Pages

Sunday, May 15, 2011

Thế Là Văng Miểng

 
Không cần làm gì cho cao siêu, chỉ cần liên hệ với những người có “vấn đề” cũng đủ bị trù dập. Nói kiểu văn chương hè phố, đó là “văng miểng.” Những chuyện như thế đang xảy ra ở quê nhà của chúng ta. Và cả những nước ‘đồng chí.’
Bản tin Reuters ngày 4-5-2011 kể rằng, cô Kim Hae-sook chỉ mới 13 tuổi, khi cô bị lôi vào một nhà tù Bắc Hàn trong gần 30 năm, bị giam cùng với toàn bộ gia đình còn lại của cô, chỉ bởi vì ông nội cô đào thoát sang Nam Hàn trong thập niên 1960s.
Hầu hết thời gian đó, cô bị đưa đi lao động tại một trong những hầm mỏ nguy hiểm nhất nước, làm việc 16-18 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Nhiều ngàn người đã bị giam tù lao động như thế ở Bắc Hàn, chỉ vì tội có “liên hệ” với người có vấn đề, theo bản phúc trình của Hội Ân Xá Quốc Tế.
Bản tin Reuters nói, vào năm 2002, cô Kim được thả ra trại giam “Bongchang-ri Camp No.18” sau 28 năm tù, ba người trong gia đình cô đã chết, hoặc vì đói hoặc vì tai nạn lao động.
Năm nay, 2011, cô Kim tròn 50 tuổi, đã thoát khỏi Bắc Hàn và kể cho Reuters qua điện thoại, “Tôi đã thấy hàng trăm vụ xử bắn công khai. Còn nếu có ai tin dị đoan, thì là bị treo cổ.” Cô kể rằng mấy năm đầu trong tù, gia đình phải ăn cả cỏ và lá cây vì khẩu phần bắp không đủ no.
Cô nói, “Nếu họ bảo chúng tôi chết, chúng tôi sẽ chết. Nếu họ muốn đánh chúng tôi, chúng tôi sẽ để họ đánh.”
Khi cô Hae-sook được ra tù năm 2002 nhờ thái độ tốt, cô nói trại tù đó đang giam 17,000 người. Ân Xá Quốc Tế nói rằng Bắc Hàn đang giam 200,000 người trong các trại giam chính trị.
Việt Nam đã vượt qua kiểu dã man đó của Bắc Hàn, nhưng các hình thức kềm kẹp khác vẫn có, và vẫn thực hiện trong hình thức tinh vi hơn, tế nhị hơn.
Đặc biệt, nhà nước VN cũng vẫn nhạy cảm về các “liên hệ” được suy đoán là có tính chính trị.
Thí dụ, đối với Giaó sư Nguyễn Thanh Giang, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, nhà báo Tạ Phong Tần, nhà thơ Bùi Chát và Lý Đợi… hiện nay chưa bị lôi vào trại giam, nhưng công an đã tới ngồi vây quanh nhà và liên tục quấy nhiễu bằng mọi cách. Với họ và với người quen của họ.
Một điển hình cụ thể về cách quy chụp “có tội vì liên hệ” là trường hợp Giáo Sư Ngô Bảo Châu, người mang hào quang toán học tới cho dân tộc Việt Nam: khi Giaó sư Châu viết vài câu ngắn, trong đó có ý khen ngợi Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ là người anh hùng huyền thoại… là bị báo của Bộ Công An tấn công liền, không kiêng nể.
Một điểm đặc biệt, người ký tên là Quý Thanh nhảy ra tấn công GS Châu có vẻ như người chưa từng ai biết đến, một kẻ giấu mặt. Tại sao Đảng CSVN đưa một người vô danh ra tấn công một người nổi danh quốc tế? Tại sao không kiếm nổi một nhà lý luận quen tên để đưa chữ nghĩa ra vùi dập người mà nhà nước vừa ca ngợi là Giải Nobel Toán Học tuyệt vời của Việt Nam?
Hay, tại sao Đảng CSN không chỉ thị cho Viện Khoa Học Xã Hội VN mở cuộc thảo luận chuyên đề “Đề cương Nghiên cứu: Tại sao Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trở thành anh hùng huyền thoại dưới mắt nhìn của GS Ngô Bảo Châu?”
Bởi vì, có một sự thật rằng, GS Ngô Bảo Châu đã so sánh Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ với vị anh hùng huyền thoạị Hector người thành Troy, với Turnus người Rutuli, với Kinh Kha người nước Vệ… Nghĩa là những nhân vật tuyệt vời trong lịch sử và huyền sử thi ca nhân loại.
Có phải như thế là, GS Ngô Bảo Châu đã xúc phạm tới ông Hồ Chí Minh, khi đưa TS Cù Huy Hà Vũ lên vị trí huyền thoại tuyệt vời như thế? Và do vậy, báo của Bộ Công An phải ra sức đánh phá GS Châu?
