Nụ hôn khó hiểu
Nguyễn Bá Chổi (danlambao) - Chào Bác... Những ngày này lòng dân sôi sục lên trước vụ tàu hải giám hay hảm gì gì đó của Trung Quốc ngang ngược xâm lấn vùng lãnh hải Việt Nam và hành động kiểu côn đồ, cắt đứt dây cáp của tàu Bình Minh 02 của ta đang khảo sát dầu khí, khiến cháu bức xúc vô cùng và nhớ tới lời bác khi xưa dạy “bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. Cháu đang nôn nóng chờ đến ngày Chúa Nhật, mùng 5 tháng 6 tới đây để đi biểu tình trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Thành phố mang tên Bác; rất tiếc cháu không thể bay ra Hà Nội nơi có lăng Bác tham dự mít tinh cùng ngày trước Đại sứ quán Trung Quốc.
Nhưng trong khi nôn nóng chờ ngày cùng đám đông đồng bào tập trung lên tiếng phản hành động gây hấn xâm lược của nước “anh em môi hở răng lạnh” Trung Quốc, cháu lại sợ các chú công an nhân dân đánh đập bắt bớ, như trong vụ biểu tình trước đại sứ quán và lãnh sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn ngày 16/12/2007 sau khi Việt Nam bị một loạt vụ gây hấn: Đầu tháng 4-2007: hải quân Trung Quốc bắt giữ 4 thuyền đánh cá Việt Nam (gồm 41 người) hoạt động trong vùng biển gần Trường Sa. Ngày 27-6-2007 tàu hải quân Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam. Sáu công nhân trên tàu bị thương. Ngày 9-7-2007: hải quân Trung Quốc nã súng vào ngư dân Việt Nam, một người thiệt mạng. Hai tàu chiến của Việt Nam đến hiện trường nhưng bị hỏa lực Trung Quốc quá mạnh nên không thể đến gần. Tháng 8-2007, nhiều tàu của ngư dân Việt Nam bị bắt, nhiều người bị bắn chết, bị thương. Ngày 10-12-2007: Phản đối Trung Quốc lập Thành phố Tam Sa bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.
Cháu cứ vừa lo âu vừa sốt ruột đi vô đi ra rồi lên mạng đọc lai tin tức vụ tàu hải giám TQ hảm hại tàu ta. Cháu thắc mắc ở chỗ tàu anh em, không chỉ một mà những ba, vào sâu trong lãnh hải VN, chỉ cách bờ 120 hải lý (theo Công ước Luật biển của Liên hiệp quốc là 200 hải lý) rồi ở đó nhẫn nha quậy từ 5 giờ tới 9 giờ sáng ngày 26/5, tức suốt 4 giờ đồng hồ mà Hải Quân Biên Phòng của ta không hề hay biết !
Hải Quân ta không hề hay biết “sự cố” cũng có thể hiểu được, vì có thể là do họ ỷ y giờ đó đang có các đồng chí “Cu Ba gác cho Việt Nam ngủ” như chú Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết đã chia phiên (gác). Nhưng cái lạ không tài nào hiểu nổi là suốt hai ngày sau , 27 và 28 Tháng 5 hai cơ quan ngôn luận của Quân uỷ Trung Ương và bộ Quốc Phòng và Trung Ương của đảng CSVN là tờ điện tử Quân Đội Nhân Dân và tờ Nhân Dân đã hoàn toàn im lặng, tiếng anh em láng giềng là “biệt vô âm tín”.
Cháu hoang mang vô cùng trước thái độ của các chú ấy quá, bèn tìm đến bác, như hai chị vợ của hai anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và Anh Ba Sài Gòn Phan Thanh Hải đã hết chổ nương náu, chỉ còn cách dắt bầy con nheo nhóc, tuy là người ngoài đạo, tìm đến nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế 38 Kỳ Đồng TP mang tên bác.
Nhưng tìm đến bác là cháu lại nhớ tới nụ hôn của bác hôn ông nội Chu Ân Lai năm nào.(1) Nói nụ hôn cũng không chỉnh; phải nói là cả một chùm hôn, một đống hôn. Nhắc đến đàn ông hôn đàn ông, cháu lại liên tưởng đến chú Giu Đa hôn Chúa Giê Su.
Một cái hôn thôi đã đủ “đi đời” mạng người của Chúa Trời nhập thể. Một chùm hôn đi đứt một đất nước ngon ơ. Biết đâu mọi sự đã rồi.
Hẹn gặp Bác trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn lúc 8 giờ sáng ngày 5/6.
