Cho và nhận
Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên "người bạn của sinh viên" vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.
Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.
Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: "Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày."
Vị giáo sư ngăn lại: "Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao."
Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.
Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.
Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: "Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?" Người thanh niên trả lời: "Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: "Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về".
==========================
Đỗ Hữu Nghiêm, Phương Pháp Truyền Giáo Của Tin Lành Giáo Tại Việt Nam
The Truth about the SabbathPhan duoi day chi trich dan nhung phan lien quan toi CDPL
Tin Lanh Viet Nam 5. doc:
...2. Nhà in Thời Triệu của Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm.
Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm đã đặt một tầm quan trọng lớn hơn cho công việc ấn hành. Từ năm 1939, nhờ cố gắng của ông R.H. Howlett Giáo Hội đã thiết lập một cơ sở ấn hành gồm nhà xuất bản, nhà in và hệ thống phát hành (các thư báo truyền đạo).
Ngay trong thời chiến tranh, dầu gặp rất nhiều khó khăn (thiếu điện, bị phá hoại...), ông R.L Bentz và các cộng sự của ông vẫn duy trì hoạt động ấn hành. Sau khi ông R.L Bentz soạn thảo các truyền đạo đơn thì ông Phạm Trường Thanh phiên dịch chúng sang Việt ngữ, còn những cán bộ khác như Ðỗ Bình, Phạm Thiện, Dương Hoa, Dương Khải và Lê Hựu phụ trách ấn hành. Họ chỉ in được một số lượng rất nhỏ và do đó phải bán ra với giá 50 xu một tờ. Khi giấy in nhiều hơn, họ đã in một số lượng lớn hơn và chỉ bán lại để đủ in thêm lần sau và để lấy tiền tạm lo việc ăn ở may mặc. Thường thường họ phải ngủ đêm trong nhà in để canh giữ.
Hiện nay, với danh hiệu Thời Triệu Ấn Quán. nhà in này đã được trang bị máy móc đầy đủ và tối tân hơn. Các hoạt động phối hợp tu thư ấn loát và thư báo truyền đạo đã duy trì sự phát triển của nhà in. Cơ sở ấn hành này ngày càng trở nên quan trọng và hoạt động trên một lãnh vực rộng lớn hơn dưới quyền điều khiển của Ban Quản trị trực tiếp gồm các ông Lê Công Giáo, Lý Bá Hồi và Lê Văn Khoa.
....Ðối với Giáo Hội Cơ đốc Phục Lâm, những ấn phẩm ban đầu chỉ là những truyền đạo đơn. Nhưng về sau nhiều loại sách báo đã được ấn hành. Nói chung các ấn phẩm của Giáo Hội Cơ đốc Phục Lâm không những trình bày và phổ biến các vấn đề tôn giáo thuần túy mà còn bàn luận phân tích các vấn đề giáo dục hoặc y tế, chẳng hạn đặc san Gia đình và Sức khỏe, các cuốn Sức Khỏe Chỉ Nam, Phương Pháp Cứu Thương, Tuổi Cài Trâm, Giáo Dục Nhi Ðồng ...
Mỗi năm nhà in Thời Triệu đã bán ra nhiều triệu bạc tiền sách báo, không kể những tài liệu và truyền đạo đơn được phát không.
...* Ðối với Giáo Hội Cơ đốc Phục Lâm, đặc san “Gia đình và Sức khỏe” được phổ biến như một hình thức truyền giáo khá kín đáo. Ðặc san này do ông Lê Văn Khoa làm chủ nhiệm kiêm chủ bút ra đời từ khoảng năm 1957 và đã được phát hành nhiều lần cho tới nay. Ðặc san này có khi lấy danh hiệu là “Gia đình và hạnh phúc” hay “Gia đình và giáo dục”.
Nội dung của đặc san gồm những bài phân tích về những chỉ dẫn cụ thể để bảo vệ sức khỏe, giáo dục luân lý cá nhân và gây tạo hạnh phúc gia đình. Người đọc sẽ thâu lượm được nhiều lợi ích thiết thực trong những bài về y tế, giáo dục như “tại sao phải thử máu”, “tim run”, “thần kinh căng thẳng”, “thay đổi tính nết được chăng?”...
Nhưng phảng phất trong những bài này, người viết muốn gói ghém một vài ý tưởng về Ðấng Sáng tạo, về nhân sinh quan theo tinh thần của tín ngưỡng Cơ đốc Phục Lâm. Hầu như chỉ có một bài giảng thuyết hay bình luận trực tiếp trình bày một vấn đề tôn giáo theo chủ trương của giáo hội.
b. Những cuốn sách do các giáo hội xuất bản thường cũng biểu lộ khuynh hướng chung như trong báo chí.
...
5. Phổ biến sách báo Tin lành.
Chúng tôi đã phân tích riêng việc phổ biến những sách Kinh Thánh. Ðối với những sách báo thường, ngoài hình thức trưng bày bán trong các phòng sách Tin lành và phân phát sách báo khi hoạt động chứng đạo, mỗi giáo hội thường có những nhân viên tình nguyện chuyên môn phổ biến sách báo (thầy bán sách trong Hội Tin Lành Việt Nam, thư báo truyền đạo trong Giáo Hội Cơ đốc Phục Lâm).
Phổ biến các sách báo truyền đạo là một việc làm quan trọng. Vì thế, mục sư W.C. Cadman đã nói về việc phân phát sách nhỏ như sau:
“Việc phát sách có ảnh hưởng đến công cuộc truyền đạo thế nào. Chủ trương nhà in bổn hội, chúng tôi vui mừng khôn xiết vì nhiều anh em mua và phát sách cắt nghĩa đạo, sách Tin lành, Kinh Thánh... Ðó là phần thưởng lớn của chúng tôi sau khi chịu tốn kém nhiều để bán sách giá rất rẻ. Biếu một quyển sách nhỏ, xin anh em đừng cho việc ấy là thường. Ta gieo ra lời đức tin, Chúa có thể dùng nó cứu một linh hồn tội lỗi, ngăn trở một người tự vẫn, hàn gắn một gia đình tan vỡ... Biếu một sách nhỏ, ắt được dịp chuyện trò thân mật với tội nhân. Với nụ cười nhã nhặn, ta bày tỏ sơ lược nội dung quyển sách, nói tóm lại sự cứu rỗi bởi huyết Chúa Jêsus (33)”.
...Ðối với Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm, việc giáo dục đã được chú ý nhiều hơn, nhưng chỉ trong nội bộ giáo hội. Ngoài việc huấn luyện kiến thức Kinh Thánh và tôn giáo cần thiết cho cán bộ truyền giáo, chương trình giáo dục của giáo hội đã nhằm vào công cuộc đào tạo những kiến thức chuyên nghiệp khác như ấn loát, y tế, giáo dục ...
Nhưng chỉ gần đây giáo hội mới chú tâm nhiều vào việc mở trường học nhằm đào tạo kiến thức văn hóa tổng quát cho học sinh ở ngoài giáo hội. Nhờ con đường này, nhiều học sinh và gia đình của họ sẽ biết đến tôn chỉ của giáo hội. Tuy nhiên ý thức về tầm quan trọng của hình thức truyền giáo bằng văn hóa giáo dục vẫn chưa được phát triển đúng mức.
...Trong khi Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm ít chú trọng đến hình thức truyền giáo qua những Trung tâm sinh hoạt văn hóa, thì Giáo Hội Mennonite và Báp tít lại để ý đặc biệt đến cách thức truyền giáo này.
...Bộ Tiếng Nói Hy Vọng của Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm phổ biến một chương trình giảng dậy Kinh Thánh hàm thụ từ năm 1948. Mục sư Phạm Thiện làm giám đốc điều hành và ông Lê Toàn Thơ làm giáo sư phụ trách việc sử bài cho học viên. Bộ Tiếng nói hy vọng đã cho phổ biến ba chương trình liên tiếp : 1948-1953, 1953-1965, 1965 đến nay. Loạt bài thứ ba (Con Ðường Sống) hiện đang dược phổ biến mạnh mẽ bằng cả hai thứ tiếng Việt và Anh.
...3. Tổ chức một lớp Kinh Thánh Hàm Thụ.
Thường thường các giáo hội đều tổ chức nhữnhg lớp Kinh Thánh hàm thụ tương tự nhau dưới quyền điều khiển của một Ban Giám đốc. Ban Giám đốc này gồm ít nhất một vị giám đốc kiêm hiệu trưởng và một giáo sư phụ trách liên lạc, soạn và sửa bài cho học viên cùng một thơ ký đảm nhiệm việc làm thẻ học viên, gửi và nhận bài cùng theo dõi các học viên qua hệ thống liên lạc bưu điện.
...4. Phân tích cụ thể.
Ðể trình bày vấn đề một cách cụ thể, chúng tôi phân tích mẫu bài Kinh Thánh hàm thụ “Sự Sáng của Sự Sống” của Hội Tin Lành Việt Nam và “Con Ðường Sống” của Hội Cơ Ðốc Phục Lâm.
a. Lớp Kinh Thánh hàm thụ “Sự Sáng của Sự Sống” gồm 24 bài với sách Tin Lành Giăng làm tài liệu học tập căn bản. Học viên được gởi từng 3, 4 bài học một lần. Loạt bài này được áp dụng từ tháng 7-1966 do mục sư Nguyễn Thanh Hằng điều khiển.
...b. Lớp Kinh Thánh hàm thụ của Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm “Con Ðường Sống” đã áp dụng một kỹ thuật trình bày khác. “Con Ðường Sống” là loạt bài thứ ba gồm 27 bài được giáo hội phổ biến từ năm 1965 dành chung cho các học viên trong các địa hạt thuộc Hội Liên Hiệp Ðông Nam Á Cơ Ðốc Phục Lâm.
Bài học được nghiên cứu dựa vào khuynh hướng tâm lý và truyền thống văn hóa riêng biệt của các dân tộc trong vùng này. Ðề tài đều được trình bày thích hợp với những lập luận thông thường của các người dân trong vùng. Vì các dân tộc Ðông Nam Á chịu khá nhiều ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa và Aán Ðộ, các nhà truyền giáo thường soạn bài học với những ý niệm quen thuộc của dân chúng trong vùng, như Thượng đế, Trời, hiếu thảo, trung tín, lễ nghĩa ... Trong khi dẫn chứng nhà truyền giáo cũng thường lấy những thí dụ trong khung cảnh sinh hoạt thường nhật của người dân Ðông Nam Á.
Bài học bắt đầu đặt vấn đề thắc mắc của con người đi tìm an ninh cho cuộc đời mình. Muốn tìm được an ninh chân thực, chỉ có tìm biết Chúa, tin Ngài, nhận Ngài, tuân giữ những giới luật mà Ngài ban bố, con người mới đi đúng đường.
Loạt bài này không xử dụng một tài liệu riêng biệt nào cả. Nhưng người soạn chú ý giải thích các vấn đề đặt ra theo tinh thần của Kinh Thánh và thỉnh thoảng mới trích dẫn nguyên văn câu Kinh Thánh.
Mỗi bài học gồm trước nhất phần giải thích: học viên đọc và hiểu kỹ lưỡng phần này rồi tự giải đáp những câu hỏi được đặt ra trong phần kiểm hạch. Mỗi lần kiểm hạch, học viên phải ghi lại tên họ và địa chỉ của mình. Tờ kiểm hạch được xé rời và hoàn gởi cho Ban Giám đốc. Học viên giữ lại luôn phần giải thích. Sửa chữa xong phần kiểm hạch, ban Giám đốc sẽ gửi trả lại học viên đồng thời kèm thêm 3 bài học kế tiếp.
...5. Một vài kết quả.
Những lớp học Kinh Thánh hàm thụ cũng đem lại một số kết quả tốt đối với mục đích của mỗi giáo hội.
a. Ban Giám đốc lớp Kinh Thánh hàm thụ “Sự Sáng của Sự Sống” tường trình những sự kiện sau đây:
“Ðây cũng là một phương thức truyền giảng Tin Lành rất hiệu quả. rất nhiều người tham gia lớp học này, đa số là học sinh, quân nhân rồi đến công tư chức và đủ giới đồng bào, kể cả các can phạm ở Trung tâm cải huấn ...”.
“Từ tháng 7-1966 đến nay có 1.308 người xin học (theo tờ quyết định gởi về bóc ra từ các thứ sách chứng đạo của nhà in Tin Lành hoặc từ quyển Thánh Giăng của Hội Biếu Tặng Kinh Thánh PTL”.
“Số người tin Chúa là 1.333 người (tổng cộng số tờ quyết định là 2.040. Trong số ấy có người xin học, có người ghi tin Chúa, có người ghi cả hai khoản”.
“Hiện có 44 người đã học xong 24 bài. Cóù những bức thư tỏ lòng thành thật tiếp nhận Chúa và vui mừng học tập lời Ngài, lời lẽ rất cảm động. Xin cầu nguyện cho lớp học này và giới thiệu cho nhiều người tham dự (41)”.
b. Trong khi đó, hai loạt bài Kinh Thánh hàm thụ đầu tiên của Hội Cơ Ðốc Phục Lâm đã thu hút chừng 50.000 học viên (từ 1948 đến 1965). Riêng loạt bài “Con Ðường Sống” từ năm 1965 đã có 3.500 người ghi danh theo học. Theo Mục Sư Phạm Thiện, số người tỏ thái độ tin nhận đạo nhờ lớp Kinh Thánh hàm thụ được chừng 30% cho mỗi khóa.
...Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm Việt Nam bắt đầu chương trình truyền đạo bằng cách phát thanh qua đài Ðà Lạt năm 1954. Mục sư Lê Hựu là xướng ngôn viên phát thanh đầu tiên trong giáo hội và còn tiếp tục phụ trách phần thuyết giảng cho đến nay.
Mục sư Stortz và Tiếng Nói Tiên Tri của Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm Hoa Kỳ đã giúp Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm Việt Nam xây cất và trang bị một phòng vi âm tối tân tại Gia Ðịnh. Tổ chức phát thanh của Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm nằm trong hệ thống Bộ Tiếng Nói Hy Vọng do Mục sư Phạm Thiện giám quản. Ban phát thanh trực tiếp điều hành công việc, ngoài Mục sư Lê Hựu, còn có ông Lê Toàn Thơ, rồi ông Tạ Ngọc Minh làm phụ tá.
Chương trình phát thanh 30 phút được phổ biến trên 14 đài trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Nội dung chương trình gồm phần giới thiệu, trình diễn thánh ca, giảng thuyết về giáo điều, Kinh Thánh ... Chương trình Tiếng Nói Tiên Tri cũng được phát thanh bằng Anh và Hoa ngữ tại Sài Gòn.
...b. Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm.
Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm đã chú ý đến vấn đề thánh ca từ lâu. Nhưng hầu hết trong nhiều buổi nhóm, các tín đồ đã dùng luôn cả những bài thánh ca với lời Anh ngữ. Sau nhiều năm sưu tập, phiên dịch sáng tác, Ủy Ban Thánh ca của giáo hội gồm các ông Lê Văn Khoa, Lê Toàn Thơ và một số cộng tác viên khác đã cho ấn hành cuốn “Thánh ca Cơ Ðốc với 273 bài năm 1963 (49).
Trong lời tựa của “Thánh ca Cơ Ðốc”, người ta đọc được những lời lẽ sau đây:
Âm nhạc đã và đương góp phần rất kiến hiệu vào việc thờ phương và cứu linh .... Những bản thánh ca Cơ Ðốc kết hợp với những tác phẩm tinh hoa trong nhạc nghệ của Hội Thánh tích lũy từ nghìn xưa phô diễn những tín điều, những tình cảm, những ước mơ tinh anh của dòng dõi thánh” (50).
...2. Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm.
Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm đã nhấn mạnh vào hoạt động y tế trong công cuộc truyền giáo. Năm 1955, giáo hội đã thiết lập tại Gia Ðịnh một cơ sở y tế quan trọng - Bệnh viện Cơ Ðốc - do sáng kiến của bác sĩ Erwin Winton. Nhiều bác sĩ khác thuộc Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm đã lần lượt đến phục vụ trong bệnh viện này, như các ông E.A. Brooks, R. Smith, D. Thorensen, A. Jones.
Giáo hội đã tổ chức những khóa huấn luyện để đào tạo các nhân viên y tế phục vụ trong chương trình do giáo hội hoạch định. Năm 1959-1960, Bệnh Viện Cơ Ðốc được cải tiến với 38 giường bệnh và được trang bị với nhiều phương tiện đầy đủ và tinh vi hơn. Hiện nay các bác sĩ F.A. Mote và Carlyle Welch được chỉ định điều khiển các hoạt động y tế của giáo hội tại Việt Nam. Giáo hội trù tính xây cất một bệnh viện mới với 125 giuờng tại Gia Ðịnh.
Ngoài những hoạt động y tế trong bệnh viện, giáo hội còn tổ chức nhiều công tác y tế lưu động khác trong các chi hội hay trong các địa phương thường. Ðó là những chiến dịch y tế riêng biệt thường kéo dài hàng tuần.
....
Tin lanh Viet Nam 6. doc...
...I. Gây Tạo Phương Tiện Vật Chất.
Chúng tôi đã có dịp trình bày quy chế pháp lý đối với các tài sản dành cho việc truyền giáo. Ở đây chúng tôi cũng không muốn kê khai tất cả những tài sản của các giáo hội Tin Lành và thể thức quản trị tài sản trong mỗi giáo hội, mặc dầu phân tích như thế, người ta có thể thấy những nét đặc sắc thể hiện một phương pháp điều hành công cuộc truyền giáo (12).
Chúng tôi chỉ muốn nói đến kỹ thuật và cách thức gây tạo những phương tiện vật chất tiêu biểu mà nhà truyền giáo Tin Lành đã áp dụng cho công cuộc truyền giáo tại Việt Nam.
Nếu trong một quốc gia, công quỹ đã do các công dân đóng góp thì trong mỗi giáo hội hay phái đoàn truyền giáo Tin Lành, các phương tiện vật chất cũng là phần đóng góp của mỗi tín đồ dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trước hết mỗi giáo hội đều kêu gọi tín đồ đóng góp tiền bạc của cải cho công việc truyền giáo. Dựa theo những sự chỉ bảo trong Kinh Thánh, giáo hội khuyến khích tín đồ cố gắng đóng góp thường xuyên 1/10 lợi tức của mình.
Các tín đồ Tin Lành thuộc Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm thường tuân giữ luật này rất trung thành. Tại Việt Nam , các tín đồ Cơ Ðốc Phục Lâm đã dành 1/10 lương tháng cho công qũy của giáo hội.
....
.....a. Tương quan giữa phương pháp truyền giáo với chủ trương tín điều của mỗi giáo hội.
Ngoài tương quan với bối cảnh lịch sử, văn hóa và xã hội của địa phương phát xuất các tổ chức truyền giáo cũng như địa phương được truyền giáo, các phương pháp truyền giáo còn liên hệ trực tiếp với tôn chỉ tín ngưỡng của mỗi giáo phái.
Tuy vẫn cho mình là đi đúng truyền thống Cơ Ðốc giáo nguyên thủy và vẫn chấp nhận quyền uy tối thượng của Thượng Ðế biểu lộ trong Kinh Thánh, thực sự mỗi giáo phái Tin Lành đã nhấn mạnh đặc biệt (đôi khi có vẻ tuyệt đối và độc nhất) vào một số giáo điều hàm chứa trong Kinh Thánh. Chẳng hạn tại Việt Nam, trong khi một số giáo phái (giáo hội Tin Lành Cải Cách Pháp, Hội Liên Hiệp, Hội Tin Lành Việt Nam, Hội Báp tít, Mennonite) khai triển những giáo điều Kinh Thánh toàn bộ như Ðức Tin, uy quyền của Kinh Thánh, sự cứu độ, ân điển ..., thì giáo phái Cơ Ðốc Phục Lâm chú ý đến sự tuân giữ một số lề luật Cựu Ước và sự tái lâm của Ðâng Christ, còn giáo phái “Hội Thánh Ðâng Christ” chủ trương thiết lập Giáo Hội Cơ Ðốc giáo duy nhất nguyên sơ ...
...
...c. Phương pháp “gây thiện cảm”.
Hội Cơ Ðốc Phục Lâm, với những thành phần cán bộ và tín đồ đầu tiên từ Hội Tin Lành Việt Nam tạo thành, cũng có khuynh hướng truyền giảng trực tiếp phần nào. Nhưng giáo hội này đã có một chủ trương truyền giáo riêng biệt bằng đường lối y tế và văn hóa. Ðối tượng truyền giáo của giáo hội này phần nhiều cũng là thành phần quần chúng bình dân. Giáo hội đã xử dụng những phương tiện vật chất khá dồi dào, nhưng với số lượng nhân viên không mấy quan trọng so với Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam.
Giáo hội thiết lập những cơ sở hoạt động y tế để săn sóc sức khỏe thân thể cho người khác, rồi nhân cơ hội chinh phục họ, giới thiệu đạo cho họ. Người khác có thể dễ xúc động trước những nghĩa cử mà giáo hội làm cho họ và từ đó dễ chấp nhận những điều giáo hội muốn truyền bá cho họ.
Các nhà truyền giáo Cơ Ðốc Phục Lâm cũng dùng ấn phẩm để giới thiệu lý tưởng của mình. Giáo hội ấn hành rất nhiều sách báo trình bày những vấn đề y tế, vệ sinh, giáo dục nhằm những lợi ích cụ thể cho người khác nhưng theo nhãn quan tín ngưỡng của giáo hội. Người đọc trong khi chú ý tìm những kiến thức thiết thực cho đời sống sẽ dần dần đồng hóa một cách vô ý thức những mẩu tín điều mà nhà truyền giáo gói ghém một cách kín đáo trong suốt tác phẩm của mình.
Chính kỹ thuật “nhất cử lưỡng tiện” để gây thiện cảm nơi người khác là một sắc thái riêng biệt của khuynh hướng phương pháp truyền giáo trong Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm tại Việt Nam.
...
...Trong nội bộ mỗi giáo hội, các nhà truyền giáo thường phối hợp công tác truyền giáo thuần túy với những hoạt động văn hóa, y tế, xã hội. Hoạt động truyền giáo được thực hiện trong chính những giờ học Anh ngữ, trong nhiều sinh hoạt tập thể khác ... Lời giảng thuyết về đạo được trình bày cho quần chúng thính khán giả cùng với những gói tặng phẩm và những dịch vụ xã hội.
Giữa các giáo hội địa phương hay các phái đoàn truyền giáo khác nhau tại Việt Nam, việc phối hợp truyền giáo trở nên khá phức tạp. Vì tâm trạng nghi kỵ, thành kiến và chủ trương tín ngưỡng khác nhau..., sự phối hợp chỉ được thực hiện một cách giới hạn.
Người ta nhận thấy một số tổ chức truyền giáo Tin Lành tại Việt Nam đã phối hợp hoạt động một cách khá thường xuyên và chặt chẽ, vì họ thuộc những giáo phái có thể chia sẻ chung nhiều niềm tin. Hội Liên Hiệp, Hội Tin Lành Việt Nam, Thánh Kinh Hội, Chi Hội Tin Lành Pháp, Giáo Hội Mennonite, Giáo Hội Báp tít đã có những hoạt động phối hợp với nhau trong một vài lãnh vực truyền giáo hay chương trình xã hội y tế. Trong khi đó một số tổ chức lại có vẻ cô lập, như trường hợp Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm, Giáo Hội Chứng Nhân Ðức Giêhôva trong khối Tin Lành Việt Nam (giáo phái này bị nhiều tín đồ thuộc một số đông giáo phái Tin Lành khác coi là tà giáo. Riêng đối với Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm tại Việt Nam, Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam đã có những tương quan không mấy tốt đẹp do sự ly khai của một số tín đồ sang Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm). Còn Cơ Ðốc Truyền Giáo Hội (WEC) đã không có liên lạc thân hữu với khối Tin Lành truyền thống Hội Liên Hiệp, vì Hội Trưởng của Cơ Ðốc Truyền Giáo Hội tại Việt Nam từng là người đã bị Hội Liên Hiệp chối từ (không phải là bị trục xuất), mặc dầu căn bản tín ngưỡng vẫn thông hiệp với nhau.
Nhưng mỗi giáo hội hay phái đoàn truyền giáo địa phương đã duy trì phối hợp chặt chẽ với hệ thống trung ương. Nhờ những sự liên lạc giao thông thuận lợi và tiến bộ, tổ chức trung ương của mỗi giáo hội có thể theo dõi để trợ lực kịp thời cho các chương trình truyền giáo địa phương.
....
...Về phương diện hành chánh, cơ cấu tổ chức của các giáo hội Tin Lành tại Việt Nam có hai khuynh hướng chính : khuynh hướng tự trị tự lập (Hội Tin Lành Việt Nam, Hội Báp tít) và khuynh hướng trung ương tập quyền (Giáo hội Cơ Ðốc Phục Lâm). Nhiều phái đoàn truyền giáo còn quá mới nên chưa thể tổ chức một giáo hội địa phương một cách qui mô và rõ rệt.
...Còn trong khuynh hướng trung ương tập quyền, giáo hội địa phương chỉ là một bộ phận trong guồng máy quốc tế. Ðó là trường hợp Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm. Mọi sự việc trong Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm Ðịa Hạt Việt Nam đều do trung ương điều hành. Chi hội là đơn vị hành chánh nhỏ bé nhất được tổ chức nhất loạt theo một số tiêu chuẩn nhất định. Chi hội lệ thuộc chặt chẽ vào Ðịa Hạt Liên Hội quốc gia, Ðịa Hạt này lại tùy thuộc Liên Hiệp hội trong một khu vực và Liên Hiệp hội lệ thuộc tổ chức trung ương là Toàn Cầu Tổng Hội, cơ quan điều hành cao cấp nhất của Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm.
...
...Những khuyết điểm.
Nhưng trong khi truyền giáo, nhiều nhà truyền giáo đã làm nhiều lỗi về phương pháp.
Trước hết sự lệ thuộc của phương pháp vào hệ thống tín điều có thể làm cho nhiều người không muốn tin đạo, vì nhiều hậu quả của tín điều đã trở nên khác lạ hay trái ngược với điều kiện văn hóa thông thường của địa phương. Chẳng hạn những tập tục hay ứng dụng luân lý của tín điều trong Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm (chu kỳ sinh hoạt chung quanh ngày Sabát (thứ bảy), kiêng rượu và một vài loại thịt ...) có thể làm suy giảm số người tin nhận đạo.
...
...2. Những khuyết điểm.
Nếu phương pháp này có một số ưu điểm, thì người ta có cảm tưởng tại Việt Nam nhiều nhà truyền giáo đã lạm dụng phương pháp này hay đã không biết áp dụng một cách thích đáng. Nhà truyền giáo đã áp dụng phương pháp này cho mọi loại người trong mọi hoàn cảnh.
Hậu quả của nó là làm cho nhà truyền giáo chỉ thành công một phần nào với giới quần chúng bình dân. Nhà truyền giáo thường có khuynh hướng tấn công vào tín ngưỡng của người nghe trong khi chính tâm hồn của họ chưa được chuẩn bị để đón nhận những lời nói hay ý tưởng xúc phạm đến họ.
Giảng thuyết quá sớm trực tiếp đến tín điều của đạo cho người nghe chưa được chuẩn bị không gây được thiện cảm của họ, vì nhà truyền giáo đã “đốt giai đoạn” một cách lố bịch và thiếu sáng suốt. Ðiều này có thể do nhiệt tình thái quá cũng như do sự thiếu đào tạo đúng mức của nhà truyền giáo.
Trong ý hướng truyền giáo, mục tiêu độc nhất và cuối cùng phải là giới thiệu trực tiếp mọi chi tiết của giáo điều. Nhưng trong cuộc sơ giao của nhà truyền giáo với người nghe qua một vài buổi giảng thuyết, người nghe rất khó chấp nhận những quan điểm của nhà truyền giáo, nhất là khi nhà truyền giáo đã chỉ đề cao lý tưởng của mình một cách vụng về đồng thời đả kích tín ngưỡng của người khác là sai lầm. Nhà truyền giáo có khuynh hướng cưỡng ép người nghe tin nhận tôn chỉ của mình trong khi theo tâm lý thông thường, thái độ tin nhận này đòi hỏi người nghe làm một hành động cầu nguyện đảm thực sự (vì phải từ bỏ và thay đổi những quan niệm, nếp sống và tập tục ... đâm sâu rễ trong đời sống của mình).
Bằng phương pháp “truyền giảng trực tiếp”, nhà truyền giáo đã giới thiệu cho người nghe những quan niệm, thực tại vô hình trừu tượng và xa lạ với cuộc sống hàng ngày trong khi con người cần đi từ những thực tại và chấp nhận cụ thể, gần gũi, sống động đến những giá trị cao cả siêu hình của tôn giáo.
....C. Phương pháp “gây thiện cảm”.
Bằng phương pháp này, nhà truyền giáo muốn gây thiện cảm nơi người khác trong những hoạt động cụ thể mang lại lợi ích thiết thực và tức khắc (xã hội, giáo dục, y tế). Ðây là điểm khá nổi bật trong Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm.
1. Những ưu điểm.
Kỹ thuật truyền giáo này lợi dụng triệt để một vài yếu tố trong tâm lý con người : bằng những sự giúp đỡ cụ thể sống động cấp bách thiết thực, nhà truyền giáo gây xúc động nơi người tiếp nhận và từ đó giới thiệu đạo cho họ. Kỹ thuật này còn có một giá trị đặc biệt với khung cảnh Việt Nam, một quốc gia chậm tiến.
Tại Việt Nam, phương pháp này đã được áp dụng với một phương tiện vật chất khá dồi dào.
2. Những khuyết điểm.
Phương pháp này đã được sử dụng hơi chậm đối với sự hiện diện khá lâu của Tin Lành giáo, nhất là đối với Hội Liên Hiệp. Hơn nữa người ta có cảm tưởng như các nhà truyền giáo vẫn chưa ý thức đầy đủ về giá trị truyền giáo của những kỹ thuật này. Cán bộ thực hành kỹ thuật này lại chưa đủ những huấn luyện căn bản sâu sắc cần thiết nên đã không khai thác được những trường hợp thuận lợi cho họ.
...
....Sau khi kiện toàn và chuẩn bị đầy đủ những yếu tố truyền giáo cơ bản, người ta có thể cải tiến việc truyền giáo theo một số tiêu chuẩn.
1. Nhà truyền giáo cố gắng sáng kiến những phương pháp truyền giáo mới lạ nhưng thích hợp và đa hiệu đối với mỗi khung cảnh thời gian, không gian và tâm lý cùng nhiều điều kiện sinh hoạt khác trong xã hội con người.
2. Nhà truyền giáo cần uyển chuyển linh động từng chi tiết thực tế của phương pháp cổ truyền, đồng thời phải có quyền biến dung hợp với các ưu điểm của mỗi phương pháp ứng dụng trong những điều kiện và hoàn cảnh thực tế.
3. Nhưng dầu áp dụng phương pháp nào, nhà truyền giáo không thể không có đầy đủ phương tiện cần thiết và nhất là những cán bộ có khả năng và có căn bản về hệ thống giáo điều của giáo hội.
CHƯƠNG VIII
HÌNH THỨC TRUYỀN ÐẠO TRỰC TIẾP
Truyền đạo trực tiếp là hoạt động truyền giáo thịnh hành và phổ biến trong Tin Lành giáo trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Chúng tôi hiểu truyền đạo trực tiếp -hay truyền giảng trực tiếp - là hành động mà chính nhà truyền giáo giảng giải và bày tỏ trực tiếp cho người khác về chính nội dung Tin Lành giáo. Trong thực tế, truyền đạo trực tiếp mang màu sắc hoạt động truyền giáo thuần túy theo nghĩa chặt. Trong chương này chúng tôi nhấn mạnh về hoạt động của Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam.
Những nhà truyền giáo đầu tiên trong Thánh Kinh Hội, trong giới Tin Lành Pháp và nhất là trong Hội Liên Hiệp đã chú ý đến việc giảng đạo cho công chúng Việt Nam (1).
Ðến đầu các nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp cũng bắt tay vào việc giảng thuyết thẳng về đạo. Họ thuê nhà để giảng và tìm cách lôi cuốn tập trung dân chúng để giảng đạo ... Khi có một số người tin đạo rồi, việc tụ tập dân chúng sẽ dễ dàng hơn, vì chính những tín đồ này sẽ mời được nhiều người đến nghe hơn.
Một nhân chứng kể lại rằng vào khoảng năm 1929 tại một căn nhà ở phố Hàng Bông Hà Nội, ông thấy dân chúng hiếu kỳ tuôn đến chật ních. Thì ra trong đó có hai vợ chồng mục sư Hoa Kỳ đang đánh đàn ca hát rồi thỉnh thoảng ngừng lại thuyết giảng cho những người đến xem nhờ một thông ngôn Việt Nam.
I. Giảng thuyết tại địa điểm cố định.
Muốn giảng thuyết trực tiếp cho dân chúng, các nhà truyền giáo thường phải giải quyết ba vấn đề căn bản: tập trung dân chúng, thiết lập nhà giảng cố định, và thành phần thính giả tham dự.
A. Kỹ Thuật Tập Trung Dân Chúng.
Lúc đầu việc tập trung dân chúng gặp nhiều khó khăn. Nhưng sau khi đã có nhiều tín đồ hơn thì công việc này có phần dễ dàng hơn, nhất là nhờ những Ban chứng đạo sau này.
Các nhà truyền giáo trong Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam đã lợi dung nhiều cơ hội đặc biệt để tổ chức giảng thuyết cho dân chúng trong các nhà giảng. Quần chúng thường thích hội hè linh đình. Vì thế các nhà truyền giáo đã nhân cơ hội có những buổi đông đảo là tổ chức giảng thuyết cho dân chúng. Ðó là những kỳ nhóm hội Ðại Hội Ðồng Tổng Liên Hội, Hội đồng Ðịa hạt hay Hội đng chi hội.
Chẳng hạn vào dịp Ðại Hội Ðồng Tổng Liên Hội Hội Tin Lành Ðông Pháp vào tháng 7-1934 tại Tourane, mỗi buổi tối, các Mục Sư Jeffrey, Stebbins, Olsen, Nguyễn Xuân Diệm, Nguyễn Hữu Ðinh, Lê Văn Quế và Hoàng Trọng Thừa ... đã thay phiên nhau giảng thuyết cho người ngoài đạo đến xem tụ tập trong nhà giảng.
Thường thường trong chi hội, địa hạt và Tổng Liên Hội, các nhà truyền giáo cũng tổ chức nhiều cuộc nhóm họp có tính cách khuyến khích đời sống thiêng liêng của tín đồ, như Hội đồng Linh Tu, Bồi Linh hay Phục Hưng. Trong những dịp này các nhà truyền giáo cũng tận dụng hoàn cảnh để giảng thuyết cho người ngoài đạo tuôn đến xem.
Nhưng Hội Tin Lành Việt Nam đã chính thức tổ chức những buổi giảng thuyết dành riêng cho người ngoài đạo trong các Hội Ðồng Bố Ðạo. Trong một số cơ hội thuận tiện đặc biệt, các tín đồ thường đến tận nhà mời những người chưa tin đạo đến nghe giảng thuyết.
B. Thiết Lập Nhà Giảng.
Vấn đề thiết lập nhà giảng gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu tiên, vì tình trạng pháp lý tại Việt Nam. Các nhà truyền giáo đã phải vất vả xin chính quyền để lập thêm nhà giảng tại Hà Nội, Ninh Giang, Hà Ðông và nhiều nơi tại Trung kỳ và nam kỳ ... Vấn đề tài chính lúc đầu cũng phức tạp không kém để có thể thiết lập một nhà giảng có nhiều tiện nghi cần thiết.
Nhưng hầu như tại khắp nơi, nhiều tín đồ đã tình nguyện dùng chính nhà của mình làm nhà giảng đạo trong khi một số tín đồ khác đem dâng những tiện nghi khác cho nhà giảng.
Năm 1933, tại Bắc Kinh, khi ông Huỳnh Tiên đến mở nhà giảng Ðáp Cầu, thì một ông chấp sự đã tình nguyện dâng bàn ghế cho nhà giảng.
Dầu vậy những trở ngại không phải đã được vượt qua trong nhiều nơi, như trường hợp các tín đồ tại Số Năm thuộc vùng Rạch Giá :
“Ở Số Năm, chúng tôi tạm giảng trong một nhà chấp sự, chưa cất được nhà giảng vì năm nay ai cũng nghèo thiếu. Nếu Chúa chưa trở lại, năm tới sẽ cất. Khó khăn thay bước đầu giảng đạo tại đây; Thiếu hụt trước sau, đèn chẳng có ghế cũng không. Nhưng Chúa cảm động một tín đồ dâng cái trống giá 6 $ và cái đèn manchon giá chừng 5 $. Còn ghế vẫn phải mượn. Lại thêm mỗi lần giảng, hương chức đều đến làm biên bản là khác. Nhưng tới nay thì được tự do truyền bá Tin Lành như mọi nơi khác” (2).
Các nhà giảng về sau sẽ trở thành nhà thờ của chi hội và sẽ là trung tâm cho mọi hoạt động tôn giáo của tín đồ. Các tín đồ sẽ chú ý đến những người có thể chính phục để thăm viếng họ và giới thiệu với vị mục sư chủ tọa của chi hội. Như thế trong việc truyền giảng trực tiếp, các nhà giảng rất cần thiết để phát triển những chi hội mới. Và mỗi chi hội sẽ lại trở thành trung tâm đẩy mạnh công tác truyền giảng sang các chi nhánh mới như một vết dầu loang. Ðịa phương nào đã có nhà giảng với đủ số tín đồ để có thể tự trị tự lập sẽ trở nên một chi hội chính thức và có quyền mời mục sư chủ tọa chi hội của họ.
C. Thành Phần Thính Giả Tham Dự Giảng Thuyết.
Chính thành phần thính giả sẽ nói lên hiệu quả của công tác truyền giảng trực tiếp. Các thính giả đến nghe các nhà truyền giáo, tùy theo mỗi địa phương, cũng đại diện cho nhiều tầng lớp xã hội : giàu nghèo, sang hèn, già trẻ, trí thức và không trí thức. Nhưng thường thường hầu hết thính giả là thuộc giai cấp bình dân ít học thức và hiếu kỳ. Những người này chưa có một căn bản của đời sống tín ngưỡng vững vàng và sâu sắc nào.
Thành phần thính giả đặc biệt thường không nhiều lắm, như:
“Tại làng Phú Cương, có một viên quan hưu trí, sau khi nghe giảng và cầu nguyện, đốt hình Quan Công và bà Chúa Ngọc, đem cả gia quyến trở lại đạo (3)”.
Ðôi khi người ta thấy những tu sĩ thuộc một vài tôn giáo khác cũng đến nghe giảng đạo và sau đó tin đạo.
II. Truyền Giảng Lưu Động.
Nếu hình thức truyền giảng trực tiếp trong nhà giảng có tính cách cố định, thì nhiều công tác truyền giảng trực tiếp khác lại được tổ chức lưu động. Với hình thức truyền giảng này các tín đồ sẽ giữ một vai trò quan trọng, vì chính họ đảm nhiệm phối hợp những hoạt động này : họ vừa bán sách, phát Kinh Thánh, vừa giảng đạo cho những người mà họ tiếp xúc và muốn chinh phục.
Truyền đạo lưu động vùa có tính cách cá nhân vùa có tính cách tập thể vì mỗi tín đồ sẽ truyền đạo bằng cách tiếp xúc cá nhân theo kế hoạch phân công của một tổ chức chung trong chi hội.
Các nhà truyền giáo đã thiết lập hai hình thức truyền giảng lưu động chính : Ban Chứng Ðạo và Ban Lưu Hành Truyền Ðạo. Ngoài ra người ta có thể coi những chiến dịch Tin Lành và những công tác truyền giảng trực tiếp phối hợp với những công tác xã hội như hình thức truyền đạo lưu động.
A. Các Ban Chứng Ðạo.
Song song với phong trào Trường Chúa Nhật, Ban Chứng Ðạo là một tổ chức truyền giáo đều đặn, khá phổ biến và có nguồn gốc lâu dài trong lịch sử Tin Lành tại Việt Nam. Ban Chứng Ðạo thể hiện sự tham gia tích cực của tín đồ vào chương trình truyền giáo. Ðó là tổ chức dành cho tín đồ. Các nhà truyền giáo đã cổ động tín đồ hăng hái tham gia công tác này.
1. Chứng Ðạo và tầm quan trọng của nó.
Chứng Ðạo là làm chứng về con đường mình đang đi là đúng, là bày tỏ những điều mình tin nhận và thực hành là có giá trị chân tín, linh diệu. Trong bài giảng vị mục sư truyền đạo có thể trình bày những kinh nghiệm về Ân Ðiển của Thượng Ðế đối với ông. Trên trang báo, trong cuộc truyện vãn thông thường, trong buổi diễn thuyết công cộng tại bất cứ nơi nào, người tín đồ làm chứng đạo muốn bày tỏ niềm tin của mình vào Thượng Ðế, vào chân lý của mình trong Kinh Thánh, đồng thời tự thú nhận mình tội lỗi và dục lòng xám hối để được cứu thoát và để người mà mình đang làm chứng cho có thể tin nhận đạo như chính mình.
Các tín đồ ban viên trong Ban Chứng Ðạo đi thăm viếng từng gia đình, tiếp xúc với từng người để nói với họ về đạo, phân phát cho họ các sách báo truyền đạo hay mời họ tham dự một số sinh hoạt tôn giáo hoặc những tổ chức truyền đạo trong giáo hội.
Ðây là hoạt động của một Ban Chứng Ðạo tại Ô Môn vào tháng 8-1931:
“Các viên chức hiệp một lòng một ý mướn người chèo thuyền rồi thay phiên nhau đi làm chứng về đạo từng nhà. Kết quả thế nào ? Tháng trước đây, chúng tôi giảng Tin Lành cho nhiều người nghe, bán được sách và dắt đưọc mấy linh hồn trở về cùng Chúa, trong số có một ông xác tướng (đồng cốt) (4)”.
Năm 1936, tại Hội An, Ban Chứng Ðạo đã đi thăm dân chài trú ngụ trên 7 hòn đảo duyên hải. Các ông Trần Ích, Nguyễn Khanh, Trương Mua ... đến đâu cũng phát sách chứng đạo và giảng thuyết.
Năm 1938, tại Thái Bình, Ban Chứng Ðạo gặp trường hợp như sau :
“Hôm 11-4, tôi (Dương Thiện Quang) cùng một số tín đồ đi thăm. Khi về, qua một lòng cách tỉnh lỵ 15 cây số, chúng tôi có vào một ngôi chùa, mượn cớ là vãng cảnh, nhưng kỳ thực là để tìm dịp tiện làm chứng về Chúa. Quả nhiên Chúa cho chúng tôi gặp sư cụ ở chùa ấy và cùng mở dịp cho chúng tôi làm chứng về ngài. Chúng tôi nói ngót một giờ, sư cụ bằng lòng cầu nguyện tin Chúa ngay tại chùa”. (nhưng vị sư thắc mắc :) “Ngộ làng này họ biết thì làm thế nào ? Chắc họ sẽ đuổi, mà bây giờ tôi đã già và đã đi tu hơn 20 năm rồi ” (5).
Ðể trình bày công việc chứng đạo, chúng tôi trưng dẫn một trường hợp cuối cùng khá điển hình tại chi hội Hà Nội năm 1933:
“Mỗi chiều Chúa Nhật, Ban Chứng Ðạo họp ở thư viện sắp đặt cộng việc do trưởng ban phụ trách, có phó trưởng ban, thư ký, thủ qũy phụ giúp. Họp xong các ban viên cầu nguyện rồi chia nhau đi làm chứng, thăm viếng các gia đình, bán hoặc biếu sách cho họ”. Nhưng điều cốt yếu là ai cũng phải có giấy mời của bổn hội, đi từng nhà mà mời người ta đến nghe giảng, cắt nghĩa về lẽ đạo Tin Lành, không được bỏ qua nhà nào. Khi nào đi ít nhất cũng phải hai người. Lần sau họp lại mỗi người phải trình bày công việc mình đã làm tuần trước. Mỗi buổi tối giảng, chúng tôi thường đứng cửa mời và khi giảng xong cũng thường cắt nghĩa để anh em chưa biết Chúa hiểu thêm (6)”.
Ấy trường hợp cụ thể trên đây có thể cho người ta một ý niệm thế nào là chứng đạo và do đó nhận định được tầm quan trọng của tổ chức chứng đạo trong kế hoạch truyền giáo. Nói đến tầm quan trọng này, ông Ðặng Thế Mô, Phó Trưởng Ban Chứng Ðạo chi hội Hà Nội đã viết năm 1933:
“Thành phố Hà Nội là một nơi phồn hoa đô hội, đủ các hạng người, song so số tín đồ với người ngoại, thì mười phần chưa được một. Nhờ sự yêu thương lớn lao của Chúa, nhiều anh chị em tin giáo điều, hiểu biết bổn phận mình là phải làm sáng danh Ngài như Chúa đã phán “ Ta lập người nên đặng làm sự sáng cho các dân, hầu cho người đem sự cứu rỗi cho đến cùng trái đất (sứ đồ, 13 :47). Việc giảng Tin Lành không phải riêng gì mục sư, thầy giảng, cho nên chúng tôi đã thành lập một ban truyền đạo, mục đích là để giúp việc giảng Tin Lành”.
Hiện nay ông Huỳnh Sển, Trưởng Ban Chứng Ðạo Sài Gòn, nhấn mạnh vào việc phân phát sách nhỏ truyền đạo như khởi điểm tốt cho công tác chứng đạo. Sau khi phân tích kết quả tốt đẹp của công tác phân phát sách chứng đạo, ông nói đến cách thức phân phát cùng tư cách và thái độ của người phân phát. Cuối cùng ông kết luận bằng cách nói về tầm quan trọng của công việc đơn giản này như sau :
“Sự phân phát sách nhỏ cho các con cái Chúa có cơ hội phổ biến Tin Lành. Ðó là hình thức đơn giản nhất của công tác chứng đạo mà bất cứ ai cũng có thể làm được, từ người già cho đến người thanh niên hay trẻ em (7)”.
Công tác chứng đạo được tổ chức tập thể nhưng tầm quan trọng và giá trị thực tiễn của nó chính là ở bí quyết cá nhân truyền đạo. Ðó là cách thế giới thiệu đạo cho từng người bằng sự tiếp xúc cá nhân, bằng sự trao đổi quan điểm, bằng tác phong gương mẫu và đạo đức nội tâm.
Nhưng người ta sẽ nhận định được tầm quan trọng của Ban Chứng đạo bằng cách phân tích về sự phát triển và kiện toàn của tổ chức này trong quá trình lịch sử Tin Lành giáo tại Việt Nam.
2. Sự phát triển và tổ chức của Ban Chứng đạo.
Ban Chứng Ðạo - còn gọi là Tiểu Ban Truyền Ðạo hay Ban Truyền Ðạo - phát khởi trước hết với những tín đồ do Hội Liên Hiệp chinh phục tại Ðà Nẵng. Từ năm 1918 đã có một vài Ban chứng đạo hoạt động trong các chi hội Ðà Nẵng (Tourane), Hội An, Tam Kỳ. Công tác này bị hạn chế hay phát triển tùy thuộc tình hình chung của Tin Lành giáo. Tổ chức này đã bị hạn chế nhiều trong những năm 1928-1929. Các Ban chứng đạo tuy được tổ chức tại nhiều chi hội nhưng vẫn hoạt động lẻ tẻ không được điều khiển thống nhất.
Năm 1936 một vài mục sư cổ động cho phong trào chứng đạo trên Thánh Kinh báo. Nhưng năm 1938 mới đánh dấu một biến chuyển hệ trọng trong lịch sử Ban chứng đạo của Hội Tin Lành Ðông Pháp. Bác sĩ Tống Thượng Tiết, một mục sư từ Trung Hoa được mời đến Việt Nam giảng thuyết cho các chi hội và cho công chúng trong phiên nhóm Ðại Hội Ðồng Tổng Liên Hội thường niên tại Sài Gòn. Trong dịp này, ông đã giúp cho Hội Tin Lành Ðông Pháp được phấn hưng về thiêng liêng và đã giúp các chi hội thành lập và củng cố Ban chứng đạo (8).
Thông thường Ban chứng đạo được tổ chức với một Trưởng ban, một phó trưởng ban, một thư ký, một thủ qũy và các ban viên. Chính các ban viên định đoạt các chức vụ điều hành trong ban mình. Số ban viên cũng không nhất định.
Từ năm 1936, tại Nam kỳ các Ban chứng đạo hoạt động rất phấn khởi. Mười hai Ban chứng đạo thuộc 12 chi hội trong vùng Kiến Hòa-Ðịnh Tường (hiện nay) đã hợp nhất thành “Tuần Hoàn Truyền Ðạo Ban Tiền Giang”. Dầu chỉ mới được thành lập, ban này đã nhóm họp tới 14 lần để một đêm cầu nguyện lại có hai đêm giảng và hai đêm đi làm chứng.
Tại Bắc Ninh, rồi tại Vinh, Ban chứng đạo cũng được tổ chức theo lời khuyên của ông Tống Thượng Tiết.
Sau Ðại Hội Ðồng Tổng liên hội Hội Tin Lành Ðông Pháp, các Ban chứng đạo được tổ chức dưới quyền điều khiển của Ðông Pháp Truyền đạo Ban. Ðây là Tổng Ban Chứng Ðạo Trung Ương trong giáo hội. Về sau vì nhiều trở ngại, mỗi địa hạt phải tự lo tổ chức các Ban chứng đạo riêng trong khu vực của mình.
Các Ban chứng đạo phải làm tờ khai trình công tác về Tổng Liên Hội theo định kỳ. Năm 1939, hoạt động chứng đạo tại ba địa hạt thuộc đệ I tam cá nguyệt được khai trình như sau :
Các Ban chứng đạo thu được 32 $ 18, thăm viếng 1.340 gia đình, tiếp xúc với 6.441 người và có 26 người cầu nguyện tin đạo (9).
Riêng tại Nam Hạt, nguyên trong đệ II bán niên 1938, 43 chi hội tổ chức được 131 Ban chứng đạo, đi thăm 8.225 gia đình, giảng cho 18.748 người, với 544 người tin đạo và sách bán được 186 $ 94 (10).
Các Ban chứng đạo vẫn luôn luôn được cải tiến và chấn chỉnh. Ðại Hội Ðồng Tổng liên hội nhóm họp tại Tourane năm 1942 đã biểu quyết ủy quyền cho Ban Trị Sự Tổng liên hội hợp tác với 3 địa hạt để chỉnh đốn các Ban chứng đạo, đồng thời cũng tạm trao quyền Tổng Trưởng Ban cho chính ông Mục Sư Hội Trưởng Lê Văn Thái để ông có nhiều quyền hạn sửa đổi các Ban chứng đạo trong khi đi kinh lý.
Trong lịch sử các Ban chứng đạo, các ông Phan Văn Hiệu, Trần Trọng Thục và Phạm Văn Thâu đã đóng góp nhiều cố gắng đáng kể.
Từ năm 1957, Lễ Ngũ tuần được chọn làm ngày của Ban chứng đạo. Trong ngày này, các mục sư truyền đạo sẽ cổ động và giảng về công tác truyền đạo này. Từ năm 1942, Ban Trị Sự Tổng liên hội được quyền chọn Tổng Trưởng Ban chứng đạo mà không theo lệ bầu cử trong Hội Ðồng Tổng Liên Hội nữa.
Khi số tín đồ gia tăng và số chi hội được tổ chức thêm, việc tổ chức các Ban chứng đạo cũng trở nên phức tạp và tinh vi hơn. Hiện nay trong mỗi giới, đặc biệt là trong tầng lớp thanh thiếu nhi học sinh sinh viên, Ban chứng đạo đã được tổ chức riêng biệt.
Trong thực tế cũng như nhiều tổ chức tôn giáo khác, Ban chứng đạo cũng trải qua nhiều cơn khủng hoảng, vì nhiều trở ngại do hoàn cảnh bên ngoài, hay do chính tâm lý, trình độ giáo dục và đạo đức của tín đồ trong giáo hội.
B. Ban Lưu Hành Truyền Ðạo.
Cùng với phong trào Ban chứng đạo, một hình thức truyền đạo trực tiếp lưu động khác đã được tổ chức trong Hội Tin Lành Ðông Pháp là “Ban lưu hành truyền đạo”. Tổ chức này nếu cùng nhắm một mục đích và có cùng tầm quan trọng như tổ chức Ban chứng đạo, thì một phần nào còn hỗ trợ cho các Ban chứng đạo tuy sử dụng phương tiện nhân lực ít ỏi hơn nhiều.
Ðịa hạt đã có sáng kiến này sớm nhất. Các nhà truyền giáo vùg Mỹ Tho đã cố gắng thích ứng với những điều kiện thiên nhiên và tâm lý quần chúng trong vùng.
1. Chiếc tàu “Tin Lành” tại Nam hạt.
Trước hết Mục Sư P.E.Carlson và một số mục sư Việt Nam đã mua sắm một chiếc tàu để truyền đạo trong các kinh rạch vùng đồng bằng Cửu Long giang, nhất là trong miền Mỹ Tho và Rạch Giá. Chiếc tàu “Tin Lành” này (la poste mobile de la mission évangélique de l’Indochine) hoạt động mạnh nhất trong những năm 1930-1939. Hầu như đây là hoạt động duy nhất của “Lưu hành truyền đạo ban” tại Nam kỳ. Ông Huỳnh Văn Ngà một thời gian lâu dài đã giữ chức Trưởng Ban. Sau đây là một số công tác của “Tàu Tin Lành” trong “lưu hành truyền đạo ban” do ông Phạm Quang Nghiêu tường trình tại Ô Môn:
“Công việc ấy rất có ích cho Chúa và người ngoại lắm. Hiện nay Bang có một ghe lớn, phòng tử tế, máy tốt. Các ông Huỳnh Văn Ngà, Lê Văn Dươn và Nguyễn Văn Trình đi trong bang đó. Có hai người giúp việc. Mỗi ngày đi cắt nghĩa đạo và bán sách, tối lại giảng. Sự nhóm lại vui vẻ lắm. bất luận nơi nào : chợ, công sở, trường học, nhà điền chủ hay ngoài đồng ruộng, đâu có dịp thì nhóm. Mỗi lần nhóm trên hai trăm người nghe. Cám ơn Chúa chúng tôi đi tới đâu, phần nhiều được các viên chức và đồng bào tiếp rước tử tế lắm. Nhiều người lấy làm cảm động và tin theo Chúa. Từ tháng 8-1930 đến cuối năm 1931, Bang có đi gần khắp hạt Rạch Giá. Phần nhiều nơi ấy trước chưa được nghe Tin Lành lần nào. Hiện nay Bang đương đi các nơi gành bãi, hòn dọc theo mé bên trong hạt Rạch Giá là nơi chưa ai đi giảng tới. Khi đã đi xong Rạch Giá rồi, sẽ đi hạt khác cho đến chừng khắp cả Nam kỳ. Công việc ấy thật lớn lao và lâu dài. Biết bao linh hồn còn đang chờ đợi (11)”.
Chiếc tàu của lưu hành truyền đạo ban ngoài những khi hư hại phải nghỉ để sửa chữa, không gặp những trở ngại lớn lao nào. Ông Huỳnh Văn Ngà cho biết chiếc tàu đã gặp nhiều trường hợp đặc biệt:
Ngày 14 -6-1936, tàu bỏ Cần Thơ đến Ðường Nớp. Sau khi giảng đạo, “tàu” đã làm cho 29 người tin, 27 người chịu báp têm trong số có 8 người theo đạo “A-Di-Ðà, đạo có ma qủi nhập vào để chém không đứt (12)”. Tại Ngã-ba-Thằng-Cẩm có hai ông lý bỏ đạo “Tịnh độ cư sĩ” và Quan Công để tin đạo.
Ðôi khi chiếc tàu cũng gặp những rắc rối, chẳng hạn như “tại ngã tư Trà Cú, cách ngã năm 6 cây số, rất đông người theo đạo Thiên Chúa. Họ hết sức ngăn trở, nhưng dân càng kéo đến đông để nghe đạo Chúa ... (13)”.
Ðến đâu tàu cũng hợp tác với các Ban chứng đạo địa phương để giảng đạo, bán sách và thăm viếng các gia đình ...
Cuối năm 1938, theo lời trình của ông trưởng ban, chiếc tàu đã đi được 50% những nơi trọng yếu trong vùng Tiền Giang. Khi thế chiến II bùng nổ tại Việt Nam, chiếc tàu cũng tạm ngưng hoạt động. Về sau tàu lại hoạt động trở lại với quyền điều khiển của mục sư Lê Kim Ngân, nhưng không còn hăng hái và quan trọng như trước nữa.
Theo gương lưu hành truyền đạo ban ở Nam hạt, dần dần nhiều chi hội tại Trung và Bắc hạt cũng tổ chức những ban lưu hành truyền đạo tương tự.
Năm 1933, tại Hội An, Phan Thiết, nhiều ban truyền đạo đã dùng thuyền bè đến truyền đạo cho dân chúng trong các hòn đảo cận duyên hải. Tại Vinh, ban truyền đạo lưu hành dùng xe đạp hoạt động trong toàn vùng lân cận thị xã (14). Sau đó tại Hà Nội, Hà Ðông, tự nhiên nhiều ban truyền đạo lưu hành cũng được thành lập nhưng vẫn không nhộn nhịp như hoạt động của lưu hành truyền đạo ban tại Nam kỳ.
2. Xe hơi “Tin Lành”.
Mỗi ngày, những phương tiện mới mẻ hơn đã được dùng trong công tác lưu hành truyền đạo. Ông Auguste Sáu và Trần Thanh Lân đã tự nguyện dâng cho Hội Tin Lành Ðông Pháp một xe camion truyền đạo. Chiếc xe này được trao cho Nam hạt sử dụng và bắt đầu hoạt động từ ngày 4-2-1934 dưới quyền điều khiển của ông Bùi Tự Do, Trưởng ban. Chiếc xe này thường hoạt động trong miền Ðông Nam phần, đồng thời thỉnh thoảng yểm trợ cho những cuộc giảng bố đạo tại nhiều nơi như Sóc Trăng, Bến Cát, Thủ Dầu Một, Tây Ninh ...
Tại miền Trung, một tín đồ cũng dâng xe hơi cho chương trình lưu hành truyền đạo trong khu vực, nhưng Ðại Hội Ðồng Tổng Liên Hội không ưng thuận cho sử dụng vì những khó khăn do thời cuộc gây nên.
Nói chung chương trình lưu hành truyền đạo không được chú ý và cũng không hoàn bị bằng tổ chức Ban chứng đạo. Ðúng hơn việc tổ chức ban lưu hành truyền đạo nếu được phát triển mạnh ở Nam kỳ nhờ những điều kiện chính trị, kinh tế và giao thông thuận lợi hơn, thì trái lại ở Bắc và Trung kỳ đã không được xúc tiến đúng mức so với tình hình ở Nam kỳ.
Từ sau 1955, việc tổ chức các Ban lưu hành truyền đạo được chỉnh đốn lại trên lãnh thổ miền Nam vĩ tuyến 17: mỗi địa hạt đều có một Trưởng Ban lưu hành truyền đạo đảm trách chương trình truyền đạo lưu động tại địa phương.
3. Khuynh hướng hoạt động phối hợp.
Hiện nay các Ban lưu hành truyền đạo đã hoạt động mạnh hơn phối hợp với những công tác xã hội. Xe hơi là phương tiện hoạt động phổ thông và có nhiều hiệu quả, nhất là khi được trang bị với hệ thống khuếch đại âm thanh tối tân. Các Ban lưu hành này tập trung hoạt động nhiều nhất vào các trại quân, các Trung Tâm Cải Huấn, Cô nhi viện, bệnh viện và Trung tâm tiếp cư nạn nhân chiến tranh.
C. Những Chiến Dịch Đặc Biệt.
Trong kế hoạch truyền giáo trực tiếp lưu động, các nhà truyền giáo cũng tổ chùc những chiến dịch đặc biệt. Hình thức này được áp dụng sớm nhất cho Thượng dân vùng sơn nguyên.
1. Những chiến dịch truyền giáo cho Thượng dân.
Nhiều nhà truyền giáo như các ông Jackson, Smith, Phạm Văn Năm, Phạm Xuân Tín đã nhiều lần thực hiện những chiến dịch giảng đạo dưới hình thức những cuộc hành trình truyền giáo lâu dài trong núi rừng miền Cao Nguyên Nam Trung phần. Ðây là cách thích ứng của nhà truyền giáo đối với khung cảnh địa lý thiên nhiên và nhân văn vùng sơn nguyên, với núi đồi rừng rú trập trùng và làng mạc rải rác.
Họ thường dùng ngựa để di chuyển, họ tích trữ lương thực cho cuộc hành trình lâu dài. Họ hành trình truyền giáo như tham dự cuộc thám hiểm phiêu lưu đầy lý thú nhưng gian lao.
Ngày 1-5-1933, khởi hành từ Huế, đoàn truyền giáo đến bộ tộc Ca-lơ tại huyện Hướng Hóa (đoàn gồm gia đình ông Ngô Văn Lái, ông bà Ðoàn Văn Khánh và ông I.R. Stebbins. Họ đi theo con đường đến Quảng Trị, đi qua Ðông Hà. Dần dần quang cảnh vùng Khe sanh, quê hương của Thượng dân Ca-lơ, nơi ông bà Ngô Văn Lái sẽ ở lại truyền giáo, bắt đầu xuất hiện:
“Trông xa xa về phía bên tay trái, mấy túp nhà tranh của người Ca-lơ ở, cảm tình lai láng, thương linh hồn dã man, nay được đạo cứu rỗi đã đến. Mới ngó nhà tranh, phên tre lụp tụp tả tơi, nhà làm trên mấy cái cột, trên mặc vài tấm ván kê ngay. ít tre làm sàn, giữa nhà có một cái bếp, xung quanh vợ chồng con cái ngủ, thiệt là ngổn ngang không có thứ tự. Dưới sàn nào gà heo chó ở lộn kiếm ăn, cám bừa bãi rất tội nghiệp (15)”.
Về sau tại vùng cao nguyên Lâm Viên, tháng 3-1951, trong cuộc hành trình đến làng Kôn Ðộ cách Ðà Lạt chừng 12 cây số, một phái đoàn truyền giáo được tổ chức gồm có 6 nhà truyền giáo chính thức, với chừng 40 người vừa là truyền đạo sinh vừa là tín độ Thượng dân. Tất cả đều cưỡi ngựa. Nhưng giữa đường, ngựa mắc bệnh, lại có người lạc lối; rồi dọc đường họ còn sợ thú rừng đe dọa.
Dầu gặp bao gian nguy, họ đã đến Kôn Ðộ và được ông chấp sự Hà Bá ra đón tiếp. Ông đã dâng biếu gạo, gà và những vòng bằng kim khí cho họ. Ðoàn truyền giáo dừng lại đây một đêm để giảng đạo cho dân làng và hôm sau tiếp tục cuộc hành trình đến các làng khác.
Sau này các nhà truyền giáo thuộc Cơ Ðốc Truyền Giáo Hội cũng thực hiện những cuộc hành trình tương tự, nhưng với phương tiện vận chuyển dồi dào hơn (16).
2. Những chiến dịch truyền giáo cho người Việt.
Người ta có thể cho rằng các nhà truyền giáo trước kia đã tổ chức những chiến dịch “Tin Lành” dưới hình thức giảng bố đạo, nhưng các chiến dịch “Tin Lành” thực sự bắt đầu được tổ chức từ năm 1955. Ðó là những buổi giảng thuyết công khai rộng lớn được yểm trợ mạnh mẽ và quy mô về tài chính cũng như về các phương tiện tổ chức khác. Trong trường hợp này, các nhà truyền giáo thường vận động một số đông tín đồ phổ biến mọi tin tức và mời dân chúng đến tham dự chương trình truyền giáo. Ðịa điểm tổ chức không nhất định : có thể trong nhà thờ, trong một rạp hát, một âm nhạc viện, một vận động trường hay tại bất kỳ một địa điểm lộ thiên nào khác thuận lợi. Chiến dịch thường được tổ chức trong nhiều tháng từ địa phương này đến địa phương khác. Trong những chiến dịch truyền giáo đặc biệt này, thường cũng có sự phối hợp giữa giới Tin Lành địa phương và một vài phái đoàn truyền giáo từ những nơi khác đến.
Tháng 9-10/1958, đoàn mục sư truyền đạo miền Ðông Nam phần đã tổ chức chiến dịch giảng đạo tại Vũng Tàu. Họ mượn phòng thông tin để giảng thuyết và chiếu phim. Số thính giả đến tham dự khá đông đảo.
Trong những năm sau, Ðoàn truyền giáo Morken, đoàn truyền giáo Tin Lành Ðông Phương (mục sư danh ca Norman Nelson) và đoàn thanh niên Tin Lành quốc tế “Youth for Christ” đã lần lượt đến Việt Nam mở những chiến dịch truyền giáo để giảng thuyết xen kẽ với chương trình trình diễn thánh ca.
Trong những chiến dịch Tin Lành này, người ta chú đến một đoàn truyền giáo đã dùng thể thao làm phương tiện truyền đạo. Các đoàn viên đều là những cán bộ truyền giáo và là những cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp. Họ đến Sài Gòn đấu bóng rổ biểu diễn làm vui cho khán giả, rồi nhân cơ hội họ phân phát Kinh Thánh và giảng thuyết về Tin Lành giáo.
Ngoài hình thức chiến dịch tập thể rộng lớn này, đôi khi những nhân vật trọng yếu của Tin Lành giáo thế giới đến thăm Việt Nam cũng đã giảng thuyết về đạo cho công chúng. Từ năm 1959, nhiều mục sư như ông David Adeney (đại diện tổ chức International Fellowship of Evangelical Students), ông René Pache ... đến Sài Gòn đã thuyết trình cho một số thanh niên sinh viên học sinh (tại Sài Gòn).
Hiện nay nhiều chương trình diễn thuyết định kỳ có tính cách truyền đạo cũng được tổ chức hầu hết dành cho giới thanh niên trí thức (17).
III. Khuynh Hướng Và Kỹ Thuật Truyền Giảng.
Phân tích kỹ thuật truyền giảng - tức kỹ thuật trình bày nội dung một bài giảng thuyết, một cuộc truyền giảng cá nhân để chinh phục người nghe - người ta có thể thấy những nét đặc sắc thể hiện phương pháp truyền giáo thường được áp dụng.
Chắc chắn nhà truyền giáo không luôn luôn áp dụng một kỹ thuật thuần nhất trong khi thuyết giảng, nhưng người ta có thể nhận được những dấu hiệu hay khuynh hướng chung chung của các nhà truyền giáo trong cùng một truyền thống giáo hội. Kỹ thuật giảng thuyết còn lệ thuộc chặt chẽ vào chương trình huấn luyện mà nhà truyền giáo tiếp thụ, vào cá tính và sáng kiến của họ, vào chủ đích truyền đạo, vào thành phần thính giả, và vào hoàn cảnh bên ngoài ... (18).
Chúng tôi phân tích những đặc điểm chính trong kỹ thuật giảng thuyết của những nhà truyền giáo truyền thống Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh vào sự biến thiên của kỹ thuật này trong những điều kiện khác nhau của lịch sử.
A. Những Đặc Điểm Của Kỹ Thuật.
Trong kỹ thuật truyền giảng của các nhà truyền giáo, người ta có thể thấy những nét chính sau đây : nói ngay đến Kinh Thánh, minh chứng niềm tin bằng ân huệ lạ lùng, dùng dụ ngôn hay trường hợp điển hình, gây súc cảm và dùng hình ảnh sống động.
1. Nhà truyền giáo thường đề cập trước nhất đến Kinh Thánh như một kho tàng vô giá và dùng chính những câu chuyện Kinh Thánh để thuyết phục người nghe tin nhận những tín điều hàm chứa trong Kinh Thánh. Nhà truyền giáo giảng thuyết rằng “Ðức Chúa Trời đã thương yêu loài người nên đã ban con độc sanh của ngài là Jêsus Christ xuống trần gian để giải cứu loài người khỏi hư mất vì tội lỗi ...” Sau đó nhà truyền giáo thúc giục người nghe “ăn năn tội lỗi” để được khỏi tội và tin nhận Jêsus Christ làm Cứu Chúa của mình. Nhiều lần nhà truyền giáo nói với người đang nghe rằng “những ai không tin nhận Chúa là kẻ tội lỗi đang bị ma quỉ và tà thần ám hại”. Trong khi giảng nhiều khi nhà truyền giáo còn đả khích tín ngưỡng bình dân hay những tôn giáo khác là lầm lạc, là sai Kinh Thánh, là không đem lại ơn cứu rỗi. Nhiều lần nhà truyền giáo khi thuyết phục người nghe chấp nhận Kinh Thánh đã lấy chính lời Kinh Thánh để dẫn chứng và làm căn bản cho lý luận của mình.
2. Một kỹ thuật cũng thường được áp dụng trong khi giảng thuyết là nhà truyền giáo “làm chứng về những ơn rất lạ của Cứu Chúa đối với những người tin nhận ngài”. Ðể thêm sống động và có nhiều mãnh lực hấp dẫn người nghe, nhà truyền giáo còn kể chính những ơn lạ mà chính mình đã được. Có nhà truyền giáo còn nói rằng thuở trước ông là người nghiện rượu hay làm nghề phù thủy, thích bói toán và tin những điều thật kỳ quái vô lý ..., nhưng khi đã tin nhận đạo, ông trở nên người mạnh dạn và sẵn sàng làm chứng cho đạo mình, đồng thời ông cũng được chữa khỏi nhiều tật xấu...
3. Nhà truyền giáo còn tường thuật một câu chuyện điển hình hay một dụ ngôn, rồi nhân đó hướng dẫn người nghe đến vấn đề tôn giáo và chấp nhận những điều mà nhà truyền giáo muốn trình bày cho họ. Ðề tài câu chuyện có thể là một phát minh khoa học để chứng minh về sự sáng tạo khôn ngoan của Thượng Ðế có thật, là một chiếc đồng hồ để người nghe thấy qua bộ máy tinh vi của chiếc đồng hồ, hình ảnh của một Thượng Ðế an bài xếp đặt mọi chuyện trên đời. Ðề tài còn có thể là một tai nạn hàng ngày để nhà truyền giáo đi đến kết luận về đạo thật của mình ...
Khi hoàn cảnh cho phép, nhà truyền giáo đã nhân nói đến cái chết của một vài nhân vật danh tiếng hay một số biến cố của thời cuộc để giảng giải về ý nghĩa tôn giáo của đời người.
4. Nhà truyền giáo cũng dùng những cách nói hùng hồn, những điệu bộ cử chỉ hấp dẫn và lối hành văn linh động để có thể lôi cuốn sự chú ý của người nghe. Khi cần, nhất là đối với quần chúng bình dân, nhà truyền giáo cũng đã dùng những hình vẽ, những lối nói giản dị, cụ thể thích hợp với trình độ của thính giả. Nhưng thường kỹ thuật này đã do sáng kiến và khả năng tự nhiên của nhà truyền giáo hơn là một kỹ thuật được áp dụng một cách ý thức.
5. Trong phần kết luận của bài giảng thuyết, nhà truyền giáo đã áp dụng kỹ thuật khá linh động. Ông có thể yêu cầu thính giả bày tỏ thái độ ngay “nếu trong qúy vị có ai tin nhận Cứu Chúa thì hãy giơ tay cao lên, hãy đứng lên để nhận sách Tin Lành cứu rỗi, hãy cầu nguyện và thống hối cùng với chúng tôi ...”.
Trong những trường hợp này, nhà truyền giáo muốn nêu cao tâm tình cao thượng, thái độ can đảm sáng suốt ... của người tin nhận để gây xúc cảm cho toàn thể thính giả.
Sau hết nhà truyền giáo kêu gọi thính khán giả bằng lời nguyện Thượng Ðế “cho những người mà chúng con đang nói với họ đây mau suy nghĩ để tin nhận Chúa và được hưởng ơn cứu rỗi; chúng con hết lòng tin vào Ngài và cảm tạ Ngài ...”.
B. Mấy Sự Kiện Cụ Thể Dẫn Chứng.
Một vài sự kiện lịch sử có thể cho người ta thấy những đặc điểm trong kỹ thuật truyền giảng của những cán bộ truyền giáo.
Năm 1932 khi đến giảng tại làng Tân Trạch, Biên Hòa, Mục sư Ông Văn Trung làm chứng đạo bằng cách kể lại trường hợp sau đây:
“Tôi có thể ghé vô nhà ông Hương Chánh Lê Văn Hổ là một tín đồ sốt sắng. Ông có một đứa đầy tớ coi trâu, đi tắm sông bị hụt cẳng chết đuối, vớt lên thì đã cứng tay chân, xanh mày mặt; cả nhà đều hoảng hốt. Sau khi chúng tôi cầu nguyện chừng 5 phút, em tỉnh dậy, nói mệt quá. Khi xổ nước cho em rồi thì em đi đứng như thường. Cách mấy bữa sau, cha em ăn năn tin Chúa (19)”.
Năm 1936, trong dịp nhóm Hội Ðồng Hạt (28-31/1/1936), các nhà truyền giáo đã dùng hình ảnh giảng thuyết cho tín đồ và những người ngoài đạo có mặt. “Ông Cressman giảng sách Khải Huyền, dùng họa đồ vẽ ra bố cuộc, cùng trưng dẫn từng đoạn từng câu nói về lễ cưới chiên con, nhiều lẽ đạo sâu nhiệm và mới mẻ nẩy ra khiến Hội Ðồng rất tỉnh thức (20)” .
Tại Gia Lâm, năm 1951, một nhà truyền giáo áp dụng kỹ thuật yêu cầu người nghe bày tỏ thái độ rõ rệt sau khi nghe thuyết giảng. Khi đã trình bày xong về Tin Lành giáo, ông đã nói : “Nếu có ai ở đây chán ngán tội lỗi và muốn chúng tôi cầu nguyện cho, xin giơ tay lên”. Lập tức trong hàng thính giả có một thành niên vội đứng lên nói : “Thưa ông, xin cẫu nguyện cho tôi. Tôi đang đau thương và chán ngán về tội (21)”.
Ðối với thính khán giả Thượng dân, các nhà truyền giáo thường dùng những hình ảnh và những kiểu nói cụ thể mạnh dạn hơn.
Ông Chung Khâm Lộc đã tường thuật một vài chi tiết liên quan đến kỹ thuật giảng thuyết mà nhà truyền giáo đã dùng đối với Thượng dân:
“Ðang khi chúng tôi vẫn còn thấy họ đốn cây trên ngọn núi gần làng họ ở, nên phải chờ họ lối nửa giờ mới nhóm lại giảng cho họ nghe. Tập sự Jadel dùng hình để giảng, họ ngồi im nghe như người ngủ mê mới tỉnh... Sau khi giảng, chúng tôi khuyên dạy thêm cho họ rõ về sự yêu thương của Chúa.” (22).
Trong năm 1952, vào ngày 4 tháng 6, các ông Evans, G’hao, Bing và Trương Văn Sáng đến giảng đạo tại làng Plei Doc. Bắt đầu họ hát thánh ca và lôi cuốn được chừng 70 người xúm đến nghe. Lúc đó, tập sự G’hao dùng tranh ảnh giảng về tích truyện Yêsu chữa người mù và khuyên bảo họ rằng:
“...Hỡi anh em chúng ta khác nào như người mù này. Chúng ta bị ma quỷ và tội lỗi làm mù lòng không biết Ðức Chuá Trời là Cha chúng ta đặng thờ phượng ngài; nhưng chúng ta lại nhờ bọn thầy cúng là hạng tội lỗi như chúng ta gánh đỡ cho thì khác chi mù dắt mù cả hai đều bị té, bị sa vào hố lửa mà thôi. Anh chị em hãy đến cùng Ðức Chúa Jêsus là con Ðức Chúa Trời, Ngài mới có thể cứu chúng ta (23)”.
Trong khi đó đám thính giả yên lặng, nhưng theo nhận xét của ông Trương Văn Sáng “thật rất khó mà đụng đến lòng họ vì là một dân rất nghèo về tình cảm và ý chí”.
Tập sự G’hao vẫn tiếp tục giảng và tập sự Binh sau đó đã dùng hình ảnh để giảng về sự giáng sinh, sự chết và sự sống lại của Ðức Chúa Jêsus:
“Những lũ người tội ác đóng đinh Ngài, dầu vậy cũng có mấy người đàn bà tin kính đến thờ phượng Ngài. Anh em thuộc hạng nào? Hạng giết Ngài hay là hạng thờ Ngài?...”
“Các bạn chọn Ðức Chúa Trời hay ma quỷ?... - Ðức Chúa Trời, Ðức Chúa Trời... muốn Ðức Chúa Trời ngự trị phải nhờ huyết Ðức Chúa Jêsus tẩy sạch tội trước đã... (24) ”.
Những đặc điểm trong kỹ thuật giảng đạo trên đây đã được duy trì như một truyền thống trong Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam trong một thời gian lâu dài kể cả cho đến nay.
CHƯƠNG II
HÌNH THỨC TRUYỀN ÐẠO GIÁN TIẾP
Ngoài hình thức truyền giáo trực tiếp, các nhà truyền giáo còn sử dụng những hình thưc gián tiếp để bành trướng tín ngưỡng của mình. Nhà truyền giáo giảng đạo một cách gián tiếp khi dùng đến một trung gian, một môi giới để người khác biết và tin đạo. Trung gian hoặc môi giới đó có thể là một cuốn sách, một tạp chí, một công tác xã hội, một trường học...
Với quan niệm đó, chúng tôi phân tích hình thức truyền giáo gián tiếp của các nhà truyền giáo Tin lành tại Việt Nam theo hai khía cạnh chính : truyền giáo bằng con đường văn hóa giáo dục và giáo bằng con đường xã hội y tế.
Ðối với hình thức truyền giáo văn hóa giáo dục, chúng tôi phân tích các hoạt động ấn loát, giáo dục, phát thanh, phát hình, địa vị của thi ca trong việc truyền giáo. Về hình thức truyền giáo xã hội y tế, chúng tôi phân tích các hoạt động xã hội y tế, như cô nhi viện, bệnh viện, phòng phát thuốc...
I. Truyền Đạo Bằng Văn Hóa Giáo Dục.
Sau khi phân tích tổ chức ấn hành, chúng tôi lần lượt phân tích các cơ sở giáo dục, các sinh hoạt văn hóa, các lớp Kinh thánh hàm thụ, các hoạt động truyền thanh, truyền hình và địa vị của thi ca trong việc truyền giáo.
A. Tổ Chức Ấn Hành.
Mặc dầu các giáo hội Tin Lành chú trọng rất nhiều đến công việc ấn hành và xuất bản, nhưng chúng tôi chú trọng đến những hoạt động này trong Hội Liên Hiệp, Hội Tin Lành Việt Nam, Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm và một phần nào Giáo Hội Tin Lành Cải Cách Pháp tại Việt Nam.
1. Nhà in Hội Tin Lành Ðông Pháp (Hội Tin Lành Việt Nam).
Trước khi nhà in Hội Tin Lành Ðông Pháp được thiết lập, các ấn phẩm truyền giáo đều được thực hiện hầu hết ở ngoại quốc (Hương Cảng, Anh, Pháp, Hoa Kỳ). Các nhà truyền giáo cũng thuê in trong những nhà in thường không do quyền quản trị của một giáo hội nào ở ngay tại Việt Nam (25).
Nhưhg các nhà truyền giáo đã ý thức được khả năng và ảnh hưởng quan trọng của một cơ sở ấn loát trong việc truyền giáo do chính tổ chức giáo hội quản trị và sơ hữu. Vì thế ngay từ những năm 1916-1922, các nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp đã thiết lập xong một nhà in đầu tiên của Tin Lành giáo Việt Nam tại Hà Nội (26). Mục sư W.C.Cadman là vị quản lý thứ nhất coi sóc nhà in này (27).
Ngay từ khi đến Việt Nam, ông bà W.C. Cadman đã tham gia rộng rãi vào chương trình truyền giáo, nhất là trong lãnh vực ấn hành và dịch thuật. Ông W.C.Cadman đã đương đầu bằng mọi cách với các khó khăn để có thể duy trì nhà in. Cũng nhơ đó một số người đã tin đạo và trở thành những cộng sự viên đắc lực của ông trong việc ấn loát.
Khi Thánh Kinh Báo ra đời năm 1931, ông Cadman bận rộn nhưng ông đã có thêm người cộng tác. Nhà in hoạt động đều đặn cho đến năm 1939 thì gặp khó khăn về tài chính và về thời cuộc chung nên không đủ giấy in. Nhà in trong một thời gian lâu dài phải dùng giấy in nội hóa và sau đó phải tạm đình chỉ các hoạt động.
Năm 1948 nhà in được di chuyển vào Ðà Lạt. Ông Cadman đã vất vả chuyên chở những dụng cụ ấn loát, nhất là những máy móc tối tân mới nhập cảng từ Anh quốc. Ông dự định dùng máy bay riêng của ông mang hết số dụng cụ còn lại vào Ðà Lạt cuối tháng 11-1948. Nhưng chỉ hơn một tuần sau ông từ trần vì lâm trọng bệnh. Các tài sản của ông được dâng hết cho Hội Tin Lành Việt Nam.
Ông Jean Funé liền được chỉ định thay thế ông để làm quản lý và tổ chức lại nhà in. Mãi đến cuối năm 1950, nhà in mới bắt đầu hoạt động trở lại.
Năm 1957 nhà in được chuyển vào Sài Gòn và được các mục sư Trần Thự Quang, Lưu Văn Mão kế tiếp điều khiển. Khoảng năm 1960, vì nhiều trở ngại, nhà in ngưng hoạt động, sau khi các dụng cụ ấn loát được bán lại cho một vài tín đồ. Hiện nay, chính những tín đồ này đã lãnh thầu việc ấn loát hầu hết các sách báo của Hội Tin Lành Việt Nam (28).
2. Nhà in Thời Triệu của Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm.
Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm đã đặt một tầm quan trọng lớn hơn cho công việc ấn hành. Từ năm 1939, nhờ cố gắng của ông R.H. Howlett Giáo Hội đã thiết lập một cơ sở ấn hành gồm nhà xuất bản, nhà in và hệ thống phát hành (các thư báo truyền đạo).
Ngay trong thời chiến tranh, dầu gặp rất nhiều khó khăn (thiếu điện, bị phá hoại...), ông R.L Bentz và các cộng sự của ông vẫn duy trì hoạt động ấn hành. Sau khi ông R.L Bentz soạn thảo các truyền đạo đơn thì ông Phạm Trường Thanh phiên dịch chúng sang Việt ngữ, còn những cán bộ khác như Ðỗ Bình, Phạm Thiện, Dương Hoa, Dương Khải và Lê Hựu phụ trách ấn hành. Họ chỉ in được một số lượng rất nhỏ và do đó phải bán ra với giá 50 xu một tờ. Khi giấy in nhiều hơn, họ đã in một số lượng lớn hơn và chỉ bán lại để đủ in thêm lần sau và để lấy tiền tạm lo việc ăn ở may mặc. Thường thường họ phải ngủ đêm trong nhà in để canh giữ.
Hiện nay, với danh hiệu Thời Triệu Ấn Quán. nhà in này đã được trang bị máy móc đầy đủ và tối tân hơn. Các hoạt động phối hợp tu thư ấn loát và thư báo truyền đạo đã duy trì sự phát triển của nhà in. Cơ sở ấn hành này ngày càng trở nên quan trọng và hoạt động trên một lãnh vực rộng lớn hơn dưới quyền điều khiển của Ban Quản trị trực tiếp gồm các ông Lê Công Giáo, Lý Bá Hồi và Lê Văn Khoa.
3. Các loại ấn phẩm.
Những ấn phẩm truyền giáo ban đầu hầu hết là Kinh Thánh bằng Hoa, Việt và Pháp ngữ. Các nhà truyền giáo đã cho soạn thảo và phát hành thêm một số truyền đạo đơn và tập san nội bộ.
