Pages

Sunday, August 1, 2010

Trung Cộng muốn gì ở Đại Hội Đảng Việt Cộng kỳ này?.............. Ai cũng biết là Trung Cộng muốn toàn thể Ủy Viên Trung Ương Đảng và Bộ Chính Trị đều là tay sai của chúng,

CỰC KỲ GAY CẤN 
Khoảng tháng 1 hay 2 năm 2011, Việt Cộng sẽ họp Đại Hội toàn Đảng lần thứ 11. Cứ mỗi lần VC họp Đại Hội Toàn Đảng thì dân chúng Việt Nam cũng như các nước có liên hệ ngoại giao buôn bán với VC đều hy vọng để rồi thất vọng. Hy vọng xem Việt Cộng có đổi mới chính trị hay không, có hoàn chỉnh kinh tế thị trường giống như các nước tự do hay không, có quyết tâm diệt trừ tham  nhũng hay không, để các nước được buôn bán, đầu tư, trao đổi hàng hóa với VC như các nước tự do dân chủ hay không. Còn dân Việt Nam thì hy vọng Việt Cộng sẽ nới lỏng cái dây thòng lọng trong cổ nhân dân, hy vọng Việt Cộng có thức tỉnh xa lìa kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam là Trung Cộng hay không? Nhưng kể từ Đại Hội Toàn Đảng của chúng lần thứ 6, mọi người hy vọng để rồi thất vọng. Vì VC có mở cửa, có đổi mới, có theo kinh tế thị trường, nhưng ngày càng siết chặt nhân quyền, dân chủ tự do và nhất là ngày càng công khai bày tỏ lập trường làm tôi tớ Trung Cộng, đất ngày càng mất, biển ngày càng bị lấn, ngư dân ngày càng thống khỗ với bọn Tàu phỉ cướp bóc, trong khi đó thì Việt Cộng cứ ôm 16 chữ vàng để thờ Trung Cộng. Thất vọng lại hoàn thất vọng.
 
Những ngày gần đây, Trung Cộng càng tỏ ra ngoan cố cho đến nổi mọi người đều nghĩ đến chuyện Trung Cộng, nhờ lớp “mỡ bò” Việt Cộng thoa vào mồm sẽ nuốt chửng Việt Nam, rồi Việt Cộng lại làm tiên phong để Trung Cộng xâm lăng Thái Lan, Mã Lai, tới Népal, uy hiếp Ấn Độ, cắt đứt hải hành của Hoa Kỳ từ Thái Bình Dương qua Đại Tây Dương và ngược lại. Uy thế trên biển cả của Hoa Kỳ bị nghi ngờ là sẽ co vòi rút cổ. Bỗng nhiên, 3 tiềm thủy đỉnh Hoa Kỳ là USS Ohio, USS Michigan và USS Florida cùng một lượt nổi lên mặt nước sát nách Trung Cộng với 460 hỏa tiên Tomahawk, loại hỏa tiển tân tiến nhất, và lần lược tổ chức các cuộc tập trận trên biển với các đồng minh chung quanh Hoa Lục. đồng thời Hoa Kỳ tham dự tất cả các cuộc hội họp tại Đông Nam Á, tăng cường quan hệ với các nước trong vùng này. Nói cách khác, Hoa Kỳ muốn lấy lại thế mạnh trong vùng biển Thái Bình Dương mà vùng biển Đông là mục tiêu số 1. Đồng thời, những tin tức thu thập được qua những lời nói của Ngoại Trưởng cũng như Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cho nhiều người có nhận xét là Hoa Kỳ đẩy Cộng Sản Việt Nam vào thế phải hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ. Thế đi dây mà Việt Cộng dùng từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ đồng thời quyết tâm làm tôi Trung Cộng nay không còn hiệu lực nữa. Trung Cộng ngày càng quyết liệt giành giựt Việt Cộng, Hoa Kỳ ngày càng siết vòng vây, buộc Việt Cộng phải hợp tác toàn diện. Nói cách khác là Việt Cộng đang đứng ở ngả ba đường, chẳng khác gì Tào Tháo thất trận Xích Bích trở về, đến mỗi ngã ba đường đều bị Khổng Minh cho phục binh. Cuối cùng là phải lạy lục Lưu Bị, nhắc tình cũ nghĩa xưa mới được tha cho chạy về Hứa Đô.
 
Trước tình hình này, Đại Hội Toàn Quốc VC năm 2011 sẽ cực kỳ gay cấn. Gay cấn ngay từ bây giờ, nhưng VC có tài dấu mọi chuyện hơn mèo dấu của quý. Vì thế, 700 tờ báo, truyền thanh truyền hình, thậm chí những kẻ trong nội bộ muốn lộ tin ra ngoài cũng phải thúc thủ.
 
