Đám tang ông Trịnh Xuân Tùng, tiếng kêu xé lòng và chuyện người đưa đám
J.B Nguyễn Hữu Vinh - Ông Trịnh Xuân Tùng, người bị viên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh gãy cổ và chết trong bệnh viện, đã được chôn cất xong ngày 23/3/2011. Chúng tôi đã đến viếng và tiễn đưa ông về nơi an nghỉ.
Cuối cùng, thì một con người cũng đã ra đi, nói như điếu văn trong tang lễ của ông tại nhà tang lễ Thanh Nhàn “thì sinh có hạn, tử bất kỳ”, chuyện sống chết là quy luật của cuộc sống.
Đành rằng có những cái chết bất kỳ, nhưng cái chết của ông xem ra không nằm trong quy luật này. Cái chết đến với ông không do bệnh tật tự thân ông mang, không phải ở chiến trường, không phải nơi biển cả, động đất, cũng không phải là một tai nạn giao thông thường thấy ở Việt Nam… mà chính từ một nhân viên công lực mang danh “vì nhân dân”.
Tôi đã định sẽ không viết gì thêm nữa về cái chết của ông. Nói nhiều mà làm gì về một nỗi đau của con người, của con cháu ông, gia đình ông… Hãy để ông được nghỉ ngơi nơi chín suối và con cháu ông được thanh thản. Vì dù sao sự việc cũng đã xảy ra, có làm gì thì ông cũng không thể sống lại.
Hôm nay, tôi lại đi đám tang của một người khác, cụ cố của một linh mục. Đám tang cũng có những tiếng khóc, những tiếc than đau đớn của con cháu… Nhưng, ở đám tang này không có những cảnh tôi đã nhìn thấy chiều qua.
Đám tang chiều qua
Chiều qua có một đám tang, một đám tang khá đặc biệt của ông Trịnh Xuân Tùng.
Tiếng kêu gào của cô Kim Tiến, con gái ông Tùng trước đám tang, dù tôi cố quên đi cũng không thể nào quên được: “Bố ơi, bố có nghe tiếng con gọi bố không? Bố ơi bố, bố chết oan lắm bố ơi…”. Tiếng gọi vang xa làm cả đoàn người đứng lặng.
Sáng nay, anh bạn tôi nói: “Tôi chảy nước mắt khi nhớ lại tiếng kêu đó, nó cứ văng vẳng bên tai cả đêm qua, ngay cả trong giấc ngủ”.
Và, tôi sẽ phải viết lại điều này, một tội ác mà không mổ xẻ nguồn gốc tận căn, còn được nuông chiều thì sẽ còn có nhiều nguy cơ tồn tại và phát triển.
Chúng tôi đến Nhà tang lễ bệnh viên Thanh Nhàn cùng với đoàn giáo dân Hà Nội đến viếng xác kẻ chết. Khi đến nơi, đập vào mắt chúng tôi dọc đường đi và ngoài cổng cũng như trong sân nhà tang lễ là lực lượng công an, cảnh sát chìm, nổi hết sức đông đúc.
Trước cửa nhà tang lễ Thanh NhànNhững người bạn cùng đi với chúng tôi chỉ rõ cho tôi biết ai là công an, ai không phải là công an rất rành rẽ trong khi tôi cũng chẳng chú ý lắm đến điều này. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Sao anh biết ai là công an, ai không phải, họ đều mặc quần áo bình thường cả cơ mà?”. Anh bạn tôi trả lời: “Chỉ nhìn qua nét mặt, tôi chỉ chính xác cho ông đến 99%”. Thì ra là vậy, anh đoán rằng số công an có mặt vì đám tang này, chắc hẳn không phải là con số hàng chục.
Sau đoàn chúng tôi vào viếng là đoàn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Hà Nội do một Phó Giám đốc Công an dẫn đầu.
Tôi bảo anh bạn: “Họ đến nhiều cũng tốt thôi, ít nhất họ đến để chia sẻ với gia đình, với nạn nhân, vì dù sao gây nên cái chết này cũng chính là đồng đội của họ và khi họ chứng kiến nỗi đau của gia đình nạn nhân, chắc họ sẽ phải suy nghĩ để những hành động tương tự không lặp lại”.
Anh bạn tôi không nói gì, chỉ nhìn tôi cười rất mai mỉa sau câu nói của tôi.
Đoàn đại biểu giáo dân Hà Nội kính viếngChúng tôi xếp hàng, vào thắp hương kính viếng hương hồn ông trước khi vĩnh biệt cõi đời, đọc mấy lời kinh cầu cho linh hồn ông dù ông không cùng tôn giáo thì ông cũng được mát mẻ hơn với sự chia sẻ của mọi người.
Di ảnh ông nhìn thẳng, trước linh cữu ông, tôi cứ nghĩ mãi về cuộc đời một con người đã vất vả với những năm tháng cống hiến cho đất nước trong quân ngũ, những năm tháng vất vả gây dựng gia đình sinh con và nuôi con ăn học, phải từ giã cõi đời khi mới tuổi 54 để lại chiếc lá vàng là mẹ già hơn 90 tuổi thiếu người nuôi dưỡng.
Những người đến dự đám tang, ngoài lực lượng công an đông đúc, số giáo dân đến từ các giáo xứ, giáo họ khá đông, khi chúng tôi viếng xong, một đoàn giáo dân khác lại tiếp tục đến viếng. Chúng tôi thấy ấm lòng hơn về tinh thần yêu thương đúng với giáo lý thương người của Chúa răn dạy.