Điều chúng ta cũng nên suy nghĩ: vì sao một nhà toán học, nghĩa là người chuyên học về các biểu trượng trật tự đầy trí tuệ, lại đẩy anh Cù Huy Hà Vũ vào một cõi trên mây của các nhân vật anh hùng huyền thoại? Đâu có phải tự nhiên… GS Ngô Bảo Châu khi viết một bài toán đại số, hay toán giảỉ tích xuống giấy, là có suy nghĩ cẩn trọng. Và lời ca ngợi anh Cù Huy Hà Vũ cũng là một bài toán có ẩn số, mà Bộ Công An lập tức nổi điên liền.
Trong tác phẩm khảo cứu nhan đề “Trong cõi,” sử gia Trần Quốc Vượng nơi chương 3 có đoạn viết:
“…Qua huyền thoại và huyền tích, người xưa để lại cho chúng ta một cách nhìn nhận và phản ánh hiện thực. Huyền thoại và huyền tích là những thông điệp của ngày xưa truyền tới hôm nay, trong đó có cái chân thực lịch sử đã được mã hoá, huyền hoặc hoá tới một cơ chế mật mã buộc ta hôm nay phải lần mò tìm ra cái chìa khoá giải mã họ mã hoá …” (hết trích)
GS Ngô Bảo Châu đã mã hóa thông điệp nào, để rồi báo của Bộ Công An phải đưa một người kể như là vô danh ra “lần mò giảỉ mã”? Và giải mã có đúng hay không?
Bài báo ký tên Quý Thanh có nhan đề “Về sự ngộ nhận của Giáo sư Ngô Bảo Châu” có những câu sau:
“Giờ đây, hình ảnh về Cù Huy Hà Vũ và GS Ngô Bảo Châu xuất hiện dày đặc trên một số luồng thông tin với những mỹ từ cao cả nhất. Nhưng sẽ chỉ là một sự ngộ nhận của niềm tin nếu chỉ nhìn nhận bằng sự lấp lánh của ngôn từ. Điều đó cũng giống như sự ngộ nhận về “anh hùng” Cù Huy Hà Vũ của GS Ngô Bảo Châu vậy.
Khoảnh khắc Hector ngã xuống dưới ngọn lao của Achilles dưới chân thành Troy cũng là khoảnh khắc chàng dũng sỹ đi vào tâm thức của nhân loại như biểu tượng về một phẩm giá cá nhân và tài năng mang tính thời đại. Đó là nhân vật hiếm hoi trong thần thoại Hy Lạp chiến đấu không phải cho danh vọng, oán thù hay khát khao quyền lực mà chàng chiến đấu để bảo vệ chính quê hương mình, gia đình mình, nhân dân mình. Hector với trí tuệ và hiểu biết của mình đã phản đối chiến tranh. Nhưng khi chiến tranh xảy ra, chính Hector không do dự khi đối đầu với một Achilles mình đồng da sắt, một việc không khác gì tìm đến cái chết trong khi chàng có thể có những lựa chọn khác. Nhân cách ấy, tài năng ấy và tinh thần ấy đã đưa Hector vào bất tử. Chàng trở thành một trong số Chín Hiệp Sĩ Được Kính Trọng để sánh vai cùng Alexander đại đế, Julius Caesar, vua Arthur, Hoàng đế Charlemagne…
Trong blog cá nhân của mình (blog Thích học toán – entry ngày 13/4/2011), GS Ngô Bảo Châu đã so sánh: “Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này”. Phát biểu ấy, dù vô tình hay cố ý, đã đặt Cù Huy Hà Vũ ngang với những người anh hùng trong lịch sử nhân loại…
…GS là niềm tự hào của Việt Nam. Trong bối cảnh hiện tại, GS là biểu tượng về mặt trí thông minh cho một dân tộc. Bởi vậy, những phát ngôn của GS không đơn thuần là những câu nói mang tính chất cá nhân nữa vì nó có tác động mãnh liệt đến suy nghĩ và niềm tin của hơn 80 triệu dân…”(hết trích)
Tuyệt vời… Quý Thanh đã viết tuyệt vời. Quý Thanh đã làm công tác giải mã tuyệt vời. Rằng “Giáo sư Ngô Bảo Châu là niềm tự hào của Việt Nam… là biểu tượng về mặt trí thông minh cho một dân tộc” và rồi Giáo Sư Châu đã, nói theo ngôn ngữ của sử gia quá cố Trần Quốc Vượng, đã mã hóa một thông điệp…
Câu hỏi nơi đây, rằng đó là thông điệp gì?
Tất nhiên là thông điệp về một ước mơ dân chủ, về ước mơ tự do, về ước mơ bảo hiến… Đó là những thông điệp minh bạch của TS Cù Huy Hà Vũ, và được mã hóa qua ngôn ngữ của GS Ngô Bảo Châu.
Và như thế, là GS Ngô Bảo Châu liền bị văng miểng, bị Quý Thanh nhảy ra quấy nhiễu.
Thực ra, ai cũng biết rằng GS Ngô Bảo Châu không ở trong hàng ngũ những người đấu tranh dân chủ. Niềm say mê của GS Châu là toán, và những cái khác không chiếm nhiều thì giờ trong đầu của GS Châu. Nhưng chỉ vì liên hệ thôi, chỉ vì liên hệ với người có vấn đề mà bị tấn công.
May mắn, Việt Nam đã trải qua thời của Bắc Hàn, nên GS Ngô Bảo Châu không bị lôi vào một trại cải tạo lao động. Kể ra, văng miểng như thế cũng còn là nhẹ.


