Pages

Wednesday, September 15, 2010

KỶ NIỆM 1.000 NĂM THĂNG LONG VỚI PHIM VĂN HÓA NÔ DỊCH

Vua Việt “made in China”- Gây dư luận bất bình, phẫn nộ nhất trong bộ phim truyền hình nhiều tập “Lý Công Uẩn – đường đến thành Thăng Long” Từ khi Hà Nội bắt đầu chuẩn bị cho đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội cho đến nay, đã có quá nhiều lời ra tiếng vào từ người dân trước những dự án xa xỉ, hoang phí không cần thiết, thậm chí phản thẩm mỹ, phản văn hóa. Bộ phim nô dịch về văn hóa Gây dư luận bất bình, phẫn nộ nhất là về bộ phim truyền hình nhiều tập “Lý Công Uẩn – đường đến thành Thăng Long” do công ty cổ phần truyền thông Trường Thành sản xuất. Theo báo Người lao động,“Được biết, sau khi xem toàn bộ 19 tập phim, cảm nhận chung của phần lớn các thành viên trong hội đồng là “yếu tố Trung Hoa rõ quá”.“Kịch bản được viết bởi một “tay ngang”- ông Trịnh Văn Sơn – sau đó được nhà biên kịch Trung Quốc Kha Chung Hòa – tác giả kịch bản của những bộ phim nổi tiếng: Võ Tắc Thiên, Vương triều Ung Chính – “chuốt lại”. Bộ phim được thực hiện với kinh phí khoảng trên 100 tỉ đồng; ê kíp làm phim (phía nước ngoài) là những gương mặt dày dạn kinh nghiệm phim trường ở Trung Quốc: Đạo diễn Cận Đức Mậu – đạo diễn phim Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên, Đại Tống khai quốc và đạo diễn Triệu Lôi; các chuyên gia hóa trang Trung Quốc; thuê trường quay Hoành Điếm Trung Quốc;  thuê Trung Quốc may gần 700 bộ trang phục cổ; thuê diễn viên đóng thế của Trung Quốc và hàng trăm diễn viên quần chúng người Trung Quốc…”. Đạo diễn Cận Đức Mậu (trái)của Trung Quốc  và ông Trịnh Văn Sơn – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành – trong ngày ra mắt đoàn phim ở phim trường TQ. Chỉ cần xem trailer của bộ phim được phát tán rộng rãi trên mạng, ai cũng phải nghĩ rằng đây là phim Tàu lồng tiếng Việt. Đó cũng là nhận xét của nhà thơ Đỗ Trung Quân khi trả lời báo Pháp luật: “Tôi nói rằng Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long là “phim Trung Quốc nói tiếng Việt” hoặc “phim Trung Quốc không cần phụ đề”. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng: “Mới xem qua thôi mà tôi đã thấy hãi, nếu không nói kinh hoàng! Từ trang phục cho đến cảnh quan, từ áo mão cho đến búi tóc, hình ảnh toát ra cho ta thấy: Đây là một phim Trung Quốc; chẳng khác gì những phim lịch sử Trung Quốc khác mà đông đảo người Việt Nam quen xem. Lời bình nhắc nhở diễn viên là người Việt Nam, nhưng bất cứ ai chưa thấy họ trên phim Việt Nam, đều nghĩ ngay họ là người Tàu, chỉ trừ cô gái và chiếc áo tứ thân. Chi tiết nhỏ này không thể cứu vãn được tính bao trùm của bản sắc Trung Quốc!” Thái hậu Dương Vân Nga và Lê Hoàn làm người xem cứ ngỡ một cặp tình nhân trong phim bộ Trung Quốc? Nỗi thất vọng, phẫn nộ của mọi người trước hết là vì số tiền khá lớn đã bỏ ra cũng như danh sách những người phía Việt Nam tham gia trong quá trình làm phim, đều là những người có tên tuổi. Trong bài “Một bộ phim lai căng” giáo sư Nguyễn Văn Tuấn viết: “Nội dung bộ phim nói về thân thế và sự nghiệp vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), người khai sinh ra kinh thành Thăng Long. Phim còn thuật lại sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long từ 1.000 năm trước. Một phim như thế, chúng ta kì vọng thưởng thức một phim hàm chứa chất sử liệu rất cao, phim sẽ cho chúng ta một cơ hội tìm lại cổ sử, sống lại một thời đại tương đối thanh bình và có thể nói là cực thịnh nhất trong lịch sử