳ
làm đảo chính).

Đêm 28.4, Tướng Dương Văn Minh và gia đình dời đến ở nhà
một người bạn của tướng Mai Hữu Xuân ở đường Phùng Khắc
Khoan do sợ Nguyễn Cao Kỳ ném bom dinh Hoa Lan (nhà ông Minh).

Theo cựu dân biểu Dương Văn Ba (Hồi ký), đêm 28.4.1975, hai đại
tá phi công lái hai máy bay trực thăng phục vụ tổng thống đậu
trên nóc dinh Độc Lập, gặp Tổng thống Dương Văn Minh đề nghị
đưa Tổng thống và tất cả những người trong bộ tham mưu tổng
thống và gia đình bay ra Đệ Thất Hạm Độị Ông Minh trả lời:
“Hai em có thể yên lòng lái máy bay ra Đệ Thất Hạm Đội, bất
cứ ai có mặt ở đây muốn đi theo thì có thể ra đị Phần tôi,
tôi nhất quyết không đào ngũ bỏ chạy; không thể nào bỏ dân
chúng Saigon, không thể nào bỏ miền Nam như con rắn mất đầu”.

Tướng Dương Văn Minh chuẩn bị tuyên bố đầu hàng tại đài phát
thanh Saigon trưa ngày 30.4.1975

+ Ngày 29.4.1975

Tổng thống Dương Văn Minh, Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền và
Thủ tướng Vũ Văn Mẫu bàn và ra lệnh cho Giám đốc Nha cảnh sát
đô thành Triệu Quốc Mạnh thả tù binh chính trị; gửi công văn
yêu cầu Đại sứ Mỹ Martin cho cơ quan Viện trợ quân sự Mỹ (DAO)
rời khỏi VN trong vòng 24 giờ để giải quyết hòa bình ở VN.

Đến 16 giờ chiều ngày 29.4, đã thực hiện xong việc trả tù binh
chính trị (trong đó có Huỳnh Tấn Mẫm). Chỉ huy các ban và cảnh
sát 18 quận, huyện đã tan rã (trừ bộ phận biệt phái).

Tổng thống Dương Văn Minh chỉ thị không được di chuyển quân,
không được phá cầụ Dựa vào chỉ thị trên, chiều ngày 29.4.1975,
phụ tá Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Hữu Hạnh đã ra lệnh cho các
đơn vị không được phá cầụ Đơn vị nào muốn phá cầu phải có
lệnh của Bộ Tổng tham mưụ

Sau đó, khoảng 15 giờ, phái đoàn do Luật sư Trần Ngọc Liễng
cầm đầu có Linh mục Chân Tín, Giáo sư Châu Tâm Luân vào Trại
David, được đồng chí Võ Đông Giang, Phó trưởng phái đoàn ta
tiếp. Ông Liễng đã thông báo với phái đoàn ta về chủ trương
“không chống cự” của Tổng thống Dương Văn Minh, mà ông coi là
niềm vui sướng nhất trong đời ông, vì đã thông báo cho bên
trong biết “Saigon không chống cự” vào giờ chót của cuộc chiến
tranh. Theo Luật sư Liễng, Tổng thống Dương Văn Minh đã chấp
nhận đầu hàng từ buổi trưa hôm đó (ngày 29.4.1975).

Từ chiều và tối ngày 29.4, cũng có một số người tác động
Tổng thống Dương Văn Minh hướng “Thành phố để ngỏ”, đầu
hàng. Như ông Lý Quý Chung, họa sĩ Ớt (Huỳnh Bá Thành). Thông qua
ông Phan Xuân Huy và ông Đoàn Mai, thượng tọa Thích Trí Quang nói
điện thoại trực tiếp với Tổng thống Dương Văn Minh: “còn chờ
gì nữa mà không đầu hàng”[2].

Ngày 30.4.1975

- 6 giờ, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh quyền Tổng tham mưu
trưởng (tướng Vĩnh Lộc, Tổng tham mưu trưởng đã chuồn) và
tướng Nguyễn Hữu Có đến báo cáo với Tổng thống Dương Văn
Minh về toàn bộ tình hình quân sư.. Sau đó, ông Minh (cùng các
ông Hạnh và Có) đến Phủ Thủ tướng (số 7 Thống nhất, nay là
đường Lê Duẩn).

Tổng thống Dương Văn Minh họp với Phó Tổng thống Nguyễn Văn
Huyền, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu và một số người trong nội các
“nhóm Dương Văn Minh”, bàn và quyết định không nổ súng và giao
chính quyền cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam.
Thủ tướng Vũ Văn Mẫu soạn bản thảo tuyên bố nàỵ

- 9 giờ, Tổng thống Dương Văn Minh đọc vào máy ghi âm.

Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh đề nghị và được Tổng thống
Dương Văn Minh đồng ý có nhật lệnh cho quân độị Ông Hạnh
soạn thảo nhật lệnh nàỵ Đồng thời tướng Nguyễn Hữu Hạnh
gọi điện thoại cho tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân khu 4 yêu
cầu cố gắng thi hành lệnh của Tổng thống trên đài phát thanh.