Trung Cộng muốn gì ở Đại Hội Đảng Việt Cộng kỳ này?
Ai cũng biết là Trung Cộng muốn toàn thể Ủy Viên Trung Ương Đảng và Bộ Chính Trị đều là tay sai của chúng, để đẩy mạnh kế hoạch nuốt chửng Việt Nam, để ngăn chận Hoa Kỳ thẫm nhập vào Vịnh Bắc Việt mà Trung Cộng đã vẽ một cái lưỡi bò liếm hết phần biển Việt Nam. Trung Cộng muốn có thành phần nhân sự sắt máu hơn, cuồng tín với Trung Cộng hơn sẵn sàng đàn áp đẫm máu bất cứ người Việt Nam nào có hành vi cử chỉ chống Trung Cộng. Nếu Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đều là những tay sai Trung Cộng thì chẳng những công cuộc xâm thực Việt Nam của Trung Cộng sẽ nhanh chóng hơn, ảnh hưởng của Mỹ tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á sẽ thụt lùi nhanh hơn, các nước Đông Nam Á sẽ nhụt chí, không dám ngang nhiên đối đầu với Trung Cộng mà còn “nhã” Hoa Kỳ ra. Việt Nam quả là một đầu cầu quan trọng. Để đạt mục đích Trung Cộng luôn luôn muốn nắm chặt những chức vụ then chốt của VC phải là tay chân của Trung Cộng. Hầu hết các Đại Hội Đảng VC đều có mặt một hoặc 2 lãnh đạo Trung Cộng chỉ với mục đích uy hiếp VC phải bầu cho người của chúng.
 
Hoa Kỳ hy vọng gì ở Đại Hội Đảng Việt Cộng kỳ này?
Rõ như ban ngày là Hoa Kỳ muốn Việt Cộng dốc lòng hợp tác với Hoa Kỳ để giúp Hoa Kỳ chận đứng ảnh hưởng Trung Cộng ở vùng Đông Nam Á, đồng thời cũng mong muốn Việt Nam là một đối tác buôn bán tốt. Để đạt mục đích, Hoa Kỳ đã tuần tự như tiến dẫn Việt Cộng vào vòng ảnh hưởng kinh tế tài chánh của Hoa Kỳ. Việt Cộng ngày càng vướn vào lưới của Hoa Kỳ. Hai lợi thế mà Hoa Kỳ đang dùng đối với Việt Cộng là du sinh và rửa tiền. Hoa Kỳ có tham vọng đào tạo một thế hệ cầm quyền tại Việt Nam đều xuất thân từ các trường đại học Hoa Kỳ, hai là các cán bộ cao cấp Việt Cộng ngày càng di chuyển những số tiền kếch xù chúng cướp được tại Việt Nam vào Hoa Kỳ. Hai sự việc này đòi hỏi một thời gian dài, trong khi tình hình hiện tại không chờ đợi được, do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy những hoạt động rất tích cực của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, nhất là vấn đề quân sự.
 
Để làm an lòng Việt Nam và các nước Đông Nam Á, ngoài 3 tàu ngầm cùng một lúc nổi lên quanh Hoa Lục, Mỹ còn có các cuộc tập trận trên biển với hầu hết các nước Đông Nam Á trừ Việt Nam.
 
Ngày xưa, khi Liên Sô phải ký một hiệp ước bất bình đẳng với Đức Quốc Xã, Lenin đã trấn an đảng viên và dân chúng rằng “chỉ cần đảng Cộng Sản còn”. Nói cách khác  là đất nước còn hay mất Cộng Sản không cần biết, chỉ biết Ðảng của chúng tồn tại. Ngày nay, Việt Cộng cũng triệt để áp dụng sách lược đó, chúng lạy lục Trung Cộng sau khi Liên Sô sụp đổ, đem thân làm tôi mọi cho Trung Cộng cũng chỉ với mục đích nhờ tay Trung Cộng để đảng của chúng tồn tại, chúng đàn áp dã man đồng bào của chúng, chúng bất chấp dư luận quốc tế cũng vì sự tồn tại của đảng. Chắc chắn lần Đại Hội này cũng không ngoại lệ.
 
Tuy nhiên, năm năm trước khác bây giờ. Từ ngày thanh niên Lê Chí Quang với những bài viết phải cảnh giác phương Bắc để phải ngồi tù mấy năm, đến nay thời thế đã đổi khác, lòng dân đã “trăn trở”, cả các tướng lãnh Việt Cộng, tuy đã hồi hưu cũng đã tiến bộ, đã kịp thấy lời của Lê Chí Quang rất thật tế và rất quan trọng. Chính Võ Nguyên Giáp gần đất xa trời, xấp xỉ 100 tuổi cũng phải lên tiếng ngăn cản những việc làm quỳ lụy Trung Cộng của Việt Cộng qua vụ khai thác bâuxít ở Cao Nguyên Trung Phần. Nói cách khác, cái bản chất “người” trong lòng Quân Đội Việt Cộng đang nổi dậy sau một thời gian dài ngũ mê. Vừa rồi đây, cái gọi là Quốc Hội của Việt Cộng cũng đã bác bỏ dự án Tàu lửa cao tốc do chính phủ của chúng đưa ra. Dù có người cho rằng với dự án này, bọn chóp bu Việt Cộng sẽ kiếm được hàng tỉ Mỹ kim tham nhũng, nên chúng chia phần chưa cân bằng. Tuy vậy, đây cũng là một dấu chỉ chứng tỏ rằng “thời thế đã đổi khác”.
 