nước nhà. Chúng ta cũng kì vọng rằng những người làm phim có kiến thức sử tốt, có thái độ kính trọng tiền nhân, và thể hiện bằng cách phục dựng lại những tình tiết một cách trân trọng. Nhìn qua danh sách người làm phim thấy họ có bằng cấp đầy mình: nào là nhà phê bình nghệ thuật hàng đầu Việt Nam Phan Cẩm Thượng, giáo sư tiến sĩ Đoàn Thị Tình, hoạ sĩ Phạm Xuân Hải. Trung tâm Đào tạo Công Nghệ Thông Tin HBC Việt Nam chịu trách nhiệm về phần thiết kế bối cảnh và chuẩn bị trang phục cho diễn viên…” Bôi bác lịch sử Cái đau xót lớn hơn là sự vô ý thức (hay cố tình) bôi bác lịch sử, là sự tự nguyện nô dịch về mặt văn hóa của những người làm phim. Võ tướng Việt hay Quan Công, Trương Phi? Blog của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đăng ý kiến của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: “Thật không thể được! Nếu tôi là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, tôi sẽ cấm chiếu bộ phim này trên toàn cõi Việt Nam, bất kể trên truyền hình hay rạp”. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng: “Từ chỗ vô văn hóa đến chỗ văn hóa nô dịch chỉ là khoảng cách những bước đi nhỏ… Phim nhắc đến trên đây là một trong những bước đi ấy. Vô văn hóa mà làm văn hóa thì chỉ là người đào mồ chôn văn hóa đích thực!Mà mất văn hóa là mất hết, than ôi ! Một nghìn năm Thăng Long, một nghìn năm văn hóa dân tộc, ai sẽ chịu trách nhiệm cho những tổn thương này?” Trang blog Gốc Sậy thì dẫn lời tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên:  “Điện ảnh Việt Nam, những người quản lý ngành văn hóa Việt Nam đã và đang làm 1 việc “vô tiền khoáng hậu”: Làm phim về lịch sử dân tộc mình bằng những bối cảnh của đất nước khác. Mà quốc gia ấy, trong thời ấy và ngay cả bây giờ ‘không bao giờ muốn chúng ta bảo tồn được bản sắc của mình’. … đau đớn là việc “tự chuyển hóa” này đang được thực hiện một cách chủ động…” Vua, quan triều Lý – hình tượng “đương triều” ? Từ bộ phim này, nghĩ rộng ra những vấn đề khác, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn than thở: “Chưa bao giờ Việt Nam chịu ảnh hưởng Trung Quốc sâu đậm như hiện nay… Chẳng lẽ 1000 năm ròng rã chưa đủ để chúng ta trưởng thành, để chúng ta thoát khỏi ách thống trị văn hóa của Trung Quốc? Tại sao Nhật và Hàn Quốc thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc, còn ta thì không? Thật ra, có lẽ câu hỏi là: chưa thoát hay chưa muốn thoát?” Bộ phim đã bị Hội đồng duyệt phim quốc gia quyết định hoãn phát sóng cho đến khi sửa chữa xong theo yêu cầu của hội đồng, mà ai ở trong nghề đểu biết đây là một việc làm rất khó, rất mất thời gian và chuyện “Việt hóa” trở lại bộ phim này hầu như không thể làm được, trừ phi vứt hết quay lại còn dễ hơn. Điều này lẽ ra sẽ không phải xảy ra nếu như bộ phim được giám sát kỹ ngay từ khâu kịch bản ban đầu. Trang Dân báo đưa thêm một thông tin đáng chú ý khác: “Bộ phim lai căng “Đường đến thành Thăng Long” – Đài truyền hình VN góp vốn 10 tỷ đồng?”: “Dân Làm Báo nhận được thông tin  từ một bạn tỏ ra khá am hiểu chuyện nội bộ  ở  Đài Truyền hình VN, bạn đọc có nick “Dân VTV nói” cho biết : Trong dự án phim Lý Công Uẩn – Đường đến thành Thăng Long, đài truyền hình VN có  góp vốn 10 tỷ đồng từ tiền ngân sách nhà nước … Nay phim đứng trước nguy cơ thất bại hoàn toàn như góp ý của vị lãnh đạo Đài lúc ban đầu, không biết 10 tỷ đồng này sẽ ra sao? Và ai sẽ chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư này???  
 
Theo  Nhật Hiên / RFA 

No comments:

Post a Comment