Pages

Tuesday, November 29, 2011

Làm thế nào để thua Trung Quốc thật nhanh? - VOA - Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc - Blog

Tôi mới đọc bài "Làm thế nào để Trung Quốc đánh bại Mỹ?" (How China Can Defeat America) của Diêm Học Thông (Yan Xuetong) trên tờ The New York Times. Một bài viết thật hay. Trong đó, Diêm Học Thông vạch ra kế sách để Trung Quốc có thể thắng Mỹ và trở thành siêu cường quốc số một trên thế giới.
Diêm Học Thông sinh năm 1952, tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Berkeley, California năm 1992 và hiện đang làm giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế Hiện đại tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng, người được tạp chí Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy) của Mỹ bình chọn là một trong 100 trí thức công chúng có ảnh hưởng nhất thế giới vào năm 2008. Ông cũng là người, như lời chính ông tự nhận trong bài viết, bị nhiều học giả Tây phương liệt vào thành phần “diều hâu” ở Trung Quốc.
Trong bài viết nêu trên, Diêm Học Thông cho biết, trong tình hình hiện nay, khi kinh tế của Trung Quốc càng ngày càng phát triển mạnh mẽ, một cuộc đối đầu giữa Trung Quốc là Mỹ là điều không thể tránh khỏi. Nhiều nhà lãnh đạo trấn an dân chúng là cuộc đối đầu sẽ diễn ra trong hòa bình. Nhưng Diêm Học Thông không tin vào điều đó. Theo ông, một siêu cường mới nổi bao giờ cũng muốn khẳng định vị thế của mình, điều mà siêu cường được xem là độc nhất và độc tôn trong hiện tại không bao giờ chấp nhận được. Huống gì giữa Trung Quốc và Mỹ lại có những xung khắc hầu như không thể hóa giải được về ý thức hệ và thể chế chính trị. Không hóa giải được thì sao? Thì có chiến tranh. Chứ còn gì nữa?
Nhưng theo Diêm Học Thông, nếu xung đột diễn ra, trong tình hình hiện nay, Trung Quốc không thể thắng được. Dù Mỹ có suy thoái đến mấy thì Mỹ vẫn mạnh hơn ở hai điểm quan trọng: Thứ nhất, Mỹ có nhiều kinh nghiệm chiến tranh hơn. Gần đây, Mỹ tiến hành cả ba cuộc chiến tranh cùng lúc: ở Iraq, Afghanistan và Libya. Mà vẫn đầy sinh lực. Còn Trung Quốc thì từ sau chiến tranh với Việt Nam vào năm 1979, không hề tham gia vào một trận đánh lớn nào. Hầu hết các tướng lãnh, do đó, đều không có kinh nghiệm trận mạc. Nhưng yếu tố thứ hai này mới thực quan trọng: Mỹ có đồng minh quân sự ở khắp nơi. Với hơn 50 quốc gia. Trong đó không ít đồng minh sẵn sàng sống chết với Mỹ. Còn Trung Quốc thì hoàn toàn không. May lắm thì có Bắc Hàn và Pakistan. Nhưng đó không hẳn là đồng minh. Khi xảy ra chiến tranh với Mỹ, chưa chắc đã có nước nào nhảy vào đứng chung chiến tuyến với Trung Quốc.
Theo Diêm Học Thông, đó chính là điểm yếu nhất của Trung Quốc. Muốn khắc phục được nhược điểm ấy, tức muốn mạnh hơn Mỹ và đánh thắng được Mỹ, Trung Quốc phải chiến thắng, trước tiên, trái tim của mọi người trên thế giới. Nhưng để chiến thắng mặt trận đó, những cuộc viện trợ kinh tế hào phóng mà Trung Quốc đã vung tay thực hiện rõ ràng là không đủ. Diêm Học Thông đề nghị: để chinh phục thiện cảm của thế giới, phải bắt đầu từ ngay trong nhà mình: chính phủ phải chuyển trọng tâm từ việc phát triển kinh tế sang việc xây dựng một xã hội hài hòa, bình đẳng, không có khoảng cách quá xa giữa người giàu và người nghèo; phải từ bỏ tâm lý sùng bái tiền bạc để đề cao các giá trị đạo đức truyền thống; phải chống tham nhũng để xây dựng một quốc gia công chính và bình quyền. Đối với nước ngoài, Trung Quốc phải thể hiện một gương mặt nhân đạo, phải có chính sách ngoại giao có chất lượng cao hơn hẳn Mỹ, đặc biệt về phương diện đạo đức, phải dám nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ các nước nhỏ và yếu. Hơn nữa, Trung Quốc phải cố gắng thu hút thật nhiều nhân tài từ khắp nơi trên thế giới để nâng cao khả năng quản trị của mình.
Nói cách khác, theo Diêm Học Thông, cuộc chiến tranh thực sự giữa Trung Quốc và Mỹ là cuộc chiến tranh nhằm tranh thủ nhân tâm trên thế giới. Cuối cùng, quốc gia nào chứng minh được rõ thứ quyền lực nhân đạo nhất, quốc gia ấy sẽ chiến thắng.
Kể ra, nếu, trong tương lai, Trung Quốc thực sự là một siêu cường mang bộ mặt nhân đạo như thế thì việc nước nào thắng trong trận chiến Trung-Mỹ cũng chẳng phải là một vấn đề gì quan trọng khiến chúng ta phải quan tâm.
