Bên Tây, để được dân chúng bầu làm các ông nghị, bà nghị, ứng cử viên nào cũng phải tham gia chiến dịch tranh cử trước ngày chính thức bỏ phiếu khoảng 3 tháng. Ứng viên phải tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri, trình bày cho cử tri thấy các chương trình “quốc kế dân sinh” của họ sẽ làm cho cộng đồng nếu họ đắc cử. Tất nhiên, chi phí cho hoạt động tranh cử là tiền cá nhân của ứng viên và các loại quỹ họ tự vận động được, ngân sách quốc gia không bao giờ “gồng gánh” những việc này bao giờ.
Tạ Phong Tần
Vừa rồi, ông Arnold Schwarzenegger- cựu ngôi sao màn bạc phim hành động, vừa mãn nhiệm 2 nhiệm kỳ làm thống đốc bang California (Mỹ) cho Reuters biết việc “hành nghề thống đốc” đã khiến ông “mất ít nhất 200 triệu USD thu nhập từ nghề diễn viên”, tức là ông Arnold Schwarzenegger bị “lỗ vốn” khi làm thống đốc. Với ông Arnold Schwarzenegger, điều đó không quan trọng vì ông rất giàu có nhờ thu nhập diễn viên, ông cho rằng những kinh nghiệm thu được khi làm thống đốc “còn đáng giá hơn tiền bạc”.
Cách đây vài tháng, người Việt ở Mỹ cũng chưa quên “cuộc chiến” tranh cử tái nhiệm kỳ nghị sĩ giữa bà Loretta Sanchez (người Mỹ chính gốc) và ông Trần Thái Văn (người Mỹ gốc Việt). Cuối cùng, tuy không phải là người gốc Việt, bà Loretta Sanchez lại thắng cử vì bà chiếm được một số khá lớn lá phiếu của cử tri người Việt. Tại sao cộng đồng người Việt lại ủng hộ bà Loretta Sanchez? Có thể gọi đó là nghệ thuật, chương trình, hay kế hoạch tranh cử của bà Loretta Sanchez làm hài lòng cử tri Việt hơn ông Trần Thái Văn?
Cách đây 2 năm, bạn tôi - một cư dân Mỹ gốc Việt, gởi thư cho bà Loretta Sanchez trình bày về những chuyện riêng của gia đình anh ta có “gút mắc” với chính quyền Mỹ. Trong vài ngày, bạn tôi nhanh chóng được văn phòng Dân Biểu Loretta Sanchez trả lời thư bằng văn bản, thư có chữ ký của bà Loretta Sanchez. Ở đây, tôi không nói về nội dung thư và cách giải quyết của bà Loretta Sanchez khi cử tri cần đến bà là đúng hay sai, tôi muốn nhấn mạnh về tính minh bạch, công khai cũng như phương pháp làm việc nhanh nhẹn, tôn trọng con người của dân biểu Mỹ đối cử tri Mỹ.
Posted by NGƯỜI VIỆT ONLINE Vừa rồi, ông Arnold Schwarzenegger- cựu ngôi sao màn bạc phim hành động, vừa mãn nhiệm 2 nhiệm kỳ làm thống đốc bang California (Mỹ) cho Reuters biết việc “hành nghề thống đốc” đã khiến ông “mất ít nhất 200 triệu USD thu nhập từ nghề diễn viên”, tức là ông Arnold Schwarzenegger bị “lỗ vốn” khi làm thống đốc. Với ông Arnold Schwarzenegger, điều đó không quan trọng vì ông rất giàu có nhờ thu nhập diễn viên, ông cho rằng những kinh nghiệm thu được khi làm thống đốc “còn đáng giá hơn tiền bạc”.
Cách đây vài tháng, người Việt ở Mỹ cũng chưa quên “cuộc chiến” tranh cử tái nhiệm kỳ nghị sĩ giữa bà Loretta Sanchez (người Mỹ chính gốc) và ông Trần Thái Văn (người Mỹ gốc Việt). Cuối cùng, tuy không phải là người gốc Việt, bà Loretta Sanchez lại thắng cử vì bà chiếm được một số khá lớn lá phiếu của cử tri người Việt. Tại sao cộng đồng người Việt lại ủng hộ bà Loretta Sanchez? Có thể gọi đó là nghệ thuật, chương trình, hay kế hoạch tranh cử của bà Loretta Sanchez làm hài lòng cử tri Việt hơn ông Trần Thái Văn?
