Pages

Wednesday, November 16, 2011

“THỰC TÀI” ĐẢNG CSVN : ĂN CƯỚP – ĂN CẮP – ĂN XIN VÀ KHỦNG BỐ

 
Điểm mặt lãnh đạo cộng sản từ ông Hồ chí Minh – Lê đức Thọ – Lê Duẫn – Trường Chinh – Phạm văn Đồng – Đỗ Mười – Lê đức Anh – Lê khả Phiêu…cùng một số tướng lãnh thời chiến tranh đa phần ít học và thuộc thành phần bần cố nông cùng vài kẻ bất hảo trong Xã hội miền Bắc . Mặc cảm thua sút , bản chất tham tàn đam mê quyền lực nhưng không có tri thức lẫn thực tài đã đẩy người dân miền bắc xuống tận cùng địa ngục trong cuộc ‘Cách mạng long trời lở đấtMiền Bắc VN‘ do HCM ăn lương nhận lệnh từ Cộng sản Quốc tế ( Hai bức thư Hồ Chí Minh gởi Stalin tường trình về “CCRĐ” ) sự vô liêm sĩ không biết hướng thiện và lắng nghe tầng lớp Trí thức thời bấy giờ là nguyên nhân dẫn đến thảm hoạ vụ án Nhân văn giai phẩm làm thui chột hiền tài muốn giúp nước . Thủ đoạn tra tấn , thủ tiêu , tù ngục và đày đoạ lẫn bôi nhọ sinh sự bất mãn tận cùng , một số im lặng để sống , một số ‘vì tem phiếu – sổ gạo’ buộc phải ca tụng cộng sản về những điều không thật để tồn tại lâu dần trở nên liệt chí mù quáng theo cộng sản để đan tâm lừa dối cả thế hệ trẻ bằng thứ “lịch sử bốc mùi đảng” được nhào nặn từ bộ máy vô nhân , tiền thân ban tuyên giáo ngày nay , may mà còn sót lại hai chữ BẤT KHUẤT trong lòng nhân sĩ mà đảng cộng sản không thể tiêu diệt , cố Thi sĩ HỮU LOAN , Ngục sĩ NGUYỄN CHÍ THIỆN , Luật sư NGUYỄN MẠNH TƯỜNG ( Kẻ bị mất phép thông công ) cùng rất nhiều Nhân sĩ trí thức khoa bảng khác là bằng chứng cho hậu thế về tội ác của đảng cộng sản Việt Nam .
Ngày nay vẫn thế , tệ hại hơn nữa là còn tồn tại “hai khối u ác tính” là Đỗ mười xuất thân từ anh nhà quê chỉ biết thiến dái heo với cái đầu “tài tử hai mái” cùng gương mặt nhìn vào là biết hắn thuộc hạng người nào . Ông bà ngày xưa nói xem mặt mà bắt hình dong quả không sai và tên chột Lê đức Anh có thời theo giặc Pháp cùng bản lý lịch mờ ám có đến 60 năm tuổi đảng mà chính người cộng sản cũng đặt câu hỏi về nhân vật này trong vụ án T2 mà báo chí từng đề cập . ( Đỗ MườiLê Đức Anh )

“Sở trường ăn cướp” đầu tiên của Hồ chí Minh với cái tên ăn cắp Nguyễn ái Quốc là tên chung của Báo Người cùng khổ xuất bản tại Paris do Phan Văn Trường cùng các chí hữu yêu nước đảm nhiệm . HCM khi đó vốn liếng pháp Văn chỉ thuộc hạng học trò lớp hai ‘Deux classes’ nhưng được ký tên tác giả một số bài báo theo “chiến thuật” của các bậc đàn anh . Bản thân HCM kể từ tha phương cầu thực các sử gia không đề cập thời gian nào HCM là thực sự cắp sách đến trường ( UNMASKING Hồ Chí Minh ) ngoài lá thư xin nhập học Trường Thuộc địa Pháp để làm quan cho Tây :
( nguồn hung-viet.org ) Sau đó là một chuổi dài tội ác của HCM như lịch sử đã ghi nhận mà đảng cộng sản không còn có thể chối bỏ từ những văn khố lưu trữ ở nước ngoài về lịch sử chiến tranh VN . Nhìn ở góc độ nào thì ông HCM không thể và cũng chẳng xứng đáng để gọi là Kẻ Sĩ thì sao gọi là danh nhân văn hoá được ( UNESCO và Hồ Chí Minh ). Đối với những tên thuộc hạ lúc sinh thời của HCM chỉ là những kẻ thụ động mù quáng thủ ác , phần đông là những người sinh ra trên đất bắc . Nên dễ hiểu vì sao người miền nam ghê tởm lẫn khinh bỉ “bắc kỳ 75″ nhắm vào bộ đội cụ Hồ mà vạ lây đến những người chẳng dính dáng đến tội ác cộng sản , đó là sự kỳ thị không dễ xoá bỏ cộng với nền giáo dục XHCN cho ra đời những lớp trẻ “hết thuốc chữa” trong giao tiếp hàng ngày hay các sinh hoạt xã hội nhất là các dịp lễ hội đã nói lên cái “trí thức” cộng sản cố gắng nhồi nhét vào não bộ của giới trẻ . Đó không phải là tội ác thì là gì ?