Ðối với Hội Liên hiệp và Hội Tin lành Ðông Pháp, khi nhà in Hội Tin lành Ðông Pháp được thiết lập tại Hà Nội, thì các loại ấn phẩm trở nên đồi dào hơn.
Ðứng đầu vẫn là những sách Kinh Thánh do Thánh Kinh Hội thuê in. Sau đó là các sách Thánh ca, Phước Aâm yếu chỉ và các loại sách nhỏ truyền đạo khác. Khi Thánh Kinh Báo ra đời, nhà in phải hoạt động bận rộn hơn. Cùng với sự phát triển chung của giáo hội, lần lượt nhiều sách học hỏi về Kinh Thánh và giáo lý được soạn thảo và ấn hành, như sách Thánh Kinh Lược Khảo. Thánh Kinh Từ Ðiển, Thần Ðạo Học và Sử Ký Hội Thánh... Hầu hết các sách báo của giáo hội đều có tính cách trực tiếp và thuần túy trình bày về tôn giáo.
Năm 1933, số lượng ấn phẩm của nhà in Hội Tin lành Ðông Pháp là 25.025.530 trang gồm 170.000 sách Tin lành Việt ngữ và chữ Nôm, 5.000 sách Tân Ước và Thi thiên Miên ngữ, 18.000 Thánh Kinh Báo, 10.000 truyền đạo đơn Lào ngữ, 100.000 sách nhỏ Việt ngữ, 60.000sách nhỏ Miên ngữ, 20.000 truyền đạo đơn “người hai mặt”, 3.000 lịch xé năm 1934. Tất cả gồm 470.000 quyển (29).
Năm 1951, cho đến tháng 6 Nhà in Hội Tin lành đã phát hành 436.000 sách nhỏ, 32.000 sách vừa phải. Hiện nay theo mục sư Lưu Văn Mão trung bình mỗi tháng Hội Tin Lành Việt Nam đã chi chừng hơn một trăm ngàn đồng ấn phí chỉ để phát hành các truyền đạo đơn.
Ðối với Giáo Hội Cơ đốc Phục Lâm, những ấn phẩm ban đầu chỉ là những truyền đạo đơn. Nhưng về sau nhiều loại sách báo đã được ấn hành. Nói chung các ấn phẩm của Giáo Hội Cơ đốc Phục Lâm không những trình bày và phổ biến các vấn đề tôn giáo thuần túy mà còn bàn luận phân tích các vấn đề giáo dục hoặc y tế, chẳng hạn đặc san Gia đình và Sức khỏe, các cuốn Sức Khỏe Chỉ Nam, Phương Pháp Cứu Thương, Tuổi Cài Trâm, Giáo Dục Nhi Ðồng ...
Mỗi năm nhà in Thời Triệu đã bán ra nhiều triệu bạc tiền sách báo, không kể những tài liệu và truyền đạo đơn được phát không.
4. Phân tích mấy loại ấn phẩm.
Ðể thấy được những phương pháp truyền giáo thể hiện trong kỹ thuật trình bày và trước tác các loại ấn phẩm có mục đích truyền giáo, chúng tôi phân tích mô tả mấy ấn phẩm tiêu biểu của Phái Bộ Nghiên Cứu Tin lành, Hội Tin lành Việt Nam, Giáo Hội Cơ đốc Phục Lâm (báo, sách, truyền đạo đơn).
a. Về báo chí, chúng tôi phân tích “Bulletin du Foyer des Étudiants Annamites”, nguyệt san Thánh Kinh Báo và đặc san “Gia đình và Sức khỏe”.
* “Việt Nam Thanh niên Tạp chí” tức “Bulletin du Foyer des Étudiants Annamites” của Phái bộ Nghiên cứu Tin lành Pháp chỉ được ấn hành 6 lần từ Ðệ lục cá nguyệt 1923 đến Ðệ lục cá nguyệt 1924 mỗi số dày chừng 200 trang (30).
Nội dung của tạp chí gồm nhiều yếu mục như tranh ảnh các di tích lịch sử Việt Nam, những bài thuyết trình về văn hóa Ðông Tây, nhất là về hệ thống tư tưởng Khổng giáo, những bài tường thuật về các cuộc du ngoạn và sinh hoạt của Trung tâm sinh viên do ông P.Monet điều khiển, và sau cùng những câu chuyện nhằm giáo dục luân lý cho thanh thiếu niên Việt Nam.
Nội dung của tạp chí cho người ta thấy chủ trương của Ban Biên tập là đứng ngoài chính trị và tôn giáo, là khai triển những giá trị của Ðông Phương và của dân tộc Việt Nam. Không một bài báo nào trực tiếp nói đến Tin lành giáo, đến Kinh Thánh, hay đến luân lý. Nhưng sự hiện hữu của tạp chí đã phát xuất từ ý hướng truyền giáo, đồng thời các đề mục trong tạp chí đã được viết trong tinh thần Tin lành giáo (d’inspiration protestante). Nói cách khác, tạp chí muốn phát huy một nền tảng nhân sinh theo chủ trương Tin lành giáo, nhưng không công nhiên trình bày những giá trị tín ngưỡng của Tin lành giáo.
* Còn nguyệt san Thánh Kinh Báo của Hội Tin lành Ðông Pháp đã được phép xuất bản từ năm 1930 thời Toàn quyền P. Pasquier (1877 - 1934), nhưng số đầu tiên mới được phát hành vào đầu năm 1931. Mục sư W.C. Cadman được cử làm chủ nhiệm kiêm chủ bút trước nhất với một ban biên tập gồm hầu hết các nhà truyền giáo Hoa Kỳ trong Hội Liên Hiệp, nhiều mục sư Việt Nam (Lê Ðình Tươi, Lê Văn Thái, Huỳnh Kim Luyện, Lê Văn Long. Ðoàn Văn Khánh, Phan Ðình Liệu...) và một số tín đồ trong Hội Tin lành Ðông Pháp (Bùi Văn Hựu, Vũ Ðan Chinh, Ðào Ân Sinh, Ðỗ Ðức Trí...)
Giữa năm 1939, Mục sư W.A. Pruett được cử làm chủ nhiệm kiêm chủ bút với mục sư J.D. Olsen và P.E. Carlson làm trợ bút điều hành một ban biên tập thường xuyên mới và xác định một chủ trương mới.
Ðầu năm 1940 vì tình hình khó khăn, Thánh Kinh Báo đã không được ấn hành dưới hình thức in typo, nhưng dưới hình thức đánh máy, và đình bản hẳn trong những năm 1944 - 1945. Tháng 12 - 1950, Thánh Kinh Báo được tục bản do Mục sư Ông Văn Huyên làm chủ nhiệm kiêm chủ bút (tòa soạn tạm đặt tại Ðà Nẵng). Ðầu năm 1962, Thánh Kinh Báo tự đình bản trong 5 tháng để chấn chỉnh nội bộ. Từ đó tòa soạn được chuyển luôn về Sài Gòn.
Tháng 1 - 1964, Thánh Kinh Báo được điều hành do Mục sư Trần Thự Quang làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, Mục sư Nguyễn Thanh Hằng làm Tổng thư ký toà soạn. Năm 1966, sau khi Mục sư Trần Thự Quang mất, Ban điều hành Thánh Kinh Báo được cải tổ với Mục sư Ðoàn Văn Miêng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, Mục sư Nguyễn Thanh Hằng vẫn làm Tổng thư ký và Mục sư Lưu Văn Mão làm quản lý.
Từ đầu, Thánh Kinh Báo đã trình bày rõ chủ trương của mình là “Cơ quan của Hội Tin lành Ðông Pháp để cắt nghĩa lẽ thật trong Kinh Thánh, soi sáng đường lối, mở mang trí khôn, giúp đời tín đồ càng thêm sâu nhiệm, hưởng lấy hạnh phước thiêng liêng” (31). Thánh Kinh Báo luôn luôn là tiếng nói chính thức của Hội Tin lành Việt Nam (cơ quan của Hội Thánh Tin lành Việt Nam, hay cơ quan bồi linh của Hội Thánh Tin lành Việt Nam).
Nội dung của Thánh Kinh Báo chắc chắn đã được cải tiến luôn. Nhưng chủ hướng căn bản của Thánh Kinh Báo vẫn là tìm hiểu Kinh Thánh hướng dẫn sinh hoạt tôn giáo của tín đồ và bày tỏ lập trường chính thức của Hội Tin lành Việt Nam đối với những lãnh vực thuộc xã hội trần thế.
Từ năm 1931 đến tháng 10 - 1939, nội dung Kinh Thánh Báo gồm những mục chính yếu thường xuyên sau đây: Ngó ngoài cửa sổ biên tập, Lối sống đồn vang, Ngôi sao gia đình, Bảng chỉ đường đời, Vun khóm cây xanh, Hoa tâm hội, Thi ca Tin lành, Giải đáp nghi đề, Giải nghĩa Kinh Thánh, Tin tức xa gần, Tiếng gõ cửa lòng, Nước thiêng đã khát, Khảo cổ học với Kinh Thánh, Khoa học với tạo hóa, Bài học ngày chủ nhật, Gia đình lễ bái.
Do sáng kiến của Mục sư W.C. Cadman, từ năm 1937 Thánh Kinh Báo bắt đầu đăng tải những bài sơ khảo của một số nhà truyền giáo nói về sinh hoạt và phong tục của nhiều bộ tộc Thượng dân, cùng tiểu sử của nhiều Hội Tin lành. Nhưng có lẽ vì ban Biên tập đã hướng đến một chủ trương cấp tiến “có vẻ Kinh Thánh” nên tháng 7 - 1939, Ðại Hội đồng Hội Liên hiệp đã quyết định tuyển cử một ban biên tập mới. Ban biên tập mới đã tuyên cáo lập trường gồm những điểm chính sau đây:
- Vì chú trọng mục đích thiêng liêng, “thì cốt nhiên những bài văn trong Thánh Kinh Báo phần nhiều phải có những bài giảng cảm động, bài giải nghĩa Kinh Thánh và những bài có ý sâu nhiệm và có giá trị thiêng liêng...”
- Vì đức tin ...”nên chúng tôi tưởng Chúa không muốn cùng chúng tôi đăng tải những bài như tiểu thuyết, chuyện vui, là những bài mà Kinh Thánh gọi là chuyện khéo đặt để, bài tuy có đẹp lỗ tai và hay lắm, song không giúp đức tin được đứng vững trên lời hằng sống của Ðức Chúa Trời”.
- Dầu muốn có văn thể xứng hợp, “song chúng tôi muốn tránh khỏi những chữ cao kỳ và khó hiểu”, để giản dị cho việc trình bày lẽ thật.
- “Thánh Kinh Báo có thể và rất cần phải có nhiều độc giả hơn, và có một chức vụ rộng rãi hơn lúc bấy giờ”, nên cần nhiều người cổ động và viết bài cho Thánh Kinh Báo. “Những bài ấy phải rõ ràng, thiêng liêng, có công lý theo lời Chúa, viết rõ và ký tên”.
- Có những bài sẽ không được chọn đăng, nhưng mọi người cứ yên tâm, “chúng tôi xin anh chị em yêu dấu phải có lòng tín nhiệm Tòa soạn, thì chúng tôi hứa sẽ thành tâm chọn lựa và đăng những bài hữu ích và có giá trị nhiều” (32).
Như thế Thánh Kinh Báo có khuynh hướng trình bày trực tiếp những vấn đề theo nghĩa chặt, liên hệ rõ ràng đến tôn giáo. Sau khi tục bản, những đề mục đã được thay đổi xoay quanh những vấn đề thiên về tôn giáo thuần túy. Hiện nay khuynh hướng này vẫn chi phối mạnh mẽ chủ trương biên tập của tờ báo.
* Ðối với Giáo Hội Cơ đốc Phục Lâm, đặc san “Gia đình và Sức khỏe” được phổ biến như một hình thức truyền giáo khá kín đáo. Ðặc san này do ông Lê Văn Khoa làm chủ nhiệm kiêm chủ bút ra đời từ khoảng năm 1957 và đã được phát hành nhiều lần cho tới nay. Ðặc san này có khi lấy danh hiệu là “Gia đình và hạnh phúc” hay “Gia đình và giáo dục”.
Nội dung của đặc san gồm những bài phân tích về những chỉ dẫn cụ thể để bảo vệ sức khỏe, giáo dục luân lý cá nhân và gây tạo hạnh phúc gia đình. Người đọc sẽ thâu lượm được nhiều lợi ích thiết thực trong những bài về y tế, giáo dục như “tại sao phải thử máu”, “tim run”, “thần kinh căng thẳng”, “thay đổi tính nết được chăng?”...
Nhưng phảng phất trong những bài này, người viết muốn gói ghém một vài ý tưởng về Ðấng Sáng tạo, về nhân sinh quan theo tinh thần của tín ngưỡng Cơ đốc Phục Lâm. Hầu như chỉ có một bài giảng thuyết hay bình luận trực tiếp trình bày một vấn đề tôn giáo theo chủ trương của giáo hội.
b. Những cuốn sách do các giáo hội xuất bản thường cũng biểu lộ khuynh hướng chung như trong báo chí.
Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam có khuynh hướng xuất bản những sách bàn luận, tìm hiểu trực tiếp về Kinh Thánh hoặc về tôn giáo thuần túy. Một phần khá lớn đã được phiên dịch từ Anh ngữ hay Pháp ngữ, nhất là những cuốn sách trình bày các vấn đề chuyên môn. Tuy nhiên người ta cũng thấy một số nhà truyền giáo trong Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam cho ấn hành những cuốn sách mang nhiều tính chất nghiên cứu văn hóa rõ rệt (Tự Điển, Phong Tục Đồng Bào Thượng, Nhân Chủng Học (G.H.Smith)).
Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm trong khi đó lại thường ấn hành những sách về giáo dục y tế và luân lý, nhưng với kỹ thuật xen kẽ tín ngưỡng Cơ Ðốc Phục Lâm.
Hiện nay nhiều nhà truyền giáo cũng xuất bản những sách giáo khoa song ngữ để giảng dậy ngoại ngữ (nhất là Anh ngữ), đồng thời quảng bá những kiến thức về Kinh Thánh và về tín ngưỡng Tin Lành giáo cho các học viên ...
c. Nhưng đặc điểm truyền giáo chung trong các giáo hội Tin lành tại Việt Nam (cũng như trên thế giới) là việc ấn hành và phổ biến những loại sách nhỏ dùng làm truyền đạo đơn. Các giáo hội đã chi phí nhiều tiền bạc để xuất bản những sách nhỏ này. Nội dung những sách nhỏ được trình bày với một kỹ thuật đơn sơ nhưng thay đổi luôn: sách nhỏ có thể là bài giảng của một mục sư được in lại, một câu chuyện khoa học, lịch sử hay thời cuộc... được trình bày cho độc giả với dụng ý truyền giáo (chứng minh sự hiện hữu, quyền năng của vị Tạo hóa...) Trong phần kết luận, người viết sách nhỏ thường đặt nhiều thắc mắc nhân sinh và cuối cùng thường thuyết phục độc giả nên tìm đến Ðấng Christ như một giải đáp cho các thắc mắc về ý nghĩa của đời người.
Mỗi sách nhỏ thường dành một phần (thường là mặt bìa cuối cùng) để ghi những chữ giúp người đọc liên lạc với các cơ quan Tin lành. Những chữ đó có thể là “nếu bạn muốn nhận sách hoặc tài liệu tìm hiểu về Tin lành cứu rỗi, xin bạn xé giấy này trước khi điền khuyết các chi tiết cần thiết và gửi cho chúng tôi”. Ðộc giả được yêu cầu cho biết tên họ, địa chỉ và trình độ học vấn (đôi khi còn được yêu cầu cho biết lập trường: tin nhận Cứu Chúa hay chỉ nhận sách và tài liệu về Tin lành giáo). Khi nhận được thư riêng hay phần giấy xé rời của độc giả gửi về, cơ quan phụ trách của mỗi giáo hội sẽ gửi sách Kinh Thánh (thường là sách Tin lành) đến biếu tặng cho độc giả, đồng thời tìm cách duy trì mối liên lạc thường xuyên với độc giả để hy vọng dần dần thuyết phục những người này tin nhận đạo.
5. Phổ biến sách báo Tin lành.
Chúng tôi đã phân tích riêng việc phổ biến những sách Kinh Thánh. Ðối với những sách báo thường, ngoài hình thức trưng bày bán trong các phòng sách Tin lành và phân phát sách báo khi hoạt động chứng đạo, mỗi giáo hội thường có những nhân viên tình nguyện chuyên môn phổ biến sách báo (thầy bán sách trong Hội Tin Lành Việt Nam, thư báo truyền đạo trong Giáo Hội Cơ đốc Phục Lâm).
Phổ biến các sách báo truyền đạo là một việc làm quan trọng. Vì thế, mục sư W.C. Cadman đã nói về việc phân phát sách nhỏ như sau:
“Việc phát sách có ảnh hưởng đến công cuộc truyền đạo thế nào. Chủ trương nhà in bổn hội, chúng tôi vui mừng khôn xiết vì nhiều anh em mua và phát sách cắt nghĩa đạo, sách Tin lành, Kinh Thánh... Ðó là phần thưởng lớn của chúng tôi sau khi chịu tốn kém nhiều để bán sách giá rất rẻ. Biếu một quyển sách nhỏ, xin anh em đừng cho việc ấy là thường. Ta gieo ra lời đức tin, Chúa có thể dùng nó cứu một linh hồn tội lỗi, ngăn trở một người tự vẫn, hàn gắn một gia đình tan vỡ... Biếu một sách nhỏ, ắt được dịp chuyện trò thân mật với tội nhân. Với nụ cười nhã nhặn, ta bày tỏ sơ lược nội dung quyển sách, nói tóm lại sự cứu rỗi bởi huyết Chúa Jêsus (33)”.
B. Những Cơ Sở Giáo Dục.
Các cơ sở giáo dục văn hóa tổng quát có một địa vị quan trọng đặc biệt trong công trình truyền giáo. Chúng tôi muốn phân tích về hình thức truyền giáo này đối với Hội Tin lành Ðông Pháp và Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm.
1. Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam.
a. Từ khi đến Việt Nam, các nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp vì quan niệm truyền giáo một cách chặt chẽ, đã không chú ý đến việc giáo dục kiến thức văn hóa tổng quát cho tín đồ, đồng thời mở cửa ngõ cho nhiều người biết đến Tin lành giáo bằng hình thức hoạt động này. Ðây đó một vài tư nhân tín đồ đã tổ chức trường học, nhưng trong sự đơn độc vì ít được giáo hội khuyến khích và nâng đỡ.
Năm 1937, một tín đồ đề nghị Hội Tin lành Ðông Pháp nên mở các lớp dạy chữ quốc ngữ cho các tín đồ để giúp họ biết đọc chống lại các tà giáo và hiểu biết Kinh Thánh hơn. Tín đồ này cũng đề nghị trao trách nhiệm này cho một ban truyền đạo do một mục sư hay truyền đạo điều khiển (34).
Sau đó ông Hồ Nguyên Trí cũng phổ biến những tư tưởng muốn cải tiến nếp sống văn hóa của tín đồ. Ông viết :
“Ðối với anh chị em ấy (những người thất học), chúng ta không thể để mặc kệ họ được, nghĩa là chúng ta không thể để họ tự lo lấy sự học của họ. Vì họ như kẻ bịnh cần có người giúp đỡ chăm nom. Nếu chúng ta muốn thật lòng giúp đỡ họ, thì có khó gì đâu: chỉ lo cho có người dạy họ học cho biết đọc chữ quốc ngữ là được. Than ôi vì nạn dốt mà họ phải chịu nhiều thiệt thòi...”
“Mỗi khi đã nhận biết rõ một việc gì có quan hệ đến quyền lợi Chúa, tưởng chúng ta có cái bổn phận cổ lệ lẫn nhau, để ý thực hành chớ nên mỗi việc mỗi ngồi chờ Mẫu Hội (Hội Liên hiệp), chẳng hóa ra trình độ chúng ta còn ấu trĩ lắm ru? (35)”.
Ðoạn văn trên đây cho người ta có thể thấy hai sự thật về Hội Tin Lành Ðông Pháp từ khi được thành lập đến lúc đó. Trước hết hàng ngũ tín đồ trong Hội Tin Lành Ðông Pháp có một số khá đông đã không biết đọc biết viết. Thứ đến có lẽ từ trước Hội Tin Lành Ðông Pháp, dầu đã tự lập tự dưỡng, vẫn còn lệ thuộc chặt chẽ vào các quyết định của Hội Liên Hiệp. Hội Liên Hiệp đã quá dè dặt trong việc đẩy mạnh công tác truyền giáo bằng cách mở trường học, do đó Hội đã không tán trợ và khuyến khích giáo hội địa phương mở trường để nâng cao trình độ văn hóa tổng quát cho tín đồ (phương chi cho người ngoài đạo).
Thực sự, theo ông Phạm Anh, tháng 10-1938, chi hội Quế Sơn đã mở một lớp dậy chữ quốc ngữ:
“Chúng tôi đã lập được lớp dậy chữ quốc ngữ. Lớp này do một tín đồ làm giáo sư, dưới quyền quản đốc của mục sư bổn hội, ban đầu ít người đến học, nhưng lần lần anh em cảm thấy lớp học này có quan hệ đến tương lai của Hội Thánh, nên cho con em đến đây học, ngày 1 đồng; thành thử có người ở xa 3, 4 hoặc 7, 8 cây số cũng cơm đùm cơm gói đến học. Lớp học này có 50 học viên, kể cả người ngoài đạo. Chi hội đã xin phép lập “gia đình tư thục” để học viên có thể dự thi sơ học yếu lược năm 1939 (36)”.
Sau này một vài tín đồ cũng mở trường tư thục với phương tiện riêng. Chẳng hạn ông Phạm Khắc Vinh đã mở một trường tại Sài Gòn. Ông dành cho con em tín đồ nhiều quyền lợi và nhất là ông đã tổ chức lớp Kinh Thánh cho các học sinh.
b. Năm 1952, Hội Tin Lành Việt Nam mới thực sự chú ý đến việc giáo dục và quyết định thành lập một Ủy Ban lo tổ chức trường trung học.
Trong năm này Hội Tin Lành Việt Nam xây cất một trường học đầu tiên trong Cô nhi viện Tin Lành Nha Trang, đó là trung tiểu học Bết-lê-hem. Trường bắt đầu hoạt động từ niên khóa 1953-1954 với 60 học sinh và chỉ có các lớp từ mẫu giáo đến lớp nhất tiểu học. Năm sau trường đã có một cơ sở đầy đủ hơn. Sĩ số từ 319 niên học 1958-1959 lên tới 477 niên học 1962-1963. Trường dậy học miễn phí ở cô nhi và các học sinh nghèo trong vùng. Hiện trường này đã mở đến các lớp bậc trung học đệ I cấp với Ban giáo chức gồm 50% là các cựu học sinh của trường. (Bà Lê Thị Hồng Ân, ái nữ của Mục sư Lê Văn Thái, đã điều hành trường này từ đầu đến nay).
Ngoài việc áp dụng chương trình chung của quốc gia, nhà trường còn mở những lớp học Kinh Thánh vào mỗi chiều thứ năm, đồng thời cũng đảm nhiệm việc huấn luyện kỹ thuật chuyên nghiệp cho học viên, chẳng hạn nữ công, gia chánh, đánh máy chữ, hớt tóc ...
Trường Bết-lê-hem đã đào tạo một số tín đồ đáng kể : người tiếp tục theo học Ðại học, người gia nhập Thánh Kinh Thần Học Viện, có người ở lại làm việc luôn cho nhà trường, một số khác đã thành gia thất và làm việc trong nhiều cơ quan xã hội Tin Lành.
Sau trường Bết-lê-hem, nhiều trường trung tiểu học khác lần lượt được thành lập tại Ðà Nẵng, Sài Gòn và Gia Ðịnh. Nguyên trong vùng Sài Gòn, người ta thấy trường Ðức Tin (trước ở đường Mạc Ðĩnh Chi, sau đổi sang đường Trần Hưng Ðạo thuộc chi hội Sài Gòn), trường Phúc Âm Khánh Hội và nhiều trường tiểu học sơ cấp khác ...
Ngày 20-10-1966, chi hội Tin Lành Sài Gòn đường Trần Hưng Ðạo đã khánh thành “Trung Tâm Cơ Ðốc Giáo Dục”. Cơ sở này được dùng vào việc huấn luyện tín đồ bằng cách “mở những khóa Kinh Thánh Ðoản Kỳ, Kinh Thánh Mùa Hè, những khóa đào tạo cán bộ chứng đạo hay cán bộ Trường Chúa Nhật”. Một phần cơ sở này dành cho trường trung tiểu học.
c. Nhân dịp khánh thành Trung Tâm Cơ Ðốc Giáo Dục tại chi hội Sài Gòn, trong một bài nhan đề “Hội Thánh Tin Lành Việt Nam đối với ngành giáo dục”, Tòa soạn Thánh Kinh Báo nhấn mạnh vào tầm quan trọng của công tác văn hóa giáo dục xã hội mà giáo hội phải đảm lãnh. Ðây là một bài bình luận có nhiều ý tưởng và nhận định chính xác và tiến bộ. Bài bình luận này cho thấy khuynh hướng truyền giáo mới đang phát triển trong lòng giáo hội cổ truyền.
“Từ lâu, Hội Thánh Việt Nam đã quan tâm đến ngành giáo dục, nên chúng ta có trường Kinh Thánh, lớp Kinh Thánh tiểu học, Trường Chúa Nhật, giờ gia đình lễ bái, rồi lần lần đến lớp Kinh Thánh đoản kỳ, khóa Tin Lành mùa hè, lớp dậy đạo cho thiếu nhi, Trung tâm thanh niên ... Nhưng chúng ta phải thành thật nhận rằng chúng ta chưa triệt để khai thác tài năng của Hội Thánh về phương diện giáo dục, nên dầu chúng ta có hình thức, song trên thực tế, chúng ta chưa thâu nhận được kết quả như đáng phải có.
... Về ngành văn hóa xã hội, Hội Truyền Giáo Liên Hiệp từ khi vừa mới đến hoạt động tại Việt Nam đã minh giải trong quyển “La Mission Évangélique, Sa Raison D’être” rằng mục đích của Hội là giảng Tin Lành, mở Hội Thánh chớ không hoạt động công tác xã hội như lập nhà thương, xây nhà trường ... vì các việc đó đã có chánh phủ bảo đảm. Chủ trương ấy rất rõ ràng, nhưng ở cương vị của Hội thánh Tin Lành Việt Nam, trên đà trưởng thành, chúng ta cần có thêm những hoạt động xã hội” (37).
Nhắc qua một vài chi tiết lịch sử, bài báo viết tiếp:
“Vì vậy, vào khoảng năm 1937, một số con cái tôi tớ Chúa có thiện chí và nhiệt tâm đã cổ võ thành lập trường Trung học tại Trung Phần. Rất tiếc là Hội Thánh bấy giờ còn nhỏ nhoi, lại nghèo thiếu nên công việc bất thành. Sau đó lớp này tiếp theo lớp khác, những nhóm tín đồ đã đứng ra mở trường, nhưng vì thiếu phương tiện nên thời gian hoạt động không được duy trì bền bỉ”.
“Sự thất bại đã diễn ra hơn một lần, tuy nhiên Hội Thánh vẫn không nản lòng trước vấn đề trọng đại mong muốn góp phần ít nhiều vào nền móng văn hóa dân tộc, vừa được lợi reo rắc ảnh hưởng Tin Lành, nên vào năm 1952, cụ nguyên Hội trưởng Mục sư Lê Văn Thái, với sự hợp tác của Ban Trị Sự Tổng Liên Hội và Hội Thánh chung đã thành lập trường trung tiểu học Nha Trang. Và cũng từ đó các Hội Ðồng Tổng Liên Hội đã nhiều lần đề nghị các chi hội lập trường tiểu học và các địa hạt lập trường trung học. Nhờ sự khích lệ ấy, Hội Thánh Ðà Nẵng rồi đến Hội Thánh Khánh Hội rồi bây giờ Hội Thánh Sài Gòn và chắc còn các Hội Thánh khác nữa, đã, đang và sẽ lần lượt xây cất trường sở để khuếch trương ngành văn hóa giáo dục.
Ban Trị Sự Tổng Liên Hội, để đôn đốc việc giáo dục và nghiên cứu chương trình giáo khoa, đã cử một Ủy Ban Giáo Dục và sắp cử thêm một Ủy Ban Văn Hóa Xã Hội”.
Căn cứ vào Kinh Thánh, tác giả bài báo phân tích những lý do của việc làm trên đây như sau :
“Việc hành động của chúng ta như trên có hợp lý chăng ? Sách Hêbơrơ 1:1 chép :”Ðời xưa, Ðức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dậy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách”. Ngài hiện ra trong hình một thiên sứ. Ngài phán trực tiếp mà tai nghe được. Ngài phán qua Thánh Linh ngự trong lòng người, bằng chiêm bao và dị tượng, qua các lễ nghi, luật lệ ... Vì vậy, chúng ta cũng phải giảng Tin Lành cho mọi người nhiều lần và bằng nhiều cách khác nhau, như trong nhà thờ, trong lớp học, ngoài đường phố, tại từng nhà một, trên đài phát thanh, qua các cơ sở văn hóa và từ thiện ...”
Tác giả bài báo cũng nhận thức được nguy hiểm, “nhiều trường học lúc đầu do các tín đồ chủ trương hay Hội Thánh bảo trợ, nhưng về sau đã đi xa tinh thần Tin Lành”. Vì thế tác giả bài báo viết tiếp: “Vì vậy nan đề của chúng ta ngày nay không những là xây cất những trường sở mà còn làm sao cho có những giáo viên và giáo sư có đức tin thuần túy Tin Lành. Muốn có học sinh tốt, trước nhứt phải có giáo sư tốt, vì thầy nào trò ấy. Nếu không có điều kiện tiên quyết và cần thiết ấy, học sinh sẽ thất bại trong sự học và nhà trường sẽ không đạt được mục đích gây ảnh hưởng Tin Lành trong xã hội” (38).
Ðó là một quan niệm truyền giáo cấp tiến và mới mẻ đối với khuynh hướng bảo thủ cổ truyền trong Hội Tin Lành Việt Nam. Các nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp vẫn căn cứ vào Kinh Thánh để hiểu từ ngữ “truyền giáo” theo ý nghĩa trực tiếp và thuần túy tôn giáo : rao giảng Tin Lành trực tiếp cho người khác không có nghĩa là mở trường ...
2. Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm.
Ðối với Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm, việc giáo dục đã được chú ý nhiều hơn, nhưng chỉ trong nội bộ giáo hội. Ngoài việc huấn luyện kiến thức Kinh Thánh và tôn giáo cần thiết cho cán bộ truyền giáo, chương trình giáo dục của giáo hội đã nhằm vào công cuộc đào tạo những kiến thức chuyên nghiệp khác như ấn loát, y tế, giáo dục ...
Nhưng chỉ gần đây giáo hội mới chú tâm nhiều vào việc mở trường học nhằm đào tạo kiến thức văn hóa tổng quát cho học sinh ở ngoài giáo hội. Nhờ con đường này, nhiều học sinh và gia đình của họ sẽ biết đến tôn chỉ của giáo hội. Tuy nhiên ý thức về tầm quan trọng của hình thức truyền giáo bằng văn hóa giáo dục vẫn chưa được phát triển đúng mức.
C. Những trung tâm sinh hoạt văn hóa khác.
Các nhà truyền giáo Tin Lành còn truyền đạo bằng những trung tâm sinh hoạt văn hóa đặc biệt. Hình thức truyền giáo này đã xuất hiện lần đầu với Trung tâm Sinh viên của ông P.Monet tại Hà Nội. Mãi sau này những Trung tâm sinh hoạt văn hóa tương tự mới được các nhà truyền giáo khác áp dụng nhưng kỹ thuật điều hành đã không giống với quan niệm của ông P. Monet.
1. Hội Tin Lành Việt Nam.
Người ta có thể coi những phòng sách trong Hội Tin Lành Việt Nam như một hình thức trung tâm sinh hoạt văn hóa nhằm mục đích truyền giáo. Từ năm 1936, Hội Tin Lành Việt Nam đã thành lập nhiều phòng sách tại Hà Nội, Hải Phòng, Ðà Nẵng, Tam Kỳ, Nha Trang, Sài Gòn, Vĩnh Long, Cần Thơ. Ðây là những tổ chức đại lý để chứa, bày bán hay phân phối các sách báo Tin Lành và cũng là nơi dân chúng có thể đến đọc tại chỗ những tài liệu về Tin Lành giáo. Hiện nay phòng sách Tin Lành Sài Gòn còn nhận mua giúp độc giả một số sách vở và nhiều văn hóa phẩm khác có tính cách tôn giáo từ ngoại quốc, nhất là từ Hoa Kỳ.
Nhưng những trung tâm sinh hoạt văn hóa chỉ được Hội Tin Lành Việt Nam thiết lập chính thức từ cuối năm 1961, khi phong trào thanh niên trong giáo hội được chấn hưng. Trung tâm huấn luyện thanh niên Tin Lành Sài Gòn đã tổ chức nhiều sinh hoạt văn hóa như thư viện phòng âm nhạc, sân chơi và nhiều lớp học Anh ngữ...
Hiện nay danh hiệu chính thức của Trung tâm là “Trung Tâm Truyền Giáo Thanh Niên và Trường Anh Ngữ Good News”. Trong thực tế hầu như chỉ có hoạt động của Trường Anh Ngữ Good News là đáng kể. Từ khi trưòng bắt đầu hoạt động qui mô vào tháng 7-1963 đến cuối tháng 10-1966, 12 khóa học Anh ngữ liên tiếp được tổ chức. Mỗi khóa học kéo dài chừng hai tháng và thâu nhận khoảng 600 học viên với 8 học trình khác nhau. Cho đến cuối năm 1966, số học viên theo học trường Anh Ngữ Good News đã lên tới 7.000 người thuộc đủ thành phần xã hội và lớp tuổi. Nhưng học viên thanh thiếu niên chiếm đa số.
Những khóa học này nhằm hai mục đích rõ rệt : dậy Anh ngữ và truyền đạo. Mỗi giờ học kéo dài 80 phút : 20 phút đầu được dành để truyền đạo cho học viên bằng cách giáo sư giải thích Kinh Thánh cho học viên và dậy những bài Thánh Ca Tin Lành ... Trong khi học Anh ngữ, học viên phải dùng những loại sách song ngữ (Việt-Anh) mà nội dung là những đoạn Kinh Thánh hay những câu chuyện phổ biến tinh thần Tin Lành.
Từ khi khai giảng, Trường Anh Ngữ Good News đã thâu hoạch được những kết quả truyền giáo cụ thể với 15 học viên chịu báp têm và 150 người khác sẵn sàng tin nhận Ðấng Christ.
Ngoài hoạt động giảng dậy Anh ngữ, Trung tâm sinh hoạt văn hóa này còn phụ trách một lớp Kinh Thánh hàm thụ bằng Anh ngữ và Việt ngữ. Tại phòng hội của Trung tâm, vào mỗi tối thứ bảy, các nhà truyền giáo đều tổ chức diễn thuyết hay chiếu phim cho giới thanh niên sinh viên học sinh trong vùng Sài Gòn.
Sau Sài Gòn, Hội Tin Lành Việt Nam và Hội Liên Hiệp cũng đã thiết lập những trung tâm sinh hoạt văn hóa tương tự. Ðầu năm 1964, các nhà truyền giáo đã tổ chức một Trung tâm văn hóa tại Cần Thơ. Sau đây là một vài hoạt động của Trung Tâm Cần Thơ theo lời tường thuật của mục sư H.M. Collins:
“Khi vừa đến thành phố, người ta tới tấp yêu cầu chúng tôi dậy Anh ngữ. Chúng tôi do dự vì không muốn mắc kẹt vào chương trình giáo dục có thể làm cản trở việc truyền giáo. Tuy nhiên, khi những tiện nghi đã được chuẩn bị xong, dưới sự hướng dẫn của Chúa, chúng tôi liền mở chương trình dậy Anh ngữ phối hợp với sinh hoạt thanh niên. Nhờ đó, chúng tôi hiểu biết được từng thanh niên và làm bạn với họ, ngõ hầu chúng tôi có thể chuyện trò với họ về Jêsus. Mỗi chiều thứ tư, chúng tôi tổ chức một buổi nói chuyện bằng song ngữ cho các học viên và cho thân hữu của họ. Mỗi tháng hai lần, thanh niên trong chi hội địa phương đến điều khiển chương trình này để có thêm kinh nghiệm lãnh đạo tập thể, như điều khiển thánh ca và những nhóm bàn luận (39)” .
Công tác truyền giáo bằng các lớp giảng dậy Anh ngữ này đã dần dần bành trướng sang nhiều nơi khác như Ðà Nẵng, Nha Trang, Ðà Lạt... Ðây là hình thức truyền giáo khá phổ biến hiện nay để thích ứng với nhu cầu học Anh ngữ của nhiều người. Ðây là chứng từ hùng hồn của Mục sư Vĩ Úc Lương:
“Giới thiệu Tin Lành qua các lớp học Anh ngữ rất có hiệu quả. Trong giờ kể truyện tích vào mỗi chiều thứ sáu, khi dùng các thị cụ để giảng dậy Kinh Thánh, cô Hartson có nhiều dịp thuận tiện nói đến chân lý trong các lớp Anh ngữ thường lệ. Chẳng hạn trong một bài học, người ta đã dùng những từ ngữ “body, soul, spirit” để giới thiệu về Chúa Ba Ngôi Vị. Sau lớp học người ta có cơ hội làm quen nhiều so với thanh niên khi chú ý lắng nghe những vấn đề của họ và làm chứng cho họ biết rằng uy quyền của Chúa sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của họ (40)”.
2. Các giáo hội Tin Lành khác.
Trong khi Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm ít chú trọng đến hình thức truyền giáo qua những Trung tâm sinh hoạt văn hóa, thì Giáo Hội Mennonite và Báp tít lại để ý đặc biệt đến cách thức truyền giáo này.
Giáo Hội Tin Lành Mennonite đã tổ chức hai Trung tâm sinh hoạt văn hóa tại Sài Gòn và Gia Ðịnh gồm những lớp dậy Anh ngữ, các phòng học riêng và thư viện. Tại Gia Ðịnh, giáo hội tổ chức một ký nhi viện buổi sáng và một trường tiểu học sơ cấp.
Giáo Hội Tin Lành Báp tít cũng có những sinh hoạt tương tự tại Ðà Nẵng, Sài Gòn và Gia Ðịnh...
Ngoài ra nhiều nhà truyền giáo cũng mở những lớp dậy Anh ngữ tư gia với mục đích truyền giáo trong khi tiếp xúc và làm quen với học viên và gia đình của họ.
D. Những Lớp Học Kinh Thánh Hàm Thụ.
Từ lâu các nhà truyền giáo Tin Lành đã tổ chức những lớp học Kinh Thánh truyền đạo bằng phương pháp hàm thụ. Hiện nay hầu hết các giáo hội Tin Lành tại Việt Nam đều có một hay nhiều lớp Kinh Thánh hàm thụ dành cho người Việt hay cho nhiều ngoài kiều khác tại Việt Nam.
1. Hội Tin Lành Việt Nam.
Ông Hoàng Trọng Thừa là tín đồ Tin Lành Việt Nam đầu tiên theo học Kinh Thánh bằng phương pháp hàm thụ. Nhưng về sau trong Hội Tin Lành Việt Nam, phương pháp truyền giáo này phát triển chậm.
Mục sư B.R. Houck đã có sáng kiến tổ chức một lớp học Thánh Kinh Ðịa Dư Tân Ước Hàm Thụ vào khoảng tháng 7-1951 tại Nha Trang. Tiếp theo đó, nhiều cơ quan trọng Hội Tin Lành Việt Nam đã tổ chức những lớp Kinh Thánh hàm thụ khác nhau (hầu hết trụ sở tại Sài Gòn) như Phòng Sách Tin Lành Sài Gòn (từ tháng 7-1966, lớp “Sự Sáng Của Sự Sống”), Ban phát thanh Tin Lành tại NhaTrang (đã tổ chức ba loạt chương trình), Ban biên tập tạp chí “Hừng Ðông” (từ năm 1959), ông bà Paul Contento (lớp Kinh Thánh hàm thụ Emmaus, 1962) Trung tâm truyền giáo thanh niên Sài Gòn (Cộng tác với đoàn truyền giáo Ðông Dương, Thánh Kinh Học Hiệu).
2. Các giáo hội Tin Lành khác.
Bộ Tiếng Nói Hy Vọng của Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm phổ biến một chương trình giảng dậy Kinh Thánh hàm thụ từ năm 1948. Mục sư Phạm Thiện làm giám đốc điều hành và ông Lê Toàn Thơ làm giáo sư phụ trách việc sử bài cho học viên. Bộ Tiếng nói hy vọng đã cho phổ biến ba chương trình liên tiếp : 1948-1953, 1953-1965, 1965 đến nay. Loạt bài thứ ba (Con Ðường Sống) hiện đang dược phổ biến mạnh mẽ bằng cả hai thứ tiếng Việt và Anh.
Hội Tin Lành Mennonite chỉ có một chương trình Kinh Thánh hàm thụ bằng Anh ngữ tên là Way to life. Ban Giám đốc của chương trình này làm việc tại Harrisonburg, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ. Hội Thánh Ðấng Christ cũng tổ chức lớp Kinh Thánh hàm thụ bằng Việt và Anh ngữ.
3. Tổ chức một lớp Kinh Thánh Hàm Thụ.
Thường thường các giáo hội đều tổ chức nhữnhg lớp Kinh Thánh hàm thụ tương tự nhau dưới quyền điều khiển của một Ban Giám đốc. Ban Giám đốc này gồm ít nhất một vị giám đốc kiêm hiệu trưởng và một giáo sư phụ trách liên lạc, soạn và sửa bài cho học viên cùng một thơ ký đảm nhiệm việc làm thẻ học viên, gửi và nhận bài cùng theo dõi các học viên qua hệ thống liên lạc bưu điện.
Khi có một học viên, Ban Giám đốc sẽ làm thẻ học viên và gửi mấy bài học đầu tiên kèm theo những tài liệu và chỉ dẫn cần thiết cho mỗi học viên. Sau khi hoàn trả ban giám đốc loạt bài đầu, học viên sẽ lần lượt nhận được các bài học tiếp theo : thường thường học viên phải trả lời (điền khuyết, sửa lại cho đúng ...) những câu hỏi đã được đặt sẵn. Ban Giám đốc sẽ gửi lại mỗi bài sau khi sửa chữa. Học viên không phải mất học phí trừ tiền tem gởi trả lại bài cho Ban Giám đốc.
Trong trường hợp học viên chậm trễ hay gián đoạn việc học, Ban Giám đốc sẽ gửi những thẻ điều tra để theo dõi, nhắc nhở và khuyến khích học viên cố gắng hoàn tất chương trình. Nhờ các chi tiết và tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ (đôi khi tôn giáo) do học viên cung cấp. Ban Giám đốc có thể đến tận nhà thăm viếng học viên và gia đình của họ, đồng thời giúp họ hiểu thâm bài học, nhất là gây thiện cảm với họ và dần dần chính phục họ tin nhận đạo.
Học viên có thể được thâu nhận bằng nhiều cách khác nhau, có khi do một tín đồ giới thiệu, có khi chính học viên tự tìm đến cơ quan phụ trách chương trình hàm thụ; nhưng phần đông học viên đã biết và ghi học những lớp Kinh Thánh hàm thụ nhờ đọc những sách nhỏ dùng làm truyền đạo đơn. Trong mỗi sách nhỏ, thường có một phần kêu mời người đọc tham dự một lớp Kinh Thánh hàm thụ. Người đọc chỉ việc điền vào một vài chi tiết lý lịch cá nhân và gửi về cơ quan phụ trách qua bưu điện. Một thời gian ngắn, người đọc sẽ được làm thủ tục theo học.
Những tài liệu kèm theo các bài học hàm thụ gồm một cuốn sách trong Kinh Thánh (thường là sách Tin Lành) và mấy tờ giấy giải thích những danh từ khó hiểu trong tài liệu và trong bài học. Hiện nay nhiều lớp Kinh Thánh hàm thụ có khuynh hướng dùng sách Tin Lành Giăng làm tài liệu học tập căn bản.
Mỗi học viên theo học đầy đủ chương trình và được điểm trung bình sẽ được Ban Giám đốc cấp văn bằng tốt nghiệp (được gỏi một cách kín đáo cho học viên hay được tổ chức công khai). Một vài chi tiết đáng chú ý là trước khi cấp phát văn bằng tốt nghiệp, trong bài học cuối cùng, Ban Giám đốc thường hướng dẫn học viên bày tỏ thái độ tín ngưỡng mà Ban Giám đốc mong muốn là chấp nhận tín điều của giáo hội và gia nhập đoàn thể tín đồ trong giáo hội.
4. Phân tích cụ thể.
Ðể trình bày vấn đề một cách cụ thể, chúng tôi phân tích mẫu bài Kinh Thánh hàm thụ “Sự Sáng của Sự Sống” của Hội Tin Lành Việt Nam và “Con Ðường Sống” của Hội Cơ Ðốc Phục Lâm.
a. Lớp Kinh Thánh hàm thụ “Sự Sáng của Sự Sống” gồm 24 bài với sách Tin Lành Giăng làm tài liệu học tập căn bản. Học viên được gởi từng 3, 4 bài học một lần. Loạt bài này được áp dụng từ tháng 7-1966 do mục sư Nguyễn Thanh Hằng điều khiển.
Mỗi bài học gồm một phần giải thích tổng quát về từng chương của sách Tin Lành Giăng. Học viên được yêu cầu nghiên cứu kỹ lưỡng một chương sách Tin Lành trước khi trả lời những câu hỏi giúp cho học viên thuộc và hiểu bài.
Trong phương pháp học bài vấn đáp này, học viên phải trả lời bằng cách điền khuyết cho hết một câu Kinh Thánh, hay trình bày lại một ý câu Kinh Thánh trích trong sách Tin Lành Giăng.
Trong bài số 10, đề tài được lựa chọn thuộc chương 9, sách Tin Lành Giăng : “Chữa người mù từ thuở sinh ra”. Trong phần lời dặn người ta thấy những câu hỏi như “Kinh Thánh dậy rằng bịnh tật đôi khi là kết quả của tội lỗi. Có phải đó là trường hợp của người mù từ lúc mới sinh ra ?”, “Khi Chúa Jêsus gặp người mù bị đuổi ra khỏi nhà hội, thì Ngài hỏi người điều gì ?”, “người mù đã trả lời ra sao ?. Có khi trong phần lời dặn, học viên được yêu cầu tìm xem có bao nhiêu chữ “Sự Sống, Sự Sáng”, “tin” đã được dùng trong một chương sách Tin Lành ....
Tiếp theo phần lời dặn là lời cầu nguyện thường nhằm mục đích khuyến khích học viên tin nhận đạo. Cuối mỗi bài học, trước khi gửi về Ban Giám đốc kiểm soát, học viên phải ghi lại số thẻ học viên, tên họ và địa chỉ của mình.
b. Lớp Kinh Thánh hàm thụ của Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm “Con Ðường Sống” đã áp dụng một kỹ thuật trình bày khác. “Con Ðường Sống” là loạt bài thứ ba gồm 27 bài được giáo hội phổ biến từ năm 1965 dành chung cho các học viên trong các địa hạt thuộc Hội Liên Hiệp Ðông Nam Á Cơ Ðốc Phục Lâm.
Bài học được nghiên cứu dựa vào khuynh hướng tâm lý và truyền thống văn hóa riêng biệt của các dân tộc trong vùng này. Ðề tài đều được trình bày thích hợp với những lập luận thông thường của các người dân trong vùng. Vì các dân tộc Ðông Nam Á chịu khá nhiều ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa và Aán Ðộ, các nhà truyền giáo thường soạn bài học với những ý niệm quen thuộc của dân chúng trong vùng, như Thượng đế, Trời, hiếu thảo, trung tín, lễ nghĩa ... Trong khi dẫn chứng nhà truyền giáo cũng thường lấy những thí dụ trong khung cảnh sinh hoạt thường nhật của người dân Ðông Nam Á.
Bài học bắt đầu đặt vấn đề thắc mắc của con người đi tìm an ninh cho cuộc đời mình. Muốn tìm được an ninh chân thực, chỉ có tìm biết Chúa, tin Ngài, nhận Ngài, tuân giữ những giới luật mà Ngài ban bố, con người mới đi đúng đường.
Loạt bài này không xử dụng một tài liệu riêng biệt nào cả. Nhưng người soạn chú ý giải thích các vấn đề đặt ra theo tinh thần của Kinh Thánh và thỉnh thoảng mới trích dẫn nguyên văn câu Kinh Thánh.
Mỗi bài học gồm trước nhất phần giải thích: học viên đọc và hiểu kỹ lưỡng phần này rồi tự giải đáp những câu hỏi được đặt ra trong phần kiểm hạch. Mỗi lần kiểm hạch, học viên phải ghi lại tên họ và địa chỉ của mình. Tờ kiểm hạch được xé rời và hoàn gởi cho Ban Giám đốc. Học viên giữ lại luôn phần giải thích. Sửa chữa xong phần kiểm hạch, ban Giám đốc sẽ gửi trả lại học viên đồng thời kèm thêm 3 bài học kế tiếp.
5. Một vài kết quả.
Những lớp học Kinh Thánh hàm thụ cũng đem lại một số kết quả tốt đối với mục đích của mỗi giáo hội.
a. Ban Giám đốc lớp Kinh Thánh hàm thụ “Sự Sáng của Sự Sống” tường trình những sự kiện sau đây:
“Ðây cũng là một phương thức truyền giảng Tin Lành rất hiệu quả. rất nhiều người tham gia lớp học này, đa số là học sinh, quân nhân rồi đến công tư chức và đủ giới đồng bào, kể cả các can phạm ở Trung tâm cải huấn ...”.
“Từ tháng 7-1966 đến nay có 1.308 người xin học (theo tờ quyết định gởi về bóc ra từ các thứ sách chứng đạo của nhà in Tin Lành hoặc từ quyển Thánh Giăng của Hội Biếu Tặng Kinh Thánh PTL”.
“Số người tin Chúa là 1.333 người (tổng cộng số tờ quyết định là 2.040. Trong số ấy có người xin học, có người ghi tin Chúa, có người ghi cả hai khoản”.
“Hiện có 44 người đã học xong 24 bài. Cóù những bức thư tỏ lòng thành thật tiếp nhận Chúa và vui mừng học tập lời Ngài, lời lẽ rất cảm động. Xin cầu nguyện cho lớp học này và giới thiệu cho nhiều người tham dự (41)”.
b. Trong khi đó, hai loạt bài Kinh Thánh hàm thụ đầu tiên của Hội Cơ Ðốc Phục Lâm đã thu hút chừng 50.000 học viên (từ 1948 đến 1965). Riêng loạt bài “Con Ðường Sống” từ năm 1965 đã có 3.500 người ghi danh theo học. Theo Mục Sư Phạm Thiện, số người tỏ thái độ tin nhận đạo nhờ lớp Kinh Thánh hàm thụ được chừng 30% cho mỗi khóa.
E. Những Hoạt Động Truyền Thông Văn Hóa Khác.
Các nhà truyền giáo cũng xử dụng nhiều phương tiện truyền thông văn hóa khác như truyền thanh, truyền hình và điện ảnh.
1. Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam.
Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam bắt đầu chương trình truyền đạo bằng cách truyền thanh vào năm 1951. Khi đó dưới quyền điều khiển của Mục sư C.E. Travis và B.R. Houck, một Ban Phát và Thâu Thanh được thiết lập trước hết tại Nha Trang.
Ban này có nhiệm vụ soạn thảo và thâu thanh chương trình truyền đạo rồi gửi phát qua hệ thống “Hội Phát Thanh Tuyên Truyền Tin Lành tại Viễn Ðông” tại Manille, Phi Luật Tân. Trong những năm đầu tiên, việc phát thanh truyền đạo chỉ được thực hiện qua hệ thống này mà thôi. Nội dung chương trình phát thanh gồm một bài giảng thuyết phần tin tức và trình bày thánh ca bằng Việt ngữ.
Ngay từ năm 1951, Ban quản trị hỗn hợp Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam đã quyết định thành lập chính thức một Ban Thâu Thanh gồm Mục sư Lê Văn Thái và Mục sư C.E.Travis. Tại mỗi địa hạt, vị mục sư chủ nhiệm của Hội Liên Hiệp và hai mục sư trong Hội Tin Lành Việt Nam cổ động các mục sư truyền đạo viết bài giảng để gởi về Ban Thâu Thanh trung ương. Những bài giảng này lâu 15 phút thường trình bày Tin Lành giáo theo một chủ đề rõ rệt và kết thúc bằng mấy lời cầu nguyện vắn tắt.
Một thời gian sau, việc phát thanh lại được cải tổ và trao lại cho một Ủy Ban Phát Thanh do Mục sư Trần Xuân Hỉ làm Trưởng ban (Mục sư Phạm Văn Năm, Phó Trưởng ban, Mục sư Phan Duy Hinh giảng viên, Mục sư Nguyễn Văn Long chuyên viên thâu thanh và Mục sư B.R.Houck cố vấn). Nhưng công việc vẫn không được tiến hành đều đặn, mặc dầu năm 1955, Hội Tin Lành Việt Nam trao cho Mục sư Nguyễn Kim Ngân tổ chức hẳn một phòng thâu thanh tại Gia Ðịnh và lo soạn thảo các bài giảng cho chương trình phát thanh.
Năm 1961, cùng với lễ khánh thành Thánh Kinh Thần Học Viện, Hội Tin Lành Việt Nam đã khánh thành một phòng vi âm được trang bị máy móc đầy đủ để dùng làm cơ sở thường trực điều khiển chương trình phát thanh truyền đạo.
Trong dịp này, mục sư Phạm Văn Năm đã nhấn mạnh đến hoạt động truyền giáo bằng cách phát thanh như sau:
“Vậy sự rao giảng Tin Lành bằng các làn sóng điện do các đài phát thanh phát ra là một trong những phương tiện mà Ðức Chúa Trời đã cho các nhà khoa học phát minh trong thế kỷ XX này để giúp chúng ta là các đầy tớ Chúa đem Tin Lành khắp các nơi trên mặt đất trước ngày chung kết đời. Chúng ta có biết chăng?”.
Trình bày về lược sử, tổ chức và hoạt động cùng tình hình của công cuộc phát thanh truyền giáo, ông tiếp:
“Vì sự cần yếu của phát việc thanh nên mặc dù Hội Thánh chưa có đài phát thanh riêng biệt như vài nước đã có, nhưng Hội Truyền Giáo đã giúp Hội Thánh Tin Lành Việt Nam xây một phòng ghi âm Tin Lành tại Gia Ðịnh từ năm 1955 để ghi âm các chương trình rao giảng Tin Lành vào các băng nhựa gởi đi các đài phát thanh như đài Maní, Sài Gòn, Ðà Lạt, Nha Trang, Huế để rao giảng chân lý của Chúa hằng ngày hoặc hằng tuần. Và bây giờ phòng ghi âm Tin Lành đã rời ra tại cơ sở Thần Học Viện Tin Lành Nha Trang đây”.
“Tại đây chúng tôi nên ghi ơn chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa đã vui lòng dành riêng cho Tin Lành giáo của Chúa một thì giờ trong chương trình hàng tuần của các đài phát thanh trên lãnh thổ Việt Nam để rao giảng Tin Lành cách nhưng không, mà các nơi khác phải tốn kém một số tiền khi muốn rao giảng Tin Lành như vậy. Từ năm 1955 đến nay các tôi tớ Chúa đã đổ tâm lực vào việc giảng Tin Lành trong phòng ghi âm như cố Mục sư Nguyễn Kim Ngân, và Mục sư Nguyễn Văn Long chuyên viên ghi âm. Mục sư Phan Duy Hinh và vài mục sư khác hiệp nhau soạn các bài giảng luận về giáo lý cách linh động. Và trong thời gian ấy các vị Giáo sĩ Travis, Revelle, Houck đã tận tâm cố vấn giúp đỡ mọi phương tiện ...”.
“Ngoài ra các buổi phát thanh về giáo lý, Ban Phát Thanh cũng có tổ chức một lớp dậy Anh - Mỹ ngữ học với mục đích góp phần giúp đỡ về văn hóa trong lúc các thanh niên có cần. Bài dậy Anh ngữ được phát thanh trên các đài Maní, Ðà Lạt, Nha Trang”.
“Ban ước ao sẽ phát thanh Tin Lành trên nhiều đài phát thanh và nhiều phòng thông tin trên lãnh thổ Cộng Hòa Việt Nam. Hiện nay việc hàng ngày của phòng ghi âm này là lo soạn 5 chương trình phát thanh Tin Lành trên 5 đài phát thanh và 12 chương trình để dùng trong các phòng thông tin”.
“Mỗi tuần có 15 giờ phát thanh và số người gnhe có thể nghe ước lượng 10 triệu người. Hàng tuần Ban phát thanh cũng gởi thơ để cắt nghĩa cho một số đồng bào muốn biết chân lý (42)”.
Từ tháng 4-1963, Ban phát thanh Tin Lành cho phổ biến một loại truyền đạo đơn để gửi tặng các thính giả. Truyền đạo đơn này có 4 trang lớn gồm một bài giảng thuyết, một bài giải đáp thắc mắc, một hộp thơ thính giả và một lá thơ ngỏ gửi thính giả. Ban phát thanh còn phụ trách một lớp Kinh Thánh Hàm Thụ.
Hiện nay, Ban phát thanh do Mục sư Trần Văn Ðê làm giám đốc, Mục sư B.R. Houck cố vấn kỹ thuật, Mục sư Trần Trọng Thục biên tập viên, truyền đạo Lê Ðình Ân và một số cộng tác viên khác chuyên xếp đặt và thâu thanh các chương trình.
Mỗi tuần, Ban phát thanh soạn thảo một chương trình 30 phút và một chương trình 15 phút. Chương trình 30 phút được phát thanh suốt tuần trên 15 đài khác nhau trong nước. Còn chương trình 15 phút được phát thanh qua đài Maní mỗi ngày 2 lần (sáng và tối).
Mỗi ngày Ban phát thanh nhận được từ 10 đến 20 lá thư do thính giả gửi về. Tổng số thư từ Ban phát thanh gửi đi trong năm 1966 là 1.367 chiếc. Số học viên lớp Kinh Thánh hàm thụ gồm 430 người. Số sách gởi tặng thính giả là 4.910 cuốn. Số người tin đạo liên lạc với Ban là 80 người. Số thính giả chương trình phát thanh Tin Lành có chừng 150.000 người (43).
Các nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam chỉ mới bắt tay hoạt động truyền đạo bằng điện ảnh trong những thời gian gần đây. Từ lâu các nhà truyền giáo cũng chiếu những phim ảnh, nhưng chỉ hoàn toàn trong nội bộ của giáo hội nhằm giáo dục ý thức truyền giáo cho tín đồ ...
Từ hơn hai năm nay, các nhà truyền giáo đã cố gắng phát triển hình thức truyền giáo này trong một chương trình phối hợp. Theo phúc trình thường niên của Mục sư Livingston về công việc truyền giáo trong quân đội, hiện nay Hội Liên Hiệp có một phim viện gồm chừng 30 cuốn phim giá trị hầu hết có tính cách truyền giáo, kể lại những truyện tích Kinh Thánh hay những hoạt động truyền giáo tại nhiều nơi. Phim viện này được tổ chức nhờ sự tài trợ của Nha Tuyên úy Tin Lành Hội Tin Lành Việt Nam và của Trung tâm Sinh Hoạt Thanh Niên Sài Gòn. Các nhà truyền giáo đang lo chuyển âm Việt ngữ cho những phim này.
Các nhà truyền giáo sẽ phối hợp với Hội PTL đem phim đi chiếu truyền giáo tại các doanh trại, khám đường, trung tâm chiêu hồi, bệnh viện, trại giáo hóa, trường học ...
Ngày 27-7-1967, chúng tôi đã đích thân tham dự chương trình truyền đạo bằng phim ảnh tại trại giáo hóa thiếu nhi phạm pháp Thủ Ðức cùng với Mục sư Livingston, Nguyễn Hữu Khanh và hai vị truyền đạo Việt Nam khác. Trong khi chiếu phim, Mục sư Nguyễn Hữu Khanh vừa giải nghĩa phim vừa giảng thuyết Tin Lành giáo và nhấn mạnh vào việc cải hóa đời sống thiếu nhi bằng niềm tin vào Kinh Thánh và sự cứu rỗi của Ðấng Christ.
Phim viện này cũng cho nhiều cơ quan Tin Lành khác mượn phim với thời hạn nhất định. Phim viện vẫn tiếp tục được cải tiến để tập trung hoạt động nhiều nhất cho quân nhân tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung và tại Tổng Y viện Cộng Hòa vào thứ bảy và chủ nhật mỗi tuần. Ban truyền đạo bằng phim ảnh chỉ đến hoạt động tại nhiều nơi khác mỗi tháng một lần.
Về hoạt động truyền giáo bằng truyền hình, chúng tôi chưa thấy các nhà truyền giáo này xử dụng tại Việt Nam hiện nay.
2. Các giáo hội Tin Lành khác.
Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm Việt Nam bắt đầu chương trình truyền đạo bằng cách phát thanh qua đài Ðà Lạt năm 1954. Mục sư Lê Hựu là xướng ngôn viên phát thanh đầu tiên trong giáo hội và còn tiếp tục phụ trách phần thuyết giảng cho đến nay.
Mục sư Stortz và Tiếng Nói Tiên Tri của Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm Hoa Kỳ đã giúp Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm Việt Nam xây cất và trang bị một phòng vi âm tối tân tại Gia Ðịnh. Tổ chức phát thanh của Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm nằm trong hệ thống Bộ Tiếng Nói Hy Vọng do Mục sư Phạm Thiện giám quản. Ban phát thanh trực tiếp điều hành công việc, ngoài Mục sư Lê Hựu, còn có ông Lê Toàn Thơ, rồi ông Tạ Ngọc Minh làm phụ tá.
Chương trình phát thanh 30 phút được phổ biến trên 14 đài trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Nội dung chương trình gồm phần giới thiệu, trình diễn thánh ca, giảng thuyết về giáo điều, Kinh Thánh ... Chương trình Tiếng Nói Tiên Tri cũng được phát thanh bằng Anh và Hoa ngữ tại Sài Gòn.
Giáo hội Tin Lành Mennonite phát thanh một chương trình bằng Anh ngữ trên đài Sài Gòn vào mỗi sáng chủ nhật, trong khi Giáo Hội Tin Lành Báp tít đã thành lập một Ủy Ban vô tuyến truyền thanh và truyền hình do mục sư Peyton Moore điều khiển nhưng vẫn chưa làm gì đặc biệt trong thực tế.
Về công việc truyền hình và điện ảnh, hầu hết các giáo hội Tin Lành khác đã không tận dụng vào mục đích truyền giáo ... (44).
G. Truyền Giáo Bằng Thi Ca.
Ngoài những hình thức truyền giáo vừa kể, các nhà truyền giáo còn dùng thi ca, một khuynh hướng sở trường bình dân của dân Việt và dân Thượng, làm phương tiện truyền giáo. Ðối với Tin Lành giáo, việc dùng thi ca còn bắt nguồn từ trong Kinh Thánh: những tín đồ Do Thái giáo (Ðạo cũ), nhất là trong thời David, Salomon đã ca ngợi Thượng Ðế bằng thi ca. Trung thành với Kinh Thánh, các nhà truyền giáo cũng muốn đem thi ca vào những sinh hoạt tôn giáo.
1. Thích ứng với năng khiếu thi ca.
Từ khi mới vào Việt Nam, các nhà truyền giáo đã dùng thi ca để lôi cuốn dân chúng tụ tập và nghe giảng đạo. Thi ca thường có sức hấp dẫn, truyền cảm và làm cho tâm tình con người có thể trở nên bình thản dịu dàng hơn.
Theo nhận xét của ông P.Monet. Việt ngữ khi nói lên đã là một lời ca, vì có nhiều giọng trầm bổng liên tục khác nhau. Rồi chính nền âm nhạc Việt Nam với hệ thống ngũ cung đã biểu lộ nhiều sắc thái khác với nền âm nhạc Tây phương. Theo ông trong giờ phụng tự Tin Lành, các tín đồ thường xử dụng phong cầm của Tây phương. Vì thế có những người nghĩ rằng phải hát đệm với phong cầm mới bày tỏ được tâm tình tôn phụng chính đáng, còn hát với nhạc khí Việt Nam thì không thích hợp với tinh thần Tin Lành, quan niệm này đã làm cho một số người không muốn tin nhận đạo.
Theo ông, một số nhà truyền giáo đã chú ý đặt dấu hát với một độ cao thích hợp với âm điệu Việt ngữ, nhưng nhiều nhà truyền giáo đã phiên dịch những lời hát Anh ngữ sang Việt ngữ một cách vụng về làm cho người khác chỉ nghe thấy những giọng điệu Anh ngữ phụ họa với tiếng phong cầm trong khi các tín đồ đang hát bằng Việt ngữ.
Ông P.Monet luôn chủ trương tránh những trường hợp lố bịch phải hát sai cả dấu Việt ngữ để theo giọng nhạc. Làm như thế người muốn tin đạo sẽ không có cảm tưởng phải từ bỏ những khuôn khổ và truyền thống văn hóa quen thuộc của mình để theo một tôn giáo ngoại lai phản lại quê hương dân tộc. Những bài ca bình dân đúng ra phải là những phương tiện truyền giáo có nhiều hiệu quả nhất. Về vấn đề này, ông P.Monet nhận định :
“Người Annam rất ưa thích ca hát; những người bình dân đều thích học thuộc lòng những bài ca để họ ngâm nga lúc sắp ngủ nghỉ hay khi nằm đò đưa trên võng ... Những bài ca Annam, với lời thơ Annam, phổ nhạc Annam, sẽ truyền lan như một vết dầu loang giới thiệu lời của Chúa. Chúng tôi cố gắng sáng tác một số bài hát đơn sơ vừa có văn vẻ tư tưởng Annam vừa có giá trị truyền thụ làm cho người hát hay người nghe hát những bài đó hiểu được những yếu tố căn bản của Cơ Ðốc giáo” (45).
Nhiều nhà truyền giáo Việt Nam tiên khởi đã biết phổ biến những ý tưởng Kinh Thánh hay những câu chuyện Kinh Thánh bằng hình thức thi ca.
Nguyệt san Thánh Kinh Báo trong Hội Tin Lành Ðông Pháp từ 1931 đã có mục dành riêng cho “Thi ca Tin Lành”. Mục sư Phan Ðình Liệu đã từng phụ trách mục này rất lâu. Ông sáng tác nhiều thi phẩm gồm đủ hình thức tứ tuyệt, thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú, song thất lục bát để mô diễn tư tưởng và đề tài Kinh Thánh.
Trong khi giảng thuyết, nhiều mục sư Việt Nam, nhất là Mục sư Phan Ðình Liệu, đã sáng tác những đoạn thơ xen vào các bài giảng để hấp dẫn sự chú ý của thính khán giả. Ðây là một bài thơ tứ tuyệt ngũ ngôn do ông Phán Ðình Liệu sáng tác để diễn dịch đề tài trong sách Tin Lành Luca, chương 13 câu 34:
Gà me kêu túc túc
Gà con chạy nhúc nhúc
Mẹ trương cánh ấp con
Con kiếm đường con rúc (46).
Trong việc truyền giáo nhiều nhà truyền giáo đã thường dùng phần thánh thi trong Kinh Thánh để giúp dân chúng học hiểu và dùng trong những buổi nhóm thờ phượng.
2. Vấn đề thánh ca Tin Lành giáo.
Ðịa vị quan trọng của thi ca trong việc truyền giáo và trong những hoạt động thuần túy phụng tự được chứng minh rõ rệt hơn nếu người ta phân tích việc xử dụng thánh ca Tin Lành hiện nay.
a. Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam.
Một số nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp đầu tiên tại Hà Nội đã cùng với một vài tín đồ Việt Nam phiên dịch sang Việt ngữ lời Anh ngữ của nhiều bài thánh ca Tin Lành có tích cách quốc tế. Trong những năm 1929-1933, dưới quyền điều khiển của Mục sư W.C. Cadman, lời Việt ngữ của nhiều bài thánh ca đã được phổ biến. Nhà in Hội Tin Lành Ðông Pháp góp phần quan trọng vào công tác ấn hành những bài thánh ca này (thơ thánh có nốt đàn).
Ðể thích ứng với đà phát triển chung của xã hội, của ngôn ngữ, Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam đã thành lập một Ban Nhuận Chánh Thánh ca gồm các ông J.D.Olsen, Phan Ðình Liệu, Ông Văn Huyên, Vũ Văn Cư và Nguyễn Văn Vạn. (Những người có nhiều công trong việc đặt lời ca (sáng tác, hay phiên dịch) là các ông Nguyễn Châu Ân, Nguyễn Xuân Hảo, Lê Ðình Tươi, Nguyễn Văn Vạn, Ðặng Ðình Cư, Vũ Văn Cư, Nguyễn Long Giáp, Ông Văn Huyên, Phan Ðình Liệu, Cadman, Olsen, Carlson).
Năm 1948, Ban Nhuận Chánh lược khảo chừng 200 bài thánh ca. Ông Phan Ðình Liệu duyệt lại vần điệu và lời ca, ông Carlson sáng tác hay phiên dịch thêm một số bài mới, ông Vũ Văn Cư giảo âm. Năm sau, Ban này đã nhuận chánh xong 450 bài. Nhưng đến cuối năm 1950, giáo hội mới tổ chức lễ cung tiến Thánh ca tại Ðà Nẵng. Nhân dịp này Ban Nhuận Chánh đã tường trình công việc của họ làm (47).
Theo nhận xét của ông Vũ Ðức Nghiêm, mặc dầu Ban nhuận chánh đã làm việc cẩn thận và dùng nhiều loại từ điển Anh Hán để giúp công việc được chu đáo hơn, những bài thánh ca hiện nay vẫn còn nhiều điều phải sửa đổi (48).
Theo ông, những bài thánh ca này có nhiều chữ khó đọc, tối nghĩa, nặng nề, lủng củng vì dùng quá nhiều tiếng Hán Việt. Người ta đọc thấy những từ ngữ hay những câu như “Cúi xin Ðạo Thể ngự lai” (Thánh ca 1), “Bất dạ thành” (Thánh ca 339), “kỳ thánh vương nghi vệ” (Thánh ca 59), “hồi gia” (Thánh ca 168), “qui hương cố gia” (Thánh ca 341), “tử cung” trong câu hát “nhưng đâu khinh thị tử cung nữ trinh bần hàn” (Thánh ca 55). Còn rất nhiều từ ngữ khác khó hiểu và nặng nề như “y hư hưu tai”, “ô hô thiên”, “đây nầy bấy”, “kỳ hi”, “điền viên tương vu hề”, “hồ bất qui” ...
Nhiều tín đồ đã muốn sửa đổi những lời ca này cho thanh thoát giản dị hơn. Nhưng giáo hội vẫn chưa thấy có những phản ứng thích đáng.
b. Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm.
Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm đã chú ý đến vấn đề thánh ca từ lâu. Nhưng hầu hết trong nhiều buổi nhóm, các tín đồ đã dùng luôn cả những bài thánh ca với lời Anh ngữ. Sau nhiều năm sưu tập, phiên dịch sáng tác, Ủy Ban Thánh ca của giáo hội gồm các ông Lê Văn Khoa, Lê Toàn Thơ và một số cộng tác viên khác đã cho ấn hành cuốn “Thánh ca Cơ Ðốc với 273 bài năm 1963 (49).
Trong lời tựa của “Thánh ca Cơ Ðốc”, người ta đọc được những lời lẽ sau đây:
Âm nhạc đã và đương góp phần rất kiến hiệu vào việc thờ phương và cứu linh .... Những bản thánh ca Cơ Ðốc kết hợp với những tác phẩm tinh hoa trong nhạc nghệ của Hội Thánh tích lũy từ nghìn xưa phô diễn những tín điều, những tình cảm, những ước mơ tinh anh của dòng dõi thánh” (50).
II. Truyền Đạo Bằng Hoạt Động Xã Hội.
Các nhà truyền giáo cũng dùng những hoạt động xã hội như trung gian truyền đạo. Công tác và tổ chức xã hội đã tạo những điều kiện thuận lợi cho công cuộc truyền đạo. Nói cách khác những hoạt động xã hội tự nó không phải là những cố gắng truyền giáo nhưng có thể gây ảnh hưởng và tác dụng truyền giáo.
A. Những Hoạt Động Y Tế.
Trong một thời gian lâu dài Tin Lành giáo Việt Nam đã không có những tổ chức xã hội y tế trợ lực cho chương trình truyền giáo thực thụ, nhất là đối với các nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp (51). Tuy nhiên dần dần các hoạt động xã hội y tế đã được các nhà truyền giáo chú ý thực hiện như một cửa ngõ truyền đạo.
1. Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam.
Chúng tôi lần lượt phân tích những cơ sở và hoạt động y tế của Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam tại ban Mê Thuột, Nha Trang và Pleiku.
a. Bệnh viện phong cùi Eana.
Từ lâu trong khi truyền giáo tại vùng Ban Mê Thuột, ông bà mục sư G.H.Smith đã gặp nhiều Thượng dân bị bệnh cùi mà ít ai chú ý đến. Chính ông bà G.H.Smith đã vận động Hội Liên Hiệp thiết lập một bệnh viện cùi trong vùng này để săn sóc cho các Thượng dân.
Ðến năm 1950-1951, thể theo sáng kiến của ông bà G.H.Smith, Hội Liên Hiệp thiết lập một trại cùi tại Eana, một làng Thượng nghèo nàn xơ xác giữa núi rừng hoang vu ở 20 cây số Tây Nam thị xã Ban Mê Thuột. Trước đó chính quyền Pháp đã cố gắng thiết lập một trại cùi tại Ea-tour nhưng thất bại.
Ngay khi bệnh viện được thành lập, nhiều bác sĩ, mục sư và tín đồ Tin Lành trong cũng như ngoài nước đã tình nguyện đến phục vụ các nạn nhân cùi. Lúc đầu số bệnh nhân trong trại chỉ có chừng 50 người. Về sau khi số bệnh nhân gia tăng thì số người tình nguyện đến phục vụ họ cũng đông đảo hơn, trong số đó có ái nữ của ông bà Mục sư Huỳnh Kim Luyện (nhưng thiếu nữ này đã ngộ nạn tại vùng núi gần Ðà Nẵng trong một chuyến bay từ Hải Phòng đến Ban Mê Thuột).
Năm 1954, đáp lời yêu cầu của Hội Tin Lành Việt Nam, tổ chức xã hội Mennonite Central Commitee tại Hoa Kỳ đã cử một bác sĩ đến làm việc trong bệnh viện này. Nhà truyền giáo đầu tiên của Hội Liên Hiệp đến phục vụ trong trại cùi này là cô C.P. Schon, rồi đến cô M.R. Ade và một số cộng tác viên khác.
Năm 1960, những nhân viên phục vụ tại bệnh viện gồm có bác sĩ Ardel Vietti, các nữ y tá truyền giáo Lilian Amstutz, Olive Kings burg và các ông bà Archie Mitchell, ông bà Robert McNeel ... Trong năm nay công tác tu sửa và trang bị bệnh viện tốn kém chừng 14.500 Mỹ kim. Bệnh viện tiếp tục mở rộng những hoạt động y tế trong vùng. Năm 1963, bệnh viện đã phụ trách công tác y tế trong 7 chi nhánh chính và 7 chi nhánh phụ cùng 29 trạm phát thuốc.
Từ năm 1963, cơ sở bệnh viện Eana gồm 15 trại bệnh và nhiều tiện nghi phụ thuộc được đặt dưới quyền điều khiển của một giám đốc hành chánh (Mục sư Lê Khắc Cung), một giám đốc y tế (cô M. Ade) và hơn 30 nhân viên khác (52). Thường xuyên bệnh viện săn sóc cho chừng 3.000 bệnh nhân, trong số có 147 trường hợp nặng, 384 trường hợp nhẹ, và 1541 thân nhân của người bệnh cần được chích ngừa. Ngoài ra bệnh viện còn phải nuôi dưỡng chừng 1.500 thân nhân người bệnh và 125 trẻ em trong ký túc xá dưỡng nhi. Sau cùng bệnh viện đã tổ chức những công tác y tế lưu động trong vùng cho chừng 10 bộ tộc Thượng dân thuộc 4 tỉnh miền Tây Nguyên.
Chính trong khi săn sóc thân thể cho bệnh nhân, các cán bộ y tế truyền giáo sẽ truyền bá đạo của mình. Những buổi giảng thuyết truyền đạo được tổ chức cùng với những hoạt động y tế; nhà thờ và lớp học Kinh Thánh được thiết lập cùng với những trại bệnh.
Qua lời tường thuật của ông E.G. Long, người ta có thể hình dung những hoạt động y tế truyền giáo này:
“Ngày bệnh viện bắt đầu hồi sáng sớm. Chúng tôi phải lái xe chừng một tiếng rưỡi mới đến Plei Thoh. Bây giờ đang mùa mưa. Dường trơn tuồn tuột, đèo cao hun hút, bùn nước bắn tung tóe lên cả sàn xe chúng tôi. Các bệnh nhân đã đứng chờ sẵn khi chúng tôi tới nơi.
Trướt hết vị mục sư người Jơrai nói mấy lời đơn sơ vắn tắt về Tin Lành. Sau đó thuốc men và dụng cụ đủ loại mới được chuyển xuống để bắt đầu công tác ... (53)”
b. Những chương trình y tế khác.
Ðến khoảng cuối năm 1957, Hội Tin Lành Việt Nam đề cử một Ủy Ban Vận động thành lập dưỡng đường Tin Lành. Ủy Ban vận động tài chính cần thiết đồng thời tiếp xúc với tổ chức Mennonite central Commitee (MCC) nhằm thực hiện một chương trình y tế phối hợp (Hội Tin Lành Việt Nam và MCC). Kết quả là năm 1959, tổ chức MCC thỏa thuận cung cấp nhân viên y tế, dược phẩm và những dụng cụ y khoa và Hội Tin Lành Việt Nam lo xây cất cơ sở và điều hành về mặt hành chánh. Tuy vậy tổ chức MCC đã nhận tài trợ 50% phí khoản để xây cất một chẩn y viện tại Nha Trang với sự trợ giúp của Ủy Ban Cứu Tế Tin Lành Thế Giới.
Chẩn y viện Nha Trang - Theo chương trình dự liệu , Hội Tin Lành khởi công xây cất chẩn y viện từ năm 1959 và đã có thể hoạt động từ cuối tháng 8-1960. Năm 1961, chẩn y viện xây thêm một trại bệnh 17 giường.
Lúc đầu hoạt động của chẩn y viện đã được điều hành do một Ðoàn y tế lưu động. Năm 1961, Ðoàn đã đi thăm và phát thuốc cho 2.126 người trong vùng Vĩnh Xương, Diên Khánh và trong những trại định cư thuộc tỉnh Phước Long.
Chẩn y viện được điều hành do một Ban Quản trị hỗn hợp gồm đại diện của tổ chức MCC và Hội Tin Lành Việt Nam. Trong khi Hội Tin Lành Việt Nam chỉ định chừng hơn 20 nhân viên đến phục vụ trong chẩn y viện thì tổ chức MCC đã cử một số chuyên viên y tế đáng kể như các bác sĩ J.B. Dick, C.I. Yoder, Elnora Weaver, Kasselblad Marva cùng một số y tá khác ...
Công tác tuyên úy được trao cho mục sư Lê Khắc Chấn. Dưới sự hướng dẫn của mục sư tuyên úy, nhiều hoạt động truyền giáo song hành với những công tác y tế đã được thực hiện, như giảng thuyết, phân phát những sách Kinh Thánh và truyền đạo đơn. Ðây là một vài kết quả được thống kê:
Từ năm 1961 đến cuối năm 1964, nhờ cố gắng của chẩn y viện, 101.721 người được phát thuốc và thăm bệnh, 1.620 người được điều trị tại chỗ, 34.402 người nghe giảng thuyết, 606 người tin đạo và 15.900 cuốn sách được phát ra.
Hiện nay chẩn y viện đã được tổ chức qui mô và cải tiến với 41 giường bệnh và 30 giường cấp cứu.
Chẩn y viện Pleiku - Năm 1964, với sự tài trợ của nhiều cơ quan từ thiện Tin Lành ngoại quốc như Hoa Kỳ, Tây Ðức, Úc Châu và của cơ quan USOM tại Việt Nam, Hội Tin Lành Việt Nam đã xây cất một chẩn y viện thứ hai tại Pleiku. Ngoài ra trong chương trình thiết lập chẩn y viện này, ông Orie Miller và R. Lichti đã đóng góp một phần cố gắng quan trọng đặc biệt.
Việc điều hành chẩn y viện cũng do một Ban quản trị hỗn hợp của tổ chức MCC và Hội Tin Lành Việt Nam.
2. Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm.
Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm đã nhấn mạnh vào hoạt động y tế trong công cuộc truyền giáo. Năm 1955, giáo hội đã thiết lập tại Gia Ðịnh một cơ sở y tế quan trọng - Bệnh viện Cơ Ðốc - do sáng kiến của bác sĩ Erwin Winton. Nhiều bác sĩ khác thuộc Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm đã lần lượt đến phục vụ trong bệnh viện này, như các ông E.A. Brooks, R. Smith, D. Thorensen, A. Jones.
Giáo hội đã tổ chức những khóa huấn luyện để đào tạo các nhân viên y tế phục vụ trong chương trình do giáo hội hoạch định. Năm 1959-1960, Bệnh Viện Cơ Ðốc được cải tiến với 38 giường bệnh và được trang bị với nhiều phương tiện đầy đủ và tinh vi hơn. Hiện nay các bác sĩ F.A. Mote và Carlyle Welch được chỉ định điều khiển các hoạt động y tế của giáo hội tại Việt Nam. Giáo hội trù tính xây cất một bệnh viện mới với 125 giuờng tại Gia Ðịnh.
Ngoài những hoạt động y tế trong bệnh viện, giáo hội còn tổ chức nhiều công tác y tế lưu động khác trong các chi hội hay trong các địa phương thường. Ðó là những chiến dịch y tế riêng biệt thường kéo dài hàng tuần.
3. Các giáo hội Tin Lành khác.
Hội Cơ Ðốc Truyền Giáo WEC, do ông bà G.H. Smith sáng lập tại Việt Nam đã chú ý đến những hoạt động y tế truyền giáo trong miền Tây Nguyên.
Năm 1963-1964, ông G.H.Smith đã tìm được một biệt thự cũ do chính quyền Pháp để lại trên ngọn núi Bàná, Tây bắc thị xã Ðà Nẵng, ông đã cho sửa sang ngôi nhà này để dùng làm cơ sở cho một bệnh viện cùi do Hội của ông quản trị. Ông bà Yên đã được chỉ định trông coi việc sửa chữa cùng với nhiều bệnh nhân cùi từ Huế đến trợ lực.
Bệnh viện cùi BàNá đã được hoàn bị và duy trì với sự giúp đỡ của nhiều tổ chức xã hội từ thiện về phương diện như tiền bạc, dược phẩm, vật liệu và dụng cụ trang bị cũng như nhân viên y tế chuyên môn.
Ðối với các giáo hội Tin Lành khác, hoạt động truyền giáo bằng y tế chưa được phát triển nhiều, ngoài những cộng tác đặc biệt của giáo hội Tin Lành Mennonite với Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam.
B. Những Hoạt Động Xã Hội.
Những hoạt động xã hội của giới Tin Lành Việt Nam bắt đầu một cách khá chậm trễ so với tình trạng phát triển chung của Tin Lành giáo.
1. Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam.
