Saturday, January 9, 2016

Côn an: "Quyền công dân đéo gì mày!"

Trước sức mạnh và bạo lực của cả 3 viên CA, anh Lê Văn Tuynh sau đó đã bị bắt đưa đi mất tích.
Đúng là bọn hèn với GIẶC ác với DÂN.
Cảnh sát biển Vịt Nôm thì bảo Tầu lạ lính lạ 
Bây giờ đến máy bay LẠ = tàu bay không xác định!

Ảnh Thu Nhỏ
Chuyến bay ngày 6/1 của Trung Quốc đáp trên Đá Chữ Thập
Lại Thanh Xuân, Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam, nói "một số tàu bay không xác định hoạt động trong vùng thông báo bay HCM cắt ngang các đường hàng không L625, N892, M771, từ điểm báo cáo DONA đến ALDAS"
Thật nhục Chủ quyền Dân tộc mất vì giặc trong nội ứng
Russian Plane Shot Down By Turkey. Российский самолет был сбит Турцией

Thuở bé học môn Địa lý ngày xưa
Nghe tên nước Thổ tôi bật cười!
Cái tên nước ấy sao khôi hài thế
Về sau mới hiểu từng Đế quốc như ai
Bệnh cực đoan quốc gia ta cứ tưởng
Nước Việt nhất nhì cứ thế an bài!
Bây giờ mới tủi sao tệ đến thế ?!
Từ Thời Đồ đểu có Bác và Đảng trị cai
Từ đầu tháng Giêng năm 2006 đến nay
Máy bay Tàu liên tục bay trên trời Sài gòn
Ngay trong không phận chủ quyền Nước Việt
Ấy thế vịt cộng hèn nhát không dám bắn rơi
Phi cơ chiến lược Nga mới một lần xâm phạm
Nước Thổ bắn nát máy bay Nga nổ tung giữa trời
Thật nhục Chủ quyền Dân tộc mất vì giặc trong nội ứng
Máy bay Tàu ngày đêm bay trên Sài gòn giỡn chơi
Chúng còn đáp trên đảo nhân tạo Vành Khắn - Chữ Thập
''Hảo hảo lớ lớ!'' giặc lái Tàu Khựa vừa nay vừa cười

Nguyễn Hữu Viện

Chiến sĩ tay không quật ngã trực thăng Mỹ



"Chiến sĩ huyền thoại tay không quật ngã trực thăng Mỹ" 
Tui tin là có thật. Ngày xưa, lúc còn mằm mùng chống muỗi, chống đế quốc mủ và bè lủ cao su. Tôi từng leo lên cây, canh me trực thăng của Mẻo bay ngang. Tui liền nhảy lên kéo cánh trực thăng xuống làm cho trực thăng của đế quốc banh ta lông. Còn tui, nói thật cũng không hoàn tòan được, tui bị đứt một ngón tay, phải đi nhà thương rừng băng bó bằng... lá cây .

Đại hội 12 đi về đâu? - Nguyễn Phú Trọng quyết dùng cả giải pháp bạo lực để thanh toán đối thủ trong đảng

Âu Dương Thệ  - Tại sao chỉ ít ngày trước ĐH 12 Nguyễn Phú Trọng phải chứng tỏ cho dư luận trong đảng và ngoài xã hội là, ta đang nắm được cả quân đội lẫn công an? Vì sao Nguyễn Tấn Dũng không chỉ đạo ngành Công an như thường lệ? Tuy đang thắng thế, nhưng tại sao phe Nguyễn Phú Trọng vẫn phải lên tiếng đe dọa phe Nguyễn Tấn Dũng và sau hai HNTU liên tiếp chức TBT về tay ai cũng chưa rõ? Tất cả những sự kiện chính trị, quân sự và an ninh dồn dập sau HNTU 13 nêu trên đây nói lên điều gì? Tín hiệu gì?...

*

- HNTU 13 vẫn bế tắc tại các ghế “Tứ trụ”.

- Giành nhau các ghế cao trong HNTU không xong, lôi nhau ra bên ngoài đánh tiếp.

- Kế hoạch bao vây và phá hoại dài hạn đối thủ của Nguyễn Phú Trọng.

- HNTU 14 và ĐH 12 đi về đâu?

Ngày 21-12-15 Hội nghị trung ương (HNTU) 13 bế mạc, nhưng vấn đề nhân sự ở cấp cao nhất "tứ trụ", đặc biệt là ghế Tổng bí thư (TBT), vẫn hoàn toàn bế tắc và lại phải khất tới HNTU 14, mặc dù Đại hội (ĐH) 12 đã được quyết định khai mạc vào ngày 20-1-16. Ngay ngày hôm sau, 22-12-15 trên Tạp chí CS, cơ quan lý luận của Trung ương đảng, Phó Tổng biên tập TS Nhị Lê đã viết bài Nhận diện và đột phá cấp bách các nguy cơ trong Đảng hiện nay. Sau khi lập lại nội dung nhận định của Nguyễn Phú Trọng khi gặp cử tri Hà Nội đầu tháng 12.15 nguy cơ đối với cách mạng, trước nhất từ trong nội bộ Đảng, Nhị Lê đã kết luận “tình trạng bất bình thường đòi hỏi phải được giải quyết một cách bất bình thường và chữa trị cho bằng được! Và “chọn đúng khâu đột phá và giải quyết trên tầm tổng thể”. Bài này sau đó cũng phổ biến trên tờ CA điện tử.[1]

