Saigon 1988 - Đón người thân "học tập cải tạo" (!) từ miền Bắc trở về tại ga Saigon.
Người về sau 13 năm tại miền Bắc: Ngày đi tóc vẫn còn xanh,nay về tóc râu đã bạc, hom hem trong bộ áo tù màu xám. Người vợ sau 13 năm gian khổ mỏi mòn, tóc cũng đã hoa râm, răng cũng rụng dần nhưng vẫn còn chút xuân sắc của một thời mệnh phụ. Người con, cằn cỗi với tháng năm trong một xã hội phân biệt đối xử vì cha anh là tù"cải tạo", nức nở ôm tay cha già, sau anh là em anh cũng đang lau nước mắt.
Những giọt nước mắt này phải chăng để mừng đời "giải phóng" hay ứa ra từ nỗi đớn đau của những người thua cuộc?
Bạn có thể quên vì bạn chưa sống với người Cộng Sản.
Anh có thể quên vì anh ở nước ngoài từ 1975.
Em có thể quên vì em sanh ra sau 1975.
Nhưng tôi, tôi không quên được dù tôi muốn quên đi. Bức hình này làm tôi ứa nước mắt mỗi khi nhìn. Ở đó tôi thấy thân phận bạn bè tôi, đồng đội tôi,vợ con tôi và bản thân tôi của một thời dĩ vãng.
Chỉ vì tôi là người trong cuộc!
(Đây là 1 câu chuyện có thật tại Indonesia)
Nhưng ông chủ quản lý khu vườn trồng sắn nói bà ta cần phải bị xử tội nghiêm minh như những người khác.
Thẩm phán thở dài và nói :” Xin lỗi, thưa bà...” Ông ngưng giây lát, nhìn ngắm bà cụ đói khổ“Nhưng pháp luật là pháp luật, tôi là người đại diện của Pháp luật nên phải xử nghiêm minh. Nay tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho chủ vườn sắn. Nếu bà không có tiền bồi thường, bà buộc phải ngồi tù 2 năm rưỡi.”
Bà cụ run run, rướm nước mắt, bà đi tù rồi thì con cháu ở nhà ai chăm lo. Thế rồi ông thẩm phán lại nói tiếp
“Nhưng tôi cũng là người đại diện của công lý. Tôi tuyên bố phạt tất cả những công dân nào có mặt trong phiên toàn này 50.000 Rupiah vì sống trong một thành phố văn minh, giàu có này mà lại để cho một cụ bà ăn cắp vì cháu mình bị đói và bệnh tật.”
Nói xong , ông cởi mũ của mình ra và đưa cho cô thư ký “Cô hãy đưa mũ này truyền đi khắp phòng và tiền thu được hãy đưa cho bị cáo”
Cuối cùng, bà cụ đã nhận được 3,5 triệu Rupiah tiền quyên góp, trong đó có cả 50.000 Rupiah từ các công tố viên buộc tội bà, một số nhà hảo tâm khác còn trả giúp 1 triệu Rupiah tiền bồi thường, bà lão run run vì vui sướng.
Cuối cùng, bà cụ đã nhận được 3,5 triệu Rupiah tiền quyên góp, trong đó có cả 50.000 Rupiah từ các công tố viên buộc tội bà, một số nhà hảo tâm khác còn trả giúp 1 triệu Rupiah tiền bồi thường, bà lão run run vì vui sướng.
Thẩm phán gõ búa kết thúc phiên toà trong hạnh phúc của tất cả mọi người.
Đây là một phiên tòa xử nghiêm minh và cảm động nhất mà tôi được biết, vì tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm với cuộc sống xung quanh chúng ta, vị thẩm phán đã không chỉ dùng luật pháp mà còn dùng cả trái tim để phán xét.
Đây là một phiên tòa xử nghiêm minh và cảm động nhất mà tôi được biết, vì tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm với cuộc sống xung quanh chúng ta, vị thẩm phán đã không chỉ dùng luật pháp mà còn dùng cả trái tim để phán xét.
Nghĩ mà xấu hỗ !
Là một công chức ngoại giao, thường xuyên đưa các đoàn công tác của các tỉnh ra nước ngoài, tôi xin được kể một số mẩu chuyện về các công chức, trí thức Việt như sau:1. Ở giữa sân bay Charles de Gaulle (Pháp) hay sân bay Frank Furt (Đức), hoặc bất kỳ một sân bay lớn nào khác ở châu Âu, nếu nhìn thấy đoàn người nhốn nháo, vali, hành lý cồng kềnh, túi to, túi nhỏ, tay xách nách mang thì đích thị là người… Việt Nam.
