Pages

Monday, June 6, 2011

Một kiểu cách mạng mới

 Ý kiến
Thứ Ba, 22 tháng 2 2011 Toàn
Tôi rất đồng ý với bài viết của ông Quốc. Cách mạng thế kỷ 21, là thật sự CM nhân dân. Nó cũng sẽ xảy ra ở VN. CM XHCN do đảng CS lãnh đạo trước đây, lúc nào cũng rêu rao là cuộc CM nhân dân. Nhưng hơn 60 năm qua, họ chẳng lúc nào vì dân. Họ chỉ vì họ. Nhân dân thì gặp hết khốn nạn này, tới khốn nạn khác. Không bị cướp đất, cũng bị lừa đảo ở chuyện xin đi làm ăn. CM vô sản: Dân thì đúng là vô sản, còn lãnh đạo CS giàu không để đâu cho hết. Gởi tiền nước ngoài; Cho con du học; Đú đỡn.

Thứ Ba, 22 tháng 2 2011 Toàn
Cuộc CM vô sản lừa đảo, do đảng CS lãnh đạo. Đã để lại hậu quả cho nhân dân VN. Từ học sinh, sinh viên bị lừa đảo trong ngành giáo dục, tới xuất khẩu lao động nước ngoài. Từ chị em lấy chồng ngoại quốc, tới bị lừa đảo bán cho giới mại dâm. Người bán đồ ăn gia giảm chất độc, bán cho người tiêu thụ. Người vá xe rải đinh lừa người lái xe... Cả một XH hiện nay rơi vào guồng máy của sự lừa đảo. Nó đã ăn sâu vào đời sống ND. Xảy ra một cuộc CM nhân dân hiện nay ở VN là rất cần thiết!
Một kiểu cách mạng mới
VOA - Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc Blog

