Pages

Sunday, January 16, 2011

Tàu cộng dùng quân sự để thị uy nhưng doanh thương mới là phương tiện để xâm thực thế giới

Thursday, 13 January 2011
000_Hkg4232516-250

Đông Nam Á: bàn đạp để Trung quốc “tấn công” châu Á?

Lan Dung (theo The Nation)

Dự án trung tâm thương mại tại Bangkok trị giá 1,5 tỉ USD và đường sắt cao tốc xuyên Đông Nam Á đã cho thấy rõ ràng ý đồ của Trung quốc sử dụng khu vực này như là bạn đạp để tăng cường sự hiện diện kinh tế nước này trên toàn châu Á.
Đông Nam Á đang trở thành bàn đạp để Trung quốc tăng cường sự hiện diện của nền kinh tế nước này trên toàn châu Á. Dự án trung tâm thương mại bán sỉ khổng lồ tại Thái Lan trị giá 1,5 tỉ đô la mới đây vừa được các nhà đầu tư Trung quốc công bố chính là diễn biến mới nhất của sự việc.
Trung quốc định đưa Bangkok trở thành trung tâm tái xuất chính cho toàn bộ khu vực ASEAN với dân số 580 triệu người.
Khi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung quốc có hiệu lực từ ngày 1/1/2010, đa số các mặt hàng nhập khẩu vào Trung quốc và ASEAN có thuế suất bằng 0. Điều này tạo tiền đề cho một dòng chảy tự do của hàng hóa giữa Trung quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và Cộng đồng Kinh tế ASEAN – khối kinh tế sẽ gây ấn tượng vào năm 2015.
Sau cuộc suy thoái và khủng hoảng nợ ở Mỹ và châu Âu, bước đi hợp lý cho Trung quốc là tìm kiếm những thị trường mới phát triển có thể hấp thu sản lượng công nghiệp lớn của họ. Đông Nam Á là khu vực có nền kinh tế phát triển mạnh. Vì vậy, Trung quốc sẵn sàng đầu tư khoản tiền lớn để thâm nhập sâu vào ASEAN, khu vực đang dần trở thành thị trường đơn nhất.
Đồ may mặc, trang sức, phụ tùng ô tô, thực phẩm và đồ chơi là những mặt hàng sẽ được tái xuất từ Thái đến các thị trường ASEAN khác thông qua trung tâm thương mại tại Bangkok. Theo China Daily, trung tâm có diện tích 700.000 m2, tương đương với 100 sân bóng đá.
Trước đó, Trung quốc đã công bố chương trình đường sắt cao tốc đầy tham vọng kết nối với một số quốc gia ở Đông Nam Á. Xuất phát từ tỉnh Vân Nam ở phía nam Trung quốc, tàu cao tốc với tốc độ trên 200km/h sẽ nhanh đến Lào, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Campuchia và Singapore.
Dự kiến, chặng đầu tiên của hàng trăm km đường sắt cao tốc sẽ bắt đầu xây dựng ở Lào trong năm nay với chi phí ước tính là 600 tỷ bạt. Chặng này sẽ được kết nối với tuyến đường sắt cùng loại ở phía nam Trung quốc.
Chặng thứ hai sẽ bắt đầu từ tỉnh Nong Khai ở phía Bắc Thái Lan và kết thúc ở Bangkok. Người Trung quốc đang thúc giục nhà chức trách Thái Lan nhanh chóng đồng ý dự án liên doanh trên đất Thái. Đoạn Nong Khai – Bangkok sẽ kết nối với đoạn đường sắt ở Lào tại biên giới hai nước.
Từ Bangkok, tuyến đường được mở rộng sang hướng nam đến Malaysia và cuối cùng là Singapore. Từ phía nam Lào, các tuyến đường bổ sung đang được lên kế hoạch để dẫn đến Campuchia và Việt Nam nhằm liên kết các thành phố lớn ở Đông Dương phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa.
Một tuyến đường sắt cao tốc khác sẽ chạy từ phía nam Trung quốc đến Myanmar và kết thúc ở thành phố cảng phía nam nước này.
Do đó, Trung quốc dường như trở thành người hưởng lợi chính của quá trình hội nhập kinh tế ở Đông Nam Á. Các thành phố lớn ở ASEAN lục địa nối với nhau qua hệ thống đường sắt cao tốc.