Tôi nhắc đến bài báo của Diêm Học Thông vì một lý do khác. Đọc xong, trong óc lóe lên ý nghĩ: sẽ viết một bài, đại khái, làm thế nào để Việt Nam thắng Trung Quốc? Nhưng nghĩ tới nghĩ lui, thấy không ổn. Thứ nhất, mình chỉ là một blogger chứ chả phải chính khách chính khiếc gì cả; bàn những vấn đề như vậy, nghe "nổ" quá. Thứ hai, chuyện Việt Nam thắng Trung Quốc giống như một thứ khoa học viễn tưởng. Cả hai đều không nên chút nào. Thôi thì bàn chuyện làm thế nào để thua Trung Quốc một cách nhanh chóng vậy.
Một đề tài như thế đã bao hàm cái ý là Việt Nam nhất định thua Trung Quốc. Không cần bàn cãi nữa. Chỉ phân tích vấn đề là: làm thế nào để thua cho nhanh thôi.
Nói thế, tôi biết, nhiều người sẽ cho là nhảm. Muốn thua nhanh ư? - Dễ quá! Cứ ký một hiệp ước trao nhượng chủ quyền cho Trung Quốc là xong ngay thôi. Hay cứ để Trung Quốc tràn qua biên giới tiếp quản Bộ chính trị, Trung ương Đảng và guồng máy chính phủ. Là xong. Chỉ mất vài tuần, hay nhiều lắm, vài tháng.
Nhưng một "kế hoạch" như thế chắc chắn là bất khả thi. Lý do thứ nhất là dân chúng sẽ bất mãn và sẽ quyết liệt tranh đấu, thứ nhất, với những kẻ bán nước, và thứ hai, với những kẻ cướp nước. Lý do thứ hai là các nước Đông Nam Á sẽ hoảng lên: Trung Quốc chiếm Việt Nam, thế nào cũng tràn qua Lào và Miên, sau đó, Thái Lan, Miến Điện, Singapore, Mã Lai Á và Indonesia. Thuyết domino một thời nổi tiếng lừng lẫy lại tái hiện. Úc, xa xôi đến vậy, cũng sẽ run bắn lên. Dĩ nhiên, họ sẽ không khoanh tay chờ Trung Quốc xông vào nhà. Nhưng có lẽ sẽ không có nước nào đủ can đảm trực diện khai chiến với Trung Quốc. Cách thức quen thuộc, ít tốn kém và không chừng hiệu quả nhất là đổ viện trợ, kể cả vũ khí cho dân chúng Việt Nam để họ đánh nhau với Trung Quốc.
Như vậy, chiến tranh sẽ dằng dai. Và cuối cùng, như ngày xưa, Việt Nam sẽ đánh bật Trung Quốc và giành lại độc lập.
Bởi vậy, có thể nói "Kế hoạch" trao nhượng chủ quyền nghe tưởng dễ, nhưng thực tế, lại không thể thực hiện được. Đó là chưa kể, nó khá nguy hiểm. Lỡ lúc quân Trung Quốc chưa sang "tiếp quản", dân chúng nổi giận đứng lên tiêu diệt giới cầm quyền thì không biết họ sẽ chui vào đâu để trốn? Số lượng ống cống ở Việt Nam chắc không bằng Libya. Lại dơ bẩn nữa.
Tôi xin đề nghị một cách khác:
Hiểm họa lớn nhất đối với "kế hoạch thua nhanh" chính là ở dân chúng. Trọng tâm chiến lược, do đó, phải là dân chúng. Nhưng không thể giết hết dân chúng. Mà cũng không cần giết hết. Chỉ cần làm sao cho họ không thấy chuyện Trung Quốc đe dọa Việt Nam, đừng bất mãn vì chuyện Trung Quốc xâm lấn Việt Nam, đừng nổi giận nếu một ngày nào đó lính Trung Quốc tràn sang Việt Nam. Làm được những điều đó là bảo đảm an toàn. Sẽ không có ai, trong dân chúng, nổi giận chính quyền nếu chính quyền ký hiệp ước trao nhượng chủ quyền. Sẽ không có ai, trong dân chúng, căm thù Trung Quốc khi Trung Quốc kiểm soát hết đất đai, rừng núi, hải đảo và cả vùng biển mênh mông của Việt Nam. Mọi người sẽ coi đó là những chuyện bình thường.
Dĩ nhiên, những việc như vậy cần phải có thời gian. Không nên sốt ruột. Cần có thời gian để dân chúng tập thói quen không quan tâm đến việc nước. Cần có thời gian để mọi người tập thói quen xài hàng giả của Trung Quốc và xem phim lịch sử Việt Nam đóng theo khuôn mẫu của Trung Quốc để dần dần nhận ra Việt Nam, thật ra, chỉ là một tỉnh lẻ của Trung Quốc. Cần có thời gian để mọi người tập thói quen nhịn nhục trước Trung Quốc. Cần có thời gian để mọi người tập thói quen xem bất cứ chuyện gì xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam đều không phải chuyện của mình.
Sau khi những việc như vậy đã hoàn tất thì việc Việt Nam được sát nhập vào Trung Quốc sẽ vô cùng an toàn và dễ dàng. Sẽ chẳng có ai bất mãn hay phản kháng cả. Lúc ấy, ngay cả khi Mỹ hay bất cứ nước nào "quỳ lạy" xin dâng vũ khí cho dân chúng Việt Nam để họ chống lại Trung Quốc thì cũng chẳng ai thèm nhận.
Lúc ấy, sứ mệnh coi như hoàn thành mỹ mãn.
À, mà này, đến đây, tôi mới nhận ra "kế hoạch" tôi vừa viết ở trên hình như cũng chẳng mới mẻ gì lắm, phải không?
Không chừng đã có kẻ áp dụng rồi.

Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc-Blog - VOA

Thời chính quyền Nguyễn Văn Thiệu có tự do biểu tình

Phạm Quế Dương Vừa qua, ở Hà Nội và Sài Gòn có nhiều cuộc biểu tình đòi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và phản đối những hành động gây hấn ở Biển Đông của Trung Quốc. Những cuộc biểu tình này đều bị trấn áp, nhiều người bị bắt giữ, đánh đập.

Vì dư luận sôi động cả trong nước và nước ngoài về vụ việc này nên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho xây dựng Luật biểu tình và giao Bộ Công An chủ trì soạn thảo. Trao đổi với báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, thiếu tướng, phó giáo sư, tiến sĩ Lê Văn Cương (nguyên Viện trưởng Viện chiến lược và khoa học Bộ Công An) nhắc lại rằng các Hiến pháp năm 1959,1980,1992,2001 đã ghi rõ các quyền tự do của công dân, trong đó có tự do biểu tình. Nhưng phần cuối ông nói "đi biểu tình phải báo cáo cho chính quyền 10 ngày đối với các nội dung như biểu tình về vấn đề gì, tuyến đường và lượng người; dự kiến, biểu ngữ ra sao …" (Báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh ngày 03/10/2011)

Như vậy tức là thiếu tướng, phó giáo sư, tiến sỹ công an cũng đồng ý có Luật biểu tình và cho biểu tình. Vậy mà có ông đại biểu Quốc hội nào đó phát biểu lăng nhăng, nhảm nhí quá! Thiết nghĩ, đối với loại cuồng ngôn loạn ngữ này thì chả nên thảo luận với họ làm gì. 