Cuộc cách mạng lật đổ Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali ở Tunisia và Tổng thống Hosni Mubarak ở Ai Cập trong mấy ngày đầu tháng 2 khiến cả thế giới sửng sốt. Sửng sốt, trước hết, vì sự bất ngờ; sau đó, vì tốc độ nhanh chóng ngoài sức tưởng tượng; và cuối cùng, vì những đặc điểm mới mẻ và có phần lạ lùng của chúng.
Báo chí Mỹ tiết lộ là từ tháng 8 năm ngoái, Tổng thống Barack Obama đã ra lệnh cho các cố vấn an ninh soạn thảo một bản báo cáo mật về khả năng nổi dậy của dân chúng ở các quốc gia thuộc khối Ả Rập. Điều này có nghĩa là lúc ấy, ông và các quan chức cao cấp trong Tòa Bạch ốc đã nhận thức được sự bất mãn của dân chúng đã lên cao, có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Vậy mà, khi các cuộc biểu tình tại Ai Cập nổ ra, giới tình báo Mỹ vẫn không hề biết trước, và chính phủ Mỹ vẫn thấy ngỡ ngàng và lúng túng, khiến nhiều người, nhất là những người trong đảng Cộng Hòa, cho là Tổng thống thiếu hẳn thông tin và cũng thiếu cả những dự đoán cần thiết để có thể đưa ra những quyết định nhanh nhạy và phù hợp với các diễn biến mới. Riêng chính phủ Pháp, dù có quan hệ lâu đời và mật thiết với Tunisia, cũng thấy bất ngờ trước các chuyển biến ở quốc gia cựu thuộc địa ấy.
Không những bất ngờ, các cuộc xuống đường của dân chúng tại Tunisia và Ai Cập còn diễn ra với một tốc độ rất đáng kinh ngạc. Nhanh. Cực nhanh. Từ lúc khởi sự cho đến lúc kết thúc, cuộc cách mạng ở cả Tunisia lẫn Ai Cập chỉ mất có mấy tuần.
Nhưng điều khiến nhiều người, nhất là giới chính trị gia và trí thức sửng sốt nhất chính là những đặc điểm của các cuộc cách mạng mới vào đầu năm 2011 này.
Trước, trong thế kỷ 20 vừa qua, có vô số cuộc cách mạng ở khắp nơi trên thế giới. Có thế nói thế kỷ 20 là thế kỷ cách mạng, từ cách mạng cộng sản đến các cuộc cách mạng giành độc lập của các quốc gia thuộc địa của phương Tây. Riêng tại Việt Nam đảng Cộng sản thường tự hào là họ tiến hành đến cả ba cuộc cách mạng, có khi cùng lúc: cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng thống nhất đất nước và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là chưa kể các cuộc cách mạng gọi là cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng văn hóa, v.v...
Tất cả các cuộc cách mạng trong thế kỷ 20 đều có một số đặc điểm giống nhau: một, gắn liền với một đảng chính trị; hai, đảng ấy gắn liền với một ý thức hệ nhất định; và ba, đảng ấy có một tổ chức chặt chẽ, được rèn luyện và đã gặp nhiều thử thách, hơn nữa, còn đặt dưới sự lãnh đạo của một cá nhân dược xem là có tài kiệt xuất.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nửa đầu thế kỷ 20 như thế. Các cuộc cách mạng phản- xã hội chủ nghĩa vào hai thập niên cuối của thế kỷ 20 cũng như thế. Cũng gắn liền với các tổ chức chống cộng và tranh đấu cho tự do dân chủ. Cũng được đặt trên nền tảng một ý thức hệ phi-vô sản nào đó. Cũng có những gương mặt lãnh tụ sáng chói từng vào tù ra khám và được đông đảo dân chúng cũng như thế giới ủng hộ. Nếu trước đây, trong các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, có những gương mặt đầy hào quang như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Fidel Castro, Tito, v.v... thì gần đây, trong các cuộc cách mạng giải-vô sản hóa, tức cách mạng đánh dấu sự cáo chung của chế độ xã hội chủ nghĩa, cũng nổi bật lên những tên tuổi lớn, có sức quyến rũ đặc biệt đối với quần chúng, chẳng hạn, trường hợp của Vaclav Havel, người sau này lên làm Tổng thống của Czechoslovakia; hay trường hợp của Lech Walesa, người đồng sáng lập phong trào Đoàn Kết, giải Nobel hòa bình năm 1983, sau trở thành Tổng thống đầu tiên của Ba Lan thời hậu-cộng sản.
So với các cuộc cách mạng trong quá khứ, các cuộc cách mạng gần đây ở Tunisia cũng như ở Ai Cập và nhiều cuộc cách mạng khác đang manh nha ở một số quốc gia Ả Rập như Yemen, Bahrain, Libya và Iran có những đặc điểm khác hẳn.
Nét khác biệt đầu tiên là: chúng thực sự là cuộc cách mạng của quần chúng. Xưa nay, nói đến cách mạng, bao giờ người ta cũng nhấn mạnh đến yếu tố quần chúng. Nhưng trong hầu hết mọi trường hợp, quần chúng bị/được kích động, xúi giục, dẫn dắt, điều khiển, quay cuồng phía trước hoặc phía sau một tổ chức, thường là một đảng chính trị nào đó, vốn đóng vai trò đầu não, lãnh đạo. Còn các cuộc cách mạng vừa diễn ra ở Tunisia và Ai Cập? Trước và sau quần chúng, không có tổ chức chính trị nào cả. Một số người đóng vai trò cổ động chỉ giữ chức năng điều hợp, vậy thôi. Chứ không phải là những nhà lãnh đạo. Đó là những cuộc nổi dậy của dân chúng, hoàn toàn có tính chất tự phát. Mở đầu cuộc cách mạng ở Tunisia không phải là một buổi ra mắt chính trị với những tuyên ngôn, tuyên cáo, thề nguyền, quyết tâm thư ồn ào. Mà chỉ là cái chết của một thanh niên 27 tuổi nghèo khó tên Mohamed Bouazizi. Bán hàng ngoài đường, bị cảnh sát sách nhiễu và nhục mạ, anh tự thiêu để phản đối vào ngày 17 tháng 12 năm 2011. Chính ngọn lửa thiêu cháy anh cũng sẽ thiêu cháy cả chế độ độc tài của Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali, khiến nhà độc tài này phải từ bỏ quyền hành từng nắm giữ trong cả 23 năm và chạy trốn vào ngày 14 tháng 1, đúng 10 ngày sau khi Mohamed Bouazizi chết vì các vết bỏng quá nặng.
Nét khác biệt thứ hai là: cuộc nổi dậy tự phát của quần chúng, các cuộc cách mạng ở Tunisia và Ai Cập không gắn liền với một ý thức hệ với những cương lĩnh hay guồng máy tổ chức nào cả. Chúng chủ yếu chỉ gắn liền với những mạng truyền thông xã hội, từ facebook đến twitter, điện thoại di động, v.v... Trước hết là facebook. Với nhiều nhà nghiên cứu chính trị, dấu mốc xa xôi khởi đầu cuộc cách mạng ở Ai Cập vừa qua là việc một phụ nữ trẻ mở trang facebook để ủng hộ cuộc đình công của các thợ dệt vào tháng 4 năm 2008. Người phụ nữ ấy bị bắt và chỉ được thả ra sau đó trước áp lực của dư luận quốc tế. Chính việc làm ấy đã giúp người dân Ai Cập, đặc biệt giới trẻ, nhận thức được sức mạnh của kỹ thuật truyền thông hiện đại. Và họ đã sử dụng facebook như một thứ vũ khí hữu hiệu trong việc tập hợp lực lượng trong cuộc nổi dậy vừa qua. Đóng vai trò có khi còn quan trọng hơn facebook là điện thoại di động. Theo các bình luận gia trên thế giới, chính cái máy chụp hình gắn trong các chiếc điện thoại di động được sáng chế từ đầu thập niên 1990 đã trở thành một vũ khí chống độc tài quan trọng. Nó cho phép mọi người, bất cứ là ai, cũng có thể chụp được những bức ảnh ấn tượng nhất rồi đăng tải trên các mạng xã hội như facebook hoặc twitter, hoặc gửi cho bạn bè hoặc giới truyền thông, từ đó, lan rộng khắp thế giới. Trong cuộc biểu tình tại Iran vào tháng 6, 2009, bức ảnh về cái chết của Neda làm chấn động thế giới đã được chụp và truyền bá rộng rãi bằng cách ấy. Trong hai cuộc nổi dậy tại Tunisia và Ai Cập vừa rồi, cũng chính những bức ảnh tương tự đã là những mồi lửa làm thiêu rụi nền chuyên chế kéo dài cả mấy chục năm một cách nhanh chóng ngoài sức tưởng tượng của mọi người.
Cuối cùng, là một cuộc nổi dậy tự phát của quần chúng chung quanh các phương tiện truyền thông hiện đại, các cuộc cách mạng mới mẻ mở đầu thập niên thứ hai của thế kỷ 21 này không hề có lãnh tụ! Hình ảnh nổi bật nhất trong cuộc nổi dậy ở Tunisia là hình ảnh anh thanh niên tự thiêu Mohamed Bouazizi 27 tuổi; còn ở Ai Cập là anh thanh niên tên Wael Ghonim, 30 tuổi, giám đốc điều hành về tiếp thị của công ty Google ở Dubai.
Những đặc điểm vừa kể - theo nhiều nhà nghiên cứu - sẽ là những đặc điểm chung của các cuộc cách mạng thế kỷ 21. Theo tôi, chúng cũng giúp giải đáp nhiều thắc mắc từng dày vò những người Việt Nam hay ưu tư đến tự do, dân chủ và tiền đồ của đất nước lâu nay liên quan đến một số vấn đề "cổ điển" như lãnh tụ và tổ chức.