Cách đây 2 năm, bạn tôi - một cư dân Mỹ gốc Việt, gởi thư cho bà Loretta Sanchez trình bày về những chuyện riêng của gia đình anh ta có “gút mắc” với chính quyền Mỹ. Trong vài ngày, bạn tôi nhanh chóng được văn phòng Dân Biểu Loretta Sanchez trả lời thư bằng văn bản, thư có chữ ký của bà Loretta Sanchez. Ở đây, tôi không nói về nội dung thư và cách giải quyết của bà Loretta Sanchez khi cử tri cần đến bà là đúng hay sai, tôi muốn nhấn mạnh về tính minh bạch, công khai cũng như phương pháp làm việc nhanh nhẹn, tôn trọng con người của dân biểu Mỹ đối cử tri Mỹ.
Khi ông Nghị Nguyễn Minh Thuyết đang phát biểu thì VTV đã quay được hình ảnh một ông Nghị Việt Nam ngủ gật! (Hình: VTC) |
Ở nước ta thì ngược lại với bên Tây. Trước khi bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp dưới (nói nôm na giông giống như Hạ Viện ở các nước tư bổn cho dễ hiểu) và đại biểu Quốc Hội (giông giống như Thượng Viện), cận kề đến ngày bầu cử chừng chục ngày, người dân được xem danh sách kèm hình, tóm tắt tiểu sử vài dòng của các vị “nghị” mà mình phải bầu dán ở các nơi cộng là hết chuyện. Không bao giờ có hoạt động tranh cử, không ai biết năng lực làm việc của các vị ra sao, thậm chí đến lúc bỏ phiếu cũng không nhớ nổi mặt các vị ấy như thế nào. Thế nên mới có chuyện cử tri đi bầu chỉ là “gạch tên cho đủ số quy định” bằng cách: Người thì gạch từ trên xuống, người gạch từ dưới lên, người lại cứ cách 1 dòng thì gạch tên 1 người... hên xui ráng chịu.
Năm 2007, Việt Nam tổ chức bầu cử đại biểu Quốc Hội nhiệm kỳ X (1997-2002). Buổi chiều trước bầu cử 1 ngày, sếp tôi kêu cả đơn vị lại “họp khẩn cấp” (nguyên văn từ của sếp) rồi sếp nói: “Cái này thông báo nội bộ, nói nhỏ chớ không có nói lớn. Ở trên (chẳng biết là trên cỡ nào) mới thông báo ngày mai bầu đại biểu Quốc Hội thì bầu cho con R, gạch tên bà S. đi”. Cả đơn vị trố mắt nhìn sếp ngạc nhiên, hổng hiểu bữa nay sếp có “bị gì hong” mà sếp ăn nói trái luật dữ vậy cà. Sếp nói tiếp: “Ở trển nói con R. là nữ, người dân tộc, hạt giống đỏ đủ tiêu chuẩn cơ cấu. Bà S. là để cho có mà gạch thôi. Lịnh ở trên, mình là cấp dưới thì mình phải chấp hành. Vậy thôi hén!” Nói xong, sếp giải tán “cuộc họp khẩn cấp”. Tôi ra ngoài coi kỹ lại danh sách thì thấy “con R.” trình độ mới có phổ thông trung học (tức học hết lớp 12, tốt nghiệp hay không chưa biết), nghề nghiệp dưới trình độ, không biết ngoại ngữ, so với bà S. thì kém xa. Hôm sau đi bầu cử, tôi không gạch tên bà S. như “chỉ đạo” mà gạch tên cô R., tôi để ý thấy những người khác thì “thi hành ý kiến cấp trên” răm rắp.
Mấy ngày sau, một ông cán bộ cơ quan khác (lãnh đạo thường thường bậc trung, tôi đánh giá ông này cũng có năng lực) sang cơ quan tôi làm việc, tôi bèn hỏi dò ông bầu cử gạch tên ai. Ông bèn xổ ra một tràng: “Tao gạch tên con R., để tên bà S. Vô duyên! Bầu ai là quyền của tao, ai có năng lực thì bao bầu. Tự dưng kêu phải gạch người này, để người kia, thiệt lãng nhách”. Tôi hỏi thêm: “Theo ý anh thì ai đậu?” Ổng nói: “Con R. sẽ đậu, làm cái kiểu đó thì nó đậu là cái chắc. Ðể rồi coi, tao nói sai cho mày đánh lên đầu tao nè”. Kết quả y chang như ổng nói. Nhiệm kỳ sau, rồi sau nữa tôi không đi bầu cử. Ðến nay, “con R.” (giờ đã thành bà R.) đã “đắc cử” liên tiếp 3 nhiệm kỳ X, XI, XII của Quốc Hội. Còn tôi thì chưa bao giờ có “hân hạnh” được biết địa chỉ, số điện thoại liên lạc của quý vị “đại diện cho tôi”, khi cần tìm tôi không biết phải tìm họ ở đâu. Ngược lại với nghị sĩ nước tư bổn, nghị sĩ Việt Nam không hề có trang web riêng, văn phòng làm việc riêng, và cử tri cũng không hề thấy công bố số điện thoại riêng để trực tiếp liên hệ.