Ngay hai ngày đầu năm 1 và 2-1-16 người cầm đầu chế độ Nguyễn Phú Trọng đã thân hành thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà nội và Bộ tư lệnh lực lượng cảnh sát cơ động. Tại Bộ Tư lênh Thủ đô đứng cạnh Nguyễn Phú Trọng là hai đại tướng Phùng Quang Thanh đương kim Bộ trưởng Quốc phòng và Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị và được coi là người kế nhiệm ông Thanh. Tại Bộ tư lệnh lực lượng cảnh sát cơ động Bộ trưởng công an Trần Đại Quang đã trải thảm đỏ để ông Trọng duyệt binh. [2]

Ngày 29.12.15 tại Hội nghị Công an toàn quốc tổng kết công tác năm 2015 và bàn công tác năm 2016 do Trần Đại Quang chủ trì, nhưng người chỉ đạo hội nghị lần này lại là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang [3], mặc dầu từ trước tới nay ngành Công an thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đầu năm 2015 ông Dũng còn gởi “Thông điệp năm mới” hứa hẹn dân chủ cuội, nhưng đầu năm nay hoàn toàn vắng bóng. Thay vào đó nhiều báo lề đảng phổ biến bài phỏng vấn ông Sang.[4]

Trước, trong và sau HNTU 13 các phe đang tung ra hàng loạt tin tố cáo, kết tội và mạt sát nhau, trong đó trích cả những tài liệu thuộc loại “tuyệt mật”, khiến ngay cả Bộ trưởng Công an cũng phải nhìn nhận là “rất nghiêm trọng”.[5]

Tại sao chỉ ít ngày trước ĐH 12 Nguyễn Phú Trọng phải chứng tỏ cho dư luận trong đảng và ngoài xã hội là, ta đang nắm được cả quân đội lẫn công an? Vì sao Nguyễn Tấn Dũng không chỉ đạo ngành Công an như thường lệ? Tuy đang thắng thế, nhưng tại sao phe Nguyễn Phú Trọng vẫn phải lên tiếng đe dọa phe Nguyễn Tấn Dũng và sau hai HNTU liên tiếp chức TBT về tay ai cũng chưa rõ? Tất cả những sự kiện chính trị, quân sự và an ninh dồn dập sau HNTU 13 nêu trên đây nói lên điều gì? Tín hiệu gì? 

Trong bài này người viết không làm công việc dự đoán hay phỏng đoán ai đi ai ở lại, hay ai thắng ai thua. Vì ngay cả những nhân vật chính trong cuộc vào giờ phút này chính họ cũng chưa biết số phận chính trị của họ sẽ ra sao. Mục đích chính của bài là căn cứ trên những dữ kiện chính trị, phân tích cách sử dụng quyền lực của họ trong các mưu đồ và thủ đoạn giành giựt các ghế cao, quyền lớn, tiền nhiều của một số người chính. Bài này đặt trọng tâm phân tích các tính toán và sách lược của TBT Nguyễn Phú Trọng chống các đối thủ trong đảng. (Các bài phân tích của cùng tác giả về các mưu đồ và thủ đoạn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể xem trên Web DCvaPT). Họ đã và đang toan tính giở những đòn ma giáo quỉ quyệt và tàn bạo như thế nào nhằm thanh toán giữa các “đồng chí” với nhau? Nhân dân ta, đi đầu là trí thức, thanh niên, kể cả những đảng viên phản tỉnh có thể tin vào “đạo đức”, “nhân cách” và lòng liêm sỉ của họ nữa không? Hay vẫn hy vọng là đồ tể sẽ thành bồ tát, an tâm gửi trứng cho ác? 

Hội nghị Trung ương 13 vẫn bế tắc tại các ghế “Tứ trụ”

Theo thông báo đầu tiên, HNTU 13 kéo dài từ 14 tới 22-12-15 để bàn về “tiếp thu ý kiến đóng góp” của các đảng bộ, Mặt trận tổ quốc, đảng viên và nhân dân về hai văn kiện Dự thảo Báo cáo chính trị và Kinh tế-xã hội; “tổng kết thực hiện Nghị quyết trung ương 4 khóa 11 về xây dựng đảng”; nhân sự Ban chấp hành trung ương, Bộ chính trị (BCT), Ban bí thư (BBT) và Ủy ban kiểm tra trung ương (UBKTTƯ) khóa 12; “Qui chế bầu cử tại ĐH 12”. Trong đó then chốt nhất là nhân sự BCT và “Tứ trụ”.[6]

Chủ đề nhân sự đã được HNTƯ 13 bàn chính thức từ ngày Thứ 6, 18-12 tới sáng 21-12. Vì chiều 21-12 HNTƯ 13 đã chấm dứt đột ngột, sớm hơn một ngày theo chương trình ban đầu.

