Pages

Saturday, June 4, 2011

Đốt cờ TQ tại Lãnh sự quán tàu cộng ở Los Angeles ngày 4-6-2011 , Cali yểm trợ quốc nội xuống đường ngày 5-6-2011


Ngày 4-6-2011. Hơn 2 trăm đồng bào Nam California, HoaKỳ đã tụ họp, biểu tình trước tòa Lãnh Sự quán Trung Cộng 443 Shatto Place, Los Angeles để yểm trợ đồng bào quốc nội cùng ngày 5-6-2011, đồng loạt biểu tình khắp nơi trong nước phản đối Tàu khựa xâm chiếm, gây hấn bên trong lãnh hải Việt Nam và bọn thái thú việt cộng hèn nhát, khiếp nhược trước sự kiện này.  (Blog 16) hoilatraloi.blogspot.com























































Xem thêm hình ở đây: http://hinhanh.thanhniencovang.com/index.php/Bi-u-T-nh-tr-c-l-nh-s-qu-n-Trung-C-ng-t-i-Los-Angeles-ng-y-05-04-11?page=4

Mẹ, con đi biểu tình

Nguyễn Hoàng Linh - Mỗi cuộc cách mạng đáng kể đều có những biểu tượng của nó và trong biến cố dân chủ mùa thu 1956 tại Hungary, vai trò ấy thuộc về “những chàng trai Pest” (pesti srácok) quả cảm và can trường.
Nghiên cứu sử học cho thấy, học sinh, sinh viên và công nhân ở độ tuổi dưới 25 đã có mặt và nắm phần chủ đạo trong đại đa số các trận chiến chống lại chiến xa Liên Xô trên đường phố Budapest. 44% những tổn thất trong thời kỳ diễn ra cuộc cách mạng và chiến đấu giành độc lập dân tộc năm 1956 thuộc về “những chàng trai Pest”. Nếu tính đến những người bị thiệt mạng, 21% ở độ tuổi 19 hoặc trẻ hơn, 4% ở ngưỡng 16 hoặc chưa tới.
Theo những hồi tưởng, do không vướng bận những toan tính chính trị, những băn khoăn ý thức hệ, thế hệ trẻ Hungary thời ấy sẵn sàng xuống đường và cầm vũ khí hơn những bậc cha, anh của họ. Ông Pongrátz Gergely - thủ lĩnh khu Corvin, nơi xảy ra chiến sự ác liệt nhất - nhớ lại: “... hơn 80% những chiến sĩ ở khu Corvin chỉ mới trạc 20 tuổi. Những chàng trai ấy đã chiến đấu và giành thắng lợi cho cuộc cách mạng, đã trở thành những anh hùng của dân tộc...”.
Ở khu Corvin, chỉ bằng bom xăng và những vũ khí tự chế, “những chàng trai Pest” đã bắn hạ 17 chiến xa Liên Xô trong vòng một ngày và biến mỗi góc phố, mỗi ngôi nhà thành chiến lũy. Bác sĩ Pestessy József hồi tưởng: “Bị bỏng cả bàn tay vì bom xăng, lũ trẻ thường tới trạm xá ở tầng hầm doanh trại Kilián. Sau khi được cứu thương, các cậu ấy không chờ khỏi hẳn mà đã lại tiếp tục chiến đấu, vì “như thế này là chúng cháu có thể ném được rồi...”.
Sở dĩ có được những kết quả như thế trong cuộc chiến “trứng chọi đá” là vì những người khởi nghĩa - trong đó, “những chàng trai Pest” đóng vai trò nổi bật – đã chiếm được thiện cảm và sự hỗ trợ của cư dân. Lý do là bởi “động cơ” của họ khi cầm vũ khí rất trong sáng. Có người, vì đồng tình với những đòi hỏi dân chủ 16 điểm của giới sinh viên. Có người, vì hy vọng một tương lai tươi sáng, phồn vinh hơn. Chỉ đôi ba người vì những mục đích cá nhân.
Ðặc biệt, đối với giới trẻ Hungasy năm 1956, tình yêu quê hương đất nước lãng mạn mà họ thừa hưởng từ thời đại của người anh hùng dân tộc - thi sĩ Petőfi Sándor, từ hình ảnh những cậu con trai phố Pál (trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Molnár Ferenc) đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trong hành động của họ. Theo nhận định của giới nghiên cứu, thiếu họ, cuộc cách mạng 1956 chắc hẳn sẽ chấm dứt sau vài ngày với những thỏa hiệp đủ loại.
Với sự tham gia quên mình và vô tư của “những chàng trai Pest”, các nhóm khởi nghĩa có vũ trang đã tạo ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến bầu không khí chính trị của biến cố 1956. Cuộc chiến đấu anh dũng và kiên cường của quân khởi nghĩa đã khiến những đòi hỏi của cuộc cách mạng trở nên có trọng lượng, đã đẩy lùi Hồng quân Liên Xô trong những ngày cuối tháng 10 và đã quét sạch những tín đồ của Stalin và Rákosi khỏi ghế quyền lực ở Hungary.
Ðặt mục tiêu độc lập dân tộc và thiết lập một chủ nghĩa xã hội dân chủ, quân khởi nghĩa đã đặt nền móng cho những động thái quan trọng nhất của chính phủ dân chủ do Thủ tướng Nagy Imre đứng đầu, như thiết lập những cơ sở của chế độ đa đảng, tuyên bố trung lập và rút Hungary khỏi Khối hiệp ước Warsaw. “Tại sao quân Liên Xô chỉ toàn tấn công vào sáng sớm? Là vì khi đó bọn trẻ vẫn đang ngủ!” - câu chuyện tiếu lâm kinh điển của Hungary phản ánh rõ vai trò “những chàng trai Pest” trong cuộc cách mạng tinh khôi này...
* * *
Là những người quyết tâm nhất và dám hy sinh nhất cho thắng lợi của cuộc cách mạng, nhưng “những chàng trai Pest” đồng thời cũng phải chịu nhiều khổ đau nhất sau khi nỗ lực dân chủ 1956 bị dập tắt. Ða phần những ai ở lại Hungary đều bị tù đày, phân biệt đối xử, gạt sang bên lề xã hội, bị lâm vào cảnh nghi kỵ và quên lãng. Thời đại Kádár, thành ngữ “những chàng trai Pest” còn bị đánh đồng với khái niệm lưu manh, côn đồ, hu-li-gan.
Tuy nhiên, hơn 3 thập niên (1956-1989) không đủ để xóa đi trong lòng người hình ảnh những thanh niên quả cảm, những Gavroche bên chiến lũy Budapest. Dư âm của những chàng trai “tuổi mới chừng 15 mùa xuân cằn cỗi - trong đạn lửa chiến xa Liên Xô - hát vang lời ngợi ca tự do...” (thi phẩm “Bản hùng ca về một chàng trai Pest” của Szentkúti Ferenc) đã đọng lại đậm nét trong văn học, nghệ thuật và ký ức của người Hungary.
Hình ảnh ấy, chẳng hạn, đã được thể hiện hết sức cảm động, bi hùng và đầy ấn tượng trong bài thơ “Mẹ, con đi biểu tình!” (Anyu, tüntetni megyek!) của Kende Klára, nhà văn gốc Hungary, thường được biết đến trên thế giới với tên Claire Kenneth. Ðược viết vào năm 1957, thi phẩm là sự vinh danh những anh hùng trẻ tuổi nhất của cuộc cách mạng 1956, đã đổ máu “nỗ lực cho tự do và công lý hơn bất cứ dân tộc nào trên thế giới” (Albert Camus).

