Thursday, August 25, 2011

Những người đàn bà của HCM và mẹ của Nông Đức Mạnh là ai?

Nguồn: http://danchutudo.wordpress.com/2009/05/12/hcm-ndm/

Ai là mẹ của Nông Đức Mạnh?
06.04.2009 22:30
Sau ngày cộng sản Liên Sô và Đông Âu sụp đổ, nhiều tài liệu và tin tức được phổ biến về sự thật con người Hồ Chí Minh(HCM), cũng như về cuộc đời riêng tư của người lãnh tụ Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Những người đàn bà của HCM và mẹ của Nông Đức Mạnh là ai?
HoChiMinhvoPhap_001-1
(Hình: Hồ Chí Minh và vợ Pháp)
Mối tình với cô gái người Nùng tên Nông Thị Xuân được bạch hoá rõ ràng nhất qua nhiều nhân chứng còn sống viết và kể lại. Tại Hà Nội, cô Xuân được lệnh ở nhà riêng số 66 Hàng Bông Nhuộm, nhưng vẫn phải đến “gặp” bác Hồ. Năm 1956, Nông Thị Xuân sinh cho HCM một người con trai đặt tên Nguyễn Tất Trung. Sau đó Xuân có ý muốn chính thức hoá cuộc hôn nhân với “Hồ Chủ Tịch”. Ngày 11 tháng 2, 1957, vào khoảng 7 giờ tối, Xuân được ô tô đón sang gặp HCM. Sáng hôm sau, ngày 12 tháng 2, 1957, công an báo tin cho cô Vàng (em cô Xuân) là Xuân đã chết vì tai nạn ô tô. Liền sau đó cô Vàng đến thăm xác chị ở nhà thương Phủ Doãn và chứng kiến biên bản khám nghiệm tử thi của bác sĩ. Bác sĩ cho biết nạn nhân không chết vì tai nạn ô tô, vì khám toàn cơ thể không có dấu hiệu gì cả ngoại trừ vết nứt trên sọ đầu, và bác sĩ đã tuyên bố, có thể nạn nhân bị trùm chăn trên đầu rồi bị đập bằng búa.
Cô Vàng vội chạy về báo tin ngay cho người chồng sắp cưới là một bộ đội đang bị thương tật sống ở tỉnh Cao Bằng. Vàng biết chắc rằng cô cũng sẽ bị thủ tiêu vì cô chứng kiến sự thật chị của cô do HCM âm mưu sát hại.Thật vậy, ngày 2 tháng 11, 1957, cô Vàng bị giết chết và xác được tìm thấy trên sông Bằng Giang, đến ngày 5 tháng 11 xác mới nổi lên ở cầu Hoàng Bồ.
Tin này được phổ biến rộng rãi hơn nhờ lá thư của anh bộ đội này đệ lên Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Quốc Hội CHXHCN VN, vào ngày 29 tháng 7, 1983, trước khi anh qua đời sau cơn bạo bệnh. Trong lá thư anh bộ đội đã kể đầy đủ chi tiết những gì cô Vàng đã kể cho anh nghe, cả việc bộ trưởng Công An Trần Quốc Hoàn được HCM giao phó trông coi cô Xuân. Trong thư kể lại hình ảnh Trần Quốc Hoàn đã hãm hiếp cô Xuân rất tàn nhẫn trước đó một tuần khi được lệnh giết cô Xuân. Hơn nữa, anh bộ đội còn cho rằng Nguyễn Tất Trung có thể bị thủ tiêu nếu bị tiết lộ tông tích. Do đó đến ngày hôm nay người ta chưa biết Nguyễn Tất Trung làm gì và ở đâu. Tuy nhiên, năm 2007, nhà văn đấu tranh trong nước, bà Trần Khải Thanh Thủy, đã tìm hiểu về tông tích của Trung và chính bà đã tìm gặp anh ta. Qua việc kể lại của Trần Khải Thanh Thủy người ta không ngần ngại gì nữa khi cho rằng Nguyễn Tất Trung chính là con của HCM. Được biết anh ta hiện đang được Đảng “nuôi” đàng hòang trong khu nhà sang trọng tại Hà Nội.