Về nhân sự ở cấp cao, trong diễn văn khai mạc ông Trọng đã cho biết, HNTƯ 13 sẽ thảo luận và quyết định 4 vấn đề [7]:

1. Bỏ phiếu biểu quyết danh sách các Ủy viên trung ương (UVTU) khóa 11 “trong độ tuổi” được tái nhiệm vào Khóa 12. Đây chính là cách tự bầu!

2. Bỏ phiểu biểu quyết các UVTU khóa 11 thuộc trường hợp “đặc biệt” tái cử vào khóa 12.Tức những người đã quá tuổi qui định nhưng đòi vẫn muốn ở lại để tiếp tục nắm các chức vụ cao.

3. Bỏ phiếu biểu quyết đề cử các đồng chí đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong độ tuổi tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XII và UBKTTU (trong số các UVTU khóa 11 được tái cử và các UVTU mới vừa được bầu vào).

4. Các UVTU khóa 11 (chính thức & dự khuyết) “viết phiếu giới thiệu các ủy viên BCT và BBT khóa 11 - “đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong độ tuổi” - ứng cử 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt. Đây là cách giành ghế cho phe mình!

Trong Thông báo kết thúc của HNTU 13 ngày 21. 12 cho biết, về chủ đề nhân sự đã đi tới các quyết định. [8]:

1. “Thông qua danh sách các đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nhất trí giới thiệu ứng cử Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII“. Tức là Ban chấp hành trung ương Khóa 11 chọn trước các Ủy viên chính thức và dự khuyết Ban chấp hành trung ương Khóa 12. Tại HNTU 12 (10.15) „Trung ương [mới chỉ] bỏ phiếu biểu quyết danh sách nhân sự lần đầu được giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khoá XII (cả chính thức và dự khuyết)” [9]

2. “Thông qua danh sách các đồng chí đủ điều kiện, trong độ tuổi được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nhất trí giới thiệu ứng cử Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII.Tức là Ban chấp hành trung ương 11 chọn sẵn các người làm ứng cử vào BCT, BBT và UBKTTU cho Khóa 12 để ĐH thông qua.”

3. “Giao Bộ Chính trị tiếp tục chuẩn bị nhân sự trường hợp đặc biệt là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI quá tuổi, tái cử, để đảm nhiệm chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, trình Hội nghị Trung ương 14 xem xét, quyết định.”

Về Điểm ba này trong diễn văn bế mạc, Nguyễn Phú Trọng nói hơi khác: “Các đồng chí Ủy viên Trung ương khóa XI (cả chính thức và dự khuyết) cũng đã viết phiếu giới thiệu các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong độ tuổi ứng cử 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước.” [10] Nếu hiểu cách này thì cả Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và một số ủy viên BCT khóa 11 đã quá tuổi qui định theo Điều lệ đảng đều không được xét. Nhưng Thông cáo chung lại nói rõ, tiếp tục xét các “trường hợp đặc biệt là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI “quá tuổi, tái cử” để nắm các ghế “tứ trụ”. Nếu trường hợp này đúng thì cả Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và một số ủy viên BCT vẫn ngấp nghé tiếp ghế TBT và 3 ghế cao khác!

Kết quả HNTU 13 dẫn tới một số kết luận: 

1. Các phe nhóm có quyền lực nhưng đối nghịch nhau trong Trung ương đảng như Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, vì lợi ích riêng của mỗi phe, đã thỏa thuận ngầm với nhau cướp quyền của ĐH, từ một cơ quan có quyền lực cao nhất theo Điều lệ đảng, ĐH 12 sắp tới trở thành một cuộc họp chỉ để thông qua các quyết định của các phe trước đó tại các HNTƯ. Việc này đã diễn ra từ HNTƯ 9 (5.14) với Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9.6.2014 của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng do Nguyễn Phú Trọng ký [11]. Nghĩa là, vì quyền lợi cá nhân và phe nhóm, họ chỉ lợi dụng đảng như một bình phong để tranh quyền, giữ ghế và chia tiền.

2. Như vậy là xuyên qua cả hai HNTƯ 12 và 13 nhưng các phe phái, các nhóm trong Trung ương đảng vẫn bất đồng sâu sắc với nhau về những ai sẽ làm TBT, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội trong ĐH 12 sẽ diễn ra vào 20-1-16. Điều này tự chứng tỏ uy tín rất yếu của những người thuộc các “trường hợp đặc biệt” hiện còn đang ngồi ghế “tứ trụ” và BCT đã quá tuổi qui định, nhưng vẫn đòi chia phần tiếp, không ai nổi trội để được đa số HNTƯ tán thành, mặc dù họ đã ngấm ngầm và công khai vận động trong các năm qua. 

