Hoàng Sa
giữa biển khơi
quần đảo Cát Vàng
bao máu tươi Việt Nam đã nhuốm
cho màu cát ám ảnh!
những ngọn sóng ngất trời ngày đêm nhắc nhở
gió ngùn ngụt mang về đất liền
lời biển thiêng
ôi, cát vàng!
cái màu cát ám ảnh
dưới màu cát vàng kia
là bể dầu khổng lồ
có thể mang thịnh vượng cho một dải non sông
dưới màu cát ám ảnh kia
là xương thịt bao đời Việt Nam
giờ đây
không còn in bóng cờ Tổ Quốc!
có Người Khổng Lồ nằm mơ
thấy bàn chân mình
đâu từ thời Tần Thủy Hoàng
đã lấm cát những hòn đảo tận phương Nam xa xôi
vâng, từ thời Tần Thủy Hoàng
bao đất đai rộng lớn phương Nam này
từng in bước chân bạo ngược của Người Khổng Lồ
đã lưu lại cả hài cốt
nơi bến bãi Bạch Đằng, Gò Đống Đa, Ải Chi Lăng…
đời đã sang trang
ngày đã rạng
thôi đừng nói mớ !
trên gương mặt thời gian hãy còn đó
những cặp mắt tiền nhân dõi nhìn ta
máu đã nhuốm biển xanh
máu không chịu im lặng
sự nhẫn nhục
không chịu im lặng
đã có những họng súng
nhằm vào ngực Việt Nam mà khạc đạn
bà con ngư dân bị vây ráp
ngay trên biển quê nhà…
mười sáu chữ vàng không là câu thần chú
bao nước mắt dành cho những người con Việt Nam
ngã xuống cho Hoàng Sa
mãi còn trong vị mặn sóng biển
Hoàng Sa
vết khắc rướm máu tim ta
Hoàng Sa! Hoàng Sa…
cái màu cát cứ ám ảnh ta
mỗi khi nhìn lên ngôi sao lung linh
nơi ngọn cờ Tổ Quốc.
.
.
Từ Quốc Hoài
.
.
Hôm nay, kỷ niệm 37 năm ngày Hoàng Sa rơi vào tay quân xâm lược Trung Quốc.
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa ngày 19/1/1974 trước sự xâm lăng của Trung Quốc, 58 chiến sĩ thuộc quân đội Việt Nam cộng hòa đã ngã xuống. Hạm trưởng Thiếu tá Ngụy Văn Thà đã tuẫn tiết khi không giữ nổi đảo.
Các anh đã chiến đấu với lực lượng địch mạnh hơn, không được sự giúp đỡ của Hạm đội 7 (Hoa Kỳ) đang ở gần đấy mặc dù Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam cộng hòa có yêu cầu.
Phía Trung Quốc từ đó trơ trẽn nói rằng sự kiện này là “thu hồi lãnh thổ” để lấp liếm đi hành động xâm lăng của chúng.
Việc Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam lập tức bị dư luận quốc tế phản ứng quyết liệt.
Ngay trong ngày 19/1/1974, Bộ ngoại giao Việt Nam cộng hòa ra tuyên cáo: “Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam cộng hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam cộng hòa mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và an ninh của Đông Nam Á và toàn thế giới”.
Ngày 14/2/1974, Chính phủ Việt Nam cộng hòa ra tuyên bố: “Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần không thể cắt rời của lãnh thổ Việt Nam cộng hòa”.
Ngày 14/2/1974, Chính phủ Việt Nam cộng hòa ra tuyên bố: “Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần không thể cắt rời của lãnh thổ Việt Nam cộng hòa”.
Ngày 20 tháng 1 năm 1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) ra tuyên bố phản đối hành động này của phía Trung Quốc.
Chính phủ Việt nam dân chủ công hòa tuyên bố: “Các nước liên quan nên giải quyết mâu thuẫn bằng đàm phán trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, và quan hệ láng giềng”.
37 năm qua, không biết tự khi nào, có lẽ từ ngày tôi hiểu ra thế nào là Tổ quốc và thế nào là chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, cứ đến ngày này, lòng tôi lại nhói đau.