Dù đã rất nhiều lần nhắc là phải tôn trọng tuyệt đối quy định cân nặng của hành lý, nhưng lần nào tôi cũng thấy nhóm công tác đem thừa đến chục cân hành lý. Gặp nhân viên sân bay nào dễ tính, nếu mình xin xỏ thì họ cho đem theo một vài cân thừa. Nhưng đa số lần, ngay giữa những sân bay hoành tráng nhất châu Âu, tôi chứng kiến cảnh người Việt tháo tung hành lý, nào là đồ ăn thức uống, nào là quần áo mỹ phẩm bày bừa ra sảnh đợi.., í ới, ồn ã loạn cả lên gọi nhau xem có đồ nào thừa, đồ nào thiếu.
Có hành khách còn mang quả mít to đùng sang Séc cho người thân, nhưng do thừa cân, người này vứt quả mít vào thùng rác. Thế là an ninh sân bay được một phen náo loạn… vì tưởng quả mít là quả bom. Cảnh tượng trông nhếch nhác và lộn xộn đến mức người châu Âu đi qua không khỏi ném lại cái nhìn tò mò và ái ngại.
2. Một lần, tôi đưa đoàn công tác ở tỉnh X đi thưởng thức món đặc sản bò bít tết trên Đại lộ Champs-Élysées (Pháp). Ăn xong, trong lúc đang chờ trả tiền, nhìn ra ngoài thì ôi thôi, hơn chục người nhà mình đứng giữa vỉa hè vừa cười nói chỉ trỏ, vừa cầm tăm xỉa răng.
Có cán bộ còn vừa há mồm vừa xỉa, xong cũng không vứt đi mẩu tăm bẩn mà cứ ngậm lúng búng trong mồm đi dạo khắp các địa điểm tham quan khác. Họ không biết, đối với người Pháp, việc cầm tăm xỉa răng… không khác gì việc họ nhìn bạn đi tiểu tiện giữa chốn đông người. Nói đến việc nay, lại xấu hổ khi có vài người trong đoàn vì quá buồn… tiểu, không nhịn được nên đã tự động lảng ra đi tìm bụi rậm giữa vườn hoa trên thủ đô nước bạn để… tè bậy.
Vào quán ăn, không ít người nhìn sang các bàn bên cạnh, chỉ trỏ vào chai rượu của họ rồi bán tán xem đó là rượu gì? Có người hồn nhiên thò tay lấy túi giấy đựng hàng để sau quầy tính tiền khiến người bán được phen hết hồn vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Ăn to, nói lớn, đi lại ầm ầm… là chuyện hồn nhiên như cơm bữa mà tôi gặp ở hầu hết các đoàn công tác người Việt, trong đó có không ít những người là cán bộ cao cấp của các tỉnh.
Nhà tắm và vệ sinh ở khách sạn Pháp được trải thảm vì họ thiết kế một buồng tắm riêng bằng kính nên nước không thể bắn ra ngoài. Một số người Việt khi tắm xong có thói quen giặt quần áo trên lavabo rửa mặt, có người còn xối nước giặt ngay trong buồng tắm kính, thế là nước chảy tràn ướt đẫm cả thảm, tràn cả ra ngoài. Nhìn phục vụ phòng và quản lý người Pháp lên giải quyết vụ việc mà tôi không còn có cái lỗ nào để chui...
Đấy chỉ là một vài chuyện nhỏ mà không nhỏ của những người Việt “hồn nhiên” khi đi công tác nước ngoài.
Độc giả Quang Sơn :Muối mặt mỗi khi đi Tây ăn buffet.
Đọc
bài viết Không bán hàng cho người Việt vì họ xấu tính , tôi thấy cũng
phải nhìn hai mặt của một vấn đề. Cứ ra nước ngoài đi du lịch, công tác
mới thấy xấu hổ thay cho người Việt bởi cái thói ham ăn, tục uống.
Các cụ ta bảo miếng ăn là miếng nhục, đúng thật. Ở trong nước thì không sao, nhưng ra nước ngoài mà gặp người Việt mình ăn cùng nhà hàng thì thật nhục không tả nổi. Không chỉ tham ăn, tham uống mà người Việt mình còn gây ồn ào, xả rác bừa bãi.
Các cụ ta bảo miếng ăn là miếng nhục, đúng thật. Ở trong nước thì không sao, nhưng ra nước ngoài mà gặp người Việt mình ăn cùng nhà hàng thì thật nhục không tả nổi. Không chỉ tham ăn, tham uống mà người Việt mình còn gây ồn ào, xả rác bừa bãi.