3. Họ vỗ ngực tự nhận là đảng cầm quyền, phục vụ quyền lợi nhân dân và thề thốt là để “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Nhưng trong việc chọn lựa nhân sự ở cấp cao nhất có liên quan trực tiếp tới sinh mạng và đời sống của nhân dân cũng như tương lai của đất nước, họ đã cố tình khóa cửa lại, không cho nhân dân được biết và đóng góp ý kiến. Các cuộc họp của HNTU 12, 13 với chủ đề nhân sự cấp cao nhất cho Đảng và Nhà nước đã được cố tình tổ chức tù mù, che đậy, lấp liếm với các thông cáo họp hằng ngày chỉ vài dòng, không cho biết nội dung và kết quả. Vì các phe đánh phá nhau bằng nhiều thủ đoạn: “Họ đối xử với nhau 'lạnh tanh máu cá'” [12]. Câu này của Nhị Lê kết án lòng dạ của phe Nguyễn Tấn Dũng, nhưng thực tế cũng là tâm địa của phe Nguyễn Phú Trọng. 

Giành nhau các ghế cao trong HNTU không xong, lôi nhau ra bên ngoài đánh tiếp

Như phần đầu đã nói, sau 8 ngày họp HNTU 13 nhưng thắng bại giữa hai phe vẫn chưa ngã ngũ, nên chỉ một ngày sau trên Tạp chí CS đã phổ biến bài “Nhận diện và đột phá cấp bách các nguy cơ trong Đảng hiện nay” của Phó Tổng biên tập TS Nhị Lê đã tấn công trực diện vào phe cánh của Nguyễn Tấn Dũng, tuy trong cả bài không nêu danh ông trực tiếp. Tạp chí CS vẫn được coi là cái miệng của TBT Nguyễn Phú Trọng. Nhị Lê đã tỏ ý cho biết là, từ sau HNTU 4 (12.11) mở màn cuộc thanh trừng chống “một bộ phận không nhỏ” trong đảng thất bại, nên nó đang mạnh lên và trở thành nguy cơ tồn vong cho chế độ:

“Qua bốn năm, từ việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, phát hiện những hiện trạng nóng bỏng, với những “tầng chìm thực thể”, như C. Mác nói, tinh vi, giảo quyệt hơn, đặt ra những thách thức ngày càng cấp bách, thật sự là nguy cơ.”

Nhị Lê liệt kê một loạt những âm mưu phá hoại của họ đang dẫn tới các nguy cơ cho chế độ:

- “Nguy cơ chệch hướng trong hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối chính trị”;

- “Nguy cơ buông lỏng, làm trái những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng”;

- “Nguy cơ một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó đáng lo ngại là người đứng đầu suy thoái, biến chất về tư tưởng chính trị, sa sút về phẩm hạnh và lối sống”;

- “Nguy cơ xa rời cơ sở xã hội - chính trị của Đảng”;

- “Nguy cơ vừa cát cứ, cục bộ, vừa phân ly, phá vỡ thống nhất, mà một số người đứng đầu là sự “kết tụ” dưới đủ hình thức và cấp độ, có thể làm xuất hiện “lợi ích nhóm” và những “nhóm lợi ích” làm phân rã Đảng”.

Các "nguy cơ" nêu trên của Phó Tổng biên tập Tạp chí CS, phản ảnh những nguồn dư luận cả trong đảng và ngoài xã hội là, Nguyễn Tấn Dũng đang có âm mưu nắm cả ghế TBT lẫn Chủ tịch nước để trở thành Tổng thống! Phó Tổng biên tập Tạp chí CS còn kết án gay gắt những người này là:

“Họ đối xử với nhau “lạnh tanh máu cá”, thậm chí chà xéo cả lên tình người, tình đồng chí để giành đoạt cho mình quyền lực, lợi lộc cá nhân và cho phường hội. Một số người không còn cả liêm sỉ, mà nói như người xưa: Không có liêm sỉ thì không thành người được nữa!”

Từ đó Nhị Lê đòi hỏi phải ra tay trừng trị sớm:

“Đây là vấn đề vô cùng hệ trọng liên quan tới sinh mệnh, sự tồn vong của Đảng, sự mất còn của chế độ, sự thăng trầm của đất nước, sự an nguy của dân tộc, nên không thể trì hoãn giải quyết.”

Nhị Lê còn ví von ám chỉ âm mưu và tham vọng của Nguyễn Tấn Dũng như cục máu đông có thể làm con người chết bất tử; vì thế, theo ông phải có biện pháp làm“tan những cục nghẽn mạch đau đớn ấy” bằng cách “chọn đúng khâu đột phá và giải quyết trên tầm tổng thể”. Và “vì, tình trạng bất bình thường đòi hỏi phải được giải quyết một cách bất bình thường và chữa trị cho bằng được”.

Để thực hiện mục tiêu này, Nhị Lê đã hùng hổ bảo vệ cho giải pháp “tài không nệ tuổi”, dỡ bỏ mọi khuôn sáo cơ học cứng nhắc về vấn đề này. [13] Qua đó Phó Tổng biên tập Tạp chí CS đã ủng hộ và bênh vực tham vọng của Nguyễn Phú Trọng vẫn nằng nặc đòi giữ ghế TBT tiếp, mặc dù đã 71 tuổi và là người cao tuổi nhất trong BCT hiện nay. Để thực hiện tham vọng này phe Nguyễn Phú Trọng sẵn sàng đạp lên Điều lệ đảng, mặc dầu chính họ đã dựng lên! 