Cách đây mấy hôm, một cán bộ an ninh sau nhiều lần điện thoại để gặp gỡ nhưng tôi bận bịu vì đi vắng, hai cán bộ đã đến nhà và khuyên tôi không đi đám tang và không viết về ông Tùng. Tôi có nói rằng: “Việc đi viếng xác kẻ chết thuộc về yêu cầu tôn giáo chúng tôi, không thể không đến khi có điều kiện. Còn viết, tôi chỉ viết sự thật mà thôi”. Và đến đây, tôi lại gặp những gương mặt này.
Cũng như những đám tang khác tại nhà tang lễ mà tôi đã nhiều lần đến tham dự tại đây, chỉ có điều trong điếu văn truy điệu do một người của nhà tang lễ đọc, thì cái chết được nêu lên là do tai nạn. Đúng là với ông Tùng, đó là một tai nạn, một điều ông không lường trước, nhưng có lẽ nguồn gốc cái tai nạn này, người ta muốn bỏ qua.
Cô Kim Tiến, con gái ông Tùng sau đám tang cho tôi biết qua điện thoại rằng: “Khi tổ chức, nhà tang lễ đề nghị để họ làm ban tổ chức và đọc điếu văn cho luôn, lẽ ra gia đình cháu phải duyệt điếu văn, nhưng tang gia bối rối nên không quản lý hết được. Đến khi đọc là tai nạn, cháu đã định phản ứng, nhưng trước giờ phút tiễn biệt bố cháu, cháu muốn để bố cháu được yên”.
Rồi đám tang bắt đầu đi, qua các phố Hà Nội, lượng công an dày đặc hiếm có, họ phân đường, hướng dẫn giao thông giải thoát cho đám tang hết sức tích cực và nhanh chóng làm những người đi đường ngơ ngác. Chắc hẳn chưa có đám tang nào được sự ưu tiên như đám này.
Đưa linh cữu về qua nhà ông ở 525 Trần Khát Chân, lượng người đông đúc đứng tham dự, đứng xem tràn ra vỉa hè, trên cầu vượt. Chiếc xe chầm chậm lăn và đến một đoạn ngắn thì một người (sau này tôi mới biết là công an), bảo người lái xe dừng lại.
Hầu như, việc dẫn đường, di chuyển đám tang, chỉ đạo những người mặc thường phục đến đây, đều do người này điều động.
Chuyện trên đường đưa đám
Đám tang di chuyển theo đường Đại Cồ Việt – Giải phóng và nhằm thẳng hướng Thường Tín. Dọc đường, bất cứ ngã ba, ngã tư nào đều có dày đặc cảnh sát giao thông, công an các loại và dân phòng nhiều vô kể. Họ chặn đường, giữ cho đám tang đi nhanh chóng. Nhiều người dân thấy lạ đứng nhìn theo và hỏi nhau mới biết là đám tang nạn nhân của viên công an.
Cảnh sát xếp hàng dẹp đường cho đám tang đi thật nhanhChiếc xe tang dẫn đầu, xe chở gia đình đi theo và sau đó là một đoàn xe con gồm 5 chiếc mà mọi người bảo là xe của công an, trong đó có chiếc xe nhìn mới tinh biển số 29A-000.67mà mọi người nói với tôi là đang chở Phó Giám đốc Công an đi cùng đến tận đường Giáp Bát. Bên cạnh là hàng loạt xe máy, thậm chí có nhiều xe chở nhau chẳng cần mũ bảo hiểm vẫn chạy song song. Xe chúng tôi đi sau cùng, chỉ trước một chiếc xe của cảnh sát giao thông.
Chúng tôi định tiễn chân ông một đoạn và đi về, nhưng những sự việc xảy ra sau đó đã không như tôi nghĩ buộc chúng tôi đi đến tận nơi.
Chúng tôi đang đi theo đoàn xe tang, bỗng nhiên những chiếc xe biển xanh số 33A-4789 , 31A-7592, 31C-6688 và chiếc xe biển trắng 29X-6969 chuyển vị trí.
Từ chỗ đi trước các xe đó chuyển sang đi sau và đi bên cạnh, riêng chiếc xe biển xanh mang biển số 33A-4789 đi phía trước liên tục chèn xe chúng tôi. Người bạn lái xe của chúng tôi đã hết sức bình tĩnh, nhưng dù đi nhanh, đi chậm, sang trái hay sang phải, chiếc xe biển xanh vẫn cứ lượn hình chữ chi để chặn đường, bất kể đó là đường vạch liền hay vạch đứt.
Lúc đầu chúng tôi hơi ngạc nhiên, nhưng qua mấy đoạn đường liên tục như vậy, chúng tôi hiểu rằng họ cố tình chèn chúng tôi bất chấp tai nạn và dòng người đi đường đông đúc.
Những chiếc xe biển xanh bắt đầu biểu diễn trên đườngLiên tục lượn chữ chi chèn che chúng tôi
Điều rất lạ, là những người ngồi trong những chiếc xe này là cán bộ công an hẳn hoi sao lại có những hành động như vậy trong khi đưa đám tang? Đến đây, chúng tôi hiểu rằng họ đến không phải để đưa tiễn người đã chết oan uổng vì chính đồng đội của họ.
Thậm chí, trên đường, họ là những người hoàn toàn gương mẫu trong việc vi phạm luật giao thông đường bộ. Chắc họ cho rằng mình là công an, nên bất chấp luật lệ đi đường, dù đường hẹp, vạch liền, họ vẫn cứ đè vạch không thương tiếc.