Khoảng năm 1947, Hội Tin Lành Việt Nam đã cử hai nữ tín đồ đến thụ huấn về công tác xã hội trong một trường nuôi trẻ mồ côi tại Hà Nội do nữ bác sĩ Champagne điều khiển. Nữ bác sĩ đã hỏi trong dịp này Mục Sư Hội Trưởng Hội Tin Lành Việt Nam khi đó là ông Lê Văn Thái xem tại sao giáo hội của ông chưa thiết lập cô nhi viện. Ông Lê Văn Thái đã trả lời là giáo hội ông chưa đủ điều kiện nhưng chính ông vẫn quan tâm đến việc này luôn. Từ đó ông tìm cách vận động thành lập cô nhi viện.
Cơ hội thuận tiện đã đến vào năm 1951 khi hai nhà truyền giáo từ Hương Cảng đến Việt Nam tiếp xúc với mục sư Irwin và Stebbins. Hai vị mục sư này liền đem câu chuyện cô nhi viện ra bàn luận với hai nhà truyền giáo nọ đồng thời yêu cầu họ giúp đỡ dự án thành lập một cô nhi viện trong Hội Tin Lành Việt Nam. Mục sư Lê Văn Thái được biết câu chuyện và ông sẵn sàng tiến hành chương trình này.
Năm sau, ông K.J.R. Mills thuộc Hội Bảo Trợ Nhi Ðồng Cơ Ðốc Giáo, chi nhánh Hương Cảng, đã trợ cấp 301.000$ cho Hội Tin Lành Việt Nam để xây cất cô nhi viện. Sau 7 tháng việc xây cất cô nhi viện của Hội Tin Lành Việt Nam tại Nha Trang đã hoàn tất. Nhưng lễ khánh thành cô nhi viện chỉ được cử hành ngày 11-10-1953. Các tiện nghi và nhiều công tác tu bổ khác đã lần lượt thực hiện cho đến nay dành cho 250 cô nhi và học sinh nội trú cùng với chừng 400 học sinh ngoại trú.
Cô nhi viện chỉ nhận cho nội trú những trẻ em từ 4-8 tuổi, mất cả cha lẫn mẹ, cha mẹ các em phải có Việt tịch. Những em này phải có giấy chứng nhận của mục sư chi hội địa phương nơi các em cư ngụ, giấy chứng nhận này phải có nhà chức trách hành chánh địa phương thị thực. Ðến 16 tuổi các cô nhi đều phải xuất viện.
Các cô nhi hầu hết là con cái các vị mục sư truyền đạo, quân nhân hay tín đồ của giáo hội đã bị sát hại vì chiến tranh hay vì những tai nạn khác. Số cô nhi lúc đầu chỉ có 28 em (1953) đã tăng lên 90 (1959), rồi 235 (1962-1963). Hiện nay con số này còn gia tăng hơn nữa. Tổng số cô nhi đã nhập viện tính đến năm 1963 là 335 em.
Viện được quản trị do một Ban Giám đốc gồm một giám đốc tổng quát (Mục sư Lê Văn Thái) và nhiều cộng tác viên khác. Một Hiệu trưởng được đặc cử phụ trách trường trung tiểu học Bết-lê-hem do viện chủ trương. Về sinh hoạt trong viện, ngoài chương trình phụng tự và học hỏi Kinh Thánh hàng ngày hay hàng tuần, các cô nhi còn được huấn luyện về mặt văn hóa, chuyên nghiệp cùng tham gia nhiều sinh hoạt tập thể khác như vệ sinh, giải trí ...
Trong ý thức sơ khởi của các nhà truyền giáo sáng lập cô nhi viện, chủ định truyền giáo hầu như không được đặt ra. Các nhà sáng lập chỉ muốn thể hiện “tình yêu thương như lời Chúa dậy trong Kinh Thánh và xây dựng tương lai giáo hội cùng góp phần xoa dịu những đau khổ của con người”. Dầu vậy cô nhi viện đã có nhiều tác dụng truyền giáo trong việc đào tạo cô nhi trở thành những tín đồ có căn bản hay những cán bộ truyền giáo tài ba và tận tụy. Chỉ rất lâu về sau, cô nhi viện của giáo hội mới tiếp nhận những học sinh - không phải cô nhi - thuộc bất kỳ tôn giáo nào được theo học trường Bết-lê-hem của viện.
Về sau trong mấy năm gần đây, Hội Tin Lành Việt Nam đã chú ý đến việc thiết lập thêm những cô nhi viện để nuôi những trẻ em mất cha mẹ vì chiến nạn ..., chẳng hạn như cô nhi viện Bến Cát, Phú Thọ Hòa.
2. Các giáo hội khác.
Sau những cố gắng của Hội Tin Lành Việt Nam, người ta chú ý nhiều đến công tác xã hội của Hội Truyền giáo WEC (Cơ Ðốc Truyền Giáo Hội). Tháng 6-1962, Hội WEC xin được một thửa đất rộng rãi tại bãi biển Mỹ Khê gần ngay Ðà Nẵng để làm trụ sở xây cất một cô nhi viện.
Tháng 7-1962, Hội thu tập được chừng 33 cô nhi và tạm nuôi nấng các em trong nhà ngủ của Trường Kinh Thánh Ðà Nẵng vào dịp nghỉ hè. Cô nhi viện tạm thời này lúc đầu chỉ được tổ chức Children’s Home của chính Hội giúp đỡ về tài chánh, nhưng sau đó nhờ một cán bộ xã hội Tin Lành, tổ chức Christian Children’s Fund, Inc. cũng đóng góp vào chương trình tài trợ.
Tháng 9-1962, các cô nhi được đem xuống Mỹ Khê với sự trợ lực của một số quân nhân Hoa Kỳ. Ðến lễ giáng sinh năm đó, nhiều cơ quan đã tận tình giúp đỡ các em cô nhi, như các tuyên úy Tin Lành, tổ chức MCC và tổ chức MAAG. Năm 1963, các nhà truyền giáo trong hội mới cho khởi công xây cất hai tòa nhà rộng lớn với số tiền lạc quyên sẵn có để tiếp nhận chừng 70 em. Hiện nay Hội sắp hoàn thành một cơ sở lớn đầy đủ tiện nghi cho chừng 300 em cô nhi.
Các giáo hội Tin Lành khác không có những cơ sở hoạt động xã hội thường xuyên riêng biệt, nhưng đã thực hiện nhiều công tác hay chiến dịch xã hội trong những khám đường, trại giáo hóa ...
3. Những tổ chức từ thiện Tin Lành.
Mặc dầu không phải là những tổ chức truyền giáo chuyên môn, nhiều tổ chức xã hội từ thiện Tin Lành đã đến làm việc tại Việt Nam và đem lại nhiều điều kiện thuận lợi cho công cuộc truyền giáo chính thức. Chúng tôi chỉ phân tích tổng quát lịch sử, tổ chức và hoạt động của một vài tổ chức tiêu biểu.
Hiện nay có chừng 23 cơ quan xã hội (xã hội từ thiện, y tế, văn hóa) chí nguyện hoạt động tại Việt Nam. Hầu hết những tổ chức này phát xuất từ nhiều giáo hội Cơ Ðốc giáo tại Hoa Kỳ. Những cơ quan từ thiện do giáo hội Tin Lành bảo trợ và điều hành công khai và rõ rệt gồm có:
Christian Children’s Fund, Inc. (Qũy Bảo Trợ Nhi Ðồng Cơ Ðốc Giáo), Vietnam Christian Service (Tổ Chức Xã Hội Tin Lành Việt Nam), Vietnam Orplan’s Fund (Quỹ bảo Trợ Cô Nhi Việt Nam), World Vision Relief Organization (Hội Cứu Tế Hoàn Cầu Khải Tượng), Save the Children Federation and Community Development, Save the Children Fund, American Friends Service Committee.
Ða số những tổ chức xã hội Tin Lành này đều chỉ mới hoạt động tại Việt Nam từ năm 1965. Chúng tôi lần lượt phân tích vắn tắt 4 tổ chức : Quỹ Bảo Trợ Nhi Ðồng Cơ Ðốc giáo, Tổ Chức Xã Hội Tin Lành Việt Nam, Cơ Quan Xã Hội Tin Lành Á châu, Tổ chức Cứu Tế Hoàn Cầu Khải Tượng.
a. Quỹ Bảo Trợ Nhi Ðồng Cơ Ðốc Giáo.
Qũy Bảo Trợ Nhi Ðồng Cơ Ðốc Giáo (Christian Children’s Fund, Inc.) được thành lập tại Richmond, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ từ năm 1938 do sáng kiến của một số quân nhân Hoa Kỳ nhằm mục đích cứu trợ các cô nhi và trẻ em nghèo khổ. Tổ chức này có tầm hoạt động quốc tế và hiện bảo trợ cho chừng 50.000 em trên toàn thế giới. Trụ sở trung ương của hội này đặt tại Hoa Kỳ, nhưng hội có một văn phòng liên lạc tại Hương Cảng để dễ hoạt động trong miền Á Ðông (CCF Overseas Office, 21 Chatham Road, Kowloon, HongKong).
Tại Việt Nam, tổ chức này nhận tài trợ tới 70% các chi phí cho cô nhi viện Tin Lành Nha Trang và vẫn tiếp tục duy trì mức độ trợ cấp này cho đến nay. Năm 1962, hội nhận bảo trợ thêm cô nhi viện Mỹ Khê của Hội WEC.
Tuy nhiên đến tháng 3-1966 hội mới thiết lập chi nhánh hoạt động chính thức tại Việt Nam, do ông J.Fitstevens làm giám đốc và Mục sư Nguyễn Văn Nhung làm phụ tá cùng với 7 nhân viên văn phòng. Văn phòng của Hội tại Sài Gòn điều khiển chừng 20 cán sự xã hội làm việc trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Tại Sài Gòn, mỗi quận đều có một cán sự phụ trách. Những cán sự xã hội của Hội này đều được huấn luyện cấp tốc về những thủ tục hành chánh cùng kỹ thuật làm công tác xã hội. Một điều đáng chú ý là hầu hết nhân viên làm việc cho hội tại Việt Nam là những tín đồ trong Hội Tin Lành Việt Nam.
Lúc đầu Hội chỉ nhận tài trợ cho những cô nhi sống tập trung trong các cô nhi viện. Nhưng dần dần hội đã mở rộng phạm vi hoạt động để cứu trợ và giáo dục các trẻ em trong nhiều gia đình nghèo khổ. Hội dự trù bảo trợ chừng 5.000 trẻ em tại Việt Nam. Trong khoảng tháng 5-8 /1966 hội đã trợ cấp đợt đầu cho 250 em, đợt hai cho 350 em và đợt ba cho 800 em. Tất cả số tiền trợ cấp hàng tháng là 500.000$, nhưng mỗi em không được hưởng quá 600$ / mỗi tháng. Các em được trợ cấp thuộc đủ khuynh hướng tôn giáo.
b. Tổ Chức Xã Hội Tin Lành Việt Nam.
Ðây là tổ chức phối hợp khá qui mô và có một phạm vi hoạt động rộng rãi.
Năm 1954, Hội Tin Lành Việt Nam đã nhờ ông Orie O. Miller đặt lời mời tổ chức MCC (Mennonite Central Committee) tại Hoa Kỳ đến Việt Nam tham gia chương trình cứu trợ y tế và tiếp cư dân chúng miền Bắc vào Nam Việt.
Các tín đồ Mennonite thuộc tổ chức MCC trong hệ thống cơ quan “Eastern Mennonite Broad of Missions and Charities”, Salunga, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ đã mau mắn đáp lại lời mời khẩn thiết này. Lúc đầu tổ chức MCC đã tập trung hoạt động trong chương trình tiếp cư dân chúng Bắc Việt, nhưng chẳng bao lâu đã dồn hết nỗ lực vào chương trình y tế tại bệnh viện cùi Ban Mê Thuột của Hội Tin Lành Việt Nam.
Về sau hoạt động của tổ chức MCC lại mở rộng đến miền duyên hải Nha Trang sau khi đã thỏa hiệp với Hội Tin Lành Việt Nam. Chương trình này tiến hành tốt đẹp và thuận lợi nhất là khi đã được sự hỗ trợ hợp tác của tổ chức World Relief Commission of the National Association of Evangelicals, Hoa Kỳ.
Từ năm 1954 đến năm 1965, một kế hoạch hợp tác chặt chẽ đã được phát triển giữa Hội Tin Lành Việt Nam, Hội Liên Hiệp và tổ chức MCC.
Vì thế, năm 1965, tổ chức MCC trở thành một cơ quan cứu trợ Tin Lành lớn nhất tại Việt Nam. Nhưng lúc đó chiến tranh đã trở nên khốc liệt làm cho nhu cầu cứu tế gia tăng và càng làm cho nhiều giáo hội Tin Lành Tây phương chú ý nhiều hơn đến các nạn nhân chiến tranh cần được giúp đỡ tại Việt Nam. Với ý hường truyền giáo, các nhà truyền giáo Tin Lành càng muốn đáp lại những nhu cầu cứu trợ này.
Khoảng giữa năm 1965, các nhà lãnh đạo trong các giáo hội Tin Lành tham gia tổ chức xã hội “Church World Service” đã cố gắng tìm cách làm cho công cuộc cứu trợ tại Việt Nam trở nên hữu hiệu hơn. Với liên lạc tốt đẹp sẵn có giữa giáo hội Tin Lành lớn nhất của Việt Nam (Hội Tin Lành Việt Nam) và tổ chức MCC, để tránh sự phân tán vì có quá nhiều tổ chức, các nhà lãnh đạo ba tổ chức xã hội Tin Lành quan trọng là Church World Service, Lutheran World Relief và MCC đã thỏa thuận hợp tác với nhau trong một kế hoạch hoạt động chung. Theo chương trình phân công, ngoài những công tác xã hội thực thụ, tổ chức MCC được trao phó thêm nhiệm vụ quản trị các vấn đề hành chánh liên hệ đến kế hoạch chung. Kế hoạch này được thể hiện chính thức vào năm 1966 để trở thành một cơ quan xã hội từ thiện lấy tên là “Tổ Chức Xã Hội Tin Lành Việt Nam (Việt Nam Christian Service)”.
Nhân viên phục vụ trong Tổ Chức Xã Hội Tin Lành Việt Nam gồm 64 cán bộ ngoại quốc (1 Thụy Sĩ, 8 Gia Nã Ðại, số còn lại là Hoa Kỳ) và một số đông cán bộ Việt Nam. Những cán bộ ngoại quốc đại diện cho 12 giáo hội Tin Lành khác nhau tại Hoa Kỳ, Gia Nã Ðại và Thụy Sĩ, Lutheran, Mennonite, Presbyterian, Evangelical United Brethren, Baptist Oregon Friends, Church of Brethren, Disciples of Christ, Brethren in Christ, Methodist, Menonite Brethren, và Reformed Church. Nhưng đã có 19 giáo hội Tin Lành nhận bảo trợ về phương diện vật chất (tiền bạc, tặng phẩm ...). Thời hạn của các cán bộ ngoại quốc thường kéo dài từ hai đến ba năm. Trước khi đảm nhiệm chính thức một công việc, những cán bộ này đều phải học Việt ngữ cấp tốc trong hai tháng.
Tổ chức xã hội này đã phân phối cán bộ trong những địa phương sau đây: Côn Sơn (4), Nhà Bè, Long Kiên (2), Sài Gòn (24), Di Linh (4), Nha Trang (8), Pleiku (7), Quảng Ngãi (5), Tam Kỳ (2), Huế (7), Quảng Trị (2), và Khe Sanh (?). Ðến đâu các cán bộ xã hội cũng cố gắng hợp tác với chính quyền địa phương và những cơ quan xã hội khác để cứu trợ những người lâm nạn và nghèo khổ.
Công tác cứu tế xã hội của Tổ Chức Xã Hội Tin Lành Việt Nam nhằm vào 3 lãnh vực chính : cứu trợ vật chất (thực phẩm, quần áo, nhà ở, vật dụng khác ...), hoạt động y tế (phát thuốc, điều trị, trang bị y cụ, xây cất bệnh xá, chẩn y viện, chiến dịch y tế lưu động), phát triển cộng đồng (canh nông, vệ sinh, huấn nghệ, sinh hoạt gia đình, học đường).
Ðó là một chương trình hoạt động qui mô, đòi hỏi nhiều cố gắng. Cho đến nay, nhiều sáng kiến vẫn tiếp tục được thực hiện trong một phạm vi rộng rãi hơn tùy thuộc điều kiện tài trợ, nhân viên, và nhu cầu, Ngân khoản chi phí cho chương trình hoạt động xã hội của Tổ Chức Xã Hội Tin Lành Việt Nam lên tới 549.000 Mỹ Kim.
c. Cơ quan Xã Hội Tin Lành Á Châu.
Từ năm 1964-1965, một tổ chức xã hội Tin Lành khác là Cơ Quan Xã Hội Tin Lành Á Châu (Asian Christian Service) cũng chuẩn bị hoạt động tại Việt Nam. Cơ quan này là chi nhánh của tổ chức “East Asian Christian Conference” mà trụ sở trung ương đặt tại số 6 Mount Sophia. Tân Gia Ba 9. Tổ chức này được điều hành do một Ban Quản Trị gồm 20 nhân viên đại diện cho nhiều giáo phái Tin Lành thuộc các quốc gia: Phi Luật Tân, Ấn Ðộ, Nhật Bản, Nam Dương, Tích Lan, Miến Ðiện, Mã Lai Á, Tân Tây Lan và Ðại Hàn.
Cuối năm 1965, với tư cách Giám Ðốc Cơ Quan Xã Hội Tin Lành Á Châu tại Việt Nam, một đại diện của tổ chức trung ương “Hội Ðồng Cơ Ðốc Ðông Á” (East Asian Christian Conference) là ông U. Thaung Tin, quốc tịch Miến Ðiện, đã ký kết một thỏa ước với chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa qui định những điều kiện hoạt động xã hội từ thiện của tổ chức do ông điều khiển tại Việt Nam.
Cơ Quan Xã Hội Tin Lành Á Châu đã chỉ chính thức hoạt động từ đầu năm 1966 với chừng 20-30 nhân viên. Công tác xã hội của tổ chức này tập trung vào 3 địa phương: Tuy Hòa, Cái Bè (Ðịnh Tường) và Sài Gòn.
Hoạt động tại Tuy Hòa quan trọng nhất về các phương diện xây cất, y tế, thăm viếng gia đình nạn nhân, cung cấp thực phẩm và giáo dục. Tại Sài Gòn, cơ quan xã hội này đã biếu tặng máy in cùng nhiều đồ trang bị khác theo một chương trình dài hạn cho “Hội Bạn Những Người Việt Nam Bị Tàn Phế”. Cơ quan này cũng cung cấp nhiều vật dụng thực phẩm và thực hiện nhiều công tác xã hội khác cho nhiều cơ sở như cô nhi viện, trại tiếp cư, trường học ... trong khu vực Sài Gòn.
Hiện nay cơ quan này có thêm hàng chục cán bộ xã hội khác tình nguyện tham gia công tác do cơ quan điều khiển, trong số đó ông Paul Ðoàn Mười từng làm giáo sư ngoại ngữ tại Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt. Ông đã được cử vào chức vụ Phó Giám đốc cho cơ quan xã hội Tin Lành Á Châu trợ lực cho ông U Thaung Tin.
d. Hội Cứu Tế Hoàn Cầu Khải Tượng.
Cơ quan cứu tế xã hội Tin Lành cuối cùng chúng tôi muốn phân tích là Hội Cứu Tế Hoàn Cầu Khải Tượng (World Vision Relief Organization, Inc.).
Ðây là một tổ chức xã hội Tin Lành chủ trương cung cấp đặc biệt những nhu cầu tối khẩn cho các vùng lâm nạn trên thế giới qua các giáo hội Tin Lành địa phương. Tổ chức này được sáng lập năm 1950 do một số quân nhân Tin Lành Hoa Kỳ chiến đấu tại Hàn Quốc. Chiến tranh Hàn Quốc đã gây nhiều đau thương tang tóc cho các gia đình nhất là làm cho nhiều trẻ em trở nên tật nguyền, nghèo khổ mất cha mẹ. Trước thảm cảnh đó một số quân nhân Tin Lành Hoa Kỳ đang tham chiến đã cổ động lạc quyên thuốc men, thực phẩm, quần áo ... từ nước họ để cứu trợ những người lâm nạn.
Hội này được điều hành do một Ban Giám đốc hiện do ông Bob Pierce làm Giám Ðốc, ông Richard C. Haverson làm phụ tá giám đốc cùng nhiều cộng sự viên khác. Hội hoạt động mạnh nhất tại Gia Nã Ðại và Hoa Kỳ. Trụ sở của hội hiện đặt tại số 919 West Huntington Drive, Monrovia, California 91016, Hoa Kỳ.
Từ năm 1963-1964, ông Bob Pierce cùng nhiều nhân vật trọng yếu của tổ chức này đã chuẩn bị những công tác của hội tại Việt Nam. Cho đến đầu năm 1967 trụ sở tạm thời của hội tại Việt Nam được đặt tại khách sạn Caravelle Sài Gòn (phòng 506). Mọi hoạt động của hội tại Việt Nam do ông Douglas Cozart điều khiển.
Tổ chức này đã cộng tác chặt chẽ với Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam (các ông G.W. Hunt, Livingston, Lê Văn Trầm ...).
Trong năm 1966, hoạt động thường xuyên hàng tháng của hội gồm có việc gởi tặng 40 xe lăn tay cho các nạn nhân tàn phế vì chiến cuộc và phân phát ít nhất là 3.000 gói tặng phẩm cho dân chúng tị nạn và quân nhân. Hội tiếp tục gởi nhiều tặng phẩm cho các thương bệnh binh (xe lăn tay, nạng chống, thuốc men, đồ khâu vá, xà bông, khăn tay ...). Nguyên về xe lăn tay, hội đã chi tiêu tới 7 triệu đồng Việt Nam (hay 5.000 Mỹ kim).
Từ năm 1964, hội đã làm việc từ thiện và truyền giáo cho chừng 2.200 thương binh thường xuyên được điều trị trong Tổng Y Viện Cộng Hòa. Hiện nay trụ sở của hội tại Việt Nam đã được xây cất xong trên thửa đất thuộc quyền sở hữu của Giáo Hội Tin Lành Cải Cách Pháp. Hội dự tính xây cất một trung tâm hoạt động tại Biên Hòa.
Hội đang chuẩn bị đi từ những hoạt động xã hội sang một chương trình truyền giáo qui mô và rộng lớn hơn.
HÌNH THỨC TRUYỀN ÐẠO TRỰC TIẾP
Truyền đạo trực tiếp là hoạt động truyền giáo thịnh hành và phổ biến trong Tin Lành giáo trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Chúng tôi hiểu truyền đạo trực tiếp -hay truyền giảng trực tiếp - là hành động mà chính nhà truyền giáo giảng giải và bày tỏ trực tiếp cho người khác về chính nội dung Tin Lành giáo. Trong thực tế, truyền đạo trực tiếp mang màu sắc hoạt động truyền giáo thuần túy theo nghĩa chặt. Trong chương này chúng tôi nhấn mạnh về hoạt động của Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam.
Những nhà truyền giáo đầu tiên trong Thánh Kinh Hội, trong giới Tin Lành Pháp và nhất là trong Hội Liên Hiệp đã chú ý đến việc giảng đạo cho công chúng Việt Nam (1).
Ðến đầu các nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp cũng bắt tay vào việc giảng thuyết thẳng về đạo. Họ thuê nhà để giảng và tìm cách lôi cuốn tập trung dân chúng để giảng đạo ... Khi có một số người tin đạo rồi, việc tụ tập dân chúng sẽ dễ dàng hơn, vì chính những tín đồ này sẽ mời được nhiều người đến nghe hơn.
Một nhân chứng kể lại rằng vào khoảng năm 1929 tại một căn nhà ở phố Hàng Bông Hà Nội, ông thấy dân chúng hiếu kỳ tuôn đến chật ních. Thì ra trong đó có hai vợ chồng mục sư Hoa Kỳ đang đánh đàn ca hát rồi thỉnh thoảng ngừng lại thuyết giảng cho những người đến xem nhờ một thông ngôn Việt Nam.
I. Giảng thuyết tại địa điểm cố định.
Muốn giảng thuyết trực tiếp cho dân chúng, các nhà truyền giáo thường phải giải quyết ba vấn đề căn bản: tập trung dân chúng, thiết lập nhà giảng cố định, và thành phần thính giả tham dự.
A. Kỹ Thuật Tập Trung Dân Chúng.
Lúc đầu việc tập trung dân chúng gặp nhiều khó khăn. Nhưng sau khi đã có nhiều tín đồ hơn thì công việc này có phần dễ dàng hơn, nhất là nhờ những Ban chứng đạo sau này.
Các nhà truyền giáo trong Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam đã lợi dung nhiều cơ hội đặc biệt để tổ chức giảng thuyết cho dân chúng trong các nhà giảng. Quần chúng thường thích hội hè linh đình. Vì thế các nhà truyền giáo đã nhân cơ hội có những buổi đông đảo là tổ chức giảng thuyết cho dân chúng. Ðó là những kỳ nhóm hội Ðại Hội Ðồng Tổng Liên Hội, Hội đồng Ðịa hạt hay Hội đng chi hội.
Chẳng hạn vào dịp Ðại Hội Ðồng Tổng Liên Hội Hội Tin Lành Ðông Pháp vào tháng 7-1934 tại Tourane, mỗi buổi tối, các Mục Sư Jeffrey, Stebbins, Olsen, Nguyễn Xuân Diệm, Nguyễn Hữu Ðinh, Lê Văn Quế và Hoàng Trọng Thừa ... đã thay phiên nhau giảng thuyết cho người ngoài đạo đến xem tụ tập trong nhà giảng.
Thường thường trong chi hội, địa hạt và Tổng Liên Hội, các nhà truyền giáo cũng tổ chức nhiều cuộc nhóm họp có tính cách khuyến khích đời sống thiêng liêng của tín đồ, như Hội đồng Linh Tu, Bồi Linh hay Phục Hưng. Trong những dịp này các nhà truyền giáo cũng tận dụng hoàn cảnh để giảng thuyết cho người ngoài đạo tuôn đến xem.
Nhưng Hội Tin Lành Việt Nam đã chính thức tổ chức những buổi giảng thuyết dành riêng cho người ngoài đạo trong các Hội Ðồng Bố Ðạo. Trong một số cơ hội thuận tiện đặc biệt, các tín đồ thường đến tận nhà mời những người chưa tin đạo đến nghe giảng thuyết.
B. Thiết Lập Nhà Giảng.
Vấn đề thiết lập nhà giảng gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu tiên, vì tình trạng pháp lý tại Việt Nam. Các nhà truyền giáo đã phải vất vả xin chính quyền để lập thêm nhà giảng tại Hà Nội, Ninh Giang, Hà Ðông và nhiều nơi tại Trung kỳ và nam kỳ ... Vấn đề tài chính lúc đầu cũng phức tạp không kém để có thể thiết lập một nhà giảng có nhiều tiện nghi cần thiết.
Nhưng hầu như tại khắp nơi, nhiều tín đồ đã tình nguyện dùng chính nhà của mình làm nhà giảng đạo trong khi một số tín đồ khác đem dâng những tiện nghi khác cho nhà giảng.
Năm 1933, tại Bắc Kinh, khi ông Huỳnh Tiên đến mở nhà giảng Ðáp Cầu, thì một ông chấp sự đã tình nguyện dâng bàn ghế cho nhà giảng.
Dầu vậy những trở ngại không phải đã được vượt qua trong nhiều nơi, như trường hợp các tín đồ tại Số Năm thuộc vùng Rạch Giá :
“Ở Số Năm, chúng tôi tạm giảng trong một nhà chấp sự, chưa cất được nhà giảng vì năm nay ai cũng nghèo thiếu. Nếu Chúa chưa trở lại, năm tới sẽ cất. Khó khăn thay bước đầu giảng đạo tại đây; Thiếu hụt trước sau, đèn chẳng có ghế cũng không. Nhưng Chúa cảm động một tín đồ dâng cái trống giá 6 $ và cái đèn manchon giá chừng 5 $. Còn ghế vẫn phải mượn. Lại thêm mỗi lần giảng, hương chức đều đến làm biên bản là khác. Nhưng tới nay thì được tự do truyền bá Tin Lành như mọi nơi khác” (2).
Các nhà giảng về sau sẽ trở thành nhà thờ của chi hội và sẽ là trung tâm cho mọi hoạt động tôn giáo của tín đồ. Các tín đồ sẽ chú ý đến những người có thể chính phục để thăm viếng họ và giới thiệu với vị mục sư chủ tọa của chi hội. Như thế trong việc truyền giảng trực tiếp, các nhà giảng rất cần thiết để phát triển những chi hội mới. Và mỗi chi hội sẽ lại trở thành trung tâm đẩy mạnh công tác truyền giảng sang các chi nhánh mới như một vết dầu loang. Ðịa phương nào đã có nhà giảng với đủ số tín đồ để có thể tự trị tự lập sẽ trở nên một chi hội chính thức và có quyền mời mục sư chủ tọa chi hội của họ.
C. Thành Phần Thính Giả Tham Dự Giảng Thuyết.
Chính thành phần thính giả sẽ nói lên hiệu quả của công tác truyền giảng trực tiếp. Các thính giả đến nghe các nhà truyền giáo, tùy theo mỗi địa phương, cũng đại diện cho nhiều tầng lớp xã hội : giàu nghèo, sang hèn, già trẻ, trí thức và không trí thức. Nhưng thường thường hầu hết thính giả là thuộc giai cấp bình dân ít học thức và hiếu kỳ. Những người này chưa có một căn bản của đời sống tín ngưỡng vững vàng và sâu sắc nào.
Thành phần thính giả đặc biệt thường không nhiều lắm, như:
“Tại làng Phú Cương, có một viên quan hưu trí, sau khi nghe giảng và cầu nguyện, đốt hình Quan Công và bà Chúa Ngọc, đem cả gia quyến trở lại đạo (3)”.
Ðôi khi người ta thấy những tu sĩ thuộc một vài tôn giáo khác cũng đến nghe giảng đạo và sau đó tin đạo.
II. Truyền Giảng Lưu Động.
Nếu hình thức truyền giảng trực tiếp trong nhà giảng có tính cách cố định, thì nhiều công tác truyền giảng trực tiếp khác lại được tổ chức lưu động. Với hình thức truyền giảng này các tín đồ sẽ giữ một vai trò quan trọng, vì chính họ đảm nhiệm phối hợp những hoạt động này : họ vừa bán sách, phát Kinh Thánh, vừa giảng đạo cho những người mà họ tiếp xúc và muốn chinh phục.
Truyền đạo lưu động vùa có tính cách cá nhân vùa có tính cách tập thể vì mỗi tín đồ sẽ truyền đạo bằng cách tiếp xúc cá nhân theo kế hoạch phân công của một tổ chức chung trong chi hội.
Các nhà truyền giáo đã thiết lập hai hình thức truyền giảng lưu động chính : Ban Chứng Ðạo và Ban Lưu Hành Truyền Ðạo. Ngoài ra người ta có thể coi những chiến dịch Tin Lành và những công tác truyền giảng trực tiếp phối hợp với những công tác xã hội như hình thức truyền đạo lưu động.
A. Các Ban Chứng Ðạo.
Song song với phong trào Trường Chúa Nhật, Ban Chứng Ðạo là một tổ chức truyền giáo đều đặn, khá phổ biến và có nguồn gốc lâu dài trong lịch sử Tin Lành tại Việt Nam. Ban Chứng Ðạo thể hiện sự tham gia tích cực của tín đồ vào chương trình truyền giáo. Ðó là tổ chức dành cho tín đồ. Các nhà truyền giáo đã cổ động tín đồ hăng hái tham gia công tác này.
1. Chứng Ðạo và tầm quan trọng của nó.
Chứng Ðạo là làm chứng về con đường mình đang đi là đúng, là bày tỏ những điều mình tin nhận và thực hành là có giá trị chân tín, linh diệu. Trong bài giảng vị mục sư truyền đạo có thể trình bày những kinh nghiệm về Ân Ðiển của Thượng Ðế đối với ông. Trên trang báo, trong cuộc truyện vãn thông thường, trong buổi diễn thuyết công cộng tại bất cứ nơi nào, người tín đồ làm chứng đạo muốn bày tỏ niềm tin của mình vào Thượng Ðế, vào chân lý của mình trong Kinh Thánh, đồng thời tự thú nhận mình tội lỗi và dục lòng xám hối để được cứu thoát và để người mà mình đang làm chứng cho có thể tin nhận đạo như chính mình.
Các tín đồ ban viên trong Ban Chứng Ðạo đi thăm viếng từng gia đình, tiếp xúc với từng người để nói với họ về đạo, phân phát cho họ các sách báo truyền đạo hay mời họ tham dự một số sinh hoạt tôn giáo hoặc những tổ chức truyền đạo trong giáo hội.
Ðây là hoạt động của một Ban Chứng Ðạo tại Ô Môn vào tháng 8-1931:
“Các viên chức hiệp một lòng một ý mướn người chèo thuyền rồi thay phiên nhau đi làm chứng về đạo từng nhà. Kết quả thế nào ? Tháng trước đây, chúng tôi giảng Tin Lành cho nhiều người nghe, bán được sách và dắt đưọc mấy linh hồn trở về cùng Chúa, trong số có một ông xác tướng (đồng cốt) (4)”.
Năm 1936, tại Hội An, Ban Chứng Ðạo đã đi thăm dân chài trú ngụ trên 7 hòn đảo duyên hải. Các ông Trần Ích, Nguyễn Khanh, Trương Mua ... đến đâu cũng phát sách chứng đạo và giảng thuyết.
Năm 1938, tại Thái Bình, Ban Chứng Ðạo gặp trường hợp như sau :
“Hôm 11-4, tôi (Dương Thiện Quang) cùng một số tín đồ đi thăm. Khi về, qua một lòng cách tỉnh lỵ 15 cây số, chúng tôi có vào một ngôi chùa, mượn cớ là vãng cảnh, nhưng kỳ thực là để tìm dịp tiện làm chứng về Chúa. Quả nhiên Chúa cho chúng tôi gặp sư cụ ở chùa ấy và cùng mở dịp cho chúng tôi làm chứng về ngài. Chúng tôi nói ngót một giờ, sư cụ bằng lòng cầu nguyện tin Chúa ngay tại chùa”. (nhưng vị sư thắc mắc :) “Ngộ làng này họ biết thì làm thế nào ? Chắc họ sẽ đuổi, mà bây giờ tôi đã già và đã đi tu hơn 20 năm rồi ” (5).
Ðể trình bày công việc chứng đạo, chúng tôi trưng dẫn một trường hợp cuối cùng khá điển hình tại chi hội Hà Nội năm 1933:
“Mỗi chiều Chúa Nhật, Ban Chứng Ðạo họp ở thư viện sắp đặt cộng việc do trưởng ban phụ trách, có phó trưởng ban, thư ký, thủ qũy phụ giúp. Họp xong các ban viên cầu nguyện rồi chia nhau đi làm chứng, thăm viếng các gia đình, bán hoặc biếu sách cho họ”. Nhưng điều cốt yếu là ai cũng phải có giấy mời của bổn hội, đi từng nhà mà mời người ta đến nghe giảng, cắt nghĩa về lẽ đạo Tin Lành, không được bỏ qua nhà nào. Khi nào đi ít nhất cũng phải hai người. Lần sau họp lại mỗi người phải trình bày công việc mình đã làm tuần trước. Mỗi buổi tối giảng, chúng tôi thường đứng cửa mời và khi giảng xong cũng thường cắt nghĩa để anh em chưa biết Chúa hiểu thêm (6)”.
Ấy trường hợp cụ thể trên đây có thể cho người ta một ý niệm thế nào là chứng đạo và do đó nhận định được tầm quan trọng của tổ chức chứng đạo trong kế hoạch truyền giáo. Nói đến tầm quan trọng này, ông Ðặng Thế Mô, Phó Trưởng Ban Chứng Ðạo chi hội Hà Nội đã viết năm 1933:
“Thành phố Hà Nội là một nơi phồn hoa đô hội, đủ các hạng người, song so số tín đồ với người ngoại, thì mười phần chưa được một. Nhờ sự yêu thương lớn lao của Chúa, nhiều anh chị em tin giáo điều, hiểu biết bổn phận mình là phải làm sáng danh Ngài như Chúa đã phán “ Ta lập người nên đặng làm sự sáng cho các dân, hầu cho người đem sự cứu rỗi cho đến cùng trái đất (sứ đồ, 13 :47). Việc giảng Tin Lành không phải riêng gì mục sư, thầy giảng, cho nên chúng tôi đã thành lập một ban truyền đạo, mục đích là để giúp việc giảng Tin Lành”.
Hiện nay ông Huỳnh Sển, Trưởng Ban Chứng Ðạo Sài Gòn, nhấn mạnh vào việc phân phát sách nhỏ truyền đạo như khởi điểm tốt cho công tác chứng đạo. Sau khi phân tích kết quả tốt đẹp của công tác phân phát sách chứng đạo, ông nói đến cách thức phân phát cùng tư cách và thái độ của người phân phát. Cuối cùng ông kết luận bằng cách nói về tầm quan trọng của công việc đơn giản này như sau :
“Sự phân phát sách nhỏ cho các con cái Chúa có cơ hội phổ biến Tin Lành. Ðó là hình thức đơn giản nhất của công tác chứng đạo mà bất cứ ai cũng có thể làm được, từ người già cho đến người thanh niên hay trẻ em (7)”.
Công tác chứng đạo được tổ chức tập thể nhưng tầm quan trọng và giá trị thực tiễn của nó chính là ở bí quyết cá nhân truyền đạo. Ðó là cách thế giới thiệu đạo cho từng người bằng sự tiếp xúc cá nhân, bằng sự trao đổi quan điểm, bằng tác phong gương mẫu và đạo đức nội tâm.
Nhưng người ta sẽ nhận định được tầm quan trọng của Ban Chứng đạo bằng cách phân tích về sự phát triển và kiện toàn của tổ chức này trong quá trình lịch sử Tin Lành giáo tại Việt Nam.
2. Sự phát triển và tổ chức của Ban Chứng đạo.
Ban Chứng Ðạo - còn gọi là Tiểu Ban Truyền Ðạo hay Ban Truyền Ðạo - phát khởi trước hết với những tín đồ do Hội Liên Hiệp chinh phục tại Ðà Nẵng. Từ năm 1918 đã có một vài Ban chứng đạo hoạt động trong các chi hội Ðà Nẵng (Tourane), Hội An, Tam Kỳ. Công tác này bị hạn chế hay phát triển tùy thuộc tình hình chung của Tin Lành giáo. Tổ chức này đã bị hạn chế nhiều trong những năm 1928-1929. Các Ban chứng đạo tuy được tổ chức tại nhiều chi hội nhưng vẫn hoạt động lẻ tẻ không được điều khiển thống nhất.
Năm 1936 một vài mục sư cổ động cho phong trào chứng đạo trên Thánh Kinh báo. Nhưng năm 1938 mới đánh dấu một biến chuyển hệ trọng trong lịch sử Ban chứng đạo của Hội Tin Lành Ðông Pháp. Bác sĩ Tống Thượng Tiết, một mục sư từ Trung Hoa được mời đến Việt Nam giảng thuyết cho các chi hội và cho công chúng trong phiên nhóm Ðại Hội Ðồng Tổng Liên Hội thường niên tại Sài Gòn. Trong dịp này, ông đã giúp cho Hội Tin Lành Ðông Pháp được phấn hưng về thiêng liêng và đã giúp các chi hội thành lập và củng cố Ban chứng đạo (8).
Thông thường Ban chứng đạo được tổ chức với một Trưởng ban, một phó trưởng ban, một thư ký, một thủ qũy và các ban viên. Chính các ban viên định đoạt các chức vụ điều hành trong ban mình. Số ban viên cũng không nhất định.
Từ năm 1936, tại Nam kỳ các Ban chứng đạo hoạt động rất phấn khởi. Mười hai Ban chứng đạo thuộc 12 chi hội trong vùng Kiến Hòa-Ðịnh Tường (hiện nay) đã hợp nhất thành “Tuần Hoàn Truyền Ðạo Ban Tiền Giang”. Dầu chỉ mới được thành lập, ban này đã nhóm họp tới 14 lần để một đêm cầu nguyện lại có hai đêm giảng và hai đêm đi làm chứng.
Tại Bắc Ninh, rồi tại Vinh, Ban chứng đạo cũng được tổ chức theo lời khuyên của ông Tống Thượng Tiết.
Sau Ðại Hội Ðồng Tổng liên hội Hội Tin Lành Ðông Pháp, các Ban chứng đạo được tổ chức dưới quyền điều khiển của Ðông Pháp Truyền đạo Ban. Ðây là Tổng Ban Chứng Ðạo Trung Ương trong giáo hội. Về sau vì nhiều trở ngại, mỗi địa hạt phải tự lo tổ chức các Ban chứng đạo riêng trong khu vực của mình.
Các Ban chứng đạo phải làm tờ khai trình công tác về Tổng Liên Hội theo định kỳ. Năm 1939, hoạt động chứng đạo tại ba địa hạt thuộc đệ I tam cá nguyệt được khai trình như sau :
Các Ban chứng đạo thu được 32 $ 18, thăm viếng 1.340 gia đình, tiếp xúc với 6.441 người và có 26 người cầu nguyện tin đạo (9).
Riêng tại Nam Hạt, nguyên trong đệ II bán niên 1938, 43 chi hội tổ chức được 131 Ban chứng đạo, đi thăm 8.225 gia đình, giảng cho 18.748 người, với 544 người tin đạo và sách bán được 186 $ 94 (10).
Các Ban chứng đạo vẫn luôn luôn được cải tiến và chấn chỉnh. Ðại Hội Ðồng Tổng liên hội nhóm họp tại Tourane năm 1942 đã biểu quyết ủy quyền cho Ban Trị Sự Tổng liên hội hợp tác với 3 địa hạt để chỉnh đốn các Ban chứng đạo, đồng thời cũng tạm trao quyền Tổng Trưởng Ban cho chính ông Mục Sư Hội Trưởng Lê Văn Thái để ông có nhiều quyền hạn sửa đổi các Ban chứng đạo trong khi đi kinh lý.
Trong lịch sử các Ban chứng đạo, các ông Phan Văn Hiệu, Trần Trọng Thục và Phạm Văn Thâu đã đóng góp nhiều cố gắng đáng kể.
Từ năm 1957, Lễ Ngũ tuần được chọn làm ngày của Ban chứng đạo. Trong ngày này, các mục sư truyền đạo sẽ cổ động và giảng về công tác truyền đạo này. Từ năm 1942, Ban Trị Sự Tổng liên hội được quyền chọn Tổng Trưởng Ban chứng đạo mà không theo lệ bầu cử trong Hội Ðồng Tổng Liên Hội nữa.
Khi số tín đồ gia tăng và số chi hội được tổ chức thêm, việc tổ chức các Ban chứng đạo cũng trở nên phức tạp và tinh vi hơn. Hiện nay trong mỗi giới, đặc biệt là trong tầng lớp thanh thiếu nhi học sinh sinh viên, Ban chứng đạo đã được tổ chức riêng biệt.
Trong thực tế cũng như nhiều tổ chức tôn giáo khác, Ban chứng đạo cũng trải qua nhiều cơn khủng hoảng, vì nhiều trở ngại do hoàn cảnh bên ngoài, hay do chính tâm lý, trình độ giáo dục và đạo đức của tín đồ trong giáo hội.
B. Ban Lưu Hành Truyền Ðạo.
Cùng với phong trào Ban chứng đạo, một hình thức truyền đạo trực tiếp lưu động khác đã được tổ chức trong Hội Tin Lành Ðông Pháp là “Ban lưu hành truyền đạo”. Tổ chức này nếu cùng nhắm một mục đích và có cùng tầm quan trọng như tổ chức Ban chứng đạo, thì một phần nào còn hỗ trợ cho các Ban chứng đạo tuy sử dụng phương tiện nhân lực ít ỏi hơn nhiều.
Ðịa hạt đã có sáng kiến này sớm nhất. Các nhà truyền giáo vùg Mỹ Tho đã cố gắng thích ứng với những điều kiện thiên nhiên và tâm lý quần chúng trong vùng.
1. Chiếc tàu “Tin Lành” tại Nam hạt.
Trước hết Mục Sư P.E.Carlson và một số mục sư Việt Nam đã mua sắm một chiếc tàu để truyền đạo trong các kinh rạch vùng đồng bằng Cửu Long giang, nhất là trong miền Mỹ Tho và Rạch Giá. Chiếc tàu “Tin Lành” này (la poste mobile de la mission évangélique de l’Indochine) hoạt động mạnh nhất trong những năm 1930-1939. Hầu như đây là hoạt động duy nhất của “Lưu hành truyền đạo ban” tại Nam kỳ. Ông Huỳnh Văn Ngà một thời gian lâu dài đã giữ chức Trưởng Ban. Sau đây là một số công tác của “Tàu Tin Lành” trong “lưu hành truyền đạo ban” do ông Phạm Quang Nghiêu tường trình tại Ô Môn:
“Công việc ấy rất có ích cho Chúa và người ngoại lắm. Hiện nay Bang có một ghe lớn, phòng tử tế, máy tốt. Các ông Huỳnh Văn Ngà, Lê Văn Dươn và Nguyễn Văn Trình đi trong bang đó. Có hai người giúp việc. Mỗi ngày đi cắt nghĩa đạo và bán sách, tối lại giảng. Sự nhóm lại vui vẻ lắm. bất luận nơi nào : chợ, công sở, trường học, nhà điền chủ hay ngoài đồng ruộng, đâu có dịp thì nhóm. Mỗi lần nhóm trên hai trăm người nghe. Cám ơn Chúa chúng tôi đi tới đâu, phần nhiều được các viên chức và đồng bào tiếp rước tử tế lắm. Nhiều người lấy làm cảm động và tin theo Chúa. Từ tháng 8-1930 đến cuối năm 1931, Bang có đi gần khắp hạt Rạch Giá. Phần nhiều nơi ấy trước chưa được nghe Tin Lành lần nào. Hiện nay Bang đương đi các nơi gành bãi, hòn dọc theo mé bên trong hạt Rạch Giá là nơi chưa ai đi giảng tới. Khi đã đi xong Rạch Giá rồi, sẽ đi hạt khác cho đến chừng khắp cả Nam kỳ. Công việc ấy thật lớn lao và lâu dài. Biết bao linh hồn còn đang chờ đợi (11)”.
Chiếc tàu của lưu hành truyền đạo ban ngoài những khi hư hại phải nghỉ để sửa chữa, không gặp những trở ngại lớn lao nào. Ông Huỳnh Văn Ngà cho biết chiếc tàu đã gặp nhiều trường hợp đặc biệt:
Ngày 14 -6-1936, tàu bỏ Cần Thơ đến Ðường Nớp. Sau khi giảng đạo, “tàu” đã làm cho 29 người tin, 27 người chịu báp têm trong số có 8 người theo đạo “A-Di-Ðà, đạo có ma qủi nhập vào để chém không đứt (12)”. Tại Ngã-ba-Thằng-Cẩm có hai ông lý bỏ đạo “Tịnh độ cư sĩ” và Quan Công để tin đạo.
Ðôi khi chiếc tàu cũng gặp những rắc rối, chẳng hạn như “tại ngã tư Trà Cú, cách ngã năm 6 cây số, rất đông người theo đạo Thiên Chúa. Họ hết sức ngăn trở, nhưng dân càng kéo đến đông để nghe đạo Chúa ... (13)”.
Ðến đâu tàu cũng hợp tác với các Ban chứng đạo địa phương để giảng đạo, bán sách và thăm viếng các gia đình ...
Cuối năm 1938, theo lời trình của ông trưởng ban, chiếc tàu đã đi được 50% những nơi trọng yếu trong vùng Tiền Giang. Khi thế chiến II bùng nổ tại Việt Nam, chiếc tàu cũng tạm ngưng hoạt động. Về sau tàu lại hoạt động trở lại với quyền điều khiển của mục sư Lê Kim Ngân, nhưng không còn hăng hái và quan trọng như trước nữa.
Theo gương lưu hành truyền đạo ban ở Nam hạt, dần dần nhiều chi hội tại Trung và Bắc hạt cũng tổ chức những ban lưu hành truyền đạo tương tự.
Năm 1933, tại Hội An, Phan Thiết, nhiều ban truyền đạo đã dùng thuyền bè đến truyền đạo cho dân chúng trong các hòn đảo cận duyên hải. Tại Vinh, ban truyền đạo lưu hành dùng xe đạp hoạt động trong toàn vùng lân cận thị xã (14). Sau đó tại Hà Nội, Hà Ðông, tự nhiên nhiều ban truyền đạo lưu hành cũng được thành lập nhưng vẫn không nhộn nhịp như hoạt động của lưu hành truyền đạo ban tại Nam kỳ.
2. Xe hơi “Tin Lành”.
Mỗi ngày, những phương tiện mới mẻ hơn đã được dùng trong công tác lưu hành truyền đạo. Ông Auguste Sáu và Trần Thanh Lân đã tự nguyện dâng cho Hội Tin Lành Ðông Pháp một xe camion truyền đạo. Chiếc xe này được trao cho Nam hạt sử dụng và bắt đầu hoạt động từ ngày 4-2-1934 dưới quyền điều khiển của ông Bùi Tự Do, Trưởng ban. Chiếc xe này thường hoạt động trong miền Ðông Nam phần, đồng thời thỉnh thoảng yểm trợ cho những cuộc giảng bố đạo tại nhiều nơi như Sóc Trăng, Bến Cát, Thủ Dầu Một, Tây Ninh ...
Tại miền Trung, một tín đồ cũng dâng xe hơi cho chương trình lưu hành truyền đạo trong khu vực, nhưng Ðại Hội Ðồng Tổng Liên Hội không ưng thuận cho sử dụng vì những khó khăn do thời cuộc gây nên.
Nói chung chương trình lưu hành truyền đạo không được chú ý và cũng không hoàn bị bằng tổ chức Ban chứng đạo. Ðúng hơn việc tổ chức ban lưu hành truyền đạo nếu được phát triển mạnh ở Nam kỳ nhờ những điều kiện chính trị, kinh tế và giao thông thuận lợi hơn, thì trái lại ở Bắc và Trung kỳ đã không được xúc tiến đúng mức so với tình hình ở Nam kỳ.
Từ sau 1955, việc tổ chức các Ban lưu hành truyền đạo được chỉnh đốn lại trên lãnh thổ miền Nam vĩ tuyến 17: mỗi địa hạt đều có một Trưởng Ban lưu hành truyền đạo đảm trách chương trình truyền đạo lưu động tại địa phương.
3. Khuynh hướng hoạt động phối hợp.
Hiện nay các Ban lưu hành truyền đạo đã hoạt động mạnh hơn phối hợp với những công tác xã hội. Xe hơi là phương tiện hoạt động phổ thông và có nhiều hiệu quả, nhất là khi được trang bị với hệ thống khuếch đại âm thanh tối tân. Các Ban lưu hành này tập trung hoạt động nhiều nhất vào các trại quân, các Trung Tâm Cải Huấn, Cô nhi viện, bệnh viện và Trung tâm tiếp cư nạn nhân chiến tranh.
C. Những Chiến Dịch Đặc Biệt.
Trong kế hoạch truyền giáo trực tiếp lưu động, các nhà truyền giáo cũng tổ chùc những chiến dịch đặc biệt. Hình thức này được áp dụng sớm nhất cho Thượng dân vùng sơn nguyên.
1. Những chiến dịch truyền giáo cho Thượng dân.
Nhiều nhà truyền giáo như các ông Jackson, Smith, Phạm Văn Năm, Phạm Xuân Tín đã nhiều lần thực hiện những chiến dịch giảng đạo dưới hình thức những cuộc hành trình truyền giáo lâu dài trong núi rừng miền Cao Nguyên Nam Trung phần. Ðây là cách thích ứng của nhà truyền giáo đối với khung cảnh địa lý thiên nhiên và nhân văn vùng sơn nguyên, với núi đồi rừng rú trập trùng và làng mạc rải rác.
Họ thường dùng ngựa để di chuyển, họ tích trữ lương thực cho cuộc hành trình lâu dài. Họ hành trình truyền giáo như tham dự cuộc thám hiểm phiêu lưu đầy lý thú nhưng gian lao.
Ngày 1-5-1933, khởi hành từ Huế, đoàn truyền giáo đến bộ tộc Ca-lơ tại huyện Hướng Hóa (đoàn gồm gia đình ông Ngô Văn Lái, ông bà Ðoàn Văn Khánh và ông I.R. Stebbins. Họ đi theo con đường đến Quảng Trị, đi qua Ðông Hà. Dần dần quang cảnh vùng Khe sanh, quê hương của Thượng dân Ca-lơ, nơi ông bà Ngô Văn Lái sẽ ở lại truyền giáo, bắt đầu xuất hiện:
“Trông xa xa về phía bên tay trái, mấy túp nhà tranh của người Ca-lơ ở, cảm tình lai láng, thương linh hồn dã man, nay được đạo cứu rỗi đã đến. Mới ngó nhà tranh, phên tre lụp tụp tả tơi, nhà làm trên mấy cái cột, trên mặc vài tấm ván kê ngay. ít tre làm sàn, giữa nhà có một cái bếp, xung quanh vợ chồng con cái ngủ, thiệt là ngổn ngang không có thứ tự. Dưới sàn nào gà heo chó ở lộn kiếm ăn, cám bừa bãi rất tội nghiệp (15)”.
Về sau tại vùng cao nguyên Lâm Viên, tháng 3-1951, trong cuộc hành trình đến làng Kôn Ðộ cách Ðà Lạt chừng 12 cây số, một phái đoàn truyền giáo được tổ chức gồm có 6 nhà truyền giáo chính thức, với chừng 40 người vừa là truyền đạo sinh vừa là tín độ Thượng dân. Tất cả đều cưỡi ngựa. Nhưng giữa đường, ngựa mắc bệnh, lại có người lạc lối; rồi dọc đường họ còn sợ thú rừng đe dọa.
Dầu gặp bao gian nguy, họ đã đến Kôn Ðộ và được ông chấp sự Hà Bá ra đón tiếp. Ông đã dâng biếu gạo, gà và những vòng bằng kim khí cho họ. Ðoàn truyền giáo dừng lại đây một đêm để giảng đạo cho dân làng và hôm sau tiếp tục cuộc hành trình đến các làng khác.
Sau này các nhà truyền giáo thuộc Cơ Ðốc Truyền Giáo Hội cũng thực hiện những cuộc hành trình tương tự, nhưng với phương tiện vận chuyển dồi dào hơn (16).
2. Những chiến dịch truyền giáo cho người Việt.
Người ta có thể cho rằng các nhà truyền giáo trước kia đã tổ chức những chiến dịch “Tin Lành” dưới hình thức giảng bố đạo, nhưng các chiến dịch “Tin Lành” thực sự bắt đầu được tổ chức từ năm 1955. Ðó là những buổi giảng thuyết công khai rộng lớn được yểm trợ mạnh mẽ và quy mô về tài chính cũng như về các phương tiện tổ chức khác. Trong trường hợp này, các nhà truyền giáo thường vận động một số đông tín đồ phổ biến mọi tin tức và mời dân chúng đến tham dự chương trình truyền giáo. Ðịa điểm tổ chức không nhất định : có thể trong nhà thờ, trong một rạp hát, một âm nhạc viện, một vận động trường hay tại bất kỳ một địa điểm lộ thiên nào khác thuận lợi. Chiến dịch thường được tổ chức trong nhiều tháng từ địa phương này đến địa phương khác. Trong những chiến dịch truyền giáo đặc biệt này, thường cũng có sự phối hợp giữa giới Tin Lành địa phương và một vài phái đoàn truyền giáo từ những nơi khác đến.
Tháng 9-10/1958, đoàn mục sư truyền đạo miền Ðông Nam phần đã tổ chức chiến dịch giảng đạo tại Vũng Tàu. Họ mượn phòng thông tin để giảng thuyết và chiếu phim. Số thính giả đến tham dự khá đông đảo.
Trong những năm sau, Ðoàn truyền giáo Morken, đoàn truyền giáo Tin Lành Ðông Phương (mục sư danh ca Norman Nelson) và đoàn thanh niên Tin Lành quốc tế “Youth for Christ” đã lần lượt đến Việt Nam mở những chiến dịch truyền giáo để giảng thuyết xen kẽ với chương trình trình diễn thánh ca.
Trong những chiến dịch Tin Lành này, người ta chú đến một đoàn truyền giáo đã dùng thể thao làm phương tiện truyền đạo. Các đoàn viên đều là những cán bộ truyền giáo và là những cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp. Họ đến Sài Gòn đấu bóng rổ biểu diễn làm vui cho khán giả, rồi nhân cơ hội họ phân phát Kinh Thánh và giảng thuyết về Tin Lành giáo.
Ngoài hình thức chiến dịch tập thể rộng lớn này, đôi khi những nhân vật trọng yếu của Tin Lành giáo thế giới đến thăm Việt Nam cũng đã giảng thuyết về đạo cho công chúng. Từ năm 1959, nhiều mục sư như ông David Adeney (đại diện tổ chức International Fellowship of Evangelical Students), ông René Pache ... đến Sài Gòn đã thuyết trình cho một số thanh niên sinh viên học sinh (tại Sài Gòn).
Hiện nay nhiều chương trình diễn thuyết định kỳ có tính cách truyền đạo cũng được tổ chức hầu hết dành cho giới thanh niên trí thức (17).
III. Khuynh Hướng Và Kỹ Thuật Truyền Giảng.
Phân tích kỹ thuật truyền giảng - tức kỹ thuật trình bày nội dung một bài giảng thuyết, một cuộc truyền giảng cá nhân để chinh phục người nghe - người ta có thể thấy những nét đặc sắc thể hiện phương pháp truyền giáo thường được áp dụng.
Chắc chắn nhà truyền giáo không luôn luôn áp dụng một kỹ thuật thuần nhất trong khi thuyết giảng, nhưng người ta có thể nhận được những dấu hiệu hay khuynh hướng chung chung của các nhà truyền giáo trong cùng một truyền thống giáo hội. Kỹ thuật giảng thuyết còn lệ thuộc chặt chẽ vào chương trình huấn luyện mà nhà truyền giáo tiếp thụ, vào cá tính và sáng kiến của họ, vào chủ đích truyền đạo, vào thành phần thính giả, và vào hoàn cảnh bên ngoài ... (18).
Chúng tôi phân tích những đặc điểm chính trong kỹ thuật giảng thuyết của những nhà truyền giáo truyền thống Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh vào sự biến thiên của kỹ thuật này trong những điều kiện khác nhau của lịch sử.
A. Những Đặc Điểm Của Kỹ Thuật.
Trong kỹ thuật truyền giảng của các nhà truyền giáo, người ta có thể thấy những nét chính sau đây : nói ngay đến Kinh Thánh, minh chứng niềm tin bằng ân huệ lạ lùng, dùng dụ ngôn hay trường hợp điển hình, gây súc cảm và dùng hình ảnh sống động.
1. Nhà truyền giáo thường đề cập trước nhất đến Kinh Thánh như một kho tàng vô giá và dùng chính những câu chuyện Kinh Thánh để thuyết phục người nghe tin nhận những tín điều hàm chứa trong Kinh Thánh. Nhà truyền giáo giảng thuyết rằng “Ðức Chúa Trời đã thương yêu loài người nên đã ban con độc sanh của ngài là Jêsus Christ xuống trần gian để giải cứu loài người khỏi hư mất vì tội lỗi ...” Sau đó nhà truyền giáo thúc giục người nghe “ăn năn tội lỗi” để được khỏi tội và tin nhận Jêsus Christ làm Cứu Chúa của mình. Nhiều lần nhà truyền giáo nói với người đang nghe rằng “những ai không tin nhận Chúa là kẻ tội lỗi đang bị ma quỉ và tà thần ám hại”. Trong khi giảng nhiều khi nhà truyền giáo còn đả khích tín ngưỡng bình dân hay những tôn giáo khác là lầm lạc, là sai Kinh Thánh, là không đem lại ơn cứu rỗi. Nhiều lần nhà truyền giáo khi thuyết phục người nghe chấp nhận Kinh Thánh đã lấy chính lời Kinh Thánh để dẫn chứng và làm căn bản cho lý luận của mình.
2. Một kỹ thuật cũng thường được áp dụng trong khi giảng thuyết là nhà truyền giáo “làm chứng về những ơn rất lạ của Cứu Chúa đối với những người tin nhận ngài”. Ðể thêm sống động và có nhiều mãnh lực hấp dẫn người nghe, nhà truyền giáo còn kể chính những ơn lạ mà chính mình đã được. Có nhà truyền giáo còn nói rằng thuở trước ông là người nghiện rượu hay làm nghề phù thủy, thích bói toán và tin những điều thật kỳ quái vô lý ..., nhưng khi đã tin nhận đạo, ông trở nên người mạnh dạn và sẵn sàng làm chứng cho đạo mình, đồng thời ông cũng được chữa khỏi nhiều tật xấu...
3. Nhà truyền giáo còn tường thuật một câu chuyện điển hình hay một dụ ngôn, rồi nhân đó hướng dẫn người nghe đến vấn đề tôn giáo và chấp nhận những điều mà nhà truyền giáo muốn trình bày cho họ. Ðề tài câu chuyện có thể là một phát minh khoa học để chứng minh về sự sáng tạo khôn ngoan của Thượng Ðế có thật, là một chiếc đồng hồ để người nghe thấy qua bộ máy tinh vi của chiếc đồng hồ, hình ảnh của một Thượng Ðế an bài xếp đặt mọi chuyện trên đời. Ðề tài còn có thể là một tai nạn hàng ngày để nhà truyền giáo đi đến kết luận về đạo thật của mình ...
Khi hoàn cảnh cho phép, nhà truyền giáo đã nhân nói đến cái chết của một vài nhân vật danh tiếng hay một số biến cố của thời cuộc để giảng giải về ý nghĩa tôn giáo của đời người.
4. Nhà truyền giáo cũng dùng những cách nói hùng hồn, những điệu bộ cử chỉ hấp dẫn và lối hành văn linh động để có thể lôi cuốn sự chú ý của người nghe. Khi cần, nhất là đối với quần chúng bình dân, nhà truyền giáo cũng đã dùng những hình vẽ, những lối nói giản dị, cụ thể thích hợp với trình độ của thính giả. Nhưng thường kỹ thuật này đã do sáng kiến và khả năng tự nhiên của nhà truyền giáo hơn là một kỹ thuật được áp dụng một cách ý thức.
5. Trong phần kết luận của bài giảng thuyết, nhà truyền giáo đã áp dụng kỹ thuật khá linh động. Ông có thể yêu cầu thính giả bày tỏ thái độ ngay “nếu trong qúy vị có ai tin nhận Cứu Chúa thì hãy giơ tay cao lên, hãy đứng lên để nhận sách Tin Lành cứu rỗi, hãy cầu nguyện và thống hối cùng với chúng tôi ...”.
Trong những trường hợp này, nhà truyền giáo muốn nêu cao tâm tình cao thượng, thái độ can đảm sáng suốt ... của người tin nhận để gây xúc cảm cho toàn thể thính giả.
Sau hết nhà truyền giáo kêu gọi thính khán giả bằng lời nguyện Thượng Ðế “cho những người mà chúng con đang nói với họ đây mau suy nghĩ để tin nhận Chúa và được hưởng ơn cứu rỗi; chúng con hết lòng tin vào Ngài và cảm tạ Ngài ...”.
B. Mấy Sự Kiện Cụ Thể Dẫn Chứng.
Một vài sự kiện lịch sử có thể cho người ta thấy những đặc điểm trong kỹ thuật truyền giảng của những cán bộ truyền giáo.
Năm 1932 khi đến giảng tại làng Tân Trạch, Biên Hòa, Mục sư Ông Văn Trung làm chứng đạo bằng cách kể lại trường hợp sau đây:
“Tôi có thể ghé vô nhà ông Hương Chánh Lê Văn Hổ là một tín đồ sốt sắng. Ông có một đứa đầy tớ coi trâu, đi tắm sông bị hụt cẳng chết đuối, vớt lên thì đã cứng tay chân, xanh mày mặt; cả nhà đều hoảng hốt. Sau khi chúng tôi cầu nguyện chừng 5 phút, em tỉnh dậy, nói mệt quá. Khi xổ nước cho em rồi thì em đi đứng như thường. Cách mấy bữa sau, cha em ăn năn tin Chúa (19)”.
Năm 1936, trong dịp nhóm Hội Ðồng Hạt (28-31/1/1936), các nhà truyền giáo đã dùng hình ảnh giảng thuyết cho tín đồ và những người ngoài đạo có mặt. “Ông Cressman giảng sách Khải Huyền, dùng họa đồ vẽ ra bố cuộc, cùng trưng dẫn từng đoạn từng câu nói về lễ cưới chiên con, nhiều lẽ đạo sâu nhiệm và mới mẻ nẩy ra khiến Hội Ðồng rất tỉnh thức (20)” .
Tại Gia Lâm, năm 1951, một nhà truyền giáo áp dụng kỹ thuật yêu cầu người nghe bày tỏ thái độ rõ rệt sau khi nghe thuyết giảng. Khi đã trình bày xong về Tin Lành giáo, ông đã nói : “Nếu có ai ở đây chán ngán tội lỗi và muốn chúng tôi cầu nguyện cho, xin giơ tay lên”. Lập tức trong hàng thính giả có một thành niên vội đứng lên nói : “Thưa ông, xin cẫu nguyện cho tôi. Tôi đang đau thương và chán ngán về tội (21)”.
Ðối với thính khán giả Thượng dân, các nhà truyền giáo thường dùng những hình ảnh và những kiểu nói cụ thể mạnh dạn hơn.
Ông Chung Khâm Lộc đã tường thuật một vài chi tiết liên quan đến kỹ thuật giảng thuyết mà nhà truyền giáo đã dùng đối với Thượng dân:
“Ðang khi chúng tôi vẫn còn thấy họ đốn cây trên ngọn núi gần làng họ ở, nên phải chờ họ lối nửa giờ mới nhóm lại giảng cho họ nghe. Tập sự Jadel dùng hình để giảng, họ ngồi im nghe như người ngủ mê mới tỉnh... Sau khi giảng, chúng tôi khuyên dạy thêm cho họ rõ về sự yêu thương của Chúa.” (22).
Trong năm 1952, vào ngày 4 tháng 6, các ông Evans, G’hao, Bing và Trương Văn Sáng đến giảng đạo tại làng Plei Doc. Bắt đầu họ hát thánh ca và lôi cuốn được chừng 70 người xúm đến nghe. Lúc đó, tập sự G’hao dùng tranh ảnh giảng về tích truyện Yêsu chữa người mù và khuyên bảo họ rằng:
“...Hỡi anh em chúng ta khác nào như người mù này. Chúng ta bị ma quỷ và tội lỗi làm mù lòng không biết Ðức Chuá Trời là Cha chúng ta đặng thờ phượng ngài; nhưng chúng ta lại nhờ bọn thầy cúng là hạng tội lỗi như chúng ta gánh đỡ cho thì khác chi mù dắt mù cả hai đều bị té, bị sa vào hố lửa mà thôi. Anh chị em hãy đến cùng Ðức Chúa Jêsus là con Ðức Chúa Trời, Ngài mới có thể cứu chúng ta (23)”.
Trong khi đó đám thính giả yên lặng, nhưng theo nhận xét của ông Trương Văn Sáng “thật rất khó mà đụng đến lòng họ vì là một dân rất nghèo về tình cảm và ý chí”.
Tập sự G’hao vẫn tiếp tục giảng và tập sự Binh sau đó đã dùng hình ảnh để giảng về sự giáng sinh, sự chết và sự sống lại của Ðức Chúa Jêsus:
“Những lũ người tội ác đóng đinh Ngài, dầu vậy cũng có mấy người đàn bà tin kính đến thờ phượng Ngài. Anh em thuộc hạng nào? Hạng giết Ngài hay là hạng thờ Ngài?...”
“Các bạn chọn Ðức Chúa Trời hay ma quỷ?... - Ðức Chúa Trời, Ðức Chúa Trời... muốn Ðức Chúa Trời ngự trị phải nhờ huyết Ðức Chúa Jêsus tẩy sạch tội trước đã... (24) ”.
Những đặc điểm trong kỹ thuật giảng đạo trên đây đã được duy trì như một truyền thống trong Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam trong một thời gian lâu dài kể cả cho đến nay.
CHƯƠNG II
HÌNH THỨC TRUYỀN ÐẠO GIÁN TIẾP
Ngoài hình thức truyền giáo trực tiếp, các nhà truyền giáo còn sử dụng những hình thưc gián tiếp để bành trướng tín ngưỡng của mình. Nhà truyền giáo giảng đạo một cách gián tiếp khi dùng đến một trung gian, một môi giới để người khác biết và tin đạo. Trung gian hoặc môi giới đó có thể là một cuốn sách, một tạp chí, một công tác xã hội, một trường học...
Với quan niệm đó, chúng tôi phân tích hình thức truyền giáo gián tiếp của các nhà truyền giáo Tin lành tại Việt Nam theo hai khía cạnh chính : truyền giáo bằng con đường văn hóa giáo dục và giáo bằng con đường xã hội y tế.
Ðối với hình thức truyền giáo văn hóa giáo dục, chúng tôi phân tích các hoạt động ấn loát, giáo dục, phát thanh, phát hình, địa vị của thi ca trong việc truyền giáo. Về hình thức truyền giáo xã hội y tế, chúng tôi phân tích các hoạt động xã hội y tế, như cô nhi viện, bệnh viện, phòng phát thuốc...
I. Truyền Đạo Bằng Văn Hóa Giáo Dục.
Sau khi phân tích tổ chức ấn hành, chúng tôi lần lượt phân tích các cơ sở giáo dục, các sinh hoạt văn hóa, các lớp Kinh thánh hàm thụ, các hoạt động truyền thanh, truyền hình và địa vị của thi ca trong việc truyền giáo.
A. Tổ Chức Ấn Hành.
Mặc dầu các giáo hội Tin Lành chú trọng rất nhiều đến công việc ấn hành và xuất bản, nhưng chúng tôi chú trọng đến những hoạt động này trong Hội Liên Hiệp, Hội Tin Lành Việt Nam, Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm và một phần nào Giáo Hội Tin Lành Cải Cách Pháp tại Việt Nam.
1. Nhà in Hội Tin Lành Ðông Pháp (Hội Tin Lành Việt Nam).
Trước khi nhà in Hội Tin Lành Ðông Pháp được thiết lập, các ấn phẩm truyền giáo đều được thực hiện hầu hết ở ngoại quốc (Hương Cảng, Anh, Pháp, Hoa Kỳ). Các nhà truyền giáo cũng thuê in trong những nhà in thường không do quyền quản trị của một giáo hội nào ở ngay tại Việt Nam (25).
Nhưhg các nhà truyền giáo đã ý thức được khả năng và ảnh hưởng quan trọng của một cơ sở ấn loát trong việc truyền giáo do chính tổ chức giáo hội quản trị và sơ hữu. Vì thế ngay từ những năm 1916-1922, các nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp đã thiết lập xong một nhà in đầu tiên của Tin Lành giáo Việt Nam tại Hà Nội (26). Mục sư W.C.Cadman là vị quản lý thứ nhất coi sóc nhà in này (27).
Ngay từ khi đến Việt Nam, ông bà W.C. Cadman đã tham gia rộng rãi vào chương trình truyền giáo, nhất là trong lãnh vực ấn hành và dịch thuật. Ông W.C.Cadman đã đương đầu bằng mọi cách với các khó khăn để có thể duy trì nhà in. Cũng nhơ đó một số người đã tin đạo và trở thành những cộng sự viên đắc lực của ông trong việc ấn loát.
Khi Thánh Kinh Báo ra đời năm 1931, ông Cadman bận rộn nhưng ông đã có thêm người cộng tác. Nhà in hoạt động đều đặn cho đến năm 1939 thì gặp khó khăn về tài chính và về thời cuộc chung nên không đủ giấy in. Nhà in trong một thời gian lâu dài phải dùng giấy in nội hóa và sau đó phải tạm đình chỉ các hoạt động.
Năm 1948 nhà in được di chuyển vào Ðà Lạt. Ông Cadman đã vất vả chuyên chở những dụng cụ ấn loát, nhất là những máy móc tối tân mới nhập cảng từ Anh quốc. Ông dự định dùng máy bay riêng của ông mang hết số dụng cụ còn lại vào Ðà Lạt cuối tháng 11-1948. Nhưng chỉ hơn một tuần sau ông từ trần vì lâm trọng bệnh. Các tài sản của ông được dâng hết cho Hội Tin Lành Việt Nam.
Ông Jean Funé liền được chỉ định thay thế ông để làm quản lý và tổ chức lại nhà in. Mãi đến cuối năm 1950, nhà in mới bắt đầu hoạt động trở lại.
Năm 1957 nhà in được chuyển vào Sài Gòn và được các mục sư Trần Thự Quang, Lưu Văn Mão kế tiếp điều khiển. Khoảng năm 1960, vì nhiều trở ngại, nhà in ngưng hoạt động, sau khi các dụng cụ ấn loát được bán lại cho một vài tín đồ. Hiện nay, chính những tín đồ này đã lãnh thầu việc ấn loát hầu hết các sách báo của Hội Tin Lành Việt Nam (28).
2. Nhà in Thời Triệu của Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm.
Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm đã đặt một tầm quan trọng lớn hơn cho công việc ấn hành. Từ năm 1939, nhờ cố gắng của ông R.H. Howlett Giáo Hội đã thiết lập một cơ sở ấn hành gồm nhà xuất bản, nhà in và hệ thống phát hành (các thư báo truyền đạo).
Ngay trong thời chiến tranh, dầu gặp rất nhiều khó khăn (thiếu điện, bị phá hoại...), ông R.L Bentz và các cộng sự của ông vẫn duy trì hoạt động ấn hành. Sau khi ông R.L Bentz soạn thảo các truyền đạo đơn thì ông Phạm Trường Thanh phiên dịch chúng sang Việt ngữ, còn những cán bộ khác như Ðỗ Bình, Phạm Thiện, Dương Hoa, Dương Khải và Lê Hựu phụ trách ấn hành. Họ chỉ in được một số lượng rất nhỏ và do đó phải bán ra với giá 50 xu một tờ. Khi giấy in nhiều hơn, họ đã in một số lượng lớn hơn và chỉ bán lại để đủ in thêm lần sau và để lấy tiền tạm lo việc ăn ở may mặc. Thường thường họ phải ngủ đêm trong nhà in để canh giữ.
Hiện nay, với danh hiệu Thời Triệu Ấn Quán. nhà in này đã được trang bị máy móc đầy đủ và tối tân hơn. Các hoạt động phối hợp tu thư ấn loát và thư báo truyền đạo đã duy trì sự phát triển của nhà in. Cơ sở ấn hành này ngày càng trở nên quan trọng và hoạt động trên một lãnh vực rộng lớn hơn dưới quyền điều khiển của Ban Quản trị trực tiếp gồm các ông Lê Công Giáo, Lý Bá Hồi và Lê Văn Khoa.
3. Các loại ấn phẩm.
Những ấn phẩm truyền giáo ban đầu hầu hết là Kinh Thánh bằng Hoa, Việt và Pháp ngữ. Các nhà truyền giáo đã cho soạn thảo và phát hành thêm một số truyền đạo đơn và tập san nội bộ.
Ðối với Hội Liên hiệp và Hội Tin lành Ðông Pháp, khi nhà in Hội Tin lành Ðông Pháp được thiết lập tại Hà Nội, thì các loại ấn phẩm trở nên đồi dào hơn.
Ðứng đầu vẫn là những sách Kinh Thánh do Thánh Kinh Hội thuê in. Sau đó là các sách Thánh ca, Phước Aâm yếu chỉ và các loại sách nhỏ truyền đạo khác. Khi Thánh Kinh Báo ra đời, nhà in phải hoạt động bận rộn hơn. Cùng với sự phát triển chung của giáo hội, lần lượt nhiều sách học hỏi về Kinh Thánh và giáo lý được soạn thảo và ấn hành, như sách Thánh Kinh Lược Khảo. Thánh Kinh Từ Ðiển, Thần Ðạo Học và Sử Ký Hội Thánh... Hầu hết các sách báo của giáo hội đều có tính cách trực tiếp và thuần túy trình bày về tôn giáo.
Năm 1933, số lượng ấn phẩm của nhà in Hội Tin lành Ðông Pháp là 25.025.530 trang gồm 170.000 sách Tin lành Việt ngữ và chữ Nôm, 5.000 sách Tân Ước và Thi thiên Miên ngữ, 18.000 Thánh Kinh Báo, 10.000 truyền đạo đơn Lào ngữ, 100.000 sách nhỏ Việt ngữ, 60.000sách nhỏ Miên ngữ, 20.000 truyền đạo đơn “người hai mặt”, 3.000 lịch xé năm 1934. Tất cả gồm 470.000 quyển (29).
Năm 1951, cho đến tháng 6 Nhà in Hội Tin lành đã phát hành 436.000 sách nhỏ, 32.000 sách vừa phải. Hiện nay theo mục sư Lưu Văn Mão trung bình mỗi tháng Hội Tin Lành Việt Nam đã chi chừng hơn một trăm ngàn đồng ấn phí chỉ để phát hành các truyền đạo đơn.
Ðối với Giáo Hội Cơ đốc Phục Lâm, những ấn phẩm ban đầu chỉ là những truyền đạo đơn. Nhưng về sau nhiều loại sách báo đã được ấn hành. Nói chung các ấn phẩm của Giáo Hội Cơ đốc Phục Lâm không những trình bày và phổ biến các vấn đề tôn giáo thuần túy mà còn bàn luận phân tích các vấn đề giáo dục hoặc y tế, chẳng hạn đặc san Gia đình và Sức khỏe, các cuốn Sức Khỏe Chỉ Nam, Phương Pháp Cứu Thương, Tuổi Cài Trâm, Giáo Dục Nhi Ðồng ...
Mỗi năm nhà in Thời Triệu đã bán ra nhiều triệu bạc tiền sách báo, không kể những tài liệu và truyền đạo đơn được phát không.
4. Phân tích mấy loại ấn phẩm.
Ðể thấy được những phương pháp truyền giáo thể hiện trong kỹ thuật trình bày và trước tác các loại ấn phẩm có mục đích truyền giáo, chúng tôi phân tích mô tả mấy ấn phẩm tiêu biểu của Phái Bộ Nghiên Cứu Tin lành, Hội Tin lành Việt Nam, Giáo Hội Cơ đốc Phục Lâm (báo, sách, truyền đạo đơn).
a. Về báo chí, chúng tôi phân tích “Bulletin du Foyer des Étudiants Annamites”, nguyệt san Thánh Kinh Báo và đặc san “Gia đình và Sức khỏe”.
* “Việt Nam Thanh niên Tạp chí” tức “Bulletin du Foyer des Étudiants Annamites” của Phái bộ Nghiên cứu Tin lành Pháp chỉ được ấn hành 6 lần từ Ðệ lục cá nguyệt 1923 đến Ðệ lục cá nguyệt 1924 mỗi số dày chừng 200 trang (30).
Nội dung của tạp chí gồm nhiều yếu mục như tranh ảnh các di tích lịch sử Việt Nam, những bài thuyết trình về văn hóa Ðông Tây, nhất là về hệ thống tư tưởng Khổng giáo, những bài tường thuật về các cuộc du ngoạn và sinh hoạt của Trung tâm sinh viên do ông P.Monet điều khiển, và sau cùng những câu chuyện nhằm giáo dục luân lý cho thanh thiếu niên Việt Nam.
Nội dung của tạp chí cho người ta thấy chủ trương của Ban Biên tập là đứng ngoài chính trị và tôn giáo, là khai triển những giá trị của Ðông Phương và của dân tộc Việt Nam. Không một bài báo nào trực tiếp nói đến Tin lành giáo, đến Kinh Thánh, hay đến luân lý. Nhưng sự hiện hữu của tạp chí đã phát xuất từ ý hướng truyền giáo, đồng thời các đề mục trong tạp chí đã được viết trong tinh thần Tin lành giáo (d’inspiration protestante). Nói cách khác, tạp chí muốn phát huy một nền tảng nhân sinh theo chủ trương Tin lành giáo, nhưng không công nhiên trình bày những giá trị tín ngưỡng của Tin lành giáo.
* Còn nguyệt san Thánh Kinh Báo của Hội Tin lành Ðông Pháp đã được phép xuất bản từ năm 1930 thời Toàn quyền P. Pasquier (1877 - 1934), nhưng số đầu tiên mới được phát hành vào đầu năm 1931. Mục sư W.C. Cadman được cử làm chủ nhiệm kiêm chủ bút trước nhất với một ban biên tập gồm hầu hết các nhà truyền giáo Hoa Kỳ trong Hội Liên Hiệp, nhiều mục sư Việt Nam (Lê Ðình Tươi, Lê Văn Thái, Huỳnh Kim Luyện, Lê Văn Long. Ðoàn Văn Khánh, Phan Ðình Liệu...) và một số tín đồ trong Hội Tin lành Ðông Pháp (Bùi Văn Hựu, Vũ Ðan Chinh, Ðào Ân Sinh, Ðỗ Ðức Trí...)
Giữa năm 1939, Mục sư W.A. Pruett được cử làm chủ nhiệm kiêm chủ bút với mục sư J.D. Olsen và P.E. Carlson làm trợ bút điều hành một ban biên tập thường xuyên mới và xác định một chủ trương mới.
Ðầu năm 1940 vì tình hình khó khăn, Thánh Kinh Báo đã không được ấn hành dưới hình thức in typo, nhưng dưới hình thức đánh máy, và đình bản hẳn trong những năm 1944 - 1945. Tháng 12 - 1950, Thánh Kinh Báo được tục bản do Mục sư Ông Văn Huyên làm chủ nhiệm kiêm chủ bút (tòa soạn tạm đặt tại Ðà Nẵng). Ðầu năm 1962, Thánh Kinh Báo tự đình bản trong 5 tháng để chấn chỉnh nội bộ. Từ đó tòa soạn được chuyển luôn về Sài Gòn.
Tháng 1 - 1964, Thánh Kinh Báo được điều hành do Mục sư Trần Thự Quang làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, Mục sư Nguyễn Thanh Hằng làm Tổng thư ký toà soạn. Năm 1966, sau khi Mục sư Trần Thự Quang mất, Ban điều hành Thánh Kinh Báo được cải tổ với Mục sư Ðoàn Văn Miêng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, Mục sư Nguyễn Thanh Hằng vẫn làm Tổng thư ký và Mục sư Lưu Văn Mão làm quản lý.
Từ đầu, Thánh Kinh Báo đã trình bày rõ chủ trương của mình là “Cơ quan của Hội Tin lành Ðông Pháp để cắt nghĩa lẽ thật trong Kinh Thánh, soi sáng đường lối, mở mang trí khôn, giúp đời tín đồ càng thêm sâu nhiệm, hưởng lấy hạnh phước thiêng liêng” (31). Thánh Kinh Báo luôn luôn là tiếng nói chính thức của Hội Tin lành Việt Nam (cơ quan của Hội Thánh Tin lành Việt Nam, hay cơ quan bồi linh của Hội Thánh Tin lành Việt Nam).
Nội dung của Thánh Kinh Báo chắc chắn đã được cải tiến luôn. Nhưng chủ hướng căn bản của Thánh Kinh Báo vẫn là tìm hiểu Kinh Thánh hướng dẫn sinh hoạt tôn giáo của tín đồ và bày tỏ lập trường chính thức của Hội Tin lành Việt Nam đối với những lãnh vực thuộc xã hội trần thế.