Cà phê chủ nhật : Ăn nói làm sao bây giờ?

Trần Hữu Tá (Tuổi Trẻ Online) - Trong vô số những vụ tiêu cực mà báo chí đã đăng tải mấy ngày gần đây, tôi tự nhiên bị ám ảnh rất lâu về mấy sự việc liên quan đến giới trí thức.

Tại Hà Nội bàn đổi mới chính trị

Ngô Nhân Dụng (Người Việt) - Một bạn ở Hà Nội cho biết anh cứ tưởng mối lo lớn nhất của nhà nước trong hai ngày qua là vụ cái hầm cầu ở phi trường Nội Bài. Sau trận mưa hầm cầu bị nứt, nước nhơ bẩn tràn ra, ngập cả sân bay.

Bộ Tài Chính “phản pháo” các cơ quan báo chí?

Văn Kỳ Thanh (Tamnhin.net) – Tại công văn 6238 /BTC- VP ngày 13/5 gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Tổng biên tập các cơ quan thông tấn, báo chí. Bộ Tài chính đã chính thức có ý kiến về vụ việc trong các ngày 05 và 13/5/2011, trên một số Báo Điện tử như : Sài Gòn Tiếp thị, Bee.net.vn và đặc biệt là trên chuyên trang TuanVietnam.net của Báo Điện tử VietNamNet có bài PN&HĐ: “Sướng quan”, “nhiều sâu” và doạ dân” (đã bị tháo xuống) của tác giả Kỳ Duyên đã dẫn lại thông tin của hai báo điện tử Sài Gòn Tiếp thị, Bee.net.vn.

Nói lấy được, làm lấy được!