Đối với dân chúng, Việt Cộng ngày càng gây oán chuốt thù, những vụ tham nhũng trắng trợn, những vụ cướp bóc đất đai công khai, đánh chết người giữa thanh thiên bạch nhật cũng như đàn áp tôn giáo một cách khắc nghiệt và thâm độc, những vụ buôn người ra hải ngoại, những thảm cảnh của các thiếu nữ lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn, Singapor v.v… đã có tiếng vang khắp thế giới. Lòng dân đã trăn trở, đã nhận chân chế độ VC phải bị thay thế chứ không thể đổi mới. Ngoài một số tướng lãnh dù đã về hưu mà đứng đầu là Võ Nguyên Giáp, sĩ quan các cấp cho đến binh sĩ cũng đã nhận thấy rõ sự tàn ác của Việt Cộng, nhất là sự phản bội tổ quốc, làm tay sai cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Việt Cộng nhận rõ tình hình này hơn ai hết.
 
Đại Hội Đảng Toàn Quốc sắp tới sẽ diễn ra như thế nào?
Liệu Việt Cộng có “nhất trí” chạy theo Trung Cộng? Liệu VC có ngã theo Hoa Kỳ? Việt Cộng chỉ có mục đích “Đảng tồn tại” để chúng cai trị làm giàu, theo Trung Cộng, Trung Cộng có thể bảo đảm sự tồn tại của đảng VC không? Tình thế đã đổi khác, lòng dân đã trăn trở, các phương tiện thông tin ngoài hệ thống Nhà Nước đã cung cấp tin tức trong cũng như ngoài nước ngày một phát triển, nhất là những tin tức về việc Trung Cộng hành động dã man đối với ngư phủ miên duyên hải trong khi Hải Quân VC bất động, Trung Ương và chánh phủ VC vừa phản đối lấy lệ vừa run. Các tầng lớp dân chúng cũng như quân đội VC đã thấy rõ sự đê hèn của VC khi chúng theo Trung Cộng, nhất là nguy cơ bị Trung Cộng “nuốt chửng”. Một khi lòng dân đã thay đổi, đã không còn ủng hộ hoặc không còn bị Việt Cộng khuất phục và quyết đứng lên trước khi bị tiêu diệt, lúc đó Trung Cộng dù ở sát nách cũng không thể cứu VC. Làm tôi đòi cho Trung Cộng để đổi lấy sự tồn tại của Đảng đã có những kẻ hở, đường nứt khiến cho “quyết tâm theo Trung Cộng” cũng khó có thể bảo vệ Đảng được.
 
Nhưng, thời thế đã đổi thay, dù có muốn theo Trung Cộng cũng không được. Hoa Kỳ hiện đang nắm hầu bao Việt Cộng, tài sản cướp của dân chúng VC đã “biệt phái” qua Hoa Kỳ rất nhiều rồi, con cái của chúng  còn ở Hoa Kỳ rất đông, bị nhiễm đời sống Mỹ không phải ít. Nhất là, nhu cầu chặn đứng sự bành trướng của Trung Cộng rất quan trọng đối với Hoa Kỳ. Vấn đề “nổi lên” một lược 3 tàu ngầm, chuyển lực lượng hải quân từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương đã nói rõ cho Việt Nam biết phải suy nghĩ lạikẻo Ðảng không tồn tại mà tài sản và sinh mạng của Việt Cộng cũng không còn.
 
Nhân sự trong đảng, trong Trung Ương Đảng, trong Bộ Chính Trị rất quan trọng, do đó, sự đấu đá trong nội bộ ngày càng ác liệt hơn bất kỳ đại hội nào của Đảng trong quá khứ. Đảng viên Cộng Sản phải mở mắt ra để nhìn thế giới, nhìn lòng dân chứ không thể nào làm con đà điểu được. Cũng vì thế mà Đại Hội Đảng năm tới sẽ rất gay cấn. Việt Cộng có giữ được Đảng hay không tùy thuộc vào thái độ của chúng. Khôn cũng chết mà dại cũng chết, biết mới sống.
 
Lê Văn Ấn   


=========================

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Sự thật và giải phóng

Nguồn:   http://www1.voanews.com
Nhà văn Trần Mạnh Hảo có soạn một bài tham luận để đọc trước Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 13 nhưng ông đã không có dịp đọc. Bài viết có tựa “Chỉ có sự thật mới giải phóng con người, giải phóng văn học và đất nước” đã được phổ biến trên một số trang web. Ông đã kể cho VOA những nét chính trong bài tham luận này.
Các Mác, người sáng lập Chủ nghĩa Xã hội Khoa học
Các Mác, người sáng lập Chủ nghĩa Xã hội Khoa học

Tin liên hệ

"Con người khác con vật ở chỗ con vật chỉ nghĩ đến miếng ăn thôi. Lợi là miếng ăn mà. Cho nên không dám nói ra sự thật bởi vì nói ra sự thật không có lợi thì cũng chả khác gì con vật."
VOA: Thưa nhà văn Trần Mạnh Hảo, tại sao ông nói Việt Nam có nguy cơ tiêu vong?

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Nguy cơ tiêu vong hiển hiện rất rõ vì trước hết là do ngoại bang xâm lược. Bởi vì mục đích nghìn đời của các vương triều phương Bắc là sáp nhập Việt Nam - tức An Nam cũ, Giao Chỉ cũ - vào với Trung Hoa. Thời nào cũng thế, mục đích của họ là như thế. Thời nay cũng vậy, mục đích của họ là sáp nhập Việt Nam và Đông Dương này vào nước Trung Hoa của họ; mà những bước đi của họ đã nhìn thấy nhãn tiền rồi. Tôi nghĩ cứ đã này thì có thể 100 năm nữa Việt Nam không còn.