MẸ, CON ÐI BIỂU TÌNH!

(Trần Lê dịch từ nguyên bản tiếng Hungary, "ANYU, TÜNTETNI MEGYEK!"
Hôm qua, mái tóc vàng mượt của con...
Tay mẹ còn dịu dàng ve vuốt...
Hôm nay, vũ khí trong tay
Con ra chiến lũy...
Hôm qua ở trường con còn sợ,
Vì bài học con chưa thuộc...
Hôm nay? Đối mặt quân Nga mạnh bội phần
Con nổ súng...
Con mới chỉ 14 tuổi xanh
Cậu bé mảnh mai mắt xanh
Gào vào nhà bếp:
“Mẹ, giờ con đi biểu tình!”
Mặc áo cũ rẻ tiền
Đi đôi giày sờn gót
Hình bóng con từ dạo đó
Trở thành huyền thoại diệu kỳ
Vì chưa đâu, chưa đâu trên thế gian này
Chưa bao giờ có đạo quân như thế
Chiến đấu quả cảm, coi khinh cái chết
Ngần ấy đứa trẻ, những đứa trẻ Hung!
Chặn đường lũ chiến xa Nga
Như cái chết gầm gừ
Trong nháy mắt cán gục trăm người
Không thương tiếc
Đè lên thân thể nhỏ nhoi yêu dấu
Xích sắt lũ thiết giáp quái vật
Máu nhuộm chiến xa Liên Xô
Và các con nằm đó. Tử thương.
Chúng sát hại các con
Những anh hùng, vì các con đã kháng cự...
Đạo quân bonshevik bạo tàn
Đã sát hại cả một dân tộc
Dòng máu ấy, phiên tòa bao thiên kỷ
Không bao giờ rửa sạch
Và một ngày, mọi dân tộc trên thế gian
Cầm vũ khí trong tay!
Noi gương con
Cậu học sinh mảnh mai
Gào vào nhà bếp:
“Mẹ, giờ con đi biểu tình!”
Nguyễn Hoàng Linh (Nhịp Cầu Thế Giới)

249846_10150215307513322_641613321_6908131_1922623_n.jpg

Nguyễn Hoàng Linh


No comments:

Post a Comment