Song Chi (Người Việt) - Có một thời, những người cộng sản Việt Nam quả là bậc thầy trong nghệ thuật tuyên truyền. Họ đã khiến cho người dân miền Bắc và cả thế giới lúc bấy giờ tin rằng họ có chính nghĩa. Rằng cuộc chiến tranh của họ là nhằm chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, giành lại độc lập cho đất nước.

Ngô Bảo Châu - Hơn một nhà toán học tài năng

Nguyễn Thanh Giang - Báo An ninh Thế giới Giữa tuần vùa đăng bài “Về sự ngộ nhận của Giáo sư Ngô Bảo Châu”. Cùng ngày, tựa đề của nó được đổi thành “GS Ngô Bảo Châu quá tùy tiện… khi phát ngôn” để đăng lại trên báo Đất Việt. Hiện tượng đó chứng tỏ rằng người ta muốn xác lập giá trị của bài bút chiến này trên báo Đảng. Kể ra, tầm trí tuệ và văn hóa của bài viết đã tỏ ra có phần hơn một số bài báo đã từng tham gia các chiến dịch hạ nhục, bôi bẩn các nhà bất đồng chính kiến khác, trong đó có cả những bậc tiền bối cách mạng như Nguyễn Hộ, Trần Độ …

Giải pháp dân chủ : Những đồng thuận khởi đầu (P1)

Đoàn Viết Hoạt
Lời tác giả : Bài trước chúng tôi đã đưa ra ba khối tác nhân trong tiến trình chuyển hóa dân chủ tại Việt Nam. Bài này là bài mở đầu cho loạt bài trao đổi về “Giải pháp dân chủ”, về sách lược và phương thức vận động trong ba khối tác nhân này. Nhưng có ba điểm tiên quyết khởi đầu cần đạt được sự đồng thuận trước khi đi vào cuộc thảo luận này.

“Vóc dáng tự do , tinh thần độc lập”


Nguyễn Thu Phương - “Triết lý giáo dục, nói nôm na ra là chúng ta định xây dựng và thực hiện nền giáo dục này để làm gì? Với nền giáo dục này, chúng ta muốn đào tạo nên những con người như thế nào đây? Chúng ta định đào tạo nên những con người tự do, biết suy nghĩ và có suy nghĩ độc lập, từ đó là những con người sáng tạo, hay đào tạo nên những con người chỉ biết chấp hành, vâng lời, phục tùng, hết sức dễ bảo…”. 

Lần thứ 13, tớ lại được... đi dự "ngày hội toàn dân"

Nhạc sĩ Tô Hải - Như tớ đã viết trong “phấn đấu ký số 32” về cái chuyện thật sự vui vẻ, hồ hởi đi bầu cho những người không biết mặt thì cũng biết tên mà mình thấy xứng đáng ở kỳ bầu quốc hội đoàn kết mọi giai cấp, thành phần, đảng phái lần đầu tiên (1946), còn lại suốt 65 năm qua, tớ chỉ đóng vai trò một diễn viên, diễn vở diễn mà đạo diễn đã bầy đặt, sắp xếp sẵn (gọi là “dưới sự lãnh đạo của Đảng") suốt 11 kỳ bầu cử Quốc Hội tiếp theo. Nghĩa là Đảng giới thiệu ai, cơ cấu ai? thậm chí gạch tên ai? đều đã có quyết định từ trước, từ TRÊN.

Chút son trên miệng cá sấu


Nguyễn Hưng Quốc - Nhân ngày bầu cử Quốc hội Việt Nam (22/5) sắp tới, nghĩ ngợi bâng quơ vài điều về chuyện bầu cử và dân chủ.

Sự chuyển hướng chính trị trong ĐCSVN đang xảy ra?

Đào Trung Đạo (RFA Blog) - Trong tựa đề bài chúng tôi đặt dấu hỏi (?) không có nghĩa những ý kiến được trình bày sau đây là một sự suy diễn. Ngược lại, tuy dấu hỏi không mang ý nghĩa một sự nghi ngờ, nhưng chúng tôi có ý đặt vấn đề “sẽ như thế nào?”

Tại sao im bặt ?

