Phan Thế Hải - Khi Tàu cộng gieo rắc chủ thuyết Mạc Lê đến đâu, theo đó là nghèo đói, độc tài. Còn với người Mỹ thì dường như ngược lại. Tiệc ta theo đuôi tàu cộng thì dân chúng phải gồng mình lên chống đỡ lòng tham của Tàu cộng. Sự chống đỡ này càng khó khăn bội phần khi Tiệc ta vẫn chủ trương kiên định Mạc Lê và “bốn phương vô sản đều là anh em”...
Sáng Chủ Nhật, đang ngồi nhà tiếp đãi thân sinh từ quê ra, bỗng thấy Mẫn Huy ghé qua chơi. Thằng này là bạn đồng môn của Chủ tịch từ thời học trường kinh tế, có thâm niên hơn hai chục năm công chức. Dẫu là Tiệc viên, nhưng hắn thuộc dạng chống cộng có số má.
Hắn bảo vừa tham gia biểu tình chống Tàu cộng ngay trước cửa Đại sứ quán Tàu đường Hoàng Diệu- HN. Lực lượng quần chúng có dăm trăm, dưng có đến hơn trăm CÁ chìm. Lực lượng này Trung với Tiệc ta lẫn Tiệc Tàu, cố gắng bảo vệ thanh danh nước Mẹ vĩ đại. Người biểu tình bị CA đuổi cho chạy té re, chỉ kịp dùng Iphone chụp được một số kiểu ảnh làm kỷ niệm. Hò hét mấy câu, chán phè rồi về qua dốc bầu tâm sự với Chủ tịch.
Từ khi cải cách mở cửa, Tàu cộng ngày càng khá giả. Trong túi rủng rỉnh tiền, dân cư đông đúc khiến nhu cầu bành trướng của nước Mẹ ngày càng mãnh liệt. Như đã nói ở bài trước, Tàu cộng là xứ đói ăn và khát dầu, thiếu năng lượng, lệ thuộc vào thị trường bên ngoài. Bành trướng lãnh thổ trên biển như một bản năng để Tàu cộng tồn tại.
Không chỉ có xứ Thiên đường ta, mà cả những nước lân bang của Tàu như Hàn Quốc, Nhật Bản ở biển Hoa Đông, Philippines, Malaysia, Indonesia ở Biển Đông đều có kinh nghiệm va chạm với lòng tham của Tàu cộng từ ngư trường đến tài nguyên dầu khí dưới đại dương. Dưng, chỉ khác là, Hàn, Nhật hay Phi… đều là những nước phi Cộng, nghĩa là thuộc dạng đồng minh của Mỹ, nên họ đối xử với lòng tham của Tàu cộng theo cách riêng của họ.
Nhật vẫn chiếm giữ quần đảo Senkakư hơn nửa thế kỷ qua, dẫu Tàu cộng vẫn gọi đây là quần đảo Điếu Ngư của cha ông họ để lại và suốt ngày đòi chủ quyền. Ty nhiên, người Nhật vẫn là chủ nhân đích thực của quần đảo này và đang thực thi khai thác các đặc quyền kinh tế trên đó.
Hàn Quốc hiện chiếm giữ đảo đá Socotra và cho xây trên đó một số công trình dân sự và trạm nghiên cứu khoa học. Trong khi Tàu cộng vẫn cho rằng đó là chủ quyền của mình và cho rằng các hoạt động của Hàn Quốc tại đây là vi phạm các quyền trong vùng đặc quyền kinh tế của Tàu cộng. Ở những vùng chồng lấn với các nước lân bang, Tàu cộng vẫn tuyên bố chủ quyền của mình và thường có thái độ kẻ cả.
Tuy nhiên, với các nước phi cộng như Hàn, Nhật, thậm chí cả Đài Loan, Tầu cộng chỉ to mồm mà không dám có hành vi ngang ngược như chuyện cắt cáp tàu Bình Minh vừa rồi. Đơn giản là với xứ Thiên đường ta, Tiệc ta vẫn là chỗ em út của Tàu cộng, vẫn là cánh tay nối dài của Tàu cộng. Hễ thấy Hà Nội xoè ô, biết ngay là Bắc Kinh đang mưa. Dân ta dưới sự lãnh đạo của Tiệc, bị Tầu cộng ức hiếp cũng là điều dễ hiểu.
Một tuần trước khi TQ cho tàu tuần dương cắt dây cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02, ba ngày sau, 31/05/2011, ba tàu quân sự Tàu cộng nổ súng uy hiếp 4 tàu đánh cá của ngư dân Phú Yên. Nhà cầm quyền Bắc Kinh còn trịch thượng ra lệnh cấm đánh cá trong vòng hai tháng rưỡi từ 15/05/2011 đến 01/08/2011 ngay trong vùng ngư trường của VN.
