Việt Nam đã đón ba tàu chiến thuộc lực lượng Hải quân Hoa Kỳ (gồm tàu khu trục USS Chung-Hoon, USS Preble và tàu giải cứu - cứu hộ USNS Safeguard) tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) để bắt đầu thực hiện một cuộc diễn tập hải quân chung kể từ ngày 15/7, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc sau nhiều tuần căng thẳng leo thang ở Biển Đông.
Đại sứ quán Hoa Kỳ cho biết trong một công bố rằng hai bên sẽ tiến hành 7 ngày huấn luyện ngoài khơi bờ biển miền trung Việt Nam.
Theo hãng thông tấn Pháp, các giới chức Hoa Kỳ mô tả các cuộc thao dượt này là các “hoạt động phi tác chiến” và tập trung vào các lĩnh vực như trao đổi kỹ năng trong lĩnh vực điều khiển và bảo trì tàu.
Mặc dù vậy, trước đó, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích cuộc thao dượt này.
Hôm 11/7, sau các cuộc trao đổi ở Bắc Kinh với người đồng nhiệm Hoa Kỳ, Đô đốc Mike Mullen, Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, Tướng Trần Bỉnh Đức, nói thời biểu các cuộc diễn tập của hải quân Hoa Kỳ tại khu vực nhạy cảm Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông, là không đúng lúc.
Theo Reuters, ông Trần cũng kêu gọi Hoa Kỳ 'chừng mực hơn và thận trọng hơn trong lời nói và hành động' giữa tình hình căng thẳng leo thang liên quan đến các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.
Hãng thông tấn Đức trích lời đô đốc Thomas Carney - tư lệnh lực lượng Đặc nhiệm 73 và tư lệnh lực lượng hậu cần Tây Thái Bình Dương - nói rằng “sự kiện này không liên quan gì đến các tranh chấp lãnh thổ ở biển Nam Trung Hoa và không có gì là bất thường hay mang tính khiêu khích.”
Đáp lại những chỉ trích của phía Trung Quốc, ông Carney nói rằng ông không biết khi nào thì mới là thời gian phù hợp cho các hoạt động mà theo ông vốn là những hoạt động nhằm giúp thủy thủ hai nước hiểu nhau hơn và xây dựng các mối quan hệ quan trọng giữa hải quân hai nước trong tương lai.
Việt Nam, Malaysia, Brunei, và Philippines nhận chủ quyền một phần tại Biển Đông, trong khi Đài Loan và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ khu vực này dựa trên một bản đồ có từ nhiều thế kỷ trước.
Trong vài tháng qua, cả Việt Nam lẫn Philippines đều lên tiếng phản đối việc tàu bè của Trung Quốc gây cản trở cho những hoạt động thăm dò dầu khí của họ tại những vùng biển thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của nước họ.
Mới đây, Philippines cũng đã kết thúc 11 ngày diễn tập hải quân với Hoa Kỳ gần vùng biển mà họ gọi là Biển Tây Philippines, nhưng cả đôi bên đều nhấn mạnh sự kiện này là thường niên nhằm thắt chặt mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
Đại sứ quán Hoa Kỳ cho biết trong một công bố rằng hai bên sẽ tiến hành 7 ngày huấn luyện ngoài khơi bờ biển miền trung Việt Nam.
Theo hãng thông tấn Pháp, các giới chức Hoa Kỳ mô tả các cuộc thao dượt này là các “hoạt động phi tác chiến” và tập trung vào các lĩnh vực như trao đổi kỹ năng trong lĩnh vực điều khiển và bảo trì tàu.
Mặc dù vậy, trước đó, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích cuộc thao dượt này.
Hôm 11/7, sau các cuộc trao đổi ở Bắc Kinh với người đồng nhiệm Hoa Kỳ, Đô đốc Mike Mullen, Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, Tướng Trần Bỉnh Đức, nói thời biểu các cuộc diễn tập của hải quân Hoa Kỳ tại khu vực nhạy cảm Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông, là không đúng lúc.
Theo Reuters, ông Trần cũng kêu gọi Hoa Kỳ 'chừng mực hơn và thận trọng hơn trong lời nói và hành động' giữa tình hình căng thẳng leo thang liên quan đến các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.