Năm 2007, Việt Nam tổ chức bầu cử đại biểu Quốc Hội nhiệm kỳ X (1997-2002). Buổi chiều trước bầu cử 1 ngày, sếp tôi kêu cả đơn vị lại “họp khẩn cấp” (nguyên văn từ của sếp) rồi sếp nói: “Cái này thông báo nội bộ, nói nhỏ chớ không có nói lớn. Ở trên (chẳng biết là trên cỡ nào) mới thông báo ngày mai bầu đại biểu Quốc Hội thì bầu cho con R, gạch tên bà S. đi”. Cả đơn vị trố mắt nhìn sếp ngạc nhiên, hổng hiểu bữa nay sếp có “bị gì hong” mà sếp ăn nói trái luật dữ vậy cà. Sếp nói tiếp: “Ở trển nói con R. là nữ, người dân tộc, hạt giống đỏ đủ tiêu chuẩn cơ cấu. Bà S. là để cho có mà gạch thôi. Lịnh ở trên, mình là cấp dưới thì mình phải chấp hành. Vậy thôi hén!” Nói xong, sếp giải tán “cuộc họp khẩn cấp”. Tôi ra ngoài coi kỹ lại danh sách thì thấy “con R.” trình độ mới có phổ thông trung học (tức học hết lớp 12, tốt nghiệp hay không chưa biết), nghề nghiệp dưới trình độ, không biết ngoại ngữ, so với bà S. thì kém xa. Hôm sau đi bầu cử, tôi không gạch tên bà S. như “chỉ đạo” mà gạch tên cô R., tôi để ý thấy những người khác thì “thi hành ý kiến cấp trên” răm rắp.
Mấy ngày sau, một ông cán bộ cơ quan khác (lãnh đạo thường thường bậc trung, tôi đánh giá ông này cũng có năng lực) sang cơ quan tôi làm việc, tôi bèn hỏi dò ông bầu cử gạch tên ai. Ông bèn xổ ra một tràng: “Tao gạch tên con R., để tên bà S. Vô duyên! Bầu ai là quyền của tao, ai có năng lực thì bao bầu. Tự dưng kêu phải gạch người này, để người kia, thiệt lãng nhách”. Tôi hỏi thêm: “Theo ý anh thì ai đậu?” Ổng nói: “Con R. sẽ đậu, làm cái kiểu đó thì nó đậu là cái chắc. Ðể rồi coi, tao nói sai cho mày đánh lên đầu tao nè”. Kết quả y chang như ổng nói. Nhiệm kỳ sau, rồi sau nữa tôi không đi bầu cử. Ðến nay, “con R.” (giờ đã thành bà R.) đã “đắc cử” liên tiếp 3 nhiệm kỳ X, XI, XII của Quốc Hội. Còn tôi thì chưa bao giờ có “hân hạnh” được biết địa chỉ, số điện thoại liên lạc của quý vị “đại diện cho tôi”, khi cần tìm tôi không biết phải tìm họ ở đâu. Ngược lại với nghị sĩ nước tư bổn, nghị sĩ Việt Nam không hề có trang web riêng, văn phòng làm việc riêng, và cử tri cũng không hề thấy công bố số điện thoại riêng để trực tiếp liên hệ.
Chán chưa, nhân dân đóng thuế nuôi mấy ông nghị để lo việc nước việc dân, nhưng ông... ngủ gật! (Hình: Internet) |
Còn không đầy 100 ngày nữa, cử tri cả nước Việt Nam sẽ bỏ phiếu bầu đại biểu “Hạ Viện” và “Thượng Viện”, nhưng đến thời điểm này, chưa cử tri nào được biết ai là ứng viên, còn các ứng viên vẫn giữ vững truyền thống “ngọa hổ tàng long” “không bao giờ tranh cử”, những việc sắp xếp “quân xanh quân đỏ” nhiêu khê ấy đã có “cánh tay nối dài” của đảng CSVN là Mặt Trận Tổ Quốc (hoạt động bằng tiền ngân sách nhà nước) bao biện hết từ A tới Z bằng cái lá nho “hiệp thương”. Mấy chục năm nay, nó đã thành một cái công thức không đổi là “một tỉnh được bầu bốn đại biểu thì hai trong số đó mặc nhiên sẽ là các lãnh đạo địa phương, còn lại hai người phải đảm bảo cơ cấu đồng thời là nữ, trẻ, người dân tộc, người ngoài đảng...”
