Pages

Friday, March 19, 2010

Đọc lịch sử Đảng CSVN bán nước


Đọc lịch sử Đảng CSVN bán nước



Tiệc quan lớn Chu thái thú khoản đãi
đám chư hầu nô bộc Hồ Chí Minh từ Hà Nội sang
Love story: Môi hở răng lạnh
Đôi nhân tình Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh
trong tình khúc xà nẹo ái ân
Quan Thái Thú Vĩ Đại Chu Ân Lai Đọc Chì Thị Từ Mẫu Quốc Trung Huê, 1958
On Sat, 3/13/10, thuan nguyen wrote:
From: thuan nguyen
Date: Saturday, March 13, 2010, 7:31 AM
Kính chuyển,


Volunteer in Asia Map

- Trung Quốc đã xâm chiếm Việt Nam?
- Bắc thuộc lần thứ 5 đã bắt đầu?
- Phải chăng đây là một cuộc xâm lăng không tiếng súng?
Triều đình Lê Chiêu Thống thời đại đã "mời" được Tôn Sĩ Nghị và 200,000 quân Mãn Thanh sang Việt Nam để kỷ niêm "Thăng Long Nghìn năm"?
Xưa, Bình Định Vương Lê Lợi chống Minh khởi nghĩa từ Lam Sơn và lấy rừng núi hiểm trở Chí Linh làm căn cứ kháng chiến.
Nay Việt Nam cho TC thuê hết rừng núi, khai thác Tây Nguyên, Bình Định Vương Lê Lợi thời đại sẽ đặt căn cứ kháng chiến ở đâu?
Song Thuận
Trung Cuốc- Thực dân mới
Dân Tàu Cộng đang tràn sang — công khai — xâm chiếm nước Việt Nam. “Thực dân Tàu” nguy hiểm gấp ngàn lần Thực Dân Pháp. Mời quí vị đọc bài viết của Vũ Cao Đàm. Trích:
Thương lái Trung Quốc — dân Việt thường gọi ngắn, gọn, là bọn Tàu — đến những chợ nông thôn Việt Nam thu mua móng trâu với giá rất cao, cao đến nỗi những cái móng từ 4 chân của một con trâu được mua với giá tiền nhiều hơn giá một con trâu sống. Thế là nông dân Việt Nam và bọn “trâu tặc” ra sức chặt móng trâu đem bán cho Tàu, chỉ bán có 4 cái móng trâu thôi mà tiền được nhiều hơn là xẻ thịt trâu bán ở chợ. Với ngón đòn này chỉ một thời gian ngắn, bọn Cộng Tàu đã triệt phá tan hoang sức kéo của nông dân nghèo Việt Nam. Viết rõ hơn nông dân Việt bị mất hết trâu cày ruộng.
Tiếp đó, hàng lũ lái trâu từ bên Tàu tràn qua biên giới để bán trâu cho dân Việt với giá cắt cổ. Lũ thương lái Tàu còn bán trâu sắt: máy kéo do Tàu sản xuất. Dân Việt lúc đó mới biết bọn Tàu trước đó mua móng trâu của dân Việt để làm gì.
Bọn lái buôn Tàu đi các chợ thu mua rễ hồi, thế là những bọn “hồi tặc” mở chiến dịch triệt phá rừng hồi, một dược liệu quý hiếm của Việt Nam; chúng mua râu ngô non với giá cao, làm cho nông dân Việt phá nương ngô lấy râu ngô non mang bán cho chúng. Bọn Cộng Tàu khai thác sự cần tiền và lòng tham của dân nghèo Việt Nam, chúng thu mua mèo nhằm triệt phá nguồn mèo trừ chuột cắn lúa; rồi chúng mua ốc bươu vàng, làm nông dân Việt đua nhau nuôi ốc bươu vàng, loài ốc tràn ngập đồng ruộng phá hoại mùa màng.