Chiếc xe biển xanh này của công an Hà Nội liên tục đè vạch liền và vi phạm luật trên quãng đường dài
Một người bạn tôi nói đùa: “May hôm nay, Trung tá Nguyễn Văn Ninh đã bị bắt, nếu không thì tay lái xe này không khéo lại bị đánh gẫy cổ lần nữa”. Nhưng không phải thế, qua những đoạn đường có cảnh sát giao thông đứng dẫn đường, tất cả đều giơ tay chào rất trịnh trọng khi những chiếc xe này đi qua.
Khi không thể chèn được chúng tôi hơn nữa, đến ngã tư Văn Điển thì chiếc xe biển xanh ép hẳn xe chúng tôi vào lề đường và một cảnh sát xuất hiện ngay trước mũi xe chúng tôi, bên cạnh đó chiếc xe biển xanh 31C-6688 đã dừng lại đó từ trước, đằng sau, chiếc xe cảnh sát giao thông với còi hụ đã kịp tiến lên gần.
Chúng tôi dừng xe, viên cảnh sát giao thông nói: “Đề nghị đưa giấy tờ xe”. Chúng tôi hỏi: “Xe chúng tôi đang đi đám tang, không vi phạm luật lệ, lý do gì phải dừng lại?”. Anh ta không trả lời được, chỉ yêu cầu đưa giấy tờ xe mà không đưa ra bất cứ lý do gì.
Nhận chỉ thị
Cảnh sát dừng xe, yêu cầu đưa giấy tờ mà không có lý do gì
Một cảnh sát khác đi đến bên cạnh bảo: “Nếu các bác đi đám tang thì các bác cứ đi”, lập tức viên cảnh sát giao thông này dùng cùi tay hất hất vào mạng sường người này làm anh chàng này ngơ ngác. Chúng tôi bảo: “Anh không cần phải huých anh kia làm gì. Anh vô cớ dừng xe chúng tôi mà không có lý do gì, trong khi chiếc xe biển xanh kia lượn vòng chữ chi cả chục cây số, chạy hoàn toàn vi phạm luật, anh không giữ, nghĩa là tại sao?”.
Anh ta không thể giải thích được, lúc đó, chiếc xe cảnh sát giao thông đến gần, chúng tôi yêu cầu nêu rõ lý do dừng xe chúng tôi đang đi đám tang khi chúng tôi không vi phạm bất cứ lý do nào. Chừng như đã đủ thời gian cho đoàn xe tang chạy được khá xa, anh cảnh sát này bảo chúng tôi cứ đi.
Chuyện nơi nghĩa trang
Chúng tôi đến nơi, thì xe tang đã dừng lại, gia đình đã chuẩn bị đưa người xấu số vào nghĩa trang bên đường. Những chiếc xe biển xanh, biển trắng nói trên đã đỗ lại bên đường.
Chúng tôi xuống xe để vào dự đám, một người trong chúng tôi gặp thanh niên lái chiếc xe biển xanh 33A-4789 đã chặn đầu chúng tôi và lượn chữ chi giữa đường bảo: “Này cháu, xe đi đám tang, tại sao lại lượn chặn xe chúng tôi như thế? Như vậy là vi phạm luật vừa nguy hiểm. Nhỡ xảy ra va quệt thì sao”. Người thanh niên này lúng túng và nói càn: “Cứ đi thế đấy, làm gì nhau, đâm được thì cứ đâm”.
Tôi thấy tên thanh niên này thật mất dạy, có phải nó ỷ vào nó là lái xe cho công an nên dám ngang nhiên thách thức và cậy thế như vậy không? Tôi hỏi: “Ai dạy cậu lái xe vi phạm luật lệ trắng trợn như thế? Cậu học lái xe ở đâu?” và đưa máy ảnh lên định ghi lại bằng chứng cụ thể.
Người thanh niên không đội mũ lái chiếc xe đánh võng trên đường
Bất thình lình, một khuôn mặt rỗ đeo kính thò tay giật máy ảnh của tôi và nói: “Ai cho anh chụp ảnh cá nhân nó mà không xin phép?”. Tôi thoáng nghĩ vậy khi ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt tại khách sạn, báo chí đưa tin và chưng ảnh ông ấy lên mặt báo, lại còn ghi: Ảnh do cơ quan công an cung cấp, chắc cơ quan công an này khi chụp ảnh đã xin phép ông Cù Huy Hà Vũ chăng? Thì ra luật của ta là thế?
Khi anh ta giật máy ảnh, một nữ giáo dân đứng bên cạnh tôi ngay lập tức đã giằng tay anh ta lại, anh ta nhảy sang bên đường tàu nhìn lại.
Tôi hỏi: “Anh là ai”? Người này trả lời: “Tôi là anh của bọn nó”. Tôi nói: “Đây là người lái xe đã vi phạm pháp luật, chạy trên đường cố tình đánh võng chữ chi chặn xe chúng tôi rất dài suýt gây tai nạn, tôi ghi lại để làm bằng chứng. Anh là công an, anh ngồi trên xe đó mà để anh ta vi phạm như thế có được không?”
Thật bất ngờ, anh ta nhơn nhơn bảo rằng: “Được, được đấy anh làm được gì?”.