Theo ông Nguyễn Văn Pha - phó chủ tịch ủy ban trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, bầu đại biểu Quốc Hội nhiệm kỳ XIII này, ngoài những tiêu chuẩn cũ còn có thêm tiêu chuẩn “không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng”. Nghe thì rất hay, rất tiến bộ nhưng nghĩ kỹ lại thấy tiêu chuẩn mới ghi thêm để coi chơi chớ không thực tế. Người Việt Nam ai mà không biết phát hiện tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, phát hiện những vụ án tham nhũng... đều là quần chúng và báo chí, chớ hổng phải cán bộ trong cơ quan có tham nhũng lẫn cơ quan có trách nhiệm chống tham nhũng tự mình phát hiện. Tài sản ứng viên không kê khai minh bạch cho quần chúng biết, năng lực ứng viên cỡ nào quần chúng có tiếp xúc được đâu mà biết. Trường hợp có ai đó phát hiện ứng viên tham nhũng hay có khuất tất cái gì đó thì cũng không còn thời gian đâu mà vác đơn đi khiếu nại tư cách đại biểu.
Nhiệm kỳ XIII tới đây, nếu luật chưa có quy định cấm làm “nghị” liên tục 4-5 nhiệm kỳ, hổng chừng bà R. tiếp tục “đắc cử” theo kiểu tôi đã kể ở trên, khỏi cần tranh cử gì hết ráo. So với ông Arnold Schwarzenegger thì bà R. “lời lớn” (miền Bắc gọi là “lãi to”) chớ không “lỗ” đồng nào. Trong ngôn ngữ xã hội Việt Nam hiện nay không có cụm từ “tranh cử bình đẳng”, cho nên làm “nghị viên” ở Việt Nam là sướng nhất thế giới.
Theo ông Nguyễn Văn Pha - phó chủ tịch ủy ban trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, bầu đại biểu Quốc Hội nhiệm kỳ XIII này, ngoài những tiêu chuẩn cũ còn có thêm tiêu chuẩn “không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng”. Nghe thì rất hay, rất tiến bộ nhưng nghĩ kỹ lại thấy tiêu chuẩn mới ghi thêm để coi chơi chớ không thực tế. Người Việt Nam ai mà không biết phát hiện tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, phát hiện những vụ án tham nhũng... đều là quần chúng và báo chí, chớ hổng phải cán bộ trong cơ quan có tham nhũng lẫn cơ quan có trách nhiệm chống tham nhũng tự mình phát hiện. Tài sản ứng viên không kê khai minh bạch cho quần chúng biết, năng lực ứng viên cỡ nào quần chúng có tiếp xúc được đâu mà biết. Trường hợp có ai đó phát hiện ứng viên tham nhũng hay có khuất tất cái gì đó thì cũng không còn thời gian đâu mà vác đơn đi khiếu nại tư cách đại biểu.
Nhiệm kỳ XIII tới đây, nếu luật chưa có quy định cấm làm “nghị” liên tục 4-5 nhiệm kỳ, hổng chừng bà R. tiếp tục “đắc cử” theo kiểu tôi đã kể ở trên, khỏi cần tranh cử gì hết ráo. So với ông Arnold Schwarzenegger thì bà R. “lời lớn” (miền Bắc gọi là “lãi to”) chớ không “lỗ” đồng nào. Trong ngôn ngữ xã hội Việt Nam hiện nay không có cụm từ “tranh cử bình đẳng”, cho nên làm “nghị viên” ở Việt Nam là sướng nhất thế giới.
==================================
HẢI NGOẠI GÓP PHẦN CHO VIỆC
THÂU HỒI TÀI SẢN CỦA ĐỘC TÀI
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tê
Geneva, 07.02.2011
Web : http://VietTUDAN.net
(Chú thích: Tóm tắt ý tưởng chính của bài này đã được đài RFI (Radio France Internationale) phỏng vấn để phát thanh về Việt Nam. Chúng tôi nhấn mạnh đến việc đóng góp của các Cộng đồng Việt Nam Hải ngoại trong việc vận động với các Chính quyền nước ngoài Phong tỏa và Hoàn lại cho Dân Việt Nam những Tài sản của những Lãnh đạo CSVN đã nhiều năm bóc lột dân chúng và khai thác tài nguyên quốc gia cho túi riêng và chuyển ra cất dấu tại nước ngoài.)