Đau lắm chứ. Một phần đất đai của cha ông ta đã rơi vào tay quân xâm lược và không biết đến bao giờ mới đòi lại được. Nhưng sự hy sinh của các anh không phải là vô ích. Nó là tấm gương thôi thúc những người lính dũng cảm xông pha nơi trận mạc trong những cuộc chiến đấu giữ gìn bờ cõi sau này.
Đau lắm chứ. Một phần đất đai của cha ông ta đã rơi vào tay quân xâm lược và không biết đến bao giờ mới đòi lại được. Nhưng sự hy sinh của các anh không phải là vô ích. Nó là tấm gương thôi thúc những người lính dũng cảm xông pha nơi trận mạc trong những cuộc chiến đấu giữ gìn bờ cõi sau này.
Xúc động lắm chứ. Các chiến sĩ Hoàng Sa, dù thuộc về thể chế chính trị nào đi chăng nữa, nhưng sự hy sinh của các Anh đều vì Tổ quốc, tự nguyện và thanh thản.
Có thể nói, khi các Anh chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của các Anh chẳng khác nào những chiến sĩ đã chiến đấu và ngã xuống Trường Sa 14 năm sau.
Tinh thần ấy được hun đúc từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam từ mấy nghìn năm nay. Mỗi người dân Việt Nam đều có quyền yêu nước và không ai được độc quyền trước cái quyền thiêng liêng ấy.
Hàng năm, cứ đến ngày 19/1/1974, 17/2/1979, 14/3/1988, lòng tôi lại tràn ngập cảm xúc. Nhưng sao tôi cứ hay nghĩ nhiều hơn về những người chiến sĩ đã hy sinh trong Hải chiến Hoàng Sa? Bởi các Anh tuy nằm xuống nhưng Tổ quốc vẫn chưa có một việc làm nào để tôn vinh các Anh. Có chăng, các Anh mới chỉ sống trong tâm khảm của đồng đội, của những công dân hiểu được thế nào là Tổ quốc và ai là người chiến đấu vì Tổ quốc.
Riêng tôi, vào ngày này, tôi nghĩ rất nhiều đến Các Anh, những người lính đã quên mình trong khi thực hiện sứ mạng cao cả: BẢO VỆ TỔ QUỐC.
Trước những nấm mồ hoang cỏ lạnh, xin thành kính thắp cho các Anh một nén hương với tất cả lòng tri ân.
19/1/2011
TT
(Cựu chiến binh)
Điểm qua các nhân vật được gọi nôm na là "Hạt giống đỏ" trong Ban Chấp hành lần này, có ông Nguyễn Thanh Nghị (ủy viên dự khuyết), con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; ông Nông Quốc Tuấn, con trai của Tổng Bí thư khóa X Nông Đức Mạnh; ông Nguyễn Chí Vịnh, con trai Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; ông Phạm Bình Minh, con trai cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch; ông Nguyễn Xuân Anh (ủy viên dự khuyết), con trai ủy viên Bộ Chính trị khóa X Nguyễn Văn Chi; ông Trần Sỹ Thanh (ủy viên dự khuyết), cháu ông Nguyễn Sinh Hùng và bà Nguyễn Thị Kim Tiến, cháu ngoại cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập (trúng cử từ khóa X).
Ông Trần Sỹ Thanh hiện là Phó Bí Thư Tỉnh Ủy Đăk Lăk. Ông Nguyễn Chí Vịnh là Trung tướng, Thứ trưởng Quốc phòng.
Ông Phạm Bình Minh là Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao và bà Nguyễn Thị Kim Tiến là Thứ trưởng Bộ Y Tế, người được cho có nhiều cơ hội lên thay ông Nguyễn Quốc Triệu, người không trúng cử ủy viên trung ương lần này.
Một nhân vật khác xuất thân từ gia đình cao cấp là ủy viên trung ương Trần Bình Minh, Phó Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, con trai nguyên Tổng Giám Đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Trần Lâm.
Người được chú ý nhiều là tiến sỹ Nguyễn Thanh Nghị, 35 tuổi, con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Nghị được bầu bổ sung ngay tại Đại hội vào vị trí Ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.