Tất cả mọi người đứng đó từ giáo dân đến những người bà con đưa tang cũng như người qua đường đều chưng hửng trước câu trả lời mà không ai có thể ngờ từ miệng một người công an như thế. Đến nước này thì Chí Phèo cũng phải gọi bằng cụ.
Anh ta bỏ đi, còn quay lại dằn thêm một câu: “Tôi nói với anh Vinh nhé, tôi chẳng lạ gì anh đâu”. Tôi cũng trả lời: “Thì tôi cũng có lạ gì anh đâu, dù anh mặc như thế tôi vẫn biết là công an, nhưng công an càng phải chấp hành luật pháp nghiêm túc”. Rồi chúng tôi đi vào đám tang.
Ra khỏi đám tang, chúng tôi được nghe một người kể lại rằng tay lái xe và một số công an đứng đó kể với nhau câu chuyện vừa qua và gọi anh kia là Hải và toan tính những trò gây tai nạn khác.
Người đã giật chiếc máy ảnh tự xưng là đàn anh của người lái xe
Và anh ta là người chỉ đạo đám lâu la và người lái xe tang
Nếu những hành vi vi phạm pháp luật như thế này, thói lộng hành, cậy quyền cậy chức để chà đạp lên pháp luật và coi rẻ sinh mạng con người còn tiếp tục được nuôi dưỡng, thì chắc sẽ còn nhiều trường hợp như ông Trịnh Xuân Tùng đã gặp phải.
Chúng tôi ra về, cứ nghĩ mãi về đám tang này.
Người chết đã chết, đã yên dưới ba tấc đất. Nhưng cái chết này hình như không để lại cho những người thừa hành công vụ mà chúng tôi đã gặp ở đây một chút suy nghĩ, một sự lay động lương tâm nào từ cái chết oan nghiệt đó.
Họ có còn lương tâm để dằn vặt nữa hay không?
Hà Nội, ngày 24/3/2011.
J.B Nguyễn Hữu Vinh
http://jbnguyenhuuvinh.wordpress.com/2011/03/25/dam-tang-ong-tr%E1%BB%8Bnh-xuan-tung-ti%E1%BA%BFng-keu-xe-long-va-chuy%E1%BB%87n-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%C6%B0a-dam/#more-1552
Tử thần mang hộ chiếu Việt Nam?
Đinh Tấn Lực
“Cái chết là giải pháp cho mọi vấn đề”
– Joseph Stalin
– Joseph Stalin
Đồng chí Stalin (kính mến) — kẻ từng được “cha già” họ Hồ tôn là vị “cha già của thế giới XHCN” — hễ đã phán thì cấm có sai.
Giải pháp để có một VN độc đảng là tận diệt tất cả các đảng phái khác.
Giải pháp để giữ một VN độc đảng vẫn là tận diệt tất cả các đảng phái khác.
(Thương mình thương một, thương Ông thương mười là ở chỗ này chăng?).
Nạn nhân của thời 1930-1945 thì hằng hà sa số, đếm không xuể/kể không hết. Cả VN Quang Phục Hội & Tâm Tâm Xã, cả Đại Việt, cả Việt Quốc, cả Việt Cách, cả An Nam Độc Lập Đảng… thậm chí, cả những đồng chí đầu súng trăng treo cùng trường nhưng khác phái. Tiêu biểu của nỗ lực CS Quốc Tế III tận diệt đồng chí CS Quốc Tế IV là trường hợp của Trốt-kít Tạ Thu Thâu: Trong buổi phỏng vấn ngày 25-6-1946, Hồ Chí Minh đã trả lời Daniel Guérin về cái chết của Tạ Thu Thâu như sau: Ce fut un patriote et nous le pleurons… Mais tous ceux qui ne suivent pas la ligne tracée par moi seront brisés (Đó là một người yêu nước, chúng tôi đau buồn khi được hung tin… Nhưng tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt)! Chẳng ai nỡ nghĩ đến chuyện quyết toán vặt, nhưng ngay cả con lộ Tạ Thu Thâu ở Sài Gòn lẫn Mỹ Tho đều bị đổi tên sau ngày miền Nam thất thủ.
Nạn nhân của thời sau 1945, đặc biệt là sau 1975, cũng là vô phương đong đếm. Quả là một cuộc rửa hận/trả thù/xử lý vô tiền khoáng hậu ở nước ta. Bất kể đó là đảng viên các chính đảng kể trên còn kẹt lại miền Bắc; đã di cư vào Nam năm 1954; hoặc bị liệt vào hàng địch/ngụy của “chế độ cũ”… Hay thậm chí, ngay cả các đảng viên lão thành cách mạng của CSVN, những người đã nghiệm ra rằng gông cùm thực dân còn nhẹ nhàng hơn xích xiềng ý thức hệ; đã thấy ra mặt thật của “chiến thắng” là “thống nhất” cả nước vào tròng nô lệ Quốc Tế III; đã cọ xát với nỗi nhục đói nghèo/lạc hậu của đất nước thời “hậu giải phóng”; hay đã dự kiến cả tương lai đất nước gắn liền vào một đận Bắc Thuộc vĩnh viễn….