Hè năm ngoái đi du lịch sang Thái Lan, vào một nhà hàng ăn buffet. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy cái biển ghi tiếng Việt “xin mời ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu”. Vào ăn rồi mới biết tại sao người ta phải trưng cái biển đấy.
Nhà hàng đông khách, ai ai cũng xếp hàng đợi đến lượt mình lấy đồ ăn. Bỗng dưng một cặp đôi người Việt từ đâu ùa tới chen ngang, những người xung quanh chỉ biết lắc đầu cười. Hai người này vô duyên đến mức đứng hóng lấy tận 4-5 con hàu, trong khi bồi bàn đang tách từng con hàu một cho khách. Nhìn thấy mà nhục không dám hé răng nói nửa lời vì sợ người ta biết mình cùng dân tộc với hai con người kia.
Vào một nhà hàng khác thì lại gặp thằng cha người Việt ăn tham, bê mấy đĩa đồ ăn đầy bự về bàn, cứ như kiểu không lấy thì sợ ai hốt hết ấy, ăn không hết rồi bỏ bê ở đấy. Nhìn mà ngán ngẩm.
Nhà hàng đông khách, ai ai cũng xếp hàng đợi đến lượt mình lấy đồ ăn. Bỗng dưng một cặp đôi người Việt từ đâu ùa tới chen ngang, những người xung quanh chỉ biết lắc đầu cười. Hai người này vô duyên đến mức đứng hóng lấy tận 4-5 con hàu, trong khi bồi bàn đang tách từng con hàu một cho khách. Nhìn thấy mà nhục không dám hé răng nói nửa lời vì sợ người ta biết mình cùng dân tộc với hai con người kia.
Vào một nhà hàng khác thì lại gặp thằng cha người Việt ăn tham, bê mấy đĩa đồ ăn đầy bự về bàn, cứ như kiểu không lấy thì sợ ai hốt hết ấy, ăn không hết rồi bỏ bê ở đấy. Nhìn mà ngán ngẩm.
Thêm một lần choáng nữa ở nhà vệ sinh khi gặp cái biển to tướng, đánh máy hẳn hoi “đi vệ sinh nhớ dội nước”. Nhục nhất là chỉ có mỗi tiếng Việt mà không có tiếng khác. Đúng là dân Việt mình đầy thói xấu trong mắt người nước ngoài.
Còn
chuyện xả rác bừa bãi thì nhiều vô kể. Hay gặp nhất là ở sân bay. Có
lần tôi đang ở sân bay Đài Loan, vì thời tiết xấu nên bị hoãn chuyến bay
lại 2 giờ. Sân bay đông người không đủ chỗ ngồi, rất nhiều người nước
ngoài phải đứng. Thế mà một đoàn người Việt, toàn những người trẻ 8x, 9x
lôi báo ra trải dưới sàn ngồi, lôi bài ra đánh reo hò ầm cả sảnh. Đến
khi đứng dậy thì báo mỗi chỗ một mảnh, mặc đấy cho nhân viên sân bay
dọn.
Thói xấu của người Việt mình thì đầy, có kể đến 3 trang giấy cũng không hết. Nghĩ mà xấu hổ.
Độc giả Nguyễn Báu
--------------------------------Cộng sản vẫn man rợ như ngày nào !
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên
Chưa có một giống người nào, một dân tộc nào, một thế lực nào trên thế giới này lại tước đi cặp kính cận của một người cận thị, dù họ bị tội gì, ngoại trử cộng sản ngu dốt, man rợ và dã man khi trả thù kẻ địch của mình một cách đê tiện mà thôi.
Hôm nay vào BBC nghe tin, tình cờ tôi được nghe một tin làm tôi choáng váng mặt mày: Theo buổi phỏng vấn, Luật sư Hà Huy Sơn cho biết sinh viên Nguyễn Phương Uyên (21 tuổi), người bị khởi tố tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, đã bị bắt từ tháng 10 năm ngoái hiện đang bị yếu sức và thường xuyên đau đầu do bị cấm đeo kiếng (cận). Tội nghiệp em quá. Mới chừng ấy tuổi mà đã bị đọa đày vì thương dân, yêu nước.
Việc đám man rợ này cấm không cho em đeo kiếng làm tôi nhớ lại tất cả những gì tôi đã trải qua và chứng kiến sau năm 1975 tại Miền Nam Việt Nam và nghe tin về Cam-Bốt: Cộng sản xem việc mang kiếng là dấu hiệu của trí thức, là có ăn học và là kẻ thù của “cách mạng”, của giai cấp bần cố nông và công nhân. Do vậy, việc đầu tiên khi chúng bắt một người là bắt họ tháo kiếng ra, hoặc thậm chí chụp ngay cặp kiếng trên mặt họ, ném mạnh xuống đất và chà đạp lên nó một cách thô bạo. Khi chúng bắt các tù binh Mỹ ngoài Bắc cũng thế. Mục đích của chúng không phải là vô hiệu hóa kẻ thù, làm cho họ không thấy đường để dễ bề điều khiển, không chạy thoát được, vì người bị bắt đã bị trói chặt.