Việc HNTƯ 13 chấm dứt đột ngột một ngày theo chương trình dự tính, thay vì ngày 22.12 nhưng chiều 21.12 đã kết thúc, vẫn còn là một câu hỏi cho các quan sát viên theo dõi chính trị VN. Người ta ghi nhận một số sự kiện có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp tới việc này. Theo “Thông cáo báo chí” của Hội nghị thì sáng 21.12 HNTU 13 còn bàn tiếp “công tác nhân sự”. Buổi chiều “họp phiên bế mạc”. Vẫn theo Thông cáo, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì và điều hành phiên họp. Những nhân vật đóng vai chính và các vấn đề giải trình tại phiên họp bế mạc là: 1. UV BCT, Thường trực BBT Lê Hồng Anh giải trình: a) “đọc Báo cáo trả lời chất vấn của Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 13 khoá XI.” b) “đọc Báo cáo tiếp thu và giải trình của Bộ Chính trị về ý kiến của Trung ương”, thảo luận về”: kiểm điểm sự lãnh đạo của BCHTƯ Khóa 11; “thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XI”; “tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng.” c) đọc Báo cáo tiếp thu và giải trình của Bộ Chính trị về ý kiến của Trung ương thảo luận về thời gian, nội dung và chương trình Đại hội XII. Ủy viên BCT kiêm Trưởng ban tổ chức trung ương Tô Huy Rứa “đọc Báo cáo tiếp thu và giải trình của Bộ Chính trị về ý kiến của Trung ương thảo luận về Dự thảo Quy chế làm việc của Đại hội XII; Dự thảo Quy chế bầu cử tại Đại hội XII của Đảng.“ Đặc biệt là ủy viên BCT kiêm Trưởng ban tuyên giáo trung ương Đinh Thế Huynh không chỉ đọc báo cáo của BCT tiếp thu và giải trình ý kiến của Trung ương đảng về Dự thảo Báo cáo chính trị, mà còn đọc cả “Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI trình Đại hội XII của Đảng.” Đúng ra phần này thuộc thẩm quyền và lãnh vực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sau đó Ban chấp hành trung ương “đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị lần thứ 13”.[14]

Cuối cùng TBT Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc. Đáng chú ý là trong Điểm 2 của diễn văn khi nói tới những thành quả trong kinh tế-xã hội, ngoại giao, an ninh... 5 năm qua trong nhiệm kỳ Khóa 11, Nguyễn Phú Trọng đã coi đó làcông lao “Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư” [15]. Cụm từ này được Nguyễn Phú Trọng lập đi lập lại tới ít nhất 4 lần. Trong khi đó không một lần nào nhắc tới Chính phủ. Nhưng ông Trọng đã chỉ trích mạnh những khó khăn và thất bại trong kinh tế-xã hội: 

“Kinh tế vĩ mô chưa ổn định vững chắc; tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu đề ra; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chậm được cải thiện. Việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện nghị quyết vẫn là khâu yếu. Việc triển khai thực hiện chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm, chưa có những chuyển biến cơ bản. Lãnh đạo, chỉ đạo một số lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, xã hội còn hạn chế.”[16]

Tuy không một lần nào nhắc tới Nguyễn Tấn Dũng, nhưng ai cũng biết, những việc nêu trên Nguyễn Phú Trọng đã chĩa mũi dùi chỉ trích thẳng vào ông Dũng, vì đây là lãnh vực thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Thủ tướng. Cả trên truyền hình tường thuật lễ bế mạc HNTU 13 cũng cho thấy giọng nói và dáng điệu tỏ ra tự tin, phấn khởi của Nguyễn Phú Trọng, trái với cách nói buồn tẻ của ông trong buổi bế mạc HNTU 12 hai tháng trước. Trong khi đó ngồi ở hàng ghế đầu lần này Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ra ưu tư, lo lắng khác hẳn với cử chỉ cười ruồi bữu môi nửa miệng của ông tại buổi bế mạc HNTU 12. [17]

Ngoài ra, đúng vào ngày HNTU 13 bắt đầu thảo luận về nhân sự cấp cao (18.12) thì một thư dược gọi là “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị” đề ngày 10.12.15 được phổ biến rộng rãi trên nhiều báo điện từ lề dân [18]. Trong Thư 9 trang nêu ra 12 vấn đề liên quan tới trách nhiệm trực tiếp của Thủ tướng, lý lịch gia đình của Nguyễn Tấn Dũng; song song có trích dẫn các phần giải trình thanh minh và biện hộ cho Nguyễn Tấn Dũng của UBKTTƯ và nhiều cơ quan trong đảng và chính phủ. Đáng chú ý nữa là, trong Thư này đánh lớn mấy chữ “TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ” ( điểm 8, tr.8). 