Hàng tốp thương lái Tàu xuất hiện từ Hà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến. Thương lái Tàu mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang bán. Thế là thương lái Tàu đã triệt hạ vùng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chè Việt Nam. Không còn con đường nào khác, các doanh nghiệp chè Việt Nam phải mua chè nguyên liệu từ Trung Quốc. Đến khi dân Việt Nam cần trồng lại đồi chè, thì các “đồng chí tốt” từ bên kia biên giới, vì tình quốc tế vô sản lại lọ mọ xuất hiện, “giúp” cho dân Việt mua giống chè từ Trung Quốc chở qua.
Thâm độc hơn, chúng mở chiến dịch thu mua dây đồng vụn với giá cao “trên trời”, đẩy từng đoàn “đồng tặc” lùng sục chặt trộm dây đồng từ các đường điện cao thế, băm nát mạng lưới điện quốc gia của nước “láng giềng tốt” để nước này đốt đèn dầu đi theo Tàu “hướng tới tương lai”. Có nơi, bọn “đồng tặc” lẻn vào kho ăn cắp từng cuộn dây đồng mới “coong” mang bán.
Sau 1954, Việt Nam “được” Trung Quốc giúp xây dựng nhiều công trình thủy lợi. Tôi đã làm cuộc phỏng vấn Giáo sư TTA, Viện trưởng một viện nghiên cứu thủy lợi ở Hà Nội về sự giúp đỡ thủy lợi của người “đồng chí tốt”, vị Giáo sư cho tôi xem một video clip quay suốt dọc dòng sông biên giới Việt – Trung.
Trời ơi, chúng ta không thể tưởng tượng được, người “đồng chí tốt” đã làm những trò gì đâu! Các “đồng chí” xây 120 cái kè chắn chéo dòng nước trên các dòng sông biên giới, tạo những luồng nước xoáy để làm sạt lở bờ phía Việt Nam, ăn cắp đất mang về phía đất nước “láng giềng tốt” bên kia sông. Đất bồi sang phía bắc đến đâu, các đồng chí xây nhà cao tầng và kéo giai cấp vô sản quốc tế Trung Hoa đến đó.
Xem xong clip của Giáo sư TTA, tôi bàng hoàng… Tất cả các triều đại Đường, Nguyên, Tống, Minh, Thanh, chưa có bất kỳ một triều đại nào trước triều đại Cộng sản Trung Hoa sử dụng những biện pháp tồi tệ như vậy với Việt Nam.
Đây là những hành động Cộng Tàu gây ô nhiễm môi trường sống Việt Nam
Trên đường phố và các sân bay Việt Nam hôm nay tràn ngập người Trung Quốc. Tôi vừa ngồi ở sân bay Đà Nẵng. Tôi đến hơi trễ, hỏi ông bạn ngồi bên phải tôi:
“Máy bay Hà Nội đến chưa?”
Tôi nghe câu hỏi lại bằng tiếng Tàu:
“Shen ma?” Cái gì?
Tôi quay lại hỏi người bên trái bên trái, thì lại nghe hỏi lại” “Shen ma?”
Tôi quay hỏi người ngồi ghế sau, lại nghe:
“Ni shuo shen ma?” Ông nói cái gì?
Tôi ngỡ ngàng, tưởng mình lạc vào sân bay Bắc Kinh.
Làng sinh viên Hackinko (Phố Ngụy Như Kontum) không còn chỗ cho thuê vì hơn 500 người Trung Quốc đã “trấn” ở đó dài hạn. Họ chen lấn trong thang máy và trong nhà ăn, họ chiếm đứt thang máy để chơi đùa cho thang lên, cho thang xuống, không cho bất kỳ ai sử dụng thang máy. Người Tàu đến đó mở hàng ăn, hàng bán quần áo, mua bán tấp nập như một chợ Tàu. Tối tối sinh viên Tàu trượt patin, la ó ầm ĩ trong đường phố.
