Saturday, March 12, 2011

Biển Đông : Lo ngại về sự cố võ trang gia tăng, do hành động gây căng thẳng của Trung Quốc

Ảnh Reuters / Google Map
RFI Ảnh Reuters / Google Map
Trọng Nghĩa
Trong những ngày qua, chính quyền Trung Quốc liên tiếp có những hành động lấn lướt các láng giềng đang tranh chấp lãnh hải với họ, từ Nhật Bản trên biển Đông Hải, đến Philippines, Việt Nam trên biển Nam Hải (tức Biển Đông). Các nước liên can đã đồng loạt lên tiếng phản đối, và ít nhiều đề ra các biện pháp đối phó. Tình hình căng thẳng nẩy sinh đã khiến một số nhà quan sát bắt đầu lo ngại trước khả năng sự cố đáng tiếc xẩy ra.
Tại vùng Biển Đông, nơi Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền đến 80% diện tích, mới đây, ngày 02/03/2011, Trung Quốc đã làm cho Philippines tức giận, khi cho hai tàu tuần tra của họ thâm nhập một vùng biển, mà Manila cho là thuộc chủ quyền của mình, và đe dọa một chiếc tàu thăm dò dầu khí cho Philippines.
Philippines đã cử chiến đấu cơ đến khu vực xẩy ra sự cố và tàu Trung Quốc đã bỏ đi. Đây là vùng Reed Bank, ngoài khơi quần đảo Palawan của Philippines, nhưng bị Bắc Kinh tự nhận chủ quyền. Hành động dọa nạt của Trung Quốc đã buộc chính quyền Manila tạm ngưng việc thăm dò, nhưng đã thúc đẩy quân đội Philippines tăng cường lực lượng để bảo vệ tàu nghiên cứu của mình.
Việc Trung Quốc gây sự với Philippines tại vùng Reed Bank là một diễn biến mới trong hồ sơ Biển Đông, vốn thường xuyên bị các hành động quyết đoán của Bắc Kinh nhắm vào Hà Nội khuấy lên. Ngày 04/03, Việt Nam đã lên tiếng phản đối Trung Quốc tập trận ở vùng Trường Sa, và đến hôm qua, lại tố cáo nước láng giềng thúc đẩy khai thác khu vực Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp.
Tình hình căng thẳng gia tăng đã bắt đầu tạo ra quan ngại. Theo tuần báo Anh Quốc The Economist, số ra ngày 10/03, rất có thể là các nước tranh chấp với nhau sẽ dừng lại ở mức độ khẩu chiến như thường lệ. Tuy nhiên, ngày càng có thêm nguy cơ là, một sự cố không mong muốn nào đó có thể leo thang thành xung đột võ trang trong bối cảnh khu vực có quá nhiều bất đồng đối nghịch, không một chút triển vọng giải quyết êm thắm.
Về các tranh chấp giữa 6 nước Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei với Trung Quốc và Đài Loan trên vùng Trường Sa và Hoàng Sa, theo The Economist, về mặt lý thuyết, thì giải pháp có thể được tìm thấy trong khuôn khổ Công ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Trong năm 2009 chẳng hạn, Malaysia và Việt Nam đã ít nhiều làm gương, khi cùng nhau chuyển lên Liên Hiệp Quốc một đề nghị chung về thềm lục địa mở rộng trong vùng hai bên có tranh chấp.
Ngược lại, Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị kể trên, và đưa ra một tấm bản đồ 9 đường gián đoạn, vẽ ra từ những năm 1940, theo đó họ tự nhận chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông. Đòi hỏi của Trung Quốc bị coi là không dựa trên bất cứ cơ sở pháp lý nào trong Công Ước Liên Hiệp Quốc.
Chính vì đòi hỏi bao quát vô lý đó, mà Indonesia, vốn không tranh giành chủ quyền ở vùng Trường Sa, lại phải nhập cuộc, vì yêu sách lãnh hải của Trung Quốc lại lấn vào vùng hải phận của Indonesia.
Tình hình căng thẳng giữa các nước đương nhiên bắt nguồn từ các bất đồng về lãnh hải như kể trên. Bên cạnh đó, đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên 80% Biển Đông, kèm theo các biện pháp mạnh nhằm buộc các nước khác tôn trọng yêu sách của mình cũng làm cho tình hình căng thẳng thêm, đặc biệt là với Hoa Kỳ, cường quốc rất quan tâm đến quyền tự do hàng hải.
Washington muốn bảo vệ quyền tự do đi lại trong vùng cho các chiến hạm của mình, trong lúc Bắc Kinh lại không muốn cho hải quân Mỹ tiến vào bên trong những khu vực mà họ cho là vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của họ để làm công việc do thám. Tại Biển Đông, ‘’lợi ích cốt lõi’’ của Trung Quốc trong năm qua đã đối chọi với ‘’quyền lợi quốc gia’’ của Hoa Kỳ, và điều này cũng là một yếu tố gây căng thẳng.
Ngoài ra, còn có bất đồng giữa Trung Quốc và ASEAN. Hai bên đạt được một bản "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC) vào năm 2002, trong một nỗ lực nhằm giảm thiểu nguy cơ xung đột. Nhưng những nỗ lực để biến điều này thành một bộ quy tắc có tính ràng buộc đã không đi đến đâu, trong lúc trên hiện trường nước nào cũng tìm cách thúc đẩy quyền lợi của mình. Trung Quốc lập luận rằng ASEAN không có vai trò trong vấn đề giải quyết tranh chấp lãnh thổ, và chủ trương đàm phán tay đôi.
Bên cạnh đó, một khó khăn khác bắt nguồn từ việc Đài Loan cũng là một bên tranh chấp. Cho dù chỉ chiếm một hòn đảo ở Trường Sa, nhưng Đài Loan lại chiếm được đảo lớn nhất và xây dụng trên đó một phi đạo dài. Vấn đề là Đài Loan lại không được mời vào bất kỳ một cuộc đàm phán nào.
Tóm lại, khó có thể dung hòa các đòi hỏi khác nhau nói trên. Vào lúc các nước trong vùng cố gắng hiện đại hóa kho vũ khí của mình, nguy cơ căng thẳng ở Biển Đông biến thành xung đột được cho là ngày càng lớn hơn.