Về cuộc chiến VN Cộng sản quốc tế không thắng Mỹ mà là sự thoả thuận đổi chác với Trung cộng để có thể “chia hai trùm cộng sản” tập trung tài lực để đối đầu với Liên-Xô trong chiến tranh lạnh dẫn tới sự phản bội đồng minh của Mỹ đưa Miền nam VN vào thảm hoạ cộng sản đói nghèo tụt hậu so với các nước lân bang Châu Á mà trước 1975 Singapour chỉ có thể coi như ngang hàng với Saigon ‘Hòn ngọc viễn đông’ với Thailand . Cambod thì không thể sánh bằng Saigon miền nam VN được , sau 36 năm dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng Việt Nam muốn theo kịp Singapour phải mất 197 năm nữa thật khó tưởng tượng cái gọi là “tài tình sáng suốt” của đảng. Về hai chữ Tự Do thời Đệ nhất _ Đệ nhị Cộng Hoà mà đem so với chế độ cộng sản bắc việt thì thật khiếm nhã ( Thời nào dân Việt sướng nhất )
Cộng sản bắc việt thôn tính xâm lược miền nam bằng bạo lực cách mạng đó là sai lầm và chiến thắng giả tạo vì sự trù phú no ấm Tự do dân quyền và giàu có của miền nam hơn miền bắc là điều rất thật không thể chối cãi , thật ra cộng sản Hà nội “đánh thuê + thắng mướn” cho khối cộng sản mà Trung cộng chính là quan thày của lãnh đạo Hà hội nhằm mục đích nhuộm đỏ Châu Á và Hoa kỳ phản bội Nam VN với thâm ý nhắm vào trùm cộng sản ( Liên – Xô cũ ) như đã viết ở phần trên . 36 năm sau thời gian đủ dài để lịch sử chứng minh đảng cộng sản Việt Nam là kẻ chiến bại trên mọi lĩnh vực từ Chính trị – Văn hoá lẫn Kinh tế . Người dân ba miền Bắc – Trung – Nam hoàn toàn mất lòng tin vào đảng cộng sản nếu không nói bất mãn lẫn căm thù . Những món nợ khổng lồ vay mượn từ nước ngoài để thành phần tham nhũng trong đảng cộng sản cắn xé không thương tiếc vì chính người dân hôm nay và con cháu họ ngày mai sẽ phải trả món nợ không vay này , đất nước nghèo đói tụt hậu triền miên cũng là điều dễ hiểu khi bọn sâu dân mọt nước vẫn độc quyền lãnh đạo . Có thể nói đảng cộng sản Việt Nam là nơi tập trung thành phần thiếu lương thiện đứng đầu là HCM kẻ tôn thờ Stalin “bất diệt” tên đồ tể bị nhân loại kết án tội diệt chủng.
VIỆT NAM CỘNG HOÀ bốn chữ ngắn gọn nhưng đậm chất nhân văn không giả tạo như CỘNG HOÀ – XÃ HỘI – CHỦ NGHĨA – VIỆT NAM – ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC , mà làm sao có thể Tự do hạnh phúc cho người dân khi những người đứng đầu nhà nước chỉ là bọn tham lam và ít học làm kinh tế kiểu du kích rừng rú cướp giật thời chiến tranh . Ngày nay chuyện quan chức cộng sản cướp đất cướp tài sản của dân bằng những dự án lừa đảo vẫn diễn ra như cơm bữa như đã có từ thời HCM và người dân Nghệ an cũng từng nổi dậy và bị đảng cộng sản đàn áp khủng bố truy diệt tàn nhẫn ( Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu, Nghệ An, 1956 )
VIỆT NAM CỘNG HOÀ không cướp đất cướp tài sản của dân , không bịt miệng hay tra tấn thủ tiêu trí thức nếu không thì thành phần trí thức theo cộng sản làm gì có người còn thở sau 1975 bởi chế độ Tự do Dân chủ nhân quyền thực sự , muốn bịt miệng người khác là không thể cho một thể chế biết quý trọng trí thức dù họ là thành phần đối lập , không như chế độ cộng sản dẫu biết rằng chẳng thể chế nào là hoàn hảo nhưng nếu được lựa chọn thì đảng cộng sản sẽ không có chổ đứng trong lòng dân tộc Việt Nam . Lấy một ví dụ nhỏ : Sau 1975 bộ đội phục viên với đủ mọi lý do tất cả đều muốn ở lại miền nam lập nghiệp dù khi đó đã thuộc quyền cộng sản . Sau lớp người vượt biển 1975 người dân vẫn tìm đường vượt biển mãi đến năm 1978 – 1981 khi đảo Galand tuyên bố không tiếp nhận người tỵ nạn , từ đó bắt đầu hình thành lớp người chạy trốn cộng sản dưới hình thức mới và tệ nạn buôn người của đảng cộng sản chính thức hình thành qua đường xuất khẩu Lao động . Con người bị đánh giá ngang hàng với đồ vật bằng cụm từ “Xuất khẩu” gọi cho đúng nghĩa đó là nô lệ kể cả nô lệ tình dục , mãi tận hôm nay vẫn khối người và nhiều nhất vẫn là “Bắc kỳ” chạy trốn ‘thiên đàng’ cộng sản Hà nội , những bài viết về ‘người rừng’ ở Đông Âu trong thời gian qua có thật hay ‘diễn biến hoà bình ‘ xuyên tạc ?! Lớp người cướp của giết người , buôn người , trồng cần sa buôn ma tuý từ Đông Âu sang Tây Âu gần đây là ở ÚC có phải dân “bắc kỳ” ? có phải dân chơi Hải phòng cùng bọn đầu gấu đảng viên cộng sản cùng tham gia ?