Các nhà chức trách Thái Lan đang tìm kiếm để có ít nhất 60% cổ phần trong liên doanh đường sắt cao tốc trên đất Thái để đảm bảo rằng chính quốc gia này chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động của mạng lưới này tại đây.
Trong khi có rất nhiều cơ hội khi Trung quốc mở rộng phạm vi hoạt động ở các nước láng giềng nhỏ hơn, mối nguy hại có thể làm nản lòng họ. Ví dụ như một số doanh nghiệp Thái lo sợ rằng dùng Bangkok làm trung tâm tái xuất chính cho hàng hóa Trung Quốc sẽ gây nhầm lẫn cho khách nước ngoài về sản phẩm của Thái Lan cũng như khiến họ lo ngại về phẩm chất sản phẩm. Dòng hàng hóa Trung quốc đổ vào thị trường ASEAN sẽ gây thiệt hại cho các nhà sản xuất bản địa do họ thiếu lợi thế kinh tế theo quy mô, điều khiến Trung quốc có thể giảm thiểu giá thành sản xuất.

Nguồn bài: Vietnam Economic Forum – http://vef.vn

Dân Tộc Sinh Tồn Trước Ðại Họa Mất Nước


Ngày 17 tháng 11 năm 2010
H,
Trong cuộc “Hội thảo quốc tế về Biển Ðông” lần thứ hai do Cộng sản Việt Nam tổ chức tại Sài Gòn vào hai ngày 11 và 12 tháng 11 năm 2010 người được gọi là Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh [xem hình], từ Viện Luật pháp Quốc tế, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung quốc, khi đề cặp đến lịch sử Trung quốc và Việt Nam, đã có câu nói gây phẫn nộ dân Việt khắp nơi, từ quốc nội đến hải ngoại: “Nên nhớ rằng cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung quốc”. Sự kiện này đã khiến phóng viên Huỳnh Phan của Tuần Việt Nam, trong một cuộc phỏng vấn, đã hỏi ông rằng: “Vẫn theo cách lập luận về tính lịch sử của mình, tại sao ông không nhắc tới Hòa ước Pháp – Thanh năm 1887, khi nhà Thanh chấp nhận để người Pháp, nhân danh chính phủ An Nam, thực thi chủ quyền ở những quần đảo này? [Hoàng Sa, Trường Sa]” thì Vương Hàn Lĩnh im lặng, như một cách thú nhận rằng ông ta đã nói bừa, nên có thể coi cái Viện Luật pháp Quốc tế và học vị Tiến sĩ của ông ta chỉ là cái áo mặc ngoài cho ông ta lòe thiên hạ, khi đạp qua lịch sử, để bày tỏ tham vọng bá quyền của một anh Tàu xấc xược.
Câu nói của Vương Hàn Lĩnh đã khiến Học giả Ðinh Kim Phúc, hiện là nghiên cứu viên của Khoa Ðông Nam Á học, Trường Ðại học mở TpHCM lên tiếng: “Cần nhắc lại cho ông nhớ rằng Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và Thương mại (Hiệp ước Thiên Tân) được ký kết ngày 9/6/1885 giữa Lý Hồng Chương và Patenôtre, được Quốc hội Pháp thông qua ngày 20 tháng 11 năm 1885 nhấn mạnh những gì đã ký ngày ngày 11 tháng 3 năm 1884 là đảm bảo Pháp sẽ rút khỏi Ðài Loan để có thương quyền ưu đãi và nhà Thanh phải từ bỏ bá quyền lịch sử ở Việt Nam. Trung quốc phải lập tức rút quân về biên giới Trung quốc và phải tôn trọng hiện tại và tương lai các hiệp ước đã ký và sẽ ký giữa Pháp và triều đình Huế. Hay nói một cách khác, quan trọng hơn là kết quả Hiệp ước Thiên Tân 1885 và Hoà ước Pháp-Thanh năm 1887 đã xóa bỏ vĩnh viễn cái bánh vẽ ‘thượng quốc – thuộc quốc’ giữa Việt Nam và Trung Hoa”.