Kính chào Bác,
Cu Tèo
http://danlambaovn.blogspot.com/
Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Yêu nước là một truyền thống đặc trưng, là một tình cảm phổ biến không chỉ ở đất nước Việt Nam, mà nó còn là tinh thần cao đẹp của tất cả các dân tộc trên thế giới. Lòng yêu nước đó được hình thành theo cách nào, hun đúc trong tư duy của con người sớm hay muộn và được thể hiện bằng những hành động cụ thể Continue reading
Liên đoàn Luật sư Việt Nam: Phải có tuyên bố chính thức khi chủ quyền của đất nước bị xâm phạm
Lê Thanh (phapluattp) - Chiều 31-5, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã họp lấy ý kiến các luật sư, các công ty luật uy tín về việc phản ứng của Liên đoàn trước sự kiện ngày 26-5. Theo đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam thấy rằng cần phải có những tuyên bố chính thức về mặt pháp lý khi chủ quyền của đất nước bị xâm phạm, yêu cầu phía Trung Quốc phải chấm dứt những hành động tương tự xảy ra ở biển Đông trong tương lai.
Thông Điệp “Bình Minh II”
Huy Đức - Cho dù điều gì thực sự diễn ra ở hậu trường, người dân cũng nhận thấy thông điệp từ vụ tàu Bình Minh II: Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã bắt đầu nhiệm kỳ với thái độ rõ ràng hơn trước “anh Hai” Trung Quốc. Vụ “Bình Minh 2” xảy ra khoảng năm tuần sau khi một “cột mốc” chủ quyền Việt Nam được cắm trên vùng Tư Chính.
16 chữ vàng và 4 tốt – Hoàng đế cũng bỏ kiếm bắt tay
Sông Kôn (danlambao) - Lịch sử chống ngoại xâm dân tộc Việt Nam mãi mãi tự hào về vị hoàng đế Quang Trung , vị anh hùng dân tộc với câu nói bất hủ :
Đánh cho để dài tócĐánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ.
Việt Nam có bao nhiêu thời gian để chuẩn bị chống trả xâm lược Trung Quốc?
Nguyễn Nghĩa (danlambao) - Đây là thời gian để khẳng định sự trường tồn hay diệt vong của một nhà nước đã tồn tại hàng nghìn năm trên bán đảo Đông dương này. Đây là thời gian để người Việt Nam ta quyết định làm nô lệ cho Trung Quốc hay là một quốc gia tự do, hiên ngang phát triển trước thách thức của kẻ hàng xóm không cầu mà phải chịu đựng này...
Hội nghị Diên Hồng
Đại Nghĩa (danlambao) - Thời ngày nay điểm như dầu sôi lửa bỏng, không thể chần chờ được nữa, âm mưu thôn tính nước ta của tổ tiên giặc Tàu hơn mấy ngàn năm, nay đã đền hồi quyết liệt. Khi xưa giặc Tàu đô hộ ta hằng ngàn năm, tổ tiên ta đã bảo vệ được, nhưng ngày hôm nay mất nước về tay giặc Tàu một lần nữa là sẽ mất vĩnh viễn.
Tiểu nhân !
Nếu các bạn vào Google - trang web tìm kiếm hàng đầu thế giới hiện nay, gõ chữ Hoàng Sa Trường Sa thì ngay lập tức cho ra 337.000 kết quả liên quan trong 0,19 giây. Cũng với cách thức trên nhưng khi tìm kiếm thông qua trang web Vietnamese.cri.cn (Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc) thì chỉ cho ra 361 kết quả liên quan cùng thời gian 0,19 giây. Điều đáng nói ở đây là sự khác biệt về nội dung diễn giải rất rõ ràng.
Đọc thêm »
Hèn hạ với giặc, phản động với dân
Những ngày gần đây, người dân Việt Nam khắp nơi trên thế giới đang dồn tâm lực và hướng cái nhìn của mình về Biển Ðông, nơi bọn bành trướng Ðại Hán đang ngang nhiên tiến sát bờ biển để phá hoại việc làm ăn, xâm phạm lãnh hải của đất nước. Continue reading
Núp sau ngư dân
PV Quốc Doanh
Hôm nay 31/5, đọc báo Tiền Phong thấy hơn 2 trang viết về ngư dân nước ta kiên cường đi đánh cá ở biển Đông, vừa mừng vừa lo. Mừng vì ngư dân ta dũng cảm bám biển để giữ nước. Lo vì chỉ mới thấy ngư dân.
Xin trích những đoạn trong báo Tiền Phong.
Ngang nhiên
“Theo thống kê của BĐBP Quảng Ngãi, tính riêng trong năm 2009, phía Trung Quốc đã kiểm tra và bắt giữ 41 tàu cá, 498 ngư dân, tịch thu nhiều tài sản, xử phạt 360.000 nhân dân tệ đối với 6 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi. Ngày 29-9-2009, các tàu chiến của Trung Quốc bất chợt ùa ra quây chặt các ngư dân. Không thuyền nào chạy thoát. Trong ngày đó, Trung Quốc đã bắt giữ tổng cộng 19 tàu cá, 259 ngư dân, tịch thu tài sản trị giá 1,3 tỷ đồng”.