VOA - Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc Blog


Thứ Ba, 22 tháng 2 2011 Lê Bình Nam Mọi chế độ độc tài đều dựa trên dối trá và bạo lực để tồn tại. Phương tiện truyền thông vũ bão ngày nay đã mang sự thật đến cho quần chúng, nên họ không còn sợ hãi. Khi người dân không còn sợ bọn tham quan ô lại thì bạo lực nào cũng thất bại. Khi "Thành trì xhcn Liên Xô và Đông Âu" sụp đổ, có ai ngờ?. "Sự hiểu biết sẽ là mồ hủy diệt". Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã trở thành nhà tiên tri xuyên thế kỷ.
 
Thứ Ba, 22 tháng 2 2011 Lê Bình Nam Nếu không có tổ chức thì mọi sự thay đổi dù có tính cách tất yếu cũng không mang lại Tự Do Dân Chủ đích thực. Vì con người vốn tham lam. Lòng tham đã biến họ thành ích kỷ, biến họ thành độc tài tham ô khi nắm quyền. Tự Do-Dân Chủ-Hiến Định-Pháp Trị mãi mãi là lý tưởng là khát vọng của mọi người Việt yêu Nước Việt Nam Văn Hiến.
 
Thứ Ba, 22 tháng 2 2011 Vo dai Nam (Da Nang Vietnam) Gan day nhieu du luan xon xao trong va ngoai nuoc ve tinh hinh tai cac nuoc A rap dang noi day . O Vietnam chung toi dang chuan bi cho mot cuoc cach mang tuong tu . Vi Dang CS khong the tiep tuc ep buoc nhan dan Vietnam ganh nhan su cai tri cua CS . CSVM luon tu hao ve thu doan cai tri cua minh se dan ap nhan dan . Con de doa tan sat neu bieu tinh noi day . Hay khoan goi chop mu CS Ha Noi dung nghi rang the ky 21 hoan toan khac biet hoi mua xuan 1968.Chung toi da san sang .
 