VOA: Ngoài nguy cơ tiêu vong do Trung Quốc còn nguy cơ nào khác, thưa ông?

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Còn nguy cơ gọi là nội xâm, tức là giặc ở tự bên trong. Nội xâm này là sự tham nhũng quá lớn của chính quyền, rồi sự tha háo về đạo đức, con người với con người đối xử với nhau tàn bạo dã man; bởi vì nó là cái thuyết đấu tranh giai cấp, thuyết đó nó dẫn người ta đến cái ác, làm cho người ta đối xử với nhau bằng cái ác thôi, phải tiêu diệt nhau, làm cho con người không còn văn hóa, không còn yếu tố bên trong. Những thứ đó cũng có thể triệt tiêu dân tộc Việt Nam.

VOA: Thưa ông, tại sao ông nói khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm” là một khẩu hiệu hết sức duy tâm, và hoàn toàn chống lại thuyết Mác-xít?

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Cái đó nó rõ ràng rồi. Bởi vì muôn năm là mãi mãi, mà ông Các Mác đã giải thích sở dĩ loài người đau khổ vì còn phân chia giai cấp, cho nên mục đích của ông là xóa giai cấp đi, không còn giai cấp tư sản, không còn giai cấp vô sản; tức là đảng của giai cấp vô sản, tức là đảng Cộng sản cũng bị xóa đi. Đến khi đảng cộng sản bị xóa đi, giai cấp vô sản không còn, giai cấp tư sản không còn, mà loài người theo ông rất sung sướng thì lúc đó không còn đảng, không còn giai cấp thì đảng cộng sản cũng mất đi rồi thì mới tiến lên thế giới đại đồng được. Còn đằng này các ông ấy hô lên là đảng của các ông ấy muôn năm, muôn năm tức là mãi mãi. Thế thì các ông ấy chống lại Mác chứ, giống như bây giờ nói “Xã hội loài người có giai cấp muôn năm”, tức là hoàn toàn ngược lại, chống lại, treo cổ chủ nghĩa Mác. Cái đó nó không chính danh.

VOA: Vì sao ông nói kiếp người ở Việt Nam “tủi hổ hơn là kiếp bò”?

Nhà văn Trần Mạnh Hảo:
Đó là cái mà anh bạn tôi nói. Bởi vì cứ 5 người ra đường mà đi chung với nhau là bị bắt, cái lệnh ông Phan Văn Khải ký không được đi quá 5 người ra đường mà tụ tập đi hàng dọc là bị bắt, không cho phép 5 người ra ngoài đường đi với nhau, hay là tụ tập ngoài đường hay tụ tập bất cứ nơi công cộng nào. Thế thì ông bạn tôi ông ấy thấy những đàn bò đi đầy trên đường số 1, đi vài chục con chẳng có bị bắt gì cả. Ở các đường làng, ở các thành phố nhỏ, trâu bò mấy chục con vẫn đi ung dung ra đường, chẳng thấy nhà nước công an bắt gì cả. Ông ấy thấy vậy thì ông tủi quá, người đi ra đường 5 người thì nó bắt, bò với trâu mấy chục con đi ung dung tự do. Cho nên ông bảo đảng và nhà nước tử tế với trâu bò nhưng không tử tế với người, thế thôi.

VOA: Tại sao ông nói nếu Các Mác có sống lại và xuất hiện ngay giữa lòng Hà Nội hay Sài Gòn hôm nay thì chắc chắn ông ấy sẽ bị lính của ông Vũ Hải Triều bắt ngay lập tức?

Nhà 
văn Trần Mạnh HảoNhà văn Trần Mạnh Hảo
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Chắc chắn là như vậy. Nếu ông Các Mác tự nhiên lại xuất hiện với bộ com-lê, giày bóng loáng, bộ râu tóc trắng xóa như thế thì chắc chắc bị bắt vì ông Mác chống lại kiểm duyệt báo chí và độc tài trong báo chí. Ông ấy cực kỳ lên án báo chí kiểm duyệt của vua Phổ, ông ấy ca ngợi sự tự do báo chí của chủ nghĩa tư bản. Không có tự do báo chí của chủ nghĩa tư bản, không có tự do xuất bản của tư bản thì không có chủ nghĩa Mác. Cho nên ông ấy là người chống lại kiểm duyệt báo chí, chống lại sự độc tôn độc quyền trong báo chí, và ông ấy là người quảng bá cho tự do ngôn luận, cho các thứ tự do của con người. Thế thì ông ấy xuất hiện ở đây mà thấy những tự do này bị cấm cản thì ông sẽ chửi ầm lên và sẽ bị bắt thôi.

VOA: Thưa ông, tại sao ông nói cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” được gắn vào khái niệm “kinh tế thị trường” của nhà nước Việt Nam là một cái đuôi giả?