Trước đó, vào tháng 4/2010, có người con gái tên Ðỗ Ngọc Bích [xem hình], được đài BBC ghi là Tiến sĩ giảng dạy tại Ðại học Yale danh tiếng của Hoa Kỳ, có bài viết nói rằng: “Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung quốc, coi vua Trung quốc như anh như cha… từ Ngô Quyền, Ðinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v…”
Câu nói cũng gây phẫn nộ khắp nơi, dân Việt từ quốc nội đến hải ngoại truy tìm tông tích kẻ đã coi thường lịch sử, xúc phạm dân tộc Việt. Nhờ đó, người của Ðại học Yale lên tiếng về sự sai lầm trong tư cách của cô. Tiến sĩ Erik L. Harms [xem hình], Phó Giáo sư Khoa Nhân chủng học [Assistant Professor of Anthropology] của Ðại học Yale cho biết: “Trên BBC người ta ghi cô Bích là Tiến sĩ giảng dạy ở Yale. Nó sai nhiều điểm. Ðiểm thứ nhất là cô Bích chưa có Tiến sĩ… Thực sự bây giờ cô Bích là sinh viên cao học tại Ðại học Hawaii trong Khoa Hoa Kỳ học (American Studies), chứ không phải là Tiến sĩ đang giảng dạy ở Yale…” Một người khác là Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn ở Úc đã thu thập được tư liệu về Ðỗ Ngọc Bích cho biết: “Cô ta học ở Ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, làm việc cho một vài cơ quan nước ngoài, rồi đi tu nghiệp ở Ðại học Hawaii…”. Ở trong nước, cũng Học giả Ðinh Kim Phúc, trong bài viết “Hãy Nhìn Cho Ðúng Lịch Sử” gởi cho BBCVietnamese.com, nơi đăng bài viết “Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc” của Ðỗ Ngọc Bích, sau khi phân tích sự dốt nát và bôi bác lịch sử của Ðỗ Ngọc Bích đã kết luận rằng: “Tôi trộm nghĩ cô [Bích] đã phơi bày ‘trình độ’ hiểu biết và khả năng nghiên cứu nghèo nàn về sử học qua bài viết của mình trước mọi người Việt Nam khắp năm châu…”
Chỉ với 2 người được coi như có thế giá, cả hai cùng còn trẻ, coi như vừa trưởng thành sau cuộc chiến đẵm máu vì Trung quốc xâm lăng qua biên giới Việt Nam, đầu năm 1979, một thanh niên của Trung quốc và một thiếu nữ của Cộng sản Việt Nam, cho thấy tưởng như cái “đại họa mất nước” Việt Nam chỉ là lời nói bừa, bất chấp lịch sử của cả hai nước Trung quốc và Việt Nam, như trước đó Tố Hữu đã từng làm 2 câu thơ: “Bên kia biên giới là nhà / Bên đây biên giới cũng là quê hương”. Nhưng, cho dầu đó chỉ là lời nói bừa, nó cũng thể hiện ước mơ đô hộ Việt Nam của Trung quốc và Trung quốc đang từng bước tìm cách nuốt trọn Việt Nam trên khắp mọi mặt, với sự cấu kết của các cấp lãnh đạo Cộng sản Việt Nam; đặc biệt là chuyện cho thuê rừng dài hạn hơn nửa thế kỷ của 10 tỉnh biên giới; và khai thác bauxite ở Cao nguyên Trung phần, như một cách chiếm ngụ địa thế chiến lược hàng đầu khống chế chẳng những Việt Nam mà toàn cỏi Ðông Dương. Nó cho thấy “Ðại Họa Mất Nước” không người dân Việt nào không nghe nhức nhối và không tìm cách đấu tranh ngăn chặn.
Nhằm mục đích cảnh giác dư luận trong và ngoài nước về “Ðại Họa Mất Nước” đó, mới đây, qua 2 lá Thư Cho Con liên tiếp, cho biết cuốn phim “ÐẠI HỌA MẤT NƯỚC” [xem hình bìa cuốn DVD đã hoàn tất]Ðại Gia Ðình Nguyễn Ngọc Huy chủ trương thực hiện với sự hỗ trợ của National Congress of Vietnamese Americans, Ðảng Tân Ðại Việt, Câu Lạc Bộ Ðằng Phương, Saigon for Saigon Movement, Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ, Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam, Nguyễn Ngọc Huy Foundation, Wei Jingsheng Foundation, The Jamestown Foundation, Ðài Truyền Hình VATV, Nhóm Việtlist, Viện Việt Học. Tuần vừa qua, nó được trình chiếu ra mắt ở 2 thành phố lớn của Úc là Sydney và Melbourne; và sẽ được tiếp tục trình chiếu ở khắp nơi, từ Canada đến Âu châu, Hoa Kỳ; đồng thời cũng sẽ được gởi tặng đồng bào trong và ngoài nước trong thời gian ngắn tới đây để mọi người cùng nhận diện đại họa và cùng góp sức đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi đại họa mất nước. vừa được
Riêng tại miền Bắc California, 3 địa điểm dự trù được trình chiếu ra mắt cùng lúc với cuộc Hội thảo về Dân Tộc Sinh Tồn Trước Ðại Họa Mất Nước, do Ðại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy và các đảng Tân Ðại Việt, Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, Ðại Việt Quốc Dân Ðảng… cùng tổ chức để được cùng mọi người thảo luận, cùng định hướng đấu tranh chung, tại 3 địa điểm:
  1. Oakland, San Francisco;
  2. San Jose, Milpitas;
  3. Sacramento, Stockton.
Nói tới “Ðại Họa Mất Nước”, nhơn mùa giỗ cố dân biểu Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân [qua đời ngày 12/11/2001 tại Sài Gòn], người lãnh đạo tài ba của Ðảng Tân Ðại Việt và Phong trào Quốc gia Cấp tiến, người viết xin được lắng lòng tưởng niệm người quá cố; và bùi ngùi nhớ lại câu nói để đời của ông là “làm việc nước phải thấy nước”.
Bây giờ, trong cuộc đấu tranh giải thoát dân tộc khỏi đại họa mất nước người viết xin được nhìn nước, khi nhìn lại các giai đoạn đấu tranh cho dân tộc sinh tồn, ngay từ ngày đầu cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy khai triển chủ nghĩa “Dân Tộc Sinh Tồn” của cố đảng trưởng Trương Tử Anh, phát thảo năm 1938 dày độ 10 trang giấy, thành bộ sách “Dân Tộc Sinh Tồn, Chủ Nghĩa Quốc Gia Khoa Học” [2 cuốn] dày 880 trang, in tại Sài Gòn, năm 1964, mà tới khi qua đời Giáo sư chưa bổ khuyết xong các phần còn thiếu sót [tuy vậy, để khỏi bị mai một, sách cũng được các môn sinh của Người tái bản ở hải ngoại năm 2006]. Từ đó, người viết xin được một lần nữa nhìn nước trên bước đường đi tới.
Bởi cuộc đấu tranh giải thoát dân tộc khỏi đại họa mất nước là cuộc đấu tranh chung, nhưng khả năng và tầm nhìn của người viết có giới hạn, người viết không dám bước ra khỏi giới hạn hiểu biết của mình, chi xin đề cặp tới các giai đoạn đấu tranh kể từ khi Ðảng Tân Ðại Việt được thành lập ngày 14/11/1964, đánh dấu chuyển biến thức thời của một đảng chánh trị công khai hoạt động xây dựng Miền Nam Việt Nam thành một Quốc gia Dân chủ Pháp trị.
Dầu vậy, Tân Ðại Việt cũng chưa phải là một đảng quần chúng có thể tham gia tích cực trong các cuộc bầu cử để bước vào các cơ quan Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp…, từ trung ương đến địa phương, để trực tiếp tham gia vào việc trị nước theo đúng tinh thần Dân chủ Pháp trị, nên sau đó Phong trào Quốc gia Cấp tiến được thành lập, vào cuối năm 1968, với 2 nhơn vật lãnh đạo hàng đầu là Giáo sư Nguyễn Văn Bông và Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy. Ðây là một tổ chức quần chúng gồm 3 thành phần chánh hiện diện ngay từ lúc khởi đầu, gồm:
  1. Thành phần dân cử: gồm có các dân biểu, nghị sĩ như Mả Xái, Nhan Minh Trang, Trương Vĩ Trí, Trần Minh Nhựt, Nguyễn Văn Tiết, Nguyễn Văn Quí, Phạm Ngọc Hợp…
  2. Thành phần chuyên viên, trí thức: gồm có Giáo sư Nguyễn Văn Bông, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo sư Tạ Văn Tài, Giáo sư Trần Minh Xuân, Bác sĩ Nguyễn Minh Tân, Kỹ sư Trần Ngọc Lân, Kỹ sư Quách Huệ Lai…
  3. Thành phần đảng phái, tôn giáo: gồm có VNQDÐ (hệ phái Nguyễn Tường Bá), Việt Nam Phục Quốc Hội / Cao Ðài (Thiếu Tướng Trương Lương Thiện), Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Ðảng / Hòa Hảo (Ðại Tá Trương Công Cừu), Ðảng Tân Ðại Việt, một hệ phái Tin Lành (Mục Sư Ngô Minh Thạnh)…
Cuộc đấu tranh noi theo chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn đã gặt hái được những thành quả khích lệ khi Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn và Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy được Chánh quyền giao cho công tác Phát triển, Bình định và Xây dựng nông thôn, đúng như lời nhận xét của Giáo sư Stephen B. Young [xem hình], trong bài viết ngày 4 tháng 2 năm 2006 [Bính Tuất], sau mùa giỗ cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy [tháng 7/2005], thường được tổ chức ở nhiều nơi, được đăng trên Việt Báo và một số báo Việt ngữ, rằng:
“…Ông Thiệu áp dụng chánh sách Phát triển, Bình định và Xây dựng nông thôn của GS Huy. Các điều căn bản của chánh sách này cũng dễ tìm thấy trên hai quyển Dân Tộc Sinh Tồn. Chánh sách của GS Huy về bình định phát triển nông thôn là nhằm áp dụng những nguyên tắc sinh tồn của lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn. Chánh sách này áp dụng một cái nhìn rất là rộng rãi và ai ai cũng có thể tham gia vào công cuộc xây dựng để mà phát triển đất nước. Tức là, mọi người thuộc cộng đồng dân tộc Việt Nam đều có giá trị, có quyền nói, có phép được hưởng các lợi ích của Chính phủ như nhau… Chương trình Bình định Xây dựng nông thôn theo đường lối Dân Tộc Sinh Tồn hoàn toàn thành công. Chiến lược Cộng Sản Hà nội tính cướp miền Nam bằng một thứ chiến tranh du kích bạo lực đã đưa đến sự thất bại hoàn toàn. Năm 1972, Hà nội phải xâm lăng miền Nam bằng hết tất cả các sư đoàn Bộ Ðội Bắc Việt. Nhưng không thắng nổi, rút cuộc, Hà nội phải chấp nhận Hiệp Ðịnh Paris để cho người Mỹ rút hết rồi mới đánh trả lại Việt Nam Cộng Hòa vài năm sau. Như vậy, theo tôi, cố GS Nguyễn Ngọc Huy là tác giả chính của lý thuyết giúp sự thành công của Việt Nam Cộng Hòa chống mưu đồ của Ðảng Cộng Sản chiếm lấy cho riêng mình cơ cấu chính quyền Việt Nam từ Nam Quan đến Cà Mau… Chính trị chỉ là việc phối hợp, khuyến khích các sức mạnh và các khuynh hướng đương vận hành tự nhiên trong vũ trụ và trong lòng người mà thôi. Với cái nhìn này của GS Huy, lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn trở thành một lý thuyết chính trị tự do dân chủ hợp với các chế độ dân chủ hiến trị, Nhà Nước tuyệt đối tôn trọng luật pháp trong mỗi hoạt động của mình. Hơn nữa, theo cái nhìn của GS Huy, lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn là đòi hỏi sự đoàn kết, sự hợp tác, sự khoan dung giữa nhiều khuynh hướng, quyền lợi, tôn giáo, đảng phái, giai cấp, vân vân. Với những nguyên tắc này của lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn, chính trị phải khởi xướng lên từ dân làm căn bản, không đi từ chính quyền ở trên xuống tới dân. Chính trị hiểu cho đúng không phải là hành động độc quyền, độc tài, không nhất thiết phải ép buộc người ta theo ý mình. Chính trị hiểu cho đúng nghĩa theo lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn là một công cuộc phức tạp, xây dựng lực lượng của dân, phải theo sự mong muốn của dân và phải làm việc từng bước một… GS Nguyễn Ngọc Huy sống và làm việc trong một thời đại nhiều ngang trái đau buồn của dân tộc Việt Nam. Ông đã làm phúc bao nhiêu, cố gắng bao nhiêu, chịu khổ bao nhiêu, và gia đình hy sinh bao nhiêu, nhưng GS Huy vẫn không đạt được ước nguyện là mong giúp dân tộc thắng những tai hại mà Cộng Sản mang đến. Trong thơ Kim Văn Kiều, thi sĩ Nguyễn Du có kết luận rằng: ‘muôn sự tại trời’… Trong sự nghiệp giúp nước, có thể nói ông là người có công lớn giúp dân tộc Việt Nam hưởng được tự do dân chủ trong giai đoạn mà đất nước bị đắm chìm trong chiến tranh xâm lược. Công đức của ông thật rất xứng đáng được nhắc nhở và đề cao…”
Người viết hơi dài dòng nhắc lại lời của người Giáo sư nguyên Phụ tá Khoa trưởng trường Ðại học Luật khoa Harvard danh tiếng của Hoa Kỳ là để nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa “Dân Tộc Sinh Tồn” điều hướng cuộc đấu tranh của những tổ chức chánh trị gắn liền với đời hoạt động của cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, trong công cuộc góp phần đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi Ðại Họa Mất Nước, mà cuốn phim được đề cặp tới bên trên là lời cảnh giác mọi người cần suy nghiệm.