Những người Tàu từ các cơ sở Tàu trên đất Việt tỏa ra khắp nơi để gieo rắc “hạt giống đỏ” cho cách mạng vô sản Trung Hoa. Tôi có dịp nói chuyện với các chị phụ trách hội phụ nữ ở mấy tỉnh Tây Nguyên, được biết, các chị đang rất lo ngại, chưa biết đối phó thế nào với nạn con gái Tây Nguyên có bầu với công nhân Tàu (!) Cần cảnh báo: Khi Trung Cộng mới sáp nhập Tân Cương vào Trung Quốc, dân Hán ở Tân Cương chỉ chiếm chừng 4-5%. Sau nửa thế kỷ, dân Hán lên tới 45%.
Chúng ta rất cần đặt câu hỏi:
“Bao giờ dân tộc Việt Nam trở thành dân tộc thiểu số trên chính đất nước mình?”.
Viết đến đây, tôi nhớ cái thời lớp thanh niên chúng tôi say mê theo các nghệ sỹ ca ngợi và ca hát: … “Những cánh hoa mộc miên bay tới đâu, tình hữu nghị của dân tộc Trung Hoa lan tỏa đến đó…”
Tôi có dịp kể tâm tình lãng mạn về những “Cánh hoa mộc miên” với Giáo sư Phạm Huy Tiến, một nhà địa chất, từng đi tu nghiệp ở Học viện Địa chất Bắc Kinh. Nghe tôi kể chuyện năm xưa tôi yêu hoa mộc miên của Trung Quốc, Giáo sư Tiến cười rũ:
“Các bố nhầm hết rồi. Các nghệ sỹ cũng nhầm. Cánh rừng mộc miên khi xưa nằm trên đất Việt Nam. Cả đỉnh thác Bản Giốc nữa. Nhưng rồi Trung Quốc lấn chiếm, nuốt toàn bộ cánh rừng mộc miên vào lãnh thổ Trung Hoa.”
Và thế là những cánh hoa mộc miên vốn là hoa của nước Việt lại hồn nhiên bay “từ đất Trung Hoa” sang nước Việt, lan tỏa “tình hữu nghị thắm thiết” giữa hai dân tộc.
Trong khi tôi được nghe các ông nghệ sỹ Việt ca ngợi “Hoa mộc miên đến đâu, lan tỏa tình hữu nghị của dân tộc Trung Hoa đến đó”, thì, trong một trang mạng nào đó, tôi thấy những người cộng sản Bắc Kinh lập luận:
“Cây mộc miên mọc ở đâu, đất Trung Hoa ở đó. Việt Nam chỉ có cây tre, làm gì có cây hoa mộc miên!”
Vũ Cao Đàm
- – - – - – - – - – - – - – - – - – - – - -
Trong khi dân Tàu — một loại Thực dân khủng khiếp — hàng hàng lớp lớp tràn sang nước Việt Nam thì dân Việt sống không nổi trong đất nước của mình, lầm lũi kéo nhau ra sống nhờ ở những nước ngoài.
Mời quí vị đọc phóng sự ngắn “Người Việt ở Rừng”:
Cách Paris chừng 200km về phía bắc, thành phố Lens xuất hiện với những ngọn núi than coke. Đó là xứ sở của những mỏ than, một vùng mà tỷ số góa phụ lên rất cao, vì đàn ông ở đây sống và làm lụng quá vất vả, lam lũ nên phần nhiều chết sớm. Cách Lens không xa, trên con đường đi về thành phố Calais, có nhiều khu rừng rậm ít ai lui tới. Xa hơn chút nữa là một vùng đầm lầy ở Saint Omer, nổi tiếng là một khu du lich.