Ngọc bất tác bất thành khí . Nhân bất học bất tri lý điều đó thật rỏ ràng như lời người xưa chỉ dạy tuy nhiên còn có câu nói khi cộng sản vào Saigon “ngọc bất trác bất thành khí , nhỏ không học lớn làm đại uý !!! ” Chuyện như đùa mà có thật 100% không tin cứ hỏi thẳng đảng cộng sản hay ‘các cụ Lão thành’ xem đó là sự thật hay nói xấu cộng sản của người Việt Quốc gia . Câu nói dốt như chuyên tu – Ngu như tại chức là con đẻ của kẻ ‘nhỏ không học lớn làm đại uý’ là vậy , thậm chí có tên với chức danh giám đốc còn viết sai chính tả tùm lum nếu không nói còn có kẻ mù chữ .
Ngày nay nói tới tham nhũng là nói tới đảng cộng sản đứng đầu là tên Thủ tướng cộng sản Nguyễn tấn Dũng . đình đám nhất là vụ Bauxite – CPI – Vinashin cùng vô số vụ từ con rể con gái gì đó nữa nhưng vẫn là phần nổi của ‘tảng băng đen từ đại dương tham nhũng’ của đảng cộng sản . Không ai có thể biết hết chuyện thâm cung bỉ ổi của đảng csVN ngoài những kẻ đương quyền hay thất sủng . Những kẻ sớm đầu tối đánh – Thượng đội hạ đạp đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng . Cái gì có thể cướp được như đất đai tổ tiên ông bà của người dân từ nhiều đời để lại chúng cũng tìm cách cướp cho bằng được , thưa kiên bao năm không ai giải quyết , Trí thức thương dân bênh vực người cô thế thì đi tù . Với giặc Tàu thì quỵ luỵ van xin kể cả khi chúng giết ngư dân đảng cũng nói chiếu lệ để khỏi bẻ mặt với thế giới dù những nước văn minh biết tỏng bản chất cộng sản từ khuya . Điều gì cướp không được thì ăn xin như các chuyến công du nước ngoài kêu gọi đầu tư thực chất là tập đoàn ăn mầy mang danh chính khách chuyên đi cửa hậu vì không nơi nào có người Việt mà đảng csVN không bị Đả Đảo . gắng làm lơ với ánh nhìn khinh rẻ từ các Nguyên thủ cường quốc và ai hưởng lợi ngoài đảng cộng sản ? người VN hậu cộng sản sẽ không chịu trách nhiệm bất cứ món nợ nào do cộng sản vay vì xét về mặt luật pháp Quốc Tế đảng cộng sản không phải do dân bầu chọn mà là sự áp đặt theo hình thức đảng cử chứ dân không cử nên làm gì có chuyện chọn đảng tham nhũng lãnh đạo đất nước . Bời vậy đảng cộng sản không phải một chính thể càng không thể thay mặt cho toàn dân khi bang giao các nước . Đảng cộng sản cai trị dân bằng bạo lực của súng đạn dùi cui roi điện mua từ tiền thuế của dân , đàn áp khủng bố trí thức đến nổi phải đóng cửa viện nghiên cứu biển đông của thành phần trí thức yêu nước dù họ phải tự lực mọi điều , đảng csVN chẳng những không giúp mà còn đe doạ vì sợ mất lòng đàn anh Trung cộng . Mới đây lại vay thêm 1 tỷ đô-la của Trung cộng còn những khoản vay ngầm chỉ có trời mới biết . Đó là bản chất lưu manh chính trị cơ hội chứ không phải tư cách của người lãnh đạo .