Ai cũng biết thời thực dân Pháp, dân ta đã tự do biểu tình đòi độc lập. Nhưng ít ai biết thời chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, ở Sài Gòn cũng có tự do biểu tình. 

Xin trích cuốn hồi ký không tên của tác gỉa Lý Quý Chung do nhà xuất bản Trẻ (của ta) xuất bản theo giấy phép xuất bản số 1666/CXB cấp ngày 18/11/2004, khổ lớn 15,5 x 23 cm dầy 487 trang viết về một cuộc tự do biểu tình ở Sài Gòn. (Lý Qúy Chung là một nhà báo, là nghị sĩ Quốc Hội thời Nguyễn Văn Thiệu nhưng không phải là Việt Cộng, là phái thân Dương Văn Minh, chống đối Nguyễn Văn Thiệu. Khi Dương Văn Minh thay Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng Thống thì Lý Quý Chung là Bộ trưởng Bộ Thông tin cùng tham dự cuộc đầu hàng của Dương Văn Minh ngày 30/4/1975. Sau đó tiếp tục làm cộng tác với 8 tờ báo Cộng sản, trong đó có làm Tổng thư ký báo Lao động tại Hà Nội. Và sau đó vẽ nhiều tranh, tổ chức nhiều cuộc triển lãm ở Sài Gòn, Hà Nội). 

Dưới đây là trích bài viết về một cuộc biểu tình tự do ở Sài Gòn thời Nguyễn văn Thiệu, trong cuốn sách đó: 

“Ngày ký giả đi ăn mày” là một cuộc xuống đường lớn nhất và được quần chúng công khai ủng hộ đông nhất trong thời kỳ chống Mỹ và chính quyền Thiệu. Về mặt công khai xuống đường như đã nói có bốn tổ chức báo chí khởi xướng nhưng chỉ cần nhìn vào những nhân vật dẫn đầu cuộc biểu tình thì biết ai đứng sau lưng sự kiện lịch sử của báo chí miền Nam; Ngoài chủ tịch Nghiệp đoàn Nam Việt Nguyễn Kiên Giang, các nhà báo lão thành như Nam Đình (chủ báo Thần Chung và sau là Đuốc Nhà Nam), Trần Tấn Quốc (chủ nhiệm tờ Tiếng Dội Miền Nam và là người khởi xướng giải Thanh Tâm cải lương) còn có nhà văn – nhà báo Tô Nguyệt Đình tức Nguyễn Bảo Hóa, nhà báo Văn Mại (cựu tổng thư ký tòa soạn báo Buổi Sáng), Quốc Phượng, nhà thơ, nhà báo Kiên Giang Hà Huy Hà đều là nhà báo cộng sản chính cống! 

Chính quyền Thiệu biết trước cuộc xuống đường này vì trong làng báo có nhiều ký giả giả, ký giả chỉ điểm, ký giả làm việc cho trung ương tình báo. Nhưng chính quyền vẫn không thể ngăn chặn hoặc phá vỡ cuộc tổ chức xuống đường. Cuộc xuống đường lấy hình ảnh “ký giả ăn mày”. Để tố cáo sắc luật 007/72 đã khiến cho nhiều ký giả phải chịu cảnh thất nghiệp do nhiều tờ báo bị đóng cửa vì không có tiền đóng ký quỹ. Chính vì vậy nên mỗi ký giả tham dự cuộc xuống đường đều được Ban tổ chức phát cho một nón lá, một bị đệm của người ăn xin (đeo vào cổ) và một cây gậy. Lực lượng chính hỗ trợ cho các nhà báo là các dân biểu – nghị sĩ đối lập, trong đó có nhiều người đồng thời là nhà báo như anh Hồ Ngọc Nhuận, Nguyễn Hữu Chung và tôi. Cuộc xuống đường diễn ra ngày 10 tháng 10 năm 1974, xuất phát từ trụ sở của Nghiệp đoàn ký giả Nam Việt, nằm trên đường Lê Lợi, giáp đường Tự Do (nay là Đồng Khởi). Lộ trình dự định của đoàn biểu tình là tuần hành trên đại lộ Lê Lợi, nhắm thẳng vào chợ Bến Thành nơi có đông đảo quần chúng chờ đợi. Tôi nói với người cảnh sát đứng trước mặt tôi với cái khiên che chắn ở giữa: “Anh có nhiệm vụ của anh là ngăn chặn biểu tình, tôi có nhiệm vụ của tôi với tư cách đại biểu của dân. Giữa tôi và anh chẳng có thù ghét gì. Tôi đẩy tới, anh lui lại có sao đâu.” Thật sự trước các nhà báo, các dân biểu – nghị sĩ và nghệ sĩ – trí thức rất hiền lành, lực lượng cảnh sát cũng không hăng hái lắm để ra tay đàn áp nếu họ không bị khiêu khích hoặc kích động làm mất đi sự bình tĩnh. Do đó khi đám đông “ký giả đi ăn mày” rướn tới một cách quyết liệt là hàng rào cảnh sát tự vỡ ra và dòng người biểu tình cuồn cuộn đổ. 