Hãng thông tấn Đức trích lời đô đốc Thomas Carney - tư lệnh lực lượng Đặc nhiệm 73 và tư lệnh lực lượng hậu cần Tây Thái Bình Dương - nói rằng “sự kiện này không liên quan gì đến các tranh chấp lãnh thổ ở biển Nam Trung Hoa và không có gì là bất thường hay mang tính khiêu khích.”
Đáp lại những chỉ trích của phía Trung Quốc, ông Carney nói rằng ông không biết khi nào thì mới là thời gian phù hợp cho các hoạt động mà theo ông vốn là những hoạt động nhằm giúp thủy thủ hai nước hiểu nhau hơn và xây dựng các mối quan hệ quan trọng giữa hải quân hai nước trong tương lai.
Việt Nam, Malaysia, Brunei, và Philippines nhận chủ quyền một phần tại Biển Đông, trong khi Đài Loan và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ khu vực này dựa trên một bản đồ có từ nhiều thế kỷ trước.
Trong vài tháng qua, cả Việt Nam lẫn Philippines đều lên tiếng phản đối việc tàu bè của Trung Quốc gây cản trở cho những hoạt động thăm dò dầu khí của họ tại những vùng biển thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của nước họ.
Mới đây, Philippines cũng đã kết thúc 11 ngày diễn tập hải quân với Hoa Kỳ gần vùng biển mà họ gọi là Biển Tây Philippines, nhưng cả đôi bên đều nhấn mạnh sự kiện này là thường niên nhằm thắt chặt mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
Nguồn: AFP, DPA, CN 1145743
Dân chủ không tự nhiên mà có
Hình: photos.com
Với nhan đề như trên, tôi muốn nói đến ba điều: một, dân chủ là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử; hai, dân chủ là kết quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ của nhiều người và nhiều thế hệ; và ba, dân chủ là kết quả của việc học tập.
Mệnh đề thứ nhất tương đối dễ hiểu và dễ thấy. Tuy khái niệm “dân chủ” đã ra đời ở Hy Lạp cách đây đã 2500 năm, nhưng, thứ nhất, đó chỉ là dạng phôi thai của dân chủ với nhiều hạn chế nhất định; và thứ hai, cái dạng phôi thai ấy đã bị bóp chết một cách tức tưởi suốt cả hai ngàn năm sau đó, trong suốt thời kỳ trung cổ và Trung Đại, khi mọi quyền lực đều nằm hẳn trong tay của giới tu sĩ hoặc giới quý tộc. Hình thức dân chủ mà chúng ta đang đề cập chỉ mới xuất hiện từ hơn một trăm năm nay, và càng ngày càng hoàn thiện dần.
Mệnh đề thứ hai cũng rõ: Mọi nền dân chủ đều ra đời sau những cuộc tranh đấu dai dẳng, có khi còn đẫm máu. Dân chủ không phải là món quà cho không biếu không của ai cả. Đó là thứ mà người ta phải giành giật và đánh đổi bằng cả xương máu của chính mình.
Tuy nhiên, trong bài này, tôi chỉ muốn tập trung vào mệnh đề thứ ba: Dân chủ là điều người ta phải học tập.
Trước hết, cần lưu ý: dân chủ không phải chỉ là vấn đề cơ chế. Không phải cứ có bầu cử, có Quốc Hội, có luật pháp, có truyền thông, dù là truyền thông tự do, là có dân chủ. Bên cạnh cơ chế, có khi còn quan trọng hơn cơ chế, là con người. Dù cơ chế có hoàn hảo đến mấy nhưng thiếu những con người có ý thức dân chủ thì cái cơ chế ấy cũng sẽ bị vô hiệu hóa và không sớm thì muộn thế nào cũng bị sụp đổ. Lý do là: một trong những điều kiện quan trọng của cơ chế dân chủ là sự tham gia của dân chúng. Tham gia bằng nhiều cách và với nhiều mức độ khác nhau, từ việc bầu cử đến việc ứng cử, từ việc góp ý đến việc sinh hoạt, v.v… Thiếu ý thức dân chủ, những sự tham gia ấy nhất định sẽ bị hạn chế và có nguy cơ bị lệch hướng: thay vì phát huy dân chủ, chúng lại củng cố độc tài.
Nhưng ý thức dân chủ không phải là thứ bẩm sinh. Nó không được sinh ra. Nó phải được thụ đắc. Thụ đắc trong hai môi trường chính: giáo dục và xã hội.