Vai trò lãnh đạo đâu phải chuyện đùa , đâu cứ dựa vào bạo lực mà khuất phục được thiên hạ với người lãnh đạo dù có đức mà không tri thức cũng đừng mơ làm “lãnh đạo” trong xã hội văn minh ngày nay . Điều hành đất nước đâu thể ví với chức gia trưởng hay “chủ hộ” một gia đình . Chuyện nhỏ không học lớn làm đại uý là chuyện có thật trong hàng ngũ cộng sản thời chiến tranh . Với VNCH là không thể . Thành phần ít học sau khi nhập ngũ hay khi đơn vị cử đi học mả không chịu học thì có đi lính cả đời “đĩnh cao quyền lực” cũng chỉ là anh thượng sĩ già . Không bao giờ có chuyện dốt được làm sĩ quan vì giết người nhiều cả . Cách đối xử của các ‘sĩ quan’ cộng sản bắc việt sau khi cướp được miền nam nói lên bản chất của người cộng sản mang nặng nề mặc cảm thua sút để trả thù hết sức hèn hạ bỉ ổi Quân cán chính VNCH. Hảy can đảm để có thể nhìn sự thật và đọc Sử có đối chứng để biết đâu là chính nghĩa , đâu là gian tà . Sẽ mất rất nhiều thời gian để giải độc cho các thế hệ trẻ khi cộng sản không còn tồn tại trên đất nước Việt Nam này .
KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO ! TÔI BIẾT NÓ , THẰNG NÓI CÂU NÓI ĐÓ . TÔI BIẾT NÓ , ĐỒNG BÀO MIỀN BẮC BIẾT RỎ , BIẾT NÓ LÀM TỘI PHẠM NÓ RA SAO… ( Không Có Gì Quý Hơn Độc Lập Tự Do! HYPERLINK “http://danchuca.org”danchuca.org )
Nghèo đói , đau khổ , căm hờn và tủi nhục cho người Việt Nam đó là thành quả mà đảng cộng sản để lại sau gần thế kỷ theo đuổi CNCS . Vậy mà cứ mỗi Tháng tư chúng lại ăn mừng ‘Chiến thắng’ trên nổi thống khổ máu và nước mắt của người miền nam , trên những oan hồn nơi đại lộ , miệng thì rêu rao hoà hợp hoà giải . Thật vô nghĩa và rỗng tuếch , điều mà Huế – Saigon – Hà nội đang thật sự mong muốn chẳng gì khác là phải giải thể đảng cộng sản càng sớm càng tốt .

nguoithathoc1959
http://baotoquoc.com 

VÌ SAO TÔN CHỈ CỦA CÔNG AN VIỆT CỘNG LÀ: CÒN ĐẢNG, CÒN MÌNH?

Năm 1978, một người Bulgary tên Georgi Markov đang sống lưu vong ở Anh Quốc đột ngột qua đời. Cái chết của ông được nhiều người chú ý vì Georgi Markov là một phần tử đối lập; nổi tiếng về những tranh đấu của ông ta chống lại chính quyền Cộng sản Bulgaria và chống lại nhà lãnh đạo Todor Zhirkov.
Mặc dù người ta thắc mắc, chính quyền Anh Quốc đã giữ im lặng trước cái chết này trong một thời gian khá lâu.
Oleg Kalugin là một cựu tướng lãnh chỉ huy KGB trong nhiều năm. Năm 1990, ông có lên tiếng về vấn đề đổi mới, cải tổ của Liên Sô; kêu gọi Gorbachev nới rộng dân chủ. Ông bị Gorbachev huyền chức sau đó. Sau khi Liên Sô tan rã, trên chương trình truyền hình “60 Minutes”, ông Kalugin đã tiết lộ những chi tiết có liên quan đến cái chết của Georgi Markov.
“… Lãnh tụ Cộng đảng Bulgaria đã bí mật thỉnh cầu Liên Sô giúp đỡ ông thanh toán đối thủ chính trị của mình là Georgi Markov đang sống ở Anh Quốc. Trong một cuộc họp bí mật giữa Yuri Andropov, Giám đốc KGB và Kryuchkov, đệ nhất phó Giám đốc KGB, có mặt tôi (Oleg Kalugin). Hai ông này đã thảo luận với nhau về lời yêu cầu của Todor Zhirkov. Yuri Andropov có vẻ không muốn chấp thuận biện pháp ám sát Georgi Markov, trong khi đó ông Kryuchkov lại tỏ ra sốt sắng. Cuối cùng tôi được giao nhiệm vụ giúp đỡ cơ quan mật vụ Bulgaria. Còn Ban Khoa học và Kỹ thuật của KGB đã hợp tác chế tạo cho chúng tôi một vũ khí đặc biệt, ngụy trang như một cây dù cầm tay. Cây dù này sau đó đã được một số điệp viên dùng để bắn một viên thuốc độc thật nhỏ, đường kính 1,7mm vào bắp chân ông Markov, giết chết ông ta…”
Yuri Andropov sau đó đã kế vị Leonid Breznev giữ chức Tổng Bí thư đảng Cộng sản Liên Sô. Còn Vladimir Kryuchkov trở thành Giám đốc KGB. Tháng 8-1991, sau cuộc đảo chánh Gorbachev bất thành, Kryuchkov bị bắt giam và được Quốc hội Liên bang Nga ân xá sau này.