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Tôi muốn nói cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” là một cái đuôi bằng nhựa, và được chạy bằng cục pin sắp thối của Trung Quốc. Bởi vì kinh tế thị trường tức là kinh tế tư bản, mà kinh tế tư bản lại gắn một cái đuôi giả, là “định hướng xã hội chủ nghĩa”, vậy thì định hướng là sao? Định hướng là người ta xác định phương hướng, xác định được cụ thể điểm đến. Chứ còn Xã hội chủ nghĩa nó còn mông lung lắm, đã có ai xác định được điểm đến đâu, nó là một xã hội không có thật. Có bao giờ người ta lại định hướng đến một cõi không có thật không? Cho nên đó là một cách nói để câu giờ, một cách nói để các ông ấy ngồi đấy các ông ấy cầm quyền, lãnh đạo; chứ thực ra nó là một yếu tố ảo, nó là phi lô-gic và phản khoa học, nó nói bậy bạ, một chuyện nực cười, không ra cái gì cả!

VOA: Tại sao ông nói khẩu hiệu “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội” là một khẩu hiệu hết sức buồn cười?

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Chủ nghĩa xã hội như tôi định nghĩa là món không có thật, thế thì ông yêu nước là ông yêu Việt Nam có thật, thì ông cứ yêu nước Việt Nam chứ việc gì phải yêu chủ nghĩa xã hội. Như vậy nếu ta theo khẩu hiệu đó thì yêu nước có nghĩa là yêu một xã hội không có thật.

VOA: Tại sao ông nói khẩu hiệu “Trí, Phú, Địa, Hào đào tận gốc trốc tận rễ” là không chính danh, thưa ông?

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Xưa nay có một đám người nào mà dám tiêu diệt trí thức đâu, bởi vì trí thức là đầu tàu của xã hội, không có trí thức thì xã hội không thể tiến lên được. Từ khi con người có văn minh thì con người tôn trọng kẻ sĩ, tức là người trí thức dẫn đường cho nhân loại. Không có trí thức thì nhân loại coi như không tồn tại được. Vậy ông tiêu diệt trí thức thì ông tiêu diệt chính cái tinh thần của nhân loại, đầu tàu của nhân loại.

Rồi những người làm giàu ông cũng tiêu diệt nốt thì té ra ai làm giàu cho xã hội ăn, ai sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội? Chỉ có những người biết làm ra của cải là những phú hào ở nông thôn, hay ở thành phố có những người chủ lập ra xưởng thợ thì họ mới sản xuất ra; chứ còn mấy ông tiêu diệt hết những người biết làm giầu thì xã hội loài người lấy gì mà sống?

VOA: Chúng tôi cũng hiểu bài tham luận của ông là để động viên mọi người nói ra sự thực, nhưng có nhiều người, nhất là những người đang cầm quyền, họ nói rằng nói ra sự thực lúc này là không có lợi. Ông nghĩ thế nào?

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Nếu chỉ nghĩ đến cái lợi mà không nghĩ đến lẽ phải và chân lý thì không phải là con người, bởi vì con người có lương tri, con người có lẽ phải và có chân lý. Con người khác con vật ở chỗ con vật chỉ nghĩ đến miếng ăn thôi. Lợi là miếng ăn mà. Cho nên không dám nói ra sự thật bởi vì nói ra sự thật không có lợi thì cũng chả khác gì con vật. Con người khác con vật là ở chỗ đó, con người biết lẽ phải, biết lương tri, biết cái gì là tốt xấu, cái đẹp, cái thiện cái ác; chứ không phải là cứ cắm đầu nói dối hết đời ông đến đời cha, đến đời con, đến đời cháu, đến đời chắt nói dối hoài như thế được. Một dân tộc, một xã hội cứ nói dối hoài như vậy sẽ bị diệt vong. Chắc chắn như thế.

VOA: Bài tham luận của ông có tựa là “Chỉ có sự thật mới giải phóng con người, giải phóng văn học và đất nước”. Cái tựa này nó tương tự như một câu nói trong Kinh Thánh của người Công giáo, “chỉ có sự thực mới giải thoát các con”. Ông có sợ sẽ bị khép vào tội tuyên truyền cho đạo Công giáo không?

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Chính tôi là người Công giáo, tôi không thể nói dối được. Tôi bây giờ đã sáu tư sáu nhăm tuổi rồi nên tôi phải nói thật, nếu không sẽ bị Chúa buộc tội. Tôi chẳng tuyên truyền gì cho Công giáo mà tôi cũng chẳng tuyên truyền gì cho ai, bởi vì đã làm người thì phải nói ra sự thật, nói mãi sự dối trá thì không phải con người, tôi chỉ nói ra sự thật, đó là thiên chức của người cầm bút; chứ tôi không chống các ông ấy, bởi vì tôi như con kiến còn các ông ấy như núi Thái Sơn. Tôi không chống ai cả, tôi chỉ nói ra sự thật, dù nó tàn nhẫn hay kinh khủng thì đấy là sự thật. Nếu các ông bảo cái đó không phải là sự thật thì các ông nên tranh luận với tôi; việc gì các ông đe dọa bắt bớ hay bắn tôi, chuyện đó nó phi lý.


