Nguyễn Thanh Nam
Mỗi mùa xuân về trên quê hương Việt Nam, chúng ta lại nhớ đến địa danh Sài Gòn. Sài Gòn, tự nó đã đầy đủ ý nghĩa. Không cần phải thêm thủ đô hay thành phố gì cả. Hai chữ Sài Gòn đã in sâu vào từng tâm hồn của ngưòi dân Việt Nam mà còn quen thuộc với người ngoại quốc với tên gọi không có dấu: “Saigon”. ...
... Để rồi từ đó mọi người đều có thể viết chữ Sài Gòn dính liền lại với nhau mà không bỏ dấu “SAIGON”.
Không biết bao nhiêu bài luận văn của các em học sinh từ tiểu học đến trung học tả về Saigon. Không biết bao nhiêu thi sĩ, nhạc sĩ viết về Saigon. Saigon nằm soi mình bên dòng sông cùng tên Saigon, thật lãng mạng và kêu ngạo cùng tuế nguyệt.
Chúng ta hãy lắng động tâm hồn để tìm về sự mộc mạc của người Việt Nam đối với Saigon thân yêu.
1. Thưa cô đi đâu?
- Saigon.
2. Bà ngoại đi đâu?
- Lên Saigon.
3. Mầy từ đâu về?
-Từ Saigon.
Chỉ cần một chữ Saigon là đầy đủ rồi.
Nhưng trong 30 năm qua, Saigon bị mất tên, bị thay thế bằng tên của nhân vật Hồ Chí Minh. Sàigon ngậm ngùi tức tưởi, thổn thức với lời ca trong bài Vĩnh Biệt Saigon: “...ta mất người như người đã mất tên…”.
Người Cộng Sản Việt Nam rất lấy làm hãnh diện với cái gọi thành phố Hồ Chí Minh. Cái tên nghe vừa dài vừa chói tai, lúc nào cũng phải thêm chữ “thành phố”. Nếu thiếu chữ “thành phố” thì nguy to. Bởi vì kêu Hà Nội thì ai cũng hiểu là điạ danh Hà Nội, nhưng kêu Hồ Chí Minh khơi khơi thì có khi người ta không biết kêu cái quái gì?
Bây giờ xin mời những người Cộng Sản Việt Nam cùng chia xẽ có nên để tên Hồ Chí Minh hay nên trả tên lại cho Saigon. Nếu quí vị nhất định khư khư giữ nguyên tên Hồ Chí Minh, thì nên cùng thưởng thức những mẫu chuyện và truyền khẩu từ ngưòi này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác mà tạm gọi là truyền khẩu dân gian, hãy xem như một cuộc trưng cầu dân ý có được không?
1. Bây giờ nói về tệ nạn xã hội:
- Người ta thường kêu là “Du Đãng Saigon” nay xin sửa lại: “Du Đãng Hồ Chí Minh”
- Saigon ngày xưa ít thấy bây giờ Saigon nhiều quá. “Đĩ Saigon” xin đổi lại là “Đĩ Hồ Chí Minh”
- Saigon ngày xưa ít thấy mấy thằng điếm bây giờ phải coi chừng mấy thằng điếm. ‘Điếm Sàigon” xin đổi lại là “Điếm Hồ Chí Minh”.
2. Bây giờ nói về dân gian:
Khi nói đến dân gian thì không phải như viết văn chương, chỉ nói tắt hiểu là được. Không cần chính tả hay văn phạm.
- Mầy lấy vợ ở đâu? dạ em lấy vợ Saigon. ”Lấy vợ Saigon" xin đổi lại là “Lấy vợ Hồ Chí Minh”.
- Chị mua gà ở đâu? mua gà Saigon. Gà Saigon xin đổi lại là “Gà Hồ Chí Minh”.
- Đi Saigon nhớ coi chừng chó, chó Saigon dữ lắm. “Chó Saigon” xin đổi lại là “chó Hồ Chí Minh”
- Má ơi lên coi truyền hình kìa xe đụng ghê lắm. Xe đụng chỗ nào? Xe đụng Saigon. Xe đụng Saigon xin đổi lại là “xe đụng Hồ Chí Minh.”