Chi tiết do Oleg Kalugin kể lại trên đây đã được một số điệp viên khác của Liên Sô xác nhận trong cuốn “KGB: The Inside Story”.
Năm 1985, Oleg Gordievsky, một nhân viên của KGB đã đào ngũ sang Anh Quốc, mang theo một số tài liệu bí mật, để vợ con lại Liên Sô. Năm 1991, ngay sau khi cuộc đảo chánh tháng 8 bất thành, gia đình ông này đã được cho sang Anh Quốc đoàn tụ với ông. Oleg Gordievsky liền cho phổ biến các tài liệu mật.
Sau đó ông đã hợp tác với Christopher Andrew, là một giáo sư khoa Sử trường Đại học Cambrige để viết cuốn “KBG: The Inside Story”. Trong quyển sách này có đưa ra những chi tiết xác nhận vai trò của Kryuchkov trong việc ám sát Oleg Markov.
Một trong những tài liệu bí mật mà Oleg Gordievsky phổ biến, có liên quan tới cái chết của một nhà ngoại giao Thụy Điển, ông Raoul Wallenberg.
Trước năm 1945, Raoul Wallenberg là một nhân viên Ngoại giao của Thụy Điển tại Hungary. Trong thời gian Đức Quốc Xã chiếm đóng Bulgary, ông này đã dùng vị thế ngoại giao của mình để cứu thoát hàng ngàn người Do Thái Hungary đang bị Liên Sô lùng bắt. Năm 1945, ông Raoul Wallenberg bị Liên Sô bắt giam, bất chấp công pháp quốc tế. Chính phủ Thụy Điển đã nhiều lần chính thức lên tiếng đòi Liên Sô phải thả ông này ra. Trong hơn mười năm trời, Liên Sô đã trả lời rằng mình không hề có tin tức gì về Wallenberg. Cho tới năm 1957, Liên Sô đổi giọng thú nhận có bắt giam Wallenberg, nhưng ông này đã qua đời tại nhà giam Lubyanka ở Moscow năm 1947. Nội vụ chìm vào quên lãng.
Sau cuộc đảo chánh tháng 8-1991, cơ quan KGB của Liên Sô liên tiếp công bố năm tài liệu có liên quan đến Raoul Wallenbreg và cái chết của ông. Phía Thụy Điển cho rằng các giấy y chứng  của bác sĩ nhà giam viết năm 1947 về cái chết của ông này và các tài liệu khác đều là ngụy tạo.
Oleg Gordievsky cho biết ông ta đã tiếp xúc với những người được xem hồ sơ. Những người này cho biết Oleg Wallenberg đã bị bắn chết năm 1947 vì không chịu hợp tác với KGB. Và lẽ dĩ nhiên KGB cũng không muốn ông này sống để kể lại mọi chuyện với người khác.
*    
Cứ mỗi lần có một tin tức bí mật cần giấu giếm bị công bố ra, KGB lại công khai hóa một số hồ sơ đang lưu trữ. Những hồ sơ được công khai hóa thường không còn giá trị bí mật trước khi bị đưa ra ánh sáng. Nhưng có thể nói văn khố lưu trữ hồ sơ của KGB đã là một cái gì bí mật, kích động sự thèm thuồng của mọi người.
Sau khi Liên Sô tan rã, Vadim Batin, một đảng viên đảng Tự Do nắm quyền lãnh đạo cơ quan KGB của nước Cộng hòa Liên bang Nga. Ông này đồng ý sẽ trao lại tất cả những hồ sơ của KGB cho chính phủ của Tổng thnốg Boris Yeltsin trong vòng 6 tháng, nhưng chống lại những ai đòi công khai hóa các hồ sơ này.
Một người khác, ông Vladimir Bukovsky, trước đây là một phần tử đã chống đối đảng Cộng sản Liên Sô, sau khi Liên Sô tan rã, đã đến Moscow vì những vấn đề có liên quan đến văn khố của KGB và của Trung ương Đảng. Ông này có cùng quan điểm với Giám đốc KGB Vadim Bakatin: Không nên công khai hóa các hồ sơ đang lưu trữ. Và họ đưa ra những quan điểm không phải là không có tính xác đáng:
“… Có hàng triệu hồ sơ được lưu trữ một cách hết sức hoàn hảo. Khi được người quản thủ đưa tôi đến khu lưu trữ hồ sơ cá nhân của các nhân vật cao cấp, tôi rút thử một bộ. Đó là hồ sơ của Nguyên soái Klemeni Vorashilov, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dưới thời Stalin…”
Voroshilov là một người tuyệt đối trung thành với Stalin, đã theo lệnh nhà độc tài này thanh trừng các sĩ quan cao cấp của Hồng quân Liên Sô trước thế chiến thứ hai.
