Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất
của Đảng lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính
tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San.Đề nghị ngài
xem xét và cho chỉ dẫn.
Gửi lời chào cộng sản.Hồ Chí Minh, 31/10/1952
Nguồn tài liệu: Cục lưu trử quốc gia Nga:
————————————————————————————-
Bức thư thứ 2
Thư thứ hai:
Đồng chí Stalin kính mến
Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.
- Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.
1.
Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu
thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể
giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất
khoảng 10 ngày.
2.
Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hóa
lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ có người là Đảng viên và cũng có ngừơi
chưa phải là Đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về
vấn đề này chứ.
3.
Chúng tôi muốn nhận từ phía các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh ( thuốc
sốt rét) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm
4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau
(a)
Pháo cao xạ 37 li cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn
cho mỗi khẩu pháo.(b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tất cả là
72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu(c) 200 khẩu súng phòng không 12,7
li và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày mùng 8 hoặc là mùng 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.
Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và lời chúc tốt đẹp nhất
Hồ Chí Minh
30-10-1952đã ký
30-10-1952đã ký
Quý vị để ý: Trong bức thư thứ 2, Hồ Chí Minh ký tên Tàu.
Hình
chụp của 1 phóng viên Liên Xô: Một cảnh đấu tố tại miền Bắc có hình thờ
các lãnh tụ Cộng sản được treo trên cao. Trong hình một thanh niên có
vẽ có học thức, đang bị Cộng Sản đấu tố. Cán bộ Cộng Sản ngồi trên bàn
chủ tọa. Nông dân nghèo được khích động, hứa hẹn chia của và huấn luyện
sẵn để đánh đập, sỉ vả, kết tội người bị đấu tố.
Người bị đấu tố sắp bị bắn
Người
bị đấu tố vừa bị bắn chết trước sự chứng kiến của dân chúng. Tài sản
người bị đấu tố thường bị tịch thu, gia đình người bị đấu tố bị đuổi ra
khỏi nhà. Thân nhân bị cô lập, không được hành nghề, không được làm
mướn. Hàng triệu người miền Bắc là nạn nhân của Cộng Sản, đã sống trong
tình trạng đói khổ, cùng quẩn suốt cuộc đời. Phần lớn những người bị đấu
tố chỉ là những nông dân giỏi, khá giả nhờ vào tài sức của mình. Họ đã
bị giết chết, bị cướp đọat tài sản một cách oan uổng.
Bài diễn văn của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 24 tháng 10 năm 1972 (phần 1)
Trần Quốc Việt (Danlambao) - Lời mở đầu cho chuyên đề về Hiệp định Hòa bình Paris
Lịch sử là lớp sương mù khi diễn ra và là bi kịch khi nhìn lại. Càng bi
kịch hơn khi ta nhận ra lịch sử là khởi đầu cho tấn bi kịch mà hồi kết
vẫn chưa chấm dứt trong tương lai gần.
Đấy là ý nghĩ riêng của tôi sau khi đọc nhiều tài liệu, đa phần từ sách
báo Mỹ, về Hiệp định Hòa bình Paris. Số phận của một quốc gia và số phận
của hàng chục triệu người dân không ngờ lại bị chi phối nặng nề bởi một
hiệp định mà đã bị vi phạm ngay từ ngày đầu.
Là người hậu sinh, hôm nay tôi tìm về lịch sử để hy vọng qua đó hiểu về
mình và về dân tộc mình. Bốn mươi năm trôi qua là bốn mươi năm chứa đựng
biết bao nước mắt và tang thương cho Việt Nam. Đối với người cộng sản
đây là chiến thắng của "nhân dân", đối với nhân dân đây là bi kịch lớn.
Lịch sử phải được nhìn qua nhiều phía, qua nhiều lăng kính. Trên tinh
thần ấy, hôm nay tôi sẽ chia sẽ với các bạn những điều tôi đọc được
trong thời gian dài qua.
Loạt bài về Hiệp định Paris sẽ được mở đầu bằng bài diễn văn dài của
Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu. Bài diễn văn này được
đăng nhiều kỳ. Sau đó là các bài dịch và tổng hợp về Hiệp định Hòa Bình
Paris. Mời các bạn đọc theo dõi.
No comments:
Post a Comment