Dưới trời mưa lạnh, tôi lần mò hồi lâu cũng tới được Angres, một làng nhỏ cách thị xã Lens chừng 20 km chung quanh toàn là ruộng và rừng. Dân trong làng cũng biết đâu đó trong rừng có những người Việt Nam đang sống trốn chui trốn nhủi, nhưng họ tỏ ra rất dè dặt khi nói đến số người Việt này, không phải họ sợ cho họ mà họ sợ cho sự an ninh của chính những người Việt mà họ gọi là những người sans papier — cư ngụ không giấy tờ. Cuối cùng tôi vào Tòa Thị Xã để hỏi thăm. May mắn thay, tôi được đón tiếp tử tế và được hướng dẫn rõ ràng. Tôi gặp một nữ nhân viên tên là Laurence Louchaert, tôi phải viết tên bà ra đây để vinh danh sự sốt sắng và đầy nhiệt tình với người Việt của một công chức người Pháp. Bà vẽ cho tôi cái sơ đồ để đi đến chỗ người Việt đang ở. Thấy sơ đồ quá ngoằn ngoèo tôi hơi lúng túng, Bà Louchaert hiểu ý, bảo tôi:
“Thôi được, để tôi đưa ông đi “.
Tôi chưa kịp nói lời cám ơn thì bà nói tiếp:
“Ông cho tôi coi đôi giày của ông”.
Tôi ngạc nhiên nghĩ chẳng lẽ bà nghi mình là shoe terrorist hay sao mà đòi khám giày? Hôm nay tôi mang đôi giày đi rừng và đưa chân cho bà coi, Bà vui vẻ mỉm cười:
” Đường vào đó bùn lầy và trơn trợt khó đi lắm, nếu ông mang giày khác chắc đi không nổi đâu”.
Tôi theo xe bà Louchaert khoảng mươi cây số thì rẽ vào một con đường đất quanh co. Đến rìa một khu rừng, bà cho mũi xe hướng vào rừng rồi nhấn ba tiếng còi ra hiệu. Một lát sau một số người hiện ra xa xa trong rừng và khi thấy chiếc xe quen thuộc của bà Louchaert, họ yên tâm tiến về phía chúng tôi. Bà Louchaert giao tôi cho mấy người này để họ dắt tôi vào trong rừng sâu, bà chào chúng tôi và lui xe ra về. Mấy người này cho tôi biết bà này là ân nhân, đã nuôi ăn họ và giấu họ ở đây.
Lội khoảng 200 mét sình lầy trơn trợt, sợ tôi té nên hai cậu thanh niên kẹp tôi hai bên, tôi đến được khu lều của những người Việt Nam đang ẩn trốn. Gọi là lều nhưng thật ra chỉ là những tấm nylon chăng ngang, chăng dọc, phần nhiều để làm mái còn hai bên bỏ trống, và ngay ở giữa lều cũng là bùn lầy. Ở giữa căn lều có một tấm ván để làm bàn, một đống lửa đang cháy, có khoảng mười người đang bu quanh để sưởi, trong đó có hai người đàn bà. Người nào cũng tỏ ra hết sức dè dặt, rụt rè và thận trọng. Tôi xin phép đươc chụp hình thì mọi người đều nói là không nên. Tôi thấy họ như những con chim bị đạn, sợ tất cả, nghi ngờ tất cả, không biết tin vào đâu, bám vào đâu. Sau khi cắt nghĩa lý do tôi tìm đến với họ, họ dần dần yên tâm và kể lể nhiều chuyện với tôi.