Bukovsky kể tiếp:
“… Tôi rút một hồ sơ khác, thì đó là hồ sơ của Mikhail Solokov, nhà văn đoạt giải văn chương Nobel với cuốn “And Quiet Flows The Don” (Sông Đông Êm Đềm). Tôi cũng đã được xem hồ sơ liên quan tới việc ông nội tôi bị bắn chết. Nội vụ dài ba trang giấy. Qua đó tôi đã biết tên người đã tố cáo ông nội tôi và tôi sẽ mãi mãi nhớ cái tên ấy. Nhưng tôi tự hứa sẽ không bao giờ nhắc lại chuyện đã qua và cũng sẽ không để ai biết những điều ấy…”
Vladimir Bukovsky là một người trước đây đã tranh đấu cho dân chủ và giống như các nhà tranh đấu ở Liên Sô khác, ông đã bị nhốt vào nhà thương điên trong 11 năm rưỡi. Ông đã giải thích lý do tại sao ông ủng hộ quan điểm không nên công khai hóa các hồ sơ được lưu trữ ở văn khố KGB:
“… Chúng tôi tính là ở Đông Đức có khoảng 10% dân chúng đã cộng tác hoặc làm điềm chỉ viên cho mật vụ Stasi. Nếu bây giờ chúng ta cho rằng chỉ có 5% dân chúng ở Liên Sô cũ cộng tác với KGB thì con số này cũng lên tới 15 triệu. Nếu chúng ta công khai các hồ sơ trong văn khố KGB thì số người bị tố cáo làm điềm chỉ viên sẽ không biết bao nhiêu mà kể, những cuộc khủng bố, trả thù đại quy mô sẽ diễn ra. Ai sẽ bảo vệ hữu hiệu số người điềm chỉ viên này? Một số lớn dân chúng sẽ bị coi là có tội. Nội chiến sẽ không thể tránh được…”
Còn về phần Vadim Bakatin, ông cũng tán thành quan điểm ấy:
“… Nếu chúng ta công khai hóa tất cả tất cả các hồ sơ trong văn khố KGB; tôi cam đoan không phải chỉ có thân nhân các điềm chỉ viên cho KGB; mà cả thân nhân của các nạn nhân cũng sẽ bị liên lụy… Đời sống xã hội sẽ xáo trộn…”  
Những lý lẽ của Bukovsky và Bakatin không phải là không có lý. Mạng lưới kềm kẹp của KGB quá lớn, số điềm chỉ viên quá đông. Nước Đức thống nhất cũng đã lâm vào một hoàn cảnh như vậy. Lo ngại trước các vụ trả thù và các vụ xáo trộn xã hội chắc chắn sẽ xảy ra, Đức Quốc đã quyết định tiếp tục giữ kín các hồ sơ trong văn khố của cơ quan mật vị Stasi. Ông Vladimir Bukovsky đã có lý khi ông nói đến vấn đề này trên một khía cạnh khác, khía cạnh đạo đức:
“… Những điềm chỉ viên này phần đông đều bị cưỡng ép làm việc cho KGB. Một số khác bị hăm doạ, kể cả gia đình của họ. Công khai hóa các hồ sơ này sẽ gây ra nhiều thảm cảnh. Tôi nghĩ nên để mỗi cá nhân tự vấn lương tâm của mình thì hơn.”
Trong một cuộc thảo luận trên truyền hình, ông gợi ý nên dùng các hồ sơ này để soi sáng các chi tiết lịch sử. Chẳng hạn về các vụ thanh trừng dưới thời Stalin, vụ ám sát lãnh tụ cao cấp Sergei Kirov ở Leningrad năm 1934 v.v… Một vài người khác thì muốn biết về các hoạt động của Quốc tế Cộng sản hoặc các cuộc tranh chấp giữa Stalin và Trotsky.
*
dang cong san
Duy trì một bộ máy theo dõi, kềm kẹp lớn và mạnh là đặc điểm của tất cả các quốc gia theo chế độ Cộng Sản. Đó chính là lý do vì sao tôn chỉ của Công An CSVN là “CÒN ĐẢNG, CÒN MÌNH!”.