Nhiều khi tôi suy nghĩ: nếu ăn cướp được USD.5 triệu và tiêu tán đi được không bị thâu hồi, mà người ta chỉ cất chức và kết án tù chừng 3 năm, thì tôi cũng dám làm tên ăn cướp. Ngồi tù – nhất là ở Thụy sĩ – được ngủ phòng ấm áp mà không phải trả tiền dầu nhớt đốt lò sưởi, được ăn uống mỗi ngày ba bữa mà không phải chui vào bếp, được xem Tivi mà không phải đóng thuế, được cảnh sát canh phòng cho an toàn để mình ngủ ngon giấc, lại có Tuyên úy khuyên về phần linh hồn để được lên Thiên đàng sau này. Tù như vậy thì sướng quá ! Hãy tự nghĩ nếu sống ở ngoài tù, phải đi kiếm việc làm và làm việc cật lực trong 3 năm, chưa chắc đã kiếm được mấy trăm ngàn đo-la. Trong khi ngồi tù 3 năm, lại có lương 5 triệu đo-la, đáng đi ăn cướp lắm !
Tại Việt Nam, tỉ dụ những vụ tham nhũng như Vinashin làm mất tới USD.4.4 tỉ, mà chỉ phạt xuống chức, chứ không thấy Nhà Nước đưa ra vấn đề tìm lấy lại số tiền khổng lồ USD.4.4 tỉ. Dân chúng nghèo khổ quan tâm đến vấn đề lấy lại tài sản đã bị biển thủ, còn vấn đề kẻ tham nhũng mất chức hay không, họ không quan tâm cho lắm.
Ben ALI tự động bỏ chức Tổng Thống trốn chạy. Hosni MUBARAK có thể cáo bệnh, bỏ chức Tổng Thống, sang Anh quốc chữa bệnh và nghỉ ngơi.
Từ DẠ DẦY đói mà đứng lên, mang lòng HẬN THÙ với kẻ đã cướp bóc mình và tài sản quốc gia để mình phải nghèo khổ, dân chúng quan tâm chính yếu và cụ thể là đòi lại những gì đã bị những nhà độc tài biển thủ. Được chút Tự do và Dân chủ mà DẠ DẦY vẫn đói veo vì hậu quả của biển thủ, thì cuộc Cách Mạng còn thiếu sót và đi “chệch hướng“. Những nhà Trí thức Dân chủ hay những nhà Chính trị quốc tế dễ đưa ra Tự do, Dân chủ, Nhân quyền trừu tượng cho đẹp cho sang, mà quên đi lý do chính yếu là DẠ DẦY và HẬN THÙ do độc tài ăn cướp, có thể lái cuộc CÁCH MẠNG của dân chúng đi “chệch hướng“ khiến một số người nản lòng.
Độc tài và “Cướp ngày“
cũng là một
Nếu nắm được quyền Chính trị độc tài bịt miệng dân chúng, cấm đoán báo chí, có thể ngụy biện Luật pháp để bỏ tù người chống đối, thì khi thấy Tiền bạc, Tài sản quốc gia nằm sờ sờ trước mắt, kẻ độc tài dễ dàng biển thủ. Không ai có thể than vãn. Còn nếu Độc tài Chính trị của cả một Đảng như ở Việt Nam mà nắm trọn Độc quyền Kinh tế được cả Đại Hội đảng quyết định như Cương Lĩnh, thì những bóc lột dân chúng, biển thủ tài sản quốc gia được chính Nhà Nước che chở bởi vì chính Đảng điều hành Nhà Nước.
Nhân những cuộc Cách Mạng tại Tunisie, Ai Cập…, báo chí truyền thông nói nhiều về những biển thủ của hai nhà độc tài Ben ALI, Hosni MUBARAK…, từng những tiền tỉ, trong khi ấy dân của những nước này thất nghiệp, mỗi ngày chỉ có thể sống với chừng 2 đo-la. Dân nghèo cực nổi dậy làm Cách Mạng. Điều quan trọng đối với dân không phải chỉ để Ben ALI và Gia đình thoát ra nước ngoài sống sung sướng với tiền tỉ biển thủ được, mà phải thâu lại những tài sản biển thủ ấy. Cũng vậy, dân Ai Cập không phải chỉ nguyên đòi hỏi Hosni MUBARAK xuống chức để ông và cả Gia đình sống yên lành như những tỉ phú, mà dân phải thâu lại tài sản quốc gia đã bị biển thủ.
Tại Việt Nam cũng vậy, khi cuộc Cách Mạng dứt bỏ Cơ Chế CSVN hiện hành, thì không phải chỉ để Lãnh đạo Đảng yên lành ở trong nước hay tại ngoại quốc hưởng thụ những tài sản đã biển thủ được, mà phải thâu hồi những tài sản ấy lại cho Quốc gia.