Vậy là bà con ngư dân xứ Thiên đường được sự lãnh đạo của hai Tiệc. Tiệc ta và Tiệc Tầu cộng. Tiệc ta cai trị trực tiếp, thu thuế và trông coi hàng ngày không cho chệch hướng. Còn Tiệc Tàu thì trông coi phần đặc quyền kinh tế ở Biển Đông. Cho đánh cá hoặc không cho, thi thoảng bắt cóc đôi tàu rồi phạt nặng cho sạt nghiệp luôn.
Tại Diễn đàn An ninh khu vực ở Sing, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates nhận định tình hình căng thẳng tại Biển Đông phát xuất từ thái độ khiêu khích của TQ. Ông này cho biết sẽ tăng cường sức mạnh quân sự từ bắc Á đến nam Á và Australia. Dường như cảm thông cho sự nghẹt thở của dân chúng, VN hoan nghênh thái độ của Mỹ và lần đầu tiên không ngăn cản thô bạo sinh viên xuống đường biểu tình chống Tàu cộng.
Thứ bảy 04/06/2011, tại đối thoại Shangri-La - Singapore, ông Gates cảnh báo thái độ khiêu khích của TQ và cho rằng nếu không có một cơ chế giải quyết xung khắc ôn hòa thì sẽ khó tránh khỏi một cuộc xung đột súng ống. Robert Gates cam kết Hoa Kỳ sẽ đưa thêm vũ khí mới vào châu Á.
Khi Mỹ to mồm, Tàu cộng cũng run. Bộ trưởng Quốc phòng TQ Lương Quang Liệt vội vã trấn an: Quân đội TQ không có hành động nào gây căng thẳng tại Biển Đông. Rõ ràng, Tàu cộng đang rất sốt ruột bá quyền, ghanh đua với Mỹ. Chỉ có điều, Mỹ là tay chịu chơi, lại không có tham vọng lãnh thổ, còn Tàu cộng thì choành choẹ từng tấc đất với các nước láng giềng. Cò cưa từng mét lãnh hải.
Khi Tàu cộng gieo rắc chủ thuyết Mạc Lê đến đâu, theo đó là nghèo đói, độc tài. Còn với người Mỹ thì dường như ngược lại. Tiệc ta theo đuôi tàu cộng thì dân chúng phải gồng mình lên chống đỡ lòng tham của Tàu cộng. Sự chống đỡ này càng khó khăn bội phần khi Tiệc ta vẫn chủ trương kiên định Mạc Lê và “bốn phương vô sản đều là anh em”.
Phan Thế Hải http://vn.360plus.yahoo.com/phanthehai2003
Lộ diện kẻ thù tiềm ẩn
Lê Nguyên (Danlambao) - Sóng đã yên, sóng không còn cuồng nộ trên Đông Hải nhưng vẫn âm ỉ, xoáy trào trong lòng đại dương và lòng ngưòi dân Việt trong, ngoài nước đã phần nào hạ giảm bức xúc từ vài ngày qua, tuy chưa được bày tỏ thái độ yêu nước trọn vẹn trước bá quyền phương Bắc, do sự cố tình ngăn trở của nhà nước bạc nhược cộng sản Việt Nam.
Tổ quốc không thể nào mất biển
Trịnh Sơn - Đứng lên mau. Bước đi mau. Nếu một ngày Tổ quốc không còn biển. Mọi dòng sông chung tên gọi Bạch Đằng. Mỗi chúng ta là một ngọn chông. Trái tim vót nhọn lửa căm hờn...
Hãy xứng đáng với lòng yêu nước của người dân!
Mấy ngày hôm nay tôi ngồi đọc những thông tin, bài viết tràn ngập trên mạng về buổi biểu tình phản đối Trung Quốc hành xử ngang ngược trên biển Đông đã diễn ra thành công tại Hà Nội và Sài Gòn vào ngày 5.6.2011. Cái ngày này đã trở thành một cộc mốc đáng nhớ nữa trong lịch sử yêu nước của người VN. Continue reading
Sự nguy hiểm "Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long": Bộ phim đánh tráo lịch sử VN và nịnh bợ Tàu
Đến chiều nay 8-6, lịch chiếu Bộ phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long dài 19 tập vẫn đang có trên lịch của VTV (Bắt đầu từ 30.6.2011) (http://www.tvad.com.vn/vn/calendar.aspxn) Đừng...
No comments:
Post a Comment