Sau khi lấy bằng tiến sĩ ngành kỹ sư công chánh (xây dựng) ở Đại học George Washington ở Washington, ông Nguyễn Thanh Nghị về Việt Nam và trở lại công tác tại trường cũ là Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh.
Ban đầu ông làm Trưởng ban Sau đại học và Quan hệ quốc tế của nhà trường, rồi ông nhanh chóng lên chức Phó Hiệu trưởng.
Cùng trẻ tuổi, và cũng là trẻ nhất trong số ủy viên dự khuyết như ông còn có ông Nguyễn Xuân Anh, con trai cựu Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Chi.
Ông Chi, quê ở Hòa Vang, Đà Nẵng rời vị trí Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương, chức vụ ông nắm từ 2002.
Con ông là Nguyễn Xuân Anh, đi thẳng từ chức Bí thư Quận uỷ Liên Chiểu, Đà Nẵng lên Trung ương Đảng, dù mới là ủy viên dự khuyết.
Cả hai ông Nghị và Anh đều sinh năm 1976.
Và dù ông Nông Đức Mạnh rời vị trí Tổng bí thư Đảng, con trai ông là Nông Quốc Tuấn đã vào Trung ương Đảng.
Sinh năm 1963, ông Tuấn lên bằng con đường Đoàn - Đảng, giữ chức Bí thư trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp thanh viên Việt Nam trước khi được bổ nhiệm đột xuất năm 2010 vào chức Bí thư Bắc Giang.
Trước đó, từ tháng 4/2009 ông đã làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, chuyên phụ trách ngành 'xây dựng Đảng' và cũng là Đại biểu Quốc hội khóa XII, đại diện cho tỉnh Sơn La.
Việc bầu chọn ông Nông Đức Tuấn hồi tháng 9/2010 diễn ra chỉ hai tuần sau vụ lộn xộn ngay tại trung tâm thành phố Bắc Giang đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Việt Nam là nước châu Á và ít nhiều chia sẻ với Trung Quốc có truyền thống để con cái các nhân vật cao cấp hoặc 'công thần' của chế độ cộng sản tiếp nối truyền thống chính trị gia đình, dù không rõ rệt như Bấm Bắc Triều Tiên.
Tại Trung Quốc, nhân vật được cho là sẽ lên làm Chủ tịch nước, chủ tịch Đảng nhiệm kỳ tới, ông Bấm Tập Cận Bình, là con của một cán bộ cao cấp lão thành, ông Tập Trọng Huân.
Con cháu các nhân vật cao cấp của Đảng và Nhà nước tại Trung Quốc cũng công khai chiếm nhiều vị trí quan trọng trong nền kinh tế và hệ thống quyền lực, tạo ra cái tên 'Thái tử Đảng', được Phương Tây gọi là 'Chinese princelings'.
Xem thêm Bấm Từ hạt giống đỏ đến độc tài gia đình trị? và bài cũ Bấm Nhà trẻ Trung ương ở Việt Nam.
TT
(Cựu chiến binh)
Truyền thống gia đình trong Đảng
Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam vừa bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 200 vị.
Trong đó, có một số tân ủy viên là con các lãnh đạo cao cấp. Một số người được dư luận nói đến, một số người khác gần như ít biết.Điểm qua các nhân vật được gọi nôm na là "Hạt giống đỏ" trong Ban Chấp hành lần này, có ông Nguyễn Thanh Nghị (ủy viên dự khuyết), con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; ông Nông Quốc Tuấn, con trai của Tổng Bí thư khóa X Nông Đức Mạnh; ông Nguyễn Chí Vịnh, con trai Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; ông Phạm Bình Minh, con trai cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch; ông Nguyễn Xuân Anh (ủy viên dự khuyết), con trai ủy viên Bộ Chính trị khóa X Nguyễn Văn Chi; ông Trần Sỹ Thanh (ủy viên dự khuyết), cháu ông Nguyễn Sinh Hùng và bà Nguyễn Thị Kim Tiến, cháu ngoại cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập (trúng cử từ khóa X).
Ông Trần Sỹ Thanh hiện là Phó Bí Thư Tỉnh Ủy Đăk Lăk. Ông Nguyễn Chí Vịnh là Trung tướng, Thứ trưởng Quốc phòng.