Thực giả của Thư này vẫn còn là vấn đề tranh luận. 12 điều nêu ra trong Thư không có gì mới, đều đã được đồn đãi trong dư luận từ nhiều năm. Đáng nói ở đây là các phần trích các văn kiện của các cơ quan cao của đảng được coi là tối mật thực hay giả? Đặc biệt quan trọng nữa, có phải chính ông Dũng đã viết và phổ biến Thư này, hay phe đối thủ chính trị của ông đã viết và tung ra vào đúng dịp bàn về nhân sự cấp cao nhất của ĐH 12, với dụng ý làm hoang mang và làm tê liệt phe Nguyễn Tấn Dũng? Vì nếu ông Dũng rút ra khỏi cuộc tranh đua ghế TBT thì sẽ làm đổi hướng theo dõi của dư luận và thay đổi chương trình làm việc của HNTU 13, vì thế Hội nghị này đã nghỉ sớm một ngày? Các tài liệu “tối mật” của các cơ quan cao nhất của đảng bị tung ra bên ngoài làm cho ủy viên BCT, Bộ trưởng công an tướng Trần Đại Quang đã phải lên tiếng báo động tại “Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với 63 tỉnh thành” ngày 28.12 là “tình hình lộ lọt bí mật nhà nước xảy ra rất nghiêm trọng.” [19]

Sau khi lá Thư gởi TBT và BCT được coi là của ông Dũng thì có nhiều “kiến nghị” và thư tố cáo khác gởi cho BCT và Trung ương đảng liên quan tới việc tuyển chọn “Tứ trụ” từ bênh vực cho tới chống đối Nguyễn Tấn Dũng hoặc Nguyễn Phú Trọng. 

Dường như những thắng lợi ban đầu trong HNTU 13 phe ông Trọng đang giở các đòn chiến tranh tâm lý để biểu giương lực lượng. Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện liên tiếp trong nhiều dịp. Đáng kể như ông đã chọn thăm Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà nội và Bộ tư lệnh Lực lượng cảnh sát cơ động ngay trong hai ngày đầu năm. Đứng cạnh ông trong hai dịp này là các Ủy viên BCT, Bộ trưởng quốc phòng đương nhiệm Phùng Quang Thanh, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị và được coi là người kế nhiệm ông Thanh và Bộ trưởng Trần Đại Quang, như nói ở phần đầu [20]. Nguyễn Phú Trọng muốn để cho các đối thủ và dư luận biết là, cả quân đội lẫn công an đang đứng đằng sau ông. Trong dịp kỷ niệm 70 năm bầu cử Quốc hội đầu tiên (6.1.1946- 6.1.2016) trước sự hiện diện đông đủ của các ủy viên BCT và cả hai cựu TBT, cựu Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội…người đọc diễn văn chính là Nguyễn Phú Trọng chứ không phải Nguyễn Sinh Hùng.[21]

Tại Hội nghị Công an toàn quốc ngày 29.12.15 Nguyễn Tấn Dũng đã vắng mặt, tuy rằng lãnh vực này thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. Người đọc diễn văn chỉ đạo lại là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Bộ trưởng công an Trần Đại Quang đã trải thảm đỏ cùng duyệt binh với ông Sang và đã giành những lời trang trọng cám ơn sự có mặt và chỉ đạo của Trương Tấn Sang:

“Lực lượng CAND rất vinh dự, tự hào được đồng chí Chủ tịch nước ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những chiến công, thành tích xuất sắc đạt được trong năm qua. Những ý kiến chỉ đạo của đồng chí là những định hướng quan trọng của Đảng, Nhà nước đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thời kỳ hội nhập sâu rộng, phát triển mới của đất nước.” [22]

Kế hoạch bao vây và phá hoại dài hạn đối thủ của Nguyễn Phú Trọng

Ai theo dõi sát tình hình nội bộ ĐCSVN dưới thời Nguyễn Phú Trọng làm TBT đều thấy một số điểm chính sau: 1. Để Nguyễn Phú Trọng nắm ghế TBT Khóa 12 (1.2011) cánh ông Trọng đã phải thỏa thuận ngầm với cánh ông Dũng bằng cách bỏ qua vụ Vinashin vào 2010, không kết án ông Dũng mà còn để cho làm Thủ tướng tiếp. 2. Nhưng sau khi nắm chắc ghế TBT, Nguyễn Phú Trọng bắt tay thanh toán Nguyễn Tấn Dũng, mở đầu với phong trào chỉnh đảng từ HNTƯ 4 (12.2011) với khẩu hiệu “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay”, với điểm cao là “Hội nghị Cán bộ toàn quốc” cuối tháng 2.12 phát động phong trào Tự phê bình và Phê bình rộng lớn chưa từng có. HNTU 5 (5.12) ông Trọng giành chức Trưởng ban chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng. HNTU 6 (10.12) tính dùng Ban chấp hành trung ương ép Nguyễn Tấn Dũng phải từ chức Thủ tướng, nhưng đã thất bại. Ông Trọng buồn bực phát khóc. 3. Sau đó cánh “Đồng chí X” còn quật lại bẻ gãy danh sách các ứng cử viên vào BCT của phe Nguyễn Phú Trọng và đưa Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân vào BCT tại HNTƯ 7 (5.13) .4. Tại HNTƯ 10 (1.15), trong cuộc “lấy phiếu tín nhiệm” các ủy viên BCT, Nguyễn Phú Trọng lại tụt lại đằng sau, trong khi ấy Nguyễn Tấn Dũng lại được đa số lớn Trung ương đảng tín nhiệm.[23]