Trần Khải (Việt Báo) - Tại sao lại giam giữ blogger Điếu Cày nhiều tháng sau khi nhà báo tự do này mãn án tù? Chưa trả tự do, có phải vì công an đã lỡ tay đánh chết mà không tìm ra ai viết được lá thư giả mạo có chữ viết và ngôn ngữ như anh? Chưa trả tự do, có phải vì công an chưa thuyết phục được anh viết một lá thư để tình nguyện xin ở tù thêm và để ca ngợi các cai tù tuyệt vời tử tế? Chúng ta không biết, không ai trong thế giới dân thường được biết hết.

TÔI ĐI BẦU …..

Gần đến bầu cử quốc hội bên Việt Nam và nghe thiên hạ bàn qua tán lại về chuyện ” đảng cử dân bầu “….làm tôi nhớ lại hồi tôi đi bầu quồc hội VC sau tháng Tư năm 1975. Đó là lần đầu tiên dân miền Nam đi bầu theo kiểu ” cách mạng “. Continue reading

Vận động tranh cử… kín

Năm 2002, tôi đang công tác tại Sở Thương mại – Du lịch tỉnh Bạc Liêu. Công việc ở đây đối với tôi rất nhàn nhã, nói theo kiểu dân gian thì nó dễ đến nỗi “Một tay bụm… một tay làm” cũng “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, có điều ít khi được chạy long nhong bên ngoài mà phải ngồi “thường trực” tại cái bàn làm việc của mình để… đọc báo là chính. Continue reading

TS LUẬT CÙ HUY HÀ VŨ LÀ CỦA DÂN – DO DÂN – VÌ DÂN

Chúa nhật buồn nhớ Hà Vũ , nhớ lời thày dạy “Khi con sinh ra mọi người cười con khóc…Hãy sống sao đến khi lìa đời mọi người khóc – Con cười…” Lên xe xuống ngựa là thường tình của đời người nhưng chỉ có ba chuyến xe chính mà hầu như ai cũng từng , đó là xe nôi – xe hoa và xe tang Continue reading

GIẢI PHÁP DÂN CHỦ: I. Những đồng thuận khởi đầu

Lời tác giả :Bài trước chúng tôi đã đưa ra ba khối tác nhân trong tiến trình chuyển hóa dân chủ tại Việt Nam. Bài này là bài mở đầu cho loạt bài trao đổi về “Giải pháp dân chủ”, về sách lược và phương thức vận động trong ba khối tác nhân này. Continue reading

“ĐỒNG THUẬN BẮC KINH” CHƯA PHÁ SẢN – KINH TẾ “TƯ BẢN CÂY TRE” THÌ SAO ?

Tổng Hợp Tin Tức ngày 11-5-2011 – Trích Diễn Đàn Paltalk VietnamExodus
            Ngay khi Cách Mạng Hoa Nhài nổ ra ở Tunisia và Egypt, nhiều người đã nói đến sự “phá sản” của cái gọi là “Đồng Thuận Bắc Kinh”, một tên gọi khác của việc Mỹ nhắm mắt làm ngơ Continue reading

Chút son trên miệng cá sấu

Nhân ngày bầu cử Quốc hội Việt Nam (22/5) sắp tới, nghĩ ngợi bâng quơ vài điều về chuyện bầu cử và dân chủ.
Có lẽ ai cũng biết, một trong những biểu hiện chính của dân chủ là bầu cử. Chỉ qua bầu cử, một chính phủ “của dân” và “do dân” mới thực sự được thành lập. Cũng nhờ các cuộc bầu cử thường xuyên, lý tưởng “vì dân” của các chính phủ ấy mới được thử thách và mới có hy vọng trở thành hiện thực. Continue reading

BỂ MÁNH (BÀI 2)

Nói đến “chuyện bể mánh” mà không đề cập đến “Bác” Hồ là một điều vô cùng thiếu sót. Cả cuộc đời của “Bác” hình như là một chuỗi bể mánh. Hên cho “Bác” là sau khi “Bác… hai năm mươi” thì mấy cái “mánh” của “Bác” mới bị bể!
Các sách tuyên huấn của Trung ương Đảng thì nhất quyết là “anh Ba” Continue reading

No comments:

Post a Comment