Đừng để dân “Tức nước vỡ bờ”
Fri, 11/03/11 – 8:58 | 8 Comments
Đừng để dân “Tức nước vỡ bờ” Bà mẹ 90 tuổi khóc người con bị trung tá công an đánh chết. Ảnh: nuvuongcongly Khánh An – Phóng viên RFA, Bangkok 11/3/2011 Ngày hôm qua, nhiều người dân Hà Nội đã đến thăm gia đình ông Trịnh Xuân Tùng, người bị trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh gây chấn thương cổ [...]



Cảm hứng từ cách mạng Bắc Phi: Làm giàu ô nhục và làm giàu vinh quang

Bùi Tín Blog

Cuộc cách mạng sôi nổi trên đường phố Tunisia và Libya đánh sập những chế độ độc đoán, mở ra kỷ nguyên dân chủ tự do cho cả khu vực là chuyển biến lịch sử mang dấu thời đại. Cả một vùng đất có nền văn minh cổ đặc sắc nay hòa nhập hẳn với nền văn minh hiện đại, nêu cao những giá trị phổ quát thống nhất của toàn nhân loại: độc lập, tự do dân chủ, công bằng và nhân quyền.

Ở Tunisia, cuộc sống xã hội khá cao, gần 4.000 đôla thu nhập/đầu người/năm, đứng hàng thứ tư của 54 nước châu Phi. Tunisia khá giàu về tài nguyên mỏ, dầu và khí, đã sản xuất điện hạt nhân. Kinh tế phát triển cao, tăng 5% đều đặn hơn 10 năm nay, du lịch phát triển mạnh. Nền giáo dục từ tiểu học lên đại học vào loại xuất sắc ở vùng Bắc Phi và Cận Đông. Xã hội vẫn được cho là ổn định.