“Trung tá Trần Văn Nhật, Đảo trưởng đảo Phan Vinh nói: Việc đẩy đuổi tàu Trung Quốc vào đánh cá là chuyện thường ngày ở Trường Sa, nhất là ở các đảo chìm. Tàu cá Trung Quốc rất lớn, đến đậu cạnh bãi san hô, rồi thả các tàu nhỏ và xuồng vào bãi, bắt hết các loại cá, ốc, sò, cua... Có khi phải nổ súng cảnh cáo đối tượng liều lĩnh, vào chỉ cách đảo ta vài trăm mét. Nhưng nhiều khi anh em không thể đuổi được hết tàu xuồng Trung Quốc, vì đông quá”.
Tàu Trung Quốc uy hiếp tàu cá Phú Yên
Đại úy Nguyễn Ngọc Ry căng thẳng theo dõi báo khẩn về việc tàu Trung Quốc bắn, xua đuổi tàu cá Phú Yên trong vùng biển Việt Nam |
(NLĐO)- Lúc 10 giờ 5 phút sáng 1-6, thuyền trưởng Lê Văn Giúp cấp báo về Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Phú Yên, báo tin bị tàu quân sự Trung Quốc bắn và kìm kẹp ngay trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Theo truyền trưởng Lê Văn Giúp (SN 1962, ngụ TP Tuy Hòa, Phú Yên), tàu cá PY 92305 TS của anh vừa bị tàu Trung Quốc quấy rối vào chiều 31-5.
Anh Giúp kể tàu anh đang đánh cá ở cách đảo Đá Đông thuộc quần đảo Trường Sa 5 hải lý, bất ngờ 3 chiếc tàu quân sự của Trung Quốc chạy đến.
Sau khi bắn liền 4 phát xuống nước ngay sát tàu anh Giúp, các tàu trên lướt tới, chạy ngang trước mũi tàu của anh. Anh Giúp phải bẻ mạnh bánh lái mới không đâm trúng tàu Trung Quốc. Sau đó, 3 tàu Trung Quốc còn kìm kẹp tàu anh Giúp cùng một tàu cá khác suốt đêm 31-5.
Đến sáng 1-6, anh Giúp liên lạc về đội kiểm soát Đà Rằng (TP Tuy Hòa) thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Phú Yên báo tin. Đại úy Nguyễn Ngọc Ry, đội phó đội kiểm soát Đà Rằng, là người tiếp nhận thông tin.
Trung Quốc lại sách nhiễu tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam
Vụ cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 2 chưa lắng, Trung Quốc lại tiếp tục quấy nhiễu một chiếc tàu khảo sát khác của Việt Nam. Theo nguồn tin báo chí trong nước, một sự cố mới lại vừa xẩy ra vào hôm qua 31/05/2011, tại một khu vực thuộc thềm lục địa miền Nam Việt Nam, cách Vũng Tàu 270 km.
Theo bản tin trên mạng của báo Tuổi Trẻ, số ra ngày hôm nay, 01/06/2011, vụ sách nhiễu mới xẩy ra sáng hôm qua tại khu vực thềm lục địa phía Nam, thuộc chủ quyền Việt Nam, không xa mỏ Đại Hùng, cách Vũng Tàu khoảng 270 cây số.
Một chiếc tàu khảo sát địa chấn mang tên Viking 2 do Việt Nam thuê để thăm dò vùng biển thuộc khu vực này, khi đang làm việc thì bị hai chiếc tàu không rõ quốc tịch đến quấy rối. Theo báo Tuổi Trẻ, mặc dù được gặn hỏi bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, nhưng hai chiếc tàu nói trên không trả lời.
Một viên chức thuộc Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam PTSC, đơn vị đã thuê chiếc Viking 2, đã xác nhận với báo Tuổi Trẻ vụ sách nhiễu, và cho biết thêm là tàu bảo vệ của Việt Nam tháp tùng theo chiếc Viking 2 đã áp sát được một chiếc tàu quấy rối và ghi nhận được tên chiếc tàu đó là Fei Sheng 16. Còn chiếc thứ hai không thấy tên, chỉ có một số hiệu là BI 2549.
Sự kiện “Bình Minh”
Dương Danh Huy
Nhà nghiên cứu về Biển Đông
Khi nói về các tranh chấp trên Biển Đông, thí dụ như tranh chấp nghề cá hoặc tranh chấp dầu khí, ít nhất cho đến gần đây, nhận thức thuần túy của người Việt cũng như thế giới là do tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa.