Nguồn:   http://www1.voanews.com

------------------------------

Những trăn trở về Hội Nhà Văn Việt Nam

Từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 8 sắp tới, Hội Nhà văn Việt Nam sẽ tổ chức đại hội lần thứ 8 tại Hà Nội để bầu lại ban chấp hành.
Screen captured by RFA
Giao diện trang mạng của Hội Nhà văn Việt Nam
Ban chấp hành hội được bầu theo nhiệm k 5 năm một lần cho các vị trí Tổng thư ký, đại diện Tổng thư ký và các thành viên trong ủy ban điều hành.
Theo trang Wikipedia thì Hội Nhà văn Việt Nam tập trung hoạt động trong bốn lĩnh vực: văn xuôi, thơ, phê bình, và dịch thuật. Mỗi lĩnh vực có một hội đồng riêng để khuyến khích và thúc đẩy các tác giả. Nhiệm vụ của hội là tập trung tất cả nhà văn Việt Nam nhằm xây dựng một nền văn học tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Hội Nhà Văn Việt Nam cũng có một xưởng sản xuất phim, cung văn hóa, và nhà xuất bản với các tờ báo gồm tuần báo Văn Nghệ , nguyệt san Nhà văn, bán nguyệt san Văn học nước ngoài, và Tạp chí Việt Nam Văn học (The Vietnam Literature Review) bằng tiếng Anh.
Trong chương trình VHNT tuần này chúng tôi ghi nhận một số ý kiến của những người trong và ngoài hội để biết thêm những suy nghĩ, trăn trở cũng như phản biện về hoạt động của hội trong những năm qua.

Lão hóa

Nhà thơ Bùi Hoàng Tám trên trang Tuần Việt Nam vào ngày 4 tháng 7 nhận xét về Ban Chấp Hành Hội Nhà Văn như sau:
“Hội Nhà văn Việt Nam đang lão hóa. Thế hệ nhà văn, nhà thơ trưởng thành trong chống Mỹ nay đều đã ở tuổi 60 - 70, thế hệ chống Pháp đã 80 - 90 tuổi. Việc kết nạp Hội mấy năm qua chưa chú trọng đến thế hệ trẻ. Nhiều nhà văn vào Hội khi tuổi đã quá cao, có người nghỉ hưu thậm chí đã cả chục năm. Việc bổ sung những người cao tuổi này khiến Hội đã già càng thêm già.
Hội Nhà văn Việt Nam đang lão hóa. Thế hệ nhà văn, nhà thơ trưởng thành trong chống Mỹ nay đều đã ở tuổi 60 - 70, thế hệ chống Pháp đã 80 - 90 tuổi.
Nhà thơ Bùi Hoàng Tám
Thứ hai, xu hướng "ăn mày dĩ vãng", hưởng ánh hào quang từ quá khứ xa xưa nhưng hiện tại, bút cùn, sức cạn. Những vị theo xu hướng này chỉ đọc những gì của quá khứ, chỉ yêu những gì của quá khứ và cũng chỉ thừa nhận những gì đã thuộc về quá khứ.
Thứ ba, nếp nghĩ "kính lão đắc thọ" đang trở thành lực cản phát triển. Những tư tưởng, những khuynh hướng mới khó được thừa nhận.
Và điều "thứ tư cay đắng", đó là thiếu tin tưởng và không trung thực trong nếp nghĩ.”
Những nhận xét trên của nhà thơ Bùi Hoàng Tám được giới văn nghệ sĩ cho là chính xác tuy khá gay gắt. Những nhận xét này được bổ túc thêm qua ý kiến của nhà văn Võ Thị Hảo, bà nói về nhiệm vụ thật của hội bị bỏ quên hiện nay:
“Hội nhà văn lẽ ra phải làm một điều quan trọng nhất: đấy là lý do tồn tại của Hội nhà văn, cũng như là lý do tồn tại của những người viết. Thế nhưng các ban lãnh đạo Hội từ trước đến giờ chưa bao giờ làm điều đó. Phải làm sao bảo vệ quyền tự do sáng tác, quyền công bố tác phẩm. Tôi chưa thấy ban lãnh đạo hội nào làm cả và thậm chí việc đó còn bị lờ đi. Họ chỉ làm những việc hành chính. Bởi vậy các đại hội càng diễn ra thì tôi lại càng thấy thờ ơ và do đó kỳ này tôi sẽ không đi dự đại hội Nhà văn.”
nguyen-huu-hong-minh-250.jpg
Nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh (phải) và đạo diễn Hồ Quang Minh. Photo courtesy of nguyenhuuhongminh.com.
Về lãnh vực trẻ hóa hội viên như ý kiến của nhà thơ Bùi Hoàng Tám, nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh chia sẻ:
“Thật ra tôi là người không nằm trong hội nhà văn Việt Nam nên nhận xét của tôi có hai góc độ. Thứ nhất mình là người ngoài cuộc thì nhận xét sẽ không công bình. Thứ hai do là người ngoài cuộc nên tôi thấy nó rõ hơn. Nhiều bạn trẻ cầm viết cũng như tôi cho rằng Hội Nhà Văn không quan trọng, nhưng có một thực tế là hiện nay các cây bút trẻ khi viết thì không quan tâm đến Hội nhà văn Việt Nam, cũng không thấy rằng Hội nhà văn là cần thiết trong đời sống tinh thần của họ. Có thể thấy rằng hiện nay Hội nhà văn rất thiếu những chương trình cũng như thiếu sự gắn kết với các cây viết trẻ. Thậm chí đây là cái hội già lão, tập trung những cây bút đi qua chiến tranh hoặc đã qua các thế hệ trước.
Giữa họ có một sự nối kết chặt chẽ hơn là những nhà văn trẻ, những nhà văn của thế hệ hôm nay. Chính vì sự cục bộ đó mà Hội nhà văn rất thiếu các tiếng nói cũng như các chương trình hoạt động dành cho các nhà văn trẻ.
Số liệu những hội viên, nhà văn mới được kết nạp rất ít nếu không muốn nói là gần như không có. Những chuyện mua chức mua tước, mua thẻ hội viên, chung chi tiền bạc nó làm cho các nhà văn trẻ cảm thấy chán ngán. Tôi cho rằng không có điều gì buồn hơn một cái hội già cỗi không có sự quan tâm hay thiếu sự thuyết phục hấp dẫn đến những nhà văn trẻ.
Những nhà văn mới trong ban chấp hành phải có một tiếng nói trẻ hơn, để có thể gần gũi những cây viết trẻ hơn, và từ đây có những chương trình sinh động gắn kết họ với hội.”