Tiến trình khai trừ và thanh trừng, do đó, nói theo ngôn ngữ tiếp thị ngày nay, là “2 trong1”. Hễ không phải bầu bạn anh em thì hẳn phải là thế lực thù địch. Cũng vậy, hết đồng chí ắt phải là kẻ thù, không thể khác. Mà đã là kẻ thù thì tất yếu là phải chết — chết ngay/chết dần/chết đói/chết kiệt/chết thảm/chết đột biến/chết tiệm tiến/chết tự nhiên/chết tai nạn/chết bờ/chết bụi/chết ngộp/chết chìm/chết tù/chết bệnh/chết dở/chết tiệt v.v… — kiểu nào cũng được, càng nhanh càng tốt, nhưng nói chung là phải chết, không chỉ bởi hệ vô thần khẳng định Chết Là Hết, mà còn bởi đối sách xuyên suốt của lãnh đạo là Chết …Cho Yên Chuyện.
Thử tạm liệt kê một vài trường hợp khai trừ/thanh trừng đồng chí tương đối dễ nhớ đã xảy ra ở xứ này, để xem thử có phải chết là hết hay không:
- Ông Nguyễn Văn Trấn (1914-1998), (còn được gọi là Bảy Trấn Chợ Đệm), tác giả quyển sách gây chấn động cả đảng: Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội, từng nhận giải Hellman-Hammett năm 1997.
- Ông Trần Độ (1923-2002), tác giả Nhật Ký Rồng Rắn, được ông Hà Sĩ Phu điếu tặng cặp đối “Văn võ tung hoành, trung tướng phong trần, thế sự song kiên, song trọng đảm – Bắc Nam xuất nhập, đại quân tế độ, hùng binh nhất trượng, nhất đan tâm”.
- Ông Trần Xuân Bách (1924-2006), nguyên ủy viên BCT, chủ trương dân chủ hóa VN cùng nhịp với Đông Âu và Liên Xô, tác giả phương ngôn nổi danh: “Dân chủ không phải là ban ơn, không phải là mở rộng dân chủ hay dân chủ mở rộng… Dân chủ là quyền của dân, với tư cách là người làm nên lịch sử, không phải là ban phát – do tấm lòng của người lãnh đạo này hay người lãnh đạo kia. Thực chất của dân chủ là khơi thông trí tuệ của toàn dân tộc và đưa đất nước đi lên kịp thời đại…“.
- Ông Nguyễn Ngọc Lan (1930-2007), nguyên chủ bút báo Đối Diện, bị quản chế cùng linh mục Chân Tín vì đã chủ trương Cá nhân sám hối/Giáo hội sám hối/Đảng phải sám hối, từng bị nhà nước ép té xe cùng với LM Chân Tín khi đi dự đám tang ông Bảy Trấn.
- Ông Hoàng Minh Chính (1920-2008), nguyên Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin, từng nhận định chính xác “Đất nước ta đứng ở đáy nhân loại trên mọi bình diện” (2005), rồi quyết định phục hoạt đảng Dân Chủ VN, và cùng với ông Lê Hồng Hà kêu gọi thành lập Hội Nhân Dân Chống Tham Nhũng.
- Ông Nguyễn Hộ (1916-2009), lãnh đạo Hội Những Người Kháng Chiến Cũ, tác giả quyển Quan Điểm Và Cuộc Sống, giải thưởng Hellman-Hammett, từng bị ép xuồng, bị bắt giữ và bị quản thúc tại gia cho tới chết.
- V.v…
Những di thư, di cảo, di ngôn tâm huyết của họ vẫn còn đó và còn nguyên giá trị lịch sử lẫn thời sự. Rõ ràng, chết chưa hẳn là hết. Lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN hiện giờ chỉ xoa bụng/vỗ tay/nâng cốc có mỗi điều về đối thủ: Chết là hết …nói!
Lãnh đạo đương thời cũng chẳng màng che giấu nỗi mong mỏi/chờ trông từng ngày điều đó xảy ra cho những đồng chí khai quốc công thần lòng ngay mắt sáng/trung ngôn nghịch nhĩ/thẳng lời phản biện/nói thật nói hết: Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Trọng Vĩnh, Đồng Sĩ Nguyên, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Minh Cần… cùng rất đông quý vị lão thành cách mạng, thậm chí, cả quý vị nhân sĩ Dương Danh Di, Trần Phương, Vũ Khoan, Nguyễn Văn An, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Trung, Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A, Nguyễn Minh Thuyết, Phạm Chi Lan, Phan Đình Diệu v.v…
Ở một tầng nấc khác, cả trong và ngoài đảng, cả trong và ngoài nước, cả trong và ngoài tù, là một danh sách “đáng chết” rất dài, không thể kể hết danh tánh, của những người từng có tiểu luận/khảo cứu/phản biện/phân tích/bình luận/đề nghị/cảnh báo/tuyển tập… không thể đăng trên dàn báo chính quy xưa nay (nên thường phải lập riêng thư viện/thư khố trên không gian mạng), và gần đây là những tay dân báo mạnh dạn gõ phím và chuyển tải tất cả những điều mắt thấy/tai nghe/óc nghĩ… thông qua hệ internet và ung dung chiếm lĩnh đại khối độc giả có điều kiện ngồi trước màn hình ở VN. Đáng “chết để hết nói” là vì vậy!
Tự thân đảng không muốn làm kẻ thù của internet như RSF tố giác. Tự thân internet và các dàn mạng xã hội đã đứng về phía Sự Thật và trở thành kẻ thù của đảng đó chứ!
Mà đã thế thì những danh sách “đáng chết” nói trên đã trở thành vô dụng, bởi đảng không thể trông chờ mãi vào cứu cánh “chết là hết” của đối kháng, mà ngược lại, chính sự trông chờ đó đã lột trần tình trạng “kiệt mưu/cạn chước/đuối lý/hết thời” của nguyên dàn lãnh đạo đảng đương nhiệm.