Từ năm 1931 đến tháng 10 - 1939, nội dung Kinh Thánh Báo gồm những mục chính yếu thường xuyên sau đây: Ngó ngoài cửa sổ biên tập, Lối sống đồn vang, Ngôi sao gia đình, Bảng chỉ đường đời, Vun khóm cây xanh, Hoa tâm hội, Thi ca Tin lành, Giải đáp nghi đề, Giải nghĩa Kinh Thánh, Tin tức xa gần, Tiếng gõ cửa lòng, Nước thiêng đã khát, Khảo cổ học với Kinh Thánh, Khoa học với tạo hóa, Bài học ngày chủ nhật, Gia đình lễ bái.
Do sáng kiến của Mục sư W.C. Cadman, từ năm 1937 Thánh Kinh Báo bắt đầu đăng tải những bài sơ khảo của một số nhà truyền giáo nói về sinh hoạt và phong tục của nhiều bộ tộc Thượng dân, cùng tiểu sử của nhiều Hội Tin lành. Nhưng có lẽ vì ban Biên tập đã hướng đến một chủ trương cấp tiến “có vẻ Kinh Thánh” nên tháng 7 - 1939, Ðại Hội đồng Hội Liên hiệp đã quyết định tuyển cử một ban biên tập mới. Ban biên tập mới đã tuyên cáo lập trường gồm những điểm chính sau đây:
- Vì chú trọng mục đích thiêng liêng, “thì cốt nhiên những bài văn trong Thánh Kinh Báo phần nhiều phải có những bài giảng cảm động, bài giải nghĩa Kinh Thánh và những bài có ý sâu nhiệm và có giá trị thiêng liêng...”
- Vì đức tin ...”nên chúng tôi tưởng Chúa không muốn cùng chúng tôi đăng tải những bài như tiểu thuyết, chuyện vui, là những bài mà Kinh Thánh gọi là chuyện khéo đặt để, bài tuy có đẹp lỗ tai và hay lắm, song không giúp đức tin được đứng vững trên lời hằng sống của Ðức Chúa Trời”.
- Dầu muốn có văn thể xứng hợp, “song chúng tôi muốn tránh khỏi những chữ cao kỳ và khó hiểu”, để giản dị cho việc trình bày lẽ thật.
- “Thánh Kinh Báo có thể và rất cần phải có nhiều độc giả hơn, và có một chức vụ rộng rãi hơn lúc bấy giờ”, nên cần nhiều người cổ động và viết bài cho Thánh Kinh Báo. “Những bài ấy phải rõ ràng, thiêng liêng, có công lý theo lời Chúa, viết rõ và ký tên”.
- Có những bài sẽ không được chọn đăng, nhưng mọi người cứ yên tâm, “chúng tôi xin anh chị em yêu dấu phải có lòng tín nhiệm Tòa soạn, thì chúng tôi hứa sẽ thành tâm chọn lựa và đăng những bài hữu ích và có giá trị nhiều” (32).
Như thế Thánh Kinh Báo có khuynh hướng trình bày trực tiếp những vấn đề theo nghĩa chặt, liên hệ rõ ràng đến tôn giáo. Sau khi tục bản, những đề mục đã được thay đổi xoay quanh những vấn đề thiên về tôn giáo thuần túy. Hiện nay khuynh hướng này vẫn chi phối mạnh mẽ chủ trương biên tập của tờ báo.
* Ðối với Giáo Hội Cơ đốc Phục Lâm, đặc san “Gia đình và Sức khỏe” được phổ biến như một hình thức truyền giáo khá kín đáo. Ðặc san này do ông Lê Văn Khoa làm chủ nhiệm kiêm chủ bút ra đời từ khoảng năm 1957 và đã được phát hành nhiều lần cho tới nay. Ðặc san này có khi lấy danh hiệu là “Gia đình và hạnh phúc” hay “Gia đình và giáo dục”.
Nội dung của đặc san gồm những bài phân tích về những chỉ dẫn cụ thể để bảo vệ sức khỏe, giáo dục luân lý cá nhân và gây tạo hạnh phúc gia đình. Người đọc sẽ thâu lượm được nhiều lợi ích thiết thực trong những bài về y tế, giáo dục như “tại sao phải thử máu”, “tim run”, “thần kinh căng thẳng”, “thay đổi tính nết được chăng?”...
Nhưng phảng phất trong những bài này, người viết muốn gói ghém một vài ý tưởng về Ðấng Sáng tạo, về nhân sinh quan theo tinh thần của tín ngưỡng Cơ đốc Phục Lâm. Hầu như chỉ có một bài giảng thuyết hay bình luận trực tiếp trình bày một vấn đề tôn giáo theo chủ trương của giáo hội.
b. Những cuốn sách do các giáo hội xuất bản thường cũng biểu lộ khuynh hướng chung như trong báo chí.
Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam có khuynh hướng xuất bản những sách bàn luận, tìm hiểu trực tiếp về Kinh Thánh hoặc về tôn giáo thuần túy. Một phần khá lớn đã được phiên dịch từ Anh ngữ hay Pháp ngữ, nhất là những cuốn sách trình bày các vấn đề chuyên môn. Tuy nhiên người ta cũng thấy một số nhà truyền giáo trong Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam cho ấn hành những cuốn sách mang nhiều tính chất nghiên cứu văn hóa rõ rệt (Tự Điển, Phong Tục Đồng Bào Thượng, Nhân Chủng Học (G.H.Smith)).
Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm trong khi đó lại thường ấn hành những sách về giáo dục y tế và luân lý, nhưng với kỹ thuật xen kẽ tín ngưỡng Cơ Ðốc Phục Lâm.
Hiện nay nhiều nhà truyền giáo cũng xuất bản những sách giáo khoa song ngữ để giảng dậy ngoại ngữ (nhất là Anh ngữ), đồng thời quảng bá những kiến thức về Kinh Thánh và về tín ngưỡng Tin Lành giáo cho các học viên ...
c. Nhưng đặc điểm truyền giáo chung trong các giáo hội Tin lành tại Việt Nam (cũng như trên thế giới) là việc ấn hành và phổ biến những loại sách nhỏ dùng làm truyền đạo đơn. Các giáo hội đã chi phí nhiều tiền bạc để xuất bản những sách nhỏ này. Nội dung những sách nhỏ được trình bày với một kỹ thuật đơn sơ nhưng thay đổi luôn: sách nhỏ có thể là bài giảng của một mục sư được in lại, một câu chuyện khoa học, lịch sử hay thời cuộc... được trình bày cho độc giả với dụng ý truyền giáo (chứng minh sự hiện hữu, quyền năng của vị Tạo hóa...) Trong phần kết luận, người viết sách nhỏ thường đặt nhiều thắc mắc nhân sinh và cuối cùng thường thuyết phục độc giả nên tìm đến Ðấng Christ như một giải đáp cho các thắc mắc về ý nghĩa của đời người.
Mỗi sách nhỏ thường dành một phần (thường là mặt bìa cuối cùng) để ghi những chữ giúp người đọc liên lạc với các cơ quan Tin lành. Những chữ đó có thể là “nếu bạn muốn nhận sách hoặc tài liệu tìm hiểu về Tin lành cứu rỗi, xin bạn xé giấy này trước khi điền khuyết các chi tiết cần thiết và gửi cho chúng tôi”. Ðộc giả được yêu cầu cho biết tên họ, địa chỉ và trình độ học vấn (đôi khi còn được yêu cầu cho biết lập trường: tin nhận Cứu Chúa hay chỉ nhận sách và tài liệu về Tin lành giáo). Khi nhận được thư riêng hay phần giấy xé rời của độc giả gửi về, cơ quan phụ trách của mỗi giáo hội sẽ gửi sách Kinh Thánh (thường là sách Tin lành) đến biếu tặng cho độc giả, đồng thời tìm cách duy trì mối liên lạc thường xuyên với độc giả để hy vọng dần dần thuyết phục những người này tin nhận đạo.
5. Phổ biến sách báo Tin lành.
Chúng tôi đã phân tích riêng việc phổ biến những sách Kinh Thánh. Ðối với những sách báo thường, ngoài hình thức trưng bày bán trong các phòng sách Tin lành và phân phát sách báo khi hoạt động chứng đạo, mỗi giáo hội thường có những nhân viên tình nguyện chuyên môn phổ biến sách báo (thầy bán sách trong Hội Tin Lành Việt Nam, thư báo truyền đạo trong Giáo Hội Cơ đốc Phục Lâm).
Phổ biến các sách báo truyền đạo là một việc làm quan trọng. Vì thế, mục sư W.C. Cadman đã nói về việc phân phát sách nhỏ như sau:
“Việc phát sách có ảnh hưởng đến công cuộc truyền đạo thế nào. Chủ trương nhà in bổn hội, chúng tôi vui mừng khôn xiết vì nhiều anh em mua và phát sách cắt nghĩa đạo, sách Tin lành, Kinh Thánh... Ðó là phần thưởng lớn của chúng tôi sau khi chịu tốn kém nhiều để bán sách giá rất rẻ. Biếu một quyển sách nhỏ, xin anh em đừng cho việc ấy là thường. Ta gieo ra lời đức tin, Chúa có thể dùng nó cứu một linh hồn tội lỗi, ngăn trở một người tự vẫn, hàn gắn một gia đình tan vỡ... Biếu một sách nhỏ, ắt được dịp chuyện trò thân mật với tội nhân. Với nụ cười nhã nhặn, ta bày tỏ sơ lược nội dung quyển sách, nói tóm lại sự cứu rỗi bởi huyết Chúa Jêsus (33)”.
B. Những Cơ Sở Giáo Dục.
Các cơ sở giáo dục văn hóa tổng quát có một địa vị quan trọng đặc biệt trong công trình truyền giáo. Chúng tôi muốn phân tích về hình thức truyền giáo này đối với Hội Tin lành Ðông Pháp và Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm.
1. Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam.
a. Từ khi đến Việt Nam, các nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp vì quan niệm truyền giáo một cách chặt chẽ, đã không chú ý đến việc giáo dục kiến thức văn hóa tổng quát cho tín đồ, đồng thời mở cửa ngõ cho nhiều người biết đến Tin lành giáo bằng hình thức hoạt động này. Ðây đó một vài tư nhân tín đồ đã tổ chức trường học, nhưng trong sự đơn độc vì ít được giáo hội khuyến khích và nâng đỡ.
Năm 1937, một tín đồ đề nghị Hội Tin lành Ðông Pháp nên mở các lớp dạy chữ quốc ngữ cho các tín đồ để giúp họ biết đọc chống lại các tà giáo và hiểu biết Kinh Thánh hơn. Tín đồ này cũng đề nghị trao trách nhiệm này cho một ban truyền đạo do một mục sư hay truyền đạo điều khiển (34).
Sau đó ông Hồ Nguyên Trí cũng phổ biến những tư tưởng muốn cải tiến nếp sống văn hóa của tín đồ. Ông viết :
“Ðối với anh chị em ấy (những người thất học), chúng ta không thể để mặc kệ họ được, nghĩa là chúng ta không thể để họ tự lo lấy sự học của họ. Vì họ như kẻ bịnh cần có người giúp đỡ chăm nom. Nếu chúng ta muốn thật lòng giúp đỡ họ, thì có khó gì đâu: chỉ lo cho có người dạy họ học cho biết đọc chữ quốc ngữ là được. Than ôi vì nạn dốt mà họ phải chịu nhiều thiệt thòi...”
“Mỗi khi đã nhận biết rõ một việc gì có quan hệ đến quyền lợi Chúa, tưởng chúng ta có cái bổn phận cổ lệ lẫn nhau, để ý thực hành chớ nên mỗi việc mỗi ngồi chờ Mẫu Hội (Hội Liên hiệp), chẳng hóa ra trình độ chúng ta còn ấu trĩ lắm ru? (35)”.
Ðoạn văn trên đây cho người ta có thể thấy hai sự thật về Hội Tin Lành Ðông Pháp từ khi được thành lập đến lúc đó. Trước hết hàng ngũ tín đồ trong Hội Tin Lành Ðông Pháp có một số khá đông đã không biết đọc biết viết. Thứ đến có lẽ từ trước Hội Tin Lành Ðông Pháp, dầu đã tự lập tự dưỡng, vẫn còn lệ thuộc chặt chẽ vào các quyết định của Hội Liên Hiệp. Hội Liên Hiệp đã quá dè dặt trong việc đẩy mạnh công tác truyền giáo bằng cách mở trường học, do đó Hội đã không tán trợ và khuyến khích giáo hội địa phương mở trường để nâng cao trình độ văn hóa tổng quát cho tín đồ (phương chi cho người ngoài đạo).
Thực sự, theo ông Phạm Anh, tháng 10-1938, chi hội Quế Sơn đã mở một lớp dậy chữ quốc ngữ:
“Chúng tôi đã lập được lớp dậy chữ quốc ngữ. Lớp này do một tín đồ làm giáo sư, dưới quyền quản đốc của mục sư bổn hội, ban đầu ít người đến học, nhưng lần lần anh em cảm thấy lớp học này có quan hệ đến tương lai của Hội Thánh, nên cho con em đến đây học, ngày 1 đồng; thành thử có người ở xa 3, 4 hoặc 7, 8 cây số cũng cơm đùm cơm gói đến học. Lớp học này có 50 học viên, kể cả người ngoài đạo. Chi hội đã xin phép lập “gia đình tư thục” để học viên có thể dự thi sơ học yếu lược năm 1939 (36)”.
Sau này một vài tín đồ cũng mở trường tư thục với phương tiện riêng. Chẳng hạn ông Phạm Khắc Vinh đã mở một trường tại Sài Gòn. Ông dành cho con em tín đồ nhiều quyền lợi và nhất là ông đã tổ chức lớp Kinh Thánh cho các học sinh.
b. Năm 1952, Hội Tin Lành Việt Nam mới thực sự chú ý đến việc giáo dục và quyết định thành lập một Ủy Ban lo tổ chức trường trung học.
Trong năm này Hội Tin Lành Việt Nam xây cất một trường học đầu tiên trong Cô nhi viện Tin Lành Nha Trang, đó là trung tiểu học Bết-lê-hem. Trường bắt đầu hoạt động từ niên khóa 1953-1954 với 60 học sinh và chỉ có các lớp từ mẫu giáo đến lớp nhất tiểu học. Năm sau trường đã có một cơ sở đầy đủ hơn. Sĩ số từ 319 niên học 1958-1959 lên tới 477 niên học 1962-1963. Trường dậy học miễn phí ở cô nhi và các học sinh nghèo trong vùng. Hiện trường này đã mở đến các lớp bậc trung học đệ I cấp với Ban giáo chức gồm 50% là các cựu học sinh của trường. (Bà Lê Thị Hồng Ân, ái nữ của Mục sư Lê Văn Thái, đã điều hành trường này từ đầu đến nay).
Ngoài việc áp dụng chương trình chung của quốc gia, nhà trường còn mở những lớp học Kinh Thánh vào mỗi chiều thứ năm, đồng thời cũng đảm nhiệm việc huấn luyện kỹ thuật chuyên nghiệp cho học viên, chẳng hạn nữ công, gia chánh, đánh máy chữ, hớt tóc ...
Trường Bết-lê-hem đã đào tạo một số tín đồ đáng kể : người tiếp tục theo học Ðại học, người gia nhập Thánh Kinh Thần Học Viện, có người ở lại làm việc luôn cho nhà trường, một số khác đã thành gia thất và làm việc trong nhiều cơ quan xã hội Tin Lành.
Sau trường Bết-lê-hem, nhiều trường trung tiểu học khác lần lượt được thành lập tại Ðà Nẵng, Sài Gòn và Gia Ðịnh. Nguyên trong vùng Sài Gòn, người ta thấy trường Ðức Tin (trước ở đường Mạc Ðĩnh Chi, sau đổi sang đường Trần Hưng Ðạo thuộc chi hội Sài Gòn), trường Phúc Âm Khánh Hội và nhiều trường tiểu học sơ cấp khác ...
Ngày 20-10-1966, chi hội Tin Lành Sài Gòn đường Trần Hưng Ðạo đã khánh thành “Trung Tâm Cơ Ðốc Giáo Dục”. Cơ sở này được dùng vào việc huấn luyện tín đồ bằng cách “mở những khóa Kinh Thánh Ðoản Kỳ, Kinh Thánh Mùa Hè, những khóa đào tạo cán bộ chứng đạo hay cán bộ Trường Chúa Nhật”. Một phần cơ sở này dành cho trường trung tiểu học.
c. Nhân dịp khánh thành Trung Tâm Cơ Ðốc Giáo Dục tại chi hội Sài Gòn, trong một bài nhan đề “Hội Thánh Tin Lành Việt Nam đối với ngành giáo dục”, Tòa soạn Thánh Kinh Báo nhấn mạnh vào tầm quan trọng của công tác văn hóa giáo dục xã hội mà giáo hội phải đảm lãnh. Ðây là một bài bình luận có nhiều ý tưởng và nhận định chính xác và tiến bộ. Bài bình luận này cho thấy khuynh hướng truyền giáo mới đang phát triển trong lòng giáo hội cổ truyền.
“Từ lâu, Hội Thánh Việt Nam đã quan tâm đến ngành giáo dục, nên chúng ta có trường Kinh Thánh, lớp Kinh Thánh tiểu học, Trường Chúa Nhật, giờ gia đình lễ bái, rồi lần lần đến lớp Kinh Thánh đoản kỳ, khóa Tin Lành mùa hè, lớp dậy đạo cho thiếu nhi, Trung tâm thanh niên ... Nhưng chúng ta phải thành thật nhận rằng chúng ta chưa triệt để khai thác tài năng của Hội Thánh về phương diện giáo dục, nên dầu chúng ta có hình thức, song trên thực tế, chúng ta chưa thâu nhận được kết quả như đáng phải có.
... Về ngành văn hóa xã hội, Hội Truyền Giáo Liên Hiệp từ khi vừa mới đến hoạt động tại Việt Nam đã minh giải trong quyển “La Mission Évangélique, Sa Raison D’être” rằng mục đích của Hội là giảng Tin Lành, mở Hội Thánh chớ không hoạt động công tác xã hội như lập nhà thương, xây nhà trường ... vì các việc đó đã có chánh phủ bảo đảm. Chủ trương ấy rất rõ ràng, nhưng ở cương vị của Hội thánh Tin Lành Việt Nam, trên đà trưởng thành, chúng ta cần có thêm những hoạt động xã hội” (37).
Nhắc qua một vài chi tiết lịch sử, bài báo viết tiếp:
“Vì vậy, vào khoảng năm 1937, một số con cái tôi tớ Chúa có thiện chí và nhiệt tâm đã cổ võ thành lập trường Trung học tại Trung Phần. Rất tiếc là Hội Thánh bấy giờ còn nhỏ nhoi, lại nghèo thiếu nên công việc bất thành. Sau đó lớp này tiếp theo lớp khác, những nhóm tín đồ đã đứng ra mở trường, nhưng vì thiếu phương tiện nên thời gian hoạt động không được duy trì bền bỉ”.
“Sự thất bại đã diễn ra hơn một lần, tuy nhiên Hội Thánh vẫn không nản lòng trước vấn đề trọng đại mong muốn góp phần ít nhiều vào nền móng văn hóa dân tộc, vừa được lợi reo rắc ảnh hưởng Tin Lành, nên vào năm 1952, cụ nguyên Hội trưởng Mục sư Lê Văn Thái, với sự hợp tác của Ban Trị Sự Tổng Liên Hội và Hội Thánh chung đã thành lập trường trung tiểu học Nha Trang. Và cũng từ đó các Hội Ðồng Tổng Liên Hội đã nhiều lần đề nghị các chi hội lập trường tiểu học và các địa hạt lập trường trung học. Nhờ sự khích lệ ấy, Hội Thánh Ðà Nẵng rồi đến Hội Thánh Khánh Hội rồi bây giờ Hội Thánh Sài Gòn và chắc còn các Hội Thánh khác nữa, đã, đang và sẽ lần lượt xây cất trường sở để khuếch trương ngành văn hóa giáo dục.
Ban Trị Sự Tổng Liên Hội, để đôn đốc việc giáo dục và nghiên cứu chương trình giáo khoa, đã cử một Ủy Ban Giáo Dục và sắp cử thêm một Ủy Ban Văn Hóa Xã Hội”.
Căn cứ vào Kinh Thánh, tác giả bài báo phân tích những lý do của việc làm trên đây như sau :
“Việc hành động của chúng ta như trên có hợp lý chăng ? Sách Hêbơrơ 1:1 chép :”Ðời xưa, Ðức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dậy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách”. Ngài hiện ra trong hình một thiên sứ. Ngài phán trực tiếp mà tai nghe được. Ngài phán qua Thánh Linh ngự trong lòng người, bằng chiêm bao và dị tượng, qua các lễ nghi, luật lệ ... Vì vậy, chúng ta cũng phải giảng Tin Lành cho mọi người nhiều lần và bằng nhiều cách khác nhau, như trong nhà thờ, trong lớp học, ngoài đường phố, tại từng nhà một, trên đài phát thanh, qua các cơ sở văn hóa và từ thiện ...”
Tác giả bài báo cũng nhận thức được nguy hiểm, “nhiều trường học lúc đầu do các tín đồ chủ trương hay Hội Thánh bảo trợ, nhưng về sau đã đi xa tinh thần Tin Lành”. Vì thế tác giả bài báo viết tiếp: “Vì vậy nan đề của chúng ta ngày nay không những là xây cất những trường sở mà còn làm sao cho có những giáo viên và giáo sư có đức tin thuần túy Tin Lành. Muốn có học sinh tốt, trước nhứt phải có giáo sư tốt, vì thầy nào trò ấy. Nếu không có điều kiện tiên quyết và cần thiết ấy, học sinh sẽ thất bại trong sự học và nhà trường sẽ không đạt được mục đích gây ảnh hưởng Tin Lành trong xã hội” (38).
Ðó là một quan niệm truyền giáo cấp tiến và mới mẻ đối với khuynh hướng bảo thủ cổ truyền trong Hội Tin Lành Việt Nam. Các nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp vẫn căn cứ vào Kinh Thánh để hiểu từ ngữ “truyền giáo” theo ý nghĩa trực tiếp và thuần túy tôn giáo : rao giảng Tin Lành trực tiếp cho người khác không có nghĩa là mở trường ...
2. Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm.
Ðối với Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm, việc giáo dục đã được chú ý nhiều hơn, nhưng chỉ trong nội bộ giáo hội. Ngoài việc huấn luyện kiến thức Kinh Thánh và tôn giáo cần thiết cho cán bộ truyền giáo, chương trình giáo dục của giáo hội đã nhằm vào công cuộc đào tạo những kiến thức chuyên nghiệp khác như ấn loát, y tế, giáo dục ...
Nhưng chỉ gần đây giáo hội mới chú tâm nhiều vào việc mở trường học nhằm đào tạo kiến thức văn hóa tổng quát cho học sinh ở ngoài giáo hội. Nhờ con đường này, nhiều học sinh và gia đình của họ sẽ biết đến tôn chỉ của giáo hội. Tuy nhiên ý thức về tầm quan trọng của hình thức truyền giáo bằng văn hóa giáo dục vẫn chưa được phát triển đúng mức.
C. Những trung tâm sinh hoạt văn hóa khác.
Các nhà truyền giáo Tin Lành còn truyền đạo bằng những trung tâm sinh hoạt văn hóa đặc biệt. Hình thức truyền giáo này đã xuất hiện lần đầu với Trung tâm Sinh viên của ông P.Monet tại Hà Nội. Mãi sau này những Trung tâm sinh hoạt văn hóa tương tự mới được các nhà truyền giáo khác áp dụng nhưng kỹ thuật điều hành đã không giống với quan niệm của ông P. Monet.
1. Hội Tin Lành Việt Nam.
Người ta có thể coi những phòng sách trong Hội Tin Lành Việt Nam như một hình thức trung tâm sinh hoạt văn hóa nhằm mục đích truyền giáo. Từ năm 1936, Hội Tin Lành Việt Nam đã thành lập nhiều phòng sách tại Hà Nội, Hải Phòng, Ðà Nẵng, Tam Kỳ, Nha Trang, Sài Gòn, Vĩnh Long, Cần Thơ. Ðây là những tổ chức đại lý để chứa, bày bán hay phân phối các sách báo Tin Lành và cũng là nơi dân chúng có thể đến đọc tại chỗ những tài liệu về Tin Lành giáo. Hiện nay phòng sách Tin Lành Sài Gòn còn nhận mua giúp độc giả một số sách vở và nhiều văn hóa phẩm khác có tính cách tôn giáo từ ngoại quốc, nhất là từ Hoa Kỳ.
Nhưng những trung tâm sinh hoạt văn hóa chỉ được Hội Tin Lành Việt Nam thiết lập chính thức từ cuối năm 1961, khi phong trào thanh niên trong giáo hội được chấn hưng. Trung tâm huấn luyện thanh niên Tin Lành Sài Gòn đã tổ chức nhiều sinh hoạt văn hóa như thư viện phòng âm nhạc, sân chơi và nhiều lớp học Anh ngữ...
Hiện nay danh hiệu chính thức của Trung tâm là “Trung Tâm Truyền Giáo Thanh Niên và Trường Anh Ngữ Good News”. Trong thực tế hầu như chỉ có hoạt động của Trường Anh Ngữ Good News là đáng kể. Từ khi trưòng bắt đầu hoạt động qui mô vào tháng 7-1963 đến cuối tháng 10-1966, 12 khóa học Anh ngữ liên tiếp được tổ chức. Mỗi khóa học kéo dài chừng hai tháng và thâu nhận khoảng 600 học viên với 8 học trình khác nhau. Cho đến cuối năm 1966, số học viên theo học trường Anh Ngữ Good News đã lên tới 7.000 người thuộc đủ thành phần xã hội và lớp tuổi. Nhưng học viên thanh thiếu niên chiếm đa số.
Những khóa học này nhằm hai mục đích rõ rệt : dậy Anh ngữ và truyền đạo. Mỗi giờ học kéo dài 80 phút : 20 phút đầu được dành để truyền đạo cho học viên bằng cách giáo sư giải thích Kinh Thánh cho học viên và dậy những bài Thánh Ca Tin Lành ... Trong khi học Anh ngữ, học viên phải dùng những loại sách song ngữ (Việt-Anh) mà nội dung là những đoạn Kinh Thánh hay những câu chuyện phổ biến tinh thần Tin Lành.
Từ khi khai giảng, Trường Anh Ngữ Good News đã thâu hoạch được những kết quả truyền giáo cụ thể với 15 học viên chịu báp têm và 150 người khác sẵn sàng tin nhận Ðấng Christ.
Ngoài hoạt động giảng dậy Anh ngữ, Trung tâm sinh hoạt văn hóa này còn phụ trách một lớp Kinh Thánh hàm thụ bằng Anh ngữ và Việt ngữ. Tại phòng hội của Trung tâm, vào mỗi tối thứ bảy, các nhà truyền giáo đều tổ chức diễn thuyết hay chiếu phim cho giới thanh niên sinh viên học sinh trong vùng Sài Gòn.
Sau Sài Gòn, Hội Tin Lành Việt Nam và Hội Liên Hiệp cũng đã thiết lập những trung tâm sinh hoạt văn hóa tương tự. Ðầu năm 1964, các nhà truyền giáo đã tổ chức một Trung tâm văn hóa tại Cần Thơ. Sau đây là một vài hoạt động của Trung Tâm Cần Thơ theo lời tường thuật của mục sư H.M. Collins:
“Khi vừa đến thành phố, người ta tới tấp yêu cầu chúng tôi dậy Anh ngữ. Chúng tôi do dự vì không muốn mắc kẹt vào chương trình giáo dục có thể làm cản trở việc truyền giáo. Tuy nhiên, khi những tiện nghi đã được chuẩn bị xong, dưới sự hướng dẫn của Chúa, chúng tôi liền mở chương trình dậy Anh ngữ phối hợp với sinh hoạt thanh niên. Nhờ đó, chúng tôi hiểu biết được từng thanh niên và làm bạn với họ, ngõ hầu chúng tôi có thể chuyện trò với họ về Jêsus. Mỗi chiều thứ tư, chúng tôi tổ chức một buổi nói chuyện bằng song ngữ cho các học viên và cho thân hữu của họ. Mỗi tháng hai lần, thanh niên trong chi hội địa phương đến điều khiển chương trình này để có thêm kinh nghiệm lãnh đạo tập thể, như điều khiển thánh ca và những nhóm bàn luận (39)” .
Công tác truyền giáo bằng các lớp giảng dậy Anh ngữ này đã dần dần bành trướng sang nhiều nơi khác như Ðà Nẵng, Nha Trang, Ðà Lạt... Ðây là hình thức truyền giáo khá phổ biến hiện nay để thích ứng với nhu cầu học Anh ngữ của nhiều người. Ðây là chứng từ hùng hồn của Mục sư Vĩ Úc Lương:
“Giới thiệu Tin Lành qua các lớp học Anh ngữ rất có hiệu quả. Trong giờ kể truyện tích vào mỗi chiều thứ sáu, khi dùng các thị cụ để giảng dậy Kinh Thánh, cô Hartson có nhiều dịp thuận tiện nói đến chân lý trong các lớp Anh ngữ thường lệ. Chẳng hạn trong một bài học, người ta đã dùng những từ ngữ “body, soul, spirit” để giới thiệu về Chúa Ba Ngôi Vị. Sau lớp học người ta có cơ hội làm quen nhiều so với thanh niên khi chú ý lắng nghe những vấn đề của họ và làm chứng cho họ biết rằng uy quyền của Chúa sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của họ (40)”.
2. Các giáo hội Tin Lành khác.
Trong khi Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm ít chú trọng đến hình thức truyền giáo qua những Trung tâm sinh hoạt văn hóa, thì Giáo Hội Mennonite và Báp tít lại để ý đặc biệt đến cách thức truyền giáo này.
Giáo Hội Tin Lành Mennonite đã tổ chức hai Trung tâm sinh hoạt văn hóa tại Sài Gòn và Gia Ðịnh gồm những lớp dậy Anh ngữ, các phòng học riêng và thư viện. Tại Gia Ðịnh, giáo hội tổ chức một ký nhi viện buổi sáng và một trường tiểu học sơ cấp.
Giáo Hội Tin Lành Báp tít cũng có những sinh hoạt tương tự tại Ðà Nẵng, Sài Gòn và Gia Ðịnh...
Ngoài ra nhiều nhà truyền giáo cũng mở những lớp dậy Anh ngữ tư gia với mục đích truyền giáo trong khi tiếp xúc và làm quen với học viên và gia đình của họ.
D. Những Lớp Học Kinh Thánh Hàm Thụ.
Từ lâu các nhà truyền giáo Tin Lành đã tổ chức những lớp học Kinh Thánh truyền đạo bằng phương pháp hàm thụ. Hiện nay hầu hết các giáo hội Tin Lành tại Việt Nam đều có một hay nhiều lớp Kinh Thánh hàm thụ dành cho người Việt hay cho nhiều ngoài kiều khác tại Việt Nam.
1. Hội Tin Lành Việt Nam.
Ông Hoàng Trọng Thừa là tín đồ Tin Lành Việt Nam đầu tiên theo học Kinh Thánh bằng phương pháp hàm thụ. Nhưng về sau trong Hội Tin Lành Việt Nam, phương pháp truyền giáo này phát triển chậm.
Mục sư B.R. Houck đã có sáng kiến tổ chức một lớp học Thánh Kinh Ðịa Dư Tân Ước Hàm Thụ vào khoảng tháng 7-1951 tại Nha Trang. Tiếp theo đó, nhiều cơ quan trọng Hội Tin Lành Việt Nam đã tổ chức những lớp Kinh Thánh hàm thụ khác nhau (hầu hết trụ sở tại Sài Gòn) như Phòng Sách Tin Lành Sài Gòn (từ tháng 7-1966, lớp “Sự Sáng Của Sự Sống”), Ban phát thanh Tin Lành tại NhaTrang (đã tổ chức ba loạt chương trình), Ban biên tập tạp chí “Hừng Ðông” (từ năm 1959), ông bà Paul Contento (lớp Kinh Thánh hàm thụ Emmaus, 1962) Trung tâm truyền giáo thanh niên Sài Gòn (Cộng tác với đoàn truyền giáo Ðông Dương, Thánh Kinh Học Hiệu).
2. Các giáo hội Tin Lành khác.
Bộ Tiếng Nói Hy Vọng của Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm phổ biến một chương trình giảng dậy Kinh Thánh hàm thụ từ năm 1948. Mục sư Phạm Thiện làm giám đốc điều hành và ông Lê Toàn Thơ làm giáo sư phụ trách việc sử bài cho học viên. Bộ Tiếng nói hy vọng đã cho phổ biến ba chương trình liên tiếp : 1948-1953, 1953-1965, 1965 đến nay. Loạt bài thứ ba (Con Ðường Sống) hiện đang dược phổ biến mạnh mẽ bằng cả hai thứ tiếng Việt và Anh.
Hội Tin Lành Mennonite chỉ có một chương trình Kinh Thánh hàm thụ bằng Anh ngữ tên là Way to life. Ban Giám đốc của chương trình này làm việc tại Harrisonburg, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ. Hội Thánh Ðấng Christ cũng tổ chức lớp Kinh Thánh hàm thụ bằng Việt và Anh ngữ.
3. Tổ chức một lớp Kinh Thánh Hàm Thụ.
Thường thường các giáo hội đều tổ chức nhữnhg lớp Kinh Thánh hàm thụ tương tự nhau dưới quyền điều khiển của một Ban Giám đốc. Ban Giám đốc này gồm ít nhất một vị giám đốc kiêm hiệu trưởng và một giáo sư phụ trách liên lạc, soạn và sửa bài cho học viên cùng một thơ ký đảm nhiệm việc làm thẻ học viên, gửi và nhận bài cùng theo dõi các học viên qua hệ thống liên lạc bưu điện.
Khi có một học viên, Ban Giám đốc sẽ làm thẻ học viên và gửi mấy bài học đầu tiên kèm theo những tài liệu và chỉ dẫn cần thiết cho mỗi học viên. Sau khi hoàn trả ban giám đốc loạt bài đầu, học viên sẽ lần lượt nhận được các bài học tiếp theo : thường thường học viên phải trả lời (điền khuyết, sửa lại cho đúng ...) những câu hỏi đã được đặt sẵn. Ban Giám đốc sẽ gửi lại mỗi bài sau khi sửa chữa. Học viên không phải mất học phí trừ tiền tem gởi trả lại bài cho Ban Giám đốc.
Trong trường hợp học viên chậm trễ hay gián đoạn việc học, Ban Giám đốc sẽ gửi những thẻ điều tra để theo dõi, nhắc nhở và khuyến khích học viên cố gắng hoàn tất chương trình. Nhờ các chi tiết và tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ (đôi khi tôn giáo) do học viên cung cấp. Ban Giám đốc có thể đến tận nhà thăm viếng học viên và gia đình của họ, đồng thời giúp họ hiểu thâm bài học, nhất là gây thiện cảm với họ và dần dần chính phục họ tin nhận đạo.
Học viên có thể được thâu nhận bằng nhiều cách khác nhau, có khi do một tín đồ giới thiệu, có khi chính học viên tự tìm đến cơ quan phụ trách chương trình hàm thụ; nhưng phần đông học viên đã biết và ghi học những lớp Kinh Thánh hàm thụ nhờ đọc những sách nhỏ dùng làm truyền đạo đơn. Trong mỗi sách nhỏ, thường có một phần kêu mời người đọc tham dự một lớp Kinh Thánh hàm thụ. Người đọc chỉ việc điền vào một vài chi tiết lý lịch cá nhân và gửi về cơ quan phụ trách qua bưu điện. Một thời gian ngắn, người đọc sẽ được làm thủ tục theo học.
Những tài liệu kèm theo các bài học hàm thụ gồm một cuốn sách trong Kinh Thánh (thường là sách Tin Lành) và mấy tờ giấy giải thích những danh từ khó hiểu trong tài liệu và trong bài học. Hiện nay nhiều lớp Kinh Thánh hàm thụ có khuynh hướng dùng sách Tin Lành Giăng làm tài liệu học tập căn bản.
Mỗi học viên theo học đầy đủ chương trình và được điểm trung bình sẽ được Ban Giám đốc cấp văn bằng tốt nghiệp (được gỏi một cách kín đáo cho học viên hay được tổ chức công khai). Một vài chi tiết đáng chú ý là trước khi cấp phát văn bằng tốt nghiệp, trong bài học cuối cùng, Ban Giám đốc thường hướng dẫn học viên bày tỏ thái độ tín ngưỡng mà Ban Giám đốc mong muốn là chấp nhận tín điều của giáo hội và gia nhập đoàn thể tín đồ trong giáo hội.
4. Phân tích cụ thể.
Ðể trình bày vấn đề một cách cụ thể, chúng tôi phân tích mẫu bài Kinh Thánh hàm thụ “Sự Sáng của Sự Sống” của Hội Tin Lành Việt Nam và “Con Ðường Sống” của Hội Cơ Ðốc Phục Lâm.
a. Lớp Kinh Thánh hàm thụ “Sự Sáng của Sự Sống” gồm 24 bài với sách Tin Lành Giăng làm tài liệu học tập căn bản. Học viên được gởi từng 3, 4 bài học một lần. Loạt bài này được áp dụng từ tháng 7-1966 do mục sư Nguyễn Thanh Hằng điều khiển.
Mỗi bài học gồm một phần giải thích tổng quát về từng chương của sách Tin Lành Giăng. Học viên được yêu cầu nghiên cứu kỹ lưỡng một chương sách Tin Lành trước khi trả lời những câu hỏi giúp cho học viên thuộc và hiểu bài.
Trong phương pháp học bài vấn đáp này, học viên phải trả lời bằng cách điền khuyết cho hết một câu Kinh Thánh, hay trình bày lại một ý câu Kinh Thánh trích trong sách Tin Lành Giăng.
Trong bài số 10, đề tài được lựa chọn thuộc chương 9, sách Tin Lành Giăng : “Chữa người mù từ thuở sinh ra”. Trong phần lời dặn người ta thấy những câu hỏi như “Kinh Thánh dậy rằng bịnh tật đôi khi là kết quả của tội lỗi. Có phải đó là trường hợp của người mù từ lúc mới sinh ra ?”, “Khi Chúa Jêsus gặp người mù bị đuổi ra khỏi nhà hội, thì Ngài hỏi người điều gì ?”, “người mù đã trả lời ra sao ?. Có khi trong phần lời dặn, học viên được yêu cầu tìm xem có bao nhiêu chữ “Sự Sống, Sự Sáng”, “tin” đã được dùng trong một chương sách Tin Lành ....
Tiếp theo phần lời dặn là lời cầu nguyện thường nhằm mục đích khuyến khích học viên tin nhận đạo. Cuối mỗi bài học, trước khi gửi về Ban Giám đốc kiểm soát, học viên phải ghi lại số thẻ học viên, tên họ và địa chỉ của mình.
b. Lớp Kinh Thánh hàm thụ của Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm “Con Ðường Sống” đã áp dụng một kỹ thuật trình bày khác. “Con Ðường Sống” là loạt bài thứ ba gồm 27 bài được giáo hội phổ biến từ năm 1965 dành chung cho các học viên trong các địa hạt thuộc Hội Liên Hiệp Ðông Nam Á Cơ Ðốc Phục Lâm.
Bài học được nghiên cứu dựa vào khuynh hướng tâm lý và truyền thống văn hóa riêng biệt của các dân tộc trong vùng này. Ðề tài đều được trình bày thích hợp với những lập luận thông thường của các người dân trong vùng. Vì các dân tộc Ðông Nam Á chịu khá nhiều ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa và Aán Ðộ, các nhà truyền giáo thường soạn bài học với những ý niệm quen thuộc của dân chúng trong vùng, như Thượng đế, Trời, hiếu thảo, trung tín, lễ nghĩa ... Trong khi dẫn chứng nhà truyền giáo cũng thường lấy những thí dụ trong khung cảnh sinh hoạt thường nhật của người dân Ðông Nam Á.
Bài học bắt đầu đặt vấn đề thắc mắc của con người đi tìm an ninh cho cuộc đời mình. Muốn tìm được an ninh chân thực, chỉ có tìm biết Chúa, tin Ngài, nhận Ngài, tuân giữ những giới luật mà Ngài ban bố, con người mới đi đúng đường.
Loạt bài này không xử dụng một tài liệu riêng biệt nào cả. Nhưng người soạn chú ý giải thích các vấn đề đặt ra theo tinh thần của Kinh Thánh và thỉnh thoảng mới trích dẫn nguyên văn câu Kinh Thánh.
Mỗi bài học gồm trước nhất phần giải thích: học viên đọc và hiểu kỹ lưỡng phần này rồi tự giải đáp những câu hỏi được đặt ra trong phần kiểm hạch. Mỗi lần kiểm hạch, học viên phải ghi lại tên họ và địa chỉ của mình. Tờ kiểm hạch được xé rời và hoàn gởi cho Ban Giám đốc. Học viên giữ lại luôn phần giải thích. Sửa chữa xong phần kiểm hạch, ban Giám đốc sẽ gửi trả lại học viên đồng thời kèm thêm 3 bài học kế tiếp.
5. Một vài kết quả.
Những lớp học Kinh Thánh hàm thụ cũng đem lại một số kết quả tốt đối với mục đích của mỗi giáo hội.
a. Ban Giám đốc lớp Kinh Thánh hàm thụ “Sự Sáng của Sự Sống” tường trình những sự kiện sau đây:
“Ðây cũng là một phương thức truyền giảng Tin Lành rất hiệu quả. rất nhiều người tham gia lớp học này, đa số là học sinh, quân nhân rồi đến công tư chức và đủ giới đồng bào, kể cả các can phạm ở Trung tâm cải huấn ...”.
“Từ tháng 7-1966 đến nay có 1.308 người xin học (theo tờ quyết định gởi về bóc ra từ các thứ sách chứng đạo của nhà in Tin Lành hoặc từ quyển Thánh Giăng của Hội Biếu Tặng Kinh Thánh PTL”.
“Số người tin Chúa là 1.333 người (tổng cộng số tờ quyết định là 2.040. Trong số ấy có người xin học, có người ghi tin Chúa, có người ghi cả hai khoản”.
“Hiện có 44 người đã học xong 24 bài. Cóù những bức thư tỏ lòng thành thật tiếp nhận Chúa và vui mừng học tập lời Ngài, lời lẽ rất cảm động. Xin cầu nguyện cho lớp học này và giới thiệu cho nhiều người tham dự (41)”.
b. Trong khi đó, hai loạt bài Kinh Thánh hàm thụ đầu tiên của Hội Cơ Ðốc Phục Lâm đã thu hút chừng 50.000 học viên (từ 1948 đến 1965). Riêng loạt bài “Con Ðường Sống” từ năm 1965 đã có 3.500 người ghi danh theo học. Theo Mục Sư Phạm Thiện, số người tỏ thái độ tin nhận đạo nhờ lớp Kinh Thánh hàm thụ được chừng 30% cho mỗi khóa.
E. Những Hoạt Động Truyền Thông Văn Hóa Khác.
Các nhà truyền giáo cũng xử dụng nhiều phương tiện truyền thông văn hóa khác như truyền thanh, truyền hình và điện ảnh.
1. Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam.
Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam bắt đầu chương trình truyền đạo bằng cách truyền thanh vào năm 1951. Khi đó dưới quyền điều khiển của Mục sư C.E. Travis và B.R. Houck, một Ban Phát và Thâu Thanh được thiết lập trước hết tại Nha Trang.
Ban này có nhiệm vụ soạn thảo và thâu thanh chương trình truyền đạo rồi gửi phát qua hệ thống “Hội Phát Thanh Tuyên Truyền Tin Lành tại Viễn Ðông” tại Manille, Phi Luật Tân. Trong những năm đầu tiên, việc phát thanh truyền đạo chỉ được thực hiện qua hệ thống này mà thôi. Nội dung chương trình phát thanh gồm một bài giảng thuyết phần tin tức và trình bày thánh ca bằng Việt ngữ.
Ngay từ năm 1951, Ban quản trị hỗn hợp Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam đã quyết định thành lập chính thức một Ban Thâu Thanh gồm Mục sư Lê Văn Thái và Mục sư C.E.Travis. Tại mỗi địa hạt, vị mục sư chủ nhiệm của Hội Liên Hiệp và hai mục sư trong Hội Tin Lành Việt Nam cổ động các mục sư truyền đạo viết bài giảng để gởi về Ban Thâu Thanh trung ương. Những bài giảng này lâu 15 phút thường trình bày Tin Lành giáo theo một chủ đề rõ rệt và kết thúc bằng mấy lời cầu nguyện vắn tắt.
Một thời gian sau, việc phát thanh lại được cải tổ và trao lại cho một Ủy Ban Phát Thanh do Mục sư Trần Xuân Hỉ làm Trưởng ban (Mục sư Phạm Văn Năm, Phó Trưởng ban, Mục sư Phan Duy Hinh giảng viên, Mục sư Nguyễn Văn Long chuyên viên thâu thanh và Mục sư B.R.Houck cố vấn). Nhưng công việc vẫn không được tiến hành đều đặn, mặc dầu năm 1955, Hội Tin Lành Việt Nam trao cho Mục sư Nguyễn Kim Ngân tổ chức hẳn một phòng thâu thanh tại Gia Ðịnh và lo soạn thảo các bài giảng cho chương trình phát thanh.
Năm 1961, cùng với lễ khánh thành Thánh Kinh Thần Học Viện, Hội Tin Lành Việt Nam đã khánh thành một phòng vi âm được trang bị máy móc đầy đủ để dùng làm cơ sở thường trực điều khiển chương trình phát thanh truyền đạo.
Trong dịp này, mục sư Phạm Văn Năm đã nhấn mạnh đến hoạt động truyền giáo bằng cách phát thanh như sau:
“Vậy sự rao giảng Tin Lành bằng các làn sóng điện do các đài phát thanh phát ra là một trong những phương tiện mà Ðức Chúa Trời đã cho các nhà khoa học phát minh trong thế kỷ XX này để giúp chúng ta là các đầy tớ Chúa đem Tin Lành khắp các nơi trên mặt đất trước ngày chung kết đời. Chúng ta có biết chăng?”.
Trình bày về lược sử, tổ chức và hoạt động cùng tình hình của công cuộc phát thanh truyền giáo, ông tiếp:
“Vì sự cần yếu của phát việc thanh nên mặc dù Hội Thánh chưa có đài phát thanh riêng biệt như vài nước đã có, nhưng Hội Truyền Giáo đã giúp Hội Thánh Tin Lành Việt Nam xây một phòng ghi âm Tin Lành tại Gia Ðịnh từ năm 1955 để ghi âm các chương trình rao giảng Tin Lành vào các băng nhựa gởi đi các đài phát thanh như đài Maní, Sài Gòn, Ðà Lạt, Nha Trang, Huế để rao giảng chân lý của Chúa hằng ngày hoặc hằng tuần. Và bây giờ phòng ghi âm Tin Lành đã rời ra tại cơ sở Thần Học Viện Tin Lành Nha Trang đây”.
“Tại đây chúng tôi nên ghi ơn chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa đã vui lòng dành riêng cho Tin Lành giáo của Chúa một thì giờ trong chương trình hàng tuần của các đài phát thanh trên lãnh thổ Việt Nam để rao giảng Tin Lành cách nhưng không, mà các nơi khác phải tốn kém một số tiền khi muốn rao giảng Tin Lành như vậy. Từ năm 1955 đến nay các tôi tớ Chúa đã đổ tâm lực vào việc giảng Tin Lành trong phòng ghi âm như cố Mục sư Nguyễn Kim Ngân, và Mục sư Nguyễn Văn Long chuyên viên ghi âm. Mục sư Phan Duy Hinh và vài mục sư khác hiệp nhau soạn các bài giảng luận về giáo lý cách linh động. Và trong thời gian ấy các vị Giáo sĩ Travis, Revelle, Houck đã tận tâm cố vấn giúp đỡ mọi phương tiện ...”.
“Ngoài ra các buổi phát thanh về giáo lý, Ban Phát Thanh cũng có tổ chức một lớp dậy Anh - Mỹ ngữ học với mục đích góp phần giúp đỡ về văn hóa trong lúc các thanh niên có cần. Bài dậy Anh ngữ được phát thanh trên các đài Maní, Ðà Lạt, Nha Trang”.
“Ban ước ao sẽ phát thanh Tin Lành trên nhiều đài phát thanh và nhiều phòng thông tin trên lãnh thổ Cộng Hòa Việt Nam. Hiện nay việc hàng ngày của phòng ghi âm này là lo soạn 5 chương trình phát thanh Tin Lành trên 5 đài phát thanh và 12 chương trình để dùng trong các phòng thông tin”.
“Mỗi tuần có 15 giờ phát thanh và số người gnhe có thể nghe ước lượng 10 triệu người. Hàng tuần Ban phát thanh cũng gởi thơ để cắt nghĩa cho một số đồng bào muốn biết chân lý (42)”.
Từ tháng 4-1963, Ban phát thanh Tin Lành cho phổ biến một loại truyền đạo đơn để gửi tặng các thính giả. Truyền đạo đơn này có 4 trang lớn gồm một bài giảng thuyết, một bài giải đáp thắc mắc, một hộp thơ thính giả và một lá thơ ngỏ gửi thính giả. Ban phát thanh còn phụ trách một lớp Kinh Thánh Hàm Thụ.
Hiện nay, Ban phát thanh do Mục sư Trần Văn Ðê làm giám đốc, Mục sư B.R. Houck cố vấn kỹ thuật, Mục sư Trần Trọng Thục biên tập viên, truyền đạo Lê Ðình Ân và một số cộng tác viên khác chuyên xếp đặt và thâu thanh các chương trình.
Mỗi tuần, Ban phát thanh soạn thảo một chương trình 30 phút và một chương trình 15 phút. Chương trình 30 phút được phát thanh suốt tuần trên 15 đài khác nhau trong nước. Còn chương trình 15 phút được phát thanh qua đài Maní mỗi ngày 2 lần (sáng và tối).
Mỗi ngày Ban phát thanh nhận được từ 10 đến 20 lá thư do thính giả gửi về. Tổng số thư từ Ban phát thanh gửi đi trong năm 1966 là 1.367 chiếc. Số học viên lớp Kinh Thánh hàm thụ gồm 430 người. Số sách gởi tặng thính giả là 4.910 cuốn. Số người tin đạo liên lạc với Ban là 80 người. Số thính giả chương trình phát thanh Tin Lành có chừng 150.000 người (43).
Các nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam chỉ mới bắt tay hoạt động truyền đạo bằng điện ảnh trong những thời gian gần đây. Từ lâu các nhà truyền giáo cũng chiếu những phim ảnh, nhưng chỉ hoàn toàn trong nội bộ của giáo hội nhằm giáo dục ý thức truyền giáo cho tín đồ ...
Từ hơn hai năm nay, các nhà truyền giáo đã cố gắng phát triển hình thức truyền giáo này trong một chương trình phối hợp. Theo phúc trình thường niên của Mục sư Livingston về công việc truyền giáo trong quân đội, hiện nay Hội Liên Hiệp có một phim viện gồm chừng 30 cuốn phim giá trị hầu hết có tính cách truyền giáo, kể lại những truyện tích Kinh Thánh hay những hoạt động truyền giáo tại nhiều nơi. Phim viện này được tổ chức nhờ sự tài trợ của Nha Tuyên úy Tin Lành Hội Tin Lành Việt Nam và của Trung tâm Sinh Hoạt Thanh Niên Sài Gòn. Các nhà truyền giáo đang lo chuyển âm Việt ngữ cho những phim này.
Các nhà truyền giáo sẽ phối hợp với Hội PTL đem phim đi chiếu truyền giáo tại các doanh trại, khám đường, trung tâm chiêu hồi, bệnh viện, trại giáo hóa, trường học ...
Ngày 27-7-1967, chúng tôi đã đích thân tham dự chương trình truyền đạo bằng phim ảnh tại trại giáo hóa thiếu nhi phạm pháp Thủ Ðức cùng với Mục sư Livingston, Nguyễn Hữu Khanh và hai vị truyền đạo Việt Nam khác. Trong khi chiếu phim, Mục sư Nguyễn Hữu Khanh vừa giải nghĩa phim vừa giảng thuyết Tin Lành giáo và nhấn mạnh vào việc cải hóa đời sống thiếu nhi bằng niềm tin vào Kinh Thánh và sự cứu rỗi của Ðấng Christ.
Phim viện này cũng cho nhiều cơ quan Tin Lành khác mượn phim với thời hạn nhất định. Phim viện vẫn tiếp tục được cải tiến để tập trung hoạt động nhiều nhất cho quân nhân tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung và tại Tổng Y viện Cộng Hòa vào thứ bảy và chủ nhật mỗi tuần. Ban truyền đạo bằng phim ảnh chỉ đến hoạt động tại nhiều nơi khác mỗi tháng một lần.
Về hoạt động truyền giáo bằng truyền hình, chúng tôi chưa thấy các nhà truyền giáo này xử dụng tại Việt Nam hiện nay.
2. Các giáo hội Tin Lành khác.
Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm Việt Nam bắt đầu chương trình truyền đạo bằng cách phát thanh qua đài Ðà Lạt năm 1954. Mục sư Lê Hựu là xướng ngôn viên phát thanh đầu tiên trong giáo hội và còn tiếp tục phụ trách phần thuyết giảng cho đến nay.
Mục sư Stortz và Tiếng Nói Tiên Tri của Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm Hoa Kỳ đã giúp Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm Việt Nam xây cất và trang bị một phòng vi âm tối tân tại Gia Ðịnh. Tổ chức phát thanh của Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm nằm trong hệ thống Bộ Tiếng Nói Hy Vọng do Mục sư Phạm Thiện giám quản. Ban phát thanh trực tiếp điều hành công việc, ngoài Mục sư Lê Hựu, còn có ông Lê Toàn Thơ, rồi ông Tạ Ngọc Minh làm phụ tá.
Chương trình phát thanh 30 phút được phổ biến trên 14 đài trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Nội dung chương trình gồm phần giới thiệu, trình diễn thánh ca, giảng thuyết về giáo điều, Kinh Thánh ... Chương trình Tiếng Nói Tiên Tri cũng được phát thanh bằng Anh và Hoa ngữ tại Sài Gòn.
Giáo hội Tin Lành Mennonite phát thanh một chương trình bằng Anh ngữ trên đài Sài Gòn vào mỗi sáng chủ nhật, trong khi Giáo Hội Tin Lành Báp tít đã thành lập một Ủy Ban vô tuyến truyền thanh và truyền hình do mục sư Peyton Moore điều khiển nhưng vẫn chưa làm gì đặc biệt trong thực tế.
Về công việc truyền hình và điện ảnh, hầu hết các giáo hội Tin Lành khác đã không tận dụng vào mục đích truyền giáo ... (44).
G. Truyền Giáo Bằng Thi Ca.
Ngoài những hình thức truyền giáo vừa kể, các nhà truyền giáo còn dùng thi ca, một khuynh hướng sở trường bình dân của dân Việt và dân Thượng, làm phương tiện truyền giáo. Ðối với Tin Lành giáo, việc dùng thi ca còn bắt nguồn từ trong Kinh Thánh: những tín đồ Do Thái giáo (Ðạo cũ), nhất là trong thời David, Salomon đã ca ngợi Thượng Ðế bằng thi ca. Trung thành với Kinh Thánh, các nhà truyền giáo cũng muốn đem thi ca vào những sinh hoạt tôn giáo.
1. Thích ứng với năng khiếu thi ca.
Từ khi mới vào Việt Nam, các nhà truyền giáo đã dùng thi ca để lôi cuốn dân chúng tụ tập và nghe giảng đạo. Thi ca thường có sức hấp dẫn, truyền cảm và làm cho tâm tình con người có thể trở nên bình thản dịu dàng hơn.
Theo nhận xét của ông P.Monet. Việt ngữ khi nói lên đã là một lời ca, vì có nhiều giọng trầm bổng liên tục khác nhau. Rồi chính nền âm nhạc Việt Nam với hệ thống ngũ cung đã biểu lộ nhiều sắc thái khác với nền âm nhạc Tây phương. Theo ông trong giờ phụng tự Tin Lành, các tín đồ thường xử dụng phong cầm của Tây phương. Vì thế có những người nghĩ rằng phải hát đệm với phong cầm mới bày tỏ được tâm tình tôn phụng chính đáng, còn hát với nhạc khí Việt Nam thì không thích hợp với tinh thần Tin Lành, quan niệm này đã làm cho một số người không muốn tin nhận đạo.
Theo ông, một số nhà truyền giáo đã chú ý đặt dấu hát với một độ cao thích hợp với âm điệu Việt ngữ, nhưng nhiều nhà truyền giáo đã phiên dịch những lời hát Anh ngữ sang Việt ngữ một cách vụng về làm cho người khác chỉ nghe thấy những giọng điệu Anh ngữ phụ họa với tiếng phong cầm trong khi các tín đồ đang hát bằng Việt ngữ.
Ông P.Monet luôn chủ trương tránh những trường hợp lố bịch phải hát sai cả dấu Việt ngữ để theo giọng nhạc. Làm như thế người muốn tin đạo sẽ không có cảm tưởng phải từ bỏ những khuôn khổ và truyền thống văn hóa quen thuộc của mình để theo một tôn giáo ngoại lai phản lại quê hương dân tộc. Những bài ca bình dân đúng ra phải là những phương tiện truyền giáo có nhiều hiệu quả nhất. Về vấn đề này, ông P.Monet nhận định :
“Người Annam rất ưa thích ca hát; những người bình dân đều thích học thuộc lòng những bài ca để họ ngâm nga lúc sắp ngủ nghỉ hay khi nằm đò đưa trên võng ... Những bài ca Annam, với lời thơ Annam, phổ nhạc Annam, sẽ truyền lan như một vết dầu loang giới thiệu lời của Chúa. Chúng tôi cố gắng sáng tác một số bài hát đơn sơ vừa có văn vẻ tư tưởng Annam vừa có giá trị truyền thụ làm cho người hát hay người nghe hát những bài đó hiểu được những yếu tố căn bản của Cơ Ðốc giáo” (45).
Nhiều nhà truyền giáo Việt Nam tiên khởi đã biết phổ biến những ý tưởng Kinh Thánh hay những câu chuyện Kinh Thánh bằng hình thức thi ca.
Nguyệt san Thánh Kinh Báo trong Hội Tin Lành Ðông Pháp từ 1931 đã có mục dành riêng cho “Thi ca Tin Lành”. Mục sư Phan Ðình Liệu đã từng phụ trách mục này rất lâu. Ông sáng tác nhiều thi phẩm gồm đủ hình thức tứ tuyệt, thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú, song thất lục bát để mô diễn tư tưởng và đề tài Kinh Thánh.
Trong khi giảng thuyết, nhiều mục sư Việt Nam, nhất là Mục sư Phan Ðình Liệu, đã sáng tác những đoạn thơ xen vào các bài giảng để hấp dẫn sự chú ý của thính khán giả. Ðây là một bài thơ tứ tuyệt ngũ ngôn do ông Phán Ðình Liệu sáng tác để diễn dịch đề tài trong sách Tin Lành Luca, chương 13 câu 34:
Gà me kêu túc túc
Gà con chạy nhúc nhúc
Mẹ trương cánh ấp con
Con kiếm đường con rúc (46).
Trong việc truyền giáo nhiều nhà truyền giáo đã thường dùng phần thánh thi trong Kinh Thánh để giúp dân chúng học hiểu và dùng trong những buổi nhóm thờ phượng.
2. Vấn đề thánh ca Tin Lành giáo.
Ðịa vị quan trọng của thi ca trong việc truyền giáo và trong những hoạt động thuần túy phụng tự được chứng minh rõ rệt hơn nếu người ta phân tích việc xử dụng thánh ca Tin Lành hiện nay.
a. Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam.
Một số nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp đầu tiên tại Hà Nội đã cùng với một vài tín đồ Việt Nam phiên dịch sang Việt ngữ lời Anh ngữ của nhiều bài thánh ca Tin Lành có tích cách quốc tế. Trong những năm 1929-1933, dưới quyền điều khiển của Mục sư W.C. Cadman, lời Việt ngữ của nhiều bài thánh ca đã được phổ biến. Nhà in Hội Tin Lành Ðông Pháp góp phần quan trọng vào công tác ấn hành những bài thánh ca này (thơ thánh có nốt đàn).
Ðể thích ứng với đà phát triển chung của xã hội, của ngôn ngữ, Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam đã thành lập một Ban Nhuận Chánh Thánh ca gồm các ông J.D.Olsen, Phan Ðình Liệu, Ông Văn Huyên, Vũ Văn Cư và Nguyễn Văn Vạn. (Những người có nhiều công trong việc đặt lời ca (sáng tác, hay phiên dịch) là các ông Nguyễn Châu Ân, Nguyễn Xuân Hảo, Lê Ðình Tươi, Nguyễn Văn Vạn, Ðặng Ðình Cư, Vũ Văn Cư, Nguyễn Long Giáp, Ông Văn Huyên, Phan Ðình Liệu, Cadman, Olsen, Carlson).
Năm 1948, Ban Nhuận Chánh lược khảo chừng 200 bài thánh ca. Ông Phan Ðình Liệu duyệt lại vần điệu và lời ca, ông Carlson sáng tác hay phiên dịch thêm một số bài mới, ông Vũ Văn Cư giảo âm. Năm sau, Ban này đã nhuận chánh xong 450 bài. Nhưng đến cuối năm 1950, giáo hội mới tổ chức lễ cung tiến Thánh ca tại Ðà Nẵng. Nhân dịp này Ban Nhuận Chánh đã tường trình công việc của họ làm (47).
Theo nhận xét của ông Vũ Ðức Nghiêm, mặc dầu Ban nhuận chánh đã làm việc cẩn thận và dùng nhiều loại từ điển Anh Hán để giúp công việc được chu đáo hơn, những bài thánh ca hiện nay vẫn còn nhiều điều phải sửa đổi (48).
Theo ông, những bài thánh ca này có nhiều chữ khó đọc, tối nghĩa, nặng nề, lủng củng vì dùng quá nhiều tiếng Hán Việt. Người ta đọc thấy những từ ngữ hay những câu như “Cúi xin Ðạo Thể ngự lai” (Thánh ca 1), “Bất dạ thành” (Thánh ca 339), “kỳ thánh vương nghi vệ” (Thánh ca 59), “hồi gia” (Thánh ca 168), “qui hương cố gia” (Thánh ca 341), “tử cung” trong câu hát “nhưng đâu khinh thị tử cung nữ trinh bần hàn” (Thánh ca 55). Còn rất nhiều từ ngữ khác khó hiểu và nặng nề như “y hư hưu tai”, “ô hô thiên”, “đây nầy bấy”, “kỳ hi”, “điền viên tương vu hề”, “hồ bất qui” ...
Nhiều tín đồ đã muốn sửa đổi những lời ca này cho thanh thoát giản dị hơn. Nhưng giáo hội vẫn chưa thấy có những phản ứng thích đáng.
b. Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm.
Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm đã chú ý đến vấn đề thánh ca từ lâu. Nhưng hầu hết trong nhiều buổi nhóm, các tín đồ đã dùng luôn cả những bài thánh ca với lời Anh ngữ. Sau nhiều năm sưu tập, phiên dịch sáng tác, Ủy Ban Thánh ca của giáo hội gồm các ông Lê Văn Khoa, Lê Toàn Thơ và một số cộng tác viên khác đã cho ấn hành cuốn “Thánh ca Cơ Ðốc với 273 bài năm 1963 (49).
Trong lời tựa của “Thánh ca Cơ Ðốc”, người ta đọc được những lời lẽ sau đây:
Âm nhạc đã và đương góp phần rất kiến hiệu vào việc thờ phương và cứu linh .... Những bản thánh ca Cơ Ðốc kết hợp với những tác phẩm tinh hoa trong nhạc nghệ của Hội Thánh tích lũy từ nghìn xưa phô diễn những tín điều, những tình cảm, những ước mơ tinh anh của dòng dõi thánh” (50).
II. Truyền Đạo Bằng Hoạt Động Xã Hội.
Các nhà truyền giáo cũng dùng những hoạt động xã hội như trung gian truyền đạo. Công tác và tổ chức xã hội đã tạo những điều kiện thuận lợi cho công cuộc truyền đạo. Nói cách khác những hoạt động xã hội tự nó không phải là những cố gắng truyền giáo nhưng có thể gây ảnh hưởng và tác dụng truyền giáo.
A. Những Hoạt Động Y Tế.
Trong một thời gian lâu dài Tin Lành giáo Việt Nam đã không có những tổ chức xã hội y tế trợ lực cho chương trình truyền giáo thực thụ, nhất là đối với các nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp (51). Tuy nhiên dần dần các hoạt động xã hội y tế đã được các nhà truyền giáo chú ý thực hiện như một cửa ngõ truyền đạo.
1. Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam.
Chúng tôi lần lượt phân tích những cơ sở và hoạt động y tế của Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam tại ban Mê Thuột, Nha Trang và Pleiku.
a. Bệnh viện phong cùi Eana.
Từ lâu trong khi truyền giáo tại vùng Ban Mê Thuột, ông bà mục sư G.H.Smith đã gặp nhiều Thượng dân bị bệnh cùi mà ít ai chú ý đến. Chính ông bà G.H.Smith đã vận động Hội Liên Hiệp thiết lập một bệnh viện cùi trong vùng này để săn sóc cho các Thượng dân.
Ðến năm 1950-1951, thể theo sáng kiến của ông bà G.H.Smith, Hội Liên Hiệp thiết lập một trại cùi tại Eana, một làng Thượng nghèo nàn xơ xác giữa núi rừng hoang vu ở 20 cây số Tây Nam thị xã Ban Mê Thuột. Trước đó chính quyền Pháp đã cố gắng thiết lập một trại cùi tại Ea-tour nhưng thất bại.
Ngay khi bệnh viện được thành lập, nhiều bác sĩ, mục sư và tín đồ Tin Lành trong cũng như ngoài nước đã tình nguyện đến phục vụ các nạn nhân cùi. Lúc đầu số bệnh nhân trong trại chỉ có chừng 50 người. Về sau khi số bệnh nhân gia tăng thì số người tình nguyện đến phục vụ họ cũng đông đảo hơn, trong số đó có ái nữ của ông bà Mục sư Huỳnh Kim Luyện (nhưng thiếu nữ này đã ngộ nạn tại vùng núi gần Ðà Nẵng trong một chuyến bay từ Hải Phòng đến Ban Mê Thuột).
Năm 1954, đáp lời yêu cầu của Hội Tin Lành Việt Nam, tổ chức xã hội Mennonite Central Commitee tại Hoa Kỳ đã cử một bác sĩ đến làm việc trong bệnh viện này. Nhà truyền giáo đầu tiên của Hội Liên Hiệp đến phục vụ trong trại cùi này là cô C.P. Schon, rồi đến cô M.R. Ade và một số cộng tác viên khác.
Năm 1960, những nhân viên phục vụ tại bệnh viện gồm có bác sĩ Ardel Vietti, các nữ y tá truyền giáo Lilian Amstutz, Olive Kings burg và các ông bà Archie Mitchell, ông bà Robert McNeel ... Trong năm nay công tác tu sửa và trang bị bệnh viện tốn kém chừng 14.500 Mỹ kim. Bệnh viện tiếp tục mở rộng những hoạt động y tế trong vùng. Năm 1963, bệnh viện đã phụ trách công tác y tế trong 7 chi nhánh chính và 7 chi nhánh phụ cùng 29 trạm phát thuốc.
Từ năm 1963, cơ sở bệnh viện Eana gồm 15 trại bệnh và nhiều tiện nghi phụ thuộc được đặt dưới quyền điều khiển của một giám đốc hành chánh (Mục sư Lê Khắc Cung), một giám đốc y tế (cô M. Ade) và hơn 30 nhân viên khác (52). Thường xuyên bệnh viện săn sóc cho chừng 3.000 bệnh nhân, trong số có 147 trường hợp nặng, 384 trường hợp nhẹ, và 1541 thân nhân của người bệnh cần được chích ngừa. Ngoài ra bệnh viện còn phải nuôi dưỡng chừng 1.500 thân nhân người bệnh và 125 trẻ em trong ký túc xá dưỡng nhi. Sau cùng bệnh viện đã tổ chức những công tác y tế lưu động trong vùng cho chừng 10 bộ tộc Thượng dân thuộc 4 tỉnh miền Tây Nguyên.
Chính trong khi săn sóc thân thể cho bệnh nhân, các cán bộ y tế truyền giáo sẽ truyền bá đạo của mình. Những buổi giảng thuyết truyền đạo được tổ chức cùng với những hoạt động y tế; nhà thờ và lớp học Kinh Thánh được thiết lập cùng với những trại bệnh.
Qua lời tường thuật của ông E.G. Long, người ta có thể hình dung những hoạt động y tế truyền giáo này:
“Ngày bệnh viện bắt đầu hồi sáng sớm. Chúng tôi phải lái xe chừng một tiếng rưỡi mới đến Plei Thoh. Bây giờ đang mùa mưa. Dường trơn tuồn tuột, đèo cao hun hút, bùn nước bắn tung tóe lên cả sàn xe chúng tôi. Các bệnh nhân đã đứng chờ sẵn khi chúng tôi tới nơi.
Trướt hết vị mục sư người Jơrai nói mấy lời đơn sơ vắn tắt về Tin Lành. Sau đó thuốc men và dụng cụ đủ loại mới được chuyển xuống để bắt đầu công tác ... (53)”
b. Những chương trình y tế khác.
Ðến khoảng cuối năm 1957, Hội Tin Lành Việt Nam đề cử một Ủy Ban Vận động thành lập dưỡng đường Tin Lành. Ủy Ban vận động tài chính cần thiết đồng thời tiếp xúc với tổ chức Mennonite central Commitee (MCC) nhằm thực hiện một chương trình y tế phối hợp (Hội Tin Lành Việt Nam và MCC). Kết quả là năm 1959, tổ chức MCC thỏa thuận cung cấp nhân viên y tế, dược phẩm và những dụng cụ y khoa và Hội Tin Lành Việt Nam lo xây cất cơ sở và điều hành về mặt hành chánh. Tuy vậy tổ chức MCC đã nhận tài trợ 50% phí khoản để xây cất một chẩn y viện tại Nha Trang với sự trợ giúp của Ủy Ban Cứu Tế Tin Lành Thế Giới.
Chẩn y viện Nha Trang - Theo chương trình dự liệu , Hội Tin Lành khởi công xây cất chẩn y viện từ năm 1959 và đã có thể hoạt động từ cuối tháng 8-1960. Năm 1961, chẩn y viện xây thêm một trại bệnh 17 giường.
Lúc đầu hoạt động của chẩn y viện đã được điều hành do một Ðoàn y tế lưu động. Năm 1961, Ðoàn đã đi thăm và phát thuốc cho 2.126 người trong vùng Vĩnh Xương, Diên Khánh và trong những trại định cư thuộc tỉnh Phước Long.
Chẩn y viện được điều hành do một Ban Quản trị hỗn hợp gồm đại diện của tổ chức MCC và Hội Tin Lành Việt Nam. Trong khi Hội Tin Lành Việt Nam chỉ định chừng hơn 20 nhân viên đến phục vụ trong chẩn y viện thì tổ chức MCC đã cử một số chuyên viên y tế đáng kể như các bác sĩ J.B. Dick, C.I. Yoder, Elnora Weaver, Kasselblad Marva cùng một số y tá khác ...
Công tác tuyên úy được trao cho mục sư Lê Khắc Chấn. Dưới sự hướng dẫn của mục sư tuyên úy, nhiều hoạt động truyền giáo song hành với những công tác y tế đã được thực hiện, như giảng thuyết, phân phát những sách Kinh Thánh và truyền đạo đơn. Ðây là một vài kết quả được thống kê:
Từ năm 1961 đến cuối năm 1964, nhờ cố gắng của chẩn y viện, 101.721 người được phát thuốc và thăm bệnh, 1.620 người được điều trị tại chỗ, 34.402 người nghe giảng thuyết, 606 người tin đạo và 15.900 cuốn sách được phát ra.
Hiện nay chẩn y viện đã được tổ chức qui mô và cải tiến với 41 giường bệnh và 30 giường cấp cứu.
Chẩn y viện Pleiku - Năm 1964, với sự tài trợ của nhiều cơ quan từ thiện Tin Lành ngoại quốc như Hoa Kỳ, Tây Ðức, Úc Châu và của cơ quan USOM tại Việt Nam, Hội Tin Lành Việt Nam đã xây cất một chẩn y viện thứ hai tại Pleiku. Ngoài ra trong chương trình thiết lập chẩn y viện này, ông Orie Miller và R. Lichti đã đóng góp một phần cố gắng quan trọng đặc biệt.
Việc điều hành chẩn y viện cũng do một Ban quản trị hỗn hợp của tổ chức MCC và Hội Tin Lành Việt Nam.
2. Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm.
Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm đã nhấn mạnh vào hoạt động y tế trong công cuộc truyền giáo. Năm 1955, giáo hội đã thiết lập tại Gia Ðịnh một cơ sở y tế quan trọng - Bệnh viện Cơ Ðốc - do sáng kiến của bác sĩ Erwin Winton. Nhiều bác sĩ khác thuộc Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm đã lần lượt đến phục vụ trong bệnh viện này, như các ông E.A. Brooks, R. Smith, D. Thorensen, A. Jones.
Giáo hội đã tổ chức những khóa huấn luyện để đào tạo các nhân viên y tế phục vụ trong chương trình do giáo hội hoạch định. Năm 1959-1960, Bệnh Viện Cơ Ðốc được cải tiến với 38 giường bệnh và được trang bị với nhiều phương tiện đầy đủ và tinh vi hơn. Hiện nay các bác sĩ F.A. Mote và Carlyle Welch được chỉ định điều khiển các hoạt động y tế của giáo hội tại Việt Nam. Giáo hội trù tính xây cất một bệnh viện mới với 125 giuờng tại Gia Ðịnh.
Ngoài những hoạt động y tế trong bệnh viện, giáo hội còn tổ chức nhiều công tác y tế lưu động khác trong các chi hội hay trong các địa phương thường. Ðó là những chiến dịch y tế riêng biệt thường kéo dài hàng tuần.
3. Các giáo hội Tin Lành khác.
Hội Cơ Ðốc Truyền Giáo WEC, do ông bà G.H. Smith sáng lập tại Việt Nam đã chú ý đến những hoạt động y tế truyền giáo trong miền Tây Nguyên.
Năm 1963-1964, ông G.H.Smith đã tìm được một biệt thự cũ do chính quyền Pháp để lại trên ngọn núi Bàná, Tây bắc thị xã Ðà Nẵng, ông đã cho sửa sang ngôi nhà này để dùng làm cơ sở cho một bệnh viện cùi do Hội của ông quản trị. Ông bà Yên đã được chỉ định trông coi việc sửa chữa cùng với nhiều bệnh nhân cùi từ Huế đến trợ lực.
Bệnh viện cùi BàNá đã được hoàn bị và duy trì với sự giúp đỡ của nhiều tổ chức xã hội từ thiện về phương diện như tiền bạc, dược phẩm, vật liệu và dụng cụ trang bị cũng như nhân viên y tế chuyên môn.
Ðối với các giáo hội Tin Lành khác, hoạt động truyền giáo bằng y tế chưa được phát triển nhiều, ngoài những cộng tác đặc biệt của giáo hội Tin Lành Mennonite với Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam.
B. Những Hoạt Động Xã Hội.
Những hoạt động xã hội của giới Tin Lành Việt Nam bắt đầu một cách khá chậm trễ so với tình trạng phát triển chung của Tin Lành giáo.
1. Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam.
Khoảng năm 1947, Hội Tin Lành Việt Nam đã cử hai nữ tín đồ đến thụ huấn về công tác xã hội trong một trường nuôi trẻ mồ côi tại Hà Nội do nữ bác sĩ Champagne điều khiển. Nữ bác sĩ đã hỏi trong dịp này Mục Sư Hội Trưởng Hội Tin Lành Việt Nam khi đó là ông Lê Văn Thái xem tại sao giáo hội của ông chưa thiết lập cô nhi viện. Ông Lê Văn Thái đã trả lời là giáo hội ông chưa đủ điều kiện nhưng chính ông vẫn quan tâm đến việc này luôn. Từ đó ông tìm cách vận động thành lập cô nhi viện.
Cơ hội thuận tiện đã đến vào năm 1951 khi hai nhà truyền giáo từ Hương Cảng đến Việt Nam tiếp xúc với mục sư Irwin và Stebbins. Hai vị mục sư này liền đem câu chuyện cô nhi viện ra bàn luận với hai nhà truyền giáo nọ đồng thời yêu cầu họ giúp đỡ dự án thành lập một cô nhi viện trong Hội Tin Lành Việt Nam. Mục sư Lê Văn Thái được biết câu chuyện và ông sẵn sàng tiến hành chương trình này.
Năm sau, ông K.J.R. Mills thuộc Hội Bảo Trợ Nhi Ðồng Cơ Ðốc Giáo, chi nhánh Hương Cảng, đã trợ cấp 301.000$ cho Hội Tin Lành Việt Nam để xây cất cô nhi viện. Sau 7 tháng việc xây cất cô nhi viện của Hội Tin Lành Việt Nam tại Nha Trang đã hoàn tất. Nhưng lễ khánh thành cô nhi viện chỉ được cử hành ngày 11-10-1953. Các tiện nghi và nhiều công tác tu bổ khác đã lần lượt thực hiện cho đến nay dành cho 250 cô nhi và học sinh nội trú cùng với chừng 400 học sinh ngoại trú.
Cô nhi viện chỉ nhận cho nội trú những trẻ em từ 4-8 tuổi, mất cả cha lẫn mẹ, cha mẹ các em phải có Việt tịch. Những em này phải có giấy chứng nhận của mục sư chi hội địa phương nơi các em cư ngụ, giấy chứng nhận này phải có nhà chức trách hành chánh địa phương thị thực. Ðến 16 tuổi các cô nhi đều phải xuất viện.
Các cô nhi hầu hết là con cái các vị mục sư truyền đạo, quân nhân hay tín đồ của giáo hội đã bị sát hại vì chiến tranh hay vì những tai nạn khác. Số cô nhi lúc đầu chỉ có 28 em (1953) đã tăng lên 90 (1959), rồi 235 (1962-1963). Hiện nay con số này còn gia tăng hơn nữa. Tổng số cô nhi đã nhập viện tính đến năm 1963 là 335 em.
Viện được quản trị do một Ban Giám đốc gồm một giám đốc tổng quát (Mục sư Lê Văn Thái) và nhiều cộng tác viên khác. Một Hiệu trưởng được đặc cử phụ trách trường trung tiểu học Bết-lê-hem do viện chủ trương. Về sinh hoạt trong viện, ngoài chương trình phụng tự và học hỏi Kinh Thánh hàng ngày hay hàng tuần, các cô nhi còn được huấn luyện về mặt văn hóa, chuyên nghiệp cùng tham gia nhiều sinh hoạt tập thể khác như vệ sinh, giải trí ...
Trong ý thức sơ khởi của các nhà truyền giáo sáng lập cô nhi viện, chủ định truyền giáo hầu như không được đặt ra. Các nhà sáng lập chỉ muốn thể hiện “tình yêu thương như lời Chúa dậy trong Kinh Thánh và xây dựng tương lai giáo hội cùng góp phần xoa dịu những đau khổ của con người”. Dầu vậy cô nhi viện đã có nhiều tác dụng truyền giáo trong việc đào tạo cô nhi trở thành những tín đồ có căn bản hay những cán bộ truyền giáo tài ba và tận tụy. Chỉ rất lâu về sau, cô nhi viện của giáo hội mới tiếp nhận những học sinh - không phải cô nhi - thuộc bất kỳ tôn giáo nào được theo học trường Bết-lê-hem của viện.
Về sau trong mấy năm gần đây, Hội Tin Lành Việt Nam đã chú ý đến việc thiết lập thêm những cô nhi viện để nuôi những trẻ em mất cha mẹ vì chiến nạn ..., chẳng hạn như cô nhi viện Bến Cát, Phú Thọ Hòa.
2. Các giáo hội khác.
Sau những cố gắng của Hội Tin Lành Việt Nam, người ta chú ý nhiều đến công tác xã hội của Hội Truyền giáo WEC (Cơ Ðốc Truyền Giáo Hội). Tháng 6-1962, Hội WEC xin được một thửa đất rộng rãi tại bãi biển Mỹ Khê gần ngay Ðà Nẵng để làm trụ sở xây cất một cô nhi viện.
Tháng 7-1962, Hội thu tập được chừng 33 cô nhi và tạm nuôi nấng các em trong nhà ngủ của Trường Kinh Thánh Ðà Nẵng vào dịp nghỉ hè. Cô nhi viện tạm thời này lúc đầu chỉ được tổ chức Children’s Home của chính Hội giúp đỡ về tài chánh, nhưng sau đó nhờ một cán bộ xã hội Tin Lành, tổ chức Christian Children’s Fund, Inc. cũng đóng góp vào chương trình tài trợ.
Tháng 9-1962, các cô nhi được đem xuống Mỹ Khê với sự trợ lực của một số quân nhân Hoa Kỳ. Ðến lễ giáng sinh năm đó, nhiều cơ quan đã tận tình giúp đỡ các em cô nhi, như các tuyên úy Tin Lành, tổ chức MCC và tổ chức MAAG. Năm 1963, các nhà truyền giáo trong hội mới cho khởi công xây cất hai tòa nhà rộng lớn với số tiền lạc quyên sẵn có để tiếp nhận chừng 70 em. Hiện nay Hội sắp hoàn thành một cơ sở lớn đầy đủ tiện nghi cho chừng 300 em cô nhi.
Các giáo hội Tin Lành khác không có những cơ sở hoạt động xã hội thường xuyên riêng biệt, nhưng đã thực hiện nhiều công tác hay chiến dịch xã hội trong những khám đường, trại giáo hóa ...
3. Những tổ chức từ thiện Tin Lành.
Mặc dầu không phải là những tổ chức truyền giáo chuyên môn, nhiều tổ chức xã hội từ thiện Tin Lành đã đến làm việc tại Việt Nam và đem lại nhiều điều kiện thuận lợi cho công cuộc truyền giáo chính thức. Chúng tôi chỉ phân tích tổng quát lịch sử, tổ chức và hoạt động của một vài tổ chức tiêu biểu.
Hiện nay có chừng 23 cơ quan xã hội (xã hội từ thiện, y tế, văn hóa) chí nguyện hoạt động tại Việt Nam. Hầu hết những tổ chức này phát xuất từ nhiều giáo hội Cơ Ðốc giáo tại Hoa Kỳ. Những cơ quan từ thiện do giáo hội Tin Lành bảo trợ và điều hành công khai và rõ rệt gồm có:
Christian Children’s Fund, Inc. (Qũy Bảo Trợ Nhi Ðồng Cơ Ðốc Giáo), Vietnam Christian Service (Tổ Chức Xã Hội Tin Lành Việt Nam), Vietnam Orplan’s Fund (Quỹ bảo Trợ Cô Nhi Việt Nam), World Vision Relief Organization (Hội Cứu Tế Hoàn Cầu Khải Tượng), Save the Children Federation and Community Development, Save the Children Fund, American Friends Service Committee.
Ða số những tổ chức xã hội Tin Lành này đều chỉ mới hoạt động tại Việt Nam từ năm 1965. Chúng tôi lần lượt phân tích vắn tắt 4 tổ chức : Quỹ Bảo Trợ Nhi Ðồng Cơ Ðốc giáo, Tổ Chức Xã Hội Tin Lành Việt Nam, Cơ Quan Xã Hội Tin Lành Á châu, Tổ chức Cứu Tế Hoàn Cầu Khải Tượng.
a. Quỹ Bảo Trợ Nhi Ðồng Cơ Ðốc Giáo.
Qũy Bảo Trợ Nhi Ðồng Cơ Ðốc Giáo (Christian Children’s Fund, Inc.) được thành lập tại Richmond, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ từ năm 1938 do sáng kiến của một số quân nhân Hoa Kỳ nhằm mục đích cứu trợ các cô nhi và trẻ em nghèo khổ. Tổ chức này có tầm hoạt động quốc tế và hiện bảo trợ cho chừng 50.000 em trên toàn thế giới. Trụ sở trung ương của hội này đặt tại Hoa Kỳ, nhưng hội có một văn phòng liên lạc tại Hương Cảng để dễ hoạt động trong miền Á Ðông (CCF Overseas Office, 21 Chatham Road, Kowloon, HongKong).