Thứ Ba, 22 tháng 2 2011 Lê Bình Nam Tự Do, trước hết là tự do ngôn luận, báo chí và hội họp. Không có quyền tự do ngôn luận cuộc sống con người không hơn con thú. Dân Chủ, người dân có quyền tập hợp, lựa chọn chính đảng lãnh đạo đất nước, bảo vệ quyền lợi của Dân thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng; đặc biệt để xây dựng một hiến pháp mà mỗi công dân đều được phúc quyết. Không một cá nhân hay đảng phái nào được đứng trên hiến pháp và đứng ngoài luật pháp.
 
Thứ Ba, 22 tháng 2 2011 Lê Bình Nam Tổ Quốc Việt Nam là của chung cho Dân Tộc Việt Nam chứ không phải là tài sản riêng của bất cứ cá nhân hay đảng phái nào. Mọi sự phân biệt thành phần, giai cấp...đều là sản phẩm của những ý thức hệ lạc hậu, xa rời truyền thống bảo quốc an dân đầy tính nhân bản và văn hiến của ông cha chúng ta. Chỉ có một Nước Việt Nam Tự Do Dân Chủ mới khiến mọi người hãnh diện sống và xây dựng. Tự Do Dân chủ hay nô lệ tư bản đỏ Tàu Cộng? Đó là câu hỏi lớn cho mọi người Việt Nam yêu nước Việt.
 
Thứ Ba, 22 tháng 2 2011 Tran Nam (canada) Mot nguoi dan Da nang ,moi tu thieu(cam hung tu cuoc cach mang hoa lai o Ai Cap),vi bi cuop dat,nhung dan VN chua ai dung day bieu tinh,vi co le luc luong CACSVN con chat che qua.chua ai lam gi dc.Hy vong bon con chau CS vn se ...
 
Thứ Ba, 22 tháng 2 2011 uncle.J (USA) Ngày càng tỏ những dấu hiệu cho thấy rằng sự nhận thức của những người dân ở khắp nơi trên thế giới muốn nói lên tiếng nói của mình là: Muốn có Tự Do, muốn có một nền Dân Chủ Lập Hiến hơn là cố duy trì một nền phong kiến, bảo thủ tập trung quyền lực, độc tài, không bỉnh đẵng, làm giàu cá nhân, gây nghèo nàn cho dân tộc !?
 
Thứ Ba, 22 tháng 2 2011 Toàn Tôi rất đồng ý với bài viết của ông Quốc. Cách mạng thế kỷ 21, là thật sự CM nhân dân. Nó cũng sẽ xảy ra ở VN. CM XHCN do đảng CS lãnh đạo trước đây, lúc nào cũng rêu rao là cuộc CM nhân dân. Nhưng hơn 60 năm qua, họ chẳng lúc nào vì dân. Họ chỉ vì họ. Nhân dân thì gặp hết khốn nạn này, tới khốn nạn khác. Không bị cướp đất, cũng bị lừa đảo ở chuyện xin đi làm ăn. CM vô sản: Dân thì đúng là vô sản, còn lãnh đạo CS giàu không để đâu cho hết. Gởi tiền nước ngoài; Cho con du học; Đú đỡn.
 
Thứ Ba, 22 tháng 2 2011 Toàn Cuộc CM vô sản lừa đảo, do đảng CS lãnh đạo. Đã để lại hậu quả cho nhân dân VN. Từ học sinh, sinh viên bị lừa đảo trong ngành giáo dục, tới xuất khẩu lao động nước ngoài. Từ chị em lấy chồng ngoại quốc, tới bị lừa đảo bán cho giới mại dâm. Người bán đồ ăn gia giảm chất độc, bán cho người tiêu thụ. Người vá xe rải đinh lừa người lái xe... Cả một XH hiện nay rơi vào guồng máy của sự lừa đảo. Nó đã ăn sâu vào đời sống ND. Xảy ra một cuộc CM nhân dân hiện nay ở VN là rất cần thiết!
 