*
“Tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt”
– Hồ Chí Minh
– Hồ Chí Minh
Câu hỏi thứ hai được đặt ra là: Trên thực tế, chết có yên chuyện không?
Hội nghị Việt Bắc 1949 từng ghi lại lời khẳng định/trần tình của đồng chí Hồ Chí Minh (cũng kính mến không kém) rằng: “Các vị lãnh tụ thế giới Staline, Mao Trạch Đông thì không thể sai lầm, nghĩa là những gì cần nói và đáng nói họ đã nói hết rồi và nói đúng, thì mình còn gì nữa, nhất là điều mình nói có thể sai”.
Ngoại trừ cái chỉ thị đóng khung trên đây là …cấm sai. Và trở thành kim chỉ nam của lực lượng công an “còn đảng còn mình”:
21/1/2010: công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đánh chết công dân Nguyễn Quốc Bảo.
29/3/2010: công an huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, giả dạng đầu gấu, đánh dân oan đến nhập viện.
04/5/2010: công an Đà Nẵng cướp quan tài ở Cồn Dầu, đánh chết công dân Nguyễn Thành Năm, cho dù vợ con nạn nhân đã quỳ lạy xin tha mạng.
07/5/2010: công an Điện Bàn, Quảng Nam đánh chết công dân Võ Văn Khánh rồi báo cáo nạn nhân tự treo cổ bằng dây cột giày.
14/5/2010: công an huyện Chương Mỹ, Hà Hội, chận xe, đòi hối lộ, chưa được thì đánh công dân Tống Bá Đức bằng dùi cui và còng số 8, cho tới khi nạn nhân cầm xe máy cho 1 CA khác để nộp tiền hối lộ.
25/5/2010: công an huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, bắn thủng bàn tay trái của công dân Lê Thị Thanh, bắn chết công dân thiếu niên Lê Xuân Dũng, và bắn chết công dân Lê Hữu Nam ở Nghi Sơn.
28/6/2010: công an huyện Đại Từ, Thái Nguyên, đánh chết công dân Vũ Văn Hiền.
23/7/2010: thiếu úy công an Nguyễn Thế Nghiệp, huyện Tân Yên, Bắc Giang, đánh chết công dân Nguyễn Văn Khương về tội không đội mũ bảo hiểm.
06/8/2010: công an thường phục Thái Nguyên bắn thủng đùi xuyên xương chậu công dân Hoàng Thị Trà, về tội không đội mũ bảo hiểm.
14/8/2010: công an huyện Châu Thành A, Hậu Giang, đánh chết công dân Trần Duy Hải rồi báo cáo nạn nhân tự treo cổ bằng áo sơ mi tay dài.
09/9/2010: công an xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, Đồng Nai, đánh chết công dân Trần Ngọc Đường rồi báo cáo nạn nhân tự treo cổ bằng dây thắt lưng.
16/9/2010: công an Hà Tĩnh đánh hội đồng công dân Đặng Đình Việt bằng gậy, phải nhập viện, cho tới khi rất đông người đi đường đến can mới bỏ đi.
06/11/2010: công an xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, đánh công dân Lưu Đình Tăng đến phải nhập viện.
24/11/2010: công an xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, Thái Nguyên, bóp cổ và đánh công dân thiếu niên Dương Đình Hiếu bằng dùi cui đến ngất xỉu, xong bắt thân nhân đến ký giấy xác nhận tình trạng sức khỏe bình thường trước khi đón cháu Hiếu về nhà.
17/12/2010: công an phường Mỹ Bình, Long Xuyên, đánh chết công dân Đặng Văn Đen.
19/12/2010: công an phường Quán Trữ, Hải Phòng, đạp ngã xe để bắt giữ người đi xe máy ngồi sau không đội mũ bảo hiểm, gây trọng thương cho cả hai nạn nhân rồi tìm cách xóa dấu vết hiện trường.
28/12/2010: công an xã La Phù, Hoài Đức, Hà Tây, đánh hội đồng đến gãy xương sườn công dân Phạm Quang Sơn, mặc cho người thân quỳ lạy xin tha, sau đó, phó công an xã kéo côn đồ về bao vây và đòi giết cả nhà và đốt nhà nạn nhân.
11/1/2011: công an huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, đánh gãy tay công dân Ngô Thị Thu trong lúc biểu tình tố cáo nhà máy nhả khói độc, lại còn tuyên bố rằng nạn nhân chưa chế đâu mà lo.
01/3/2011: công an phường Nghi Tân, Cửa Lò, Nghệ An, đánh hội đồng công dân Nguyễn Văn Hướng bằng dùi cui đến tét đầu, về tội không đội mũ bảo hiểm.
02/3/2011: trung tá công an Nguyễn Văn Ninh, phường Thịnh Liệt, Hà Nội, đánh công dân Trịnh Xuân Tùng gãy 2 đốt sống cổ, gây liệt tứ chi và hệ thống hô hấp, dẫn đến tử vong, về tội đi xe ôm mà dừng lại tháo mũ bảo hiểm ra để nghe điện thoại.
23/3/2011: thiếu tá công an Bùi Minh Thắng, phó trưởng phòng CSGT Hậu Giang (con của giám đốc CA tỉnh Hậu Giang), đánh công dân Đỗ Quốc Thái bằng dây thắt lưng đến nhập viện, khi nạn nhân không chịu lái xe taxi vượt đèn đỏ như Thắng yêu cầu. Chi được đưa về trạm CSGT Cửa Ô, Thắng còn buộc đồng nghiệp ở đây phải quỳ lạy, :không tao bắn!”.