“Trại” này được lập ra từ Tháng Chín 2009. để nhận những người mới và một số người đã sống trong những trại khác từ nhiều năm nay. Ở đây chỉ có người Việt Nam, hiện có khoảng 50 người, con số này lên xuống bất thường, có khi lên đến cả trăm, có khi xuống còn vài người. Ở thời điểm này, người “nhập” nhiều vì họ đã ra đi từ mùa hè ấm áp nay mới đến, người “xuất ” ít vì thời tiết xấu nên những vụ rời trại cũng rất khó khăn. Những người đến có khi tự tìm đến, có khi do bà Louchaert đưa đến, những người đi thì lẳng lặng ra đi, không ai biết đi đâu và đi bằng cách nào. Mỗi đêm thường có chừng năm hoặc mười người đi bộ ra bến xe hàng cách đó chừng ba cây số để tìm cách đi qua Anh. Một số đi thoát, một số bị bắt lại thì bị giam trong những trại tù (Camps de Détention) ở Pháp, Hòa Lan hoặc Đức, hoặc bị trả về nước. Chưa có người Việt Nam nào bị đưa về nước vì họ nhất quyết liều chết để được ở lại
Những người này tuy sống chung với nhau trong cùng một hoàn cảnh nhưng cũng xa lạ với nhau và hình như cũng “giữ miếng” với nhau, mặc dù họ đều có chung một tâm trạng là sợ bị bắt và sợ bị đưa về lại Việt Nam.Tất cả đều không biết nói tiếng Pháp, một vài người biết bập bẹ vài tiếng Anh nên nếu có sự giao thiệp với bên ngoài, ngay cả với bà Louchaert thì cũng rất khó khăn. Một lát sau, gần như họ tin tưởng hơn nơi tôi nên câu chuyện có phần cởi mở hơn nhưng cũng không tránh được sự dè dặt rụt rè. Chỉ có cậu trẻ nhất, 19 tuổi, ít thận trọng và bạo phổi nhất, cho tôi biết tên là Trần Mạnh Hùng đã đi từ Đồng Hới vào khoảng tháng Ba năm nay. Một nửa số ngườinở đây đã có gia đình để lại bên nhà, tất cả đều đi từ Việt Nam bằng đường bộ từ khoảng đầu năm đến nay. Trước mặt tôi, một “niên trưởng” 47 tuổi, nhỏ hơn tôi gần 30 tuổi, cho tôi biết là anh đã đi từ Hòa Bình cách đây năm tháng. Một thanh niên có vẻ lanh lẹ nhất đi từ Hà Nội nhưng nhất định không cho tôi biết đích xác là ở đâu trong thành phố Hà Nội. Không có người nào đi từ miền Nam hay phía nam tỉnh Quảng Bình, tức là những người bỏ nước ra đi này đã sống dưới chế độ cộng sản từ xưa đến nay, phần lớn sinh sau năm 1975.
Một đường dây ở Việt Nam buộc những người này phải trả từ 200 đến 300 đô la để đươc chở qua Tàu bằng xe lửa rồi từ đó họ phải tự túc.Họ tiếp tục di chuyển bằng đủ mọi phương tiện, sống bờ, sống bụi và sống bằng đủ mọi cách để qua Nga, xuyên qua các nước Đông Âu, Đức rồi cuối cùng đến Pháp, nơi là trạm áp chót, vì mục tiêu từ khi còn ở Việt Nam là họ đến Anh Quốc, nước họ coi là thiên đàng của dân tỵ nạn. Vì vậy số phận đã đưa đẩy họ tới vùng sình lầy Calais này, gần biên giới nước Pháp với nước Anh. Trong cuộc hành trình dài bằng phần nửa vòng trái đất, họ phải bám trên các xe vận tải hạng nặng xuyên qua Châu Âu, họ trốn trong những thùng chứa hàng trong xe, họ phải ép xác, có khi chịu đựng không ăn uống trong nhiều ngày. Năm ngoái, nhân viên Sở Thuế Pháp khám phá được mười mấy xác người Á Châu chết vì ngộp thở trong xe hàng, không biết số nạn nhân đó có phải là người Việt Nam không.
Cuộc nói chuyện đi dần tới chỗ thân mật hơn. Một bác đã lớn tuổi cho biết là bác đi từ vùng Nghệ Tĩnh. Tôi buột miệng pha trò:
“Quê hương Bác Hồ”.
Bác này diềm tĩnh nói:
“Vâng, tôi sinh ra ở quê hương Bác, nhưng tôi không muốn chết đói ở quê hương Bác.”
Một người trẻ hơn, đi từ Quảng Bình, cho biết anh đã bỏ lại vợ và hai đứa con nhỏ vì:
“Chỉ có một miếng ruộng nhỏ, cày cấy cho lắm cũng chỉ đủ nuôi một miệng ăn thôi, tôi phải ra đi để bớt đi một miệng ăn.”