Tại Việt Nam, tổ chức này nhận tài trợ tới 70% các chi phí cho cô nhi viện Tin Lành Nha Trang và vẫn tiếp tục duy trì mức độ trợ cấp này cho đến nay. Năm 1962, hội nhận bảo trợ thêm cô nhi viện Mỹ Khê của Hội WEC.
Tuy nhiên đến tháng 3-1966 hội mới thiết lập chi nhánh hoạt động chính thức tại Việt Nam, do ông J.Fitstevens làm giám đốc và Mục sư Nguyễn Văn Nhung làm phụ tá cùng với 7 nhân viên văn phòng. Văn phòng của Hội tại Sài Gòn điều khiển chừng 20 cán sự xã hội làm việc trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Tại Sài Gòn, mỗi quận đều có một cán sự phụ trách. Những cán sự xã hội của Hội này đều được huấn luyện cấp tốc về những thủ tục hành chánh cùng kỹ thuật làm công tác xã hội. Một điều đáng chú ý là hầu hết nhân viên làm việc cho hội tại Việt Nam là những tín đồ trong Hội Tin Lành Việt Nam.
Lúc đầu Hội chỉ nhận tài trợ cho những cô nhi sống tập trung trong các cô nhi viện. Nhưng dần dần hội đã mở rộng phạm vi hoạt động để cứu trợ và giáo dục các trẻ em trong nhiều gia đình nghèo khổ. Hội dự trù bảo trợ chừng 5.000 trẻ em tại Việt Nam. Trong khoảng tháng 5-8 /1966 hội đã trợ cấp đợt đầu cho 250 em, đợt hai cho 350 em và đợt ba cho 800 em. Tất cả số tiền trợ cấp hàng tháng là 500.000$, nhưng mỗi em không được hưởng quá 600$ / mỗi tháng. Các em được trợ cấp thuộc đủ khuynh hướng tôn giáo.
b. Tổ Chức Xã Hội Tin Lành Việt Nam.
Ðây là tổ chức phối hợp khá qui mô và có một phạm vi hoạt động rộng rãi.
Năm 1954, Hội Tin Lành Việt Nam đã nhờ ông Orie O. Miller đặt lời mời tổ chức MCC (Mennonite Central Committee) tại Hoa Kỳ đến Việt Nam tham gia chương trình cứu trợ y tế và tiếp cư dân chúng miền Bắc vào Nam Việt.
Các tín đồ Mennonite thuộc tổ chức MCC trong hệ thống cơ quan “Eastern Mennonite Broad of Missions and Charities”, Salunga, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ đã mau mắn đáp lại lời mời khẩn thiết này. Lúc đầu tổ chức MCC đã tập trung hoạt động trong chương trình tiếp cư dân chúng Bắc Việt, nhưng chẳng bao lâu đã dồn hết nỗ lực vào chương trình y tế tại bệnh viện cùi Ban Mê Thuột của Hội Tin Lành Việt Nam.
Về sau hoạt động của tổ chức MCC lại mở rộng đến miền duyên hải Nha Trang sau khi đã thỏa hiệp với Hội Tin Lành Việt Nam. Chương trình này tiến hành tốt đẹp và thuận lợi nhất là khi đã được sự hỗ trợ hợp tác của tổ chức World Relief Commission of the National Association of Evangelicals, Hoa Kỳ.
Từ năm 1954 đến năm 1965, một kế hoạch hợp tác chặt chẽ đã được phát triển giữa Hội Tin Lành Việt Nam, Hội Liên Hiệp và tổ chức MCC.
Vì thế, năm 1965, tổ chức MCC trở thành một cơ quan cứu trợ Tin Lành lớn nhất tại Việt Nam. Nhưng lúc đó chiến tranh đã trở nên khốc liệt làm cho nhu cầu cứu tế gia tăng và càng làm cho nhiều giáo hội Tin Lành Tây phương chú ý nhiều hơn đến các nạn nhân chiến tranh cần được giúp đỡ tại Việt Nam. Với ý hường truyền giáo, các nhà truyền giáo Tin Lành càng muốn đáp lại những nhu cầu cứu trợ này.
Khoảng giữa năm 1965, các nhà lãnh đạo trong các giáo hội Tin Lành tham gia tổ chức xã hội “Church World Service” đã cố gắng tìm cách làm cho công cuộc cứu trợ tại Việt Nam trở nên hữu hiệu hơn. Với liên lạc tốt đẹp sẵn có giữa giáo hội Tin Lành lớn nhất của Việt Nam (Hội Tin Lành Việt Nam) và tổ chức MCC, để tránh sự phân tán vì có quá nhiều tổ chức, các nhà lãnh đạo ba tổ chức xã hội Tin Lành quan trọng là Church World Service, Lutheran World Relief và MCC đã thỏa thuận hợp tác với nhau trong một kế hoạch hoạt động chung. Theo chương trình phân công, ngoài những công tác xã hội thực thụ, tổ chức MCC được trao phó thêm nhiệm vụ quản trị các vấn đề hành chánh liên hệ đến kế hoạch chung. Kế hoạch này được thể hiện chính thức vào năm 1966 để trở thành một cơ quan xã hội từ thiện lấy tên là “Tổ Chức Xã Hội Tin Lành Việt Nam (Việt Nam Christian Service)”.
Nhân viên phục vụ trong Tổ Chức Xã Hội Tin Lành Việt Nam gồm 64 cán bộ ngoại quốc (1 Thụy Sĩ, 8 Gia Nã Ðại, số còn lại là Hoa Kỳ) và một số đông cán bộ Việt Nam. Những cán bộ ngoại quốc đại diện cho 12 giáo hội Tin Lành khác nhau tại Hoa Kỳ, Gia Nã Ðại và Thụy Sĩ, Lutheran, Mennonite, Presbyterian, Evangelical United Brethren, Baptist Oregon Friends, Church of Brethren, Disciples of Christ, Brethren in Christ, Methodist, Menonite Brethren, và Reformed Church. Nhưng đã có 19 giáo hội Tin Lành nhận bảo trợ về phương diện vật chất (tiền bạc, tặng phẩm ...). Thời hạn của các cán bộ ngoại quốc thường kéo dài từ hai đến ba năm. Trước khi đảm nhiệm chính thức một công việc, những cán bộ này đều phải học Việt ngữ cấp tốc trong hai tháng.
Tổ chức xã hội này đã phân phối cán bộ trong những địa phương sau đây: Côn Sơn (4), Nhà Bè, Long Kiên (2), Sài Gòn (24), Di Linh (4), Nha Trang (8), Pleiku (7), Quảng Ngãi (5), Tam Kỳ (2), Huế (7), Quảng Trị (2), và Khe Sanh (?). Ðến đâu các cán bộ xã hội cũng cố gắng hợp tác với chính quyền địa phương và những cơ quan xã hội khác để cứu trợ những người lâm nạn và nghèo khổ.
Công tác cứu tế xã hội của Tổ Chức Xã Hội Tin Lành Việt Nam nhằm vào 3 lãnh vực chính : cứu trợ vật chất (thực phẩm, quần áo, nhà ở, vật dụng khác ...), hoạt động y tế (phát thuốc, điều trị, trang bị y cụ, xây cất bệnh xá, chẩn y viện, chiến dịch y tế lưu động), phát triển cộng đồng (canh nông, vệ sinh, huấn nghệ, sinh hoạt gia đình, học đường).
Ðó là một chương trình hoạt động qui mô, đòi hỏi nhiều cố gắng. Cho đến nay, nhiều sáng kiến vẫn tiếp tục được thực hiện trong một phạm vi rộng rãi hơn tùy thuộc điều kiện tài trợ, nhân viên, và nhu cầu, Ngân khoản chi phí cho chương trình hoạt động xã hội của Tổ Chức Xã Hội Tin Lành Việt Nam lên tới 549.000 Mỹ Kim.
c. Cơ quan Xã Hội Tin Lành Á Châu.
Từ năm 1964-1965, một tổ chức xã hội Tin Lành khác là Cơ Quan Xã Hội Tin Lành Á Châu (Asian Christian Service) cũng chuẩn bị hoạt động tại Việt Nam. Cơ quan này là chi nhánh của tổ chức “East Asian Christian Conference” mà trụ sở trung ương đặt tại số 6 Mount Sophia. Tân Gia Ba 9. Tổ chức này được điều hành do một Ban Quản Trị gồm 20 nhân viên đại diện cho nhiều giáo phái Tin Lành thuộc các quốc gia: Phi Luật Tân, Ấn Ðộ, Nhật Bản, Nam Dương, Tích Lan, Miến Ðiện, Mã Lai Á, Tân Tây Lan và Ðại Hàn.
Cuối năm 1965, với tư cách Giám Ðốc Cơ Quan Xã Hội Tin Lành Á Châu tại Việt Nam, một đại diện của tổ chức trung ương “Hội Ðồng Cơ Ðốc Ðông Á” (East Asian Christian Conference) là ông U. Thaung Tin, quốc tịch Miến Ðiện, đã ký kết một thỏa ước với chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa qui định những điều kiện hoạt động xã hội từ thiện của tổ chức do ông điều khiển tại Việt Nam.
Cơ Quan Xã Hội Tin Lành Á Châu đã chỉ chính thức hoạt động từ đầu năm 1966 với chừng 20-30 nhân viên. Công tác xã hội của tổ chức này tập trung vào 3 địa phương: Tuy Hòa, Cái Bè (Ðịnh Tường) và Sài Gòn.
Hoạt động tại Tuy Hòa quan trọng nhất về các phương diện xây cất, y tế, thăm viếng gia đình nạn nhân, cung cấp thực phẩm và giáo dục. Tại Sài Gòn, cơ quan xã hội này đã biếu tặng máy in cùng nhiều đồ trang bị khác theo một chương trình dài hạn cho “Hội Bạn Những Người Việt Nam Bị Tàn Phế”. Cơ quan này cũng cung cấp nhiều vật dụng thực phẩm và thực hiện nhiều công tác xã hội khác cho nhiều cơ sở như cô nhi viện, trại tiếp cư, trường học ... trong khu vực Sài Gòn.
Hiện nay cơ quan này có thêm hàng chục cán bộ xã hội khác tình nguyện tham gia công tác do cơ quan điều khiển, trong số đó ông Paul Ðoàn Mười từng làm giáo sư ngoại ngữ tại Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt. Ông đã được cử vào chức vụ Phó Giám đốc cho cơ quan xã hội Tin Lành Á Châu trợ lực cho ông U Thaung Tin.
d. Hội Cứu Tế Hoàn Cầu Khải Tượng.
Cơ quan cứu tế xã hội Tin Lành cuối cùng chúng tôi muốn phân tích là Hội Cứu Tế Hoàn Cầu Khải Tượng (World Vision Relief Organization, Inc.).
Ðây là một tổ chức xã hội Tin Lành chủ trương cung cấp đặc biệt những nhu cầu tối khẩn cho các vùng lâm nạn trên thế giới qua các giáo hội Tin Lành địa phương. Tổ chức này được sáng lập năm 1950 do một số quân nhân Tin Lành Hoa Kỳ chiến đấu tại Hàn Quốc. Chiến tranh Hàn Quốc đã gây nhiều đau thương tang tóc cho các gia đình nhất là làm cho nhiều trẻ em trở nên tật nguyền, nghèo khổ mất cha mẹ. Trước thảm cảnh đó một số quân nhân Tin Lành Hoa Kỳ đang tham chiến đã cổ động lạc quyên thuốc men, thực phẩm, quần áo ... từ nước họ để cứu trợ những người lâm nạn.
Hội này được điều hành do một Ban Giám đốc hiện do ông Bob Pierce làm Giám Ðốc, ông Richard C. Haverson làm phụ tá giám đốc cùng nhiều cộng sự viên khác. Hội hoạt động mạnh nhất tại Gia Nã Ðại và Hoa Kỳ. Trụ sở của hội hiện đặt tại số 919 West Huntington Drive, Monrovia, California 91016, Hoa Kỳ.
Từ năm 1963-1964, ông Bob Pierce cùng nhiều nhân vật trọng yếu của tổ chức này đã chuẩn bị những công tác của hội tại Việt Nam. Cho đến đầu năm 1967 trụ sở tạm thời của hội tại Việt Nam được đặt tại khách sạn Caravelle Sài Gòn (phòng 506). Mọi hoạt động của hội tại Việt Nam do ông Douglas Cozart điều khiển.
Tổ chức này đã cộng tác chặt chẽ với Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam (các ông G.W. Hunt, Livingston, Lê Văn Trầm ...).
Trong năm 1966, hoạt động thường xuyên hàng tháng của hội gồm có việc gởi tặng 40 xe lăn tay cho các nạn nhân tàn phế vì chiến cuộc và phân phát ít nhất là 3.000 gói tặng phẩm cho dân chúng tị nạn và quân nhân. Hội tiếp tục gởi nhiều tặng phẩm cho các thương bệnh binh (xe lăn tay, nạng chống, thuốc men, đồ khâu vá, xà bông, khăn tay ...). Nguyên về xe lăn tay, hội đã chi tiêu tới 7 triệu đồng Việt Nam (hay 5.000 Mỹ kim).
Từ năm 1964, hội đã làm việc từ thiện và truyền giáo cho chừng 2.200 thương binh thường xuyên được điều trị trong Tổng Y Viện Cộng Hòa. Hiện nay trụ sở của hội tại Việt Nam đã được xây cất xong trên thửa đất thuộc quyền sở hữu của Giáo Hội Tin Lành Cải Cách Pháp. Hội dự tính xây cất một trung tâm hoạt động tại Biên Hòa.
Hội đang chuẩn bị đi từ những hoạt động xã hội sang một chương trình truyền giáo qui mô và rộng lớn hơn.
______________________________ ________________________
Chú Thích
(1) Xin xem trên tr. 39tt.
(2) Thánh Kinh Báo số 8-1931, tường thuật của Nguyễn Văn Cẩm, tr. 207.
(3) Thánh Kinh Báo số 6-1931, tr . 211.
(4) Thánh Kinh Báo số 8-1931, tr 334.
(5) Thánh Kinh Báo số 88-1938, tr. 168.
(6) Thánh Kinh Báo số 28-1933, tr 222.
(7) Lửa Thiêng (tập san chứng đạo), số 8-1966, chi hội Sài Gòn, tr 28.
(8) Bác sĩ Tống Thượng Tiết đã giúp tổ chức Tổng Ban và nhiều Tiểu Ban tùy theo khu vực. Lúc đó có 163 người tình nguyện đến tổ chức cho 163 chi hội. Họ thành lập một Ban Trị Sự Tổng Ban gồm một Tổng Trưởng Ban (Phan Văn Hiệu), 2 Phó Trưởng Ban (Ông Văn Trung, Lê Khắc Tương) một Tổng Thư Ký, một Phó Thư Ký, một Tư Hóa và một Phó Tư Hóa. Mỗi hạt có một Ðại Trưởng Ban phụ trách.
(9) Thánh Kinh Báo số 99-1939, tr 150.
(10) Thánh Kinh Báo số 98-1939, tr 115.
(11) Thánh Kinh Báo số 14-1932, tr 146.
(12) Thánh Kinh Báo số 73-1937, tr. 2.
(13) Thánh Kinh Báo số 73-1937, tr. 2.
(14) Lúc đó xe đạp còn là phương tiện chuyên chở đắt giá. Thường những người khá giả mới có đủ tiền mua sắm.
(15) Thánh Kinh Báo, số 29-1933, tr 270-271.
(16) Tham khảo Victory in Vietnam, sđd, nhất là những trang 48tt...
(17) Tham khảo Tạp Chí Hừng Ðông 1959-1964 và Rạng Ðông ...
(18) Tham khảo Lê Văn Thái, Người Truyền Ðạo Của Ðức Chúa Trời, Nhà in Nam Hải, 1962, Sài Gòn .
(19) Thánh Kinh Báo số 14-1932, tr.147.
(20) Thánh Kinh Báo số 61/1936, tr.
(21) Thánh Kinh Báo số 171-1951, tr. 26.
(22) Thánh Kinh Báo
(23) Thánh Kinh Báo
(24) Thánh Kinh Báo
(25) Tạp chí L’Évangile en Indochine Française được in tại Pháp và Tạp Chí Việt Nam Thanh niên (Bulletin du Foyer des Étudiants Annamites) được in tại nhà in Ngô Tử Hạ ở số 101, phố Hàng Gai, Hà Nội.
(26) Trụ sở tại số 1, đường Nguyễn Trãi, Hà Nội.
(27) Mục sư W.C.Cadman sinh tại Rotherhithe, Luân Ðôn Anh quốc ngày 4-4-1883.
(2) Thánh Kinh Báo số 8-1931, tường thuật của Nguyễn Văn Cẩm, tr. 207.
(3) Thánh Kinh Báo số 6-1931, tr . 211.
(4) Thánh Kinh Báo số 8-1931, tr 334.
(5) Thánh Kinh Báo số 88-1938, tr. 168.
(6) Thánh Kinh Báo số 28-1933, tr 222.
(7) Lửa Thiêng (tập san chứng đạo), số 8-1966, chi hội Sài Gòn, tr 28.
(8) Bác sĩ Tống Thượng Tiết đã giúp tổ chức Tổng Ban và nhiều Tiểu Ban tùy theo khu vực. Lúc đó có 163 người tình nguyện đến tổ chức cho 163 chi hội. Họ thành lập một Ban Trị Sự Tổng Ban gồm một Tổng Trưởng Ban (Phan Văn Hiệu), 2 Phó Trưởng Ban (Ông Văn Trung, Lê Khắc Tương) một Tổng Thư Ký, một Phó Thư Ký, một Tư Hóa và một Phó Tư Hóa. Mỗi hạt có một Ðại Trưởng Ban phụ trách.
(9) Thánh Kinh Báo số 99-1939, tr 150.
(10) Thánh Kinh Báo số 98-1939, tr 115.
(11) Thánh Kinh Báo số 14-1932, tr 146.
(12) Thánh Kinh Báo số 73-1937, tr. 2.
(13) Thánh Kinh Báo số 73-1937, tr. 2.
(14) Lúc đó xe đạp còn là phương tiện chuyên chở đắt giá. Thường những người khá giả mới có đủ tiền mua sắm.
(15) Thánh Kinh Báo, số 29-1933, tr 270-271.
(16) Tham khảo Victory in Vietnam, sđd, nhất là những trang 48tt...
(17) Tham khảo Tạp Chí Hừng Ðông 1959-1964 và Rạng Ðông ...
(18) Tham khảo Lê Văn Thái, Người Truyền Ðạo Của Ðức Chúa Trời, Nhà in Nam Hải, 1962, Sài Gòn .
(19) Thánh Kinh Báo số 14-1932, tr.147.
(20) Thánh Kinh Báo số 61/1936, tr.
(21) Thánh Kinh Báo số 171-1951, tr. 26.
(22) Thánh Kinh Báo
(23) Thánh Kinh Báo
(24) Thánh Kinh Báo
(25) Tạp chí L’Évangile en Indochine Française được in tại Pháp và Tạp Chí Việt Nam Thanh niên (Bulletin du Foyer des Étudiants Annamites) được in tại nhà in Ngô Tử Hạ ở số 101, phố Hàng Gai, Hà Nội.
(26) Trụ sở tại số 1, đường Nguyễn Trãi, Hà Nội.
(27) Mục sư W.C.Cadman sinh tại Rotherhithe, Luân Ðôn Anh quốc ngày 4-4-1883.
Lớn lên ông học nghề ấn loát. Năm 1904 ông gia nhập Tin Lành giáo và sau đó sang theo học tại Thần Học Viện Cao Ðẳng Toronto, Gia Nã Ðại. Năm sau ông sang học Trường Truyền Giáo Nyack tại Hoa Kỳ và đến năm 1910 thì ông tốt nghiệp.
Ðến tháng 9 năm đó, ông được Hội Liên Hiệp cử sang làm việc tại Trung Hoa. Nhưng chỉ 4 năm sau, ông lại được thuyên chuyển sang Việt Nam. Ông đã từng làm việc truyền giáo tại Hội An và Huế rồi sau đó ra Hà Nội.
Ðến tháng 9 năm đó, ông được Hội Liên Hiệp cử sang làm việc tại Trung Hoa. Nhưng chỉ 4 năm sau, ông lại được thuyên chuyển sang Việt Nam. Ông đã từng làm việc truyền giáo tại Hội An và Huế rồi sau đó ra Hà Nội.
Chính ông đã tài trợ một phần quan trọng vào việc mua đất và trang bị cho cơ sở ấn loát tại Hà Nội. Ðịa sở này trở thành một trung tâm truyền giáo quan trọng tại Hà Nội và cả tại miền Bắc. Ông kết hôn với cô Grace Hazenberg ngày 27-7-1915 và sau đó sinh hạ được một người con gái. Nhưng cô bé lên sáu tuổi thì qua đời. Năm 1946, đến lượt bà vợ của ông qua đời và chỉ hai năm sau ông lại tục huyền với bà A.G. Kegerize. Ông đã làm việc tại Việt Nam 35 năm trời. (tham khảo Phạm Xuân Tín, “Ðời Tận Tụy” sđd, tr. 43-50).
(28) Thánh Kinh Báo số 39-1934. tr 169.
(29) Thánh Kinh Báo số 39-1934. tr 169.
(30) Tham khảo “Les Cahiers de la Jeunesse”, số 5-1941, tr. 13.
(31) Thánh Kinh Báo số 1-1931, trang đầu.
(32) Thánh Kinh Báo, số 104-1939, tr. 305 – 306.
(28) Thánh Kinh Báo số 39-1934. tr 169.
(29) Thánh Kinh Báo số 39-1934. tr 169.
(30) Tham khảo “Les Cahiers de la Jeunesse”, số 5-1941, tr. 13.
(31) Thánh Kinh Báo số 1-1931, trang đầu.
(32) Thánh Kinh Báo, số 104-1939, tr. 305 – 306.
Hội Tin lành Việt Nam có nhiểu tạp chí khác.
Năm 1949, Giáo hội cho ra đời nguyệt san Hừng Ðông (năm 1965 đổi là Rạng Ðông). Nguyệt san trước hết do ông Huỳnh Minh Ý làm chủ nhiệm và ông Nguyễn Văn Vạn làm chủ bút. Tập san này đã gặp nhiều khủng hoảng và phải đình bản nhiều lần. Chủ trương của tập san này là giới thiệu tín ngưỡng Tin Lành giáo cho các độc giả ngoài đạo. Tuy nhiên nội dung và kỹ thuật trình bày thiên về hình thức dùng những đề tài có màu sắc thuần túy tôn giáo và Kinh Thánh.
Ðoàn Truyền Giáo Thượng Du trong giáo hội còn chủ trương nguyệt san “Truyền giáo”, ra đời năm 1952 do ông Phạm Xuân Tín làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Tòa soạn trước đặt tại Ðà Lạt sau chuyển đến Nha Trang. Tạp chí này nhằm vào công cuộc truyền giáo cho các Thượng Dân và sau này cho cả thiếu nhi.
Một tam cá nguyệt san khác do Hội Liên Hiệp chủ trương là tờ “the Call of French Indochina and East Siam” (từ số 51 - 1939 đổi là “the Call of French Indochina and East Thailand”). Ðến khoảng năm 1945, tập san này lại đổi thành tờ “the Call of Indochina” (nhiều lần đã được xuất bản cả bằng Pháp ngữ (l’Appel de l’Indochine). Ðến khoảng năm 1955, tờ the Call of Indochina được chia làm hai tập san khác xuất bản riêng biệt : the Call of Vietnam và the Jungle Frontiers. . Ðến tháng 10 năm 1966, hai tạp chí trên lại hợp nhất thành tờ Vietnam Today. Tạp chí Anh ngữ này tường thuật và cổ động công cuộc truyền giáo của Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam cho các dân tộc tại miền Ðông Thái Lan, tại Ðông Dương và sau này cho người Việt Nam và cho các Thượng Dân tại Việt Nam.
Nhiều tạp chí hay đặc san khác cũng được lưu hành trong một phạm vi giới hạn có tính cách địa phương (tạp chí Ðuốc Thiêng (1951) của Ðoàn Thanh niên Nam Hạt, Nước Sống (1965) do ông Trần Văn Quân chủ trương, Khát (1966) của Thiếu Niên Tin Lành Ðà Nẵng, Lửa Thiêng (1965) của Ban Chứng Ðạo chi hội Sài Gòn, Thức của Ðoàn Sinh viên Tin Lành Sài Gòn.
Nhiều tập san Tin Lành khác được lưu hành trong giới Tin Lành Thượng Dân, Trung Hoa, Pháp, Hoa Kỳ tại Việt Nam.
(33) Thánh Kinh báo, số 92-1938, tr. 275
(34) Thánh Kinh báo, số 78-1937, tr. 178.
(35) Thánh Kinh báo, số 102 - 103/1939, tr. 271.
(36) Thánh Kinh Báo, số 102 -103/1939, tr 271.
(37) La Mission Évangélique, sa raison d’être, tr. 8 viết: “Il n’est pas question de créer ni des écoles ni des hôpitaux - La France, dans son oeuvre civilisatrice en Indochine, s’en acquitte fort bien et nous n’avon qu’à conseiller aux indigénes de profiter de tout ce que l’a prodigée l’administration française. Nous ne cherchons pas non plus à leur faisant connaitre la Bible qu’est la parole de Dieu”.
(38) Thánh Kinh Báo số 337-1966, tr.3-5.
(39) The Call of Vietnam, Summer 1964, tr. 12.
(40) The Call of Vietnam, Summer 1964, tr.14.
(41) Thánh Kinh Báo, số 342-1967, tr. 24.
(42) Kỷ niệm lễ thành lập Phòng Ghi Âm Nha Trang, 1962, Sài Gòn.
(43) Tham khảo Thánh Kinh Báo, số 342/1967, tr. 24.
(44) Hoạt động truyền giáo của Viện Chuyên Khảo Ngữ Học.
(45) L’Évangile ... số 5/1923, tr. 75-77.
(46) Thánh Kinh Báo số 23-1933, tr 30.
(47) Trong dịp lễ cung tiến thánh ca, ông Olsen nói về “sự hát xướng trong việc thờ phượng Ðức Chúa Trời”; Mục sư Ông Văn Huyên trình bày “Lịch Sử Thánh Ca Luận Trong Nước Việt Nam” từ khi đạo Tin Lành đến Việt Nam. Theo Mục sư Huyên, chính Giáo Hội Tin Lành Hoa Kỳ đã xuất tiền in 10.000 cuốn Thánh ca gởi tặng Hội Tin Lành Việt Nam. Ông Vũ Văn Cư phân tích “Sự Mở Mang Tấn Bộ Về Sự Hát Xướng Trong Hội Thánh Tin Lành Việt Nam”. Ông Vạn cho biết những việc nhuận chánh Thánh ca. Theo ông, những người góp nhiều công phu chép dấu nhạc là các ông Lê Khắc Cung, Nguyễn Văn Tư và Nguyễn Linh (gạch cung, vẽ dấu, đánh máy lời ca). Ban Nhuận Chánh đã làm việc dựa theo một số tiêu chuẩn như vấn đề bằng trắc của Việt ngữ, vấn đề truyền cảm của lời ca. Ông Huyên giải quyết vấn đề bằng trắc “làm thi theo điệu cần bỏ bình trắc cho đúng, còn đặt ca từ bỏ vận cho xuôi tai”. Áp dụng tiêu chuẩn “đặt ca từ, bỏ vận cho xuôi tai, ông Carlson đã phiên dịch 30 bài Anh ngữ sang Việt ngữ.
(48) Thánh Kinh Báo, số 335-1966, tr 13-21.
(49) Hầu hết lời ca được phiên dịch từ Anh ngữ. Những bài thánh ca này cũng có nhiều khuyết điểm giống như trong tập thánh ca của Hội Tin Lành Việt Nam. Chúng tôi không thâu thập được những tài liệu cho biết những chi tiết làm việc của Ủy Ban Thánh Ca này.
(50) Thánh Ca Cơ Ðốc, Thời Triệu ấn quán, Lời tựa, 1963, Sài Gòn.
(51) Tham khảo La Mission Évangélique, sa raison d’être, tr 8.
(52) Ngày 30-5-1962, Cộng quân bắt cóc bác sĩ Vietti, Mục sư A. Mitchell và ông Dan Gerber. Hiện 3 nhà truyền giáo này còn sống, chưa được thả.
(53) Trích “Jungle Frontiers”, số 14, Winter 1961, tr.10.
(33) Thánh Kinh báo, số 92-1938, tr. 275
(34) Thánh Kinh báo, số 78-1937, tr. 178.
(35) Thánh Kinh báo, số 102 - 103/1939, tr. 271.
(36) Thánh Kinh Báo, số 102 -103/1939, tr 271.
(37) La Mission Évangélique, sa raison d’être, tr. 8 viết: “Il n’est pas question de créer ni des écoles ni des hôpitaux - La France, dans son oeuvre civilisatrice en Indochine, s’en acquitte fort bien et nous n’avon qu’à conseiller aux indigénes de profiter de tout ce que l’a prodigée l’administration française. Nous ne cherchons pas non plus à leur faisant connaitre la Bible qu’est la parole de Dieu”.
(38) Thánh Kinh Báo số 337-1966, tr.3-5.
(39) The Call of Vietnam, Summer 1964, tr. 12.
(40) The Call of Vietnam, Summer 1964, tr.14.
(41) Thánh Kinh Báo, số 342-1967, tr. 24.
(42) Kỷ niệm lễ thành lập Phòng Ghi Âm Nha Trang, 1962, Sài Gòn.
(43) Tham khảo Thánh Kinh Báo, số 342/1967, tr. 24.
(44) Hoạt động truyền giáo của Viện Chuyên Khảo Ngữ Học.
(45) L’Évangile ... số 5/1923, tr. 75-77.
(46) Thánh Kinh Báo số 23-1933, tr 30.
(47) Trong dịp lễ cung tiến thánh ca, ông Olsen nói về “sự hát xướng trong việc thờ phượng Ðức Chúa Trời”; Mục sư Ông Văn Huyên trình bày “Lịch Sử Thánh Ca Luận Trong Nước Việt Nam” từ khi đạo Tin Lành đến Việt Nam. Theo Mục sư Huyên, chính Giáo Hội Tin Lành Hoa Kỳ đã xuất tiền in 10.000 cuốn Thánh ca gởi tặng Hội Tin Lành Việt Nam. Ông Vũ Văn Cư phân tích “Sự Mở Mang Tấn Bộ Về Sự Hát Xướng Trong Hội Thánh Tin Lành Việt Nam”. Ông Vạn cho biết những việc nhuận chánh Thánh ca. Theo ông, những người góp nhiều công phu chép dấu nhạc là các ông Lê Khắc Cung, Nguyễn Văn Tư và Nguyễn Linh (gạch cung, vẽ dấu, đánh máy lời ca). Ban Nhuận Chánh đã làm việc dựa theo một số tiêu chuẩn như vấn đề bằng trắc của Việt ngữ, vấn đề truyền cảm của lời ca. Ông Huyên giải quyết vấn đề bằng trắc “làm thi theo điệu cần bỏ bình trắc cho đúng, còn đặt ca từ bỏ vận cho xuôi tai”. Áp dụng tiêu chuẩn “đặt ca từ, bỏ vận cho xuôi tai, ông Carlson đã phiên dịch 30 bài Anh ngữ sang Việt ngữ.
(48) Thánh Kinh Báo, số 335-1966, tr 13-21.
(49) Hầu hết lời ca được phiên dịch từ Anh ngữ. Những bài thánh ca này cũng có nhiều khuyết điểm giống như trong tập thánh ca của Hội Tin Lành Việt Nam. Chúng tôi không thâu thập được những tài liệu cho biết những chi tiết làm việc của Ủy Ban Thánh Ca này.
(50) Thánh Ca Cơ Ðốc, Thời Triệu ấn quán, Lời tựa, 1963, Sài Gòn.
(51) Tham khảo La Mission Évangélique, sa raison d’être, tr 8.
(52) Ngày 30-5-1962, Cộng quân bắt cóc bác sĩ Vietti, Mục sư A. Mitchell và ông Dan Gerber. Hiện 3 nhà truyền giáo này còn sống, chưa được thả.
(53) Trích “Jungle Frontiers”, số 14, Winter 1961, tr.10.
Dayton, OH, ĐHN đã chuyển thành dạng chữ viết UNICODE, ngày 4/7/2006.3
CHƯƠNG X
NHỮNG TỔ CHỨC TRUYỀN GIÁO CHUYÊN BIỆT
Ngoài những hoạt động truyền giáo tổng quát cho mọi người, các nhà truyền giáo Tin Lành còn truyền giáo một cách đặc biệt cho từng thành phần trong xã hội, nhất là giới thanh niên. Các nhà truyền giáo Tin Lành Pháp và Hội Liên Hiệp cùng Hội Tin Lành Việt Nam đã chú ý trước nhất đến những hoạt động chuyên biệt này.
Chúng tôi sẽ phân tích những tổ chức chuyên biệt sau đây trong Hội Tin Lành Việt Nam : Ðoàn Thanh Niên Tin Lành. Ðoàn Sinh Viên Tin Lành, Hội Cơ Ðốc Thanh Niên Việt Nam, Nha Tuyên Úy Tin Lành Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa.
I. Ðoàn Thanh Niên Tin Lành Việt Nam.
Trong giai đoạn đầu tiên của lịch sử Tin Lành giáo tại Việt Nam, chính các nhà truyền giáo Tin Lành Pháp đã chú trọng nhiều đến giới thanh niên trước khi các nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam quan tâm đến họ.
A. Thanh niên Việt Nam dưới mắt một số nhà truyền giáo Tin Lành.
Vì ý thức được vai trò của giới thanh niên trong việc xây dựng một giáo hội vững chắc, một số nhà truyền giáo Tin Lành Pháp đã dành nhiều thời giờ tìm hiểu tâm trạng thanh niên Việt Nam, để có thể truyền giáo cho họ một cách thích hợp hơn.
Người ta đã có nhiều dịp thấy nhiều nhà truyền giáo Tin Lành cũng như nhiều tín đồ Tin Lành Pháp đã say mê hoạt động cho giới thanh niên Việt Nam, chẳng hạn các ông P.Monet, G.Bois, E. Niedrist, J.H. Hoffet, Serge Lehnebach, B. de Luze và sau này Pierre Médard. Nhưng chúng tôi muốn trình bày quan điểm và những nhận định của chính các nhà truyền giáo Tin Lành đối với giới thanh niên Việt Nam.
1. Theo ông G.Bois, giới thanh niên Việt Nam thế hệ 1930 đã bị chi phối nặng nề bởi nền giáo dục Khổng giáo, một nền giáo dục quá thiên về đời sống luân lý và kiến thức từ chương. Có những thanh niên khi vừa được một văn bằng theo học chế Tây phương lại tỏ vẻ kiêu kỳ, khinh chê những người trong vùng làng quê ít học hơn họ. Họ tưởng mình thông minh và có vạn năng; họ cố chấp và gàn dở ương ngạnh cùng làm nhiều điều lố lăng ...
Vẫn theo ông G.Bois, nền giáo dục Khổng giáo đã không tạo cho giới thanh niên Việt Nam một căn bản nội tâm vững vàng. Họ thiếu một nhân cách, một ý chí mạnh mẽ để có thể thành công xứng đáng và vẻ vang trên đường đời. Nhưng họ lại có nhiều khả năng thể hiện ước vọng của họ để sống một cuộc đời đạo đức sáng suốt. Ðã có nhiều thanh niên nhận thức được những khuyết điểm trong nền giáo dục từ chương cổ truyền của họ đồng thời cũng nhìn thấy những giá trị của nền giáo dục Tây phương nhằm phát huy khả năng cá nhân và chuẩn bị con người đảm nhiệm những chức vụ khác nhau trong sinh hoạt xã hội. Con người được huấn luyện để biết xử dụng tự do một cách sáng suốt và thích hợp, để trở thành cương nghị, can đảm, và giầu sáng kiến (1).
Năm 1934, dựa theo bài thuyết trình của luật sư Lê Văn Kim (trạng sư tại Sài Gòn, đã đậu tiến sĩ văn chương và khoa học tại Pháp), ông G.Bois ghi lại nhiều nhận xét về giới thanh niên Việt Nam. Thanh niên Việt Nam gặp phải đủ thứ khó khăn. Vì lập gia đình sớm lại chịu ràng buộc bởi liên hệ gia đình theo truyền thống Á Ðông, họ khó thể theo đuổi việc học vấn đầy đủ. Nhiều thanh niên thụ huấn tại Pháp đến khi hồi hương đã khó thích ứng với nếp sống còn chậm tiến của kiều bào và xã hội chung quanh họ.
Tháng 6-1935, tình cờ gặp lại người học trò cũ ban Triết của ông, ông G.Bois thấy anh này có vẻ chán nản vì anh phải theo học ngành luật để chiều ý gia đình, trong khi chính anh muốn qua Pháp để theo học ngành văn khoa. Nhiều thanh niên Việt Nam khác cũng gặp cảnh ngộ tương tự : họ không được tự do chọn lựa ngành học theo sở thích và khả năng, nhưng đã bị gia đình ép buộc phải theo học ngành này nọ vì thành kiến và những tham vọng vị lợi ...
Năm 1939, nhờ vai trò giáo sư tại Trường sư phạm huấn luyện các giáo viên tiểu học, ông G.Bois có dịp tìm hiểu nhiều hơn về giới thanh niên Việt Nam. Ông đã phân tích tình trạng trung bình của chừng 500.000 thanh thiếu niên trong đó có nhiều học sinh, sinh viên và giáo sinh sư phạm của ông.
Trước hết, ông nhận định qua về giới thanh niên Thượng (theo ông giới thanh niên Rađê, thuộc bộ tộc văn minh nhất trong các Thượng dân, đã chẳng ưa thích gì việc học tập cả. Khung cảnh văn hóa chung của họ cũng không thuận lợi cho việc học vấn, phát triển. Lúc đó tỉnh Ðarlac chỉ có 10 trường học cho 125.000 Thượng dân. Nhà cầm quyền Pháp đã phải tổ chức đến 7 trường theo chế độ nội trú để giữ những học sinh Thượng ở lại học tập đều đặn và liên tục). Còn đối với Việt Nam, hầu hết các trẻ em miền thôn quê thường nhỏ bè, gầy yếu, khổ sở vì thiếu ăn, thiếu mặc. Dầu vậy, trí nhớ và óc tưởng tượng của chúng phát triển rất nhanh chóng. Một số thanh niên thôn quê đã may mắn được đi học và hễ có chút ít chữ nghĩa là họ ra tỉnh làm ăn.
Theo ông trách nhiệm giáo dục thanh thiếu niên thật nặng nề, vì chính những người được đi học vẫn chưa có hoàn cảnh và điều kiện phát huy nhân cách của họ.
Giới thanh niên trí thức Việt Nam đang lên chỉ gồm mấy ngàn học sinh trung học và một số nhỏ sinh viên đại học (khoảng 1.500-2.000 học sinh trung học Việt Nam và trung học Pháp, chừng 500 sinh viên đại học theo học ngành y khoa, luật khoa và nông lâm súc khoa). Một số rất ít thanh thiếu niên du học tại Pháp (hầu hết tập trung tại Paris). Số học sinh sinh viên Việt Nam lại giảm xuống rõ rệt, từ khi nền kinh tế hồi tiền thế chiến bị khủng hoảng (2).
2. Theo ông G.Bois, qua những dịch phẩm từ Pháp ngữ, những công trình nghiên cứu về Khổng giáo và một số văn thi phẩm, tiểu thuyết của người Việt, người ta có thể nhận thấy phần nào những cố gắng của giới thanh niên trí thức Việt Nam. Giới văn thi sĩ trẻ, nhất là nhóm Tự Lực Văn Ðoàn (qua hai tác phẩm của Khái Hưng và Nhất Linh : Nửa Chừng Xuân, Ðoạn Tuyệt), đã nói lên thực trạng giới thanh niên Việt Nam đương thời. Họ muốn chống lại những gò bó khắt khe của đời sống gia đình cổ truyền. Nhưng lại có những lớp người cũ muốn bảo thủ nếp sống cổ truyền qua hình ảnh cô giáo ngoan ngoãn về làm dâu trong gia đình nhà chồng (Cô giáo Minh).
Báo chí cũng phản ánh tâm trãng thanh niên Việt Nam. Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh, trong tạp chí Annam nouveau ngày 26-5-1938, đã khuyến khích thanh niên Việt Nam nên ý thức vai trò và sứ mệnh của mình. Họ là những người thông minh sắc sảo nhưng thiếu một căn bản nội tâm. Vì thế họ cần phải học tập để thấu suốt phương pháp làm việc, biết kiên nhẫn trong lãnh vực chuyên nghiệp.
Nói về thanh niên Việt Nam, một người Pháp bút hiệu Préfer đã viết : “Vừa hấp thụ sâu rộng nền văn hóa Trung Hoa, vừa thấu hiểu ngôn ngữ và lịch sử của mình, đồng thời thâm tín về giá trị của nền văn minh Tây phương, họ dám chấp nhận và thực hiện những điều họ nghĩ là tốt đẹp nhất. Thường thường người Âu châu đã không hiểu họ và hay phán đoán sai lầm về họ. Nhưng tôi vẫn cảm mến lớp người này hơn, vì tôi thâm tín rằng giới trí thức quốc gia Annam sẽ phát sinh từ chính giai cấp này. Nhiều thanh niên đã cổ võ sự hợp tác hiểu biết giữa người Việt và người Pháp, nhưng vẫn còn những người luôn luôn muốn đề cao cá tính nhân bản quốc gia. Thực ra họ chưa tìm thấy một lý tưởng siêu hình cho chính họ. Nhiều thanh niên thường quá mẫn cảm, dễ xúc động, thích phê bình hay tỏ vẻ khinh chê công việc chân tay hoặc chuyên nghiệp. Một số người có uy tín đã cổ động sự phát triển trí thức, luân lý và chính trị như lý tưởng quốc gia (3)”.
Tạp chí “Cahiers de la Jeunesse” có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định một vị trí cho giới thanh niên Việt Nam:
“Mỗi người, dầu thuộc nền văn minh nào hay thuộc vị trí lịch sử nào, đều có quyền đòi hỏi người khác phải cư xử xứng đáng với mình. Và trên cương vị nào đó, người ta có thể ăn nói bình đẳng với bất cứ ai. Cũng chính trên cương vị đó mà chúng tôi muốn được phát triển (4)”.
Tạp chí này đã giúp cho khả năng tinh thần được phát triển. Vì các vấn đề trí thức, nghệ thuật, văn chương, hướng đạo, xã hội, chúng tộc, luân lý và tôn giáo đều được trình bày và bàn luận tự do trong sự tôn trọng quan điểm và thành tâm của người khác. Khung cảnh thân hữu đó là kết tinh của nhiều chuyển biến trong quá khứ.
Từ những thiên kiến và truyền thống văn hóa xã hội lỗi thời bước sang nhiều giá trị Tây phương như tự do, tinh thần tôn trọng cá nhân và tinh thần say mê hoạt động, giới thanh niên Việt Nam đã bị khủng hoảng trước niềm tin và những giá trị cổ truyền. Họ đâm ra hoài nghi tất cả để lại trở về với chính mình và dửng dưng trước mọi chuyện. Dần dần họ cố tìm một lối thoát. Họ suy nghĩ, mơ tưởng, nương theo những tiến bộ tốt đẹp trong xã hội văn minh Tây phương để tìm lại sự phấn khởi.
Thế rồi họ bắt tay hành động : không cần ta thán xuông nữa mà phải đạt tới một nền tảng học vấn tốt nhất, phải sáng tạo và phát triển cá tính, tiếp tục khám phá những khả năng của chính mình. Họ đã hy sinh cho lý tưởng và tham gia vào những hoạt động xã hội tập thể.
Trong những cố gắng cải tiến này, nhiều thanh niên trí thức Thiên Chúa giáo đã đi tiên phong. Nhưng tình thân hữu cởi mở đã liên kết các thanh niên Việt - Pháp thuộc đủ mọi khuynh hướng tôn giáo. Cũng chính vì thế mà một mục sư Tin Lành Pháp đã lãnh đạo phong trào thanh niên Nam Kỳ.
B. Ðoàn Thanh Niên Tin Lành.
Chính trong trào lưu thanh niên Việt Nam đang bùng lên mạnh mẽ, giới thanh thiếu niên Tin Lành đã dần dần được tổ chức thành đoàn ngũ. Giới thanh thiếu niên, nhất là thanh niên trí thức, sẽ làm nền móng cho giáo hội. Tuổi trẻ vẫn được coi là tuổi đầy sáng kiến, sức mạnh và lòng nhiệt thành vô vị lợi. Chính vì thế việc huấn luyện và truyền giáo cho thanh thiếu niên rất quan trọng : họ sẽ nối tiếp trách nhiệm của thế hệ đi trước và họ cấn phải có nhiều khả năng hơn để đối phó với những vấn đề mới trong việc duy trì và phát triển giáo hội.
1. Lược sử.
Ðoàn Thanh Niên Tin Lành Việt Nam khởi đầu từ Nam kỳ. Trong một phiên họp ngày 3-4/2/1941, đại diện một số thanh niên Tin Lành Nam hạt đã quyết định thành lập Ðoàn Thanh Niên Tin Lành Nam hạt do ông Nguyễn Văn Phép (chi hội Tân Thạch) làm Ðoàn trưởng.
Ngay năm sau, Ðại Hội Ðồng Tổng Liên Hội Hội Tin Lành Việt Nam (Ðà Nẵng, 15-19/8/1942) đã “biểu quyết phải lập Ban Thanh Niên, liên hiệp các Ban Thanh Niên trong các Hội Thánh khắp Ðông Dương. Phải có một Tổng Ðoàn Trưởng và ba Ðoàn trưởng trong ba hạt. Cũng phải chia lập đại trưởng ban cùng nhiều trưởng ban cho mỗi chi hội. Việc nầy tạm ủy cho Ban Trị Sự mới sẽ hiệp với ba Chủ nhiệm mà tổ chức tập sự. đem trình cho Hội đồng năm 1943 giải quyết mọi phương cách và thông qua (5)”.
Năm 1944, sau Hội Ðồng Ðịa Hạt nhóm tại Phong Thử, Quảng Nam, Trung Hạt bắt đầu tổ chức đoàn thanh niên do Mục sư Hoàng Trọng Vân làm Ðoàn Trưởng. Tại Bắc Hạt việc đoàn ngũ thanh niên Tin Lành đã không được thực hiện, có lẽ vì thành phần thanh niên tín đồ không có nhiều lắm.
Còn thanh niên Tin Lành được đoàn ngũ sớm nhất tại Nam hạt là nhờ phong trào sinh hoạt thanh niên đang được cổ động mạnh mẽ tại Nam kỳ, nhất là từ khi Mục sư Serge Lehnebach lãnh đạo sinh hoạt thanh niên Nam kỳ.
Năm 1952, Hội Ðồng Tổng Liên Hội Hội Tin Lành Việt Nam lần 22 họp tại Sài Gòn đã “biểu quyết xin hai ông Chủ Nhiệm Trung Hạt và Bắc Hạt khuyến khích các Hội Thánh lo tổ chức các Ban Thanh Niên để Hội Ðồng sau hiệp tổ chức Ban Thanh Niên Toàn Quốc. Nếu cần, xin hai ông Chủ nhiệm viết thơ hỏi thăm ông Ðoàn Trưởng Thanh niên Nam hạt về thể lệ hoặc cách tổ chức (6)”. Nhưng cho tới trước khi Hiệp định Genève 1954 được ký kết, Ðoàn Thanh Niên Tin Lành Bắc Hạt vẫn chưa được tổ chức.
Năm 1956, Hội Ðổng Tổng Liên Hội Hội Tin Lành Việt Nam họp tại Ðà Nẵng cử Mục sư Phạm Văn Thâu làm Tổng Trưởng Ban để liên kết thanh niên Tin Lành trong các chi hội toàn lãnh thổ Miền Nam Việt Nam.
Ngày 2-11-1957 Ðại Hội Ðồng Thanh Niên Tin Lành mới được tổ chức lần thứ I tại Vĩnh Long. Ðại Hội Ðồng đã quyết định thành lập chính thức Tổng Ðoàn Thanh Niên Tin Lành. Tổng Ðoàn này sẽ được điều khiển bởi một Ban Quản Trị gồm Mục sư Phạm Văn Thâu làm Tổng Ðoàn Trưởng, Mục sư Nguyễn Lĩnh làm Thơ ký, Mục sư Nguyễn Sơn Hà làm Tư hóa. Một Ðiều lệ cho Tổng Ðoàn cũng được khởi thảo để trình cho Hội Ðồng năm sau. Từ khi đó mỗi năm đều có một Ðại Hội Ðồng cho Tổng Ðoàn Thanh Niên Tin Lành. Trong Ðạo Hội Ðồng Thanh niên Tin Lành lần IV, Mục sư Nguyễn Sơn Hà đắc cử chức vụ Tổng Ðoàn Trưởng Tổng Ðoàn Thanh niên Tin Lành.
Sau khi các Ban Thanh Niên được tổ chức trong các chi hội tín đồ Việt Nam, lần lượt nhiều Ban Thanh Niên Thượng Dân cũng được thành lập. Trong Hội Ðồng Thượng Hạt lần thứ II (Ban Mê Thuột, 4-7/3/1961), Ðoàn Thanh niên Tin Lành Thượng hạt chính thức được tổ chức với truyền đạo Na Klas A đắc cử chức vụ Ðoàn Trưởng.
Tuy nhiên các Ban Thanh Niên không phải được tổ chức trong toàn thể các chi hội nhưng chỉ trong những chi hội nào đó có đủ một số điều kiện chẳng hạn như số thanh niên tín đồ, phương tiện và hoàn cảnh làm việc.
2. Hoạt động.
Từ khi được thành lập, Ðoàn Thanh Niên Tin Lành đã thực hiện được khá nhiều hoạt động. Nhiều thanh niên trong các Ban thanh niên chi hội trở thành những giáo viên Trường Chúa Nhật hay những Ban viên chứng đạo nhiệt thành. Ban thanh niên cũng thực hiện nhiều công tác chuẩn bị tổ chức vào các dịp hội hè giảng thuyết của chi hội, địa hạt ...
Những Ban thanh niên này cũng tổ chức truyền đạo. Chẳng hạn vào tháng chạp năm 1960, Ðoàn Truyền Giáo Thanh Niên Nam Hạt do ông Nguyễn Văn Vạn hướng dẫn đã đến giảng dạy Kinh Thánh cho các cô nhi sinh sống trong Viện Dục Anh, Sài Gòn.
Mỗi Ban Thanh Niên địa phương cũng thường hội họp để giải trí, học tập hay làm một công tác tập thể đã được chỉ định. Dầu vậy, trong thực tế tình trạng sinh hoạt của thanh niên Tin Lành vẫn không được tiến triển điều hòa. Một thanh niên Tin Lành ký tên “Người trẻ tuổi” đã viết:
“Năm 1966 là năm mà hoạt động thanh niên Tin Lành Việt Nam chỉ còn thu hẹp lại ở các chi hội. Các Ban Trị Sự Hạt cũng như Ban Trị Sự Tổng Ðoàn đều xa cách hẳn với các chi đoàn (hay là ban) thanh niên ở mỗi chi hội. Hoạt động thanh niên Tin Lành vẫn có những không có một tổ chức hướng dẫn, các chi đoàn Ðại học Cần Thơ lẻ loi và yếu ớt ... Người ta thấy sự tê liệt của hoạt động thanh niên Tin Lành nhằm đúng lúc mà các phong trào thanh niên phụng sự xã hội chính trị đang tiến mạnh (mặc dầu chỉ là hình thức)” (7).
Tác giả bài báo còn nhấn mạnh đến việc tổ chức huấn luyện thanh niên và đề nghị 3 giải pháp cải tiến sinh hoạt thanh niên Tin Lành : mở các khóa huấn luyện đặc biệt, tổ chức trại hè huấn luyện và gởi những thanh niên ưu tú xuất ngoại du học.
Trong phần kết luận, “Người trẻ tuổi” viết:
“Mười năm nữa Hội Thánh sẽ gồm toàn những người già nua, còn bạn trẻ vì thiếu tổ chức, hướng dẫn, họ sẽ mất đi, chúng ta hãy chuẩn bị cho 10 năm sắp tới ấy (8)”.
Ðến tháng 6 năm 1967, Hội Tin Lành Việt Nam đã tổ chức một khóa huấn luyện thanh niên Tin Lành về phương pháp tổ chức Ban Thanh Niên và công tác truyền đạo cho thiếu nhi tại nhà thờ chi hội Tin Lành Sài Gòn (đường Trần Hưng Ðạo). Các Mục sư Phạm Xuân Tín và Suther land đã từ Nha Trang vào Sài Gòn thuyết trình cho các khóa sinh. Các thanh niên sau khi được huấn luyện sẽ trở về hoạt động trong chi hội của họ hay trong các Trung Tâm sinh hoạt Thanh niên. Chính các thanh niên này cũng sẽ điều hành những chương trình hoạt động và truyền đạo cho thiếu nhi.
Ii. Ðoàn Sinh Viên Học Sinh Tin Lành.
Ðối với Hội Tin Lành Việt Nam, việc tổ chức đoàn ngũ và truyền giáo cho sinh viên học sinh đã chỉ được chú ý rất chậm. Nhưng các nhà truyền giáo Tin Lành Pháp đã quan tâm nhiều đến họ (9).
A. Những nỗ lực qui tụ học sinh sinh viên.
Sau những cố gắng nhất thời của Phái Bộ Nghiên Cứu Tin Lành Pháp đối với thanh niên sinh viên tại Hà Nội, từ năm 1949, khi một chi nhánh Ðại học Hà Nội được thiếp lập tại Sài Gòn, Mục sư B. de Luze, thuộc Chi Hội Tin Lành Cải Cách Pháp, là người đầu tiên đã qui tụ được một số sinh viên học sinh Tin Lành (hoặc tôn giáo khác) đến hoạt động trong khu vực chi hội của ông. Sinh hoạt của họ lúc đó không được đều đặn và tổ chức chặt chẽ. Mục sư B.de Luze đã dành cả khu đất và ngôi nhà thờ mà ông đang quản trị làm nơi hoạt động cho họ.
Năm 1958, Mục sư P. Médard đến Sài Gòn thay thế Mục sư B. de Luze vẫn tiếp tục giúp đỡ nhóm sinh viên Tin Lành này. Ông đã sửa sang lại khu vực ông coi sóc và thiết lập một cư xá cho 36 sinh viên mà quá nửa là sinh viên tín đồ Tin Lành. Mỗi tháng họ tụ tập lại để học tập, bàn luận về một đề tài Kinh Thánh, khoa học hay triết lý. Một số sinh viên trong cư xá và một nhóm hướng đạo nữ đã gia nhập Ca đoàn của Chi Hội Tin Lành Pháp.
Trong bản tường trình hoạt động thường niên 1962, Mục sư P. Médard cho biết các sinh viên trong cư xá của ông đang cố gắng thiết lập một trung tâm sinh hoạt có tổ chức hơn. Trong số 34 sinh viên lưu trú đã có 24 người là tín đồ Tin Lành. Mục sư Ðoàn Văn Miêng khi vừa được bầu làm Hội Trưởng Tổng Liên Hội (tháng 10-1961) đã chú ý đến việc cải tổ sinh hoạt của sinh viên trong cư xá với một phần tài trợ của Chi Hội Tin Lành Pháp.
Những sinh viên lưu trú trong cư xá chỉ phải trả một phí khoản tượng trưng (ghi danh, điện nước ). Những sinh viên nào không thanh toán xong phí khoản này trước khi niên khóa học chấm dứt, họ sẽ không được tiếp tục lưu ngụ tại cư xá. Ðể khuyến khích những sinh viên học chăm chỉ, ông P. Médard cũng lo tìm học bổng cho họ. Ðời sống tôn giáo trong cư xá không được tổ chức, nhưng các sinh viên Tin Lành vẫn tìm cách truyền đạo cho các bạn sinh viên khác đạo của họ.
Các sinh viên Tin Lành thường tụ tập để phụng tự cầu nguyện mỗi chiều thứ bảy và tổ chức vào chiều chủ nhật những buổi thuyết trình dành cho sinh viên học sinh ngoài đạo.
B. Ðoàn Sinh Viên Học Sinh Tin Lành .
Từ khi có nhóm sinh viên học sinh Tin Lành hoạt động tại Sài Gòn, nhiều nhân vật Tin Lành quốc tế đã đến viếng thăm và quan sát đời sống của họ để giúp họ hoạt động đồng thời mời họ gia nhập phong trào sinh viên học sinh Tin Lành quốc tế.
Tháng 10-1959, Mục sư David Adeney, đại diện tổ chức “International Fellowship of Evangelical Students” đến Sài Gòn thăm viếng nhóm học sinh sinh viên Tin Lành Việt Nam. Ông đã nói chuyện thân mật với sinh viên học sinh Tin Lành tại nhà riêng của Mục sư P. Médard và cho họ biết mục đích tổ chức của ông là liên kết các sinh viên học sinh Tin Lành trên toàn thế giới để học hỏi Kinh Thánh và truyền giáo trong môi trường Ðại học và Trung học.
Cuối năm 1960, Mục sư P. A. Contento (B.A., cựu giảng sư tại Ðại học đường Noyang, Mã Lai) đến giảng thuyết cho sinh viên học sinh Tin Lành Việt Nam. Ông đã tổ chức liên tiếp 3 ngày tụ họp của sinh viên học sinh Tin Lành tại nhà riêng của ông, với sự giúp đỡ của ông Sawin và Sutherland. Có 40 sinh viên học sinh tham dự những buổi hội này.
Nếu các Mục sư Pháp, nhất là Mục sư P. Médard đã tận tâm qui tụ để giúp sinh viên học sinh Tin Lành hoạt động, thì chính Mục sư P.A. Contento lại được Hội Liên Hiệp chỉ định làm tuyên úy chính thức cho nhóm thanh niên này.
Chính ông P. A. Contento đã tổ chức lại các sinh hoạt cho nhóm sinh viên học sinh Tin Lành này và liên kết họ trong một tổ chức lấy tên là “Ðoàn Sinh Viên Học Sinh Tin Lành” tức Nhóm Sinh Viên Thông Công Tin Lành (Intervasity Christian Student Fellowship). Ðoàn Sinh viên học sinh Tin Lành này đã gia nhập Tổ Chức Sinh Viên Tin Lành quốc tế International Fellowship of Evangelical Students đặt trụ sở trung ương tại Lausanne, Thụy Sĩ. Chị Phạm Thị Son, một sinh viên y khoa được bầu làm đoàn trưởng (nay đã trở thành y sĩ và hiện tu nghiệp tại Hoa Kỳ) và anh Lê Vĩnh Thạch làm Tổng thư ký (nay đã trở thành mục sư). Trụ sở của đoàn đặt tại số 39, Nguyễn Duy Dương, Chợ Lớn.
Cuối năm 1961, ba đoàn viên là các anh Ðàm Quang Thuận, Nguyễn Hữu Aùi và Chị Huỳnh Thị Ngọc Trâm được cử tham gia Hội Ðồng Lãnh Ðạo Sinh Viên Á châu tại Hương Cảng để thảo luận về việc truyền giáo cho thanh niên trí thức Á châu.
Tháng 8-1962, một Ðại Hội Ðồng Tổng Sinh Viên Học Sinh Tin Lành qui tụ chừng 70 người đã được tổ chức tại Sài Gòn dưới sự hướng dẫn của ông bà P.A. Contento, Mục sư Lê Hoàng Phu, các ông Nguyễn Văn Vạn, Ðỗ Ðức Trí. Sau khi soạn thảo xong Ðiều Lệ và Nội Quy, Ðại Hội Ðồng đã bầu Ban Chấp Hành mới do chị Phạm Thị Son làm Tổng Thư Ký, anh Ðàm Quang Thuận làm thư ký và chị Trần Thị Lê Minh làm thủ qũy.
Ban Chấp Hành Ðoàn Sinh Viên Học Sinh Tin Lành năm 1963 có nhiều thay đổi quan trọng. Ngoài các chức vụ trong Ban chấp hành cũ, nhiều đoàn viên khác được cử vào Ban chấp hành mới phụ trách 5 ủy ban chuyên môn : Truyền Giáo, Học Tập Kinh Thánh và Cầu Nguyện, Văn Hóa, Âm Nhạc và Trung Học. Cũng trong năm 1963, Ðoàn Sinh Viên Học Sinh Tin Lành đã tổ chức một hội nghị huấn luyện tại Nha Trang. Các sinh viên học sinh đã hội học về giáo lý (lẽ đạo Ba Ngôi, bản tính loài người, tội lỗi Cứu Chúa, giáo hội) và các tôn giáo tại Việt Nam dưới sự hướng dẫn của Mục sư Phạm Xuân Tín, Lê Hoàng Phu và P.A.Contento.
Ðây là các năm sinh viên học sinh Tin Lành hoạt động mạnh mẽ tại môi trường đại học và trung học. Họ biếu tặng sách báo Tin Lành, mời các sinh viên học sinh ngoài đạo tham dự những buổi giảng thuyết tại nhà thờ Chi Hội Tin Lành Pháp.
Hiện nay Ðoàn tổ chức một chương trình sinh hoạt đều đặn nhằm 3 mục tiêu rõ rệt : truyền giáo cho giới thanh niên trí thức, liên kết tình thân hữu giữa các sinh viên học sinh Tin Lành Việt Nam (chiếu phim, du ngoạn, công tác xã hội tập thể) và gây dựng cho các đoàn viên một đời sống đức tin vững mạnh (giải luận Kinh Thánh, cầu nguyện, thờ phượng, ...). Ðoàn chủ trương một tạp chí lấy tên là “Thức” ấn hành dưới hình thức nội san (in ronéo).
III. Hội Cơ Ðốc Thanh Niên Việt Nam.
Gần đây tại Việt Nam, một phong trào thanh niên phát xuất từ Tin Lành giáo đã được tổ chức: đó là Hội Cơ Ðốc Thanh Niên Việt Nam.
A. Vài dòng lược sử.
Tiền bán thế kỷ XIX nhiều hiệp hội thanh niên Tin Lành đã được tổ chức tại nhiều nơi bên Âu châu. Năm 1844, một thanh niên mới 20 tuổi là anh Georges Williams đã thành lập một hội dành cho thanh niên lấy tên là Young Men’s Christian Association (viết tắt là Y.M.C.A.) tại Luân Ðôn. Tổ chức này đã bành trướng mau chóng trên quần đảo Anh rồi sang Hoa Kỳ, Gia Nã Ðại. Năm 1853 có đến 27 hiệp hội YMCA tại hai quốc gia này. Năm 1854 các hiệp hội YMCA kết hợp thành một liên đoàn tại Bắc Mỹ. Năm sau các đại diện YMCA tại Bắc Mỹ và Âu châu quyết định thành lập “Liên Minh Các Hiệp Hội YMCA Thế Giới (The World’s Alliance of the YMCA).
Tổ chức YMCA hoạt động mạnh mẽ tại Hoa Kỳ. Các thanh niên YMCA phát động chương trình mở mang đời sống thanh thiếu niên về các phương diện trí thức, xã hội, tôn giáo và thể chất. Ðể đạt mục đích, họ đã thiết lập một văn phòng thường vụ qui mô. Họ thích ứng luôn luôn với các nhu cầu và trào lưu tiến bộ mới. Họ hoạt động trong các Học viện cao đẳng và các Viện đại học. Tổ chức YMCA Hoa Kỳ hiện nay rất hoàn bị và ngày càng có một chỗ đứng vững chắc trong sinh hoạt thành thị. Từ sau năm 1914, họ đã tạo được một môi trường thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo chí nguyện của thanh niên Hoa Kỳ. Phong trào YMCA đã lan tràn mạnh sang nhiều quốc gia Á châu, nhất là tại Trung Hoa và Phi Luật Tân.
B. Hội Cơ Ðốc Thanh Niên tại Việt Nam.
Ông Paul Monet năm 1923 sau khi có dịp sang quan sát các tổ chức YMCA tại Trung Hoa đã có ý định thành lập tổ chức YMCA cho Việt Nam, những hoàn cảnh vẫn chưa cho phép. Chương trình lâu dài của ông là biến “Việt Nam Thanh Niên Hội” (Foyer des étudians annamites) thành tổ chức YMCA tại Việt Nam.
Sau này nhiều thanh niên Tin Lành Pháp đến làm việc tại Việt Nam đã vận động tổ chức YMCA cho Việt Nam, nhất là khi phong trào sinh hoạt thanh niên Việt Nam được phát triển trong những năm 1938-1945.
Năm 1949, trước khi đến Sài Gòn, Mục sư B. De Luze đã đặt kế hoạch thành lập YMCA Việt Nam, nhưng việc cũng không xong. Ông viết:
“Ðối với thanh niên chúng tôi nghĩ rằng không những chúng tôi không đủ tiền để thiết lập Trung tâm YMCA như đã dự liệu, mà nhất là còn vì bây giờ không phải lúc làm ... Trung tâm này sẽ chỉ có thể đáp ứng lại một điều gì, khi có những thanh niên Tin Lành tham gia nhập chi hội chúng ta. Muốn lôi cuốn họ, chúng tôi dự định tổ chức nhiều nhóm sinh hoạt, một nhóm dành riêng cho sinh viên học sinh (đã được thành hình); chúng tôi cũng cho một số thanh niên Pháp trong chi hội của chúng tôi gia nhập những toán nam nữ hướng đạo Việt Nam (G. Bois., tr. 94)”.
Cuối năm 1956, ông Lê Hoàng Lương thuộc Hội Tin Lành Việt Nam có dịp thăm viếng và quan sát tổ chức YMCA Hoa Kỳ. Tại trụ sở Liên Minh Các Hiệp Hội YMCA Thế Giới, ông được tiếp xúc với ông Paul Limbert và thảo luận với ông này về dự án thành lập YMCA tại Việt Nam. Ðến tháng 12-1966, ông Limbert đến Sài Gòn khảo sát tình hình và quyết định xúc tiến dự án.
Ðầu năm 1957, ông Pharmaraj, thư ký YMCA vùng Ðông Nam Á hội thảo với các nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp và một số thanh niên trong Hội Tin Lành Việt Nam để tổ chức Ban Vận Ðộng thành lập YMCA Việt Nam. Ðến tháng 9 hai ông Deng Benitez và Domingo Bascara, Chủ Tịch và Tổng Thư Ký YMCA Phi Luật Tân đến Sài Gòn giúp Ban Vận Ðộng này soạn thảo điều lệ cho YMCA Việt Nam.
Cuối năm 1957, YMCA chính thức xin phép hoạt động tại Việt Nam với danh hiệu “Thanh Niên Hội Việt Nam”. Ban Quản trị lâm thời được đề cử khi đó gồm một Hội Trưởng (ô. Nguyễn Văn Ðoan), một phó hội trưởng và 3 quản trị viên. Ít lâu sau, ông Ðào Trịnh Bính lên giữ chức Hội Trưởng thay thế ông Ðoan. Danh hiệu “Hội Cơ Ðốc Thanh niên Việt Nam” chỉ được chọn vào tháng 5-1959.
Trong thời gian chưa được phép hoạt động chính thức, hội vẫn tổ chức các hoạt động thanh niên, thể thao, văn hóa (như mở lớp Anh ngữ hay Việt ngữ miễn phí).
Ngày 16-6-1964, Hội Cơ Ðốc Thanh Niên Việt Nam do Mục sư Phạm Văn Thâu làm Chủ Tịch và ông Nguyễn Văn Vạn làm Tổng thư ký đã được phép hoạt động chính thức theo một nghị định của ông Ðặc ủy Trưởng Thanh Niên và Thể Thao (nghị định 186/PÐUTHTT/TN9/ND).
Tháng 6-1965, một Ðại Hội Ðồng Cơ Ðốc Thanh Niên Việt Nam được triệu tập để Ban quản trị tường trình công tác. Ðại Hội đã bầu Ban Chấp hành mới nhiệm kỳ 1 năm gồm các nhân vật sau đây : Mục sư Phạm Văn Thâu (Chủ Tịch), ông Nguyễn Văn Ninh (phó chủ tịch), ông Trần Thượng Nhơn (Tổng thư ký), bà Trần Hà Hải (Thủ quỹ), cùng 8 ủy viên chuyên môn.
Hội Cơ Ðốc Thanh Niên Việt Nam hoạt động vô thời hạn và hiện có liên lạc với 89 tổ chức YMCA trên thế giới. Trụ sở hiện thời của Hội đặt tại Trung tâm Cơ Ðốc Giáo Dục thuộc chi hội Tin Lành Sài Gòn. Chủ Tịch đương kim của Hội là ông Trần Như Biên.
Tinh thần và chủ đích của Hội nhằm liên kết các thanh niên Cơ Ðốc giáo Việt Nam. Các hoạt động của Hội đều được điều khiển do tinh thần Cơ Ðốc giáo và dưới sự cố vấn tinh thần của giới lãnh đạo Hội Tin Lành Việt Nam. Một điểm đặc biệt là các hội viên tham dự việc quản trị và bầu cử phải là tín đồ Tin Lành (điều lệ, chương 3, khoản 10, c). Tổ chức này muốn phổ biến tinh thần Cơ Ðốc giáo trong giới thanh niên Việt Nam qua những hoạt động trí dục, đức dục, xã hội và cả tôn giáo.
IV. Ủy ban Truyền Ðạo Cho Thiếu Nhi.
Hội Tin Lành Việt Nam đã chỉ xúc tiến rõ rệt công việc truyền giáo cho thiếu nhi từ cuối năm 1960.
Hội Tin Lành Việt Nam đã thành lập một Ủy Ban Truyền Ðạo Cho Thiếu Nhi do Mục sư Phạm Xuân Tín làm Trưởng Ban cộng tác với hai ủy viên khác (Ðoàn Trưởng Thanh niên Nam hạt, Trung hạt).
Thực sư công cuộc truyền giáo cho thiếu nhi đã được thực hiện trong những lớp học Trường Chúa Nhật và trong giờ Gia Ðình Lễ Bái. Tuy nhiên đây chưa phải là những tổ chức chuyên môn truyền giáo thích hợp với thiếu nhi. Vì thế Hội Tin Lành đã muốn có một Ủy Ban chuyên trách vấn đề này.
Về phương diện tổ chức, Uûy Ban Truyền Ðạo Cho Thiếu Nhi Trung Ương sẽ điều hành các tiểu ban truyền đạo cho thiếu nhi trong mỗi chi hội. Tiểu ban này gồm một trưởng ban, một thư ký, một thủ quỹ và một nghị viên. Mục sư Truyền đạo chủ tọa trong chi hội chỉ giữ vai trò cố vấn.(Ðây không phải là Ban Thiếu Nhi trong hệ thống Ðoàn Thanh Niên Tin Lành).
Theo Mục sư Trưởng Ban Phạm Xuân Tín, hoạt động của ủy ban là tìm những cách thức giản dị nhất để giới thiệu giáo lý Tin Lành cho các thiếu nhi từ tuổi 14 trở xuống. Chương trình này dành cho mọi thiếu nhi không phân biệt tôn giáo để hướng dẫn họ tơi chỗ tin nhận Cứu Chúa. Vẫn theo Mục sư Tín, bản chất thiếu nhi là thửa đất phong phú cho hạt giống Tin Lành giáo nẩy nở. Các thiếu nhi dễ tin, dễ bào, dễ uốn nắn. Chúng có trí nhớ bền dai, và có rất nhiều đức tính khác. Tất cả những đức tính của chúng đều làm cho chúng dễ tin nhận đạo.
Muốn truyền đạo cho thiếu nhi, Mục sư Phạm Xuân Tín đề nghị phải tổ chức gia đình lễ bái sớm tối mỗi ngày, cải tổ Trường Chúa Nhật cho thích hợp và hoàn bị hơn, tổ chức các lớp Kinh Thánh Tư Gia, các lớp Kinh Thánh Ðoản Kỳ, Kinh Thánh Mùa Hè. Khi dậy học phải tận dụng phương pháp thính thị cụ thể. Thỉnh thoảng phải tổ chức những cuộc vui chơi giải trí tập thể và những buổi chứng đạo (cá nhân chứng đạo hay tập thể truyền đạo).
Ðể điều khiển chương trình truyền đạo cho thiếu nhi một cách có hiệu quả, Mục sư Phạm Xuân Tín đã được Hội Tin Lành Việt Nam cử đi tu nghiệp tại Phi Luật Tân và tại Uùc châu. Hiện nay trong Thánh Kinh Thần Học Viện Nha Trang, các học viên đều phải thực tập học hỏi phương pháp truyền đạo cho thiếu nhi.
Ủy Ban Truyền Ðạo Cho Thiếu Nhi cũng chủ trương một tạp chí (tạp chí “Truyền Giáo”, vừa dành cho việc truyền giáo Thượng dân lẫn thiếu nhi) nhằm cổ động cho chương trình trên.
V. Ðoàn Tuyên Úy Tin Lành Việt Nam.
Sau Hiệp định Genève 1954, ngay từ khi Quân Ðội Việt Nam được chính thức thành lập trên lãnh thổ Miền Nam Việt Nam, thì trong hệ thống tổ chức chiến tranh tâm lý của quân đội, các nha Tuyên úy tôn giáo đã được tổ chức theo một qui chế riêng biệt (10).
Ðối với Hội Tin Lành Việt Nam từ năm 1955, Mục sư Ðoàn Mười là vị Tuyên Úy Tin Lành đầu tiên trong Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa. Vì nhiều khó khăn, ông đã không thể đảm nhiệm vai trò tuyên úy một cách tốt đẹp và do đó không thể thực hiện được công tác nào đáng kể. Sau hai năm làm tuyên úy, Mục sư Ðoàn Mười đã xin từ chức tuyên úy, đồng thời cũng rời bỏ chức vụ mục sư để trở lại đời sống tín đồ Tin Lành thường (11).
Ngày 15-11-1957, Bộ Trưởng Phụ Tá Quốc Phòng sau khi hội ý với cấp lãnh đạo trong Hội Tin Lành Việt Nam đã đề cử mục sư Nguyễn Văn Tống làm Giám đốc Nha Tuyên úy Tin Lành Việt Nam với cấp bậc thiếu tá đồng hóa. Ông đã trình diện Bộ tổng tham mưu Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa và chính thức nhận việc ngày 8-3-1958.
Ngày 1-4-1958, ông đã cải tổ ngành Tuyên Úy Tin Lành trong quân đội: Mục sư Dường Kỳ, Ðại úy được bổ nhiệm làm Phó Giám Ðốc kiêm Tuyên Úy Quân Khu 1 và Biệt Khu Thủ Ðô, Mục sư Ðại úy Trần Trọng Thục làm Tuyên úy quân khu 2 và 4, Mục sư Ðặng Văn Lục, Tuyên úy quân khu 5.
Trước ngày 1-11-1963, lương bổng đồng đều cho tất cả các tuyên úy tôn giáo trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa là 2.000 $, nhưng sau đó các tuyên úy tôn giáo trong quân đội đã được hưởng lương theo cấp bậc và gia cảnh như những quân nhân khác.
Nha Tuyên Úy Tin Lành được đặt trực thuộc Bộ Tổng Tư Lệnh hiện nay. Nha điều khiển ba Phòng Tuyên Úy cấp quân đoàn, mỗi Phòng Tuyên Úy lại điều khiển những sở Tuyên Úy trong vùng chiến thuật. Nha Tuyên Úy Tin Lành có nhiệm vụ trước hết nâng đỡ tinh thần các quân nhân tín đồ, ủy lạo thân nhân của họ, rồi hợp tác truyền giáo cho quân nhân trong những tổ chức Tin Lành dân chính.
Trong năm 1966, về tôn giáo, Nha đã tổ chức 547 cuộc thăm viếng và ủy lạo, 276 buổi giảng thuyết, 106 lần phát thanh, 88 lễ nghi phụng tự. Về hoạt động xã hội, với trợ lực đặc biệt của Tổ Chức Cứu Tế Hoàn Cầu Khải Tượng, Nha Tuyên Úy Tin Lành đã phân phát 31.550 tặng phẩm vệ sinh, 11.962 tặng phẩm học sinh, 4.868 tặng phẩm nữ công, 1.216 nạng gỗ, 535 nạng nhôm và 186 xe lăn tay.
Ngoài việc hợp tác với Tổ Chức Cứu Tế Hoàn Cầu Khải Tượng, Nha cũng phối hợp công tác với các Tuyên Úy Tin Lành trong quân đội đồng minh tham chiến tại Việt Nam. Nhiều quân nhân, thương bệnh binh đã nghe giảng đạo, trong số đó có người tin đạo, có người đã chịu báp têm trở thành tín đồ chính thức. Theo Mục sư Ðoàn Văn Miêng, trong Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa có chừng 5.000 đến 7.000 tín đồ quân nhân (có lẽ kể cả những người tin nhận đạo mà không chịu báp têm).
CHƯƠNG XI
NHỮNG TRỢ LỰC CĂN BẢN
CHO VIỆC TRUYỀN GIÁO
Muốn cho các hoạt động truyền giáo được duy trì và phát triển, các nhà truyền giáo đã phải xử dụng nhiều phương tiện vật chất lớn lao : tiền bạc, cơ sở, dụng cụ ... Là tổ chức truyền giáo nhắm đến mục đích vô hình, các phải đoàn truyền giáo vẫn lệ thuộc những điều kiện vật chất.
Nhưng ngoài những phương tiện vật chất, động lực và phương thế trợ lực căn bản thiết yếu cho nhà truyền giáo lại là một yếu tố vô hình : việc cầu nguyện của tín đồ.
Chúng tôi lần lượt phân tích hai vấn đề: nguồn cung cấp phương tiện vật chất cho các hoạt động truyền giáo Tin Lành và việc cầu nguyện.
I. Gây Tạo Phương Tiện Vật Chất.
Chúng tôi đã có dịp trình bày quy chế pháp lý đối với các tài sản dành cho việc truyền giáo. Ở đây chúng tôi cũng không muốn kê khai tất cả những tài sản của các giáo hội Tin Lành và thể thức quản trị tài sản trong mỗi giáo hội, mặc dầu phân tích như thế, người ta có thể thấy những nét đặc sắc thể hiện một phương pháp điều hành công cuộc truyền giáo (12).
Chúng tôi chỉ muốn nói đến kỹ thuật và cách thức gây tạo những phương tiện vật chất tiêu biểu mà nhà truyền giáo Tin Lành đã áp dụng cho công cuộc truyền giáo tại Việt Nam.
Nếu trong một quốc gia, công quỹ đã do các công dân đóng góp thì trong mỗi giáo hội hay phái đoàn truyền giáo Tin Lành, các phương tiện vật chất cũng là phần đóng góp của mỗi tín đồ dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trước hết mỗi giáo hội đều kêu gọi tín đồ đóng góp tiền bạc của cải cho công việc truyền giáo. Dựa theo những sự chỉ bảo trong Kinh Thánh, giáo hội khuyến khích tín đồ cố gắng đóng góp thường xuyên 1/10 lợi tức của mình.
Các tín đồ Tin Lành thuộc Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm thường tuân giữ luật này rất trung thành. Tại Việt Nam , các tín đồ Cơ Ðốc Phục Lâm đã dành 1/10 lương tháng cho công qũy của giáo hội.
Khi cần nhiều phương tiện vật chất đặc biệt cho một chương trình qui mô dài hạn, ... các giáo hội thường tổ chức những cuộc lạc quyên bất thường kêu gọi hảo tâm của tín đồ. Phương tiện vật chất của giáo hội nhiều hay ít là tùy thuộc mức sống và tài sản cùng lợi tức của tín đồ. Những phái đoàn truyền giáo phát xuất từ Hoa Kỳ đã có nhiều phương tiện vật chất hơn cho công cuộc truyền giáo.
Phái đoàn truyền giáo Tin Lành đã tổ chức hẳn một bộ phận gây qũy cho việc truyền giáo. Khi quyết định cử một Phái Bộ Nghiên Cứu sang hoạt động tại Việt Nam, ngoài việc chọn lựa nhân viên và đặt kế hoạch, Ủy Hội Nghiên Cứu Trung Ương của Hội Truyền Giáo Paris đã chỉ định ông R. Oberkampt làm quản lý cho một tổ chức gây qũy riêng biệt : tổ chức Annamita.
Theo kế hoạch gây qũy, mỗi chi hội đều có một tiểu ban lấy tên là Annamita chuyên cổ động các tín đồ cùng đóng góp tài vật cho công cuộc truyền giáo ở Việt Nam. Các tiểu ban Annamita sẽ thâu những phần đóng góp của tín đồ để gửi về Ủy Hội Nghiên Cứu Trung Ương.
Những tín đồ nào đóng góp cho tổ chức truyền giáo ở Việt Nam do Phái Bộ Nghiên Cứu Tin Lành Pháp trực tiếp thực hiện đều đương nhiên trở thành hội viên của Annamita. Tín đồ hội viên sẽ tìm những người mới bằng cách tổ chức những buổi diễn thuyết, chiếu phim, triển lãm tranh ảnh hay tiệc trà ...
Tổ chức Annamita đã dùng nhiều cách thế gây tạo phương tiện vật chất. Cách thế đơn giản và căn bản nhất vẫn là sự đóng góp đều đặn của hội viên. Tại vùng Marseille, tổ chức Annamita còn làm thẻ hội viên cho những tín đồ đóng góp. Các tiểu ban Annamita còn đến lạc quyên từng gia đình, dùng hộp rút thẻ thăm (mỗi thẻ đều có ghi sẵn một số tiền. Người rút được thẻ nào sẽ phải đóng góp đủ số tiền ghi sẵn), tổ chức những phiên triển lãm về công cuộc truyền giáo (lấy tiền vào cửa, bán vật dụng, đấu giá, xổ số, trình diễn âm nhạc ...). Các hội viên Annamita thường hội họp luôn với nhau để bàn định kế hoạch, phân phối công tác và khích lệ lẫn nhau...
Ðối với công cuộc truyền giáo ban đầu những phương tiện tài vật rất cần thiết khi phái đoàn truyền giáo chưa thành lập một giáo hội địa phương tự lập tự trị về phương diện tài chính. Chính các tín đồ thuộc giáo hội địa phương sẽ đóng góp những phần tài vật khá quan trọng.
Nhiều tín đồ đầu tiên trong Hội Tin Lành Việt Nam đã mau mắn dâng nhà cửa, đất đai, bàn ghế, đèn trống ... cho công cuộc truyền giáo. Các nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp cũng cổ võ tín đồ dâng tiền bạc cho hoạt động mở mang của Tin Lành giáo.
Dưới nhan đề “Dâng phần mười cho công việc Chúa”, một nhà truyền giáo đã trình bày trước hết những đoạn Kinh Thánh nói về bổn phận dâng một phần mười lợi tức cho công việc Chúa (Malachi 3: 10-11, Mathiơ: 23: 23, Côrinthô I 16: 1-3). Sau đó tác giả phân tích về thái độ của tín đồ đối với tiền bạc: tiền bạc tự nó không xấu, nhưng ham mê tiền bạc, xử dụng tiền bạc vào những chuyện bất xứng và hoang phí vô ích mới là điều xấu. Tác giả khuyến khích tín đồ đóng góp bằng cách lập luận thế này: tiền bạc sẽ giúp ích khi tín đồ biết dùng tiền xứng đáng, nhất là dâng tiền vào việc mở mang giáo hội (13).
Khi hoạt động của Tin Lành giáo được tự do, nhiều tín đồ đã đóng góp một cách rộng rãi. Không những họ dâng đất, nhà cửa ... mà dâng cả những phần lúa gạo trồng trọt thâu hoạch được. Có những tín đồ dâng hết cả phần lợi tức do một phần mười công làm của họ cho hoạt động truyền giáo của chi hội. Nhưng hình thức “dâng gạo và dâng công” chỉ thấy tại Nam hạt, nơi các tín đồ có nhiều ruộng nương và lúa gạo. Nhiều tín đồ Thượng dân thường đem dâng trâu để thù tiếp các nhà truyền giáo ... Trong các chi hội tự trị tự lập thuộc Hội Tin Lành Việt Nam, các tín đồ có nghĩa vụ đóng góp tiền của để nuôi dưỡng các vị mục sư truyền đạo chủ tọa chi hội.