Ông Phạm Bình Minh là Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao và bà Nguyễn Thị Kim Tiến là Thứ trưởng Bộ Y Tế, người được cho có nhiều cơ hội lên thay ông Nguyễn Quốc Triệu, người không trúng cử ủy viên trung ương lần này.
Một nhân vật khác xuất thân từ gia đình cao cấp là ủy viên trung ương Trần Bình Minh, Phó Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, con trai nguyên Tổng Giám Đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Trần Lâm.
Công tác Đảng-Đoàn
Ủy viên Trung ương
- Nông Quốc Tuấn, Bí thư Bắc Giang
- Nguyễn Thanh Nghị (dự khuyết), Phó hiệu trưởng Đại học Kiến trúc TP HCM
- Phạm Bình Minh, Thứ trưởng Ngoại giao (từ khóa X)
- Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng
- Trần Sỹ Thanh (dự khuyết), Phó Bí thư Đăk Lăk
- Nguyễn Xuân Anh (dự khuyết), Bí thư Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
- Trần Bình Minh, Phó TGĐ Đài Truyền hình Việt Nam
- Nguyễn Kim Tiến, Thứ trưởng Y tế (từ khóa X)
Ông Nghị được bầu bổ sung ngay tại Đại hội vào vị trí Ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.
Sau khi lấy bằng tiến sĩ ngành kỹ sư công chánh (xây dựng) ở Đại học George Washington ở Washington, ông Nguyễn Thanh Nghị về Việt Nam và trở lại công tác tại trường cũ là Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh.
Ban đầu ông làm Trưởng ban Sau đại học và Quan hệ quốc tế của nhà trường, rồi ông nhanh chóng lên chức Phó Hiệu trưởng.
Cùng trẻ tuổi, và cũng là trẻ nhất trong số ủy viên dự khuyết như ông còn có ông Nguyễn Xuân Anh, con trai cựu Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Chi.
Ông Chi, quê ở Hòa Vang, Đà Nẵng rời vị trí Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương, chức vụ ông nắm từ 2002.
Con ông là Nguyễn Xuân Anh, đi thẳng từ chức Bí thư Quận uỷ Liên Chiểu, Đà Nẵng lên Trung ương Đảng, dù mới là ủy viên dự khuyết.
Và dù ông Nông Đức Mạnh rời vị trí Tổng bí thư Đảng, con trai ông là Nông Quốc Tuấn đã vào Trung ương Đảng.
Sinh năm 1963, ông Tuấn lên bằng con đường Đoàn - Đảng, giữ chức Bí thư trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp thanh viên Việt Nam trước khi được bổ nhiệm đột xuất năm 2010 vào chức Bí thư Bắc Giang.
Trước đó, từ tháng 4/2009 ông đã làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, chuyên phụ trách ngành 'xây dựng Đảng' và cũng là Đại biểu Quốc hội khóa XII, đại diện cho tỉnh Sơn La.
Việc bầu chọn ông Nông Đức Tuấn hồi tháng 9/2010 diễn ra chỉ hai tuần sau vụ lộn xộn ngay tại trung tâm thành phố Bắc Giang đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Việt Nam là nước châu Á và ít nhiều chia sẻ với Trung Quốc có truyền thống để con cái các nhân vật cao cấp hoặc 'công thần' của chế độ cộng sản tiếp nối truyền thống chính trị gia đình, dù không rõ rệt như Bấm Bắc Triều Tiên.
Tại Trung Quốc, nhân vật được cho là sẽ lên làm Chủ tịch nước, chủ tịch Đảng nhiệm kỳ tới, ông Bấm Tập Cận Bình, là con của một cán bộ cao cấp lão thành, ông Tập Trọng Huân.
Con cháu các nhân vật cao cấp của Đảng và Nhà nước tại Trung Quốc cũng công khai chiếm nhiều vị trí quan trọng trong nền kinh tế và hệ thống quyền lực, tạo ra cái tên 'Thái tử Đảng', được Phương Tây gọi là 'Chinese princelings'.
Xem thêm Bấm Từ hạt giống đỏ đến độc tài gia đình trị? và bài cũ Bấm Nhà trẻ Trung ương ở Việt Nam.
No comments:
Post a Comment