Bài này viết về vấn đề Phong tỏa Tài sản của những nhà Độc tài đã được chuyển ra nước ngoài nhằm hoàn lại những tài sản biển thủ ấy cho Quốc gia sở hữu. Những kiều bào sống tại nước ngoài, có gốc từ những Quốc gia dưới quyền cai trị độc tài, có thể đóng góp vào tiến trình Phong tỏa và Hoàn lại Tài sản Quốc gia đã bị những nhà độc tài biển thủ và chuyển ra ngoại quốc.
Chỉ đích danh những tên Độc tài
biển thủ Tài sản quốc gia
Những tỉ cụ thể :
Tại Á Đông :
MARCOS
SUHARTO
Tại Trung Đông :
Sadam HUSSEIN
Tại Trung Phi :
MUBUTU
Tại Bắc Phi :
Ben ALI
MUBARAK
KADAFI
Những Tài sản biển thủ thường được phân chia cho thành phần Gia đình và cất dấu tại nước ngoài, nhất là Thụy sĩ, Pháp, Anh, Hoa kỳ.
Tờ Financial Times 26.01.2011, để trưng dẫn tỉ dụ, đã công khai đưa ra danh dách một số nhà độc tài biển thủ tài sản quốc gia và chuyển ra nước ngoài:
* HAITI: Jean-Claude ‘Baby Doc’ DUVALIER cai trị từ 1971-1986, chuyển đi từ USD.300-900 triệu
* IVORY COAST : Laurent GBAGBO, hiện cố thủ giữ quyền hành, chuyển sang Thụy sĩ và hiện bị phong tỏa. Con số chưa công bố.
* TUNISIA : Zein al-Abidine Ben ALI, cai trị từ 1987-2011, chuyển tiền biển thủ sang nhiều quốc gia, con số ước lượng từ USD.8-9 tỉ. Thụy sĩ đã ra lệnh phong tỏa
* IRAQ : Saddam HUSSEIN, cai trị từ 1979-2003, biển thử từ USD.10-40 tỉ
* INDONESIA : Haji Muhammad SUHARTO, cai trị từ 1965-1998, biển thủ từ USD.15-35 tỉ.
Hai cơ chế Trung quốc và Việt Nam cho phép những nhà độc tài nắm giữ Kinh tế, thì việc biển thù càng trầm trọng.
Phong tỏa
những Tài sản biển thủ
1) Trường hợp mới nhất là Ben ALI và BAGBO
Swiss Federal President Micheline Calmy-Rey
Tối hôm nay 19.01.2011, trong giờ Tin Tức lúc 19:30, Bà Tổng Thống CALMY-RAY đích thân tuyên bố trên Đài Truyền Hình TSR1 rằng THỤY SĨ QUYẾT ĐỊNH PHONG TỎA NHỮNG TRƯƠNG MỤC NGÂN HÀNG VÀ NHỮNG TÀI SẢN :
Của cựu Tổng Thống BAGBO (Cote d’Ivoire)
Của cựu Tổng Thống BEN ALI, của Gia đình Ông và của những người điều hành Chế độ của Ông.
Bà Tổng thống CALMY-RAY công bố chính thức rằng Lệnh Phong tỏa này bắt đầu có Hiệu Lực từ ngày hôm nay 19.01.2011 và kéo dài trong vòng 3 năm. Trong thời gian này, những Tài sản bị phong tỏa không thể rời khỏi Thụy sĩ và chờ đợi Luật pháp phân định. Theo Lệnh này của Trung ương Liên Bang Thụy sĩ, các Ngân Hàng phải khai trình những Trương mục liên hệ.
Đài Truyền Hình Thụy sĩ còn cho biết thêm những tin sau đây:
* Chính Bà Leila TRABELSI, vợ thứ hai của Ben ALI, thường gọi là Cô hớt tóc (La coiffeuse) đứng ở trung tâm cả một hệ thống Kinh tế đáng nghi ngờ.
* Em trai của Bà Leila TRABELSI, Bernard TRABELSI quản trị Du Lịch, Vạn Tải và Địa ốc, có lãnh vực Thương mại khổng lồ, có cả đoàn máy bay JET đậu tại Phi trường Geneva.
* Cháu trai của Bà Leila TRABELSI, tham nhũng, hiện có tòa nhà vương giả tại Gia Nã Đại.
* Con rể của Ben ALI trở nên giầu có bất thường với những hoạt động Kinh tế mờ ám.
Thông tin của các Đài Truyền hình cho thấy hình ảnh Dân chúng biểu tình tại Tunisie, đòi hỏi dẫn độ cựu Tổng thống Ben ALI về Tunisie để xét xử và trao nộp Tài sản ăn cướp của nước Tunisie.