Các tín đồ còn đóng góp vào những công tác rõ rệt : như Quỹ truyền đạo cho Thượng dân, Quỹ phát triển Trường Chúa Nhật, Quỹ xây cất cơ sở ...
Ðây là mấy dữ kiện thống kê về các khoản chi thu trong Hội Tin Lành Việt Nam : năm 1932, Hội Tin Lành Ðông Pháp (Bắc, Trung, Nam kỳ ) có 43 chi hội độc lập với 6.168 tín đồ chính thức đóng góp cho giáo hội 8. 210 $ 55. Hội Liên Hiệp trợ cấp 4.176$86 (14).
Năm 1939, Hội Tin Lành Ðông Pháp có 9.642 tín đồ chính thức đóng góp 37.968$20 (15) . Năm 1952 số tín đồ Hội Tin Lành Việt Nam gồm 11.725 người đóng góp 231.227$20. Hội Liên Hiệp trợ cấp 942.000$ (16).
Ii. Cầu Nguyện, Phương Pháp Truyền Giáo Vô Hình.
Những người Tin Lành - tín đồ cũng như nhà truyền giáo - đã coi việc cầu nguyện như phương pháp truyền giáo có hiệu lực nhất. Cầu nguyện là phương thức truyền giáo khác hẳn với những sự kiện đã được trình bày trong những chương trên, vì nó thuộc một lãnh vực riêng biệt, Nói cách khác, phương pháp cầu nguyện sẽ được nghiên cứu trong hoàn cảnh và tâm trạng tín ngưỡng của nhà truyền giáo và của người tín đồ Tin Lành.
Ðối với Tin Lành giáo, người tín đồ sẽ cầu nguyện Thượng Ðế, vị chúa tể toàn năng của vũ trụ. Lời cầu nguyện theo quan điểm Tin Lành giáo có thể làm cho Thượng Ðế thay đổi hẳn một tình thế. Thượng đế can thiệp vô hình nhưng hiệu lực để thay đổi, chuẩn bị lòng người đón nhận Tin Lành giáo. Lời cầu nguyện có thể làm cho nhà cầm quyền không cư xử khó dễ với các hoạt động của Tin Lành giáo. Nhờ lời cầu nguyện, một người bệnh hoạn được chữa khỏi, một người chống đối đạo lại đầu phục tin nhận đạo, một cuộc truyền giảng đem lại nhiều kết quả và an ủi cho nhà truyền giáo ...
Người tín đồ Tin Lành cầu nguyện mọi nơi, mọi lúc trong mọi biến cố cuộc đời, cầu nguyện trước và sau khi thi hành một công tác, cầu nguyện riêng tư hay tập thể, cầu nguyện để xin được một điều gì, cầu nguyện cho một người đạt ý nguyện chân thành...
Như vậy, đối với người tín đồ Tin Lành, cầu nguyện quan trọng hiệu lực và bao quát toàn diện cuộc đời tín đồ. Chúng tôi thiết tưởng không cần phải trích dẫn một trường hợp đặc biệt nào để minh chứng niềm tin này của người Tin Lành, vì trong bất cứ một hoạt động nào, người Tin Lành vẫn muốn cầu nguyện hay nói đến cầu nguyện (chứng đạo,, dịch thuật sách báo, giải quyết những khó khăn, chiếu phim, công tác xã hội, ca hát, lớp học Trường Chúa Nhật, trường Sa bát ...).
Nhưng tầm quan trọng của việc cầu nguyện trong đời sống tín đồ Tin Lành là do chỉ bảo của Thượng Ðế. Kinh Thánh là kho tàng của chân lý theo Tin Lành giáo bao gồm mọi huấn thị cho đời người, trong đó có những huấn thị về sự cầu nguyện (Timothê I 2:2, Eâphêsô 6:18, Philip 4:6, Mathiơ 6:5-13).
Trong chương mở đầu cuốn “With Christ in Indochina”, Mục sư E.F. Irwin đã nói đến niềm tin - thể hiện qua việc cầu nguyện - như một bí quyết trong mọi cố gắng truyền giáo. Ông viết:
“Không phải các nhà truyền giáo làm việc đắc lực cũng không phải Hội Truyền giáo có một chính sách khôn ngoan nên biến đổi được dấu vết tinh thần của đời người, nhưng chính “Chúa cùng làm với họ” (Mac 16:20) như Ngài đã hứa (17)”.
A. Thái độ và bản chất cầu nguyện.
Kinh Thánh đã nói đến cầu nguyện và cũng nói đến những điều kiện cầu nguyện (như phải khiêm tốn, kiên nhẫn ...). Căn cứ vào Kinh Thánh, bằng báo chí, sách vở hay trên tòa giảng, các nhà truyền giáo cũng giải thích cho tín đồ hiểu biết thế nào là cầu nguyện.
Tạp chí Thánh Kinh Báo của Hội Tin Lành Việt Nam đã bàn luận rất nhiều về vấn đề cầu nguyện của người Tin Lành, nhất là khi phong trào vận động truyền bá Tin Lành giáo nhóm tại Tây Bá Linh (18).
Từ số 335 cho đến 7 số tiếp theo, Thánh Kinh Báo đã trình bày “bảy kỳ quan của sự cầu nguyện”. Số 339 (tháng 1-2/1967) hoàn toàn được dành để nói đến sự cầu nguyện. Trong bài “hình thức cầu nguyện”, nguyên tác Anh ngữ của Hallesby đã được ông Phước Lý dịch thuật sang Việt ngữ, tác giả phân tích 4 hình thức cầu nguyện là cầu xin, cảm tạ, ngợi khen và đàm thoại. Chính bốn hình thức cầu nguyện này biểu thị bản chất của sự cầu nguyện theo quan điểm Tin Lành giáo.
Cầu nguyện là một trạng thái nội tâm khi tín đồ “tiếp xúc, tương giao thân mật” với Thượng Ðế, “là một biểu lộ của nếp sống riêng tư giữa con người với Ðức Chúa Trời”. Cầu nguyện là trao đổi tâm tình giữa cá nhân hay tập thể tín đồ và Thượng Ðế.
Trong thực tế, người tín đồ thường có khuynh hướng hiểu và thực hành việc cầu nguyện như cầu xin Thượng Ðế ban cho điều này nọ theo sở nguyện của chính mình mà ít khi cầu xin cho mọi việc được thực hiện theo chương trình sáng suốt công minh của Thượng Ðế. Nhiều lần người tín đồ cũng cảm tạ ngợi khen Thượng Ðế và đàm thoại với Ngài vì Ngài đã làm mãn nguyện những điều mà họ cầu xin : “Chúng con cảm tạ Ngài vì Ngài đã ban cho tôi tớ Ngài đầy ơn, gìn giữ tôi tớ Ngài khỏi gian nguy ..., trong khi biết bao kẻ không tin nhận Ngài đã chịu cơ cực ...” (bao hàm thái độ vị kỷ).
Thực sư cầu nguyện theo quan điểm Tin Lành giáo là cuộc trao đổi giữa bản vị. Trong sự trao đổi bản vị - tín đồ và Thượng Ðế - người tín đồ bày tỏ, nhìn nhận thực trạng hư đốn bất lực của mình đồng thời mức độ yêu thương toàn năng vô biên của Thượng Ðế đối với vũ trụ và đối với chính tín đồ, người đang đàm thoại cùng Thượng Ðế. Trong khi cầu nguyện, người tín đồ vì thế bày tỏ niềm tin tuyệt đối vào quyền năng Thượng Ðế: nếu Thượng Ðế ban cho tín đồ điều chi hay thay đổi một tình thế, thì đấy là kết quả tất nhiên do thái độ nội tâm của tín đồ đem lại.
Thái độ nội tâm đó chứng tỏ người tín đồ thấu hiểu bản chất của sự cầu nguyện và đã thực hành việc cầu nguyện như chính họ hiểu biết. Nhưng một buổi cầu nguyện tập thể sẽ diễn ra thế nào và thái độ bên ngoài của người tín đồ Tin Lành khi cầu nguyện ra sao?
Chúng tôi có nhiều dịp nghiên cứu bằng chính phương pháp tham dự hòa mình vào nhiều sinh hoạt Tin Lành để có thể am tường vấn đề hơn. Chúng tôi có tham dự một buổi hội “cầu nguyện và làm chứng” của một số cán bộ truyền giáo Tin Lành và chúng tôi muốn phân tích diễn biến và khung cảnh của buổi cầu nguyện này (19).
Buổi hội gồm chừng 20 người kể cả hai nhà truyền giáo Hoa Kỳ thuộc Hội Liên Hiệp. Dùng bữa trưa xong, mọi người mở đầu buổi hội với hai bài thánh ca. Rồi lần lượt mỗi tín đồ kể những điều “mắt thấy tai nghe” trong khi hoạt động truyền giáo để nói lên “những ơn lạ mà Cứu Chúa đã làm đối với công việc của mình và đối với người sẵn sàng tin nhận Ngài làm Cứu Chúa của họ”.
Sau một vài công tác được tường trình, Mục sư Livingston hướng dẫn mọi người cầu nguyện Thượng Ðế cho từng vấn đề, từng công tác được giải quyết và hoàn tất một cách tốt đẹp. Trong khi một người đứng nghiêm chỉnh cầu nguyện lớn tiếng thay cho cộng đoàn, thì những người khác nhắm mắt cúi đầu xuống hợp ý với người đại diện. Thỉnh thoảng cộng đoàn lại bày tỏ sự đồng nguyện với người đại diện bằng câu thưa “amen” (tiếng Do Thái, có nghĩa là “Chớ chi được như vậy”).
Trong buổi cầu nguyện, một truyền đạo sinh tường trình về công tác phát quà và chiếu phim truyền giáo tại Trung Tâm Chiêu Hồi và tại Trại Giáo Hóa Thiếu Nhi Phạm Pháp Thủ Ðức. Ông cho biết Hội PTL đang chuẩn bị thêm một chiếc “xe Tin Lành” nữa vừa từ Hoa Kỳ gửi đến. Sau đó Mục sư Phạm Văn Thâu, Trưởng Ban Lưu Hành Truyền Ðạo Nam Hạt đứng lên cầu nguyện như sau:
“Lạy Cha Thánh toàn năng, chúng con những tôi tớ hầu việc Ngài, chúng con xin Ngài mở cửa các Trung Tâm Chiêu Hồi, Trại Giam, Trại Quân ... để tôi tớ Ngài đến Truyền giảng lời Ngài. Chúng con cảm tạ Ngài.Chúng con làm mọi việc đó nhân danh Ðức Chúa Jêsus-Christ”.
Mọi người thưa “amen”.
Những người khác tiếp tục tường trình công tác chứng đạo cho đến khi hết thời giờ dự liệu. Chúng tôi nhận thấy người đại diện cầu nguyện thường kết thúc lời nguyện của mình bằng câu “vì danh Ðức Chúa Jêsus-Christ” hay “nhân danh Ðức Jêsus-Christ”. Ðây là dấu hiệu kết thúc quen thuộc đến nỗi khi nghe thấy câu “Nhân danh Ðức Chúa Jêsus-Christ”, nhiều người trong cộng đoàn đã phản ứng như một tập quán theo bản năng và thưa trước tiếng “amen”.
B. Tổ chức cầu nguyện.
Không những các giáo hội Tin Lành đã khuyến khích tín đồ thực hành việc cầu nguyện mà còn tổ chức những chương trình cầu nguyện.
Các nhà truyền giáo hướng dẫn tín đồ cầu nguyện cho từng vấn đề nhờ báo chí, hay trong những giờ nhóm hội để phụng tự, nghe giảng thuyết. Những vấn đề cầu nguyện hàng năm và hàng ngày cũng được phổ biến cho các tín đồ dưới hình thức “Lịch biểu”. Mỗi năm các giáo hội cũng tổ chức những ngày cầu nguyện nhất định cho từng loạt hoạt động riêng biệt trong giáo hội như Trường Chúa Nhật, Ban Chứng Ðạo ... Giáo hội Tin Lành theo truyền thống Hội Liên Hiệp cũng tổ chức những Tiểu Ban Cầu Nguyện đặc biệt trong chi hội hay trong Thánh Kinh Thần Học Viện.
Năm 1932, các tín đồ trong Hội Tin Lành Ðông Pháp cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo ở Việt Nam được thịnh vượng và có thêm cán bộ truyền giáo. Ðối với Trường Kinh Thánh Tourane, tín đồ cầu nguyện để các học viên trả tiền lưu học đầy đủ, để có thêm tài chính giúp các truyền đạo sinh trở về học tiếp và chỉ định các truyền đạo sinh đi tập sự truyền giáo. Họ cũng cầu nguyện cho chừng 30 ấn công làm việc cho nhà in Tin Lành Hà Nội tin đạo, cho việc ấn loát được tiến bộ, cho Thánh Kinh Báo giúp ích nhiều người, cho công việc truyền giáo nơi các bộ tộc thiểu số ...
Từ năm 1934, Trường Kinh Thánh Tourane tổ chức “Toàn Cầu Thượng Du Thiết Ðảo Ban” chuyên cầu nguyện cho việc truyền giáo tại miền Thượng. Ban này cũng gồm một Trưởng Ban, một Phó Ban, một Tư Hóa, một Thư Ký và nhiều nghị viên. Trưởng ban đầu tiên là ông Nguyễn Văn Còn. Hàng tuần các ban viên thay phiên nhau thức đêm cầu nguyện. hầu hết học viên đều tham gia tiểu ban này. Mỗi chiều thứ bảy, họ thường cầu nguyện chung và dâng tiền cho công việc truyền giáo miền Thượng. Ban Cầu Nguyện này nhiều khi còn được gọi là “Bào Ngoại Bố Ðạo Thiết Ðảo Ban”.
Các ban viên trong những ban chứng đạo cũng thường cầu nguyện trước sau và trong khi làm việc chứng đạo. Ngày 2-1-1939, sáu ban chứng đạo tại Trà Vinh làm việc hăng hái: họ đã cầu nguyện hai tuần liên tiếp để “được đầy ơn”, trong khi tiếp xúc với người khác. Họ cũng cầu nguyện cho những người mà họ gặp gỡ.
Gần đây Hội Tin Lành Việt Nam mới ấn hành cuốn “Lịch Cầu Nguyện Hàng Ngày dành cho niên khóa 1966-1967. Theo đó việc cầu nguyện được ấn định như sau:
Trong suốt tuần, tín đồ dành chủ nhật cầu nguyện cho các chi hội, mục sư và truyền đạo đương nhiệm tại Nam Hạt, ngày thứ hai cho Nam Trung Hạt, thứ ba cho Bắc Trung Hạt, thứ tư cho Thượng hạt, thứ năm cho các Ban Trị Sự thuộc Tổng Liên Hội Hội Tin Lành Việt Nam và Thuộc Hội Liên Hiệp, Ban Trị Sự Hồn Hợp, các Ban Trị Sự địa hạt, Hội đồng quản trị tài sản và Ban trị sự Hội Truyền Giáo Hoa Kỳ và Gia Nã Ðại, thứ sáu cho các cơ quan đặc biệt (Ủy Ban Cơ Ðốc Giáo Dục, Dưỡng Lão, Xuất Bản, Thánh Kinh Báo, Rạng Ðông, Truyền giáo, Sức Thiêng, Ban Phát Thanh, Ủy Ban Soạn Duyệt Thư Tịch, Tổng Ðoàn Thanh Niên, Ủy Ban Truyền Ðạo Cho Thiếu Nhi, Ủy Ban Học Bổng, Ủy Ban Cứu Tế, Ủy Ban Báo Chí, các chẩn y viện, các cô nhi viện, Trường Kinh Thánh). Thứ bảy được dành để cầu nguyện cho Chi Hội Tin Lành Quốc Tế, Ðoàn Sinh Viên Tin Lành, các chi hội Hoa kiều, các nhà truyền giáo ngoại quốc và các mục sư truyền đạo trí sự.
Sau hết trong toàn niên khóa, Hội Tin Lành Việt Nam dành nhiều ngày để cầu nguyện cho sự tiến bộ của những hoạt động đặc biệt như : ngày Truyền giáo, ngày mục sư truyền đạo trí sự, ngày cô nhi viện, ngày chứng đạo, ngày Thánh Kinh Hội, ngày Hội Ghiđêôn, ngày Thần Học Viện, Ngày Thanh Niên Tin Lành, ngày Phát thanh Tin Lành, ngày Tự Trị, ngày Trường Chúa Nhật ...
Hiện nay để cổ võ phong trào truyền giáo sâu rộng trong mỗi chi hội Tin Lành, Uûy Ban Truyền giáo của Hội Tin Lành Việt Nam thành lập các tiểu ban cầu nguyện. Mục sư Phạm Xuân Tín đã nói đến việc cầu nguyện như sau :
“Tất cả các cuộc phục hưng đều do sự cầu nguyện. Muốn chương trình truyền đạo sâu rộng của Hội Thánh tổ chức được thành công thì Hội Thánh phải qùy gối trước mắt Ðức Chúa Trời. Mỗi chi hội cần tổ chức ngay những tiểu ban cầu nguyện. Những tiểu ban này họp cầu nguyện ở nhà thờ hay ở các nhà tín đồ quanh tỉnh, thành phố, xã thôn, làng xóm như một vòng vây bằng lửa Thánh Linh. Mỗi ngày, theo thì giờ nhất định, mỗi tiểu ban họp cầu nguyện độ 10 hay 15 phút. Hai vấn đề cầu nguyện là sự phục hưng Hội Thánh, sự Truyền đạo sâu rộng và sự Cứu rỗi linh hồn kẻ hư mất. Không nên phí thì giờ nói chuyện hoặc bàn luận gì nhiều ngoài ra cầu nguyện trong giờ ấy (20)”.
PHẦN THỨ BA
TỔNG HỢP PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN GIÁO
I. Mô tả tổng hợp
II. Nhận định về phương pháp.
III. Hiện trạng Tin Lành giáo Việt Nam.
TỪ PHÂN TÍCH ÐẾN TỔNG HỢP
Những sự kiện lịch sử về tổ chức và hoạt động truyền giáo Tin Lành đã được phân tích, chúng tôi tổng hợp một quan niệm về phương pháp truyền giáo - đúng hơn về nhiều phương pháp - của các giáo hội Tin Lành đã được áp dụng tại Việt Nam.
Những sự kiện, tự chúng, không phải là phương pháp, nhưng chúng diễn ra theo quan niệm phương pháp của nhà truyền giáo. Nói cách khác, những sự kiện thể hiện hay chứa đựng quá trình phương pháp của nhà truyền giáo. Tuy nhiên, nhà truyền giáo đã không thể tiên liệu hoàn toàn những sự kiện xảy ra, vì nhà truyền giáo phải thích ứng với những dữ kiện phức tạp và uyển chuyển của hoàn cảnh thực tế có nhiều bất ngờ. Chính vì thế trong khi áp dụng một quan niệm phương pháp, nhà truyền giáo có thể khám phá một phương pháp độc đáo hơn cho một khung cảnh thực tế.
Trong phần trên chúng tôi đã tận dụng tài liệu để phân tích khá nhiều chi tiết của sự kiện, đôi khi có vẻ thừa thãi. Nhưng theo thiển ý của chúng tôi, khi càng căn cứ vào nhiều yếu tố, càng hội đủ nhiều sự kiện, người nghiên cứu sẽ càng dễ dàng phán đoán và nhận định chân lý lịch sử một cách chính xác và tế nhị hơn. Người nghiên cứu sẽ có thể nhìn vấn đề đa diện và phong phú hơn.
Chúng tôi cố gắng trình bày ở trong phần thứ III này một cái nhìn đa diện và phong phú của phương pháp truyền giáo mà các nhà truyền giáo Tin Lành đã ứng dụng tại Việt Nam.
CHƯƠNG I
MÔ TẢ TỔNG HỢP
I. Những Vấn Đề Hệ Thuộc.
Mô tả hay trình bày phương pháp truyền giáo của Ðạo Tin Lành tại Việt Nam một cách súc tích tổng hợp và khách quan là một vấn đề khó khăn đối với bất kỳ một nhà nghiên cứu nào, mặc dầu nhà nghiên cứu đó có thể là người trong cuộc (chính nhà truyền giáo chẳng hạn).
Một người nghiên cứu ngoài cuộc, dù tham khảo rất nhiều tài liệu, vẫn khó thể trình bày mọi chi tiết linh động và quan trọng liên hệ đến phương pháp truyền giáo. Những nhà nghiên cứu trong cuộc có thể được nhiều điều kiện nghiên cứu đầy đủ hơn, nhất là có thể có một quan niệm khá rõ ràng về phương pháp truyền giáo cũng như về nhiều sắc thái sinh hoạt tôn giáo của mình. Nhưng người nghiên cứu trong cuộc vì nhiệt tình lại rất dễ chủ quan và do đó dễ mắc phải những ảo tưởng về những việc làm trong giáo hội của mình.
Người nghiên cứu còn phải phân biệt được những yếu tố phương pháp mà nhà truyền giáo ý thức đầy đủ trong khi thi hành với nhiều yếu tố có tác dụng truyền giáo mà chính nhà truyền giáo chưa hay không muốn chú ý (chẳng hạn, một giáo hội hoạt động xã hội hay văn hóa nhưng có thể không quan tâm đến những hoạt động này như một phương pháp truyền giáo cần được phát triển đúng mức).
Hơn nữa người nghiên cứu còn gặp khó khăn vì tính chất phức tạp của Tin Lành giáo tại Việt Nam. Nhiều giáo phái Tin Lành khác nhau đã lần lượt đến hoạt động tại Việt Nam trong những khung cảnh lịch sử, văn hóa và xã hội riêng biệt. Thêm vào đó mỗi giáo phái lại có một cá tính riêng trong cách tổ chức, trong những khuôn khổ văn hóa và trong những sáng kiến truyền giáo tùy thuộc nhiều yếu tố nhằm đến những chủ đích không giống nhau ...
Tuy nhiên không phải vì những khó khăn đó mà người ta lại không thể có một kết luận tổng hợp về diễn biến lịch sử các phương pháp truyền giáo Tin Lành đã được áp dụng tại Việt Nam. Với ý nghĩa đó, chúng tôi cố gắng tổng hợp toàn diện các phương pháp truyền giáo Tin Lành đã được áp dụng tại Việt Nam. Chúng tôi muốn căn cứ vào một số yếu tố chung bắt nguồn từ lịch sử Tin Lành giáo để đề nghị một hình thức trình bày tổng hợp. Sự trình bày tổng hợp có tính cách lịch sử này không hoàn toàn phản ánh những sự kiện đã xảy ra vì nó còn hệ thuộc vào khả năng của lý trí người nghiên cứu...
Ii. Quá Trình Lịch Sử Của Phương Pháp Truyền Giáo.
Theo những thực hiện truyền giáo được trình bày trong phần II, quá trình lịch sử của các phương pháp truyền giáo Tin Lành tại Việt Nam gồm 4 giai đoạn chính yếu : công tác chuẩn bị công cuộc truyền giáo thực thụ, thành lập và tổ chức giáo hội địa phương, vai trò chủ động của giáo hội địa phương với sự yểm trợ cố vấn của phái đoàn truyền giáo ngoại quốc.
A. Công tác chuẩn bị.
Những động lực thiêng liêng trong Tin Lành giáo tại Âu châu và Bắc Mỹ châu đã thúc đẩy nhiều sáng kiến truyền giáo và là nguyên nhân sâu xa của sự hình thành các tổ chức truyền giáo hoạt động tại Việt Nam.
Những tổ chức truyền giáo này trước hết đã chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho công cuộc truyền giáo. Họ tìm kiếm cán bộ, vận động tài chánh, chuẩn bị sự hợp tác rộng rãi của tín đồ ... Sau đó các tổ chức này đã thăm dò tình huống tổng quát của Việt Nam về các phương diện văn hóa, chính trị, xã hội.
Khi đến Việt Nam, các nhà truyền giáo đã phải đối phó với nhiều vấn đề phức tạp. Những điều kiện và hoàn cảnh thiên nhiên cũng như nhân văn trong suốt trào lưu lịch sử tại Việt Nam đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của các nhà truyền giáo. Cùng đến làm việc tại Việt Nam trong một thời gian, nhưng nhiều phái đoàn truyền giáo còn áp dụng những kỹ thuật truyền giáo khác nhau. Chẳng hạn, trong giai đoạn đầu tiên của lịch sữ Tin Lành giáo tại Việt Nam, trong khi chương trình truyền giáo của ông P. Monet nhằm vào giới thanh niên trí thức Hà Nội, thì các nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp đã qui tụ nhiều thành phần quần chúng bình dân tại thôn quê ...
Các nhà truyền giáo đã phải thích ứng luôn với những điều kiện thực tế trong mỗi khung cảnh thời gian và không gian.
1. Các nhà truyền giáo và chính quyền tại Việt Nam.
Các nhà truyền giáo Tin Lành đã phải giải quyết một vấn đề quan trọng là mối tương quan giữa họ và các nhà cầm quyền tại Việt Nam, vì tình hình chính trị và vì nhiều yếu tố khác, các nhà truyền giáo Tin Lành đã phải đối phó với nhiều khó khăn trong mối tương quan với nhà cầm quyền tại Việt Nam.
Các nhà cầm quyền tại Việt Nam thuộc khắp ba kỳ đã từ thái độ cấm đoán, ngăn ngừa sang hành động khoan dung làm thinh để rồi cuối cùng công nhận các hoạt động của Tin Lành giáo trên căn bản quyền tự do tín ngưỡng được luật pháp bảo vệ. Tuy nhiên trong thực tế, đã có những viên chức hành chánh địa phương vẫn làm khó dễ cho các nhà truyền giáo Tin Lành.
Về sau, không kể những khó khăn do cuộc chiến tranh gây ra, người ta đã khó tìm thấy những tài liệu minh chứng các nhà cầm quyền tại Việt Nam, nhất là chính quyền Ngô Ðình Diệm, đã ban hành những luật lệ hay chỉ thị (ngấm ngầm hay công khai, chính thức hay không chính thức, trực tiếp hay gián tiếp ...) nhằm cản trở các hoạt động truyền giáo Tin Lành.
Tuy nhiên chúng tôi đã gặp một số tín đồ hay mục sư Tin Lành than phiền về thái độ của nhiều nhà cầm quyền, nhất là chính quyền Ngô Ðình Diệm, đối với Tin Lành giáo tại Việt Nam. Một số tín đồ cho rằng, là tín đồ Thiên Chúa giáo, ông Ngô Ðình Diệm đã chống lại sự bành trướng của Tin Lành giáo tại Việt Nam (21).
Ðể đối phó với những thái độ bất lợi của các nhà cầm quyền tại Việt Nam, nhất là trong giai đoạn đầu tiên, đối với Tin Lành giáo, các nhà truyền giáo Tin Lành thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau đã cùng hợp lực đấu tranh để bảo vệ quyền lợi tôn giáo của họ. Họ đã vận động cho quyền lợi của họ theo một kế hoạch được phối hợp khá chặt chẽ.
Mỗi phái đoàn truyền giáo đã vận động ngoại giao với cơ quan chính quyền liên hệ của mình. Nhưng chính giới Tin Lành Pháp đã mang lại những kết quả cụ thể có tính cách quyết định đối với chính sách của các nhà cầm quyền tại Việt Nam đối với những cố gắng của các nhà truyền giáo Tin Lành. Giới Tin Lành Pháp đã đẩy mạnh cuộc tranh đấu cho quyền lợi tín ngưỡng của Tin Lành giáo tại Ðông Dương vào trong nghị trường nước Pháp và nêu lên những vấn đề thật quyết liệt trên báo chí xuất bản tại Ðông Dương hay tại Pháp để đánh mạnh vào công luận của dân chúng Pháp.
Kỹ thuật tranh đấu này ăn khớp với một chủ trương thực tế làm nản lòng những nhà cầm quyền : các nhà truyền giáo Tin Lành tiếp tục bành trướng những hoạt động của họ tại nhiều địa phương để đặt nhà cầm quyền tại Việt Nam trước một tình trạng đã rồi. Cuối cùng các nhà truyền giáo Tin Lành đã đạt được những mục tiêu tranh đấu lâu dài : quyền tự do tín ngưỡng cho chính Tin Lành giáo mà họ chủ trương truyền bá vào Việt Nam.
Khi không còn gặp những rắc rối do vấn đề pháp lý gây ra, các nhà truyền giáo Tin Lành cố gắng phát triển và duy trì mối liên lạc thân hữu đối với các nhà cầm quyền (thăm viếng xã giao, mời viên chức chính quyền chủ tọa những nghi lễ trong giáo hội ...) để các hoạt động tôn giáo được dễ dàng hơn.
2. Vấn đề bách hại Tin Lành giáo.
Trong mối tương quan giữa Tin Lành giáo và các nhà cầm quyền tại Việt Nam ở giai đoạn đầu tiên của Tin Lành, phải chăng Tin Lành đã bị bách hại như một tôn giáo ?
Theo quan điểm của các nhà truyền giáo Tin Lành , nhà cầm quyền đã bách hại Tin Lành giáo khi dùng mọi cách thế ngăn cản cấm đoán các hoạt động của Tin Lành giáo, làm khó dễ đối với các nhà truyền giáo cũng như tín đồ. Nhưng trong quan điểm tìm kiếm những sự thực khách quan chính xác, người ta có thể nêu ra mấy giả thiết sau đây :
a. Trước hết, nhà cầm quyền tại Việt Nam có thể đã không chủ ý bách hại Tin Lành giáo như một tôn giáo.
Các nhà cầm quyền Pháp tại Việt Nam nhằm bảo vệ những quyền lợi thực dân của họ bằng mọi cách (quyền lợi chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa ...). Người ta dễ hiểu những hành động cấm đoán Tin Lành giáo trong khoảng đầu thế kỷ XX do các nhà cầm quyền Pháp chủ trương.
Sau hòa ước 1884, người Pháp đã liên tiếp phải đối phó với những cuộc kháng chiến chống Pháp của nhiều giới quần chúng Việt Nam. Khi thế chiến I bùng nổ, chính quyền Pháp lại phải đối phó với nhiều khó khăn mới về chính trị khi tại Việt Nam, gián điệp Ðức muốn dùng các sĩ phu kháng chiến Việt Nam gây suy nhược hàng ngũ Pháp. Trong hoàn cảnh chính trị này, một số nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp cố gắng thiết lập cơ sở hoạt động tại Việt Nam. Một số nhà truyền giáo tuy thuộc quốc tịch Hoa Kỳ hay Gia Nã Ðại đã mang tên gốc Ðức. Sự trùng hợp không may này đã không đem lại lợi ích gì cho chương trình truyền giáo của Hội Liên Hiệp. Với nhiều kinh nghiệm chính trị quá khứ, chính quyền Pháp buộc lòng phải dè chừng những bất trắc có thể đến với họ dưới nhiều hình thức, kể cả hình thức truyền giáo.
Sau này trong thời thế chiến II, người Nhật chiếm đóng Ðông Dương cũng có những phản ứng tương tự với các nhà truyền giáo.
Giả thuyết “nhà cầm quyền tại Việt Nam có thể đã không chủ ý bách hại Tin Lành giáo như một tôn giáo” càng có một căn bản lịch sử khách quan vì trong khi có một thái độ khá cứng rắn đối với các nhà truyền giáo thuộc truyền thống Hội Liên Hiệp, các nhà cầm quyền Pháp vẫn dành nhiều dễ dàng cho các nhà truyền giáo Tin Lành người Pháp, nhất là trong những lãnh thổ trực trị.
b. Thứ đến, trong khi thực thi chính sách đối với Tin Lành giáo, có thể chính quyền tại Việt Nam (Pháp và Nam triều) đã chịu ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo (hay của một số nhân vật trong Thiên Chúa giáo) và cũng ý thức được hậu quả của chính sách này đối với Tin Lành giáo và Thiên Chúa giáo.
Trong hòa ước bảo hộ 1884, người ta có thể thấy ảnh hưởng quan trọng của giới Thiên Chúa giáo đối với chính quyền Pháp trong điều khoản minh xác sự tôn trọng quyền tự do hành đạo và truyền đạo của Thiên Chúa giáo tại Việt Nam. Trong hoàn cảnh thực tế của lịch sử, hầu như từ ngữ “religion chrétienne” được dùng ở hòa ước 1874 đã đương nhiên ám chỉ Thiên Chúa giáo, vì từ trước không có một hình thức “religion chrétienne” nào ngoài Thiên Chúa giáo đã đến làm việc qui mô tại Việt Nam.
Hơn nữa, căn cứ vào tình trạng căng thẳng giữa Thiên Chúa giáo và Tin Lành giáo, người ta có thể có nhiều lý do quả quyết rằng hình như một số nhà truyền giáo Thiên Chúa giáo đã gây ảnh hưởng đối với chính quyền tại Việt Nam để kiềm chế sự phát triển của Tin Lành giáo.
3. Thích ứng với những khuôn khổ văn hóa, truyền thống.
Các nhà truyền giáo cũng chuẩn bị chương trình của họ bằng cách tìm hiểu tính tình, tập tục, truyền thống, tín ngưỡng ... của các dân tộc cư ngụ tại Việt Nam. Nhiều nhà truyền giáo Tin Lành đã xử dụng những kết quả nghiên cứu của nhiều học giả Pháp đối với nền văn minh Việt Nam. Họ cũng biết lợi dụng những kinh nghiệm của các nhà truyền giáo Thiên Chúa giáo để hoàn bị kế hoạch riêng của mình.
Học tập ngôn ngữ của các dân tộc tại Việt Nam cũng là mối quan tâm của những nhà truyền giáo Tin Lành. Ðối với nhiều khuôn khổ văn hóa địa phương khác, nhiều nhà truyền giáo Tin Lành đã không có những phản ứng giống nhau. Trong giới Tin Lành Cải Cách Pháp có khuynh hướng thích ứng với nhiều nếp sống địa phương, thì giới Tin Lành thuộc Hội Liên Hiệp Hoa Kỳ ít chú trọng đến lãnh vực này (điều mà ông P.Médard gọi là “esprit fondamentaliste”, trong trang 56, Protestant d’Outre-Mer, số 3/1960).
Nhưng người ta chú trọng nhiều đến những hoạt động truyền giáo thực thụ mà các nhà truyền giáo đã thực hiện.
B. Công cuộc truyền giáo thực thụ.
Trong giai đoạn chuẩn bị truyền giáo, nếu nhiều phái đoàn truyền giáo đã biểu lộ một nỗ lực chung, một hình thức hợp tác nào đó, thì mỗi phái đoàn vẫn phải đối phó với những vấn đề riêng biệt của mình tùy thuộc những điều kiện thực tế.
Ở giai đoạn truyền giáo thực thụ, các nhà truyền giáo đã phải giải quyết một số yếu tố cần thiết giống nhau. Ðó là những điều kiện căn bản để xây dựng một giáo hội địa phương: dịch thuật Kinh Thánh, đào tạo cán bộ và huấn luyện tín đồ, phổ biến Kinh Thánh và truyền giảng cho quần chúng tại Việt Nam. Nhưng mỗi giáo hội (hay phái đoàn truyền giáo) lại giải quyết những vấn đề chung này theo những tiêu chuẩn phương pháp riêng biệt.
1. Những vấn đề chung.
Những vấn đề chung mà các giáo hội phải giải quyết tùy thuộc hai tương quan : phương pháp truyền giáo với tín điều của mỗi giáo hội, Tin Lành giáo tại Việt Nam với khối Tin Lành giáo thế giới.
a. Tương quan giữa phương pháp truyền giáo với chủ trương tín điều của mỗi giáo hội.
Ngoài tương quan với bối cảnh lịch sử, văn hóa và xã hội của địa phương phát xuất các tổ chức truyền giáo cũng như địa phương được truyền giáo, các phương pháp truyền giáo còn liên hệ trực tiếp với tôn chỉ tín ngưỡng của mỗi giáo phái.
Tuy vẫn cho mình là đi đúng truyền thống Cơ Ðốc giáo nguyên thủy và vẫn chấp nhận quyền uy tối thượng của Thượng Ðế biểu lộ trong Kinh Thánh, thực sự mỗi giáo phái Tin Lành đã nhấn mạnh đặc biệt (đôi khi có vẻ tuyệt đối và độc nhất) vào một số giáo điều hàm chứa trong Kinh Thánh. Chẳng hạn tại Việt Nam, trong khi một số giáo phái (giáo hội Tin Lành Cải Cách Pháp, Hội Liên Hiệp, Hội Tin Lành Việt Nam, Hội Báp tít, Mennonite) khai triển những giáo điều Kinh Thánh toàn bộ như Ðức Tin, uy quyền của Kinh Thánh, sự cứu độ, ân điển ..., thì giáo phái Cơ Ðốc Phục Lâm chú ý đến sự tuân giữ một số lề luật Cựu Ước và sự tái lâm của Ðâng Christ, còn giáo phái “Hội Thánh Ðâng Christ” chủ trương thiết lập Giáo Hội Cơ Ðốc giáo duy nhất nguyên sơ ...
Chính những đặc tính và khuynh hướng tín điều đó sẽ chi phối và hướng dẫn những phương pháp truyền giáo của mỗi giáo phái.
- Truyền bá Kinh Thánh : Các giáo phái đều coi việc truyền bá Kinh Thánh là một phương pháp truyền giáo căn bản. Người ta chú ý đến hai khía cạnh tiêu biểu trong việc truyền bá Kinh Thánh : dịch thuật và phổ biến Kinh Thánh.
Với một vai trò lịch sử đặc biệt, những tổ chức truyền giáo Tin Lành đầu tiên (Thánh Kinh Hội, Hội Liên Hiệp, Hội Tin Lành Việt Nam) và hiện nay là Hội Phiên Dịch Kinh Thánh Wicliffe đã gánh trọn nhiệm vụ dịch thuật Kinh Thánh sang Việt ngữ và Thượng ngữ cho các nhà truyền giáo Tin Lành xử dụng. Người ta không thấy các giáo phái đặt những vấn đề chung quanh việc dùng bản dịch Kinh Thánh do một vài giáo phái thực hiện.
Nhưng tất cả các nhà truyền giáo Tin Lành tại Việt Nam đã nỗ lực phổ biến Kinh Thánh trong phạm vi cá nhân cũng như trong lãnh vực tập thể. Hơn nữa nhiều tổ chức chuyên môn phổ biến Kinh Thánh đã được thành lập trợ lực cho những công tác truyền giáo rõ rệt hơn.
- Kinh Thánh là tất cả : Trong sinh hoạt Tin Lành, Kinh Thánh rất quan trọng, vì Kinh Thánh vừa là đối tượng, nội dung, mục tiêu vừa là nguồn gốc của các phương pháp truyền giáo Tin Lành.
Ðối với Tin Lành giáo, Kinh Thánh đem lại sự phục hưng thiêng liêng cho tín đồ vì Kinh Thánh là lẽ sống cho những người tiếp nhận Tin Lành giáo. Kinh Thánh cũng chính là nội dung kho tàng mà nhà truyền giáo Tin Lành muốn giới thiệu và dâng hiến cho người khác. Sau hết Kinh Thánh chỉ dậy mọi phương pháp truyền giáo đắc lực nhất. Càng tin tưởng vào Thượng Ðế, nhà truyền giáo càng phải tìm kiếm và triệt để áp dụng những phương pháp truyền giáo được bày tỏ trong Kinh Thánh. Nói cách khác tất cả những phương pháp truyền giáo mà con người có thể sáng nghĩ đều bắt nguồn từ Kinh Thánh.
b. Tương quan giữa Tin Lành giáo Việt Nam và khối Tin Lành giáo thế giới.
Trong quá trình bành trướng, Tin Lành giáo Việt Nam liên quan chặt chẽ với khối Tin Lành thế giới.
Vì thế các phương pháp truyền giáo Tin Lành tại Việt Nam tuy có nhiều sắc thái riêng biệt do hoàn cảnh địa phương gây nên thì vẫn có nhiều đồng điểm được tìm thấy trong phương pháp hoạt động của nhiều tổ chức Tin Lành khác trên thế giới.
- Biến đổi trong tổ chức truyền giáo : Trong lịch sử Tin Lành giáo tại Việt Nam, các phái đoàn truyền giáo đã dần dần sửa đổi quan niệm làm việc, cách giải thích ý nghĩa Kinh Thánh ... Do đó họ cũng dần dần xử dụng thêm những phương tiện mới, những hình thức hoạt động mới và những phát minh mới của con người trong công cuộc truyền giáo. Từ những hoạt động thuần túy có màu sắc tôn giáo, các nhà truyền giáo đã đi sang lãnh vực hoạt động truyền giáo có vẻ trần thế (văn hóa, giáo dục, xã hội, y tế ...).
- Giải quyết vấn đề thuộc nội bộ : Các nhà truyền giáo cũng giải quyết nhiều vấn đề thiết yếu nội bộ như tổ chức hành chánh tôn giáo, tổ chức cơ cấu truyền giáo, tuyển dụng và đào tạo cán bộ. Những vấn đề nội bộ này thường vẫn được đặt ra nhiều hơn tùy thuộc sự bành trướng của mỗi giáo hội.
- Cầu nguyện, phương pháp truyền giáo đặc biệt : Cùng với thế giới Tin Lành giáo, các nhà truyền giáo thuộc bất kỳ giáo phái nào tại Việt Nam đã coi cầu nguyện như phương pháp truyền giáo căn bản thường xuyên được phổ biến mạnh mẽ nhất. Nhà truyền giáo không những không từ chối hiệu lực của phương pháp này mà còn coi nó là cách thế truyền giáo quan trọng nhất đã được Kinh Thánh chỉ bảo.
Nếu mỗi phái đoàn truyền giáo đều phải giải quyết những vấn đề chung cơ bản, thì mỗi phái đoàn lại có những cách thế và quan niệm khác nhau để đối phó với vấn đề này. Chính những cách thế và quan niệm này biểu lộ khuynh hướng phương pháp truyền giáo khác nhau của mỗi giáo hội.
2. Những khuynh hướng phương pháp truyền giáo.
Người ta có thể phân biệt ít nhất 4 khuynh hướng phương pháp truyền giáo Tin Lành đã được áp dụng tại Việt Nam : phương pháp “truyền giảng trực tiếp”, phương pháp “lên men”, phương pháp “gây thiện cảm”, và phương pháp “phối hợp”. Chúng tôi căn cứ vào một số tiêu chuẩn đặc sắc để đặt tên cho những khuynh hướng phương pháp này cũng như người ta đã đặt tên cho chiến thuật “du kích”, “vết dầu loang”, “công đồn đả viện” ...
a. Phương pháp “truyền giảng trực tiếp”.
Hội Liên Hiệp, với phương tiện vật chất dồi dào và số lượng nhân viên đông đảo, đã đảm trách một lãnh vực truyền giáo rộng lơn hơn những tổ chức truyền giáo của các giáo phái Tin Lành khác tại Việt Nam. Tuy nhiên đối tượng truyền giáo của Hội Liên Hiệp phần đông là quần chúng bình dân, mặc dầu số tín đồ đầu tiên đại diện cho nhiều tầng lớp xã hội khác nhau.
Hội truyền giáo này có chủ trương rõ rệt là dùng phương pháp truyền giảng trực tiếp mà các sứ đồ đầu tiên trong lịch sử Cơ Ðốc giáo đã thực hành. Nhà truyền giáo có thể qui tụ dân chúng vào một địa điểm cố định để giảng thuyết hay đi đến từng gia đình để nói về đạo cho người khác và chinh phục họ, hay tiếp xúc với từng cá nhân. Aùp dụng kỹ thuật truyền giảng trực tiếp, nhà truyền giáo thường có khuynh hướng trình bày ngay vào nội dung tín điều cho người nghe, mặc dầu người nghe chưa hiểu biết gì về những chấp nhận đã trở thành hiển nhiên đối với người truyền đạo. Khi cần, nhiều lần nhà truyền giáo không ngại đả phá những tín ngưỡng của người nghe là sai lầm.
Nhà truyền giáo chỉ muốn hiểu truyền giáo là giảng giải trực tiếp cho người nghe, hay trình bày trực tiếp cho người đọc về nội dung Tin Lành giáo, về kho tàng Kinh Thánh. Họ tự cảm thấy có trách nhiệm rao giảng “Tin Lành” cho người khác. Khuynh hướng phương pháp truyền giáo này đã ảnh hưởng sâu đậm trên tinh thần truyền giáo của Hội Tin Lành Việt Nam. Người ta có thể giải thích khuynh hướng phương pháp truyền giáo này bằng nhiều cách.
Trước hết sáng lập viên Hội Liên Hiệp là một mục sư thuộc giáo phái Trưởng Lão (Presbytérienne). Giáo phái này, vì chịu nhiều ảnh hưởng của tinh thần khắt khe do Calvin để lại (qua trung gian Thanh giáo (Puritanisme), đã muốn trung thành với từng chi tiết mà họ hiểu là những chỉ dẫn của Thượng Ðế trong Kinh Thánh. Vì thế họ chối từ những phương pháp truyền giáo mà họ giải thích là không thích hợp với Kinh Thánh (hình thức mở trường, lập cơ sở xã hội ...).
Mặt khác, nhà truyền giáo có thể áp dụng khuynh hướng phương pháp truyền giảng trực tiếp vì đối tượng truyền giáo của họ hầu hết là thành phần quần chúng bình dân ít học vấn dễ bị chi phối bởi những mê tín dị đoan. Ðể thuyết phục những loại người này, nhà truyền giáo thường nói thẳng với họ, nói rõ rệt và bày tỏ thái độ tức khắc mà ít khi phải dùng những hình thức tế nhị, kiên nhẫn.
Sau hết, đối với các nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp, phương pháp trực tiếp còn là một cách thế thích ứng với hoàn cảnh chính trị xã hội đương thời. Muốn bảo vệ quyền tự do tôn giáo, để chính quyền không làm khó dễ, các nhà truyền giáo đã tự giới hạn phạm vi hoạt động của mình và cam kết với chính quyền là họ chỉ hoạt động tôn giáo thuần túy.
b. Phương pháp “lên men”.
Nếu các nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp có khuynh hướng áp dụng phương pháp truyền giảng trực tiếp, thì với ông P.Monet, Phái Bộ Nghiên Cứu Tin Lành Pháp đã sáng kiến một phương pháp truyền giảng riêng biệt mà chúng tôi muốn đặt tên là phương pháp “lên men” (hay phương pháp “ném vành” - méthode “par ricochet”).
Phái Bộ Tin Lành Pháp chỉ có rất ít phương tiện vật lực cũng như nhân lực và vì thế chỉ có thể hoạt động trong một lãnh vực nhỏ hẹp. Hơn nữa, Hội Truyền Giáo Tin Lành Paris mới chỉ muốn chuẩn bị cho một phái đoàn truyền giáo qui mô thực thụ.
Khuynh hướng phương pháp truyền giáo của P. Monet thực ra bắt đầu từ những vị mục sư Tin Lành tiên khởi người Pháp đến hoạt động tại Việt Nam. Những vị mục sư này (như J. Rannier, A. Richemond) cho rằng điều quan hệ đối với nhà truyền giáo Tin Lành tại Việt Nam không phải là làm Báp têm để có số lượng đông đảo tín đồ Tin Lành chính thức, nhưng là gột rửa những chứng tích ngoại giáo (mê tín, đa thần hay phiếm thần) trong truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam để chuẩn bị tâm hồn họ sống và đón nhận tinh thần Tin Lành trước khi là tín đồ.
Người ta có thể định nghĩa phương pháp “lên men” do P.Monet trong Phái Bộ Nghiên Cứu Tin Lành Pháp chủ trương bằng ba yếu tố căn bản: tập trung nỗ lực vào đối tượng quan yếu, tôn trọng truyền thống tốt đẹp của dân tộc, áp dụng kỹ thuật tổ chức hiệu lực của Tây phương.
Với những mục tiêu và điều kiện giới hạn, P. Monet muốn tập trung cố gắng truyền giáo vào giới thanh niên trí thức Hà Nội. Ông đáp ứng nhu cầu học vấn của họ, với niềm thâm tín rằng lớp thanh niên trí thức nếu thấm hiểu tinh thần Tin Lành sẽ có ảnh hưởng quan trọng đối với quần chúng mà họ sẽ có nhiều trách nhiệm. Ông am tường những nguyện vọng của giới thanh niên này cũng như tính tình của họ. Vì thế ông đã lôi cuốn họ bằng cách thiết lập một Trung tâm sinh hoạt văn hóa cho họ. Trung tâm này hoàn toàn giữ tính chất trung lập (đứng ngoài tôn giáo và chính trị), để có thể phục vụ giới thanh niên một cách dễ dàng và có hiệu quả hơn.
Trong việc điều hành các hoạt động truyền giáo bằng văn hóa, P.Monet chủ trương tôn trọng những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt và của Á Ðông. Ông muốn phát triển những ưu điểm của nền văn hóa dân tộc. Ông luôn đề cao những giá trị thục thụ trong nền văn hóa Ðông phương trong cách trang trí, trong chương trình học hỏi. Ông hoạt động tận tâm cho giới thanh niên trí thức, với ý hướng truyền giáo và vì nhiệt tâm truyền giáo, nhưng ông không giảng công khai về Tin Lành giáo cho họ. Ông chứng minh giá trị của đạo ông một cách gián tiếp bằng chính đời sống của ông, bằng tình thương yêu và sự lo lắng của ông đối với giới thanh niên đến với ông. Ông sẽ giới thiệu Tin Lành giáo cho họ như một món quà của sự thân hữu riêng biệt giữa ông và người thanh niên, ông sẽ cho họ tiếp xúc với những vấn đề thuần túy tôn giáo để họ được đào luyện về đạo.
Sau cùng, P.Monet chủ trương dùng kỹ thuật tổ chức hiệu lực Tây phương để giúp đỡ giới thanh niên trí thức này. Ông trang bị Trung tâm hoạt động với tất cả những tiện nghi sinh sống cư trú học vấn kiểu Tây phương với chương trình sinh hoạt theo kỹ thuật Tây phương (thư viện, điện thoại ..., du khảo, diễn thuyết, truyện trò thân mật).
Phương pháp truyền giáo của P. Monet trong Phái Bộ Nghiên Cứu Tin Lành Pháp chính là phương pháp “nhập thể” để làm cho đạo trở thành đạo của người Việt, là đến với người Việt thay vì bắt người Việt phải níu kéo một khuôn khổ xa lạ của truyền thống văn hóa khác, là tôn trọng truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là làm cho Tin Lành giáo lên men trong lòng người Việt.
c. Phương pháp “gây thiện cảm”.
Hội Cơ Ðốc Phục Lâm, với những thành phần cán bộ và tín đồ đầu tiên từ Hội Tin Lành Việt Nam tạo thành, cũng có khuynh hướng truyền giảng trực tiếp phần nào. Nhưng giáo hội này đã có một chủ trương truyền giáo riêng biệt bằng đường lối y tế và văn hóa. Ðối tượng truyền giáo của giáo hội này phần nhiều cũng là thành phần quần chúng bình dân. Giáo hội đã xử dụng những phương tiện vật chất khá dồi dào, nhưng với số lượng nhân viên không mấy quan trọng so với Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam.
Giáo hội thiết lập những cơ sở hoạt động y tế để săn sóc sức khỏe thân thể cho người khác, rồi nhân cơ hội chinh phục họ, giới thiệu đạo cho họ. Người khác có thể dễ xúc động trước những nghĩa cử mà giáo hội làm cho họ và từ đó dễ chấp nhận những điều giáo hội muốn truyền bá cho họ.
Các nhà truyền giáo Cơ Ðốc Phục Lâm cũng dùng ấn phẩm để giới thiệu lý tưởng của mình. Giáo hội ấn hành rất nhiều sách báo trình bày những vấn đề y tế, vệ sinh, giáo dục nhằm những lợi ích cụ thể cho người khác nhưng theo nhãn quan tín ngưỡng của giáo hội. Người đọc trong khi chú ý tìm những kiến thức thiết thực cho đời sống sẽ dần dần đồng hóa một cách vô ý thức những mẩu tín điều mà nhà truyền giáo gói ghém một cách kín đáo trong suốt tác phẩm của mình.
Chính kỹ thuật “nhất cử lưỡng tiện” để gây thiện cảm nơi người khác là một sắc thái riêng biệt của khuynh hướng phương pháp truyền giáo trong Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm tại Việt Nam.
d. Phương pháp “phối hợp”.
Với những điều kiện và hoàn cảnh uyển chuyển linh động của lịch sử, các nhà truyền giáo thuộc mọi giáo phái cũng biết kiện toàn những phương pháp truyền giáo cổ truyền và sáng kiến những phương pháp mới thích hợp và có nhiều hiệu quả hơn. Cùng với những phương pháp cổ truyền, các nhà truyền giáo Tin Lành hiện nay thường còn áp dụng một phương pháp có tính chất toàn diện và bao quát hơn, đó là phương pháp phối hợp.
Hoạt động phối hợp này được thực hiện theo 3 khía cạnh : trong nội bộ mỗi giáo hội, giữa các giáo hội địa phương, và giữa mỗi giáo hội địa phương với hệ thống trung ương và với toàn khối Tin Lành thế giới.
Trong nội bộ mỗi giáo hội, các nhà truyền giáo thường phối hợp công tác truyền giáo thuần túy với những hoạt động văn hóa, y tế, xã hội. Hoạt động truyền giáo được thực hiện trong chính những giờ học Anh ngữ, trong nhiều sinh hoạt tập thể khác ... Lời giảng thuyết về đạo được trình bày cho quần chúng thính khán giả cùng với những gói tặng phẩm và những dịch vụ xã hội.
Giữa các giáo hội địa phương hay các phái đoàn truyền giáo khác nhau tại Việt Nam, việc phối hợp truyền giáo trở nên khá phức tạp. Vì tâm trạng nghi kỵ, thành kiến và chủ trương tín ngưỡng khác nhau..., sự phối hợp chỉ được thực hiện một cách giới hạn.
Người ta nhận thấy một số tổ chức truyền giáo Tin Lành tại Việt Nam đã phối hợp hoạt động một cách khá thường xuyên và chặt chẽ, vì họ thuộc những giáo phái có thể chia sẻ chung nhiều niềm tin. Hội Liên Hiệp, Hội Tin Lành Việt Nam, Thánh Kinh Hội, Chi Hội Tin Lành Pháp, Giáo Hội Mennonite, Giáo Hội Báp tít đã có những hoạt động phối hợp với nhau trong một vài lãnh vực truyền giáo hay chương trình xã hội y tế. Trong khi đó một số tổ chức lại có vẻ cô lập, như trường hợp Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm, Giáo Hội Chứng Nhân Ðức Giêhôva trong khối Tin Lành Việt Nam (giáo phái này bị nhiều tín đồ thuộc một số đông giáo phái Tin Lành khác coi là tà giáo. Riêng đối với Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm tại Việt Nam, Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam đã có những tương quan không mấy tốt đẹp do sự ly khai của một số tín đồ sang Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm). Còn Cơ Ðốc Truyền Giáo Hội (WEC) đã không có liên lạc thân hữu với khối Tin Lành truyền thống Hội Liên Hiệp, vì Hội Trưởng của Cơ Ðốc Truyền Giáo Hội tại Việt Nam từng là người đã bị Hội Liên Hiệp chối từ (không phải là bị trục xuất), mặc dầu căn bản tín ngưỡng vẫn thông hiệp với nhau.
Nhưng mỗi giáo hội hay phái đoàn truyền giáo địa phương đã duy trì phối hợp chặt chẽ với hệ thống trung ương. Nhờ những sự liên lạc giao thông thuận lợi và tiến bộ, tổ chức trung ương của mỗi giáo hội có thể theo dõi để trợ lực kịp thời cho các chương trình truyền giáo địa phương.
Trên lãnh vực quốc tế, nhiều giáo hội Tin Lành từ nhiều địa phương trên thế giới đã tham dự những đại hội Tin Lành Quốc Tế thảo luận về nhiều vấn đề trong Tin Lành giáo. Chẳng hạn, trong Ðại hội Tin Lành quốc tế nhóm tại Bá Linh cuối năm 1966, hàng ngàn đại biểu Tin Lành thuộc nhiều giáo phái khác nhau đã thảo luận về công cuộc truyền giáo. Ðại hội này đã nhấn mạnh đến kỹ thuật truyền giáo sâu rộng trong các tầng lớp dân chúng với nhiều phương tiện tân kỳ và hiệu lực nhất.
Phương pháp phối hợp này là một kế hoạch toàn diện, vì có khuynh hướng xử dụng tối đa các phương tiện và điều kiện để truyền giáo cho mọi giai tầng trong xã hội bằng mọi hình thức có thể.
C. Thành lập và tổ chức giáo hội địa phương.
Với phương pháp và cố gắng truyền giáo, các giáo hội đã đạt được một số kết quả
để từ đó có thể thành lập một giáo hội địa phương. Nhà truyền giáo đã đào tạo được một số cán bộ lãnh đạo, đã thâu nạp được nhiều tín đồ và chuẩn bị được nhiều cơ sở tôn giáo. Nhà truyền giáo cũng đã tin cậy vào niềm tin và sự thông hiểu tín ngưỡng của tín đồ. Những yếu tố này cho phép nhà truyền giáo có thể xây dựng giáo hội địa phương, với một tổ chức hành chánh thích hợp nhất cho sự phát triển giáo hội theo một kế hoạch đã được ấn định.
Nói chung các nhà truyền giáo Tin Lành thường thiết lập giáo hội địa phương một cách khá sớm, nhất là nếu người ta so sánh phương pháp này với kế hoạch truyền giáo trong Thiên Chúa giáo tại Việt Nam trong việc giành quyền quản trị giáo hội cho những viên chức địa phương.
Về phương diện hành chánh, cơ cấu tổ chức của các giáo hội Tin Lành tại Việt Nam có hai khuynh hướng chính : khuynh hướng tự trị tự lập (Hội Tin Lành Việt Nam, Hội Báp tít) và khuynh hướng trung ương tập quyền (Giáo hội Cơ Ðốc Phục Lâm). Nhiều phái đoàn truyền giáo còn quá mới nên chưa thể tổ chức một giáo hội địa phương một cách qui mô và rõ rệt.
Trong khuynh hướng tự trị tự lập, phái đoàn truyền giáo thường để cho giáo hội địa phương toàn quyền quyết định những vấn đề điều hành tổ chức nội bộ (về phương diện tín ngưỡng, giáo điều của phái đoàn truyền giáo cũng là giáo điều của giáo hội địa phương).
Nền hành chánh trong Hội Tin Lành Việt Nam có khuynh hướng cộng hòa, theo đó mỗi chi hội đều là những đơn vị tập thể có những qui luật sinh hoạt tự trị tự lập, mặc dầu họ luôn luôn chấp hành đường lối và tôn chỉ chung trong hệ thống Tổng Liên Hội trong lãnh vực quốc gia. Công cử là lề lối tuyển bổ viên chức thông thường trong chi hội cũng như trong các sinh hoạt khác thuộc mọi cấp bậc hành chánh trong Tổng Liên Hội. Mọi quyết định đều chỉ được thực hành với sự chấp thuận của đa số tín đồ.
Còn trong khuynh hướng trung ương tập quyền, giáo hội địa phương chỉ là một bộ phận trong guồng máy quốc tế. Ðó là trường hợp Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm. Mọi sự việc trong Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm Ðịa Hạt Việt Nam đều do trung ương điều hành. Chi hội là đơn vị hành chánh nhỏ bé nhất được tổ chức nhất loạt theo một số tiêu chuẩn nhất định. Chi hội lệ thuộc chặt chẽ vào Ðịa Hạt Liên Hội quốc gia, Ðịa Hạt này lại tùy thuộc Liên Hiệp hội trong một khu vực và Liên Hiệp hội lệ thuộc tổ chức trung ương là Toàn Cầu Tổng Hội, cơ quan điều hành cao cấp nhất của Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm.
D. Vai trò chủ động của giáo hội địa phương.
Trong quá trình phương pháp truyền giáo, việc trao hoàn nhiệm vụ điều hành cho giáo hội địa phương là giai đoạn cuối cùng, nhưng cần thiết cho sự trưởng thành và phát triển của mỗi giáo hội tại địa phương.
Không kể trường hợp của Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm, sau khi thành lập và tổ chức giáo hội địa phương, hầu hết các giáo phái Tin Lành (phái đoàn truyền giáo) đã chỉ muốn giữ vai trò cố vấn và tài trợ cho các kế hoạch hoạt động của giáo hội địa phương. Một số nhà truyền giáo đã làm việc dưới sự điều hành của giáo hội địa phương, trong khi tại một vài khu vực các nhà truyền giáo thuộc phái đoàn ngoại quốc vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ yếu vì giáo hội địa phương chưa thể đảm trách một cách chu đáo.
Trong tương quan giữa Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam, người ta còn nhận thấy một Ủy Ban Quản Trị Hỗn Hợp để bàn định những kế hoạch quan trọng lên quan đến phái đoàn truyền giáo và giáo hội địa phương.
Tuy giáo hội địa phương luôn luôn giữ vai trò chủ động, nhưng trong thực tế ảnh hưởng của những phái đoàn truyền giáo vẫn rất mãnh liệt. Hơn nữa, mỗi giáo hội địa phương cũng giải quyết công việc và tổ chức các cơ sở giống như tại nơi phát xuất các phái đoàn truyền giáo, mặc dầu hoàn cảnh thực tế có khác nhau.
Iii. Kết Luận.
Trong cái nhìn tổng hợp, người ta có cảm tưởng, một phần nào, các giáo phái Tin Lành đã thực hiện một hệ thống các phương pháp truyền giáo có phối hợp chặt chẽ. Nhưng thực ra, nói một cách tuyệt đối, mỗi phái đoàn truyền giáo - hơn nữa, mỗi nhà truyền giáo, đều có những phương pháp cá biệt ứng dụng trong mỗi hoàn cảnh thực tế.
Chính vì thế cái nhìn tổng hợp chỉ có một giá trị tương đối và cá nhân của người nghiên cứu trước những dữ kiện đã thâu thập được.
CHƯƠNG II
NHỮNG NHẬN ÐỊNH TỔNG HỢP
Ðúng theo đòi hỏi của chân lý lịch sử, người nghiên cứu nên trình bày một cách khách quan trung thực về thực tại lịch sử mà không nên phê bình thực tại đó, vì người đọc lại có thể chịu ảnh hưởng sự phán đoán giá trị của cá nhân người nghiên cứu mà thấy sai sự thật như nó xảy ra trong quá khứ.
Dầu vậy trong phạm vi thiên tiểu luận, chúng tôi cũng muốn trình bày những quan điểm và nhận định cá nhân của chúng tôi như một thể hiện khả năng phán đoán sự kiện lịch sử. Hơn nữa trong suốt tiểu luận chúng tôi cố gắng để giữ nguyên tắc trình bày sự thật mà không xen lẫn những nhận định chủ quan.
Nếu trong y học, phương pháp trị liệu bệnh nhân có giá trị phải làm cho người bệnh mau hồi phục sức khỏe và sức khỏe này phải bền vững lâu dài, thì trong lãnh vực tôn giáo, phương pháp truyền giáo có hiệu lực và giá trị nhất phải là gia tăng số lượng tín đồ, đồng thời phát triển niềm tin trong đời sống của những tín đồ này. Nhưng theo quan điểm của nhà truyền giáo Tin Lành chính Thượng Ðế mới là tác nhân hiệu lực hóa những cố gắng truyền giáo. Tuy nhiên chúng tôi muốn phán đoán giá trị phương pháp truyền giáo trên bình diện hữu hình có thể kiểm chứng được theo giới hạn của lý trí con người.
Chúng tôi sẽ trình bày những nhận định tổng quát về quá trình phương pháp và sau đó những nhận định riêng biệt và 4 khuynh hướng truyền giáo khác nhau.
I. Nhận Định Tổng Quát.
Quá trình 4 giai đoạn của phương pháp có thể coi là một quan niệm thích hợp thuần lý cũng như thực tế của lịch sử Việt Nam. Trên phương diện thuần lý, mỗi người muốn thực hiện một việc gì đều phải có thời gian chuẩn bị trước khi dấn thân thực sự. Trong kế hoạch truyền giáo, các nhà truyền giáo cũng đã theo một tiến trình cần thiết này để có thể đảm bảo cho sự trưởng thành và phát triển của giáo hội địa phương.
Nhưng người ta cần nhận định những ưu và khuyết điểm trong khi nhà truyền giáo thực hiện những giai đoạn của quá trình phương pháp.
A. Giai đoạn chuẩn bị.
1. Những ưu điểm.
Mỗi phái đoàn truyền giáo đã chuẩn bị với những điều kiện khác nhau. Phái đoàn truyền giáo Hội Liên Hiệp có nhiều phương tiện nhân và vật lực nhưng lại không được hoàn cảnh chính trị và văn hóa thuận lợi như phái đoàn truyền giáo do người Pháp đảm trách.
Các phái đoàn truyền giáo cũng chuẩn bị xa một cách khoa học và chu đáo trong việc gây tạo phương tiện tài chánh và tuyển dụng cán bộ. Trong khi phái bộ Tin Lành Pháp có một vài cán bộ nhiệt thành và am tường dân tộc địa phương, thì Hội Liên Hiệp trước hết đã bổ dụng những cán bộ đã từng làm việc trong miền Hoa Nam (hay những người có liên hệ đến người Pháp). Những cán bộ đầu tiên thuộc Hội Liên Hiệp hiểu biết khá nhiều về hoàn cảnh địa phương và đã quen thuộc phần nào với nếp sống Á Ðông.
Các nhà truyền giáo cũng khéo léo và kiên nhẫn trong cách đối phó với chính quyền địa phương. Họ vận động ngoại giao, họ phát triển giao hảo với nhiều cấp bậc chính quyền địa phương để dễ dàng hoạt động tự do. Trong khi mục tiêu tranh đấu chưa đạt được, các nhà truyền giáo đã để chính quyền trước những sự việc đã rồi. Hơn nữa trong khi tranh đấu cho mục tiêu chung các nhà truyền giáo Hoa Kỳ và Pháp đầu tiên đã liên kết chặt chẽ với nhau. Chính những yếu tố này đã giúp cho những hoạt động của Tin Lành giáo được bành trướng.
Ðối với truyền thống và khuôn khổ văn hóa địa phương, các nhà truyền giáo đã tỏ ra có cố gắng muốn thích ứng. Giới Tin Lành Pháp đã quan tâm nhiều đến hành động thích ứng này. Họ cũng cố gắng học tập giảng thuyết bằng ngôn ngữ địa phương và lợi dụng những điều kiện địa lý quan trọng để xúc tiến chương trình truyền giáo.
2. Những khuyết điểm.
Giai đoạn chuẩn bị có nhiều ưu điểm, nhưng không phải có những khuyết điểm quan trọng.
Khuyết điểm căn bản của các phái đoàn truyền giáo trong giai đoạn chuẩn bị là không thích ứng đúng mức và kịp thời theo hoàn cảnh và nhu cầu địa phương.
Hội Liên Hiệp tuy có chú ý đến việc thích ứng, nhưng đã không tìm hiểu đầy đủ và chưa tôn trọng đến truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phương. Trong khi đó phái đoàn truyền giáo Tin Lành Pháo lại không nắm được thời cơ thuận lợi. Họ đã quá dè dặt và chậm chạp trong việc thành lập một đoàn truyền giáo chính thức cho Ðông Dương, nơi họ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn bất cứ phái đoàn truyền giáo Tin Lành nào khác. Khi tiến hành chương trình truyền giáo, phái đoàn Tin Lành Pháp lại thất bại vì thiếu tài trợ, thiếu sự hợp tác giữa các cán bộ truyền giáo, thiếu sự thông hiểu của tổ chức trung ương, của nhiều giới chức Tin Lành bảo thủ trước những sáng kiến truyền giáo táo bạo, mới mẻ nhưng có hiệu quả.
Người ta ngạc nhiên khi thấy những nhà truyền giáo Hoa Kỳ với nhiều phương tiện vật chất đã không giúp cho phái đoàn Pháp trong một kế hoạch hợp tác hữu ích và thích hợp với hoàn cảnh đương thời.
Ở Việt Nam, vì thiếu cộng tác và thiếu một kế hoạch toàn diện, các nhà truyền giáo đã không thành công trong việc truyền giáo cho nhiều giai tầng xã hội khác nhau. Trong khi phái đoàn Pháp thất bại trong việc truyền giáo cho giới thanh niên trí thức Hà Nội thì Hội Liên Hiệp tiếp tục hoạt động nhưng chỉ nhắm hầu hết vào thành phần bình dân ít học, không sâu sắc.
Việc tranh đấu cho quyền tự do tín ngưỡng tại Việt Nam do chính những nhà truyền giáo chủ xướng có thể là một con dao hai lưỡi. Con dao này giúp cho các nhà truyền giáo thực hiện chương trình phát triển tôn giáo của mình, nhưng chính nó đã đưa Tin Lành giáo vào những cam kết chính trị nào đó mà chính nhiều giáo hội không bao giờ chủ trương.
Xét về một phương diện nào đó, tôn giáo của loài người sẽ không thể tách rời khung cảnh nhập thế của nó. Tôn giáo nẩy nở trong tâm hồn con người - con người theo tâm lý học hiện diện trong vũ trụ với người khác - và có khởi điểm trong thời gian lịch sử, trong không gian vũ trụ, dầu tôn giáo ấy đã được Thượng Ðế mạc khải một cách siêu nhiệm. Theo bản chất và mục đích, tôn giáo không phải chính trị và do đó càng không làm và không thể làm chính trị, nhưng tôn giáo không thể tách biệt những điều kiện, sự việc, chế độ chính trị luôn luôn ảnh hưởng và chi phối nhịp sinh tồn của tôn giáo.
Trong thực tế, bằng hành động tranh đấu cho tự do tín ngưỡng, bằng sự cam kết tuân hành chính quyền để chỉ hoạt động trong phạm vi thuần túy tôn giáo, các nhà truyền giáo đã nhúng tay vào chính trị mà họ không ý thức.
Hội Liên Hiệp đã thiếu khôn ngoan khi thiết lập một vùng truyền giáo gồm toàn thể Ðông Dương và miền Ðông Thái Lan dưới quyền quản nhiệm của một Ban Quản Trị Chung. Ðiều này có thể làm cho chính quyền Pháp tại Ðông Dương nghi ngờ rằng các nhà truyền giáo Hoa Kỳ chuẩn bị một mưu đồ chính trị tại Ðông Dương (cho Hoa Kỳ vào Việt Nam, hay cho người Ðức chống lại người Pháp).
Phương pháp thích ứng với hoàn cảnh chính trị đương thời bằng cách gia nhập quốc tịch Pháp của một số nhà truyền giáo đã không thể đem lại hậu quả tốt, vì người khác có thể nghi ngờ Tin Lành giáo câu kết với chính quyền Pháp (thực dân) hay Tin Lành giáo không bênh vực quyền lợi dân tộc ...
B. Giai đoạn truyền giáo thực thụ.
Trong giai đoạn hoạt động truyền giáo thực thụ, mối tương quan giữa phương pháp truyền giáo và hệ thống tín điều cũng như mối tương quan giữa các giáo phái Tin Lành tại Việt Nam với khối Tin Lành thế giới đã gây ra nhiều hậu quả quan trọng.
1. Những ưu điểm.
Hệ thống tín điều của các giáo phái Tin Lành trong Kinh thánh liên kết chặt chẽ với các phương pháp truyền giáo đã giúp cho mỗi giáo hội có thể giữ vững được kho tàng niềm tin của mình để truyền thụ cho người khác. Vì mối tương quan này, vì trung thành với Kinh Thánh, các nhà truyền giáo đã dành nhiều cố gắng và sáng kiến trong việc phiên dịch, ấn hành, tìm hiểu và phổ biến Kinh Thánh. Về phương diện này, Tin Lành giáo Việt Nam đã có nhiều phương tiện vật chất và một hệ thống cung cấp sách và tài liệu Kinh Thánh cho các giáo hội, các phái đoàn truyền giáo. Nhiều hội chuyên môn phổ biến Kinh Thánh đã dùng những phương tiện tài chánh rất lớn và đã áp dụng nhiều kỹ thuật phổ biến khá tinh vi.
Thêm vào đó, nhờ mối tương quan với khối Tin Lành trên toàn thế giới, các tổ chức truyền giáo ở Việt Nam đã thâu thái được nhiều kinh nghiệm quý giá để có thể kiện toàn những phương pháp vẫn được áp dụng. Nhiều phái đoàn truyền giáo Tin Lành trên thế giới đến hoạt động cấp kỳ và tạm thời phối hợp với các nhà truyền giáo địa phương cũng đem áp dụng nhiều phương pháp tân kỳ và giúp cho sinh hoạt Tin Lành địa phương được phát triển nhiều hơn.
Một ưu điểm khác của phương pháp truyền giáo là các nhà truyền giáo ngày càng xử dụng nhiều phương tiện trong nhiều lãnh vực và dưới nhiều hình thức hơn. Hiệu lực truyền giáo sẽ được gia tăng nhờ kế hoạch huấn luyện các loại cán bộ truyền giáo để đáp ứng nhu cầu truyền giáo. Tin Lành giáo đã chú trọng nhiều đến việc đào tạo cán bộ bằng cách thiết lập những trường Kinh Thánh.
2. Những khuyết điểm.
Nhưng trong khi truyền giáo, nhiều nhà truyền giáo đã làm nhiều lỗi về phương pháp.
Trước hết sự lệ thuộc của phương pháp vào hệ thống tín điều có thể làm cho nhiều người không muốn tin đạo, vì nhiều hậu quả của tín điều đã trở nên khác lạ hay trái ngược với điều kiện văn hóa thông thường của địa phương. Chẳng hạn những tập tục hay ứng dụng luân lý của tín điều trong Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm (chu kỳ sinh hoạt chung quanh ngày Sabát (thứ bảy), kiêng rượu và một vài loại thịt ...) có thể làm suy giảm số người tin nhận đạo.
Ðàng khác, sự lệ thuộc quá máy móc của phương pháp truyền giáo vào tín điều có thể làm cho nhà truyền giáo chỉ luôn chú ý truyền bá Kinh Thánh. Lòng tôn trọng Kinh Thánh - đôi khi có thể mù quáng - có thể gây nhiều hậu quả không tốt. Vì quá lo lắng trung tín với Kinh Thánh, nhà truyền giáo thường giảng và nói về Kinh Thánh vào bất cứ hoàn cảnh nào với người khác đạo, mà không muốn dành lấy một cách cư xử tế nhị thông thường.
Nhà truyền giáo cũng đã giải thích Kinh Thánh một cách máy móc chi li theo từng chữ. Phương pháp quá nhấn mạnh vào Kinh Thánh một cách lệch lạc có thể đào tạo ra những lớp người thuộc từng câu Kinh Thánh nhưng không sống tinh thần Kinh Thánh. Ðã có một thời gian, một số nhà truyền giáo cho rằng họ bất trung với Kinh Thánh, nếu họ không cẩn trọng “giảng đạo”, “giảng Kinh Thánh”, nếu họ truyền giáo bằng hình thức văn hóa, giáo dục, xã hội ... mà Kinh Thánh không bao giờ chỉ dậy (hiểu một cách chặt chẽ và tuyệt đối).
Nếu giải thích một cách cứng cỏi, chật hẹp và máy móc, thì đúng ra nhà truyền giáo không được dùng những phương tiện hiện đại và những hình thức tổ chức điều hành ngày nay vào công tác truyền giáo mà ngược lại phải giảng đạo như thời các sứ đồ.
Có lẽ hậu quả thực tế của sự giải thích Kinh Thánh một cách chặt chẽ đã làm cho nhiều nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp chối từ những hình thức truyền giáo bằng văn hóa giáo dục và xã hội trong Hội Tin Lành Việt Nam ít nhất là trong giai đoạn phôi thai.
Sự lệ thuộc máy móc của phương pháp vào hệ thống tín điều còn làm cho nhiều sáng kiến không được thực hiện và tệ hại hơn kiềm chế sự phát triển các sáng kiến hữu ích trong lãnh vực truyền giáo.
Trong mối tương quan với khối Tin Lành thế giới, Tin Lành giáo tại Việt Nam đã không cải tiến đúng mức những phương pháp làm việc. Trong thực tế, nhiều nhà truyền giáo vẫn chủ trương duy trì những hình thức hoạt động lỗi thời.
Khuyết điểm quan trọng này không những do sự lệ thuộc máy móc và hệ thống tín điều mà còn do chính sách huấn luyện cán bộ của giáo hội. Tin Lành giáo tại Việt Nam chú ý đến việc huấn luyện cán bộ khá sớm và họ đã thiết lập được nhiều cơ sở huấn luyện. Nhưng chính sách huấn luyện của Tin Lành giáo tại Việt Nam nói chung đã nhằm đến số lượng mà ít chú ý đến nội dung (phẩm lượng). Phần đông lớp cán bộ truyền giáo Tin Lành tại Việt Nam ngày nay đã là những người nghèo nàn về kiến thức văn hóa tổng quát căn bản, dầu họ được huấn luyện để hiểu biết Kinh Thánh, cần thiết cho sứ mệnh truyền giáo. Nếu chủ trương sự hiểu biết Kinh Thánh mới là cần thiết cho sự cứu rỗi còn kiến thức văn hóa thông thường chỉ là phụ thuộc, thì người ta quên rằng chính nền tảng văn hóa tổng quát sẽ là căn bản cho kiến thức và sự hiểu biết tâm thúy về Kinh Thánh.
Tình trạng này cho người ta thấy một khuyết điểm hệ trọng trong phương pháp truyền giáo Tin Lành tại Việt Nam, vì phương pháp này đã không chinh phục được những thành phần trí thức nòng cốt gia nhập giáo hội.
Sau cùng đối với phương pháp truyền giáo bằng cầu nguyện, người nghiên cứu có thể nhận định đây là một sự kiện lịch sử đã có trong Tin Lành giáo tại Việt Nam. Nhưng phê bình phương pháp này về giá trị và hiệu lực của nó là điều vượt qua giới hạn của người nghiên cứu. Tuy nhiên người ta có thể nhận định phương pháp này theo một khía cạnh riêng biệt.
Phương pháp cầu nguyện có một ý nghĩa và một giá trị đối với nhà truyền giáo và người tín đồ Tin Lành, thì lại không có một đặc điểm khách quan hiển nhiên đối với người nghiên cứu hay người ngoài Tin Lành giáo. Nhưng nếu “cầu nguyện” có một giá trị và hiệu lực khách quan thực sự, nó quả là con dao hai lưỡi cho nhà truyền giáo và tín đồ Tin Lành.
Nhà truyền giáo một mặt tin tưởng tuyệt đối vào cầu nguyện và do đó mặt khác đã không tin vào những cố gắng của con người. Họ nghĩ rằng chỉ phải tin và cầu nguyện như một thể hiện và lòng tin đó có thể đem lại những hậu quả thiết thực. Phương pháp “cầu nguyện” có thể gây nên lòng tin mù quáng trong nhà truyền giáo đồng thời có thể khuyến khích sự thụ động ỷ lại của người tín đồ và làm tiêu tan ý nghĩ những sáng kiến và cố gắng truyền giáo.
C. Giai đoạn tổ chức giáo hội địa phương.
Tổ chức giáo hội địa phương có thể được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình truyền giáo.
1. Những ưu điểm.
Việc ban bố quyền hành sớm cho những viên chức địa phương bằng cách thành lập một giáo hội địa phương tự trị tự lập là một cách thế giúp cho giáo hội địa phương sớm nhận lãnh những trách nhiệm và ý thức được vai trò của mình, nhất là giúp cho giáo hội này chóng trưởng thành. Tổ chức giáo hội địa phương với nền hành chánh nội bộ tản quyền hay tập quyền đều có những ưu điểm riêng biệt.
Thể thức tản quyền hay phân tán quyền giúp cho nhiều tín đồ thuộc mỗi đơn vị hành chánh tham dự tích cực và chủ động vào sinh hoạt tôn giáo. Với chức vụ và nhiều hoạt động, các tín đồ có nhiều cơ hội thể hiện lòng tin của mình và phát huy sáng kiến cá nhân vào lãnh vực hoạt động tập thể. Nhờ hoạt động tác tín đồ cũng tự trau giồi thêm những kiến thức về đạo.
Còn thể thức tập quyền giúp cho giáo hội bảo vệ sự thuần nhất của các tổ chức và sinh hoạt trong giáo hội. Thể thức này cũng có thể gia tăng sự liên đới giữa các tín đồ trong mọi cấp bậc hành chánh giáo hội và có thể ngăn ngừa được nhiều điều quyết định vội vã của nhiều đơn vị địa phương.
2. Những khuyết điểm.
Việc tổ chức giáo hội địa phương do các nhà truyền giáo thực hiện tuy nhiên có nhiều khuyết điểm đáng kể.
Những quyền hành và đời sống tôn giáo được chuyển quá sớm sang những viên chức và tín đồ địa phương có thể làm nguy hại cho sự bành trướng vững chắc của giáo hội. Những viên chức và tín đồ địa phương này chưa phải là những người có khả năng và đời sống tôn giáo đầy đủ để điều khiển một giáo hội trên đường tiến bộ.
Về phương diện tổ chức và điều hành, khuynh hướng tự trị phân quyền và khuynh hướng tập quyền cũng có những khuyết điểm.
Chế độ tự trị phân quyền trong nền hành chánh tôn giáo của giáo hội địa phương có thể gây ra hiểm họa ly khai trong nội bộ giáo hội và làm suy nhược những nỗ lực chung. Một thể thức phân quyền tự trị thường có thể có nhiều hiệu quả tốt nếu tín đồ ý thức được trách nhiệm của mình đối với giáo hội. Nhưng thực tế về thành phần tín đồ không cho phép các nhà truyền giáo dành quyền tự trị cho giáo hội địa phương do chính những viên chức địa phương điều hành.
Trong khi đó thể thức tập quyền có thể làm tiêu diệt những sáng kiến - cấp thời hay trường kỳ - của đơn vị hành chánh địa phương. Thủ tục làm việc tập quyền nhiều khi có thể làm chậm trễ việc áp dụng những giải pháp thích ứng đối với nhu cầu cấp bách của địa phương. Sự thuần nhất đồng đều trong tổ chức đôi khi mang lại hậu quả chán nản buồn tẻ đối với tâm lý của tập thể tín đồ, và do đó có thể cản trở sự phát triển tình cảm và đời sống tôn giáo của tín đồ.
Những khuyết điểm trên đây sẽ kéo theo những hậu quả trầm trọng trong việc đảm nhiệm vai trò chủ động của giáo hội địa phương. Vì không có những thành phần viên chức và tín đồ có khả năng và thâm thúy thực sự, nhà truyền giáo đành phải tiến cử những cán bộ tầm thường để điều hành giáo hội vừa được thành lập. Nhưng chính nhà truyền giáo sẽ thực sự hướng dẫn đời sống tôn giáo và mọi sinh hoạt khác của giáo hội địa phương. Ðiều này sẽ giữ giáo hội địa phương trong tình trạng ấu trĩ và đã làm mất vai trò chủ động của giáo hội này trong mọi sáng kiến điều hành.
Ii. Nhận Định Về 4 Khuynh Hướng Truyền Giáo.
Chúng tôi lần lượt trình bày những nhận định của chúng tôi về 4 khuynh hướng phương pháp truyền giáo có tính cách nổi bật trong hoạt động của Tin Lành giáo tại Việt Nam.
A. Phương pháp truyền giảng trực tiếp.
Với những nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam, phương pháp “truyền giảng trực tiếp” đã được sử dụng một cách rộng rãi.