Thứ Ba, 22 tháng 2 2011 Ong (Vn) Mượn danh cách mạng vô sản để lừa nhân dân VN sẽ khg bao giờ tồn tại ở Vn nữa vì đảng CsVn đang đi ngược lại những gì họ đã hứa với dân trước kia. Giai cấp đảng viên đang kinh doanh, làm kinh tế bóc lột nhân dân Vn nhất là giai cấp nghèo như công nhân và nông dân.
 
Thứ Ba, 22 tháng 2 2011 A good boy Nhà đá hay nhà tù mà ăn nhằm gì. Thanh niên trẻ đâu có sợ những thứ này. Và lại , ở ngoài thì cũng là nhà tù đấy thôi. Dân làm chủ là khi nào đất cát thật sự là của mình, chứ không phải nằm trên giấy. Cán bộ chiếm nhà chiếm đất của dân, to đẹp, nằm chình ình giữa phố. Trông ngứa mắt.
 
Thứ Ba, 22 tháng 2 2011 Phan Đông Hồ (Vn) "Có tật thì giật mình" Những lý thuyết về cách mạng Cs mơ hồ dần dần được hé lộ và mâu thuẫn. Khi mà các đảng viên và quan to thì giàu sụ mặc dù họ luôn hô hào vô sản, ngược lại dân chúng thì nghèo xơ xác, cho nên ai cũng biết cái gì đến sẽ đến.!!! Khg cần phải có người giật dây đâu.!
 
Thứ Ba, 22 tháng 2 2011 Tánh Ông Quốc nói không sai. Cách mạng thế kỷ 21 là CM nhân dân. Tôi mới đọc tin: "Vào ngày 18 tháng 2 Dân Làm Báo loan tin vụ việc kỹ sư Phạm Thành Sơn đã tự thiêu ngay trước trụ sở UBND TP Đà Nẵng để phản đối chính quyền lấy đất và đền bù không thỏa đáng." Ngọn lửa chống độc tài, bất công đã châm ngòi rồi đấy.
 
Thứ Ba, 22 tháng 2 2011 Ong thợ (Canada) Mọi cuộc cách mạng đều khởi đầu bằng sự bất mãn của quần chúng. Bất mãn vì bất công, bất mãn vì tàn bạo,nghèo đói, đàn áp hay sự lừa dối của chính quyền đang trị vì. Ở Vn những lý lẽ tuyên truyền, đường lối và chính sách của chính quyền đang bị người dân thắc mắc và bất mãn, khg biết một cuộc cách mạng sẽ đến từ hướng nào ??
 
Thứ Ba, 22 tháng 2 2011 Hồ Tương Cận Xin cám ơn Giáo sư NHQ. Bái viết rất hay. Trong tình hình sôi bỏng, dù chỉ là ở Châu Phi, hiện nay, mọi người đều rất cần những bài như thế này. Chỉ nhìn thái độ phản ứng dữ dội của các đồng chí tương cận với 'Bác Hồ' là đủ biết 'Đảng ta ' đang bối rối thế nào và lòng dân đang hồi hộp theo dõi các sự kiện, dù rất xa như Libya, như thế nào. Xin Ơn Trên luôn phù hộ cho Giáo sư và gia đình. Thân kính.
 
Thứ Ba, 22 tháng 2 2011 Nhân dân bị cướp nhăn răng Lừa đảo nhất là gạt quyền ứng cử, tranh cử, bầu cử của dân để tự bầu bán chia chác quyền lực cho nhau nhưng lúc nào cũng ra rả nhà nước nhân dân, chính quyền nhân dân.
 
Thứ Ba, 22 tháng 2 2011 Đỉnh cao chính trị trường đảng Chừng nào ăng ten phản động chừng nào mới hết khoe "đỉnh cao trí tuệ" chính trị trường đảng???
 
Thứ Tư, 23 tháng 2 2011 Phú ông Có lẽ "cách mạng " của vc là:TÁCH RỜI MẠNG SỐNG;Al mà động tới loại "cách mạng" nầy là coi như vong mạng .Cũng nên thận trọng những ngôn từ mượn danh cách mạng .Thí dụ: "cách mạng nặng về giáo dục nhẹ tay xử phạt"; Bao nhiêu sanh linh đã bị "cách mạng" giáo dục cướp mất mạng sống của họ chỉ vì tội yêu nước thương nòi,khao khát dân chủ tự do ?Cầu mong "cách mạng" từ bỏ cs để dân Việt ,gia đình các ông nữa được nhờ !
 