Song, sự thật nghiêm trọng hơn thế nhiều.
Trung Quốc không chỉ hài lòng với tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và những vùng biển mà theo luật quốc tế thì thuộc hai quần đảo này, họ bành trướng vùng tranh chấp ra cả những vùng biển không liên quan, ra phần lớn Biển Đông. Thậm chí, có thể nói rằng Trung Quốc dùng tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa để làm hỏa mù nhằm che dấu tính vô lý của một yêu sách về biển có một không hai trong lịch sử hải dương.
Là nước láng giềng của Trung Quốc, hệ quả cho Việt Nam là vùng biển thuộc Việt Nam bị Trung Quốc tranh chấp trải dài từ cửa Vịnh Bắc Bộ xuống đến bồn trũng Nam Côn Sơn. Điều đó tạo ra một sự đe dọa nghiêm trọng cho kinh tế, quốc phòng, sự vẹn toàn lãnh thổ và nền độc lập của Việt Nam.
Trung Quốc [lại] yêu cầu Việt Nam ngừng hoạt động ở Biển Đông
Lần thứ hai sau vụ tàu Bình Minh 02, Bắc Kinh lên tiếng đòi Việt Nam "chấm dứt các hoạt động tại khu vực còn tranh chấp tại Biển Đông".
Hôm 28/5, hai ngày sau khi Việt Nam cáo buộc tàu hải giám Trung Quốc gây hấn với tàu thăm dò Việt Nam, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra thông cáo nói đây là "hoạt động bình thường trong vùng biển chủ quyền" của nước này.
Mới nhất, tại cuộc họp báo hôm thứ ba 31/5, người phát ngôn Khương Du nhắc lại lập trường của Trung Quốc.
Trung Quốc lộ ý đồ xâm lấn biển Đông
Đình Phú - Hiển Cừ - Đức Huy
Rất nhiều tàu cá Trung Quốc đồng loạt xâm chiếm, tranh giành ngư trường thuộc chủ quyền Việt Nam. Theo các lão ngư, tàu cá Trung Quốc đi theo từng nhóm 20-30 chiếc là một hiện tượng bất thường so với lối đánh bắt truyền thống.
Ông Nguyễn Văn Ái ở huyện Phù Mỹ (Bình Định) là một lão ngư nổi tiếng. Năm nay ông Ái 62 tuổi nhưng đã có thâm niên gần 50 năm cùng tàu cá của mình hiện diện trên các vùng biển thuộc chủ quyền nước ta. Khát vọng vươn ra khơi xa luôn cháy bỏng trong ông, và ông đã nỗ lực biến nó thành hiện thực. Đội tàu cá của ông Ái có thể nói là “khủng” nhất ở miền Trung. Trong số 4 chiếc do 4 người con trai của ông làm thuyền trưởng đang hành nghề lưới vây ở khu vực biển Trường Sa với 75 lao động, chiếc lớn nhất có công suất lên đến 900CV. Mỗi chuyến ra khơi từ 15-20 ngày, sản lượng đánh bắt của đội tàu đạt gần 200 tấn hải sản các loại.
Lão ngư Nguyễn Văn Ái rất bất bình trước hành động ngang ngược, sai trái của tàu cá Trung Quốc. Ông Ái cho biết, mới đây khi tàu của ông hành nghề ở khu vực Trường Sa đã bị một đoàn tàu cá Trung Quốc gần 30 chiếc áp đảo, rượt đuổi. Đi theo đoàn tàu này còn có 1 tàu hải quân Trung Quốc hộ tống.
Ý đồ của Trung Quốc
Báo chí Việt Nam một vài ngày nay tràn ngập các thông tin về vụ tàu hải giám Trung Quốc uy hiếp tàu khảo sát địa chấn của Việt Nam, được cho là hành động vi phạm chủ quyền thuộc loại nghiêm trọng nhất mà Trung Quốc từng thực hiện tại vùng biển của Việt Nam.
Sáng ngày 26/05, ba tàu hải giám của Trung Quốc đã quấy nhiễu và phá hoại thiết bị của tàu khảo sát Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia PetroVietnam.
Vị trí xảy ra vụ gây hấn được nói là nằm sâu trong vùng biển của Việt Nam, cách mũi Đại Lãnh tỉnh Phú Yên chưa đầy 120 hải lý.
Trung Quốc ngang ngược vi phạm Công ước luật biển
Mặc Lâm, Biên tập viên RFA
Trong vụ tàu hải giám của Trung Quốc vi phạm thềm lục địa Việt Nam yếu tố pháp lý nào có thể được Việt Nam áp dụng để chống lại hành động mà báo chí gọi là ngang ngược này?
No comments:
Post a Comment