Bầu cử tiêu cực

Ngoài những việc khá phổ biến như nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh nhận xét, dư luận cũng không bỏ qua những tiêu cực trong cách thức bầu bán Ban Chấp hành hội trong những nhiệm kỳ qua. Là một hội viên, hơn ai hết Nhà văn Võ Thị Hảo biết rất rõ những sinh hoạt bầu bán của hội bà thẳng thắn cho biết ý kiến của mình:
“Với cách bầu bán như hiện nay thì chẳng thể nào có nhân sự giỏi được. Thực ra tất cả các cuộc bầu cử hiện nay đều là trò diễn thôi, mất rất nhiều tiền để mà hợp thức hóa một cái ghế nào đó. Đương nhiên người lãnh đạo Hội nhà văn Việt Nam phải có nhiều thứ, trước hết phải là người có tài, có uy tín về văn chương.
Thứ văn chương phải khác với thứ văn chương a dua, nô lệ và chỉ nhìn vào quyền lợi của cá nhân mình. Lãnh đạo của Hội nhà văn phải có một nhân cách tỏa sáng, ngoài việc phải có năng lực quản lý, năng lực lãnh đạo. Thực ra thì rất khó để có được những điều ấy với cách bầu bán, hoạt động của hội hiện nay.”

Những rào cản chính trị

Nhà thơ Trần Đăng Khoa, một thành viên trong ban Chấp hành Hội Nhà Văn đương nhiệm chỉ ra điều mà ông cho là khó vượt qua nhất hiện nay của Hội Nhà Văn Việt Nam, ông nói:
“Cản trở lớn nhất theo tôi chính là sức lực các nhà văn, làm sao để viết cho hay. Bởi vì suy cho cùng khi nói đến văn học vẫn phải là tác phẩm. Thế bây giờ làm sao để có một tác phẩm hay, đấy là một câu hỏi không hề dễ dàng không phải ai cũng trả lời được, mặc dù Hội nhà văn đã làm mọi cách để làm sao có được tác phẩm hay.
Thậm chí nhà nước cũng tài trợ tiền. Tôi nói thật, các nhà văn ở nước ngoài chắc cũng không được may mắn như các nhà văn Việt Nam. Hầu hết các nhà văn Việt nam, các nhà văn hội viên đều được tài trợ, ít nhất cũng 5 triệu. Có thể có những người nhiều hơn để làm sao tạo điều kiện có tác phẩm hay. Nhưng tại sao mãi vẫn không có những tác phẩm nào đó để có thể gây một tiếng vang lớn vượt qua khỏi lãnh thổ Việt Nam đến với nhân loại? Tôi cho đấy chính là cái khó nhất hiện nay.”
nguyen-duy-200.jpg
Nhà thơ Nguyễn Duy. Photo courtesy of Thể thao & Văn hóa Online.
Thật ra kinh phí cho nhà văn có phương tiện để viết không phải lúc nào cũng cần thiết trong mục tiêu giúp ích cho việc sáng tác của họ. Điều mà một nhà văn cần là tự do trong sáng tác, một tự do tuyệt đối trong các lãnh vực mà ngòi bút của họ muốn vươn tới. Nhà thơ Nguyễn Duy nhận xét việc nhà nước cung cấp tiền và các phương tiện khác cho nhà văn không những cản trở, mà còn tiếp sức cho thói ngủ yên trên những đề tài nông cạn, sáo mòn mà những nhà văn thiếu bản lĩnh thường làm, ông nói:
“Thật sự là nhà văn thì không có ai là không yêu tổ quốc, dân tộc mình cả. Bên cạnh việc ngợi ca cái Đẹp, cái Thiện nhà văn còn có công việc chống lại cái ác và cái xấu. Đây mới là tiêu điểm nảy sinh nhiều vấn đề còn tồn tại cho đến bây giờ.
Ở Việt Nam hiện nay không những không có sự ngăn cản các hoạt động của Hội nhà văn mà ngược lại có sự hỗ trợ hoạt động của hội, hỗ trợ rất mạnh là đàng khác. Kinh phí đại hội, hội thảo, đầu tư sáng tác, các hội nghị chuyên đề, giao lưu quốc tế, quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài… trước đây những việc này rất ít được như vậy. Vì hoạt động của Hội nhà văn đúng với đường lối của lãnh đạo quốc gia. Tất nhiên không ai lại đi ủng hộ hay bỏ tiền ra cho những hoạt động không đúng đường lối ấy cả. Nhưng mà ngẫm lại có một điều thế này, chính sự ủng hộ đó lại gây nên sự cản trở của chính Hội nhà văn.
Tôi nhớ là năm 1971 trong hội nghị những người viết văn trẻ tại Hà Nội, lúc ấy cả tôi và ông Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội nhà văn bấy giờ đều có dự, thì nhà thơ Xuân Diệu có nói một điều đại ý như thế này: Thời trước cách mạng chúng tôi như là chim bay ngược chiều gió. Con nào bay được thì ngực nở, cánh khỏe. Bây giờ các bạn như chim bay xuôi chiều gió, không biết gió sẽ cuốn đi nơi đâu!