Hành động tước kiếng và đạp nát kiếng của người bị bắt cho thấy mặc cảm sâu xa của những người vô học, luôn luôn căm thù những người có học. Tôi còn nhớ sau 1975 lúc chúng mới vào Sài Gòn. Vì không đi Mỹ, tôi ở lại và về quê làm rẫy. Vào một buổi tối, tôi ngồi chơi với bạn gái của tôi trước sân nhà nàng thì một tên du kích trong xã đi qua, thấy chúng tôi ngồi trước sân, hắn bước vào, hất hàm hỏi chúng tôi: “Anh chị làm gì mà ngồi đây?” Thấy kỳ lạ và vô lý, tôi đứng dậy, vừa đứng lên vửa giải thích “Đây là nhà của chúng tôi và chúng tôi đang ngồi ngay trong sân nhà”. Tên du kích lên đạn cái rắc, bảo tôi gỡ kiếng ra! Nếu kiếng mát đen thì tôi còn hiểu được. Đàng này nó là đôi kiếng cận nhẹ tròng trắng. Tôi định giải thích thì hắn lùi lại và đưa súng thẳng vào tôi, định bóp cò! Tôi hoảng hốt và hiểu ngay tôi không thể nói phải trái với một thằng ngu, nên đứng im. Nếu tôi cố ăn thua với hắn, hắn đã bắn chết tôi rồi và hôm nay sẽ không còn tôi ngồi đây để vạch tội chúng nữa.
Nhưng như thế cũng không thấm thía gì so với những cực hình mà toàn bộ các viên chức và sĩ quan quân đôi VNCH đã phải gánh chịu khi chúng tước bỏ và đạp nát những cặp kiếng cận mà các anh em phải đeo để thấy đường, vì cực hình này kéo dài có khi cả chục năm! Đối với cán bộ cộng sản, cặp kiếng cận là một biểu hiện của học thức, của lý luận, của ăn học…của tất cả những gì chúng thiếu thốn và căm ghét. Nhưng chúng đã được giải phóng gần 40 năm rồi và trong nước đã có nhiều tiến bộ, phần lớn chúng đã phải hoặc “biết” đeo kiếng cận, nhiều đứa đã du học và công cán tại nước ngoài và đã thấy được cặp kiếng cận là một vật bất khả ly thân của người bị cận thị, là một vật mà việc đeo nó là một quyền tối thiểu của con người – một nhân quyền – dù người đó có là một phạm nhân, phạm bất cứ tội gì, kể cả các tội hình sự, giết người và sắp phải ra pháp trường, thì họ vẫn phải được mang cái kiếng cận của họ. Nếu không thì cũng như chúng đã bịt mắt họ lại hoặc móc mắt của họ. Ngay cả tên dồng chí X, Trọng lú và vô số tên khác , và con em chúng đều đã mang kiếng cận hoặc lão, đã biết diện những bộ đồ tây và thắt những chiếc cà vạt lòe loẹt và ngồi trong những chiếc xế hộp sang trọng, đắt tiền, thì tại sao chúng vẫn còn cướp đi cặp kiếng cần thiết của một em sinh viên bé bỏng? Hay quản ngục tại nơi giam giữ Uyên chưa bao giờ được mở mắt nhìn đời? Nếu vậy thì cha con đồng chí X và Trọng lú đâu, sao không chỉ dạy cho đám này biết thế nào là cặp kiếng cận thị?
Chưa có một giống người nào, một dân tộc nào, một thế lực nào trên thế giới này lại tước đi cặp kính cận của một người cận thị, dù họ bị tội gì, ngoại trử cộng sản ngu dốt, man rợ và dã man khi trả thù kẻ địch của mình một cách đê tiện mà thôi.
Xét vì lẽ đó, tôi để nghị anh em bạn bè khắp bốn phương hãy tìm mọi cách, kể cả việc liên lạc với các tổ chức nhân quyền, các tòa đại sứ của các nước…nhờ gây áp lực buộc cộng sản trả lại cặp kiếng cận cho em Phuong Uyên. Việc này nghe có vẻ nhỏ, nhưng không nhỏ đâu!
No comments:
Post a Comment