Ra đại lộ Lê Lợi như dòng sông đổ ra biển. Người dân hai bên đường hoan hô người biểu tình, nhiều người hào hứng nhập vào đoàn, nhất là thanh niên học sinh. Đến chợ Bến Thành, những người buôn bán trong chợ ào ra “bố thí”. Các ký giả ăn mày, nhét vào bị của chúng tôi đủ thứ bánh trái và quà tặng khiến cho hình ảnh ký giả đi ăn mày càng đậm nét. 

Rất mong rồi đây người dân nước CHXHCNVN có nền dân chủ gấp triệu lần tư bản cũng được biểu tình như thời Pháp thuộc, Thiệu thuộc. 
Phạm Quế Dương

Đảng Cộng Sản Việt Nam Đã Bán Rẻ Tổ Quốc Cho Kẻ Thù Truyền kiếp Của Dân Tộc

Một hiện tượng

Nên hay không?

Lại một kiểu "Thu mua" thời bao cấp?

Đào Tuấn
image Trong cuốn "Đêm trước đổi mới", có một ví dụ về việc "thu mua" của nhà nước: Năm 1978 giá thành 1m2 vải calicot sản xuất tại xưởng của Công ty Dệt Thành Công là 1,5 đồng. Tuy nhiên, mét vải đó phải bán cho Nhà nước với giá 1,2đ/m2. Đây là thời kỳ dân gian có thơ "Bắt phanh trần phải phanh trần/Cho may ô mới được phần may ô". Người dân có gì cũng phải bán cho Nhà Nước, với giá do Nhà nước ấn định, trong khi muốn mua gì thì chỉ được mua theo tiêu chuẩn, theo kế hoạch phân phối. Ông Trần Đức Nguyên, nguyên trưởng Ban nghiên cứu của Thủ tướng cho rằng từ “thu mua” (vừa thu vừa mua) được hình thành từ thực tế này.
Ngày 23-11, Ngân hàng nhà nước đã ra quyết định xử phạt Công ty TNHH Thương mại và Chế tác Vàng Ngọc Long số tiền 100 triệu đồng, tịch thu số ngoại tệ 12.195 USD đồng thời yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp này phải bán 10.000 USD cho một tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. Căn cứ xử phạt là nghị định 95 vừa được ban hành và có hiệu lực ngay trong ngày 20-11. Cùng với Ngọc Long, còn có một DN tư nhân khác bị phạt, bị buộc phải bán lại ngoại tệ và Đại học FPT bị xử phạt 500 triệu đồng do niêm yết học phí bằng USD.


Bắc Kinh bất ngờ trước chính sách cứng rắn của Hoa Kỳ

Thanh Quang, phóng viên RFA
Mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc tiếp tục căng thẳng đáng kể khi diễn tiến vừa qua tại các hội nghị thượng đỉnh vùng Á Châu-Thái Bình Dương chứng kiến quyết tâm mới của Mỹ kéo theo mối nghi ngại cùng phẫn nộ gia tăng của Bắc Kinh.
clip_image002
AFP Photo/ Saul Loeb

No comments:

Post a Comment