Pages

Saturday, June 18, 2011

Mỹ-Việt ra thông cáo chung về Biển Đông

Đối thoại về Chính trị An ninh Quốc phòng Mỹ - Việt lần thứ tư tại Washington (DR)

Đối thoại về Chính trị An ninh Quốc phòng Mỹ - Việt lần thứ tư tại Washington
Thanh Phương
Lời kêu gọi này được đưa ra sau khi hai nước kết thúc cuộc Đối thoại về chính trị, an ninh và quốc phòng lần thứ tư tại Washington hôm qua, 17/6/2011. Bản thông cáo chung ghi rõ : "Các bất đồng trên Biển Đông phải được giải quyết thông qua một tiến trình ngoại giao, không sử dụng vũ lực và bao gồm toàn bộ các bên có liên hệ".
Trong bản thông cáo chung, phái đoàn hai nước Mỹ và Việt Nam còn nhấn mạnh : « Việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông là nằm trong lợi ích của cộng đồng quốc tế». Theo đó, những sự cố xảy ra trong vùng đang gây quan ngại về an ninh hàng hải, đặc biệt là quyền tự do lưu thông, phát triển kinh tế và thương mại mà không gặp cản trở và việc tôn trọng công pháp quốc tế ».
Phái đoàn hai nước Mỹ-Việt Nam cũng tuyên bố ủng hộ các cuộc thương lượng giữa ASEAN với Trung Quốc để thông qua một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, thay thế cho Bản tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, ký vào năm 2002. 
Theo nhận định của AFP, mặc dù quá khứ chiến tranh, Hoa Kỳ và Việt Nam đã nhanh chóng phát triển quan hệ, một phần là do căng thẳng gia tăng giữa Hà Nội với Bắc Kinh. Trong một cuộc họp báo ngày thứ hai vừa qua, thượng nghị sĩ Jim Webb đã cho rằng tình hình Biển Đông đã giúp thúc đẩy quan hệ Mỹ Việt . Theo ông Jim Webb, Hoa Kỳ cần tỏ thái độ cứng rắn hơn trên vấn đề Biển Đông. Cho tới nay, về mặt chính thức, Washington không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp chủ quyền. 
Hãng tin AFP nhắc lại, tuy hầu hết ủng hộ mối quan hệ nồng ấm hơn với Hà Nội, nhiều nghị sĩ Mỹ vẫn chỉ trích mạnh mẽ Việt Nam về những vi phạm nhân quyền và đòi hỏi Việt Nam phải có những tiến bộ trong lĩnh vực này, đổi lại mối quan hệ tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ. 
Cũng về Biển Đông, Philippines đã phản đối Trung Quốc tại một cuộc họp ở Liên hiệp quốc về việc Bắc Kinh giành chủ quyền khu vực Reed Bank của Philippines. 
Cuộc họp giữa các bên ký kết Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển ( UNCLOS ) đã diễn ra từ ngày 13 đến 17/6 tại Liên hiệp quốc. Tại cuộc họp này, phái đoàn của Manila đã phản đối mưu đồ Trung Quốc mở rộng các vùng biển tranh chấp ra vùng biển và thềm lục địa hoàn toàn thuộc chủ quyền và/hoặc quyền tài phán của Philippines trên Biển Đông ( mà nay Manila đặt tên lại là Biển Tây Philippines ). 
Theo Bộ Ngoại giao Philippines, đại diện các nước Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào và Singapore cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết duy trì hòa bình và an ninh trên Biển Đông và đến tính thượng tôn của UNCLOS, được coi như là bản « Hiến pháp » của thế giới về các đại dương.
 Hải quân Mỹ thăm Việt Nam
Tags: Biển Đông - Hoa Kỳ (Mỹ) - Việt Nam

Philippines sẽ đưa Trung Quốc ra Liên Hợp Quốc

Thanh Mai
clip_image001
Tàu tuần tra Haixun 31 của Trung Quốc vừa rời Quảng Đông. Trên hành trình đến thăm Singappore, tàu này qua các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: Xinhua
Bộ Ngoại giao Philippines sẽ trình lên Liên hợp quốc một bản báo cáo về các hành động của Trung Quốc trên vùng nước mà Manila tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông.
Tờ Sun Star của quốc đảo dẫn lời một quan chức phủ tổng thống Philippines cho biết văn bản này đang được Bộ Ngoại giao chuẩn bị
"Cần nhanh chóng trình lên Liên hợp quốc", ông Ricky Carandang, người đứng đầu cơ quan phát triển và chiến lược truyền thông thuộc phủ tổng thống, nói hôm qua.

Carandang nói thêm rằng Philippines sẽ trình một văn bản khác lên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bởi các vụ việc đã và đang diễn ra cần được thông tin "giữa các nước láng giềng ASEAN của chúng ta".
Được hỏi về khả năng nhanh chóng giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, Carandang nhận xét rằng hiện còn quá sớm để có thể đi đến một thỏa thuận với các bên liên quan. Tương tự, Philippines cho rằng hiện nay cũng không phải là thời điểm thích hợp để theo đuổi một cơ chế thăm dò tài nguyên chung với các bên tranh chấp ở Trường Sa.

No comments:

Post a Comment