Từ những thất bại đau đớn này phe Nguyễn Phú Trọng đã thay đổi chiến lược từ trong nội bộ đảng tới ngoại giao với những trọng tâm chính: 1. Tái lập các Ban kinh tế và Nội chính trung ương để nắm lại túi tiền và điều động nhân sự. 2. Sử dụng phương thức “tập trung dân chủ” để sửa đổi Điều lệ bầu cử trong Trung ương đảng, BCT và ĐH đảng để vô hiệu hóa phe Nguyễn Tấn Dũng. 3. Chuẩn bị nhân sự ở “cấp chiến lược” để đưa vây cánh vào Trung ương đảng nhằm nắm lại đa số trong các HNTU.[24] 4. Cải thiện bộ mặt ngoại giao, đặc biệt với Hoa Kỳ, để gây uy tín lại trong đảng và xã hội. 

Trong hoạt động ngoại giao, chuyến thăm Mỹ tháng (6-10.7.15) là một “động tác giả chuyển trục” của Nguyễn Phú Trọng [25]. Chiêu thuật ngoại giao “đồng sàng dị mộng” giúp phe ông Trọng cải thiện bộ mặt bị kết án là “bảo thủ và cúi đầu trước Bắc kinh” trong đảng và ngoài xã hội nhằm tạo lại thanh thế đang bị phe Nguyễn Tấn Dũng đe dọa. Việc chấp nhận một số điều kiện để VN trở thành thành viên tương lai của TPP (Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái bình dương) vào đúng dịp HNTU 12 cũng là chiến thuật nhằm phá vỡ sự công kích của phe Nguyễn Tấn Dũng và qua đó mở rộng vây cánh. [26]

Cùng với các thủ pháp ngoại giao, phe Nguyễn Phú Trọng còn thực hiện một loạt các biện pháp gài thân tín vào Trung ương đảng khóa 12. GS Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Hội đồng lý luận trung ương, liền sau HNTƯ 13 đã cho biết, trong thời gian qua Ban tổ chức trung ương và Ban tuyên giáo trung ương - hai cánh tay mặt của phe Nguyễn Phú Trọng - “mở tới 6 lớp đào tạo lý luận đặc biệt. Tất cả ứng viên vào TW khóa XII bắt buộc phải qua những lớp đó.” [27] Nhiều “cán bộ cấp chiến lược” này hiện nay đã trở thành ủy viên Trung ương khóa 12, hoặc là cán bộ chủ chốt ở trung ương và nhiều địa phương. Quan trọng nhất và cũng là độc tài gian hiểm nhất là “Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng” do Nguyễn Phú Trọng ký sau HNTU 9 (5.14). 

Khoản 3 trong Điều 13 của Quyết định này ghi rõ: Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị.” [28]

Nghĩa là dưới danh nghĩa “tập trung dân chủ”, nắm đa số trong BCT nên phe Nguyễn Phú Trọng đã sử dụng BCT làm cơ quan độc quyền thao túng ĐH 12 trong việc cử và bầu các người vào các ghế “tứ trụ”. Sự độc tài, lộng quyền thao túng của phe Nguyễn Phú Trọng đã đến mức không thể tưởng tượng được, vì tại HNTU 13 Nguyễn Phú Trọng đòi bắt trên 1500 đại biểu dự ĐH 12 phải viết bằng tay đề cử những người vào BCH Trung ương hoặc vào 4 chức vụ cao nhất, chủ chốt trong Đảng”.[29]

Khi mỗi đại biểu phải viết bằng tay những người mình muốn đề cử thì đã để lộ rõ, liền sau đó có thể diễn ra những cuộc tiếp xúc trực tiếp với những đại biểu muốn bầu người không thuộc cánh của Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu này sẽ phải chịu nhiều áp lực từ mua chuộc tới đe dọa để thay đổi quyết định. Nghĩa là nguyên tắc dân chủ bầu cử kín đã hoàn toàn bị thủ tiêu tại ĐH 12

Như vậy là rút kinh nghiệm từ những thất bại đau đớn từ HNTU 6 tới HNTU 10, nên phe Nguyễn Phú Trọng lập kế hoạch phản công và lần này đi tới quyết định, sẵn sàng ra tay dùng cả các biện pháp đe dọa đến bạo lực đối phó với các “đồng chí” chống lại.

Hội nghị trung ương 14 và Đại hội 12 đi về đâu?

HNTU 14 (11-13.1.16) sẽ được coi là trận đánh quyết định cho phe Nguyễn Phú Trọng trong việc giành ghế trong Tứ trụ, nhất là chức TBT. Nhưng chưa có nghĩa là đạt tới chiến thắng dứt khoát. Các phe - tuy miệng vẫn gọi nhau là đồng chí - tiếp tục dùng mọi thủ đoạn từ hạ cấp tới nham hiểm từ công khai tới ngấm ngầm, trong đó dùng cả tiền bạc và quyền lực làm vật trao đổi, thậm chí cả đe dọa và bạo lực để tranh thủ trên 1500 đại biểu tại ĐH 12 từ 20-28.1.15 . 