Điều này tương đối dễ hiểu bởi vì bộ máy cai trị của bất cứ chế độ Cộng Sản nào cũng là một chế độ độc tài và chủ trương điều khiển đất nước bằng bạo lực. Chế độ Cộng Sản Hà Nội cũng không đi ra ngoài quy luật đó. Chế độ Cộng Sản luôn luôn phải có trong tay một công cụ trấn áp quần chúng để bảo vệ chế độ, núp dưới danh từ “bảo vệ chuyên chính vô sản”. Điều ngược đời là chính người dân phải thắt lưng, buộc bụng để nuôi chính cái hệ thống kềm kẹp, đàn áp mình.
Không có hệ thống đàn áp và kềm kẹp đó, chế độ Cộng Sản sẽ bị tan rã như một tảng nước đá  dưới ánh sáng mặt trời. Nó cũng chứng minh rằng chế độ độc tài luôn luôn đi ngược lại lòng khao khát cuộc sống tự do, dân chủ của người dân; do đó, muốn tồn tại, chế độ đó bắt buộc phải sử dụng đến bạo lực và đặt nền móng cai trị trên căn bản gieo rắc sự sợ hãi đến từng mỗi người dân.
Cuộc sống luôn luôn thay đổi để tiến tới những ước vọng chính đáng của con người: sự thịnh vượng, tự do, dân chủ. Các chế độ lỗi thời sẽ bị lịch sử đào thải. Chế độ nô lệ, chế độ quân chủ phong kiến… đã bị đào thải…
Chế độ Cộng Sản đã bị đào thải một phần lớn và sắp sửa bị đào thải hoàn toàn.
Chế độ Cộng Sản Hà Nội cũng vậy, họ đang có những cố gắng vùng vẫy cuối cùng, Liệu họ được bao lâu nữa.
Trông người mà nghĩ đến ta!

NGUYỄN THIẾU NHẪN
http://nguyenthieunhan.wordpress.com/

Tại sao cần dân chủ?

Trong cuốn Về Dân Chủ (1), Robert A. Dahl nêu lên 10 lý do để chứng minh tính chất ưu việt của các chế độ dân chủ:
  1. Nó giúp ngăn chận chính phủ trở thành độc tài và tàn bạo.
  2. Nó bảo đảm cho mọi công dân một số quyền căn bản vốn không hề có và không thể có trong các chế độ phi dân chủ.
  3. Nó cung cấp nhiều tự do cá nhân cho các công dân hơn hẳn mọi chế độ khác.
  4. Nó giúp mọi người bảo vệ được những quyền lợi căn bản của họ.
  5. Chỉ có chế độ dân chủ mới cung cấp cơ hội tối đa cho người dân thực hiện quyền tự quyết, nghĩa là được sống dưới những luật pháp do họ lựa chọn.
  6. Chỉ có chế độ dân chủ mới cung cấp cơ hội tối đa để mọi người thực hiện được những trách nhiệm đạo lý của mình.
  7. Chế độ dân chủ giúp con người được phát triển một cách hoàn chỉnh hơn hẳn mọi chế độ khác.
  8. Chỉ có chế độ dân chủ mới giúp nâng cao sự bình đẳng chính trị của mọi công dân.
  9. Các chế độ dân chủ đại biểu (representative democracy) hiện đại không hề gây chiến với nhau.
  10. Các quốc gia dân chủ có khuynh hướng giàu có hơn hẳn các quốc gia phi dân chủ.
Nói một cách tóm tắt, tính chất ưu việt của dân chủ nằm ở bốn điểm chính: bảo vệ nhân quyền, nhân đạo, hòa bình và thịnh vượng.
Chuyện dân chủ đi liền với nhân quyền – mà trọng tâm là tự do và bình đẳng – là điều dễ hiểu và dễ thấy: chúng hầu như có quan hệ nhân quả ngay từ đầu. Chính vì nhận thức được tự do và bình đẳng là những thứ quyền căn bản của con người nên một số lý thuyết gia và chính trị gia tiên phong mới nảy ra sáng kiến thiết lập các chế độ dân chủ để, trước hết, bảo vệ và phát huy những thứ quyền họ xem là căn bản ấy. Ngược lại, khi tự do và bình đẳng được tôn trọng, chế độ dân chủ lại càng được củng cố và bền vững, bất chấp mọi biến động chính trị, kể cả việc thay đổi chính phủ một cách bất ngờ.
Nhưng nhân quyền không chỉ giới hạn ở tự do và bình đẳng. Trong lãnh vực nhân quyền còn một khía cạnh khác: quyền phát triển một cách toàn diện. “Trong khi bình đẳng và tự do là những lý tưởng thiết yếu của dân chủ (theo de Tocqueville, 1835), ngày nay, việc bảo đảm cho các công dân những cơ hội tốt nhất để bộc lộ tài năng và năng lực của họ dường như là điều thiết yếu đối việc hiện thực hóa các lý tưởng ấy.” (2) Các chế độ độc tài, với mục đích tuyên truyền, thường đầu tư thật nhiều công sức và tiền bạc vào việc luyện một số “gà nòi” để biểu dương trong các cuộc thi quốc tế, từ thi học sinh giỏi đến thi thể thao; còn quần chúng thì, nói chung, hoàn toàn bị bỏ mặc. Chế độ dân chủ, ngược lại, tìm cách tạo cơ hội đồng đều, từ cơ hội giáo dục đến cơ hội lao động và kể cả cơ hội tham gia vào sinh hoạt chính trị dưới hình thức này hoặc hình thức khác, cho mọi người.