2) Dự phòng trường hợp của TT.MUBARAK
Đài Truyền Hình TSR1 tối hôm qua Chúa Nhật 6.2.2011 cho biết rằng tài sản ước lượng của Gia đình MUBARAK tối thiểu là vào khoảng USD.40 tỉ được chia nhau đứng tên cất giữ hoặc kinh doanh ở trong nước hay tại ngoại quốc:
TT.Osni MUBARAK
Vợ : Suzanne MUBARAK
Người con trai cả : Alaa MUBARAK, có nhà tại Manhattan
Người con trai thứ hai : Gamal MUBARAK, có dinh thự tại Luân Đôn
Tối nay, 07.02.2011, Đài Truyền Hình Euro News, đã lập đi lập lại Thông Tin về Tài sản của Gia đình MUBARAK.
Sau khi nói về cơ chế Mubarak tham nhũng, đàn áp nhân quyền, sử dụng bạo lực công an tra tấn, bỏ tù, và nói về tình trạng dân chúng thất nghiệp, sống với chừng 2 đo-la mỗi ngày, Đài Euro News, dưới đề mục EGYPT : MUBARAK’S FORTUNE, đã cho biết nhiều chi tiết hơn Đài Truyền Hình TSR1 Thụy sĩ về Tài sản của nhà độc tài Mubarak. Tài sản ước lượng từ USD.40 tỉ tới USD.70 tỉ được phân phối như sau :
TT. Hosni MUBARAK : USD.15 tỉ
Vợ : Suzanne MUBARAK : USD.1 tỉ
Con trai cả : Alaa MUBARAK : USD.8 tỉ
Con trai thứ hai : Gamal MUBARAK : USD.17 tỉ
Đài Euro News còn phê bình thêm rằng Tài sản của Gia đình MUBARAK còn lớn hơn Tài sản của người giầu nhất Thế giới.
Tài sản ấy được phân phối vào lãnh vực Địa ốc tại Hoa kỳ (New York và Los Angeles), tại Anh quốc (Luân Đôn) tại United Arab Emirates (Dubai).
Tài sản kếch xù này được tạo nên từ quyền lực độc tài tham nhũng:
* Lợi dụng quyền lực dành độc quyền mua rẻ hoặc chiếm lấy những đất đai quân đội vào những năm 1980 và sau đó bán lại với giá cao cho những Tập đoàn nước ngoài vào đầu tư du lịch.
* Bắt những Tập đoàn khai thác tài nguyên, du lịch và địa ốc phải dành cho Gia đình ông 20% tham dự lợi nhuận.
* Những Tập đoàn muốn đầu tư tại Ai Cập phải đóng tham nhũng mới có phép hoạt động.
Đài cũng chiếu lên hình ảnh Mubarak già yếu, xuống bậc thang không vững bên cạnh vợ. Ông từ chối không ra ứng cử Tổng Thống kỳ tới là tất nhiên. Nhưng ông cố thủ giữ quyền cho đến tháng 9 này vì muốn có thời giờ để tiêu táng tài sản.
Kết luận của Bản Tin này, Đài chiếu lên hình ảnh TT.OBAMA thăm Ai Cập và đứng cạnh con đỡ đầu MUBARAK (DICTATOR MADE IN USA) chào Quốc kỳ. Chẳng lẽ suốt 30 năm trường, Hoa kỳ không biết nhà độc tài này biển thủ Tài sản đến USD.40—70 tỉ hay sao để khuyến cáo, mà phải đợi dân chúng Ai Cập bị bóc lột đói khổ, xuống đường chết chóc mới lên tiếng khuyến cáo ?
Chú thích cá nhân : Theo nguồn tin không chính thức từ giới Tài chánh/Ngân hàng quan tâm đến Tài sản của Gia đình MUBARAK, thì TT.MUBARAK, còn mang Quốc tịch Anh vì Vợ (Suzanne MUBARAK) gốc người Anh, có thể lấy lý do chữa bệnh để thoát khỏi Ai Cập và sang Anh quốc trong những ngày gần đây. Như vậy ông cũng là con rể của Anh quốc (MADE IN UNITED KINGDOM).