Vậy mà lòng dân không yên. Sự bất mãn lớn nhất là thành quả của sự phát triển không được chia đều trong xã hội, tầng lớp cầm quyền chiếm đoạt đến 80% thành quả của phát triển, chỉ cho 10 triệu dân hưởng 20 phần trăm còn lại. Báo sinh viên Tunis cho rằng dân chỉ được nhặt “những mảnh bánh mì vụn, bơ thừa, sữa cặn của giới thượng lưu”. Tất cả các công ty lớn đều nằm trong tay những cận thần của Ben Ali. Vợ con Ben Ali sống xa hoa còn hơn thời vua chúa. Họ có máy bay riêng, biệt thự, lâu đài ở Ý, Pháp, có ngân hàng riêng, sòng bạc quốc tế, hãng du lịch riêng, khách sạn 5 sao. Ngay sau khi vợ chồng Ben Ali bỏ chạy, một ban đặc trách thấy trong dinh tổng thống có 3 phòng riêng trên gác với nhiều tủ lớn chứa đầy tiền mặt đôla và Euro, từng gói lớn đựng trong hàng trăm thùng (được truyền hình Pháp TF2 truyền đi ngày 23-1), chưa kể 2 tấn rưỡi vàng ròng, vợ hai của Ben Ali chở theo sang Saudi Arabia.

Căm giận bất công quá đáng, hố sâu giàu nghèo toang hoác, “người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra”, sinh viên tốt nghiệp không tìm ra việc làm, tham nhũng tràn lan…là mồi lửa cho cuộc nổi dậy xung thiên của quần chúng khao khát công bằng, nung nấu hận thù.

Các mạng face book, twitter, blog cá nhân truyền đi hình ảnh những chiếc xe ôtô thể thao Porsche, xe limousine, tàu thủy du lịch hiệu Golden, thuyền yatch thể thao loại “de luxe”, những lâu đài, biệt thự ở Pháp, Ý…chỉ ra rằng tất cả là tài sản nhân dân bị bọn bạo chúa hiện đại tước đoạt bằng quyền lực, và cuối cùng chỉ ra bọn chúng là “ những tên nhố nhăng vô học bất tài đã “giàu lên một cách nhục nhã”. Một cuộc truy lùng ráo riết bọn chúng và tài sản ô nhục của chúng đang diễn ra.

Các bài báo của thanh niên, những thông tin trên mạng, trên điện thoại cầm tay đều truyền đi những hình ảnh và bình luận sắc bén, những câu hỏi nảy lửa. Các bạn thanh niên, sinh viên hỏi nhau thế nào là làm giàu chính đáng, thế nào là làm giàu nhục nhã. Tài sản nào là tài sản chính đáng, tài sản thế nào là tài sản ô nhục? Họ có xứng đáng làm chủ những biệt thự, lâu đài, phương tiện xa hoa, sang trọng như thế không? Phải điều tra, thẩm định, công bố những khoản thu nhập, gửi tiền, chuyển tiền, rửa tiền trong các ngân hàng Tunis, Cairo, Paris, Roma, Genève…Chỉ riêng tài sản của 2 triều đình bạo chúa Ben Ali và Hosni Mubarak sơ sơ đã lên đến trên 50 tỷ đôla. Tất cả đều là tài sản công, là mồ hôi nước mắt của lao động Tunisia và bị ăn cắp trong một chế độ cướp ngày. Rồi tất cả bọn họ đều phải trả lời những đống tiền ô nhục, những tài sản ô nhục ấy chúng lấy từ đâu, lúc nào, cách nào? và họ có cho là chính đáng hay không?

Một kẻ cắp lấy trộm một máy computer, móc túi một điện thoại cầm tay hay cướp giật một dây vàng ở cổ một bà già còn bị bắt, bị tù, còn bọn kẻ cướp lấy cắp hàng núi của như thế của xã hội, của nhân dân, sẽ bị đền tội ra sao đây mới là thích đáng, mới là công bằng?

Các bạn trẻ Tunisia và đề xướng, kêu gọi tuổi trẻ, trí thức, nhà kinh doanh hãy xây dựng một xã hội trong sạch, lao động cần cù với kỹ thuật cao, mọi công dân làm giàu bằng chính sức và kỹ năng lao động của mình, làm giàu chính đáng trong nhân phẩm và vinh dự, trong khuôn khổ của luật pháp.

Thế hệ trẻ, thế hệ xuống đường, thông minh tài trí sẽ là thế hệ xây dựng cuộc sống mới tự do, dân chủ, có công bằng và nhân phẩm. Họ biết lật đổ chế độ cũ, xóa bỏ xã hội bất công, đẩy lùi đặc quyền đặc lợi và tham nhũng, tất nhiên họ có đủ nghị lực và trí tuệ để xây dựng một xã hội công bằng, trong sạch và tiên tiến.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog

No comments:

Post a Comment