Bây giờ nhìn lại thấy chính hội cản trở cái hoạt động của mình vì lo mất đi nguồn tài trợ của nhà nước, Nhà văn thì tự cản trở vì lo ảnh hưởng đến hội, lo ảnh hưởng đến cá nhân mình nữa, vì thế cho nên nó hạn chế việc mở rộng đề tài viết của các nhà văn.
Thí dụ như những đề tài cấm kỵ, phương hại đến ổn định chính trị, đến bí mật quốc gia, đến thuần phong mỹ tục và những đề tài nhạy cảm nữa.
Không phải sự ngăn cản nào cũng công khai, rất lạ là các nhà văn cảm thấy rất rõ rào cản đó và phần nhiều đều tự ngăn cản mình trước khi tiếp cận đến cái rào cản. Đấy là điều thật đáng suy ngẫm.”
Tôi nhớ là năm 1971 trong hội nghị những người viết văn trẻ tại Hà Nội, lúc ấy cả tôi và ông Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội nhà văn bấy giờ đều có dự, thì nhà thơ Xuân Diệu có nói một điều đại ý như thế này: Thời trước cách mạng chúng tôi như là chim bay ngược chiều gió. Con nào bay được thì ngực nở, cánh khỏe. Bây giờ các bạn như chim bay xuôi chiều gió, không biết gió sẽ cuốn đi nơi đâu!
Nhà thơ Nguyễn Duy
Nhận xét của nhà thơ Nguyễn Duy không xa lắm với ý kiến của nhà văn Võ Thị Hảo khi bà cho rằng đừng phủ lên nhà văn chiếc áo mang tên chính trị, vì đối với họ, nhiệm vụ chính là viết những gì họ thích, họ chiêm nghiệm được trong cuộc sống mà thôi:
“Gọi Hội nhà văn là một hội tổ chức chính trị xã hội thì phi lý bởi vì nếu để làm chính trị thì tôi nghĩ những người viết văn và những người lãnh đạo Hội nhà văn Việt Nam không thể nào làm chính trị giỏi bằng những người có nghề được. Thế thì khoác cái chức chính trị vào hội ấy để làm gì? Đấy là cách tôi nghĩ là răn đe người viết phải đi theo một cái lề, mà cái lề đó chưa chắc là đã đúng nhưng phải đi theo để được an toàn. Tại sao phải khoác chính trị vào đó?
Phan Huyền Thu, một nhà thơ trẻ có chân trong ban chấp hành hội chia sẻ những điều mà chị cho là thực tế nhất khi gia nhập hội, chị nói:
“Thực ra cho đến nay những hội viên của Hội nhà văn Việt Nam còn đang sống cũng có hơn 900 hội viên. Tất cả câu chuyện mọi người nghe lao xao về Hội nhà văn, chuyện nọ chuyện kia cũng chỉ là con sâu làm rầu nồi canh thôi, bởi vì không thể nào 100% hội viên có vấn đề hay cái hội ấy nó có vấn đề.
Em vào hội từ năm 2006, tham gia với ban văn trẻ, cộng tác rất nhiều chuyện, cũng tự hại mình nhiều chuyện ngoạn mục chỉ vì mong muốn phong trào và hoạt động của hội tốt hơn nên sả thân, thế nhưng cũng nhiều khi không khỏi sứt đầu mẻ trán. Cũng không trách móc gì cả bởi vì chuyện xã hội mà.
Còn với Hội nhà văn, với tư cách một người viết văn như mình thì đơn giản em nghĩ rằng mình hãy nghĩ khác về hội đi. Chính các hội viên nhìn nhau thân ái và nghĩ khác về những hoạt động đao to búa lớn chẳng cần thiết. Mình đến với nhau xem hội như một ngôi nhà gặp gỡ trao đổi.
Cái lớn nhất mà em có được từ khi vào Hội nhà văn là có thêm nhiều đồng nghiệp, có thêm nhiều đàn anh đàn chị, đàn em. Chia sẻ với nhau, hỏi nhau chuyện sáng tác chuyện văn chương.”
Quý vị vừa theo dõi một số ý kiến của các văn thi sĩ trong và ngoài Hội Nhà VănViệt Nam nhân đại hội sắp tới sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào đầu tháng Tám này. Vì đây là một sự kiện quan trọng, nói lên sinh hoạt thật sự của một tổ chức văn học bề thế nhất Việt Nam hiện nay, chúng tôi sẽ có bài viết sau khi đại hội Nhà văn Việt Nam bế mạc vào tuần tới, mời quý vị tiếp tục đón nghe, cũng trong chương trình VHNT hàng tuần vào tối thứ Bảy do Mặc Lâm phụ trách.

Theo dòng thời sự:

No comments:

Post a Comment