Toàn bộ lá thư của anh bộ đội được đăng trong cuốn “Công Lý Đòi Hỏi” của cựu đảng viên Nguyễn Minh Cần, xuất bản 1997. Ông hiện tỵ nạn chính trị tại Nga. Ngoài ra, câu chuyện cô Xuân này cũng được nhắc tới trong cuốn “Đêm Giữa Ban Ngày” của Vũ Thư Hiên, cũng một cựu đảng viên.
tay_nung_caobang
(Hình: Người Tày, Nùng ở Cao Bằng)
Nói chung về những người đàn bà trong đời HCM thì nhiều lắm. Người ta đã khám phá qua những tài liệu trong các văn khố bên Nga, bên Pháp, và các nơi. Sau hơn 20 năm sưu tầm nghiên cứu về con người HCM, ông William Duiker, mặc dù hâm mộ họ Hồ vì nghĩ rằng ông ta có lòng yêu nước (ông đã đọc những sách tuyên truyền của cộng sản?) cũng đã khám phá ra cái bản chất mưu mô của người cộng sản này, đồng thời tác giả còn đề cập đến những người phụ nữ đã đi qua trong đời Hồ.
Một cách vắn tắt, trước tiên phải nói đến Tăng Tuyết Minh, người vợ Hồ cưới đầu tiên tại Canton,Trung quốc. Hai người có đám cưới hẳn hoi. Không nắm rõ hai người làm đám cưới ngày tháng nào, nhưng vào tháng 4, 1927, Hồ bỏ Tuyết Minh đi hoạt động ở các khu vực khác theo chỉ thị của quốc tế cộng sản. Hơn nữa trong lúc này phe Tưởng Giới Thạch đang ruồng bắt các tổ chức cộng sản nên Hồ tìm đường tẩu thóat cũng là lý do đáng kể.
Sau đó thì phải nói tới mối tình được nhiều người bàn tán là giữa HCM và Nguyễn Thị Minh Khai vào đầu Xuân 1931. Theo Bùi Tín, một cựu đảng viên, lý lịch của Minh Khai được ghi trong tài liệu quốc tế cộng sản . Minh Khai ghi rõ ràng chồng là Lin (bí danh Nguyễn Ái Quốc tức HCM). Đã có lần ông Hồ đệ đơn lên cưới Minh Khai nhưng bị cấp trên Đảng Cộng Sản Quốc Tế bên Nga chưa cho phép. Minh Khai còn có bí danh là Trần Thị Lan, Phan Lan, nên sau khi HCM lấy bút hiệu T. Lan viết sách “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyên…” tự ca ngợi mình thì người ta cho rằng có thể Hồ lấy bút hiệu đó để tưởng nhớ đến Minh Khai, người nữ cán bộ cộng sản trẻ tuổi đã bị Pháp xử tử.
Trong “Ho Chi Minh” tác giả William Duiker có ghi một phụ nữ trẻ khác tên Lý Sâm, lúc đó là vợ của Hồ Tùng Mậu, đồng chí của HCM. Lý Sâm và HCM đã bị cảnh sát Hongkong bắt tại một phòng hotel khi hai người đang trong phòng ngủ, lúc 2 giờ sáng ngày 6, tháng 6, 1931.
Sau khi bị tù tại Hongkong, Hồ có tên mới là Tống Văn Sơ. Sau khi rời khỏi HongKong HCM đổi nhiều tên họ khác nhau để tiếp tục hoạt động. Có những nguồn tin cho biết khi ông trở về lại Nga, đàn anh cũng đã tìm cho Hồ một người phụ nữ Nga để làm vợ…Trong cuốn “Con Rồng Việt Nam” tác giả cựu hòang Bảo Đại ghi “Hồ Chí Minh có một người vợ Nga và có chung một người con gái, nhưng ông ta không bao giờ nhắc đến” ( trang 205). Sở dĩ cựu hoàng Bảo Đại biết chuyện này nhờ những dịp đi “công tác” với Võ Nguyên Giáp vào 1945. Ông Giáp đã kể lại một số sự thật về HCM, lúc này Bảo Đại mới biết rõ HCM là tên quốc tế cộng sản nên tìm đường lưu vong.