9 giờ 30: Đài phát thanh phát tuyên bố của Tổng thống Dương Văn
Minh: “Đường lối của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân
tộc”; “yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ Cộng Hòa ngưng nổ súng,
và ở đâu thì ở đó”; “Chúng tôi chờ gặp Chính phủ Cách mạng
lâm thời Cộng Hòa miền Nam VN để thảo luận về lễ bàn giao
chính quyền trong vòng trật tự, tránh sự đổ máu vô ích cho
đồng bào”.
Sau đó, cả các ông Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu
cùng nội các đến Dinh Độc Lập để chờ bàn giao chính quyền
cho cách ma.ng.

Sau khi đọc tuyên bố “đầu hàng” xong, Tướng Dương Văn Minh nói
với mọi người (trong Chính phủ): “Mọi việc coi như đã xong. Bây
giờ ai muốn đi hay ở thì tùy”.

11 giờ 30, xe tăng quân giải phóng vào Đinh Độc Lập. Xe quân giải
phóng đưa ông Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu đến đài phát
thanh để đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Buổi trả tự do cho nhóm Dương Văn Minh tại Dinh Độc Lập tối
ngày 2.5.1975

+ Kết luận

1. Tướng Dương Văn Minh là người có tinh thần dân tộc, yêu
nước. Từ chỗ lúc đầu còn mơ hồ về việc Mỹ xâm lược
miền Nam, cho rằng Mỹ có giúp đỡ miền Nam, dần dần tỏ thái
độ chống Mỹ: chống Mỹ đưa quân viễn chinh Mỹ và đồng minh
vào miền Nam, kéo dài và mở rộng chiến tranh, muốn có hòa bình,
độc lập và hòa hợp dân tộc.

2. Theo ông Nguyễn Hữu Hạnh và ông Lý Quý Chung, Tướng Dương Văn
Minh lên làm Tổng thống không có ý để thương thuyết với cách
mạng vì đã thấy không còn khả năng thương thuyết; cũng không có
ý để tiếp tục chiến tranh vì lâu nay ông Minh chủ trương hoà
bình, chấm dứt chiến tranh. Điều này thể hiện rõ ở Tổng
thống Dương Văn Minh chỉ định hai cơ sở của ta (chuẩn tướng
Nguyễn Hữu Hạnh và luật sư Triệu Quốc Mạnh) nắm hai lực
lượng vũ trang: quân đội và cảnh sát; cử một người dân sự
(giáo sư Bùi Tường Huân) làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; chưa
đầy một ngày sau khi nhậm chức thì ngày 29.4.1975, đã ra lệnh
thả tù chính trị, đuổi phái đoàn DAO của Mỹ; không di chuyển
quân, không phá cầu v.v..

3. Trong điều kiện cuộc tổng tiến công quân sự của các binh
đoàn chủ lực kết hợp với cuộc tiến công và nổi dậy của
các lực lượng vũ trang và quần chúng ở thành phố Saigon - Gia
Định đã tạo sức ép quân sự lớn; công tác vận động, binh
địch vận của nhiều lực lượng ta với Tướng Dương Văn Minh;
được sự đồng tình, tác động tích cực của những người chủ
yếu trong nội các, lực lượng thứ ba và “nhóm Dương Văn Minh”;
Tổng thống Dương Văn Minh đã quyết định “không chống cự”,
tuyên bố “ngưng nổ súng và ở đâu ở đó vào 9g30 (sau đó tuyên
bố “đầu hàng vô điều kiện” vào 11g30) ngày 30.4.1975 là hành
động thức thời, làm giảm ý chí đề kháng của đại bộ phận
quân đội Saigon vào những giờ chót của cuộc chiến tranh, tạo
thuận lợi cho quân giải phóng tiến nhanh vào giải phóng hoàn toàn
thành phố Saigon còn nguyên vẹn và không đổ máụ Nhiều thành
phố và thị xã khác cũng được giải phóng nguyên vẹn, ít tổn
thất. Chúng ta biết rõ giành được thắng lợi to lớn này, cuộc
tổng tiến công của các quân đoàn kết hợp với các cuộc tiến
công và nổi dậy của lực lượng vũ trang và quần chúng địa
phương đóng vai trò quyết đi.nh. Tuy nhiên, công bằng mà nói,
hành động thức thời của Tổng thống Dương Văn Minh và nội các
của ông đã góp phần làm cuộc chiến kết thúc sớm, tránh đổ
nhiều xương máu của binh sĩ và nhân dân, thành phố Saigon và
nhiều đô thị còn nguyên vẹn. Đó là nghĩa cử yêu nước, thương
dân của ông Dương Văn Minh.

Chú thích :
(1) Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế - xã hội - thương binh Chính phủ
Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam .

(2) Phát biểu của ông Dương Văn Minh trong cuộc Thượng tướng
Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban quân quản Saigon tuyên bố trả quyền
công dân cho toàn bộ viên chức Chính phủ “VNCH”.

(3) Bộ đội Nam bộ tập kết ra Bắc, ở Sư đoàn 330. Sau đó
chuyển ra nông trường quân độị

(4) Sách “Gởi người đang sống” (tr 334-335) của Thượng tướng
Trần Văn Trà.

No comments:

Post a Comment