Sự liên hệ hữu cơ xâu chuỗi của hàng loạt án mạng tàn độc/thảm thiết kể trên không khỏi khiến dư luận nhiều nguồn rút ra một kết luận khách quan khó cãi: Tử thần đã chính thức nhập tịch và đang mang hộ chiếu VN.
Trong tất cả các vụ công an đánh/giết người vừa kể, chỉ có độc nhất vụ thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp bị truy tố ra tòa, lãnh án 7 năm tù giam.
Trong tất cả những công an từng đánh/giết người kể trên, cũng chỉ độc nhất thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp là có được sự bảo vệ tương đối khá hơn cả, nhờ lọt vào bên trong hệ thống trại giam. Đa phần những kẻ còn lại bên ngoài đang sinh hoạt trong sự sợ hãi thường trực, sau những vụ nhân dân bất bình bao vây hiện trường; mang xác nạn nhân đến triển lãm tại trụ sở CA; biểu tình đòi làm sáng tỏ vụ việc; hoặc, phá tan cổng UBND tỉnh (trường hợp Bắc Giang).
Tức là, so với sự trông đợi của đảng và nhà mước mong giới đối kháng “chết cho yên chuyện”, thì ngược lại, khi nhân dân VN bị hành hung dưới tay tử thần công an VN đã trở thành những cái “chết gây lớn chuyện” rất đáng lo ngại.
Chứng cớ là nhà nước bịt kín/bẻ cong tin tức về cuộc tự thiêu của KS Phạm Thành Sơn ngay trước UBND thành phố Đà Nẵng ngày 17/2/2011 vừa qua.
Chứng cớ nữa là nhà nước đã phải hoàn tất khám nghiệm thi thể nạn nhân Trịnh Xuân Tùng sớm hơn dự định 1 ngày, đồng thời, dời vụ xét xử TS Cù Huy Hà Vũ trễ lại 10 ngày, tránh sự trùng hợp cả 2 sự kiện có tính “ngòi nổ” này vào cùng ngày 24/3/2011.
Rõ ràng là nhà cầm quyền Hà Nội biết sợ hương hoa nhài tỏa ngát từ Trung Đông/Bắc Phi và cái lò năng lượng hạt nhân căm phẫn của nhân dân VN đang chực nổ dưới những nhát chém của lưỡi hái tử thần công an hiện nay. Vì sao?
- Vì đảng và nhà nước đã hiển thị đậm nét tình trạng thiểu năng/kém trí/vi luật/kiệt ngân/cạn lý/hết thời… ngược chiều với tình hình cập nhật về kỹ năng đấu tranh bất bạo động của nhiều người nhiều giới đang biến dần những quan tâm thành hành động.
- Vì nhân dân đã vượt qua tâm lý makeno cùng nỗi sợ, đã thao dượt đối đầu với nhà cầm quyền ở tầng địa phương, đang chờ đợi một ngòi dẫn nhạy lửa, và sẵn sàng cho một cuộc tập họp tại thủ đô có tầm vóc và hiệu quả như ở Tunis hồi đầu năm nay.
- Vì, bên dưới tình trạng các chủ tịch tỉnh thường xuyên bất chấp lệnh chính phủ, các hiện tượng công an cấp xã có toàn quyền sinh sát và tùy tiện sử dụng quyền này chính là chỉ dấu rõ nhất của một hệ thống quyền lực đứt rời từ trung ương xuống tới địa phương.
- Vì dàn thông tin 4T chính quy ở đây đã chính thức quy hàng hệ truyền thông dân báo ung dung lấn lướt ở mức áp đảo trên từng bảng pageviews, và với nội dung xây dựng mạng sinh hoạt xã hội dân sự làm nền cho việc huy động sức mạnh quần chúng.
- Vì mối liên kết giữa giới bloggers ở đây tiến đến những quy ước bất thành văn về phong trào quật ngược cán cân nạn nhân-hung thủ: Đẩy mạnh việc thu thập chứng cứ tham nhũng/lạm quyền/gian dối/tàn ác/phạm tội của dàn quan chức các cấp.
- Vì, quan trọng hơn cả, là xóa tan mọi nỗi nhục VN hôm nay, để những thế hệ người Việt sắp tới được hãnh diện sống trong một đất nước tung cánh và một nền văn hóa nhân bản, không một ai bị tiêu diệt vì không đi cùng đường vạch ra bởi kẻ khác.
- Và vì, nếu thật sự cái chết (như Mohamed Bouazizi) là giải pháp (châm ngòi) để dân chủ hóa VN thoát khỏi mọi hình thái độc tài, cộng sản lẫn không cộng sản, thì cũng đáng chọn lắm thay.
Chết đó, rõ ràng danh sống mãi
Chết đây, chỉ chết cái hình hài
Chết vì Tổ quốc, đời khen ngợi
Chết cho hậu thế, đẹp tương lai.
(Nguyễn An Ninh)
Chết đây, chỉ chết cái hình hài
Chết vì Tổ quốc, đời khen ngợi
Chết cho hậu thế, đẹp tương lai.
(Nguyễn An Ninh)
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.
(Phan Sào Nam)
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.
(Phan Sào Nam)
24-03-2011 – Kỷ niệm 85 năm đám tang Cụ Phan Chu Trinh & Kính điếu các nạn nhân của Tử Thần CAVN.