1. Những ưu điểm.
Những nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam khi áp dụng phương pháp này đã động viên được một thành phần đông đảo tín đồ tham gia nhiều ban truyền đạo tại địa phương khác nhau. Bằng phương pháp “truyền giảng trực tiếp”, những nhà truyền giáo Tin Lành đầu tiên đã thâu nạp được nhiều tín đồ trong một thời gian tương đối ngắn. Ða số tín đồ thuộc thành phần quần chúng bình dân. Ðối với những người có thiện cảm với đạo và hiểu biết chút ít về đạo, nhà truyền giáo đã sử dụng phương pháp “truyền giảng trực tiếp” một cách có hiệu quả, vì người nghe này sẽ lãnh hội chính những tôn chỉ chính yếu của đạo.
2. Những khuyết điểm.
Nếu phương pháp này có một số ưu điểm, thì người ta có cảm tưởng tại Việt Nam nhiều nhà truyền giáo đã lạm dụng phương pháp này hay đã không biết áp dụng một cách thích đáng. Nhà truyền giáo đã áp dụng phương pháp này cho mọi loại người trong mọi hoàn cảnh.
Hậu quả của nó là làm cho nhà truyền giáo chỉ thành công một phần nào với giới quần chúng bình dân. Nhà truyền giáo thường có khuynh hướng tấn công vào tín ngưỡng của người nghe trong khi chính tâm hồn của họ chưa được chuẩn bị để đón nhận những lời nói hay ý tưởng xúc phạm đến họ.
Giảng thuyết quá sớm trực tiếp đến tín điều của đạo cho người nghe chưa được chuẩn bị không gây được thiện cảm của họ, vì nhà truyền giáo đã “đốt giai đoạn” một cách lố bịch và thiếu sáng suốt. Ðiều này có thể do nhiệt tình thái quá cũng như do sự thiếu đào tạo đúng mức của nhà truyền giáo.
Trong ý hướng truyền giáo, mục tiêu độc nhất và cuối cùng phải là giới thiệu trực tiếp mọi chi tiết của giáo điều. Nhưng trong cuộc sơ giao của nhà truyền giáo với người nghe qua một vài buổi giảng thuyết, người nghe rất khó chấp nhận những quan điểm của nhà truyền giáo, nhất là khi nhà truyền giáo đã chỉ đề cao lý tưởng của mình một cách vụng về đồng thời đả kích tín ngưỡng của người khác là sai lầm. Nhà truyền giáo có khuynh hướng cưỡng ép người nghe tin nhận tôn chỉ của mình trong khi theo tâm lý thông thường, thái độ tin nhận này đòi hỏi người nghe làm một hành động cầu nguyện đảm thực sự (vì phải từ bỏ và thay đổi những quan niệm, nếp sống và tập tục ... đâm sâu rễ trong đời sống của mình).
Bằng phương pháp “truyền giảng trực tiếp”, nhà truyền giáo đã giới thiệu cho người nghe những quan niệm, thực tại vô hình trừu tượng và xa lạ với cuộc sống hàng ngày trong khi con người cần đi từ những thực tại và chấp nhận cụ thể, gần gũi, sống động đến những giá trị cao cả siêu hình của tôn giáo.
Sau cùng tinh thần “truyền giảng trực tiếp” ngày nay đã trở thành truyền thống trong nhiều thế hệ Tin Lành tại Việt Nam, nhất là những thế hệ tín đồ trong Hội Tin Lành Việt Nam, và đã kiềm chế nhiều sáng kiến giá trị.
B. Phương pháp “lên men”.
Phương pháp “lên men” do chính ông Paul Monet trong Phái Bộ Nghiên Cứu Tin Lành Pháp chủ trương đã có một vị trí đặc biệt trong hoàn cảnh lịch sử đương thời.
Phương pháp này người ta có thể nói ngay có nhiều ưu điểm hơn những khuyết điểm, ít nhất là trên phương diện nguyên tắc và thời gian.
1. Những ưu điểm.
Trước hết nhà truyền giáo áp dụng phương pháp này đã triệt để lợi dụng những dữ kiện văn hóa địa phương, nhất là tâm lý tính tình người Việt.
Nhà truyền giáo tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của địa phương và chính phục người khác bằng những hoạt động không mang màu sắc chính trị và tôn giáo, điều này sẽ làm cho người khác không e ngại và nghi kỵ.
Nhà truyền giáo cũng đã tập trung cố gắng vào môi trường thanh niên trí thức Hà Nội để chinh phục tình cảm của họ bằng cách làm thỏa mãn những nguyện vọng học tập chính đáng của họ. Một khi tin đạo, họ sẽ trở thành những thành phần nòng cốt vừa nhiệt thành vừa sáng suốt ảnh hưởng đến xã hội chung quanh họ, đến những người mà họ có trách nhiệm.
Thêm vào đó, nhà truyền giáo còn sử dụng những kỹ thuật tổ chức Tây phương để đem lại nhiều tiện nghi sinh hoạt cho giới thanh niên trí thức trong khi vẫn hoàn toàn duy trì một khung cảnh và tinh thần quen thuộc của người Việt.
2. Những khuyết điểm.
Trên quan niệm và nguyên tắc, phương pháp truyền giáo này thật có nhiều giá trị và là một sản phẩm của một trí óc thông minh có nhiều kinh nghiệm thực tế. Nhưng trong lãnh vực ứng dụng vào khunh cảnh thực tế lịch sử lúc đó, phương pháp này đã mang một số khuyết điểm. Dầu chỉ là một tổ chức truyền giáo chuẩn bị, nếu nhà truyền giáo đã chỉ chú ý quá nhiều đến những biện pháp chinh phục thành phần trí thức đô thị (Hà Nội, thành phố văn hóa truyền thống, có Ðại học trước hết và lôi cuốn nhiều thanh niên trí thức trong toàn quốc), mà quên nhằm đến giới quần chúng bình dân, thì việc truyền giáo sẽ không đạt những kết quả quân bình và cần thiết cho sự phát triển một giáo hội. Hơn nữa kế hoạch truyền giáo đã gặp những khủng hoảng nội bộ, vì không được sự chấp thuận của giới lãnh đạo trung ương và sự tán đồng của một số tín đồ bảo thủ, nhất là vì sự bất đồng ý kiến của chính những nhà truyền giáo thi hành kế hoạch trực tiếp.
Sau cùng phương tiện nhân vật lực quá nghèo nàn so với nhu cầu của môi trường truyền giáo địa phương.
C. Phương pháp “gây thiện cảm”.
Bằng phương pháp này, nhà truyền giáo muốn gây thiện cảm nơi người khác trong những hoạt động cụ thể mang lại lợi ích thiết thực và tức khắc (xã hội, giáo dục, y tế). Ðây là điểm khá nổi bật trong Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm.
1. Những ưu điểm.
Kỹ thuật truyền giáo này lợi dụng triệt để một vài yếu tố trong tâm lý con người : bằng những sự giúp đỡ cụ thể sống động cấp bách thiết thực, nhà truyền giáo gây xúc động nơi người tiếp nhận và từ đó giới thiệu đạo cho họ. Kỹ thuật này còn có một giá trị đặc biệt với khung cảnh Việt Nam, một quốc gia chậm tiến.
Tại Việt Nam, phương pháp này đã được áp dụng với một phương tiện vật chất khá dồi dào.
2. Những khuyết điểm.
Phương pháp này đã được sử dụng hơi chậm đối với sự hiện diện khá lâu của Tin Lành giáo, nhất là đối với Hội Liên Hiệp. Hơn nữa người ta có cảm tưởng như các nhà truyền giáo vẫn chưa ý thức đầy đủ về giá trị truyền giáo của những kỹ thuật này. Cán bộ thực hành kỹ thuật này lại chưa đủ những huấn luyện căn bản sâu sắc cần thiết nên đã không khai thác được những trường hợp thuận lợi cho họ.
D. Phương pháp “phối hợp”.
Ngày nay nhiều nhà truyền giáo thuộc các giáo hội muốn cải thiện những lề lối làm việc của họ để đem lại nhiều hiệu quả hơn.
1. Những ưu điểm.
Phương pháp truyền giáo phối hợp có nhiều ưu điểm do chính chủ trương vận dụng toàn diện và bao quát. Nhà truyền giáo cố gắng dùng mọi hình thức thích hợp và mọi cơ hội thuận tiện để truyền giáo cho mọi thành phần trong xã hội, đồng thời họ cũng phối hợp các phương tiện hoạt động trong một kế hoạch thống nhất. Phương pháp này giúp cho nhà truyền giáo tận dụng những khả năng và mọi phương tiện hoạt động cần thiết.
2. Những khuyết điểm.
Dầu nhà truyền giáo đã áp dụng phương pháp phối hợp, thì khuyết điểm của việc ứng dụng phương pháp này cho Việt Nam cũng do tinh thần và khả năng của các cán bộ truyền giáo chấp hành phương pháp, điều mà nhiều lần chúng tôi đã phân tích.
Mặt khác trong nội bộ Tin Lành giáo tại Việt Nam, những chủ trương giáo điều dị biệt, những vết tích không tốt trong quá khứ của một số giáo phái đối với nhau đã cản trở mọi nỗ lực phối hợp trong một chương trình hữu ích chung.
E. Kết luận về 4 khuynh hướng phương pháp.
Nói chung về 4 khuynh hướng phương pháp truyền giáo Tin Lành đã được áp dụng tại Việt Nam, người ta nhận thấy, vì là sản phẩm của chính con người và do con người thi hành, mỗi khuynh hướng phương pháp trên nguyên tắc cũng như trong thực hành đối với khung cảnh Việt Nam đều có những khuyết điểm và ưu điểm riêng biệt. Mỗi phương pháp đều có những giá trị không thể thay thế và cũng không hoàn toàn và luôn luôn thích hợp. Vì thế người ta không thể luôn luôn tin cậy vào một phương pháp nhất định nào.
Sau khi kiện toàn và chuẩn bị đầy đủ những yếu tố truyền giáo cơ bản, người ta có thể cải tiến việc truyền giáo theo một số tiêu chuẩn.
1. Nhà truyền giáo cố gắng sáng kiến những phương pháp truyền giáo mới lạ nhưng thích hợp và đa hiệu đối với mỗi khung cảnh thời gian, không gian và tâm lý cùng nhiều điều kiện sinh hoạt khác trong xã hội con người.
2. Nhà truyền giáo cần uyển chuyển linh động từng chi tiết thực tế của phương pháp cổ truyền, đồng thời phải có quyền biến dung hợp với các ưu điểm của mỗi phương pháp ứng dụng trong những điều kiện và hoàn cảnh thực tế.
3. Nhưng dầu áp dụng phương pháp nào, nhà truyền giáo không thể không có đầy đủ phương tiện cần thiết và nhất là những cán bộ có khả năng và có căn bản về hệ thống giáo điều của giáo hội.
______________________________ ______________________________ _______
Chú Thích
(1) Tham khảo tạp chí “L’Amitié” (bulletin trimestriel de l’Association Chrétienne de Professeurs) số 1, năm IV, tháng 10-1930, Pháp.
Nhiều biến cố chính trị xã hội đương thời đã phát xuất từ giới thanh niên: cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thái Học (1929), tại Hà Nội nhiều thanh nữ tự tử nhiều hơn thanh nam (1931), phong trào cá nhân chủ nghĩa được phát động chống lại truyền thống gia đình (Hà Nội, 1933), một nhóm thanh niên Hà Nội bỏ cha mẹ để tụ tập vui chơi với nhau trong tinh thần độc lập, phĩng túng, duy vật (1934), nhiều văn thi sĩ đề cao vai trị của phụ nữ trong gia đình và xã hội bằng cách nêu lên tư tưởng nam nữ bình quyền và sự thốt ly gia đình (G.Bois ).
(2) Tham khảo tạp chí “Le Semeur”, số 8 tháng 6-1939, năm thứ 42, mục “l’Indochine et la Jeunesse Annamite”, tr. 503-523.
(3) Le Semeur, Sđd, tr. 516.
(4) Le Semeur, Sđd, tr. 519.
(5) Quyết nghị Hội Ðồng Tổng Liên Hội, 1964, Sài Gòn, tr. 24.
(6) Quyết nghị Hội Ðồng Tổng Liên Hội, 1964, Sài Gòn, tr. 35.
(7) Thánh Kinh Báo số 332/1966, tr . 15-16.
(8) Thánh Kinh Báo số 332/1966, tr .15-16.
(9) Trung Tâm Sinh Viên do ông P. Monet điều khiển.
(10) Hiện nay cĩ 3 Nha Tuyên Úy tôn giáo trong Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa: Thiên Chúa giáo, Phật giáo, và Tin Lành giáo (chỉ có những mục sư thuộc Hội Tin Lành Việt Nam làm tuyên úy mà không có mục sư thuộc các giáo phái khác trong cơ quan này).
(11) Ông Ðoàn Mười, bào đệ của nhà văn Ðoàn Thêm, đã du học tại Luân Ðôn sau khi tốt nghiệp Anh ngữ. Ông sang Pháp tiếp tục việc học tại Ðại học Paris. Khi Thế Chiến II bắt đầu bùng nổ, ông mất hết liên lạc với gia đình tại Việt Nam và dĩ nhiên mất luôn những khoản tài trợ của gia đình. Ông chán nản nhưng sau đã tin nhận Tin Lành giáo và từ cuối năm 1941, ông làm việc truyền giáo trong nhiều trại tạm trú cho chừng 30.000 Việt kiều tại Pháp. Năm 1949, ông trở về Việt Nam tham gia nhiều hoạt động Tin Lành.
(12) Giải quyết an ninh xã hội (sinh sống, hưu dưỡng, chữa bệnh ... cho nhà truyền giáo và gia đình họ) cho các nhà truyền giáo cũng thể hiện một phương pháp tăng hiệu năng cho việc truyền giáo.
(13) Thánh Kinh Báo số 68 -1936, tr. 283.
(14) Annual Report, CMA in Vietnam, 1932, tr. 4-6.
(15) Thánh Kinh Báo số 104 -1939, tr. 306.
(16) Thánh Kinh Báo số 191-1952, tr 3.
(17) E.F. Irwin, sđd, tr. 8.
(18) Nhóm tại hội trường “Kongresshalle, Tây Bá Linh trong những ngày 26/10 đến 4/11 năm 1966 với 1250 đại biểu thuộc 105 quốc gia.
(19) Buổi hội do một số nhà truyền giáo thuộc tổ chức PTL, Hoàn Cầu Khải Tượng và Ban Lưu Hành Truyền Ðạo Nam Hạt (Hội Tin Lành Việt Nam) tại số 126, Chi Lăng, Phú Nhuận, Gia Ðịnh, ngày 20-7-1967.
(20) Tạp chí “Truyền Giáo”, tập 2-1967, tr . 5.
(21) Có những nhà truyền giáo Tin Lành tại Việt Nam lại nhận định khác hẳn. Trong cuốn Victory in Vietnam (sđd), trang 58, bà G.H.Smith viết:
“Gordon was granted a special audience with the President of Vietnam at that time, Mr. Ngô Dinh Diem. Gordon has written him fully about our desire to evangelize the tribes. He received Gordon cordially in his palace at Saigon and assured him of his interest, saying to go ahead with our program. “You have perfect liberty of action” were his words. He hoped soon to build roads into the interior so that wilder tribes might be civilized. The President was a devout Roman Catholic, but he was favorable to Protestant mission, especially to those which would do some social and medical work”.
Một vị mục sư đã nói với chúng tôi: “Chính quyền Ngô Ðình Diệm muốn phá Hội Thánh Tin Lành Việt Nam. Việt Nam đã có Hội Thánh Tin Lành, cần gì phải cho phép nhiều giáo phái khác vào làm gì”. (chúng tôi xin giữ kín xuất xứ câu nói này để tránh nhiều hậu quả không hay hiện tại).
Dayton, OH, ĐHN đã chuyển thành dạng chữ viết UNICODE, ngày 4/7/2006.3
NHỮNG TỔ CHỨC TRUYỀN GIÁO CHUYÊN BIỆT
Ngoài những hoạt động truyền giáo tổng quát cho mọi người, các nhà truyền giáo Tin Lành còn truyền giáo một cách đặc biệt cho từng thành phần trong xã hội, nhất là giới thanh niên. Các nhà truyền giáo Tin Lành Pháp và Hội Liên Hiệp cùng Hội Tin Lành Việt Nam đã chú ý trước nhất đến những hoạt động chuyên biệt này.
Chúng tôi sẽ phân tích những tổ chức chuyên biệt sau đây trong Hội Tin Lành Việt Nam : Ðoàn Thanh Niên Tin Lành. Ðoàn Sinh Viên Tin Lành, Hội Cơ Ðốc Thanh Niên Việt Nam, Nha Tuyên Úy Tin Lành Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa.
I. Ðoàn Thanh Niên Tin Lành Việt Nam.
Trong giai đoạn đầu tiên của lịch sử Tin Lành giáo tại Việt Nam, chính các nhà truyền giáo Tin Lành Pháp đã chú trọng nhiều đến giới thanh niên trước khi các nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam quan tâm đến họ.
A. Thanh niên Việt Nam dưới mắt một số nhà truyền giáo Tin Lành.
Vì ý thức được vai trò của giới thanh niên trong việc xây dựng một giáo hội vững chắc, một số nhà truyền giáo Tin Lành Pháp đã dành nhiều thời giờ tìm hiểu tâm trạng thanh niên Việt Nam, để có thể truyền giáo cho họ một cách thích hợp hơn.
Người ta đã có nhiều dịp thấy nhiều nhà truyền giáo Tin Lành cũng như nhiều tín đồ Tin Lành Pháp đã say mê hoạt động cho giới thanh niên Việt Nam, chẳng hạn các ông P.Monet, G.Bois, E. Niedrist, J.H. Hoffet, Serge Lehnebach, B. de Luze và sau này Pierre Médard. Nhưng chúng tôi muốn trình bày quan điểm và những nhận định của chính các nhà truyền giáo Tin Lành đối với giới thanh niên Việt Nam.
1. Theo ông G.Bois, giới thanh niên Việt Nam thế hệ 1930 đã bị chi phối nặng nề bởi nền giáo dục Khổng giáo, một nền giáo dục quá thiên về đời sống luân lý và kiến thức từ chương. Có những thanh niên khi vừa được một văn bằng theo học chế Tây phương lại tỏ vẻ kiêu kỳ, khinh chê những người trong vùng làng quê ít học hơn họ. Họ tưởng mình thông minh và có vạn năng; họ cố chấp và gàn dở ương ngạnh cùng làm nhiều điều lố lăng ...
Vẫn theo ông G.Bois, nền giáo dục Khổng giáo đã không tạo cho giới thanh niên Việt Nam một căn bản nội tâm vững vàng. Họ thiếu một nhân cách, một ý chí mạnh mẽ để có thể thành công xứng đáng và vẻ vang trên đường đời. Nhưng họ lại có nhiều khả năng thể hiện ước vọng của họ để sống một cuộc đời đạo đức sáng suốt. Ðã có nhiều thanh niên nhận thức được những khuyết điểm trong nền giáo dục từ chương cổ truyền của họ đồng thời cũng nhìn thấy những giá trị của nền giáo dục Tây phương nhằm phát huy khả năng cá nhân và chuẩn bị con người đảm nhiệm những chức vụ khác nhau trong sinh hoạt xã hội. Con người được huấn luyện để biết xử dụng tự do một cách sáng suốt và thích hợp, để trở thành cương nghị, can đảm, và giầu sáng kiến (1).
Năm 1934, dựa theo bài thuyết trình của luật sư Lê Văn Kim (trạng sư tại Sài Gòn, đã đậu tiến sĩ văn chương và khoa học tại Pháp), ông G.Bois ghi lại nhiều nhận xét về giới thanh niên Việt Nam. Thanh niên Việt Nam gặp phải đủ thứ khó khăn. Vì lập gia đình sớm lại chịu ràng buộc bởi liên hệ gia đình theo truyền thống Á Ðông, họ khó thể theo đuổi việc học vấn đầy đủ. Nhiều thanh niên thụ huấn tại Pháp đến khi hồi hương đã khó thích ứng với nếp sống còn chậm tiến của kiều bào và xã hội chung quanh họ.
Tháng 6-1935, tình cờ gặp lại người học trò cũ ban Triết của ông, ông G.Bois thấy anh này có vẻ chán nản vì anh phải theo học ngành luật để chiều ý gia đình, trong khi chính anh muốn qua Pháp để theo học ngành văn khoa. Nhiều thanh niên Việt Nam khác cũng gặp cảnh ngộ tương tự : họ không được tự do chọn lựa ngành học theo sở thích và khả năng, nhưng đã bị gia đình ép buộc phải theo học ngành này nọ vì thành kiến và những tham vọng vị lợi ...
Năm 1939, nhờ vai trò giáo sư tại Trường sư phạm huấn luyện các giáo viên tiểu học, ông G.Bois có dịp tìm hiểu nhiều hơn về giới thanh niên Việt Nam. Ông đã phân tích tình trạng trung bình của chừng 500.000 thanh thiếu niên trong đó có nhiều học sinh, sinh viên và giáo sinh sư phạm của ông.
Trước hết, ông nhận định qua về giới thanh niên Thượng (theo ông giới thanh niên Rađê, thuộc bộ tộc văn minh nhất trong các Thượng dân, đã chẳng ưa thích gì việc học tập cả. Khung cảnh văn hóa chung của họ cũng không thuận lợi cho việc học vấn, phát triển. Lúc đó tỉnh Ðarlac chỉ có 10 trường học cho 125.000 Thượng dân. Nhà cầm quyền Pháp đã phải tổ chức đến 7 trường theo chế độ nội trú để giữ những học sinh Thượng ở lại học tập đều đặn và liên tục). Còn đối với Việt Nam, hầu hết các trẻ em miền thôn quê thường nhỏ bè, gầy yếu, khổ sở vì thiếu ăn, thiếu mặc. Dầu vậy, trí nhớ và óc tưởng tượng của chúng phát triển rất nhanh chóng. Một số thanh niên thôn quê đã may mắn được đi học và hễ có chút ít chữ nghĩa là họ ra tỉnh làm ăn.
Theo ông trách nhiệm giáo dục thanh thiếu niên thật nặng nề, vì chính những người được đi học vẫn chưa có hoàn cảnh và điều kiện phát huy nhân cách của họ.
Giới thanh niên trí thức Việt Nam đang lên chỉ gồm mấy ngàn học sinh trung học và một số nhỏ sinh viên đại học (khoảng 1.500-2.000 học sinh trung học Việt Nam và trung học Pháp, chừng 500 sinh viên đại học theo học ngành y khoa, luật khoa và nông lâm súc khoa). Một số rất ít thanh thiếu niên du học tại Pháp (hầu hết tập trung tại Paris). Số học sinh sinh viên Việt Nam lại giảm xuống rõ rệt, từ khi nền kinh tế hồi tiền thế chiến bị khủng hoảng (2).
2. Theo ông G.Bois, qua những dịch phẩm từ Pháp ngữ, những công trình nghiên cứu về Khổng giáo và một số văn thi phẩm, tiểu thuyết của người Việt, người ta có thể nhận thấy phần nào những cố gắng của giới thanh niên trí thức Việt Nam. Giới văn thi sĩ trẻ, nhất là nhóm Tự Lực Văn Ðoàn (qua hai tác phẩm của Khái Hưng và Nhất Linh : Nửa Chừng Xuân, Ðoạn Tuyệt), đã nói lên thực trạng giới thanh niên Việt Nam đương thời. Họ muốn chống lại những gò bó khắt khe của đời sống gia đình cổ truyền. Nhưng lại có những lớp người cũ muốn bảo thủ nếp sống cổ truyền qua hình ảnh cô giáo ngoan ngoãn về làm dâu trong gia đình nhà chồng (Cô giáo Minh).
Báo chí cũng phản ánh tâm trãng thanh niên Việt Nam. Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh, trong tạp chí Annam nouveau ngày 26-5-1938, đã khuyến khích thanh niên Việt Nam nên ý thức vai trò và sứ mệnh của mình. Họ là những người thông minh sắc sảo nhưng thiếu một căn bản nội tâm. Vì thế họ cần phải học tập để thấu suốt phương pháp làm việc, biết kiên nhẫn trong lãnh vực chuyên nghiệp.
Nói về thanh niên Việt Nam, một người Pháp bút hiệu Préfer đã viết : “Vừa hấp thụ sâu rộng nền văn hóa Trung Hoa, vừa thấu hiểu ngôn ngữ và lịch sử của mình, đồng thời thâm tín về giá trị của nền văn minh Tây phương, họ dám chấp nhận và thực hiện những điều họ nghĩ là tốt đẹp nhất. Thường thường người Âu châu đã không hiểu họ và hay phán đoán sai lầm về họ. Nhưng tôi vẫn cảm mến lớp người này hơn, vì tôi thâm tín rằng giới trí thức quốc gia Annam sẽ phát sinh từ chính giai cấp này. Nhiều thanh niên đã cổ võ sự hợp tác hiểu biết giữa người Việt và người Pháp, nhưng vẫn còn những người luôn luôn muốn đề cao cá tính nhân bản quốc gia. Thực ra họ chưa tìm thấy một lý tưởng siêu hình cho chính họ. Nhiều thanh niên thường quá mẫn cảm, dễ xúc động, thích phê bình hay tỏ vẻ khinh chê công việc chân tay hoặc chuyên nghiệp. Một số người có uy tín đã cổ động sự phát triển trí thức, luân lý và chính trị như lý tưởng quốc gia (3)”.
Tạp chí “Cahiers de la Jeunesse” có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định một vị trí cho giới thanh niên Việt Nam:
“Mỗi người, dầu thuộc nền văn minh nào hay thuộc vị trí lịch sử nào, đều có quyền đòi hỏi người khác phải cư xử xứng đáng với mình. Và trên cương vị nào đó, người ta có thể ăn nói bình đẳng với bất cứ ai. Cũng chính trên cương vị đó mà chúng tôi muốn được phát triển (4)”.
Tạp chí này đã giúp cho khả năng tinh thần được phát triển. Vì các vấn đề trí thức, nghệ thuật, văn chương, hướng đạo, xã hội, chúng tộc, luân lý và tôn giáo đều được trình bày và bàn luận tự do trong sự tôn trọng quan điểm và thành tâm của người khác. Khung cảnh thân hữu đó là kết tinh của nhiều chuyển biến trong quá khứ.
Từ những thiên kiến và truyền thống văn hóa xã hội lỗi thời bước sang nhiều giá trị Tây phương như tự do, tinh thần tôn trọng cá nhân và tinh thần say mê hoạt động, giới thanh niên Việt Nam đã bị khủng hoảng trước niềm tin và những giá trị cổ truyền. Họ đâm ra hoài nghi tất cả để lại trở về với chính mình và dửng dưng trước mọi chuyện. Dần dần họ cố tìm một lối thoát. Họ suy nghĩ, mơ tưởng, nương theo những tiến bộ tốt đẹp trong xã hội văn minh Tây phương để tìm lại sự phấn khởi.
Thế rồi họ bắt tay hành động : không cần ta thán xuông nữa mà phải đạt tới một nền tảng học vấn tốt nhất, phải sáng tạo và phát triển cá tính, tiếp tục khám phá những khả năng của chính mình. Họ đã hy sinh cho lý tưởng và tham gia vào những hoạt động xã hội tập thể.
Trong những cố gắng cải tiến này, nhiều thanh niên trí thức Thiên Chúa giáo đã đi tiên phong. Nhưng tình thân hữu cởi mở đã liên kết các thanh niên Việt - Pháp thuộc đủ mọi khuynh hướng tôn giáo. Cũng chính vì thế mà một mục sư Tin Lành Pháp đã lãnh đạo phong trào thanh niên Nam Kỳ.
B. Ðoàn Thanh Niên Tin Lành.
Chính trong trào lưu thanh niên Việt Nam đang bùng lên mạnh mẽ, giới thanh thiếu niên Tin Lành đã dần dần được tổ chức thành đoàn ngũ. Giới thanh thiếu niên, nhất là thanh niên trí thức, sẽ làm nền móng cho giáo hội. Tuổi trẻ vẫn được coi là tuổi đầy sáng kiến, sức mạnh và lòng nhiệt thành vô vị lợi. Chính vì thế việc huấn luyện và truyền giáo cho thanh thiếu niên rất quan trọng : họ sẽ nối tiếp trách nhiệm của thế hệ đi trước và họ cấn phải có nhiều khả năng hơn để đối phó với những vấn đề mới trong việc duy trì và phát triển giáo hội.
1. Lược sử.
Ðoàn Thanh Niên Tin Lành Việt Nam khởi đầu từ Nam kỳ. Trong một phiên họp ngày 3-4/2/1941, đại diện một số thanh niên Tin Lành Nam hạt đã quyết định thành lập Ðoàn Thanh Niên Tin Lành Nam hạt do ông Nguyễn Văn Phép (chi hội Tân Thạch) làm Ðoàn trưởng.
Ngay năm sau, Ðại Hội Ðồng Tổng Liên Hội Hội Tin Lành Việt Nam (Ðà Nẵng, 15-19/8/1942) đã “biểu quyết phải lập Ban Thanh Niên, liên hiệp các Ban Thanh Niên trong các Hội Thánh khắp Ðông Dương. Phải có một Tổng Ðoàn Trưởng và ba Ðoàn trưởng trong ba hạt. Cũng phải chia lập đại trưởng ban cùng nhiều trưởng ban cho mỗi chi hội. Việc nầy tạm ủy cho Ban Trị Sự mới sẽ hiệp với ba Chủ nhiệm mà tổ chức tập sự. đem trình cho Hội đồng năm 1943 giải quyết mọi phương cách và thông qua (5)”.
Năm 1944, sau Hội Ðồng Ðịa Hạt nhóm tại Phong Thử, Quảng Nam, Trung Hạt bắt đầu tổ chức đoàn thanh niên do Mục sư Hoàng Trọng Vân làm Ðoàn Trưởng. Tại Bắc Hạt việc đoàn ngũ thanh niên Tin Lành đã không được thực hiện, có lẽ vì thành phần thanh niên tín đồ không có nhiều lắm.
Còn thanh niên Tin Lành được đoàn ngũ sớm nhất tại Nam hạt là nhờ phong trào sinh hoạt thanh niên đang được cổ động mạnh mẽ tại Nam kỳ, nhất là từ khi Mục sư Serge Lehnebach lãnh đạo sinh hoạt thanh niên Nam kỳ.
Năm 1952, Hội Ðồng Tổng Liên Hội Hội Tin Lành Việt Nam lần 22 họp tại Sài Gòn đã “biểu quyết xin hai ông Chủ Nhiệm Trung Hạt và Bắc Hạt khuyến khích các Hội Thánh lo tổ chức các Ban Thanh Niên để Hội Ðồng sau hiệp tổ chức Ban Thanh Niên Toàn Quốc. Nếu cần, xin hai ông Chủ nhiệm viết thơ hỏi thăm ông Ðoàn Trưởng Thanh niên Nam hạt về thể lệ hoặc cách tổ chức (6)”. Nhưng cho tới trước khi Hiệp định Genève 1954 được ký kết, Ðoàn Thanh Niên Tin Lành Bắc Hạt vẫn chưa được tổ chức.
Năm 1956, Hội Ðổng Tổng Liên Hội Hội Tin Lành Việt Nam họp tại Ðà Nẵng cử Mục sư Phạm Văn Thâu làm Tổng Trưởng Ban để liên kết thanh niên Tin Lành trong các chi hội toàn lãnh thổ Miền Nam Việt Nam.
Ngày 2-11-1957 Ðại Hội Ðồng Thanh Niên Tin Lành mới được tổ chức lần thứ I tại Vĩnh Long. Ðại Hội Ðồng đã quyết định thành lập chính thức Tổng Ðoàn Thanh Niên Tin Lành. Tổng Ðoàn này sẽ được điều khiển bởi một Ban Quản Trị gồm Mục sư Phạm Văn Thâu làm Tổng Ðoàn Trưởng, Mục sư Nguyễn Lĩnh làm Thơ ký, Mục sư Nguyễn Sơn Hà làm Tư hóa. Một Ðiều lệ cho Tổng Ðoàn cũng được khởi thảo để trình cho Hội Ðồng năm sau. Từ khi đó mỗi năm đều có một Ðại Hội Ðồng cho Tổng Ðoàn Thanh Niên Tin Lành. Trong Ðạo Hội Ðồng Thanh niên Tin Lành lần IV, Mục sư Nguyễn Sơn Hà đắc cử chức vụ Tổng Ðoàn Trưởng Tổng Ðoàn Thanh niên Tin Lành.
Sau khi các Ban Thanh Niên được tổ chức trong các chi hội tín đồ Việt Nam, lần lượt nhiều Ban Thanh Niên Thượng Dân cũng được thành lập. Trong Hội Ðồng Thượng Hạt lần thứ II (Ban Mê Thuột, 4-7/3/1961), Ðoàn Thanh niên Tin Lành Thượng hạt chính thức được tổ chức với truyền đạo Na Klas A đắc cử chức vụ Ðoàn Trưởng.
Tuy nhiên các Ban Thanh Niên không phải được tổ chức trong toàn thể các chi hội nhưng chỉ trong những chi hội nào đó có đủ một số điều kiện chẳng hạn như số thanh niên tín đồ, phương tiện và hoàn cảnh làm việc.
2. Hoạt động.
Từ khi được thành lập, Ðoàn Thanh Niên Tin Lành đã thực hiện được khá nhiều hoạt động. Nhiều thanh niên trong các Ban thanh niên chi hội trở thành những giáo viên Trường Chúa Nhật hay những Ban viên chứng đạo nhiệt thành. Ban thanh niên cũng thực hiện nhiều công tác chuẩn bị tổ chức vào các dịp hội hè giảng thuyết của chi hội, địa hạt ...
Những Ban thanh niên này cũng tổ chức truyền đạo. Chẳng hạn vào tháng chạp năm 1960, Ðoàn Truyền Giáo Thanh Niên Nam Hạt do ông Nguyễn Văn Vạn hướng dẫn đã đến giảng dạy Kinh Thánh cho các cô nhi sinh sống trong Viện Dục Anh, Sài Gòn.
Mỗi Ban Thanh Niên địa phương cũng thường hội họp để giải trí, học tập hay làm một công tác tập thể đã được chỉ định. Dầu vậy, trong thực tế tình trạng sinh hoạt của thanh niên Tin Lành vẫn không được tiến triển điều hòa. Một thanh niên Tin Lành ký tên “Người trẻ tuổi” đã viết:
“Năm 1966 là năm mà hoạt động thanh niên Tin Lành Việt Nam chỉ còn thu hẹp lại ở các chi hội. Các Ban Trị Sự Hạt cũng như Ban Trị Sự Tổng Ðoàn đều xa cách hẳn với các chi đoàn (hay là ban) thanh niên ở mỗi chi hội. Hoạt động thanh niên Tin Lành vẫn có những không có một tổ chức hướng dẫn, các chi đoàn Ðại học Cần Thơ lẻ loi và yếu ớt ... Người ta thấy sự tê liệt của hoạt động thanh niên Tin Lành nhằm đúng lúc mà các phong trào thanh niên phụng sự xã hội chính trị đang tiến mạnh (mặc dầu chỉ là hình thức)” (7).
Tác giả bài báo còn nhấn mạnh đến việc tổ chức huấn luyện thanh niên và đề nghị 3 giải pháp cải tiến sinh hoạt thanh niên Tin Lành : mở các khóa huấn luyện đặc biệt, tổ chức trại hè huấn luyện và gởi những thanh niên ưu tú xuất ngoại du học.
Trong phần kết luận, “Người trẻ tuổi” viết:
“Mười năm nữa Hội Thánh sẽ gồm toàn những người già nua, còn bạn trẻ vì thiếu tổ chức, hướng dẫn, họ sẽ mất đi, chúng ta hãy chuẩn bị cho 10 năm sắp tới ấy (8)”.
Ðến tháng 6 năm 1967, Hội Tin Lành Việt Nam đã tổ chức một khóa huấn luyện thanh niên Tin Lành về phương pháp tổ chức Ban Thanh Niên và công tác truyền đạo cho thiếu nhi tại nhà thờ chi hội Tin Lành Sài Gòn (đường Trần Hưng Ðạo). Các Mục sư Phạm Xuân Tín và Suther land đã từ Nha Trang vào Sài Gòn thuyết trình cho các khóa sinh. Các thanh niên sau khi được huấn luyện sẽ trở về hoạt động trong chi hội của họ hay trong các Trung Tâm sinh hoạt Thanh niên. Chính các thanh niên này cũng sẽ điều hành những chương trình hoạt động và truyền đạo cho thiếu nhi.
Ii. Ðoàn Sinh Viên Học Sinh Tin Lành.
Ðối với Hội Tin Lành Việt Nam, việc tổ chức đoàn ngũ và truyền giáo cho sinh viên học sinh đã chỉ được chú ý rất chậm. Nhưng các nhà truyền giáo Tin Lành Pháp đã quan tâm nhiều đến họ (9).
A. Những nỗ lực qui tụ học sinh sinh viên.
Sau những cố gắng nhất thời của Phái Bộ Nghiên Cứu Tin Lành Pháp đối với thanh niên sinh viên tại Hà Nội, từ năm 1949, khi một chi nhánh Ðại học Hà Nội được thiếp lập tại Sài Gòn, Mục sư B. de Luze, thuộc Chi Hội Tin Lành Cải Cách Pháp, là người đầu tiên đã qui tụ được một số sinh viên học sinh Tin Lành (hoặc tôn giáo khác) đến hoạt động trong khu vực chi hội của ông. Sinh hoạt của họ lúc đó không được đều đặn và tổ chức chặt chẽ. Mục sư B.de Luze đã dành cả khu đất và ngôi nhà thờ mà ông đang quản trị làm nơi hoạt động cho họ.
Năm 1958, Mục sư P. Médard đến Sài Gòn thay thế Mục sư B. de Luze vẫn tiếp tục giúp đỡ nhóm sinh viên Tin Lành này. Ông đã sửa sang lại khu vực ông coi sóc và thiết lập một cư xá cho 36 sinh viên mà quá nửa là sinh viên tín đồ Tin Lành. Mỗi tháng họ tụ tập lại để học tập, bàn luận về một đề tài Kinh Thánh, khoa học hay triết lý. Một số sinh viên trong cư xá và một nhóm hướng đạo nữ đã gia nhập Ca đoàn của Chi Hội Tin Lành Pháp.
Trong bản tường trình hoạt động thường niên 1962, Mục sư P. Médard cho biết các sinh viên trong cư xá của ông đang cố gắng thiết lập một trung tâm sinh hoạt có tổ chức hơn. Trong số 34 sinh viên lưu trú đã có 24 người là tín đồ Tin Lành. Mục sư Ðoàn Văn Miêng khi vừa được bầu làm Hội Trưởng Tổng Liên Hội (tháng 10-1961) đã chú ý đến việc cải tổ sinh hoạt của sinh viên trong cư xá với một phần tài trợ của Chi Hội Tin Lành Pháp.
Những sinh viên lưu trú trong cư xá chỉ phải trả một phí khoản tượng trưng (ghi danh, điện nước ). Những sinh viên nào không thanh toán xong phí khoản này trước khi niên khóa học chấm dứt, họ sẽ không được tiếp tục lưu ngụ tại cư xá. Ðể khuyến khích những sinh viên học chăm chỉ, ông P. Médard cũng lo tìm học bổng cho họ. Ðời sống tôn giáo trong cư xá không được tổ chức, nhưng các sinh viên Tin Lành vẫn tìm cách truyền đạo cho các bạn sinh viên khác đạo của họ.
Các sinh viên Tin Lành thường tụ tập để phụng tự cầu nguyện mỗi chiều thứ bảy và tổ chức vào chiều chủ nhật những buổi thuyết trình dành cho sinh viên học sinh ngoài đạo.
B. Ðoàn Sinh Viên Học Sinh Tin Lành .
Từ khi có nhóm sinh viên học sinh Tin Lành hoạt động tại Sài Gòn, nhiều nhân vật Tin Lành quốc tế đã đến viếng thăm và quan sát đời sống của họ để giúp họ hoạt động đồng thời mời họ gia nhập phong trào sinh viên học sinh Tin Lành quốc tế.
Tháng 10-1959, Mục sư David Adeney, đại diện tổ chức “International Fellowship of Evangelical Students” đến Sài Gòn thăm viếng nhóm học sinh sinh viên Tin Lành Việt Nam. Ông đã nói chuyện thân mật với sinh viên học sinh Tin Lành tại nhà riêng của Mục sư P. Médard và cho họ biết mục đích tổ chức của ông là liên kết các sinh viên học sinh Tin Lành trên toàn thế giới để học hỏi Kinh Thánh và truyền giáo trong môi trường Ðại học và Trung học.
Cuối năm 1960, Mục sư P. A. Contento (B.A., cựu giảng sư tại Ðại học đường Noyang, Mã Lai) đến giảng thuyết cho sinh viên học sinh Tin Lành Việt Nam. Ông đã tổ chức liên tiếp 3 ngày tụ họp của sinh viên học sinh Tin Lành tại nhà riêng của ông, với sự giúp đỡ của ông Sawin và Sutherland. Có 40 sinh viên học sinh tham dự những buổi hội này.
Nếu các Mục sư Pháp, nhất là Mục sư P. Médard đã tận tâm qui tụ để giúp sinh viên học sinh Tin Lành hoạt động, thì chính Mục sư P.A. Contento lại được Hội Liên Hiệp chỉ định làm tuyên úy chính thức cho nhóm thanh niên này.
Chính ông P. A. Contento đã tổ chức lại các sinh hoạt cho nhóm sinh viên học sinh Tin Lành này và liên kết họ trong một tổ chức lấy tên là “Ðoàn Sinh Viên Học Sinh Tin Lành” tức Nhóm Sinh Viên Thông Công Tin Lành (Intervasity Christian Student Fellowship). Ðoàn Sinh viên học sinh Tin Lành này đã gia nhập Tổ Chức Sinh Viên Tin Lành quốc tế International Fellowship of Evangelical Students đặt trụ sở trung ương tại Lausanne, Thụy Sĩ. Chị Phạm Thị Son, một sinh viên y khoa được bầu làm đoàn trưởng (nay đã trở thành y sĩ và hiện tu nghiệp tại Hoa Kỳ) và anh Lê Vĩnh Thạch làm Tổng thư ký (nay đã trở thành mục sư). Trụ sở của đoàn đặt tại số 39, Nguyễn Duy Dương, Chợ Lớn.
Cuối năm 1961, ba đoàn viên là các anh Ðàm Quang Thuận, Nguyễn Hữu Aùi và Chị Huỳnh Thị Ngọc Trâm được cử tham gia Hội Ðồng Lãnh Ðạo Sinh Viên Á châu tại Hương Cảng để thảo luận về việc truyền giáo cho thanh niên trí thức Á châu.
Tháng 8-1962, một Ðại Hội Ðồng Tổng Sinh Viên Học Sinh Tin Lành qui tụ chừng 70 người đã được tổ chức tại Sài Gòn dưới sự hướng dẫn của ông bà P.A. Contento, Mục sư Lê Hoàng Phu, các ông Nguyễn Văn Vạn, Ðỗ Ðức Trí. Sau khi soạn thảo xong Ðiều Lệ và Nội Quy, Ðại Hội Ðồng đã bầu Ban Chấp Hành mới do chị Phạm Thị Son làm Tổng Thư Ký, anh Ðàm Quang Thuận làm thư ký và chị Trần Thị Lê Minh làm thủ qũy.
Ban Chấp Hành Ðoàn Sinh Viên Học Sinh Tin Lành năm 1963 có nhiều thay đổi quan trọng. Ngoài các chức vụ trong Ban chấp hành cũ, nhiều đoàn viên khác được cử vào Ban chấp hành mới phụ trách 5 ủy ban chuyên môn : Truyền Giáo, Học Tập Kinh Thánh và Cầu Nguyện, Văn Hóa, Âm Nhạc và Trung Học. Cũng trong năm 1963, Ðoàn Sinh Viên Học Sinh Tin Lành đã tổ chức một hội nghị huấn luyện tại Nha Trang. Các sinh viên học sinh đã hội học về giáo lý (lẽ đạo Ba Ngôi, bản tính loài người, tội lỗi Cứu Chúa, giáo hội) và các tôn giáo tại Việt Nam dưới sự hướng dẫn của Mục sư Phạm Xuân Tín, Lê Hoàng Phu và P.A.Contento.
Ðây là các năm sinh viên học sinh Tin Lành hoạt động mạnh mẽ tại môi trường đại học và trung học. Họ biếu tặng sách báo Tin Lành, mời các sinh viên học sinh ngoài đạo tham dự những buổi giảng thuyết tại nhà thờ Chi Hội Tin Lành Pháp.
Hiện nay Ðoàn tổ chức một chương trình sinh hoạt đều đặn nhằm 3 mục tiêu rõ rệt : truyền giáo cho giới thanh niên trí thức, liên kết tình thân hữu giữa các sinh viên học sinh Tin Lành Việt Nam (chiếu phim, du ngoạn, công tác xã hội tập thể) và gây dựng cho các đoàn viên một đời sống đức tin vững mạnh (giải luận Kinh Thánh, cầu nguyện, thờ phượng, ...). Ðoàn chủ trương một tạp chí lấy tên là “Thức” ấn hành dưới hình thức nội san (in ronéo).
III. Hội Cơ Ðốc Thanh Niên Việt Nam.
Gần đây tại Việt Nam, một phong trào thanh niên phát xuất từ Tin Lành giáo đã được tổ chức: đó là Hội Cơ Ðốc Thanh Niên Việt Nam.
A. Vài dòng lược sử.
Tiền bán thế kỷ XIX nhiều hiệp hội thanh niên Tin Lành đã được tổ chức tại nhiều nơi bên Âu châu. Năm 1844, một thanh niên mới 20 tuổi là anh Georges Williams đã thành lập một hội dành cho thanh niên lấy tên là Young Men’s Christian Association (viết tắt là Y.M.C.A.) tại Luân Ðôn. Tổ chức này đã bành trướng mau chóng trên quần đảo Anh rồi sang Hoa Kỳ, Gia Nã Ðại. Năm 1853 có đến 27 hiệp hội YMCA tại hai quốc gia này. Năm 1854 các hiệp hội YMCA kết hợp thành một liên đoàn tại Bắc Mỹ. Năm sau các đại diện YMCA tại Bắc Mỹ và Âu châu quyết định thành lập “Liên Minh Các Hiệp Hội YMCA Thế Giới (The World’s Alliance of the YMCA).
Tổ chức YMCA hoạt động mạnh mẽ tại Hoa Kỳ. Các thanh niên YMCA phát động chương trình mở mang đời sống thanh thiếu niên về các phương diện trí thức, xã hội, tôn giáo và thể chất. Ðể đạt mục đích, họ đã thiết lập một văn phòng thường vụ qui mô. Họ thích ứng luôn luôn với các nhu cầu và trào lưu tiến bộ mới. Họ hoạt động trong các Học viện cao đẳng và các Viện đại học. Tổ chức YMCA Hoa Kỳ hiện nay rất hoàn bị và ngày càng có một chỗ đứng vững chắc trong sinh hoạt thành thị. Từ sau năm 1914, họ đã tạo được một môi trường thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo chí nguyện của thanh niên Hoa Kỳ. Phong trào YMCA đã lan tràn mạnh sang nhiều quốc gia Á châu, nhất là tại Trung Hoa và Phi Luật Tân.
B. Hội Cơ Ðốc Thanh Niên tại Việt Nam.
Ông Paul Monet năm 1923 sau khi có dịp sang quan sát các tổ chức YMCA tại Trung Hoa đã có ý định thành lập tổ chức YMCA cho Việt Nam, những hoàn cảnh vẫn chưa cho phép. Chương trình lâu dài của ông là biến “Việt Nam Thanh Niên Hội” (Foyer des étudians annamites) thành tổ chức YMCA tại Việt Nam.
Sau này nhiều thanh niên Tin Lành Pháp đến làm việc tại Việt Nam đã vận động tổ chức YMCA cho Việt Nam, nhất là khi phong trào sinh hoạt thanh niên Việt Nam được phát triển trong những năm 1938-1945.
Năm 1949, trước khi đến Sài Gòn, Mục sư B. De Luze đã đặt kế hoạch thành lập YMCA Việt Nam, nhưng việc cũng không xong. Ông viết:
“Ðối với thanh niên chúng tôi nghĩ rằng không những chúng tôi không đủ tiền để thiết lập Trung tâm YMCA như đã dự liệu, mà nhất là còn vì bây giờ không phải lúc làm ... Trung tâm này sẽ chỉ có thể đáp ứng lại một điều gì, khi có những thanh niên Tin Lành tham gia nhập chi hội chúng ta. Muốn lôi cuốn họ, chúng tôi dự định tổ chức nhiều nhóm sinh hoạt, một nhóm dành riêng cho sinh viên học sinh (đã được thành hình); chúng tôi cũng cho một số thanh niên Pháp trong chi hội của chúng tôi gia nhập những toán nam nữ hướng đạo Việt Nam (G. Bois., tr. 94)”.
Cuối năm 1956, ông Lê Hoàng Lương thuộc Hội Tin Lành Việt Nam có dịp thăm viếng và quan sát tổ chức YMCA Hoa Kỳ. Tại trụ sở Liên Minh Các Hiệp Hội YMCA Thế Giới, ông được tiếp xúc với ông Paul Limbert và thảo luận với ông này về dự án thành lập YMCA tại Việt Nam. Ðến tháng 12-1966, ông Limbert đến Sài Gòn khảo sát tình hình và quyết định xúc tiến dự án.
Ðầu năm 1957, ông Pharmaraj, thư ký YMCA vùng Ðông Nam Á hội thảo với các nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp và một số thanh niên trong Hội Tin Lành Việt Nam để tổ chức Ban Vận Ðộng thành lập YMCA Việt Nam. Ðến tháng 9 hai ông Deng Benitez và Domingo Bascara, Chủ Tịch và Tổng Thư Ký YMCA Phi Luật Tân đến Sài Gòn giúp Ban Vận Ðộng này soạn thảo điều lệ cho YMCA Việt Nam.
Cuối năm 1957, YMCA chính thức xin phép hoạt động tại Việt Nam với danh hiệu “Thanh Niên Hội Việt Nam”. Ban Quản trị lâm thời được đề cử khi đó gồm một Hội Trưởng (ô. Nguyễn Văn Ðoan), một phó hội trưởng và 3 quản trị viên. Ít lâu sau, ông Ðào Trịnh Bính lên giữ chức Hội Trưởng thay thế ông Ðoan. Danh hiệu “Hội Cơ Ðốc Thanh niên Việt Nam” chỉ được chọn vào tháng 5-1959.
Trong thời gian chưa được phép hoạt động chính thức, hội vẫn tổ chức các hoạt động thanh niên, thể thao, văn hóa (như mở lớp Anh ngữ hay Việt ngữ miễn phí).
Ngày 16-6-1964, Hội Cơ Ðốc Thanh Niên Việt Nam do Mục sư Phạm Văn Thâu làm Chủ Tịch và ông Nguyễn Văn Vạn làm Tổng thư ký đã được phép hoạt động chính thức theo một nghị định của ông Ðặc ủy Trưởng Thanh Niên và Thể Thao (nghị định 186/PÐUTHTT/TN9/ND).
Tháng 6-1965, một Ðại Hội Ðồng Cơ Ðốc Thanh Niên Việt Nam được triệu tập để Ban quản trị tường trình công tác. Ðại Hội đã bầu Ban Chấp hành mới nhiệm kỳ 1 năm gồm các nhân vật sau đây : Mục sư Phạm Văn Thâu (Chủ Tịch), ông Nguyễn Văn Ninh (phó chủ tịch), ông Trần Thượng Nhơn (Tổng thư ký), bà Trần Hà Hải (Thủ quỹ), cùng 8 ủy viên chuyên môn.
Hội Cơ Ðốc Thanh Niên Việt Nam hoạt động vô thời hạn và hiện có liên lạc với 89 tổ chức YMCA trên thế giới. Trụ sở hiện thời của Hội đặt tại Trung tâm Cơ Ðốc Giáo Dục thuộc chi hội Tin Lành Sài Gòn. Chủ Tịch đương kim của Hội là ông Trần Như Biên.
Tinh thần và chủ đích của Hội nhằm liên kết các thanh niên Cơ Ðốc giáo Việt Nam. Các hoạt động của Hội đều được điều khiển do tinh thần Cơ Ðốc giáo và dưới sự cố vấn tinh thần của giới lãnh đạo Hội Tin Lành Việt Nam. Một điểm đặc biệt là các hội viên tham dự việc quản trị và bầu cử phải là tín đồ Tin Lành (điều lệ, chương 3, khoản 10, c). Tổ chức này muốn phổ biến tinh thần Cơ Ðốc giáo trong giới thanh niên Việt Nam qua những hoạt động trí dục, đức dục, xã hội và cả tôn giáo.
IV. Ủy ban Truyền Ðạo Cho Thiếu Nhi.
Hội Tin Lành Việt Nam đã chỉ xúc tiến rõ rệt công việc truyền giáo cho thiếu nhi từ cuối năm 1960.
Hội Tin Lành Việt Nam đã thành lập một Ủy Ban Truyền Ðạo Cho Thiếu Nhi do Mục sư Phạm Xuân Tín làm Trưởng Ban cộng tác với hai ủy viên khác (Ðoàn Trưởng Thanh niên Nam hạt, Trung hạt).
Thực sư công cuộc truyền giáo cho thiếu nhi đã được thực hiện trong những lớp học Trường Chúa Nhật và trong giờ Gia Ðình Lễ Bái. Tuy nhiên đây chưa phải là những tổ chức chuyên môn truyền giáo thích hợp với thiếu nhi. Vì thế Hội Tin Lành đã muốn có một Ủy Ban chuyên trách vấn đề này.
Về phương diện tổ chức, Uûy Ban Truyền Ðạo Cho Thiếu Nhi Trung Ương sẽ điều hành các tiểu ban truyền đạo cho thiếu nhi trong mỗi chi hội. Tiểu ban này gồm một trưởng ban, một thư ký, một thủ quỹ và một nghị viên. Mục sư Truyền đạo chủ tọa trong chi hội chỉ giữ vai trò cố vấn.(Ðây không phải là Ban Thiếu Nhi trong hệ thống Ðoàn Thanh Niên Tin Lành).
Theo Mục sư Trưởng Ban Phạm Xuân Tín, hoạt động của ủy ban là tìm những cách thức giản dị nhất để giới thiệu giáo lý Tin Lành cho các thiếu nhi từ tuổi 14 trở xuống. Chương trình này dành cho mọi thiếu nhi không phân biệt tôn giáo để hướng dẫn họ tơi chỗ tin nhận Cứu Chúa. Vẫn theo Mục sư Tín, bản chất thiếu nhi là thửa đất phong phú cho hạt giống Tin Lành giáo nẩy nở. Các thiếu nhi dễ tin, dễ bào, dễ uốn nắn. Chúng có trí nhớ bền dai, và có rất nhiều đức tính khác. Tất cả những đức tính của chúng đều làm cho chúng dễ tin nhận đạo.
Muốn truyền đạo cho thiếu nhi, Mục sư Phạm Xuân Tín đề nghị phải tổ chức gia đình lễ bái sớm tối mỗi ngày, cải tổ Trường Chúa Nhật cho thích hợp và hoàn bị hơn, tổ chức các lớp Kinh Thánh Tư Gia, các lớp Kinh Thánh Ðoản Kỳ, Kinh Thánh Mùa Hè. Khi dậy học phải tận dụng phương pháp thính thị cụ thể. Thỉnh thoảng phải tổ chức những cuộc vui chơi giải trí tập thể và những buổi chứng đạo (cá nhân chứng đạo hay tập thể truyền đạo).
Ðể điều khiển chương trình truyền đạo cho thiếu nhi một cách có hiệu quả, Mục sư Phạm Xuân Tín đã được Hội Tin Lành Việt Nam cử đi tu nghiệp tại Phi Luật Tân và tại Uùc châu. Hiện nay trong Thánh Kinh Thần Học Viện Nha Trang, các học viên đều phải thực tập học hỏi phương pháp truyền đạo cho thiếu nhi.
Ủy Ban Truyền Ðạo Cho Thiếu Nhi cũng chủ trương một tạp chí (tạp chí “Truyền Giáo”, vừa dành cho việc truyền giáo Thượng dân lẫn thiếu nhi) nhằm cổ động cho chương trình trên.
V. Ðoàn Tuyên Úy Tin Lành Việt Nam.
Sau Hiệp định Genève 1954, ngay từ khi Quân Ðội Việt Nam được chính thức thành lập trên lãnh thổ Miền Nam Việt Nam, thì trong hệ thống tổ chức chiến tranh tâm lý của quân đội, các nha Tuyên úy tôn giáo đã được tổ chức theo một qui chế riêng biệt (10).
Ðối với Hội Tin Lành Việt Nam từ năm 1955, Mục sư Ðoàn Mười là vị Tuyên Úy Tin Lành đầu tiên trong Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa. Vì nhiều khó khăn, ông đã không thể đảm nhiệm vai trò tuyên úy một cách tốt đẹp và do đó không thể thực hiện được công tác nào đáng kể. Sau hai năm làm tuyên úy, Mục sư Ðoàn Mười đã xin từ chức tuyên úy, đồng thời cũng rời bỏ chức vụ mục sư để trở lại đời sống tín đồ Tin Lành thường (11).
Ngày 15-11-1957, Bộ Trưởng Phụ Tá Quốc Phòng sau khi hội ý với cấp lãnh đạo trong Hội Tin Lành Việt Nam đã đề cử mục sư Nguyễn Văn Tống làm Giám đốc Nha Tuyên úy Tin Lành Việt Nam với cấp bậc thiếu tá đồng hóa. Ông đã trình diện Bộ tổng tham mưu Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa và chính thức nhận việc ngày 8-3-1958.
Ngày 1-4-1958, ông đã cải tổ ngành Tuyên Úy Tin Lành trong quân đội: Mục sư Dường Kỳ, Ðại úy được bổ nhiệm làm Phó Giám Ðốc kiêm Tuyên Úy Quân Khu 1 và Biệt Khu Thủ Ðô, Mục sư Ðại úy Trần Trọng Thục làm Tuyên úy quân khu 2 và 4, Mục sư Ðặng Văn Lục, Tuyên úy quân khu 5.
Trước ngày 1-11-1963, lương bổng đồng đều cho tất cả các tuyên úy tôn giáo trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa là 2.000 $, nhưng sau đó các tuyên úy tôn giáo trong quân đội đã được hưởng lương theo cấp bậc và gia cảnh như những quân nhân khác.
Nha Tuyên Úy Tin Lành được đặt trực thuộc Bộ Tổng Tư Lệnh hiện nay. Nha điều khiển ba Phòng Tuyên Úy cấp quân đoàn, mỗi Phòng Tuyên Úy lại điều khiển những sở Tuyên Úy trong vùng chiến thuật. Nha Tuyên Úy Tin Lành có nhiệm vụ trước hết nâng đỡ tinh thần các quân nhân tín đồ, ủy lạo thân nhân của họ, rồi hợp tác truyền giáo cho quân nhân trong những tổ chức Tin Lành dân chính.
Trong năm 1966, về tôn giáo, Nha đã tổ chức 547 cuộc thăm viếng và ủy lạo, 276 buổi giảng thuyết, 106 lần phát thanh, 88 lễ nghi phụng tự. Về hoạt động xã hội, với trợ lực đặc biệt của Tổ Chức Cứu Tế Hoàn Cầu Khải Tượng, Nha Tuyên Úy Tin Lành đã phân phát 31.550 tặng phẩm vệ sinh, 11.962 tặng phẩm học sinh, 4.868 tặng phẩm nữ công, 1.216 nạng gỗ, 535 nạng nhôm và 186 xe lăn tay.
Ngoài việc hợp tác với Tổ Chức Cứu Tế Hoàn Cầu Khải Tượng, Nha cũng phối hợp công tác với các Tuyên Úy Tin Lành trong quân đội đồng minh tham chiến tại Việt Nam. Nhiều quân nhân, thương bệnh binh đã nghe giảng đạo, trong số đó có người tin đạo, có người đã chịu báp têm trở thành tín đồ chính thức. Theo Mục sư Ðoàn Văn Miêng, trong Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa có chừng 5.000 đến 7.000 tín đồ quân nhân (có lẽ kể cả những người tin nhận đạo mà không chịu báp têm).
CHƯƠNG XI
NHỮNG TRỢ LỰC CĂN BẢN
CHO VIỆC TRUYỀN GIÁO
Muốn cho các hoạt động truyền giáo được duy trì và phát triển, các nhà truyền giáo đã phải xử dụng nhiều phương tiện vật chất lớn lao : tiền bạc, cơ sở, dụng cụ ... Là tổ chức truyền giáo nhắm đến mục đích vô hình, các phải đoàn truyền giáo vẫn lệ thuộc những điều kiện vật chất.
Nhưng ngoài những phương tiện vật chất, động lực và phương thế trợ lực căn bản thiết yếu cho nhà truyền giáo lại là một yếu tố vô hình : việc cầu nguyện của tín đồ.
Chúng tôi lần lượt phân tích hai vấn đề: nguồn cung cấp phương tiện vật chất cho các hoạt động truyền giáo Tin Lành và việc cầu nguyện.
I. Gây Tạo Phương Tiện Vật Chất.
Chúng tôi đã có dịp trình bày quy chế pháp lý đối với các tài sản dành cho việc truyền giáo. Ở đây chúng tôi cũng không muốn kê khai tất cả những tài sản của các giáo hội Tin Lành và thể thức quản trị tài sản trong mỗi giáo hội, mặc dầu phân tích như thế, người ta có thể thấy những nét đặc sắc thể hiện một phương pháp điều hành công cuộc truyền giáo (12).
Chúng tôi chỉ muốn nói đến kỹ thuật và cách thức gây tạo những phương tiện vật chất tiêu biểu mà nhà truyền giáo Tin Lành đã áp dụng cho công cuộc truyền giáo tại Việt Nam.
Nếu trong một quốc gia, công quỹ đã do các công dân đóng góp thì trong mỗi giáo hội hay phái đoàn truyền giáo Tin Lành, các phương tiện vật chất cũng là phần đóng góp của mỗi tín đồ dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trước hết mỗi giáo hội đều kêu gọi tín đồ đóng góp tiền bạc của cải cho công việc truyền giáo. Dựa theo những sự chỉ bảo trong Kinh Thánh, giáo hội khuyến khích tín đồ cố gắng đóng góp thường xuyên 1/10 lợi tức của mình.
Các tín đồ Tin Lành thuộc Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm thường tuân giữ luật này rất trung thành. Tại Việt Nam , các tín đồ Cơ Ðốc Phục Lâm đã dành 1/10 lương tháng cho công qũy của giáo hội.
Khi cần nhiều phương tiện vật chất đặc biệt cho một chương trình qui mô dài hạn, ... các giáo hội thường tổ chức những cuộc lạc quyên bất thường kêu gọi hảo tâm của tín đồ. Phương tiện vật chất của giáo hội nhiều hay ít là tùy thuộc mức sống và tài sản cùng lợi tức của tín đồ. Những phái đoàn truyền giáo phát xuất từ Hoa Kỳ đã có nhiều phương tiện vật chất hơn cho công cuộc truyền giáo.
Phái đoàn truyền giáo Tin Lành đã tổ chức hẳn một bộ phận gây qũy cho việc truyền giáo. Khi quyết định cử một Phái Bộ Nghiên Cứu sang hoạt động tại Việt Nam, ngoài việc chọn lựa nhân viên và đặt kế hoạch, Ủy Hội Nghiên Cứu Trung Ương của Hội Truyền Giáo Paris đã chỉ định ông R. Oberkampt làm quản lý cho một tổ chức gây qũy riêng biệt : tổ chức Annamita.
Theo kế hoạch gây qũy, mỗi chi hội đều có một tiểu ban lấy tên là Annamita chuyên cổ động các tín đồ cùng đóng góp tài vật cho công cuộc truyền giáo ở Việt Nam. Các tiểu ban Annamita sẽ thâu những phần đóng góp của tín đồ để gửi về Ủy Hội Nghiên Cứu Trung Ương.
Những tín đồ nào đóng góp cho tổ chức truyền giáo ở Việt Nam do Phái Bộ Nghiên Cứu Tin Lành Pháp trực tiếp thực hiện đều đương nhiên trở thành hội viên của Annamita. Tín đồ hội viên sẽ tìm những người mới bằng cách tổ chức những buổi diễn thuyết, chiếu phim, triển lãm tranh ảnh hay tiệc trà ...
Tổ chức Annamita đã dùng nhiều cách thế gây tạo phương tiện vật chất. Cách thế đơn giản và căn bản nhất vẫn là sự đóng góp đều đặn của hội viên. Tại vùng Marseille, tổ chức Annamita còn làm thẻ hội viên cho những tín đồ đóng góp. Các tiểu ban Annamita còn đến lạc quyên từng gia đình, dùng hộp rút thẻ thăm (mỗi thẻ đều có ghi sẵn một số tiền. Người rút được thẻ nào sẽ phải đóng góp đủ số tiền ghi sẵn), tổ chức những phiên triển lãm về công cuộc truyền giáo (lấy tiền vào cửa, bán vật dụng, đấu giá, xổ số, trình diễn âm nhạc ...). Các hội viên Annamita thường hội họp luôn với nhau để bàn định kế hoạch, phân phối công tác và khích lệ lẫn nhau...
Ðối với công cuộc truyền giáo ban đầu những phương tiện tài vật rất cần thiết khi phái đoàn truyền giáo chưa thành lập một giáo hội địa phương tự lập tự trị về phương diện tài chính. Chính các tín đồ thuộc giáo hội địa phương sẽ đóng góp những phần tài vật khá quan trọng.
Nhiều tín đồ đầu tiên trong Hội Tin Lành Việt Nam đã mau mắn dâng nhà cửa, đất đai, bàn ghế, đèn trống ... cho công cuộc truyền giáo. Các nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp cũng cổ võ tín đồ dâng tiền bạc cho hoạt động mở mang của Tin Lành giáo.
Dưới nhan đề “Dâng phần mười cho công việc Chúa”, một nhà truyền giáo đã trình bày trước hết những đoạn Kinh Thánh nói về bổn phận dâng một phần mười lợi tức cho công việc Chúa (Malachi 3: 10-11, Mathiơ: 23: 23, Côrinthô I 16: 1-3). Sau đó tác giả phân tích về thái độ của tín đồ đối với tiền bạc: tiền bạc tự nó không xấu, nhưng ham mê tiền bạc, xử dụng tiền bạc vào những chuyện bất xứng và hoang phí vô ích mới là điều xấu. Tác giả khuyến khích tín đồ đóng góp bằng cách lập luận thế này: tiền bạc sẽ giúp ích khi tín đồ biết dùng tiền xứng đáng, nhất là dâng tiền vào việc mở mang giáo hội (13).
Khi hoạt động của Tin Lành giáo được tự do, nhiều tín đồ đã đóng góp một cách rộng rãi. Không những họ dâng đất, nhà cửa ... mà dâng cả những phần lúa gạo trồng trọt thâu hoạch được. Có những tín đồ dâng hết cả phần lợi tức do một phần mười công làm của họ cho hoạt động truyền giáo của chi hội. Nhưng hình thức “dâng gạo và dâng công” chỉ thấy tại Nam hạt, nơi các tín đồ có nhiều ruộng nương và lúa gạo. Nhiều tín đồ Thượng dân thường đem dâng trâu để thù tiếp các nhà truyền giáo ... Trong các chi hội tự trị tự lập thuộc Hội Tin Lành Việt Nam, các tín đồ có nghĩa vụ đóng góp tiền của để nuôi dưỡng các vị mục sư truyền đạo chủ tọa chi hội.
Các tín đồ còn đóng góp vào những công tác rõ rệt : như Quỹ truyền đạo cho Thượng dân, Quỹ phát triển Trường Chúa Nhật, Quỹ xây cất cơ sở ...
Ðây là mấy dữ kiện thống kê về các khoản chi thu trong Hội Tin Lành Việt Nam : năm 1932, Hội Tin Lành Ðông Pháp (Bắc, Trung, Nam kỳ ) có 43 chi hội độc lập với 6.168 tín đồ chính thức đóng góp cho giáo hội 8. 210 $ 55. Hội Liên Hiệp trợ cấp 4.176$86 (14).
Năm 1939, Hội Tin Lành Ðông Pháp có 9.642 tín đồ chính thức đóng góp 37.968$20 (15) . Năm 1952 số tín đồ Hội Tin Lành Việt Nam gồm 11.725 người đóng góp 231.227$20. Hội Liên Hiệp trợ cấp 942.000$ (16).
Ii. Cầu Nguyện, Phương Pháp Truyền Giáo Vô Hình.
Những người Tin Lành - tín đồ cũng như nhà truyền giáo - đã coi việc cầu nguyện như phương pháp truyền giáo có hiệu lực nhất. Cầu nguyện là phương thức truyền giáo khác hẳn với những sự kiện đã được trình bày trong những chương trên, vì nó thuộc một lãnh vực riêng biệt, Nói cách khác, phương pháp cầu nguyện sẽ được nghiên cứu trong hoàn cảnh và tâm trạng tín ngưỡng của nhà truyền giáo và của người tín đồ Tin Lành.
Ðối với Tin Lành giáo, người tín đồ sẽ cầu nguyện Thượng Ðế, vị chúa tể toàn năng của vũ trụ. Lời cầu nguyện theo quan điểm Tin Lành giáo có thể làm cho Thượng Ðế thay đổi hẳn một tình thế. Thượng đế can thiệp vô hình nhưng hiệu lực để thay đổi, chuẩn bị lòng người đón nhận Tin Lành giáo. Lời cầu nguyện có thể làm cho nhà cầm quyền không cư xử khó dễ với các hoạt động của Tin Lành giáo. Nhờ lời cầu nguyện, một người bệnh hoạn được chữa khỏi, một người chống đối đạo lại đầu phục tin nhận đạo, một cuộc truyền giảng đem lại nhiều kết quả và an ủi cho nhà truyền giáo ...
Người tín đồ Tin Lành cầu nguyện mọi nơi, mọi lúc trong mọi biến cố cuộc đời, cầu nguyện trước và sau khi thi hành một công tác, cầu nguyện riêng tư hay tập thể, cầu nguyện để xin được một điều gì, cầu nguyện cho một người đạt ý nguyện chân thành...
Như vậy, đối với người tín đồ Tin Lành, cầu nguyện quan trọng hiệu lực và bao quát toàn diện cuộc đời tín đồ. Chúng tôi thiết tưởng không cần phải trích dẫn một trường hợp đặc biệt nào để minh chứng niềm tin này của người Tin Lành, vì trong bất cứ một hoạt động nào, người Tin Lành vẫn muốn cầu nguyện hay nói đến cầu nguyện (chứng đạo,, dịch thuật sách báo, giải quyết những khó khăn, chiếu phim, công tác xã hội, ca hát, lớp học Trường Chúa Nhật, trường Sa bát ...).
Nhưng tầm quan trọng của việc cầu nguyện trong đời sống tín đồ Tin Lành là do chỉ bảo của Thượng Ðế. Kinh Thánh là kho tàng của chân lý theo Tin Lành giáo bao gồm mọi huấn thị cho đời người, trong đó có những huấn thị về sự cầu nguyện (Timothê I 2:2, Eâphêsô 6:18, Philip 4:6, Mathiơ 6:5-13).
Trong chương mở đầu cuốn “With Christ in Indochina”, Mục sư E.F. Irwin đã nói đến niềm tin - thể hiện qua việc cầu nguyện - như một bí quyết trong mọi cố gắng truyền giáo. Ông viết:
“Không phải các nhà truyền giáo làm việc đắc lực cũng không phải Hội Truyền giáo có một chính sách khôn ngoan nên biến đổi được dấu vết tinh thần của đời người, nhưng chính “Chúa cùng làm với họ” (Mac 16:20) như Ngài đã hứa (17)”.
A. Thái độ và bản chất cầu nguyện.
Kinh Thánh đã nói đến cầu nguyện và cũng nói đến những điều kiện cầu nguyện (như phải khiêm tốn, kiên nhẫn ...). Căn cứ vào Kinh Thánh, bằng báo chí, sách vở hay trên tòa giảng, các nhà truyền giáo cũng giải thích cho tín đồ hiểu biết thế nào là cầu nguyện.
Tạp chí Thánh Kinh Báo của Hội Tin Lành Việt Nam đã bàn luận rất nhiều về vấn đề cầu nguyện của người Tin Lành, nhất là khi phong trào vận động truyền bá Tin Lành giáo nhóm tại Tây Bá Linh (18).
Từ số 335 cho đến 7 số tiếp theo, Thánh Kinh Báo đã trình bày “bảy kỳ quan của sự cầu nguyện”. Số 339 (tháng 1-2/1967) hoàn toàn được dành để nói đến sự cầu nguyện. Trong bài “hình thức cầu nguyện”, nguyên tác Anh ngữ của Hallesby đã được ông Phước Lý dịch thuật sang Việt ngữ, tác giả phân tích 4 hình thức cầu nguyện là cầu xin, cảm tạ, ngợi khen và đàm thoại. Chính bốn hình thức cầu nguyện này biểu thị bản chất của sự cầu nguyện theo quan điểm Tin Lành giáo.
Cầu nguyện là một trạng thái nội tâm khi tín đồ “tiếp xúc, tương giao thân mật” với Thượng Ðế, “là một biểu lộ của nếp sống riêng tư giữa con người với Ðức Chúa Trời”. Cầu nguyện là trao đổi tâm tình giữa cá nhân hay tập thể tín đồ và Thượng Ðế.
Trong thực tế, người tín đồ thường có khuynh hướng hiểu và thực hành việc cầu nguyện như cầu xin Thượng Ðế ban cho điều này nọ theo sở nguyện của chính mình mà ít khi cầu xin cho mọi việc được thực hiện theo chương trình sáng suốt công minh của Thượng Ðế. Nhiều lần người tín đồ cũng cảm tạ ngợi khen Thượng Ðế và đàm thoại với Ngài vì Ngài đã làm mãn nguyện những điều mà họ cầu xin : “Chúng con cảm tạ Ngài vì Ngài đã ban cho tôi tớ Ngài đầy ơn, gìn giữ tôi tớ Ngài khỏi gian nguy ..., trong khi biết bao kẻ không tin nhận Ngài đã chịu cơ cực ...” (bao hàm thái độ vị kỷ).
Thực sư cầu nguyện theo quan điểm Tin Lành giáo là cuộc trao đổi giữa bản vị. Trong sự trao đổi bản vị - tín đồ và Thượng Ðế - người tín đồ bày tỏ, nhìn nhận thực trạng hư đốn bất lực của mình đồng thời mức độ yêu thương toàn năng vô biên của Thượng Ðế đối với vũ trụ và đối với chính tín đồ, người đang đàm thoại cùng Thượng Ðế. Trong khi cầu nguyện, người tín đồ vì thế bày tỏ niềm tin tuyệt đối vào quyền năng Thượng Ðế: nếu Thượng Ðế ban cho tín đồ điều chi hay thay đổi một tình thế, thì đấy là kết quả tất nhiên do thái độ nội tâm của tín đồ đem lại.
Thái độ nội tâm đó chứng tỏ người tín đồ thấu hiểu bản chất của sự cầu nguyện và đã thực hành việc cầu nguyện như chính họ hiểu biết. Nhưng một buổi cầu nguyện tập thể sẽ diễn ra thế nào và thái độ bên ngoài của người tín đồ Tin Lành khi cầu nguyện ra sao?
Chúng tôi có nhiều dịp nghiên cứu bằng chính phương pháp tham dự hòa mình vào nhiều sinh hoạt Tin Lành để có thể am tường vấn đề hơn. Chúng tôi có tham dự một buổi hội “cầu nguyện và làm chứng” của một số cán bộ truyền giáo Tin Lành và chúng tôi muốn phân tích diễn biến và khung cảnh của buổi cầu nguyện này (19).
Buổi hội gồm chừng 20 người kể cả hai nhà truyền giáo Hoa Kỳ thuộc Hội Liên Hiệp. Dùng bữa trưa xong, mọi người mở đầu buổi hội với hai bài thánh ca. Rồi lần lượt mỗi tín đồ kể những điều “mắt thấy tai nghe” trong khi hoạt động truyền giáo để nói lên “những ơn lạ mà Cứu Chúa đã làm đối với công việc của mình và đối với người sẵn sàng tin nhận Ngài làm Cứu Chúa của họ”.
Sau một vài công tác được tường trình, Mục sư Livingston hướng dẫn mọi người cầu nguyện Thượng Ðế cho từng vấn đề, từng công tác được giải quyết và hoàn tất một cách tốt đẹp. Trong khi một người đứng nghiêm chỉnh cầu nguyện lớn tiếng thay cho cộng đoàn, thì những người khác nhắm mắt cúi đầu xuống hợp ý với người đại diện. Thỉnh thoảng cộng đoàn lại bày tỏ sự đồng nguyện với người đại diện bằng câu thưa “amen” (tiếng Do Thái, có nghĩa là “Chớ chi được như vậy”).
Trong buổi cầu nguyện, một truyền đạo sinh tường trình về công tác phát quà và chiếu phim truyền giáo tại Trung Tâm Chiêu Hồi và tại Trại Giáo Hóa Thiếu Nhi Phạm Pháp Thủ Ðức. Ông cho biết Hội PTL đang chuẩn bị thêm một chiếc “xe Tin Lành” nữa vừa từ Hoa Kỳ gửi đến. Sau đó Mục sư Phạm Văn Thâu, Trưởng Ban Lưu Hành Truyền Ðạo Nam Hạt đứng lên cầu nguyện như sau:
“Lạy Cha Thánh toàn năng, chúng con những tôi tớ hầu việc Ngài, chúng con xin Ngài mở cửa các Trung Tâm Chiêu Hồi, Trại Giam, Trại Quân ... để tôi tớ Ngài đến Truyền giảng lời Ngài. Chúng con cảm tạ Ngài.Chúng con làm mọi việc đó nhân danh Ðức Chúa Jêsus-Christ”.
Mọi người thưa “amen”.
Những người khác tiếp tục tường trình công tác chứng đạo cho đến khi hết thời giờ dự liệu. Chúng tôi nhận thấy người đại diện cầu nguyện thường kết thúc lời nguyện của mình bằng câu “vì danh Ðức Chúa Jêsus-Christ” hay “nhân danh Ðức Jêsus-Christ”. Ðây là dấu hiệu kết thúc quen thuộc đến nỗi khi nghe thấy câu “Nhân danh Ðức Chúa Jêsus-Christ”, nhiều người trong cộng đoàn đã phản ứng như một tập quán theo bản năng và thưa trước tiếng “amen”.
B. Tổ chức cầu nguyện.
Không những các giáo hội Tin Lành đã khuyến khích tín đồ thực hành việc cầu nguyện mà còn tổ chức những chương trình cầu nguyện.
Các nhà truyền giáo hướng dẫn tín đồ cầu nguyện cho từng vấn đề nhờ báo chí, hay trong những giờ nhóm hội để phụng tự, nghe giảng thuyết. Những vấn đề cầu nguyện hàng năm và hàng ngày cũng được phổ biến cho các tín đồ dưới hình thức “Lịch biểu”. Mỗi năm các giáo hội cũng tổ chức những ngày cầu nguyện nhất định cho từng loạt hoạt động riêng biệt trong giáo hội như Trường Chúa Nhật, Ban Chứng Ðạo ... Giáo hội Tin Lành theo truyền thống Hội Liên Hiệp cũng tổ chức những Tiểu Ban Cầu Nguyện đặc biệt trong chi hội hay trong Thánh Kinh Thần Học Viện.
Năm 1932, các tín đồ trong Hội Tin Lành Ðông Pháp cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo ở Việt Nam được thịnh vượng và có thêm cán bộ truyền giáo. Ðối với Trường Kinh Thánh Tourane, tín đồ cầu nguyện để các học viên trả tiền lưu học đầy đủ, để có thêm tài chính giúp các truyền đạo sinh trở về học tiếp và chỉ định các truyền đạo sinh đi tập sự truyền giáo. Họ cũng cầu nguyện cho chừng 30 ấn công làm việc cho nhà in Tin Lành Hà Nội tin đạo, cho việc ấn loát được tiến bộ, cho Thánh Kinh Báo giúp ích nhiều người, cho công việc truyền giáo nơi các bộ tộc thiểu số ...
Từ năm 1934, Trường Kinh Thánh Tourane tổ chức “Toàn Cầu Thượng Du Thiết Ðảo Ban” chuyên cầu nguyện cho việc truyền giáo tại miền Thượng. Ban này cũng gồm một Trưởng Ban, một Phó Ban, một Tư Hóa, một Thư Ký và nhiều nghị viên. Trưởng ban đầu tiên là ông Nguyễn Văn Còn. Hàng tuần các ban viên thay phiên nhau thức đêm cầu nguyện. hầu hết học viên đều tham gia tiểu ban này. Mỗi chiều thứ bảy, họ thường cầu nguyện chung và dâng tiền cho công việc truyền giáo miền Thượng. Ban Cầu Nguyện này nhiều khi còn được gọi là “Bào Ngoại Bố Ðạo Thiết Ðảo Ban”.
Các ban viên trong những ban chứng đạo cũng thường cầu nguyện trước sau và trong khi làm việc chứng đạo. Ngày 2-1-1939, sáu ban chứng đạo tại Trà Vinh làm việc hăng hái: họ đã cầu nguyện hai tuần liên tiếp để “được đầy ơn”, trong khi tiếp xúc với người khác. Họ cũng cầu nguyện cho những người mà họ gặp gỡ.
Gần đây Hội Tin Lành Việt Nam mới ấn hành cuốn “Lịch Cầu Nguyện Hàng Ngày dành cho niên khóa 1966-1967. Theo đó việc cầu nguyện được ấn định như sau:
Trong suốt tuần, tín đồ dành chủ nhật cầu nguyện cho các chi hội, mục sư và truyền đạo đương nhiệm tại Nam Hạt, ngày thứ hai cho Nam Trung Hạt, thứ ba cho Bắc Trung Hạt, thứ tư cho Thượng hạt, thứ năm cho các Ban Trị Sự thuộc Tổng Liên Hội Hội Tin Lành Việt Nam và Thuộc Hội Liên Hiệp, Ban Trị Sự Hồn Hợp, các Ban Trị Sự địa hạt, Hội đồng quản trị tài sản và Ban trị sự Hội Truyền Giáo Hoa Kỳ và Gia Nã Ðại, thứ sáu cho các cơ quan đặc biệt (Ủy Ban Cơ Ðốc Giáo Dục, Dưỡng Lão, Xuất Bản, Thánh Kinh Báo, Rạng Ðông, Truyền giáo, Sức Thiêng, Ban Phát Thanh, Ủy Ban Soạn Duyệt Thư Tịch, Tổng Ðoàn Thanh Niên, Ủy Ban Truyền Ðạo Cho Thiếu Nhi, Ủy Ban Học Bổng, Ủy Ban Cứu Tế, Ủy Ban Báo Chí, các chẩn y viện, các cô nhi viện, Trường Kinh Thánh). Thứ bảy được dành để cầu nguyện cho Chi Hội Tin Lành Quốc Tế, Ðoàn Sinh Viên Tin Lành, các chi hội Hoa kiều, các nhà truyền giáo ngoại quốc và các mục sư truyền đạo trí sự.
Sau hết trong toàn niên khóa, Hội Tin Lành Việt Nam dành nhiều ngày để cầu nguyện cho sự tiến bộ của những hoạt động đặc biệt như : ngày Truyền giáo, ngày mục sư truyền đạo trí sự, ngày cô nhi viện, ngày chứng đạo, ngày Thánh Kinh Hội, ngày Hội Ghiđêôn, ngày Thần Học Viện, Ngày Thanh Niên Tin Lành, ngày Phát thanh Tin Lành, ngày Tự Trị, ngày Trường Chúa Nhật ...