Trong khi đó, mức xuất cảng gạo ở Việt Nam đứng vào hàng nhất nhì thế giới. Tôi liên tưởng đến truyện “Anh phải sống” của Nhất Linh, cặp vợ chồng gặp nạn đắùm đògiữa sông, một người phải chết để cho người kia sống nuôi con.
Tôi hỏi anh bạn đi từ Hà Nội:
“Nghe nói kinh tế trong những năm sau này phá triển lắm mà?” Anh trả lời:
“Vâng, đúng thế, Hà Nội xây nhiều nhà cao tầng, nhiều khách sạn năm sao, nhưng nhà càng cao thì khoảng cách giàu nghèo giữa người dân càng lớn.”
Nhìn hai cô gái, tuy xơ xác nhưng mặt và dáng vẻ vẫn còn nét xinh, duyên dáng, tôi hỏi đùa:
“Sao các cô không ở lại Việt Nam để lấy chồng ngoại quốc mà lại qua đây làm gì cho khổ thế này?”
Cô trẻ, 22 tuổi, ngồi im lặng suy tư, còn cô lớn, độ 30 tuổi, chua chát nói:
“Ở Việt Nam chúng em có thể bị bán cho Nam Hàn, cho Đài Loan. Giữa hai cái chết, chúng em lựa cái chết ít nhục hơn.”
Tôi hối hận vì câu hỏi thiếu tế nhị của tôi.
Những mẩu chuyện xót xa và những hình ảnh cơ khổ này phải được ghi lại, làm thành một ký sư, một bộ phim dài, thật dài, mới nói hết những gì trong tâm tư số người Việt sống ở đây và những gì đã xẩy ra ở Việt Nam sau hơn ba mươi năm hòa bình và thống nhất đất nước.
Gặp tôi là người Việt, những người Việt ở đây vừa mừng vừa sợ. Họ sợ nhất là người của Tòa Đại Sứ Việt Nam, đến điều tra rồi bắt họ, đưa họ trở lại Việt Nam. Họ cũng biết khi chính phủ Pháp trả họ về Việt Nam thì cho họ một số tiền, nhưng họ không biết nếu họ chịu trở về số tiền đó có đến tay họ không.
Mùa đông tới, khắp nước Pháp đang rần rộ bắt đầu những cuộc cứu trợ dân nghèo, nhưng những tổ chức cứu trợ Pháp khó lòng giúp được số người Việt lưu vong trong rừng này vì những người Việt này không dám ra khỏi rừng, lúc nào họ cũng nơm nớp sợ “Ông Kẹ Tòa Đại sứ VC” đến làm thịt ho, bắt họ. Nếu không có những ân nhân như bà Louchaert nhận và đem thực phẩm cứu trợ tới thì những người Việt Nam này đã biến thành những Tarzan thực sự của thế kỷ 21.
Vì trời tối, đường xa, tôi phải ra về, anh em đưa tôi ra khỏi khu rừng và từ biệt rất cảm động. Trong suốt cuộc gặp tôi không thấy người nào mỉm cười.
Trên đường về, khi nghe Radio nói tới Hội nghị Việt kiều ở Hà Nội, tôi ray rứt bởi câu hỏi: “những người Việt Nam đang ở trong rừng Angres này có phải là đối tượng của Nghị Quyết 36 không, hay đối tượng của nó là mấy ông Việt kiều có lắm đô la?” Những người Việt khốn khổ trong rừng Angres có còn được những người Cộng sản cầm quyền ở Hà Nội coi là “khúc ruột ngàn dặm” không hay chỉ là “một khúc ruột thừa” phải cắt đi ?
Paris, Ngày 30 Tháng Mười Một 2009
Phương-Vũ Võ Tam-Anh
(Sao y bản chính)

No comments:

Post a Comment