Trong suốt nhiệm kỳ 5 năm (1. 2011-1.2016) thay vì BCT và Ban chấp hành trung ương đoàn kết để tập trung tâm trí, sức lực và tiền của xây dựng đất nước theo tiêu chí chính họ hứa là, “làm cho dân giầu, nước mạnh, dân chủ, văn minh”. Nhưng thay vì thế, suốt 5 năm qua hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng lại chỉ lợi dụng danh nghĩa đảng và nhà nước dùng quyền lực, phương tiện và tiền bạc của nhân dân để thanh toán và phá hoại lẫn nhau, giành giựt ghế cao và tự do tham nhũng, lập phe nhóm lợi ích và gia đình trị! Chính vì thế VN đang thua cả Cambodia và Lào! Nhiều chuyên viên VN và quốc tế, nêu câu hỏi, tại sao VN không muốn tiến lên!

Quyền và tiền đã làm các đồng chí hại nhau, giết nhau; cho nên nhân dân, đi đầu là trí thức và thanh niên, và cả đảng viên phản tỉnh đều bị cả hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng càng khinh thường và thẳng tay đàn áp. Những tiếng nói chân thành, các thư thúc giục dân chủ và canh tân của trí thức, chuyên viên và thanh niên đều bị nhóm cầm đầu toàn trị bỏ ngoài tai hay vứt vào sọt rác. Tờ Công an nhân dân ngày 21.12 kết án gay gắt “Thư ngỏ” của 127 người gồm nhiều đảng viên cộng sản tên tuổi kêu gọi phải dân chủ hóa đảng. Lợi dụng Mỹ và Liên minh Âu châu phải tập trung giải quyết chiến tranh ở Syrien, Irak và làn sóng tị nạn, chế độ toàn trị ở VN đang mở các cuộc khủng bố các luật sư, trí thức và thanh niên; nuốt chửng những lời cam kết quốc tế, cụ thể như các tiêu chuẩn về tôn trọng các tổ chức dân sự, các nghiệp đoàn công nhân và nhân quyền... Họ cũng đang chụp mũ và đe dọa các đảng viên phản tỉnh là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Trong khi đó cả Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng trước sau như một vẫn quị lụy, cúi đầu trước Tập Cận Bình. Họ không hổ thẹn hay ngượng ngùng long trọng tiếp đón, vồ vập họ Tập như trong dịp ông ta sang Hà Nội vào đầu tháng 11.15 để vảnh tai nghe những lời ca “16 chữ vàng và 4 tốt” [30]; hay chuyến đi của Nguyễn Sinh Hùng tới Bắc kinh và thăm lăng Mao - một bạo chúa từng giết hàng chục triệu người Trung quốc, kể cả các đồng chí thân cận nhất - vào cuối tháng 12 vừa qua [31]. Giữa khi ấy Tập Cận Bình tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự trên biển Đông, biến cải các đảo chiếm được của VN thành các căn cứ quân sự, mở thao diễn quân sự lớn ngay trên biển Đông. Trong khi đó, nhiều tàu đánh cá của ngư dân VN tiếp tục bị săn đuổi, giết hại và gây thương tích. Họ tôn thờ một chế độ toàn trị Bắc kinh, mù quáng đến nỗi không nhận ra là chế độ này đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng cả trong chính trị lẫn kinh tế. Cụ thể như cuộc khủng hoảng tài chính chứng khoán lại đang tái bùng nổ trong những ngày vừa qua!

Họ đang trát bùn lên mặt nhau, tự đánh mất tư cách lãnh đạo. Cho nên dù ông Trọng hay ông Dũng ở hay đi cũng không thay đổi được tình thế. Một người thì tham quyền, cực kỳ bảo thủ, giáo điều, muốn kéo đất nước trở lại thời kỳ đầu của Thế kỉ 20. Người kia thì ham quyền, hám danh, gia đình trị. Cả BCT hiện nay cũng thế, đều xôi thịt, cá mè một lứa, đồng lõa. Họ đã đánh mất tư cách. Thực tế thì ĐCS không còn nữa, chỉ còn một vài cá nhân và nhóm lợi ích núp bóng đảng để giữ quyền, tham nhũng và đàn áp nhân dân. Vì thế chế độ này không thể tồn tại được!

Ngay cả cựu đại sứ và đảng viên Nguyễn Trung đã đưa ra kết luận về “tình đồng chí” ở đỉnh cao trước ĐH 12 giữa những người có quyền lực cao nhất: “Đất nước chỉ còn lại là miếng mồi ngon cho lợi và quyền để giằng xé nhau giữa cá nhân này và cá nhân kia, giữa nhóm lợi ích này và nhóm lợi ích kia.”

Và “Đại hội XII có thể sẽ đi vào lịch sử là Đại hội tồi tệ nhất kể từ sau 30-04-1975 cho đến nay!” [32]


9.1.2016


No comments:

Post a Comment