Thứ Tư, 23 tháng 2 2011 Trần Minh Giả dối thứ nhất : Giải phóng dân tộc.Giả dối thứ hai : Công nông.Mọi hành động ,lời nói của Việt Cộng đều phản ánh hai Giả dối căn bản ấy.Nhân loại tiến lên với hào quang của Sự thật,Việt cộng nói riêng và Cộng sản nói chung tất yếu phải sụp đổ theo bản chất giả dối và bóng tối của chúng.
 
Thứ Tư, 23 tháng 2 2011 dinh (Australia) Tôi rất thích đọan cuối hoặc câu cuối trong bài của ông. Thank you
 
Thứ Tư, 23 tháng 2 2011 South Carolina (USA) Anti phản động ơi ông Quốc không có bôi nhọ đâu, những gì ông Ô Quốc nói là đúng 100/100 chúng tôi về Việt Nam thăm bà con mà vô gặp hải quan cộng sản là thấy tởm liền, vì yêu quê hương, yêu bà con ruột thịt về thăm thôi ,chứ thấy kiểu cách làm ăn của đảng cướp là muốn ói rối,
 
Thứ Tư, 23 tháng 2 2011 Không biết hoa Lài tượng trưng cho gì mà có ảnh hưởng mãnh liệt như thế;Ở quê tôi thì có loài hoa có thể được xem là hoa truyền thống;Hoa có màu vàng với ba chấm nhụy đỏ giống như màu da và máu của dân tộc tôi;Hoa nở báo hiệu ngày đầu năm thiêng liêng nhất của tổ quốc,ngày chiến thắng quân cướp phương Bắc của cha ông và của con cháu Lạc hồng dịp Mậu thân 68;Hoa được toàn dân Việt trân trọng,nếu từ phương trời xa bạn có "cách mạng hoa Lài"dân tôi tự hào sẽ có ...HOA MAI !
 
Thứ Tư, 23 tháng 2 2011 Phó thường dân Người xưa đã nói "lật thuyền mới biết dân như nước" - Hai cuộc cách mạng ở Tunisia và Ai Cập đã minh chứng lại điều đó. DCS giỏi trong việc tiêu diệt các tổ chức khác, nhưng không thể nào dập tắt được 1 cuộc nổi dậy của toàn dân, khi ở đó không có 1 người lãnh đạo cụ thể nào cả. Mọi người VN hãy xiết chặt tay nhau mà bước tới. Chúc cách mạng VN sớm thành công!
 
Thứ Tư, 23 tháng 2 2011 Thông (FL,USA) Có ai sống với CS rồi thì mới biết CS là gì. Nước Tự Do, thì có khẩu hiệu "Dân Giàu, Nước Mạnh". Còn những nước CS, thì Đảng giàu, dân khổ.
 
Thứ Tư, 23 tháng 2 2011 TTNV: (Úc) CSVN chỉ nói đến "nhân dân" mà không bao giờ nhắc đến "dân tộc" bởi vì nói đến dân tộc là phải khẳng định dân tộc VN. Điều này trái với lý thuyết XHCN, vô sản thế giới... mà trên thực tế thì các đàn anh đã phải xa rời từ lâu. Không có TINH THẦN DÂN TỘC nên đánh Tây đuổi Mỹ rồi bây giờ lại nô lệ Tàu. Rõ ràng Đảng phản cách mạng nhất, phản động nhất, phản quốc nhất. Kỷ lục trong lịch sừ VN không ai phá nổi !!! Nhưng mặt trận miền Tây bây giờ không còn yên tĩnh nữa!
Thứ Tư, 23 tháng 2 2011 Dân Việt Nam nhẫn nại cần cù song đến một ngày nào đó chịu hết nổi sư áp bức,sách nhiễu,bóc lột đến tận xương tủy,sợ hãi không còn nữa thì ngày đó là ngày tàn của chế độ CSVN.
 
Thứ Tư, 23 tháng 2 2011 Tự Do Có bao giờ bạn ngồi lại một mình và tự hỏi: Tự Do là gì? Câu hỏi thật đáng giá, và câu trả lời mà bạn tìm được lại càng đáng giá bỡi lẽ vì hai chữ Tự Do mà từ xưa nay đã có bao nhiêu triệu con người đã dám hy sinh vì nó. Như bạn thấy suốt chiều dài lịch sử nhân loại luôn luôn có những cuộc cách mạng, một sự đứng lên để đòi quyền tự do. Nhìn lại lịch sử cận đại, khi con người hiểu được giá trị của Tự Do ta thấy khắp nơi đây đó luôn có những cuộc cách mạng để mang lại tự do cho dân chúng.

No comments:

Post a Comment