Hiện nay để cổ võ phong trào truyền giáo sâu rộng trong mỗi chi hội Tin Lành, Uûy Ban Truyền giáo của Hội Tin Lành Việt Nam thành lập các tiểu ban cầu nguyện. Mục sư Phạm Xuân Tín đã nói đến việc cầu nguyện như sau :
“Tất cả các cuộc phục hưng đều do sự cầu nguyện. Muốn chương trình truyền đạo sâu rộng của Hội Thánh tổ chức được thành công thì Hội Thánh phải qùy gối trước mắt Ðức Chúa Trời. Mỗi chi hội cần tổ chức ngay những tiểu ban cầu nguyện. Những tiểu ban này họp cầu nguyện ở nhà thờ hay ở các nhà tín đồ quanh tỉnh, thành phố, xã thôn, làng xóm như một vòng vây bằng lửa Thánh Linh. Mỗi ngày, theo thì giờ nhất định, mỗi tiểu ban họp cầu nguyện độ 10 hay 15 phút. Hai vấn đề cầu nguyện là sự phục hưng Hội Thánh, sự Truyền đạo sâu rộng và sự Cứu rỗi linh hồn kẻ hư mất. Không nên phí thì giờ nói chuyện hoặc bàn luận gì nhiều ngoài ra cầu nguyện trong giờ ấy (20)”.
PHẦN THỨ BA
TỔNG HỢP PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN GIÁO
I. Mô tả tổng hợp
II. Nhận định về phương pháp.
III. Hiện trạng Tin Lành giáo Việt Nam.
TỪ PHÂN TÍCH ÐẾN TỔNG HỢP
Những sự kiện lịch sử về tổ chức và hoạt động truyền giáo Tin Lành đã được phân tích, chúng tôi tổng hợp một quan niệm về phương pháp truyền giáo - đúng hơn về nhiều phương pháp - của các giáo hội Tin Lành đã được áp dụng tại Việt Nam.
Những sự kiện, tự chúng, không phải là phương pháp, nhưng chúng diễn ra theo quan niệm phương pháp của nhà truyền giáo. Nói cách khác, những sự kiện thể hiện hay chứa đựng quá trình phương pháp của nhà truyền giáo. Tuy nhiên, nhà truyền giáo đã không thể tiên liệu hoàn toàn những sự kiện xảy ra, vì nhà truyền giáo phải thích ứng với những dữ kiện phức tạp và uyển chuyển của hoàn cảnh thực tế có nhiều bất ngờ. Chính vì thế trong khi áp dụng một quan niệm phương pháp, nhà truyền giáo có thể khám phá một phương pháp độc đáo hơn cho một khung cảnh thực tế.
Trong phần trên chúng tôi đã tận dụng tài liệu để phân tích khá nhiều chi tiết của sự kiện, đôi khi có vẻ thừa thãi. Nhưng theo thiển ý của chúng tôi, khi càng căn cứ vào nhiều yếu tố, càng hội đủ nhiều sự kiện, người nghiên cứu sẽ càng dễ dàng phán đoán và nhận định chân lý lịch sử một cách chính xác và tế nhị hơn. Người nghiên cứu sẽ có thể nhìn vấn đề đa diện và phong phú hơn.
Chúng tôi cố gắng trình bày ở trong phần thứ III này một cái nhìn đa diện và phong phú của phương pháp truyền giáo mà các nhà truyền giáo Tin Lành đã ứng dụng tại Việt Nam.
CHƯƠNG I
MÔ TẢ TỔNG HỢP
I. Những Vấn Đề Hệ Thuộc.
Mô tả hay trình bày phương pháp truyền giáo của Ðạo Tin Lành tại Việt Nam một cách súc tích tổng hợp và khách quan là một vấn đề khó khăn đối với bất kỳ một nhà nghiên cứu nào, mặc dầu nhà nghiên cứu đó có thể là người trong cuộc (chính nhà truyền giáo chẳng hạn).
Một người nghiên cứu ngoài cuộc, dù tham khảo rất nhiều tài liệu, vẫn khó thể trình bày mọi chi tiết linh động và quan trọng liên hệ đến phương pháp truyền giáo. Những nhà nghiên cứu trong cuộc có thể được nhiều điều kiện nghiên cứu đầy đủ hơn, nhất là có thể có một quan niệm khá rõ ràng về phương pháp truyền giáo cũng như về nhiều sắc thái sinh hoạt tôn giáo của mình. Nhưng người nghiên cứu trong cuộc vì nhiệt tình lại rất dễ chủ quan và do đó dễ mắc phải những ảo tưởng về những việc làm trong giáo hội của mình.
Người nghiên cứu còn phải phân biệt được những yếu tố phương pháp mà nhà truyền giáo ý thức đầy đủ trong khi thi hành với nhiều yếu tố có tác dụng truyền giáo mà chính nhà truyền giáo chưa hay không muốn chú ý (chẳng hạn, một giáo hội hoạt động xã hội hay văn hóa nhưng có thể không quan tâm đến những hoạt động này như một phương pháp truyền giáo cần được phát triển đúng mức).
Hơn nữa người nghiên cứu còn gặp khó khăn vì tính chất phức tạp của Tin Lành giáo tại Việt Nam. Nhiều giáo phái Tin Lành khác nhau đã lần lượt đến hoạt động tại Việt Nam trong những khung cảnh lịch sử, văn hóa và xã hội riêng biệt. Thêm vào đó mỗi giáo phái lại có một cá tính riêng trong cách tổ chức, trong những khuôn khổ văn hóa và trong những sáng kiến truyền giáo tùy thuộc nhiều yếu tố nhằm đến những chủ đích không giống nhau ...
Tuy nhiên không phải vì những khó khăn đó mà người ta lại không thể có một kết luận tổng hợp về diễn biến lịch sử các phương pháp truyền giáo Tin Lành đã được áp dụng tại Việt Nam. Với ý nghĩa đó, chúng tôi cố gắng tổng hợp toàn diện các phương pháp truyền giáo Tin Lành đã được áp dụng tại Việt Nam. Chúng tôi muốn căn cứ vào một số yếu tố chung bắt nguồn từ lịch sử Tin Lành giáo để đề nghị một hình thức trình bày tổng hợp. Sự trình bày tổng hợp có tính cách lịch sử này không hoàn toàn phản ánh những sự kiện đã xảy ra vì nó còn hệ thuộc vào khả năng của lý trí người nghiên cứu...
Ii. Quá Trình Lịch Sử Của Phương Pháp Truyền Giáo.
Theo những thực hiện truyền giáo được trình bày trong phần II, quá trình lịch sử của các phương pháp truyền giáo Tin Lành tại Việt Nam gồm 4 giai đoạn chính yếu : công tác chuẩn bị công cuộc truyền giáo thực thụ, thành lập và tổ chức giáo hội địa phương, vai trò chủ động của giáo hội địa phương với sự yểm trợ cố vấn của phái đoàn truyền giáo ngoại quốc.
A. Công tác chuẩn bị.
Những động lực thiêng liêng trong Tin Lành giáo tại Âu châu và Bắc Mỹ châu đã thúc đẩy nhiều sáng kiến truyền giáo và là nguyên nhân sâu xa của sự hình thành các tổ chức truyền giáo hoạt động tại Việt Nam.
Những tổ chức truyền giáo này trước hết đã chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho công cuộc truyền giáo. Họ tìm kiếm cán bộ, vận động tài chánh, chuẩn bị sự hợp tác rộng rãi của tín đồ ... Sau đó các tổ chức này đã thăm dò tình huống tổng quát của Việt Nam về các phương diện văn hóa, chính trị, xã hội.
Khi đến Việt Nam, các nhà truyền giáo đã phải đối phó với nhiều vấn đề phức tạp. Những điều kiện và hoàn cảnh thiên nhiên cũng như nhân văn trong suốt trào lưu lịch sử tại Việt Nam đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của các nhà truyền giáo. Cùng đến làm việc tại Việt Nam trong một thời gian, nhưng nhiều phái đoàn truyền giáo còn áp dụng những kỹ thuật truyền giáo khác nhau. Chẳng hạn, trong giai đoạn đầu tiên của lịch sữ Tin Lành giáo tại Việt Nam, trong khi chương trình truyền giáo của ông P. Monet nhằm vào giới thanh niên trí thức Hà Nội, thì các nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp đã qui tụ nhiều thành phần quần chúng bình dân tại thôn quê ...
Các nhà truyền giáo đã phải thích ứng luôn với những điều kiện thực tế trong mỗi khung cảnh thời gian và không gian.
1. Các nhà truyền giáo và chính quyền tại Việt Nam.
Các nhà truyền giáo Tin Lành đã phải giải quyết một vấn đề quan trọng là mối tương quan giữa họ và các nhà cầm quyền tại Việt Nam, vì tình hình chính trị và vì nhiều yếu tố khác, các nhà truyền giáo Tin Lành đã phải đối phó với nhiều khó khăn trong mối tương quan với nhà cầm quyền tại Việt Nam.
Các nhà cầm quyền tại Việt Nam thuộc khắp ba kỳ đã từ thái độ cấm đoán, ngăn ngừa sang hành động khoan dung làm thinh để rồi cuối cùng công nhận các hoạt động của Tin Lành giáo trên căn bản quyền tự do tín ngưỡng được luật pháp bảo vệ. Tuy nhiên trong thực tế, đã có những viên chức hành chánh địa phương vẫn làm khó dễ cho các nhà truyền giáo Tin Lành.
Về sau, không kể những khó khăn do cuộc chiến tranh gây ra, người ta đã khó tìm thấy những tài liệu minh chứng các nhà cầm quyền tại Việt Nam, nhất là chính quyền Ngô Ðình Diệm, đã ban hành những luật lệ hay chỉ thị (ngấm ngầm hay công khai, chính thức hay không chính thức, trực tiếp hay gián tiếp ...) nhằm cản trở các hoạt động truyền giáo Tin Lành.
Tuy nhiên chúng tôi đã gặp một số tín đồ hay mục sư Tin Lành than phiền về thái độ của nhiều nhà cầm quyền, nhất là chính quyền Ngô Ðình Diệm, đối với Tin Lành giáo tại Việt Nam. Một số tín đồ cho rằng, là tín đồ Thiên Chúa giáo, ông Ngô Ðình Diệm đã chống lại sự bành trướng của Tin Lành giáo tại Việt Nam (21).
Ðể đối phó với những thái độ bất lợi của các nhà cầm quyền tại Việt Nam, nhất là trong giai đoạn đầu tiên, đối với Tin Lành giáo, các nhà truyền giáo Tin Lành thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau đã cùng hợp lực đấu tranh để bảo vệ quyền lợi tôn giáo của họ. Họ đã vận động cho quyền lợi của họ theo một kế hoạch được phối hợp khá chặt chẽ.
Mỗi phái đoàn truyền giáo đã vận động ngoại giao với cơ quan chính quyền liên hệ của mình. Nhưng chính giới Tin Lành Pháp đã mang lại những kết quả cụ thể có tính cách quyết định đối với chính sách của các nhà cầm quyền tại Việt Nam đối với những cố gắng của các nhà truyền giáo Tin Lành. Giới Tin Lành Pháp đã đẩy mạnh cuộc tranh đấu cho quyền lợi tín ngưỡng của Tin Lành giáo tại Ðông Dương vào trong nghị trường nước Pháp và nêu lên những vấn đề thật quyết liệt trên báo chí xuất bản tại Ðông Dương hay tại Pháp để đánh mạnh vào công luận của dân chúng Pháp.
Kỹ thuật tranh đấu này ăn khớp với một chủ trương thực tế làm nản lòng những nhà cầm quyền : các nhà truyền giáo Tin Lành tiếp tục bành trướng những hoạt động của họ tại nhiều địa phương để đặt nhà cầm quyền tại Việt Nam trước một tình trạng đã rồi. Cuối cùng các nhà truyền giáo Tin Lành đã đạt được những mục tiêu tranh đấu lâu dài : quyền tự do tín ngưỡng cho chính Tin Lành giáo mà họ chủ trương truyền bá vào Việt Nam.
Khi không còn gặp những rắc rối do vấn đề pháp lý gây ra, các nhà truyền giáo Tin Lành cố gắng phát triển và duy trì mối liên lạc thân hữu đối với các nhà cầm quyền (thăm viếng xã giao, mời viên chức chính quyền chủ tọa những nghi lễ trong giáo hội ...) để các hoạt động tôn giáo được dễ dàng hơn.
2. Vấn đề bách hại Tin Lành giáo.
Trong mối tương quan giữa Tin Lành giáo và các nhà cầm quyền tại Việt Nam ở giai đoạn đầu tiên của Tin Lành, phải chăng Tin Lành đã bị bách hại như một tôn giáo ?
Theo quan điểm của các nhà truyền giáo Tin Lành , nhà cầm quyền đã bách hại Tin Lành giáo khi dùng mọi cách thế ngăn cản cấm đoán các hoạt động của Tin Lành giáo, làm khó dễ đối với các nhà truyền giáo cũng như tín đồ. Nhưng trong quan điểm tìm kiếm những sự thực khách quan chính xác, người ta có thể nêu ra mấy giả thiết sau đây :
a. Trước hết, nhà cầm quyền tại Việt Nam có thể đã không chủ ý bách hại Tin Lành giáo như một tôn giáo.
Các nhà cầm quyền Pháp tại Việt Nam nhằm bảo vệ những quyền lợi thực dân của họ bằng mọi cách (quyền lợi chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa ...). Người ta dễ hiểu những hành động cấm đoán Tin Lành giáo trong khoảng đầu thế kỷ XX do các nhà cầm quyền Pháp chủ trương.
Sau hòa ước 1884, người Pháp đã liên tiếp phải đối phó với những cuộc kháng chiến chống Pháp của nhiều giới quần chúng Việt Nam. Khi thế chiến I bùng nổ, chính quyền Pháp lại phải đối phó với nhiều khó khăn mới về chính trị khi tại Việt Nam, gián điệp Ðức muốn dùng các sĩ phu kháng chiến Việt Nam gây suy nhược hàng ngũ Pháp. Trong hoàn cảnh chính trị này, một số nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp cố gắng thiết lập cơ sở hoạt động tại Việt Nam. Một số nhà truyền giáo tuy thuộc quốc tịch Hoa Kỳ hay Gia Nã Ðại đã mang tên gốc Ðức. Sự trùng hợp không may này đã không đem lại lợi ích gì cho chương trình truyền giáo của Hội Liên Hiệp. Với nhiều kinh nghiệm chính trị quá khứ, chính quyền Pháp buộc lòng phải dè chừng những bất trắc có thể đến với họ dưới nhiều hình thức, kể cả hình thức truyền giáo.
Sau này trong thời thế chiến II, người Nhật chiếm đóng Ðông Dương cũng có những phản ứng tương tự với các nhà truyền giáo.
Giả thuyết “nhà cầm quyền tại Việt Nam có thể đã không chủ ý bách hại Tin Lành giáo như một tôn giáo” càng có một căn bản lịch sử khách quan vì trong khi có một thái độ khá cứng rắn đối với các nhà truyền giáo thuộc truyền thống Hội Liên Hiệp, các nhà cầm quyền Pháp vẫn dành nhiều dễ dàng cho các nhà truyền giáo Tin Lành người Pháp, nhất là trong những lãnh thổ trực trị.
b. Thứ đến, trong khi thực thi chính sách đối với Tin Lành giáo, có thể chính quyền tại Việt Nam (Pháp và Nam triều) đã chịu ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo (hay của một số nhân vật trong Thiên Chúa giáo) và cũng ý thức được hậu quả của chính sách này đối với Tin Lành giáo và Thiên Chúa giáo.
Trong hòa ước bảo hộ 1884, người ta có thể thấy ảnh hưởng quan trọng của giới Thiên Chúa giáo đối với chính quyền Pháp trong điều khoản minh xác sự tôn trọng quyền tự do hành đạo và truyền đạo của Thiên Chúa giáo tại Việt Nam. Trong hoàn cảnh thực tế của lịch sử, hầu như từ ngữ “religion chrétienne” được dùng ở hòa ước 1874 đã đương nhiên ám chỉ Thiên Chúa giáo, vì từ trước không có một hình thức “religion chrétienne” nào ngoài Thiên Chúa giáo đã đến làm việc qui mô tại Việt Nam.
Hơn nữa, căn cứ vào tình trạng căng thẳng giữa Thiên Chúa giáo và Tin Lành giáo, người ta có thể có nhiều lý do quả quyết rằng hình như một số nhà truyền giáo Thiên Chúa giáo đã gây ảnh hưởng đối với chính quyền tại Việt Nam để kiềm chế sự phát triển của Tin Lành giáo.
3. Thích ứng với những khuôn khổ văn hóa, truyền thống.
Các nhà truyền giáo cũng chuẩn bị chương trình của họ bằng cách tìm hiểu tính tình, tập tục, truyền thống, tín ngưỡng ... của các dân tộc cư ngụ tại Việt Nam. Nhiều nhà truyền giáo Tin Lành đã xử dụng những kết quả nghiên cứu của nhiều học giả Pháp đối với nền văn minh Việt Nam. Họ cũng biết lợi dụng những kinh nghiệm của các nhà truyền giáo Thiên Chúa giáo để hoàn bị kế hoạch riêng của mình.
Học tập ngôn ngữ của các dân tộc tại Việt Nam cũng là mối quan tâm của những nhà truyền giáo Tin Lành. Ðối với nhiều khuôn khổ văn hóa địa phương khác, nhiều nhà truyền giáo Tin Lành đã không có những phản ứng giống nhau. Trong giới Tin Lành Cải Cách Pháp có khuynh hướng thích ứng với nhiều nếp sống địa phương, thì giới Tin Lành thuộc Hội Liên Hiệp Hoa Kỳ ít chú trọng đến lãnh vực này (điều mà ông P.Médard gọi là “esprit fondamentaliste”, trong trang 56, Protestant d’Outre-Mer, số 3/1960).
Nhưng người ta chú trọng nhiều đến những hoạt động truyền giáo thực thụ mà các nhà truyền giáo đã thực hiện.
B. Công cuộc truyền giáo thực thụ.
Trong giai đoạn chuẩn bị truyền giáo, nếu nhiều phái đoàn truyền giáo đã biểu lộ một nỗ lực chung, một hình thức hợp tác nào đó, thì mỗi phái đoàn vẫn phải đối phó với những vấn đề riêng biệt của mình tùy thuộc những điều kiện thực tế.
Ở giai đoạn truyền giáo thực thụ, các nhà truyền giáo đã phải giải quyết một số yếu tố cần thiết giống nhau. Ðó là những điều kiện căn bản để xây dựng một giáo hội địa phương: dịch thuật Kinh Thánh, đào tạo cán bộ và huấn luyện tín đồ, phổ biến Kinh Thánh và truyền giảng cho quần chúng tại Việt Nam. Nhưng mỗi giáo hội (hay phái đoàn truyền giáo) lại giải quyết những vấn đề chung này theo những tiêu chuẩn phương pháp riêng biệt.
1. Những vấn đề chung.
Những vấn đề chung mà các giáo hội phải giải quyết tùy thuộc hai tương quan : phương pháp truyền giáo với tín điều của mỗi giáo hội, Tin Lành giáo tại Việt Nam với khối Tin Lành giáo thế giới.
a. Tương quan giữa phương pháp truyền giáo với chủ trương tín điều của mỗi giáo hội.
Ngoài tương quan với bối cảnh lịch sử, văn hóa và xã hội của địa phương phát xuất các tổ chức truyền giáo cũng như địa phương được truyền giáo, các phương pháp truyền giáo còn liên hệ trực tiếp với tôn chỉ tín ngưỡng của mỗi giáo phái.
Tuy vẫn cho mình là đi đúng truyền thống Cơ Ðốc giáo nguyên thủy và vẫn chấp nhận quyền uy tối thượng của Thượng Ðế biểu lộ trong Kinh Thánh, thực sự mỗi giáo phái Tin Lành đã nhấn mạnh đặc biệt (đôi khi có vẻ tuyệt đối và độc nhất) vào một số giáo điều hàm chứa trong Kinh Thánh. Chẳng hạn tại Việt Nam, trong khi một số giáo phái (giáo hội Tin Lành Cải Cách Pháp, Hội Liên Hiệp, Hội Tin Lành Việt Nam, Hội Báp tít, Mennonite) khai triển những giáo điều Kinh Thánh toàn bộ như Ðức Tin, uy quyền của Kinh Thánh, sự cứu độ, ân điển ..., thì giáo phái Cơ Ðốc Phục Lâm chú ý đến sự tuân giữ một số lề luật Cựu Ước và sự tái lâm của Ðâng Christ, còn giáo phái “Hội Thánh Ðâng Christ” chủ trương thiết lập Giáo Hội Cơ Ðốc giáo duy nhất nguyên sơ ...
Chính những đặc tính và khuynh hướng tín điều đó sẽ chi phối và hướng dẫn những phương pháp truyền giáo của mỗi giáo phái.
- Truyền bá Kinh Thánh : Các giáo phái đều coi việc truyền bá Kinh Thánh là một phương pháp truyền giáo căn bản. Người ta chú ý đến hai khía cạnh tiêu biểu trong việc truyền bá Kinh Thánh : dịch thuật và phổ biến Kinh Thánh.
Với một vai trò lịch sử đặc biệt, những tổ chức truyền giáo Tin Lành đầu tiên (Thánh Kinh Hội, Hội Liên Hiệp, Hội Tin Lành Việt Nam) và hiện nay là Hội Phiên Dịch Kinh Thánh Wicliffe đã gánh trọn nhiệm vụ dịch thuật Kinh Thánh sang Việt ngữ và Thượng ngữ cho các nhà truyền giáo Tin Lành xử dụng. Người ta không thấy các giáo phái đặt những vấn đề chung quanh việc dùng bản dịch Kinh Thánh do một vài giáo phái thực hiện.
Nhưng tất cả các nhà truyền giáo Tin Lành tại Việt Nam đã nỗ lực phổ biến Kinh Thánh trong phạm vi cá nhân cũng như trong lãnh vực tập thể. Hơn nữa nhiều tổ chức chuyên môn phổ biến Kinh Thánh đã được thành lập trợ lực cho những công tác truyền giáo rõ rệt hơn.
- Kinh Thánh là tất cả : Trong sinh hoạt Tin Lành, Kinh Thánh rất quan trọng, vì Kinh Thánh vừa là đối tượng, nội dung, mục tiêu vừa là nguồn gốc của các phương pháp truyền giáo Tin Lành.
Ðối với Tin Lành giáo, Kinh Thánh đem lại sự phục hưng thiêng liêng cho tín đồ vì Kinh Thánh là lẽ sống cho những người tiếp nhận Tin Lành giáo. Kinh Thánh cũng chính là nội dung kho tàng mà nhà truyền giáo Tin Lành muốn giới thiệu và dâng hiến cho người khác. Sau hết Kinh Thánh chỉ dậy mọi phương pháp truyền giáo đắc lực nhất. Càng tin tưởng vào Thượng Ðế, nhà truyền giáo càng phải tìm kiếm và triệt để áp dụng những phương pháp truyền giáo được bày tỏ trong Kinh Thánh. Nói cách khác tất cả những phương pháp truyền giáo mà con người có thể sáng nghĩ đều bắt nguồn từ Kinh Thánh.
b. Tương quan giữa Tin Lành giáo Việt Nam và khối Tin Lành giáo thế giới.
Trong quá trình bành trướng, Tin Lành giáo Việt Nam liên quan chặt chẽ với khối Tin Lành thế giới.
Vì thế các phương pháp truyền giáo Tin Lành tại Việt Nam tuy có nhiều sắc thái riêng biệt do hoàn cảnh địa phương gây nên thì vẫn có nhiều đồng điểm được tìm thấy trong phương pháp hoạt động của nhiều tổ chức Tin Lành khác trên thế giới.
- Biến đổi trong tổ chức truyền giáo : Trong lịch sử Tin Lành giáo tại Việt Nam, các phái đoàn truyền giáo đã dần dần sửa đổi quan niệm làm việc, cách giải thích ý nghĩa Kinh Thánh ... Do đó họ cũng dần dần xử dụng thêm những phương tiện mới, những hình thức hoạt động mới và những phát minh mới của con người trong công cuộc truyền giáo. Từ những hoạt động thuần túy có màu sắc tôn giáo, các nhà truyền giáo đã đi sang lãnh vực hoạt động truyền giáo có vẻ trần thế (văn hóa, giáo dục, xã hội, y tế ...).
- Giải quyết vấn đề thuộc nội bộ : Các nhà truyền giáo cũng giải quyết nhiều vấn đề thiết yếu nội bộ như tổ chức hành chánh tôn giáo, tổ chức cơ cấu truyền giáo, tuyển dụng và đào tạo cán bộ. Những vấn đề nội bộ này thường vẫn được đặt ra nhiều hơn tùy thuộc sự bành trướng của mỗi giáo hội.
- Cầu nguyện, phương pháp truyền giáo đặc biệt : Cùng với thế giới Tin Lành giáo, các nhà truyền giáo thuộc bất kỳ giáo phái nào tại Việt Nam đã coi cầu nguyện như phương pháp truyền giáo căn bản thường xuyên được phổ biến mạnh mẽ nhất. Nhà truyền giáo không những không từ chối hiệu lực của phương pháp này mà còn coi nó là cách thế truyền giáo quan trọng nhất đã được Kinh Thánh chỉ bảo.
Nếu mỗi phái đoàn truyền giáo đều phải giải quyết những vấn đề chung cơ bản, thì mỗi phái đoàn lại có những cách thế và quan niệm khác nhau để đối phó với vấn đề này. Chính những cách thế và quan niệm này biểu lộ khuynh hướng phương pháp truyền giáo khác nhau của mỗi giáo hội.
2. Những khuynh hướng phương pháp truyền giáo.
Người ta có thể phân biệt ít nhất 4 khuynh hướng phương pháp truyền giáo Tin Lành đã được áp dụng tại Việt Nam : phương pháp “truyền giảng trực tiếp”, phương pháp “lên men”, phương pháp “gây thiện cảm”, và phương pháp “phối hợp”. Chúng tôi căn cứ vào một số tiêu chuẩn đặc sắc để đặt tên cho những khuynh hướng phương pháp này cũng như người ta đã đặt tên cho chiến thuật “du kích”, “vết dầu loang”, “công đồn đả viện” ...
a. Phương pháp “truyền giảng trực tiếp”.
Hội Liên Hiệp, với phương tiện vật chất dồi dào và số lượng nhân viên đông đảo, đã đảm trách một lãnh vực truyền giáo rộng lơn hơn những tổ chức truyền giáo của các giáo phái Tin Lành khác tại Việt Nam. Tuy nhiên đối tượng truyền giáo của Hội Liên Hiệp phần đông là quần chúng bình dân, mặc dầu số tín đồ đầu tiên đại diện cho nhiều tầng lớp xã hội khác nhau.
Hội truyền giáo này có chủ trương rõ rệt là dùng phương pháp truyền giảng trực tiếp mà các sứ đồ đầu tiên trong lịch sử Cơ Ðốc giáo đã thực hành. Nhà truyền giáo có thể qui tụ dân chúng vào một địa điểm cố định để giảng thuyết hay đi đến từng gia đình để nói về đạo cho người khác và chinh phục họ, hay tiếp xúc với từng cá nhân. Aùp dụng kỹ thuật truyền giảng trực tiếp, nhà truyền giáo thường có khuynh hướng trình bày ngay vào nội dung tín điều cho người nghe, mặc dầu người nghe chưa hiểu biết gì về những chấp nhận đã trở thành hiển nhiên đối với người truyền đạo. Khi cần, nhiều lần nhà truyền giáo không ngại đả phá những tín ngưỡng của người nghe là sai lầm.
Nhà truyền giáo chỉ muốn hiểu truyền giáo là giảng giải trực tiếp cho người nghe, hay trình bày trực tiếp cho người đọc về nội dung Tin Lành giáo, về kho tàng Kinh Thánh. Họ tự cảm thấy có trách nhiệm rao giảng “Tin Lành” cho người khác. Khuynh hướng phương pháp truyền giáo này đã ảnh hưởng sâu đậm trên tinh thần truyền giáo của Hội Tin Lành Việt Nam. Người ta có thể giải thích khuynh hướng phương pháp truyền giáo này bằng nhiều cách.
Trước hết sáng lập viên Hội Liên Hiệp là một mục sư thuộc giáo phái Trưởng Lão (Presbytérienne). Giáo phái này, vì chịu nhiều ảnh hưởng của tinh thần khắt khe do Calvin để lại (qua trung gian Thanh giáo (Puritanisme), đã muốn trung thành với từng chi tiết mà họ hiểu là những chỉ dẫn của Thượng Ðế trong Kinh Thánh. Vì thế họ chối từ những phương pháp truyền giáo mà họ giải thích là không thích hợp với Kinh Thánh (hình thức mở trường, lập cơ sở xã hội ...).
Mặt khác, nhà truyền giáo có thể áp dụng khuynh hướng phương pháp truyền giảng trực tiếp vì đối tượng truyền giáo của họ hầu hết là thành phần quần chúng bình dân ít học vấn dễ bị chi phối bởi những mê tín dị đoan. Ðể thuyết phục những loại người này, nhà truyền giáo thường nói thẳng với họ, nói rõ rệt và bày tỏ thái độ tức khắc mà ít khi phải dùng những hình thức tế nhị, kiên nhẫn.
Sau hết, đối với các nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp, phương pháp trực tiếp còn là một cách thế thích ứng với hoàn cảnh chính trị xã hội đương thời. Muốn bảo vệ quyền tự do tôn giáo, để chính quyền không làm khó dễ, các nhà truyền giáo đã tự giới hạn phạm vi hoạt động của mình và cam kết với chính quyền là họ chỉ hoạt động tôn giáo thuần túy.
b. Phương pháp “lên men”.
Nếu các nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp có khuynh hướng áp dụng phương pháp truyền giảng trực tiếp, thì với ông P.Monet, Phái Bộ Nghiên Cứu Tin Lành Pháp đã sáng kiến một phương pháp truyền giảng riêng biệt mà chúng tôi muốn đặt tên là phương pháp “lên men” (hay phương pháp “ném vành” - méthode “par ricochet”).
Phái Bộ Tin Lành Pháp chỉ có rất ít phương tiện vật lực cũng như nhân lực và vì thế chỉ có thể hoạt động trong một lãnh vực nhỏ hẹp. Hơn nữa, Hội Truyền Giáo Tin Lành Paris mới chỉ muốn chuẩn bị cho một phái đoàn truyền giáo qui mô thực thụ.
Khuynh hướng phương pháp truyền giáo của P. Monet thực ra bắt đầu từ những vị mục sư Tin Lành tiên khởi người Pháp đến hoạt động tại Việt Nam. Những vị mục sư này (như J. Rannier, A. Richemond) cho rằng điều quan hệ đối với nhà truyền giáo Tin Lành tại Việt Nam không phải là làm Báp têm để có số lượng đông đảo tín đồ Tin Lành chính thức, nhưng là gột rửa những chứng tích ngoại giáo (mê tín, đa thần hay phiếm thần) trong truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam để chuẩn bị tâm hồn họ sống và đón nhận tinh thần Tin Lành trước khi là tín đồ.
Người ta có thể định nghĩa phương pháp “lên men” do P.Monet trong Phái Bộ Nghiên Cứu Tin Lành Pháp chủ trương bằng ba yếu tố căn bản: tập trung nỗ lực vào đối tượng quan yếu, tôn trọng truyền thống tốt đẹp của dân tộc, áp dụng kỹ thuật tổ chức hiệu lực của Tây phương.
Với những mục tiêu và điều kiện giới hạn, P. Monet muốn tập trung cố gắng truyền giáo vào giới thanh niên trí thức Hà Nội. Ông đáp ứng nhu cầu học vấn của họ, với niềm thâm tín rằng lớp thanh niên trí thức nếu thấm hiểu tinh thần Tin Lành sẽ có ảnh hưởng quan trọng đối với quần chúng mà họ sẽ có nhiều trách nhiệm. Ông am tường những nguyện vọng của giới thanh niên này cũng như tính tình của họ. Vì thế ông đã lôi cuốn họ bằng cách thiết lập một Trung tâm sinh hoạt văn hóa cho họ. Trung tâm này hoàn toàn giữ tính chất trung lập (đứng ngoài tôn giáo và chính trị), để có thể phục vụ giới thanh niên một cách dễ dàng và có hiệu quả hơn.
Trong việc điều hành các hoạt động truyền giáo bằng văn hóa, P.Monet chủ trương tôn trọng những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt và của Á Ðông. Ông muốn phát triển những ưu điểm của nền văn hóa dân tộc. Ông luôn đề cao những giá trị thục thụ trong nền văn hóa Ðông phương trong cách trang trí, trong chương trình học hỏi. Ông hoạt động tận tâm cho giới thanh niên trí thức, với ý hướng truyền giáo và vì nhiệt tâm truyền giáo, nhưng ông không giảng công khai về Tin Lành giáo cho họ. Ông chứng minh giá trị của đạo ông một cách gián tiếp bằng chính đời sống của ông, bằng tình thương yêu và sự lo lắng của ông đối với giới thanh niên đến với ông. Ông sẽ giới thiệu Tin Lành giáo cho họ như một món quà của sự thân hữu riêng biệt giữa ông và người thanh niên, ông sẽ cho họ tiếp xúc với những vấn đề thuần túy tôn giáo để họ được đào luyện về đạo.
Sau cùng, P.Monet chủ trương dùng kỹ thuật tổ chức hiệu lực Tây phương để giúp đỡ giới thanh niên trí thức này. Ông trang bị Trung tâm hoạt động với tất cả những tiện nghi sinh sống cư trú học vấn kiểu Tây phương với chương trình sinh hoạt theo kỹ thuật Tây phương (thư viện, điện thoại ..., du khảo, diễn thuyết, truyện trò thân mật).
Phương pháp truyền giáo của P. Monet trong Phái Bộ Nghiên Cứu Tin Lành Pháp chính là phương pháp “nhập thể” để làm cho đạo trở thành đạo của người Việt, là đến với người Việt thay vì bắt người Việt phải níu kéo một khuôn khổ xa lạ của truyền thống văn hóa khác, là tôn trọng truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là làm cho Tin Lành giáo lên men trong lòng người Việt.
c. Phương pháp “gây thiện cảm”.
Hội Cơ Ðốc Phục Lâm, với những thành phần cán bộ và tín đồ đầu tiên từ Hội Tin Lành Việt Nam tạo thành, cũng có khuynh hướng truyền giảng trực tiếp phần nào. Nhưng giáo hội này đã có một chủ trương truyền giáo riêng biệt bằng đường lối y tế và văn hóa. Ðối tượng truyền giáo của giáo hội này phần nhiều cũng là thành phần quần chúng bình dân. Giáo hội đã xử dụng những phương tiện vật chất khá dồi dào, nhưng với số lượng nhân viên không mấy quan trọng so với Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam.
Giáo hội thiết lập những cơ sở hoạt động y tế để săn sóc sức khỏe thân thể cho người khác, rồi nhân cơ hội chinh phục họ, giới thiệu đạo cho họ. Người khác có thể dễ xúc động trước những nghĩa cử mà giáo hội làm cho họ và từ đó dễ chấp nhận những điều giáo hội muốn truyền bá cho họ.
Các nhà truyền giáo Cơ Ðốc Phục Lâm cũng dùng ấn phẩm để giới thiệu lý tưởng của mình. Giáo hội ấn hành rất nhiều sách báo trình bày những vấn đề y tế, vệ sinh, giáo dục nhằm những lợi ích cụ thể cho người khác nhưng theo nhãn quan tín ngưỡng của giáo hội. Người đọc trong khi chú ý tìm những kiến thức thiết thực cho đời sống sẽ dần dần đồng hóa một cách vô ý thức những mẩu tín điều mà nhà truyền giáo gói ghém một cách kín đáo trong suốt tác phẩm của mình.
Chính kỹ thuật “nhất cử lưỡng tiện” để gây thiện cảm nơi người khác là một sắc thái riêng biệt của khuynh hướng phương pháp truyền giáo trong Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm tại Việt Nam.
d. Phương pháp “phối hợp”.
Với những điều kiện và hoàn cảnh uyển chuyển linh động của lịch sử, các nhà truyền giáo thuộc mọi giáo phái cũng biết kiện toàn những phương pháp truyền giáo cổ truyền và sáng kiến những phương pháp mới thích hợp và có nhiều hiệu quả hơn. Cùng với những phương pháp cổ truyền, các nhà truyền giáo Tin Lành hiện nay thường còn áp dụng một phương pháp có tính chất toàn diện và bao quát hơn, đó là phương pháp phối hợp.
Hoạt động phối hợp này được thực hiện theo 3 khía cạnh : trong nội bộ mỗi giáo hội, giữa các giáo hội địa phương, và giữa mỗi giáo hội địa phương với hệ thống trung ương và với toàn khối Tin Lành thế giới.
Trong nội bộ mỗi giáo hội, các nhà truyền giáo thường phối hợp công tác truyền giáo thuần túy với những hoạt động văn hóa, y tế, xã hội. Hoạt động truyền giáo được thực hiện trong chính những giờ học Anh ngữ, trong nhiều sinh hoạt tập thể khác ... Lời giảng thuyết về đạo được trình bày cho quần chúng thính khán giả cùng với những gói tặng phẩm và những dịch vụ xã hội.
Giữa các giáo hội địa phương hay các phái đoàn truyền giáo khác nhau tại Việt Nam, việc phối hợp truyền giáo trở nên khá phức tạp. Vì tâm trạng nghi kỵ, thành kiến và chủ trương tín ngưỡng khác nhau..., sự phối hợp chỉ được thực hiện một cách giới hạn.
Người ta nhận thấy một số tổ chức truyền giáo Tin Lành tại Việt Nam đã phối hợp hoạt động một cách khá thường xuyên và chặt chẽ, vì họ thuộc những giáo phái có thể chia sẻ chung nhiều niềm tin. Hội Liên Hiệp, Hội Tin Lành Việt Nam, Thánh Kinh Hội, Chi Hội Tin Lành Pháp, Giáo Hội Mennonite, Giáo Hội Báp tít đã có những hoạt động phối hợp với nhau trong một vài lãnh vực truyền giáo hay chương trình xã hội y tế. Trong khi đó một số tổ chức lại có vẻ cô lập, như trường hợp Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm, Giáo Hội Chứng Nhân Ðức Giêhôva trong khối Tin Lành Việt Nam (giáo phái này bị nhiều tín đồ thuộc một số đông giáo phái Tin Lành khác coi là tà giáo. Riêng đối với Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm tại Việt Nam, Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam đã có những tương quan không mấy tốt đẹp do sự ly khai của một số tín đồ sang Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm). Còn Cơ Ðốc Truyền Giáo Hội (WEC) đã không có liên lạc thân hữu với khối Tin Lành truyền thống Hội Liên Hiệp, vì Hội Trưởng của Cơ Ðốc Truyền Giáo Hội tại Việt Nam từng là người đã bị Hội Liên Hiệp chối từ (không phải là bị trục xuất), mặc dầu căn bản tín ngưỡng vẫn thông hiệp với nhau.
Nhưng mỗi giáo hội hay phái đoàn truyền giáo địa phương đã duy trì phối hợp chặt chẽ với hệ thống trung ương. Nhờ những sự liên lạc giao thông thuận lợi và tiến bộ, tổ chức trung ương của mỗi giáo hội có thể theo dõi để trợ lực kịp thời cho các chương trình truyền giáo địa phương.
Trên lãnh vực quốc tế, nhiều giáo hội Tin Lành từ nhiều địa phương trên thế giới đã tham dự những đại hội Tin Lành Quốc Tế thảo luận về nhiều vấn đề trong Tin Lành giáo. Chẳng hạn, trong Ðại hội Tin Lành quốc tế nhóm tại Bá Linh cuối năm 1966, hàng ngàn đại biểu Tin Lành thuộc nhiều giáo phái khác nhau đã thảo luận về công cuộc truyền giáo. Ðại hội này đã nhấn mạnh đến kỹ thuật truyền giáo sâu rộng trong các tầng lớp dân chúng với nhiều phương tiện tân kỳ và hiệu lực nhất.
Phương pháp phối hợp này là một kế hoạch toàn diện, vì có khuynh hướng xử dụng tối đa các phương tiện và điều kiện để truyền giáo cho mọi giai tầng trong xã hội bằng mọi hình thức có thể.
C. Thành lập và tổ chức giáo hội địa phương.
Với phương pháp và cố gắng truyền giáo, các giáo hội đã đạt được một số kết quả
để từ đó có thể thành lập một giáo hội địa phương. Nhà truyền giáo đã đào tạo được một số cán bộ lãnh đạo, đã thâu nạp được nhiều tín đồ và chuẩn bị được nhiều cơ sở tôn giáo. Nhà truyền giáo cũng đã tin cậy vào niềm tin và sự thông hiểu tín ngưỡng của tín đồ. Những yếu tố này cho phép nhà truyền giáo có thể xây dựng giáo hội địa phương, với một tổ chức hành chánh thích hợp nhất cho sự phát triển giáo hội theo một kế hoạch đã được ấn định.
Nói chung các nhà truyền giáo Tin Lành thường thiết lập giáo hội địa phương một cách khá sớm, nhất là nếu người ta so sánh phương pháp này với kế hoạch truyền giáo trong Thiên Chúa giáo tại Việt Nam trong việc giành quyền quản trị giáo hội cho những viên chức địa phương.
Về phương diện hành chánh, cơ cấu tổ chức của các giáo hội Tin Lành tại Việt Nam có hai khuynh hướng chính : khuynh hướng tự trị tự lập (Hội Tin Lành Việt Nam, Hội Báp tít) và khuynh hướng trung ương tập quyền (Giáo hội Cơ Ðốc Phục Lâm). Nhiều phái đoàn truyền giáo còn quá mới nên chưa thể tổ chức một giáo hội địa phương một cách qui mô và rõ rệt.
Trong khuynh hướng tự trị tự lập, phái đoàn truyền giáo thường để cho giáo hội địa phương toàn quyền quyết định những vấn đề điều hành tổ chức nội bộ (về phương diện tín ngưỡng, giáo điều của phái đoàn truyền giáo cũng là giáo điều của giáo hội địa phương).
Nền hành chánh trong Hội Tin Lành Việt Nam có khuynh hướng cộng hòa, theo đó mỗi chi hội đều là những đơn vị tập thể có những qui luật sinh hoạt tự trị tự lập, mặc dầu họ luôn luôn chấp hành đường lối và tôn chỉ chung trong hệ thống Tổng Liên Hội trong lãnh vực quốc gia. Công cử là lề lối tuyển bổ viên chức thông thường trong chi hội cũng như trong các sinh hoạt khác thuộc mọi cấp bậc hành chánh trong Tổng Liên Hội. Mọi quyết định đều chỉ được thực hành với sự chấp thuận của đa số tín đồ.
Còn trong khuynh hướng trung ương tập quyền, giáo hội địa phương chỉ là một bộ phận trong guồng máy quốc tế. Ðó là trường hợp Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm. Mọi sự việc trong Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm Ðịa Hạt Việt Nam đều do trung ương điều hành. Chi hội là đơn vị hành chánh nhỏ bé nhất được tổ chức nhất loạt theo một số tiêu chuẩn nhất định. Chi hội lệ thuộc chặt chẽ vào Ðịa Hạt Liên Hội quốc gia, Ðịa Hạt này lại tùy thuộc Liên Hiệp hội trong một khu vực và Liên Hiệp hội lệ thuộc tổ chức trung ương là Toàn Cầu Tổng Hội, cơ quan điều hành cao cấp nhất của Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm.
D. Vai trò chủ động của giáo hội địa phương.
Trong quá trình phương pháp truyền giáo, việc trao hoàn nhiệm vụ điều hành cho giáo hội địa phương là giai đoạn cuối cùng, nhưng cần thiết cho sự trưởng thành và phát triển của mỗi giáo hội tại địa phương.
Không kể trường hợp của Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm, sau khi thành lập và tổ chức giáo hội địa phương, hầu hết các giáo phái Tin Lành (phái đoàn truyền giáo) đã chỉ muốn giữ vai trò cố vấn và tài trợ cho các kế hoạch hoạt động của giáo hội địa phương. Một số nhà truyền giáo đã làm việc dưới sự điều hành của giáo hội địa phương, trong khi tại một vài khu vực các nhà truyền giáo thuộc phái đoàn ngoại quốc vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ yếu vì giáo hội địa phương chưa thể đảm trách một cách chu đáo.
Trong tương quan giữa Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam, người ta còn nhận thấy một Ủy Ban Quản Trị Hỗn Hợp để bàn định những kế hoạch quan trọng lên quan đến phái đoàn truyền giáo và giáo hội địa phương.
Tuy giáo hội địa phương luôn luôn giữ vai trò chủ động, nhưng trong thực tế ảnh hưởng của những phái đoàn truyền giáo vẫn rất mãnh liệt. Hơn nữa, mỗi giáo hội địa phương cũng giải quyết công việc và tổ chức các cơ sở giống như tại nơi phát xuất các phái đoàn truyền giáo, mặc dầu hoàn cảnh thực tế có khác nhau.
Iii. Kết Luận.
Trong cái nhìn tổng hợp, người ta có cảm tưởng, một phần nào, các giáo phái Tin Lành đã thực hiện một hệ thống các phương pháp truyền giáo có phối hợp chặt chẽ. Nhưng thực ra, nói một cách tuyệt đối, mỗi phái đoàn truyền giáo - hơn nữa, mỗi nhà truyền giáo, đều có những phương pháp cá biệt ứng dụng trong mỗi hoàn cảnh thực tế.
Chính vì thế cái nhìn tổng hợp chỉ có một giá trị tương đối và cá nhân của người nghiên cứu trước những dữ kiện đã thâu thập được.
CHƯƠNG II
NHỮNG NHẬN ÐỊNH TỔNG HỢP
Ðúng theo đòi hỏi của chân lý lịch sử, người nghiên cứu nên trình bày một cách khách quan trung thực về thực tại lịch sử mà không nên phê bình thực tại đó, vì người đọc lại có thể chịu ảnh hưởng sự phán đoán giá trị của cá nhân người nghiên cứu mà thấy sai sự thật như nó xảy ra trong quá khứ.
Dầu vậy trong phạm vi thiên tiểu luận, chúng tôi cũng muốn trình bày những quan điểm và nhận định cá nhân của chúng tôi như một thể hiện khả năng phán đoán sự kiện lịch sử. Hơn nữa trong suốt tiểu luận chúng tôi cố gắng để giữ nguyên tắc trình bày sự thật mà không xen lẫn những nhận định chủ quan.
Nếu trong y học, phương pháp trị liệu bệnh nhân có giá trị phải làm cho người bệnh mau hồi phục sức khỏe và sức khỏe này phải bền vững lâu dài, thì trong lãnh vực tôn giáo, phương pháp truyền giáo có hiệu lực và giá trị nhất phải là gia tăng số lượng tín đồ, đồng thời phát triển niềm tin trong đời sống của những tín đồ này. Nhưng theo quan điểm của nhà truyền giáo Tin Lành chính Thượng Ðế mới là tác nhân hiệu lực hóa những cố gắng truyền giáo. Tuy nhiên chúng tôi muốn phán đoán giá trị phương pháp truyền giáo trên bình diện hữu hình có thể kiểm chứng được theo giới hạn của lý trí con người.
Chúng tôi sẽ trình bày những nhận định tổng quát về quá trình phương pháp và sau đó những nhận định riêng biệt và 4 khuynh hướng truyền giáo khác nhau.
I. Nhận Định Tổng Quát.
Quá trình 4 giai đoạn của phương pháp có thể coi là một quan niệm thích hợp thuần lý cũng như thực tế của lịch sử Việt Nam. Trên phương diện thuần lý, mỗi người muốn thực hiện một việc gì đều phải có thời gian chuẩn bị trước khi dấn thân thực sự. Trong kế hoạch truyền giáo, các nhà truyền giáo cũng đã theo một tiến trình cần thiết này để có thể đảm bảo cho sự trưởng thành và phát triển của giáo hội địa phương.
Nhưng người ta cần nhận định những ưu và khuyết điểm trong khi nhà truyền giáo thực hiện những giai đoạn của quá trình phương pháp.
A. Giai đoạn chuẩn bị.
1. Những ưu điểm.
Mỗi phái đoàn truyền giáo đã chuẩn bị với những điều kiện khác nhau. Phái đoàn truyền giáo Hội Liên Hiệp có nhiều phương tiện nhân và vật lực nhưng lại không được hoàn cảnh chính trị và văn hóa thuận lợi như phái đoàn truyền giáo do người Pháp đảm trách.
Các phái đoàn truyền giáo cũng chuẩn bị xa một cách khoa học và chu đáo trong việc gây tạo phương tiện tài chánh và tuyển dụng cán bộ. Trong khi phái bộ Tin Lành Pháp có một vài cán bộ nhiệt thành và am tường dân tộc địa phương, thì Hội Liên Hiệp trước hết đã bổ dụng những cán bộ đã từng làm việc trong miền Hoa Nam (hay những người có liên hệ đến người Pháp). Những cán bộ đầu tiên thuộc Hội Liên Hiệp hiểu biết khá nhiều về hoàn cảnh địa phương và đã quen thuộc phần nào với nếp sống Á Ðông.
Các nhà truyền giáo cũng khéo léo và kiên nhẫn trong cách đối phó với chính quyền địa phương. Họ vận động ngoại giao, họ phát triển giao hảo với nhiều cấp bậc chính quyền địa phương để dễ dàng hoạt động tự do. Trong khi mục tiêu tranh đấu chưa đạt được, các nhà truyền giáo đã để chính quyền trước những sự việc đã rồi. Hơn nữa trong khi tranh đấu cho mục tiêu chung các nhà truyền giáo Hoa Kỳ và Pháp đầu tiên đã liên kết chặt chẽ với nhau. Chính những yếu tố này đã giúp cho những hoạt động của Tin Lành giáo được bành trướng.
Ðối với truyền thống và khuôn khổ văn hóa địa phương, các nhà truyền giáo đã tỏ ra có cố gắng muốn thích ứng. Giới Tin Lành Pháp đã quan tâm nhiều đến hành động thích ứng này. Họ cũng cố gắng học tập giảng thuyết bằng ngôn ngữ địa phương và lợi dụng những điều kiện địa lý quan trọng để xúc tiến chương trình truyền giáo.
2. Những khuyết điểm.
Giai đoạn chuẩn bị có nhiều ưu điểm, nhưng không phải có những khuyết điểm quan trọng.
Khuyết điểm căn bản của các phái đoàn truyền giáo trong giai đoạn chuẩn bị là không thích ứng đúng mức và kịp thời theo hoàn cảnh và nhu cầu địa phương.
Hội Liên Hiệp tuy có chú ý đến việc thích ứng, nhưng đã không tìm hiểu đầy đủ và chưa tôn trọng đến truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phương. Trong khi đó phái đoàn truyền giáo Tin Lành Pháo lại không nắm được thời cơ thuận lợi. Họ đã quá dè dặt và chậm chạp trong việc thành lập một đoàn truyền giáo chính thức cho Ðông Dương, nơi họ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn bất cứ phái đoàn truyền giáo Tin Lành nào khác. Khi tiến hành chương trình truyền giáo, phái đoàn Tin Lành Pháp lại thất bại vì thiếu tài trợ, thiếu sự hợp tác giữa các cán bộ truyền giáo, thiếu sự thông hiểu của tổ chức trung ương, của nhiều giới chức Tin Lành bảo thủ trước những sáng kiến truyền giáo táo bạo, mới mẻ nhưng có hiệu quả.
Người ta ngạc nhiên khi thấy những nhà truyền giáo Hoa Kỳ với nhiều phương tiện vật chất đã không giúp cho phái đoàn Pháp trong một kế hoạch hợp tác hữu ích và thích hợp với hoàn cảnh đương thời.
Ở Việt Nam, vì thiếu cộng tác và thiếu một kế hoạch toàn diện, các nhà truyền giáo đã không thành công trong việc truyền giáo cho nhiều giai tầng xã hội khác nhau. Trong khi phái đoàn Pháp thất bại trong việc truyền giáo cho giới thanh niên trí thức Hà Nội thì Hội Liên Hiệp tiếp tục hoạt động nhưng chỉ nhắm hầu hết vào thành phần bình dân ít học, không sâu sắc.
Việc tranh đấu cho quyền tự do tín ngưỡng tại Việt Nam do chính những nhà truyền giáo chủ xướng có thể là một con dao hai lưỡi. Con dao này giúp cho các nhà truyền giáo thực hiện chương trình phát triển tôn giáo của mình, nhưng chính nó đã đưa Tin Lành giáo vào những cam kết chính trị nào đó mà chính nhiều giáo hội không bao giờ chủ trương.
Xét về một phương diện nào đó, tôn giáo của loài người sẽ không thể tách rời khung cảnh nhập thế của nó. Tôn giáo nẩy nở trong tâm hồn con người - con người theo tâm lý học hiện diện trong vũ trụ với người khác - và có khởi điểm trong thời gian lịch sử, trong không gian vũ trụ, dầu tôn giáo ấy đã được Thượng Ðế mạc khải một cách siêu nhiệm. Theo bản chất và mục đích, tôn giáo không phải chính trị và do đó càng không làm và không thể làm chính trị, nhưng tôn giáo không thể tách biệt những điều kiện, sự việc, chế độ chính trị luôn luôn ảnh hưởng và chi phối nhịp sinh tồn của tôn giáo.
Trong thực tế, bằng hành động tranh đấu cho tự do tín ngưỡng, bằng sự cam kết tuân hành chính quyền để chỉ hoạt động trong phạm vi thuần túy tôn giáo, các nhà truyền giáo đã nhúng tay vào chính trị mà họ không ý thức.
Hội Liên Hiệp đã thiếu khôn ngoan khi thiết lập một vùng truyền giáo gồm toàn thể Ðông Dương và miền Ðông Thái Lan dưới quyền quản nhiệm của một Ban Quản Trị Chung. Ðiều này có thể làm cho chính quyền Pháp tại Ðông Dương nghi ngờ rằng các nhà truyền giáo Hoa Kỳ chuẩn bị một mưu đồ chính trị tại Ðông Dương (cho Hoa Kỳ vào Việt Nam, hay cho người Ðức chống lại người Pháp).
Phương pháp thích ứng với hoàn cảnh chính trị đương thời bằng cách gia nhập quốc tịch Pháp của một số nhà truyền giáo đã không thể đem lại hậu quả tốt, vì người khác có thể nghi ngờ Tin Lành giáo câu kết với chính quyền Pháp (thực dân) hay Tin Lành giáo không bênh vực quyền lợi dân tộc ...
B. Giai đoạn truyền giáo thực thụ.
Trong giai đoạn hoạt động truyền giáo thực thụ, mối tương quan giữa phương pháp truyền giáo và hệ thống tín điều cũng như mối tương quan giữa các giáo phái Tin Lành tại Việt Nam với khối Tin Lành thế giới đã gây ra nhiều hậu quả quan trọng.
1. Những ưu điểm.
Hệ thống tín điều của các giáo phái Tin Lành trong Kinh thánh liên kết chặt chẽ với các phương pháp truyền giáo đã giúp cho mỗi giáo hội có thể giữ vững được kho tàng niềm tin của mình để truyền thụ cho người khác. Vì mối tương quan này, vì trung thành với Kinh Thánh, các nhà truyền giáo đã dành nhiều cố gắng và sáng kiến trong việc phiên dịch, ấn hành, tìm hiểu và phổ biến Kinh Thánh. Về phương diện này, Tin Lành giáo Việt Nam đã có nhiều phương tiện vật chất và một hệ thống cung cấp sách và tài liệu Kinh Thánh cho các giáo hội, các phái đoàn truyền giáo. Nhiều hội chuyên môn phổ biến Kinh Thánh đã dùng những phương tiện tài chánh rất lớn và đã áp dụng nhiều kỹ thuật phổ biến khá tinh vi.
Thêm vào đó, nhờ mối tương quan với khối Tin Lành trên toàn thế giới, các tổ chức truyền giáo ở Việt Nam đã thâu thái được nhiều kinh nghiệm quý giá để có thể kiện toàn những phương pháp vẫn được áp dụng. Nhiều phái đoàn truyền giáo Tin Lành trên thế giới đến hoạt động cấp kỳ và tạm thời phối hợp với các nhà truyền giáo địa phương cũng đem áp dụng nhiều phương pháp tân kỳ và giúp cho sinh hoạt Tin Lành địa phương được phát triển nhiều hơn.
Một ưu điểm khác của phương pháp truyền giáo là các nhà truyền giáo ngày càng xử dụng nhiều phương tiện trong nhiều lãnh vực và dưới nhiều hình thức hơn. Hiệu lực truyền giáo sẽ được gia tăng nhờ kế hoạch huấn luyện các loại cán bộ truyền giáo để đáp ứng nhu cầu truyền giáo. Tin Lành giáo đã chú trọng nhiều đến việc đào tạo cán bộ bằng cách thiết lập những trường Kinh Thánh.
2. Những khuyết điểm.
Nhưng trong khi truyền giáo, nhiều nhà truyền giáo đã làm nhiều lỗi về phương pháp.
Trước hết sự lệ thuộc của phương pháp vào hệ thống tín điều có thể làm cho nhiều người không muốn tin đạo, vì nhiều hậu quả của tín điều đã trở nên khác lạ hay trái ngược với điều kiện văn hóa thông thường của địa phương. Chẳng hạn những tập tục hay ứng dụng luân lý của tín điều trong Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm (chu kỳ sinh hoạt chung quanh ngày Sabát (thứ bảy), kiêng rượu và một vài loại thịt ...) có thể làm suy giảm số người tin nhận đạo.
Ðàng khác, sự lệ thuộc quá máy móc của phương pháp truyền giáo vào tín điều có thể làm cho nhà truyền giáo chỉ luôn chú ý truyền bá Kinh Thánh. Lòng tôn trọng Kinh Thánh - đôi khi có thể mù quáng - có thể gây nhiều hậu quả không tốt. Vì quá lo lắng trung tín với Kinh Thánh, nhà truyền giáo thường giảng và nói về Kinh Thánh vào bất cứ hoàn cảnh nào với người khác đạo, mà không muốn dành lấy một cách cư xử tế nhị thông thường.
Nhà truyền giáo cũng đã giải thích Kinh Thánh một cách máy móc chi li theo từng chữ. Phương pháp quá nhấn mạnh vào Kinh Thánh một cách lệch lạc có thể đào tạo ra những lớp người thuộc từng câu Kinh Thánh nhưng không sống tinh thần Kinh Thánh. Ðã có một thời gian, một số nhà truyền giáo cho rằng họ bất trung với Kinh Thánh, nếu họ không cẩn trọng “giảng đạo”, “giảng Kinh Thánh”, nếu họ truyền giáo bằng hình thức văn hóa, giáo dục, xã hội ... mà Kinh Thánh không bao giờ chỉ dậy (hiểu một cách chặt chẽ và tuyệt đối).
Nếu giải thích một cách cứng cỏi, chật hẹp và máy móc, thì đúng ra nhà truyền giáo không được dùng những phương tiện hiện đại và những hình thức tổ chức điều hành ngày nay vào công tác truyền giáo mà ngược lại phải giảng đạo như thời các sứ đồ.
Có lẽ hậu quả thực tế của sự giải thích Kinh Thánh một cách chặt chẽ đã làm cho nhiều nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp chối từ những hình thức truyền giáo bằng văn hóa giáo dục và xã hội trong Hội Tin Lành Việt Nam ít nhất là trong giai đoạn phôi thai.
Sự lệ thuộc máy móc của phương pháp vào hệ thống tín điều còn làm cho nhiều sáng kiến không được thực hiện và tệ hại hơn kiềm chế sự phát triển các sáng kiến hữu ích trong lãnh vực truyền giáo.
Trong mối tương quan với khối Tin Lành thế giới, Tin Lành giáo tại Việt Nam đã không cải tiến đúng mức những phương pháp làm việc. Trong thực tế, nhiều nhà truyền giáo vẫn chủ trương duy trì những hình thức hoạt động lỗi thời.
Khuyết điểm quan trọng này không những do sự lệ thuộc máy móc và hệ thống tín điều mà còn do chính sách huấn luyện cán bộ của giáo hội. Tin Lành giáo tại Việt Nam chú ý đến việc huấn luyện cán bộ khá sớm và họ đã thiết lập được nhiều cơ sở huấn luyện. Nhưng chính sách huấn luyện của Tin Lành giáo tại Việt Nam nói chung đã nhằm đến số lượng mà ít chú ý đến nội dung (phẩm lượng). Phần đông lớp cán bộ truyền giáo Tin Lành tại Việt Nam ngày nay đã là những người nghèo nàn về kiến thức văn hóa tổng quát căn bản, dầu họ được huấn luyện để hiểu biết Kinh Thánh, cần thiết cho sứ mệnh truyền giáo. Nếu chủ trương sự hiểu biết Kinh Thánh mới là cần thiết cho sự cứu rỗi còn kiến thức văn hóa thông thường chỉ là phụ thuộc, thì người ta quên rằng chính nền tảng văn hóa tổng quát sẽ là căn bản cho kiến thức và sự hiểu biết tâm thúy về Kinh Thánh.
Tình trạng này cho người ta thấy một khuyết điểm hệ trọng trong phương pháp truyền giáo Tin Lành tại Việt Nam, vì phương pháp này đã không chinh phục được những thành phần trí thức nòng cốt gia nhập giáo hội.
Sau cùng đối với phương pháp truyền giáo bằng cầu nguyện, người nghiên cứu có thể nhận định đây là một sự kiện lịch sử đã có trong Tin Lành giáo tại Việt Nam. Nhưng phê bình phương pháp này về giá trị và hiệu lực của nó là điều vượt qua giới hạn của người nghiên cứu. Tuy nhiên người ta có thể nhận định phương pháp này theo một khía cạnh riêng biệt.
Phương pháp cầu nguyện có một ý nghĩa và một giá trị đối với nhà truyền giáo và người tín đồ Tin Lành, thì lại không có một đặc điểm khách quan hiển nhiên đối với người nghiên cứu hay người ngoài Tin Lành giáo. Nhưng nếu “cầu nguyện” có một giá trị và hiệu lực khách quan thực sự, nó quả là con dao hai lưỡi cho nhà truyền giáo và tín đồ Tin Lành.
Nhà truyền giáo một mặt tin tưởng tuyệt đối vào cầu nguyện và do đó mặt khác đã không tin vào những cố gắng của con người. Họ nghĩ rằng chỉ phải tin và cầu nguyện như một thể hiện và lòng tin đó có thể đem lại những hậu quả thiết thực. Phương pháp “cầu nguyện” có thể gây nên lòng tin mù quáng trong nhà truyền giáo đồng thời có thể khuyến khích sự thụ động ỷ lại của người tín đồ và làm tiêu tan ý nghĩ những sáng kiến và cố gắng truyền giáo.
C. Giai đoạn tổ chức giáo hội địa phương.
Tổ chức giáo hội địa phương có thể được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình truyền giáo.
1. Những ưu điểm.
Việc ban bố quyền hành sớm cho những viên chức địa phương bằng cách thành lập một giáo hội địa phương tự trị tự lập là một cách thế giúp cho giáo hội địa phương sớm nhận lãnh những trách nhiệm và ý thức được vai trò của mình, nhất là giúp cho giáo hội này chóng trưởng thành. Tổ chức giáo hội địa phương với nền hành chánh nội bộ tản quyền hay tập quyền đều có những ưu điểm riêng biệt.
Thể thức tản quyền hay phân tán quyền giúp cho nhiều tín đồ thuộc mỗi đơn vị hành chánh tham dự tích cực và chủ động vào sinh hoạt tôn giáo. Với chức vụ và nhiều hoạt động, các tín đồ có nhiều cơ hội thể hiện lòng tin của mình và phát huy sáng kiến cá nhân vào lãnh vực hoạt động tập thể. Nhờ hoạt động tác tín đồ cũng tự trau giồi thêm những kiến thức về đạo.
Còn thể thức tập quyền giúp cho giáo hội bảo vệ sự thuần nhất của các tổ chức và sinh hoạt trong giáo hội. Thể thức này cũng có thể gia tăng sự liên đới giữa các tín đồ trong mọi cấp bậc hành chánh giáo hội và có thể ngăn ngừa được nhiều điều quyết định vội vã của nhiều đơn vị địa phương.
2. Những khuyết điểm.
Việc tổ chức giáo hội địa phương do các nhà truyền giáo thực hiện tuy nhiên có nhiều khuyết điểm đáng kể.
Những quyền hành và đời sống tôn giáo được chuyển quá sớm sang những viên chức và tín đồ địa phương có thể làm nguy hại cho sự bành trướng vững chắc của giáo hội. Những viên chức và tín đồ địa phương này chưa phải là những người có khả năng và đời sống tôn giáo đầy đủ để điều khiển một giáo hội trên đường tiến bộ.
Về phương diện tổ chức và điều hành, khuynh hướng tự trị phân quyền và khuynh hướng tập quyền cũng có những khuyết điểm.
Chế độ tự trị phân quyền trong nền hành chánh tôn giáo của giáo hội địa phương có thể gây ra hiểm họa ly khai trong nội bộ giáo hội và làm suy nhược những nỗ lực chung. Một thể thức phân quyền tự trị thường có thể có nhiều hiệu quả tốt nếu tín đồ ý thức được trách nhiệm của mình đối với giáo hội. Nhưng thực tế về thành phần tín đồ không cho phép các nhà truyền giáo dành quyền tự trị cho giáo hội địa phương do chính những viên chức địa phương điều hành.
Trong khi đó thể thức tập quyền có thể làm tiêu diệt những sáng kiến - cấp thời hay trường kỳ - của đơn vị hành chánh địa phương. Thủ tục làm việc tập quyền nhiều khi có thể làm chậm trễ việc áp dụng những giải pháp thích ứng đối với nhu cầu cấp bách của địa phương. Sự thuần nhất đồng đều trong tổ chức đôi khi mang lại hậu quả chán nản buồn tẻ đối với tâm lý của tập thể tín đồ, và do đó có thể cản trở sự phát triển tình cảm và đời sống tôn giáo của tín đồ.
Những khuyết điểm trên đây sẽ kéo theo những hậu quả trầm trọng trong việc đảm nhiệm vai trò chủ động của giáo hội địa phương. Vì không có những thành phần viên chức và tín đồ có khả năng và thâm thúy thực sự, nhà truyền giáo đành phải tiến cử những cán bộ tầm thường để điều hành giáo hội vừa được thành lập. Nhưng chính nhà truyền giáo sẽ thực sự hướng dẫn đời sống tôn giáo và mọi sinh hoạt khác của giáo hội địa phương. Ðiều này sẽ giữ giáo hội địa phương trong tình trạng ấu trĩ và đã làm mất vai trò chủ động của giáo hội này trong mọi sáng kiến điều hành.
Ii. Nhận Định Về 4 Khuynh Hướng Truyền Giáo.
Chúng tôi lần lượt trình bày những nhận định của chúng tôi về 4 khuynh hướng phương pháp truyền giáo có tính cách nổi bật trong hoạt động của Tin Lành giáo tại Việt Nam.
A. Phương pháp truyền giảng trực tiếp.
Với những nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam, phương pháp “truyền giảng trực tiếp” đã được sử dụng một cách rộng rãi.
1. Những ưu điểm.
Những nhà truyền giáo Hội Liên Hiệp và Hội Tin Lành Việt Nam khi áp dụng phương pháp này đã động viên được một thành phần đông đảo tín đồ tham gia nhiều ban truyền đạo tại địa phương khác nhau. Bằng phương pháp “truyền giảng trực tiếp”, những nhà truyền giáo Tin Lành đầu tiên đã thâu nạp được nhiều tín đồ trong một thời gian tương đối ngắn. Ða số tín đồ thuộc thành phần quần chúng bình dân. Ðối với những người có thiện cảm với đạo và hiểu biết chút ít về đạo, nhà truyền giáo đã sử dụng phương pháp “truyền giảng trực tiếp” một cách có hiệu quả, vì người nghe này sẽ lãnh hội chính những tôn chỉ chính yếu của đạo.
2. Những khuyết điểm.
Nếu phương pháp này có một số ưu điểm, thì người ta có cảm tưởng tại Việt Nam nhiều nhà truyền giáo đã lạm dụng phương pháp này hay đã không biết áp dụng một cách thích đáng. Nhà truyền giáo đã áp dụng phương pháp này cho mọi loại người trong mọi hoàn cảnh.
Hậu quả của nó là làm cho nhà truyền giáo chỉ thành công một phần nào với giới quần chúng bình dân. Nhà truyền giáo thường có khuynh hướng tấn công vào tín ngưỡng của người nghe trong khi chính tâm hồn của họ chưa được chuẩn bị để đón nhận những lời nói hay ý tưởng xúc phạm đến họ.
Giảng thuyết quá sớm trực tiếp đến tín điều của đạo cho người nghe chưa được chuẩn bị không gây được thiện cảm của họ, vì nhà truyền giáo đã “đốt giai đoạn” một cách lố bịch và thiếu sáng suốt. Ðiều này có thể do nhiệt tình thái quá cũng như do sự thiếu đào tạo đúng mức của nhà truyền giáo.
Trong ý hướng truyền giáo, mục tiêu độc nhất và cuối cùng phải là giới thiệu trực tiếp mọi chi tiết của giáo điều. Nhưng trong cuộc sơ giao của nhà truyền giáo với người nghe qua một vài buổi giảng thuyết, người nghe rất khó chấp nhận những quan điểm của nhà truyền giáo, nhất là khi nhà truyền giáo đã chỉ đề cao lý tưởng của mình một cách vụng về đồng thời đả kích tín ngưỡng của người khác là sai lầm. Nhà truyền giáo có khuynh hướng cưỡng ép người nghe tin nhận tôn chỉ của mình trong khi theo tâm lý thông thường, thái độ tin nhận này đòi hỏi người nghe làm một hành động cầu nguyện đảm thực sự (vì phải từ bỏ và thay đổi những quan niệm, nếp sống và tập tục ... đâm sâu rễ trong đời sống của mình).
Bằng phương pháp “truyền giảng trực tiếp”, nhà truyền giáo đã giới thiệu cho người nghe những quan niệm, thực tại vô hình trừu tượng và xa lạ với cuộc sống hàng ngày trong khi con người cần đi từ những thực tại và chấp nhận cụ thể, gần gũi, sống động đến những giá trị cao cả siêu hình của tôn giáo.
Sau cùng tinh thần “truyền giảng trực tiếp” ngày nay đã trở thành truyền thống trong nhiều thế hệ Tin Lành tại Việt Nam, nhất là những thế hệ tín đồ trong Hội Tin Lành Việt Nam, và đã kiềm chế nhiều sáng kiến giá trị.
B. Phương pháp “lên men”.
Phương pháp “lên men” do chính ông Paul Monet trong Phái Bộ Nghiên Cứu Tin Lành Pháp chủ trương đã có một vị trí đặc biệt trong hoàn cảnh lịch sử đương thời.
Phương pháp này người ta có thể nói ngay có nhiều ưu điểm hơn những khuyết điểm, ít nhất là trên phương diện nguyên tắc và thời gian.
1. Những ưu điểm.
Trước hết nhà truyền giáo áp dụng phương pháp này đã triệt để lợi dụng những dữ kiện văn hóa địa phương, nhất là tâm lý tính tình người Việt.
Nhà truyền giáo tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của địa phương và chính phục người khác bằng những hoạt động không mang màu sắc chính trị và tôn giáo, điều này sẽ làm cho người khác không e ngại và nghi kỵ.
Nhà truyền giáo cũng đã tập trung cố gắng vào môi trường thanh niên trí thức Hà Nội để chinh phục tình cảm của họ bằng cách làm thỏa mãn những nguyện vọng học tập chính đáng của họ. Một khi tin đạo, họ sẽ trở thành những thành phần nòng cốt vừa nhiệt thành vừa sáng suốt ảnh hưởng đến xã hội chung quanh họ, đến những người mà họ có trách nhiệm.
Thêm vào đó, nhà truyền giáo còn sử dụng những kỹ thuật tổ chức Tây phương để đem lại nhiều tiện nghi sinh hoạt cho giới thanh niên trí thức trong khi vẫn hoàn toàn duy trì một khung cảnh và tinh thần quen thuộc của người Việt.
2. Những khuyết điểm.
Trên quan niệm và nguyên tắc, phương pháp truyền giáo này thật có nhiều giá trị và là một sản phẩm của một trí óc thông minh có nhiều kinh nghiệm thực tế. Nhưng trong lãnh vực ứng dụng vào khunh cảnh thực tế lịch sử lúc đó, phương pháp này đã mang một số khuyết điểm. Dầu chỉ là một tổ chức truyền giáo chuẩn bị, nếu nhà truyền giáo đã chỉ chú ý quá nhiều đến những biện pháp chinh phục thành phần trí thức đô thị (Hà Nội, thành phố văn hóa truyền thống, có Ðại học trước hết và lôi cuốn nhiều thanh niên trí thức trong toàn quốc), mà quên nhằm đến giới quần chúng bình dân, thì việc truyền giáo sẽ không đạt những kết quả quân bình và cần thiết cho sự phát triển một giáo hội. Hơn nữa kế hoạch truyền giáo đã gặp những khủng hoảng nội bộ, vì không được sự chấp thuận của giới lãnh đạo trung ương và sự tán đồng của một số tín đồ bảo thủ, nhất là vì sự bất đồng ý kiến của chính những nhà truyền giáo thi hành kế hoạch trực tiếp.
Sau cùng phương tiện nhân vật lực quá nghèo nàn so với nhu cầu của môi trường truyền giáo địa phương.
C. Phương pháp “gây thiện cảm”.
Bằng phương pháp này, nhà truyền giáo muốn gây thiện cảm nơi người khác trong những hoạt động cụ thể mang lại lợi ích thiết thực và tức khắc (xã hội, giáo dục, y tế). Ðây là điểm khá nổi bật trong Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm.
1. Những ưu điểm.
Kỹ thuật truyền giáo này lợi dụng triệt để một vài yếu tố trong tâm lý con người : bằng những sự giúp đỡ cụ thể sống động cấp bách thiết thực, nhà truyền giáo gây xúc động nơi người tiếp nhận và từ đó giới thiệu đạo cho họ. Kỹ thuật này còn có một giá trị đặc biệt với khung cảnh Việt Nam, một quốc gia chậm tiến.
Tại Việt Nam, phương pháp này đã được áp dụng với một phương tiện vật chất khá dồi dào.
2. Những khuyết điểm.
Phương pháp này đã được sử dụng hơi chậm đối với sự hiện diện khá lâu của Tin Lành giáo, nhất là đối với Hội Liên Hiệp. Hơn nữa người ta có cảm tưởng như các nhà truyền giáo vẫn chưa ý thức đầy đủ về giá trị truyền giáo của những kỹ thuật này. Cán bộ thực hành kỹ thuật này lại chưa đủ những huấn luyện căn bản sâu sắc cần thiết nên đã không khai thác được những trường hợp thuận lợi cho họ.
D. Phương pháp “phối hợp”.
Ngày nay nhiều nhà truyền giáo thuộc các giáo hội muốn cải thiện những lề lối làm việc của họ để đem lại nhiều hiệu quả hơn.
1. Những ưu điểm.
Phương pháp truyền giáo phối hợp có nhiều ưu điểm do chính chủ trương vận dụng toàn diện và bao quát. Nhà truyền giáo cố gắng dùng mọi hình thức thích hợp và mọi cơ hội thuận tiện để truyền giáo cho mọi thành phần trong xã hội, đồng thời họ cũng phối hợp các phương tiện hoạt động trong một kế hoạch thống nhất. Phương pháp này giúp cho nhà truyền giáo tận dụng những khả năng và mọi phương tiện hoạt động cần thiết.
2. Những khuyết điểm.
Dầu nhà truyền giáo đã áp dụng phương pháp phối hợp, thì khuyết điểm của việc ứng dụng phương pháp này cho Việt Nam cũng do tinh thần và khả năng của các cán bộ truyền giáo chấp hành phương pháp, điều mà nhiều lần chúng tôi đã phân tích.
Mặt khác trong nội bộ Tin Lành giáo tại Việt Nam, những chủ trương giáo điều dị biệt, những vết tích không tốt trong quá khứ của một số giáo phái đối với nhau đã cản trở mọi nỗ lực phối hợp trong một chương trình hữu ích chung.
E. Kết luận về 4 khuynh hướng phương pháp.
Nói chung về 4 khuynh hướng phương pháp truyền giáo Tin Lành đã được áp dụng tại Việt Nam, người ta nhận thấy, vì là sản phẩm của chính con người và do con người thi hành, mỗi khuynh hướng phương pháp trên nguyên tắc cũng như trong thực hành đối với khung cảnh Việt Nam đều có những khuyết điểm và ưu điểm riêng biệt. Mỗi phương pháp đều có những giá trị không thể thay thế và cũng không hoàn toàn và luôn luôn thích hợp. Vì thế người ta không thể luôn luôn tin cậy vào một phương pháp nhất định nào.
Sau khi kiện toàn và chuẩn bị đầy đủ những yếu tố truyền giáo cơ bản, người ta có thể cải tiến việc truyền giáo theo một số tiêu chuẩn.
1. Nhà truyền giáo cố gắng sáng kiến những phương pháp truyền giáo mới lạ nhưng thích hợp và đa hiệu đối với mỗi khung cảnh thời gian, không gian và tâm lý cùng nhiều điều kiện sinh hoạt khác trong xã hội con người.
2. Nhà truyền giáo cần uyển chuyển linh động từng chi tiết thực tế của phương pháp cổ truyền, đồng thời phải có quyền biến dung hợp với các ưu điểm của mỗi phương pháp ứng dụng trong những điều kiện và hoàn cảnh thực tế.
3. Nhưng dầu áp dụng phương pháp nào, nhà truyền giáo không thể không có đầy đủ phương tiện cần thiết và nhất là những cán bộ có khả năng và có căn bản về hệ thống giáo điều của giáo hội.
______________________________
Chú Thích
(1) Tham khảo tạp chí “L’Amitié” (bulletin trimestriel de l’Association Chrétienne de Professeurs) số 1, năm IV, tháng 10-1930, Pháp.
Nhiều biến cố chính trị xã hội đương thời đã phát xuất từ giới thanh niên: cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thái Học (1929), tại Hà Nội nhiều thanh nữ tự tử nhiều hơn thanh nam (1931), phong trào cá nhân chủ nghĩa được phát động chống lại truyền thống gia đình (Hà Nội, 1933), một nhóm thanh niên Hà Nội bỏ cha mẹ để tụ tập vui chơi với nhau trong tinh thần độc lập, phĩng túng, duy vật (1934), nhiều văn thi sĩ đề cao vai trị của phụ nữ trong gia đình và xã hội bằng cách nêu lên tư tưởng nam nữ bình quyền và sự thốt ly gia đình (G.Bois ).
(2) Tham khảo tạp chí “Le Semeur”, số 8 tháng 6-1939, năm thứ 42, mục “l’Indochine et la Jeunesse Annamite”, tr. 503-523.
(3) Le Semeur, Sđd, tr. 516.
(4) Le Semeur, Sđd, tr. 519.
(5) Quyết nghị Hội Ðồng Tổng Liên Hội, 1964, Sài Gòn, tr. 24.
(6) Quyết nghị Hội Ðồng Tổng Liên Hội, 1964, Sài Gòn, tr. 35.
(7) Thánh Kinh Báo số 332/1966, tr . 15-16.
(8) Thánh Kinh Báo số 332/1966, tr .15-16.
(9) Trung Tâm Sinh Viên do ông P. Monet điều khiển.
(10) Hiện nay cĩ 3 Nha Tuyên Úy tôn giáo trong Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa: Thiên Chúa giáo, Phật giáo, và Tin Lành giáo (chỉ có những mục sư thuộc Hội Tin Lành Việt Nam làm tuyên úy mà không có mục sư thuộc các giáo phái khác trong cơ quan này).
(11) Ông Ðoàn Mười, bào đệ của nhà văn Ðoàn Thêm, đã du học tại Luân Ðôn sau khi tốt nghiệp Anh ngữ. Ông sang Pháp tiếp tục việc học tại Ðại học Paris. Khi Thế Chiến II bắt đầu bùng nổ, ông mất hết liên lạc với gia đình tại Việt Nam và dĩ nhiên mất luôn những khoản tài trợ của gia đình. Ông chán nản nhưng sau đã tin nhận Tin Lành giáo và từ cuối năm 1941, ông làm việc truyền giáo trong nhiều trại tạm trú cho chừng 30.000 Việt kiều tại Pháp. Năm 1949, ông trở về Việt Nam tham gia nhiều hoạt động Tin Lành.
(12) Giải quyết an ninh xã hội (sinh sống, hưu dưỡng, chữa bệnh ... cho nhà truyền giáo và gia đình họ) cho các nhà truyền giáo cũng thể hiện một phương pháp tăng hiệu năng cho việc truyền giáo.
(13) Thánh Kinh Báo số 68 -1936, tr. 283.
(14) Annual Report, CMA in Vietnam, 1932, tr. 4-6.
(15) Thánh Kinh Báo số 104 -1939, tr. 306.
(16) Thánh Kinh Báo số 191-1952, tr 3.
(17) E.F. Irwin, sđd, tr. 8.
(18) Nhóm tại hội trường “Kongresshalle, Tây Bá Linh trong những ngày 26/10 đến 4/11 năm 1966 với 1250 đại biểu thuộc 105 quốc gia.
(19) Buổi hội do một số nhà truyền giáo thuộc tổ chức PTL, Hoàn Cầu Khải Tượng và Ban Lưu Hành Truyền Ðạo Nam Hạt (Hội Tin Lành Việt Nam) tại số 126, Chi Lăng, Phú Nhuận, Gia Ðịnh, ngày 20-7-1967.
(20) Tạp chí “Truyền Giáo”, tập 2-1967, tr . 5.
(21) Có những nhà truyền giáo Tin Lành tại Việt Nam lại nhận định khác hẳn. Trong cuốn Victory in Vietnam (sđd), trang 58, bà G.H.Smith viết:
“Gordon was granted a special audience with the President of Vietnam at that time, Mr. Ngô Dinh Diem. Gordon has written him fully about our desire to evangelize the tribes. He received Gordon cordially in his palace at Saigon and assured him of his interest, saying to go ahead with our program. “You have perfect liberty of action” were his words. He hoped soon to build roads into the interior so that wilder tribes might be civilized. The President was a devout Roman Catholic, but he was favorable to Protestant mission, especially to those which would do some social and medical work”.
Một vị mục sư đã nói với chúng tôi: “Chính quyền Ngô Ðình Diệm muốn phá Hội Thánh Tin Lành Việt Nam. Việt Nam đã có Hội Thánh Tin Lành, cần gì phải cho phép nhiều giáo phái khác vào làm gì”. (chúng tôi xin giữ kín xuất xứ câu nói này để tránh nhiều hậu quả không hay hiện tại).
Dayton, OH, ĐHN đã chuyển thành dạng chữ viết UNICODE, ngày 4/7/2006.3
----------ooOoo----------
- Biết Mình Hết Lòng (Mục Sư Nguyễn Văn Hoàng)
- Chúa Trên Hết (Mục Sư Lê Văn Thái)
- Đứa Con Xinh Tốt (Mục Sư Nguyễn Thỉ)
- Đức Chúa Trời Dẫn Chúng Ta Vào Phòng Chờ Đợi (Joseph Lonth)
- Ê-xê-chi-ên (Mục Sư Hồ Xuân Phước)
- Mừng Vui Ngày Độc Lập (Mục Sư Nguyễn Hồng Quang)
- Nếp Sống Mới Thu 2010
- Ngài Cứu Tôi (Bạch-Tuyết)
- Nhận Biết Chân Lý (TYKBG Số 182)
- Sự Chữa Bệnh Nền Tảng Của Nước Thiên Đàng (Paul Yonggi Cho)
- Tình Yêu Tuyệt Vời (Audio CD)
- Trong Mọi Việc (Tiểu Minh Ngọc)
Muốn mua sách hoặc photocopy sách của GS Đỗ Hữu Nghiêm bây giờ khó quá.... hic hic
ReplyDeletebinhinchrist@gmail.com