Trong giáo dục, ngoài kiến thức, hai mục tiêu quan trọng cần được nhấn mạnh là việc đào luyện cho học sinh và sinh viên khả năng suy nghĩ một cách độc lập và sáng tạo. Thiếu hai khả năng ấy, người ta chỉ là những con vẹt, thậm chí, những công cụ. Sự độc lập phải được hiểu là độc lập từ chính thầy cô giáo, từ sách giáo khoa, và xa hơn nhưng cũng thiết yếu hơn, độc lập từ các giáo điều. Khi xã hội còn nặng tư tưởng giáo điều, cứ mở miệng ra là “Tử viết” hoặc “Marx nói”, “Lênin nói” hay “Bác Hồ nói”, trẻ em, và từ đó, dân chúng không thể có sự độc lập trong tư duy được. Mà đã không có độc lập thì không thể sáng tạo. Nền tảng của độc lập và sáng tạo, do đó, là sự tin tưởng vào sự thật và sự tự tin là chính mình, bằng những nỗ lực riêng của mình, có thể tiếp cận được sự thật ấy. Có được niềm tin tưởng và sự tự tin ấy, người ta mới có thể hành xử như một con người tự do. Có hành xử như những con người tự do, người ta mới có dân chủ.
Nhưng nhà trường không, chưa đủ. Ý thức dân chủ còn cần phải được đào luyện trong môi trường xã hội nữa. Những gì được học trong nhà trường cần phải được thực tập ngay trong đời sống hàng ngày, ở đó, người ta được thoát ra khỏi áp lực của tập quán và giáo điều và được có quyền phát biểu những ý kiến riêng của mình dù chúng đi ngược lại với đám đông và với quyền lực. Việc hành xử như một con người tự do – điều kiện của dân chủ - do đó, chỉ có thể thực hiện được trong môi trường tự do.
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục và xã hội trong việc đào luyện ý thức cũng như thói quen dân chủ sẽ dẫn đến hệ luận này: Để xây dựng một nền dân chủ tại Việt Nam, người ta phải bắt đầu, trước hết, từ hai điểm: giáo dục và xã hội. Khi giáo dục và xã hội chưa thay đổi, sự thay đổi về cơ cấu quyền lực, nếu có, không có gì bảo đảm sẽ dẫn đến dân chủ cả. Có khi đó chỉ là thay thế một hệ thống độc tài này bằng một hệ thống độc tài khác.
Nhưng nhìn cả hai phương diện giáo dục và xã hội ở Việt Nam, liên quan đến vấn đề dân chủ, chúng ta không thể không bi quan. Nền giáo dục Việt Nam, cho đến nay, sau bao nhiêu lời hứa hẹn cải cách, vẫn không hề thay đổi theo chiều hướng phát huy tinh thần độc lập và sáng tạo. Học sinh vẫn phải nhồi nhét kiến thức để trả bài. Thầy cô giáo vẫn tự đóng vai trò trung tâm phân phối kiến thức. Hệ thống thi cử vẫn dựa trên việc kiểm tra ký ức. Việc nhồi nhét ấy dẫn đến hệ quả khác: sự giả dối. Trẻ thì giả dối trong cách học tủ và học vẹt. Lớn thì giả dối trong việc mua bán bằng giả và bằng dỏm. Khi giả dối lên ngôi, mọi bảng giá trị, từ truyền thống đến hiện đại, đều bị đảo lộn. Không có nền dân chủ nào có thể được xây dựng trên những sự đảo lộn như vậy cả.
Sinh hoạt xã hội Việt Nam hiện nay cũng không phải là mảnh đất tốt để nuôi dưỡng dân chủ. Luật pháp không rõ ràng, để sống còn, người ta phải mánh mung. Xin trường học cho con cái: mánh mung. Xin việc làm: mánh mung. Để tăng lương hoặc tăng chức: mánh mung. Ở đâu cũng có và cũng cần có mánh mung cả. Thói mánh mung ấy, một mặt, giết chết luật pháp, mặt khác, giết chết cả niềm hy vọng vào dân chủ.
Để thay đổi môi trường xã hội như thế, người ta không chỉ cần củng cố hệ thống pháp luật như một số người đã nói; người ta cần phải, quan trọng và khẩn thiết hơn, xây dựng cho được một xã hội dân sự lành mạnh.
Nhưng vấn đề xã hội dân sự là một vấn đề rộng lớn và phức tạp. Chúng ta sẽ bàn sau.
Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
-
No comments:
Post a Comment