Việc thu gọn trong vài trang giấy một bộ sách dày 880 trang là chuyện người viết không cách nào làm được, nhưng dầu sao cũng xin được trình bày cái tinh túy của Dân Tộc Sinh Tồn qua bản năng sinh tồn, một bản năng tổng hợp 3 bản năng vị kỷ, tình dục và xã hội; một bản tánh thiên nhiên hổn hợp với cơ thể con người. Nó xuất hiện và chi phối hết cả đời sống con người từ khi mới sinh ra cho đến khi qua đời.
Nghiên cứu kỹ hoạt động của con người xưa nay mọi người hẳn thấy mục đích chánh yếu của con người là mưu sự sinh tồn cho mình. Con người hoạt động để nuôi thân, để kéo dài và nâng cao sự sống của mình, cùng lúc với mưu cầu tự do phát biểu tình cảm, tư tưởng… và tổ chức đời sống riêng theo sở thích. Ngoài ra, con người còn muốn sau khi mình chết đi, còn lưu lại một phần sự sống của mình nơi trần thế, như đứa con nối dõi tông đường hay một công trình văn nghệ, tư tưởng nào đó. Tất cả cuộc đời của con người đều quây quần chung quanh hai chử Sinh Tồn: sinh tồn vật chất, sinh tồn cá nhơn, sinh tồn tinh thần, sinh tồn chủng loại và… sinh tồn đất nước.
Muốn sinh tồn, phải tranh đấu, như câu nói của một danh nhơn Pháp “Sống là tranh đấu”. Nói tới tranh đấu không thể không đề cặp tới câu nói của Ðức Chúa: “Ta đến không phải mang theo hòa bình mà là gươm dáo”.
  • Hai chữ “hòa bình” ở đây không có nghĩa là “bất động”, hòa binh không phải là im lặng, không phải là ngồi yên, như thứ “công chúa ngủ giữa rừng xanh” không được hoàng tử nào đánh thức, nếu cứ triền miên nằm ngủ, nếu cứ bất động, công chúa sẽ mòn mỏi chết theo thời gian; nếu không, khi tỉnh giấc công chúa sẽ già nua, da nhăn má hóp, răng rụng tóc trắng, lưng mỏi gối dùn… xuân sắc tàn phai, chẳng còn làm chi được nữa; “không mang theo hòa bình” không có nghĩa là “mang theo chiến tranh”; mà là “mang theo tinh thần chiến đấu” mang theo nỗ lực “đấu tranh để sinh tồn và phát triển”;
  • Mang theo gươm dáo” không có nghĩa là “mang theo võ khí để chém giết nhau”, mà là “mang theo phương tiện để đấu tranh”, phương tiện cần có để sinh tồn và phát triển….
Ở đây, với chủ thuyết “Dân Tộc Sinh Tồn” trước “Ðại Họa Mất Nước”, cuộc đấu tranh phải hội đủ 3 điều kiện là Sức Mạnh, Xu Hướng Biến Cải Hợp Quần. Ðể được sinh tồn con người cần có sức mạnh để tranh thắng; và con người cần theo xu hướng biến cải để cải tiến cách tranh đấu, để chuyển nguy thành yên, chuyển bại thành thắng, chuyển biến mọi mưu lược chánh trị, quân sự; khi mạnh thì dùng sức, khi yếu thì dùng chước; tận dụng mọi khả năng khả hữu để cải cách theo trào lưu, và đổi mới mọi phát triển kinh tế, tài chánh…. Ðiều này đã được chính Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy trả lời trong cuộc phỏng vấn của báo Tiền Tuyến, năm 1967, và được nhà văn Phan Lạc Phúc, tức ký giả Lô Răng, ghi lại trong bài “Hạc Vàng Bay Mất”, xin được trích lại nguyên văn:
“…Cuộc đời thường ấm lạnh, nên con người ta muốn sống còn phải ăn ở cho đúng thời tiết. Danh xưng thì cũng như cái áo mặc ngoài. Cốt là cái sự sống bên trong… Làm việc xã hội cũng như trồng một cái cây. Cái cây từ khi còn nhỏ cho đến khi trưởng thành, có bao giờ hình dáng y như thuở ban đầu đâu anh. Bao nhiêu lá đã rụng đi, bao nhiêu cành đã gãy xuống. Miễn là cái cây ấy lớn lên…” [trích trong Di Cảo 6 của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, Mekong-Tỵnạn, California, 1996, tr. 184-185].