Chuyện dân chủ ngăn chận họa độc tài và tàn bạo cũng dễ thấy và dễ hiểu. Trong suốt thế kỷ 20, tất cả các vụ giết người tập thể lớn, kể cả nạn diệt chủng, chỉ xuất hiện dưới các chế độ độc tài: từ chế độ phát xít của Hitler đến chế độ cộng sản, đặc biệt dưới quyền của Stalin ở Nga, Mao Trạch Đông ở Trung Quốc và Pol Pot ở Campuchia. Mỗi bạo chúa vừa nêu đều giết chết cả hàng triệu người, thậm chí, hàng chục triệu người. Ở đây, cần lưu ý một điểm: không phải các chế độ tự do hoàn toàn vô tội. Lịch sử từng ghi nhận một số tội ác đẫm máu do nhiều quốc gia tự do và phát triển gây ra ở các thuộc địa của họ, đặc biệt từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, nói vậy, cũng cần lưu ý đến một điểm khác: dù những tội ác ấy có tàn bạo đến mấy thì chúng cũng trở thành cực kỳ nhỏ nhoi so với các tội ác do các chế độ độc tài gây nên. Không có một nhà nước thực dân hiện đại nào tàn sát vài triệu hay, thậm chí, chỉ vài trăm ngàn người như các nhà nước độc tài. Tuyệt đối không.
Mối quan hệ giữa dân chủ và thịnh vượng phức tạp và gây nhiều tranh cãi hơn. Tuy nhiên, có một vấn đề hầu như không ai không thừa nhận: trong khi không phải nước giàu có nào cũng dân chủ (như Trung Quốc hoặc các quốc gia Hồi giáo có nhiều dầu lửa ở Trung Đông), mọi quốc gia dân chủ thực sự đều giàu có. Ví dụ rõ rệt nhất là ở các quốc gia hoặc khu vực bị chia cắt trước đây hoặc hiện nay: Tây Âu giàu có gấp bội Đông Âu; Tây Đức vượt hẳn Đông Đức về mọi mặt, đặc biệt về kinh tế, và Nam Triều Tiên hiện nay được coi là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới trong khi Bắc Triều Tiên vẫn chìm ngập trong nghèo khổ với hàng triệu người lúc nào cũng đối diện với nguy cơ chết đói hoặc ít nhất, suy dinh dưỡng trầm trọng.
Mối quan hệ giữa dân chủ và hòa bình thú vị hơn. Và cũng rõ ràng hơn. Trong cuốn Về Dân Chủ, Dahl nêu lên một chi tiết rất có ý nghĩa: từ năm 1945 đến 1989 trên thế giới có tổng cộng 34 cuộc chiến tranh liên quốc gia, trong đó, không có cuộc chiến tranh nào giữa các nước thực sự dân chủ với nhau cả (tr. 57) (3). Không những không có chiến tranh, họ cũng không hề chuẩn bị hay có dấu hiệu gì chứng tỏ họ sắp sửa có chiến tranh với nhau. Tuyệt đối không.
Chiến tranh có tầm thế giới trong thế kỷ 20 chỉ xảy ra trong hai trường hợp: một, giữa các quốc gia độc tài với nhau (trường hợp này chiếm phần lớn các cuộc chiến tranh, kể cả chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia cũng như giữa Việt Nam và Trung Quốc vào cuối thập niên 1970); và hai, giữa một/nhiều quốc gia dân chủ và một/nhiều quốc gia độc tài (như thời đế quốc và trong hai cuộc chiến tranh thế giới).
Chính vì vậy, Dahl mới kết luận: thế giới càng dân chủ càng hứa hẹn sẽ hòa bình hơn.


Chú thích:
  1. Robert A. Dahl (1998), On Democracy, New Haven: Yale University Press.
  2. Gian Vittorio Caprara, “Will Democracy Win?”, Journal of Social Issues, vol. 64, N. 3, 2008, tr. 639.
  3. Tôi nhấn mạnh chữ “dân chủ thực sự” để phân biệt với một số quốc gia có nền dân chủ mới mẻ và hạn chế thỉnh thoảng lại gây chiến với nhau, chẳng hạn, chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan năm 1947-49 và năm 1971, giữa Israel và Lebanon trong hai năm 1978 và 1982, giữa Croatia và Yugoslavia từ 1991 đến 1992, giữa Ecuador và Peru năm 1995, v.v...

No comments:

Post a Comment