Blogger Đinh Tấn Lực
http://dinhtanluc.multiply.com/journal/item/609/609
http://dinhtanluc.multiply.com/journal/item/609/609
Đảng đã làm gì cho ta
Hiện nay có rất nhiều người phản động hoặc là bất bình với nhà nước đã ra sức nói xấu bôi nhọ đảng cộng sản vĩ đại của chúng ta. Họ đã lợi dụng những điểm chưa tốt để ra sức nói xấu mà những mặt tốt thì không bao giờ nói đến. Sau đây tôi xin nói tới những thành tựu mà đảng cộng sản của chúng ta đã làm được cho dân chúng Việt Nam.
1. Đưa con gái Việt Nam thành 1 biểu tượng trên toàn thế giới với phương châm đưa con gái Việt Nam đến tận giường của bạn : bây giờ con gái Việt Nam đã trở thành mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam sang các nước như Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ ..v.v. với ưu thế hàng ngon bổ rẻ, chẳng thế mà có anh nông dân Trung Quốc sang đây mất có tí tiền mà được vợ như ý khoe ầm ầm lên đấy à. Mặt hàng này hồi trước xuất khẩu chủ yếu cho anh hai ở bển về nhưng hiện nay giá cả đã cạnh tranh nên đã đến tay những người nông dân nghèo khó ở các nước láng giềng. Tiếp theo con gái Việt Nam ở nước ngoài bây giờ sang nước ngoài làm nghề vui lòng khách đến vừa lòng khach đi đang rất hot và giá cả luôn đứng đầu top so với chị em nước khác cùng làm nghề này ( vì ưu điểm trắng xinh nhiệt tình chịu thương chịu khó ). Nói chung con gái Việt Nam bây giờ đã trở thành 1 biểu tượng toàn cầu hóa
2. Xuất khẩu lao động : Lao động Việt Nam bây giờ đã xuất khẩu sang rất nhiều nước và được các doanh nghiệp trên toàn thế giới tin tưởng vì tính cần cù chịu khó và quan trọng nhất là lương cực thấp mà năng suất lao động không thua kém gì đồng nghiệp bên nước bạn. Lao động Việt Nam rất yêu nghề chẳng thế mà nhiều người làm việc lương không đủ sống vẫn hết lòng ca ngợi công ơn của đảng và chính phủ đó à. Nhờ có đảng và chính phủ mà chúng ta đã đào tạo được những con người làm việc luôn có tinh thần lao động là vinh quang, hết lòng vì công việc, đặc biệt tiền lương không đòi hoit
3. Còn về cuộc sống tinh thần đảng đã cho chúng ta 1 cuộc sống tinh thần dồi dào phong phú thậm chí còn có thể nói là bội thực để giảm stress sau những ngày lao động cực nhọc vất vả. Đấy chúng ta có thể nói những cuộc thi hoa hậu, siêu mẫu, miss teen để chúng ta có thể ngắm nhìn no nê những chân dài miên man, những bộ ngực khủng bố mà muốn ngắm bình thường chúng ta phải mất rất nhiều tiền đến những quán bar, vũ trường. Rồi đến lễ hội hoa, lễ hội ẩm thực, 1000 năm Thăng Long Hà nội người ta chen nhau gẫy cả chân mà đi xem đấy thôi, mấy ông phản động cứ rêu ra là tốn tiền mà không hiểu rằng tiền không thành vấn đề vấn đề là phải vui. Ca nhạc thì sáng tác những bài hát cách mạng yêu nước để cho dân chúng yêu nước nhiều hơn đâu cứ như mấy bọn nước ngoài không được dạy suốt ngày ra rả nói xấu tổ quốc chưa làm gì mà đã đòi hưởng thụ
4. Đào tạo những con người văn võ toàn tài
_ Về văn : đấy bây giờ ra ngoài đường, lên trên mạng trên các forum thấy người Việt Nam chúng ta chửi nhau ầm ầm từ ngữ vô cùng phong phú không được dạy văn giỏi mà chửi được như thế à
_ Về võ : clip võ thuật của chúng ta xuất hiện ầm ầm trên mạng thậm chí chị em phụ nữ chiếm chủ yếu nha toàn những phim nổi tiếng như nữ sinh lào cai đánh nhau lột áo, đánh nhau xé áo có thua gì phim chưởng của china đâu. Học võ giỏi thì phải có thực hành chứ
5. Hóa học : môn này chúng ta cực giỏi nha không cần phải bằng cấp này, bằng cấp nọ chúng ta vẫn sáng chế được chất bảo quản để cho thức ăn tươi lâu ngoài chợ bán đầy kia kìa hết phở hooc môn rồi lại chất bảo quản thịt, thuốc trừ sâu ..v.v. Thế mà bọn nước ngoài chẳng cho cái giải nobel gì đúng là bọn này mù hết rồi
*
Kết luận : Mấy bố cứ cho là mình giỏi chê đảng thế này thế nọ mà không biết rằng hiện nay dân ta vẫn hăng say lao động làm cho đất nước ngày càng giầu mạnh sánh vai các cường quốc năm châu ( sánh vai được chưa ý nhỉ ). Đảng xấu xa thế này thế nọ mà mọi người vẫn luôn cười tươi nhờ ơn đảng ơn chính phủ đấy à.Nói chung theo tôi đảng là number one và tôi vẫn luôn luôn tin tưởng tự hào vì những gì đảng đã làm cho chúng ta.
Người Yêu Nước
No comments:
Post a Comment