Bên cạnh đó, sự hợp quần, sự đoàn kết, cũng rất cần thiết để tạo nên sức mạnh cho cuộc đấu tranh chung; bởi nếu đứng riêng một mình, người không đủ sức để giành thắng lợi. Nếu chẳng may vấn đề hợp quần, đoàn kết không thực hiện được thì mỗi cá nhơn hay đoàn thể đừng tạo thêm chia rẽ, đừng đả kích nhau, làm suy yếu tiềm lực đấu tranh chống kẻ thù chung. Nếu 10 cú đấm không hợp lại được để thành một cú đấm mạnh gấp 10 lần thì mỗi cú đấm riêng rẽ đấm vào kẻ thù chung trước mặt vẫn có sức mạnh nếu không bằng 10 lần thì ít ra cũng bằng năm bảy lần. Nếu “yêu nhau là cùng nhìn về một hướng” [Saint Exupery?] thì trong cuộc đấu tranh chung phải cốt nhìn về kẻ thù chung chớ đừng nhìn nhau, đả kích nhau… rồi lãng quên mục tiêu tối hậu là kẻ thù chung trước mặt.
Với chủ nghĩa “Dân Tộc Sinh Tồn”, cá nhơn không đòi hỏi dân tộc phải cung phụng cho mình nhiều quá khiến dân tộc phải suy yếu; ngược lại, dân tộc cũng không bắt buộc cá nhơn phải cung phụng nhiều quá khiến cho sự sinh tồn cá nhơn bị uy hiếp. Như vậy, phải làm sao cho cá nhơn và dân tộc được nương tựa nhau, gắn bó nhau như hai mặt của một đồng tiền; thiếu một mặt đồng tiền sẽ không còn chút giá trị nào; phải cố sao cho sự sinh tồn của cá nhơn được phát triển mà dân tộc cũng được hùng cường; để mọi người thấy rằng tranh đấu cho sự sinh tồn của dân tộc là sự bảo đảm chắc chắn nhứt cho sự sinh tồn của cá nhơn và của dân tộc.
Nhìn về “Ðại Họa Mất Nước”, để giải quyết đại họa mất nước, thiết yếu là phải đấu tranh cho dân tộc sinh tồn. Và để đấu tranh cho dân tộc sinh tồn, trong phạm vi giới hạn của Ðảng Tân Ðại Việt và những tổ chức gắn liền với cuộc đời đấu tranh của cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, những thành viên trong Ðại Gia Ðình Nguyễn Ngọc Huy; tất cả phải bằng mọi cách nỗ lực hoàn mãn phương trình Nguyễn Ngọc Huy:
  1. quốc nội: Hợp lực cùng các cá nhơn và tổ chức đấu tranh Dân chủ hóa Việt Nam, hợp lực cùng toàn dân đẩy mạnh diễn biến hòa bình, thúc đẩy Cộng sản Việt Nam tự diễn biến, chuyển hóa độc đảng độc tài sang Ðộc lập, Tự do, Dân chủ, Hiến định và Pháp trị.
  2. hải ngoại: Bằng mọi phương tiện khả hữu tích cực yểm trợ cuộc đấu tranh ở quốc nội trên khắp các mặt nổi cũng như chìm.
  3. Vận động Quốc tế Yểm trợ Việt Nam Tự do tích cực hơn nữa, hầu tạo thêm những thuận lợi cho việc chuyển hóa độc đảng độc tài sang Ðộc lập, Tự do, Dân chủ, Hiến định và Pháp trị.
Hẹn con thư sau,
Giáo Già

No comments:

Post a Comment