Nước giữ Tài sản ra lệnh
Phong tỏa khi có yêu cầu
Khi đưa tin về Tài sản của MUBARAK, Đài Truyền Hình Thụy sĩ TSR1 mời một Luật sư lên để cắt nghĩa cho biết những trường hợp nào ra lệnh Phong tỏa Tài sản. Luật sư cho biết những trường hợp sau đây :
1. Theo yêu cầu của Chính quyền chuyển tiếp của bản xứ
2. Theo yêu cầu của Luật sư đại diện một đoàn thể kiều bào nước đó tại Thụy sĩ
3. Theo đề nghị của sứ quán Thụy sĩ tại nước đó
4. Đơn giản hơn : Thụy sĩ tình nghi rửa tiền
Hoàn trả Tài sản biển thủ
cho Dân (Quốc gia) có quyền
Chúng tôi đã tìm thấy những trường hợp Phong tỏa trước đây và Thụy sĩ đã chuyển trả lại cho Quốc gia (Dân) có quyền đối với những Tài sản bị phong tỏa ấy. Những trường hợp này được đăng trên Nhật báo TRIBUNE DE GENEVE hôm nay, 20.01.2011, trang 3:
1. Trường hợp TT. Ferdinand MARCOS, Phi Luật Tân
Ngày 25.03.1986, Liên Bang Thụy sĩ ra lệnh Phong tỏa Tài sản của cựu Tổng thống Ferdinand MARCOS trên Lãnh thổ Thụy sĩ. Sau những thủ tục Luật pháp sáng tỏ chứng minh năm 2003, Liên Bang Thụy sĩ đã chuyển trả cho Dân Phi Luật Tân số tiền là USD.683 triệu.
2. Trường hợp Ông Sani ABACHA, Nigeria
Trương mục của Ông này đã bị Phong tỏa và Liên Bang Thụy sĩ đã chuyển trả cho Dân Nigera năm 2005 số tiền USD.500 triệu.
3. Trường hợp Ông Raul SALINAS, Mễ Tây Cơ
Ông này biển thủ tiền và chuyển qua Thụy sĩ. Trương mục bị phong tỏa và Liên Bang Thụy sĩ đã chuyển trả lại cho Dân Mễ Tây Cơ năm 2008 số tiền USD.74 triệu.
Những trường hợp trên cho thấy rằng khi Liên Bang Thụy sĩ Phong tỏa Tài sản để điều tra, thì khi Thủ tục Luật pháp chứng minh rồi, Tài sản bị phong tỏa được Liên Bang Thụy sĩ chuyển trở lại cho Quốc gia (Dân) hay Người có quyền.
Vai trò của Cộng đồng
Kiều bào Hải ngoại
Theo Luật sư cho biết nguyên tắc chung trên Đài Truyền Hình Thụy sĩ TSR1 tối 0.6.02.2011, thì Công đồng Kiều bào, qua Luật sư đại diện, có thể yêu cầu việc Phong tỏa Tài sản biển thủ.
Trở lại trường hợp cụ thể của Tài sản Ben ALI và Cộng đồng Kiều bào Tunisie tại Thụy sĩ. Thứ Ba ngày 18.01.2011, Nhật báo TRIBUNE DE GENÈVE đăng trên trang nhất một bài với đầu đề TRAQUE A GENEVE DES AVOIRS DU CLAN BEN ALI (SĂN LÙNG TẠI GENEVE NHỮNG TÀI SÃN CỦA BÈ ĐẢNG BEN ALI). Dựa theo bài báo này, chúng tôi đã viết trong Bài dưới đây rằng Hội Người Tunisie tại Thụy sĩ tích cực yểm trợ cuộc Cách Mạng tại nước họ bằng hành động cụ thể:
Bao vây Ngân Hàng HSBC tại Geneva vì thấy hình bóng Cháu của Ben Ali cùng với một cận vệ lai vãng đến Ngân Hàng này.
Nhân danh Hội Người Tunisie, họ liên lạc với Trung ương Liên Bang Thụy sĩ tại Thủ đô BERNE để yêu cầu Phong tỏa những Tài sãn của Ben Ali và bè đảng tại các Ngân Hàng và trên Lãnh thổ Thụy sĩ.
Qua những khả năng có thể làm được này, chúng ta người Việt ở hải ngoại có thể đóng góp cụ thể với cuộc đấu tranh tại Quốc nội.
Thực vậy, ngày 30.12.2010, dưới đầu đề TRÁCH NHIỆM ĐẤU TRANH QUỐC NỘI, chúng tôi đã đề nghị việc đóng góp cụ thể của người Việt Hải ngoại cho Quốc nội như sau:
“Điều đóng góp mà Quốc nội mong chúng ta làm, đó là canh chừng, tố cáo những tên THAM NHŨNG LÃNG PHÍ và con cháu chúng chuyển tiền bạc ăn cướp ra nước ngoài để sống sung sướng. Nếu có thể, yêu cầu nước ngoài chuyển những tiền ăn cướp đó trả lại cho dân Việt Nam.”
Video thông điệp của khôn ngoan?
Cu Làng Cát - Đoạn video trên youtube làm chết lặng con tim tôi. Nó được quay trực tiếp tại trận đánh chiếm đảo và giết hại những người lính, dân thường Việt Nam bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988 bởi hải quân Trung Quốc. Giọng thuyết minh gầm gừ chói tai.
No comments:
Post a Comment