- Thịt chó Saigon ăn ngon quá. Thịt chó Saigon xin đổi lại là “thịt chó Hồ Chí Minh”
- Đừng làm giả đồ của Pháp bị bắt đó nghe. Vỏ Paris, ruột Saigon là phạm pháp. Xin đổi là: “Vỏ Paris, ruột Hồ chí Minh”.
- Saigon nóng đổ mồ hôi, xin đổi lại là “Hồ Chí Minh nóng đổ mồ hôi”.
- Saigon nóng muốn lột quần lột áo. Xin đổi là “Hồ Chí Minh nóng muốn lột quần lột áo”.
- Đi Saigon thì phải mua giầy da Saigon. Xin đổi lại “Giầy da Hồ Chí Minh”
- Gió thổi mạnh quá nên nhà Saigon bị sập. Xin đổi lại ‘nhà Hồ Chí Minh bị sập’.
Và còn nhiều nhiều lắm lắm……….
Hãy cùng nhau qua truyền khẩu dân gian để thay thế cái gọi là Hồ Chí Minh vào “Saigon” để cả 82 triệu người dân Việt Nam có dịp thi thố tài văn chương dân gian của mình để có những trận cười hả hê mà người ta gọi là chuyện cười dân gian.
Trăm năm bia đá cũng mòn,
Ngàn năm bia miệng vẩn còn trơ trơ
Để người cộng sản Việt Nam hiểu được sức mạnh của quần chúng. Ai đã đổi tên Saigon? Bây giờ họ phải gánh chịu “gậy ông đập lưng ông”.
Các địa danh như, Hà Nội, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ, Cà Mau… Mà hình như tất cả các điạ danh ở Việt Nam chỉ cần nói tên là người ta hiểu được liền đâu cần phải thêm chữ: thành phố hay tỉnh…. Vây nói khơi khơi Hồ Chí Minh thì là cái con khỉ khô gì? Thật là cười ra nước mắt.
Chú lơ xe đò gọi hành khách: Saigon không? Saigon đây? Hành khách đứng dưới đường vẫy tay trả lời : Saigon, Saigon….. Bây giờ sửa lại : Chú lơ xe đò gọi hành khách: Hồ Chí Minh, không? Hồ Chí Minh đây? Hành khách đứng dưới đường vẫy tay trả lời: Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh… Có thể trong đám hành khách đó có cả đảng viên đảng CSVN.
Việc đổi tên Saigon và áp đặt cái gọi là Hồ Chí Minh là do chính những người công sản Việt Nam tạo ra. Nay chỉ xin được dùng cái gọi là Hồ Chí Minh để thay thế những lời nói dân gian. Nghĩa là cứ chỗ nào có chữ Saigon thì thay vào đó là chữ Hồ Chí Minh. Quí vị CSVN nghĩ sao? Quí độc giả nghĩ sao?
Người cộng sản Việt Nam đã sai lầm giữa địa danh và tên nhân vật, mà cái ác nhất lại là tên của nhân vật được những người cộng sản Viêt Nam sùng bái. Cái thây ma nằm giữa Ba Đình, mỗi năm phải tiêu phí biết bao nhiêu tiền của nhân dân Việt Nam? Người cộng sản sống thì tham nhũng, tham lạm tài sản quốc gia. Người cộng sản chết cũng ăn bám nhân dân Việt Nam, đó chính là cái thây ma Hồ Chí Minh.
Người chết phải trở về cát bụi. Thây ma thì phải đem chôn hay thiêu. Có một người vào xem xác chết của Hồ Chí Minh, khi về nhà không dám ngủ, mà nhắm mắt lại là thấy ác mộng hay nói đúng hơn là thấy thây ma Hồ Chí Minh. Cuối cùng phải đi xem bác sĩ tâm lý. Bác sĩ tâm lý khuyên: bạn đừng nghĩ tới cái xác đó nữa, cứ xem như nhìn thấy xác của một con vật nào đó, thí dụ như xác con gà, con cá bán ở chợ là được rồi.”
Đất nước Việt Nam đã bị người cộng sản tàn phá. Không biết bao nhiêu bút mực của các nhà văn, nhà phê bình, nhà bình luận… của rất nhiều thế hệ lên án. Người cộng sản cần phải thức tỉnh một cách thật sự mà hãy trả lại những gì của Việt Nam cho dân tộc Việt Nam.
Cỏ cây còn biết hờn sông núi
Giang sơn gấm vóc phải ngậm ngùi.
Saigon phải được trân trọng trả lại tên cho Saigon. Saigon mãi mãi là Saigon
NHỤC QUỐC THỂ - Ôi ! xót xa tủi nhục cho Người con gái Việt Nam !!!
Read more »
Tiền VN bị phá giá thêm nữa
Hình: Reuters
Thâm hụt mậu dịch của Việt Nam trong tháng 5 tăng tới mức cao nhất trong vòng 17 tháng, làm cho tiền đồng có thể bị phá giá thêm nữa.
Bản tin hôm thứ 6 của hãng thông tấn Đức trích lời kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói rằng để huy động ngân khoản cho hoạt động nhập khẩu, Việt Nam sẽ phải phá giá tiền đồng để khuyến khích xuất khẩu.
Các số liệu do Tổng cục Thống kê ở Hà Nội công bố mới đây cho thấy nhập siêu trong tháng 5 lên tới 1,7 tỉ đô la, tăng đáng kể so với con số 1,5 tỉ của tháng tư, và tính chung, nhập siêu trong 5 tháng đầu năm đã lên tới 6,6 tỉ đô la.
Hãng thông tấn Đức trích lời ông Võ Trí Thanh, Phó Giám đốc Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nói rằng “nhập siêu là một trong các yếu tố chính của việc giảm tỉ giá tiền đồng.” Ông Thanh nói thêm rằng áp lực trên tiền đồng cũng gia tăng vì những yếu tố khác như lượng kiều hối và dự trữ ngoại hối có xu hướng giảm sút.
Tháng 2 vừa qua, tiền đồng bị phá giá lần thứ tư kể từ năm 2009 và đã giảm giá tổng cộng gần 20% kể từ tháng 6 năm 2008.
Báo chí Việt Nam cho biết từ đầu năm tới nay giới hữu trách đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế nhập siêu, nhưng tỉ lệ nhập siêu trên xuất khẩu vẫn cao hơn mục tiêu mà chính phủ đề ra.
Các chuyên gia cho rằng lý do chính của tình trạng này là các biện pháp hạn chế phần lớn nhắm vào nhóm hàng hóa cần hạn chế và kiểm soát nhập khẩu, trong khi tỉ trọng của hai nhóm này rất thấp trong trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
Bản tin hôm thứ 6 của hãng thông tấn Đức trích lời kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói rằng để huy động ngân khoản cho hoạt động nhập khẩu, Việt Nam sẽ phải phá giá tiền đồng để khuyến khích xuất khẩu.
Các số liệu do Tổng cục Thống kê ở Hà Nội công bố mới đây cho thấy nhập siêu trong tháng 5 lên tới 1,7 tỉ đô la, tăng đáng kể so với con số 1,5 tỉ của tháng tư, và tính chung, nhập siêu trong 5 tháng đầu năm đã lên tới 6,6 tỉ đô la.
Hãng thông tấn Đức trích lời ông Võ Trí Thanh, Phó Giám đốc Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nói rằng “nhập siêu là một trong các yếu tố chính của việc giảm tỉ giá tiền đồng.” Ông Thanh nói thêm rằng áp lực trên tiền đồng cũng gia tăng vì những yếu tố khác như lượng kiều hối và dự trữ ngoại hối có xu hướng giảm sút.
Tháng 2 vừa qua, tiền đồng bị phá giá lần thứ tư kể từ năm 2009 và đã giảm giá tổng cộng gần 20% kể từ tháng 6 năm 2008.
Báo chí Việt Nam cho biết từ đầu năm tới nay giới hữu trách đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế nhập siêu, nhưng tỉ lệ nhập siêu trên xuất khẩu vẫn cao hơn mục tiêu mà chính phủ đề ra.
Các chuyên gia cho rằng lý do chính của tình trạng này là các biện pháp hạn chế phần lớn nhắm vào nhóm hàng hóa cần hạn chế và kiểm soát nhập khẩu, trong khi tỉ trọng của hai nhóm này rất thấp trong trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
No comments:
Post a Comment