Một trong những người phụ nữ Tây Phương có cô Marie Bière. Thành Tín tức Bùi Tín ghi trong “Về Ba Ông Thánh”, xuất bản 5/1995, (trang 149): ” Theo tài liệu Pháp, khi trẻ tuổi, làm thợ ảnh, ông Hồ có quan hệ với một cô đầm tên là Marie Biere nào đó..” Cũng theo Bùi Tín nói về tài liệu tham khảo của Sophia Judge, một nữ sử học gia Hoa Kỳ rành tiếng Việt đã bỏ nhiều năm nghiên cứu, sưu tầm tài liệu về ông Hồ, nhất là 2 năm tại Moscow. Ông Hồ có người tình tên Vera Vasilieva. Vera có con gái riêng, và cô này kể cho bà Sophia nghe. “Về Ba Ông Thánh”, (trang 151): “Vào dịp đại hội 7 của quốc tế cộng sản, cô ta mới 10 tuổi, nhưng còn nhớ ông Hồ thường ghé chơi nhà mẹ cô ta và một số lần ngủ lại trên ghế dài vào năm 1934…”
Theo tài liệu của bà Sophia Judge, Bùi Tín, cùng sách trên (trang 153): “Anh thanh niên Quốc ăn mặc rất chải chuốt , luôn mang cà vạt màu rất diện, xức cả nước hoa cực thơm. Ông còn để lại khi về nước một va-ly áo quần ông sắm cho vợ ông tòan là lọai sang, cô bé Nga này lấy ra dùng bao nhiêu năm mới hết!” HCM còn “yêu” cả vợ của Chu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu khi đang dan díu với người phụ nữ Nga Vẻra này.
Ông Hồ cặp tay đi dạo với một cô gái Tây phương trong một hình được phổ biến rộng rãi ngoài đời và internet cũng không lấy làm lạ.(hình từ nguồn của Sở Mật Thám của Pháp). Lúc này ông Hồ đã khá già, có lẽ trên 70.
Đàn ông hay đàn bà thay chồng đổi vợ cũng là lẽ thường. Cái đám cưới chính thức với Tăng Tuyết Minh đã có nhiều tài liệu để lại, nhưng HCM và Đảng chưa bao giờ tuyên bố Hồ có vợ con, đừng nói chi bao mối tình khác diễn ra sau đó. Đàn ông độc thân dẫn bạn gái đi dạo là chuyện rất thường, hoặc nhiều vợ nhiều con có khi cũng được thế gian thông cảm. Nhưng khác thường là HCM đã tự tạo cho mình thành một huyền thoại khi vào năm 1948, chính HCM lấy bút hiệu Trần Dân Tiên viết “Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch” tự ca ngợi mình, cho mình còn độc thân, cả đời chỉ biết lo cho dân cho nước.
Ghi nhận quan trọng là sau khi trở lại Việt Nam vào đầu thập niên 40, HCM hoạt động trong hang Pac Bo để mưu toan cướp chính quyền vua Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim, Hồ đã có những cuộc tình nghĩ rằng không ai khám phá nhưng dưới ánh sáng mặt trời mọi chuyện cũng đều bị vỡ tung. Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện khi nhắc tới những cuộc tình của HCM cũng có đề cập một người phụ nữ tên Đỗ Thị Lạc ngoài những người tình nổi tiếng khác của Hồ. Bà này đã sinh cho HCM một người con gái, nhưng sau đó thì hai mẹ con đều mất tông tích.
Thêm nữa, trong sách “Năng Động Hồ Chí Minh,” tác giả Thép Mới cũng đã ghi (trang 143): “Bác giới thiệu với bản làng người nữ cán bộ hôm qua cùng về với Bác: -Đây đồng chí Lạc thay cháu Nông Thị Trưng về đây ở với đồng bào…”
hcm-ntx
(Hình: Hồ Chí Minh và Nông Thị Xuân)
Nông Thị Trưng là ai?
Đặc biệt hơn hết là môt phụ nữ cũng người sắc tộc thiểu số, Tầy, khá xinh đẹp tên Nông Thị Ngác (không ngạc nhiên vì vùng rừng núi Cao Bằng làm sao có gái Việt Nam chính thống). Lý do câu chuyện tình đặc sắc này được nổi bật những năm sau này là do cuộc phỏng vấn của tờ báo Xuân trong nước vào khoảng năm 1997. Nhà báo có phỏng vấn bà Nông Thị Ngác, một chứng nhân sống nói về “Bác Hồ”. Bà Ngác đã không dấu diếm chi cả những gì đã xảy ra trong thời gian HCM tại hang Pac Bo vào đầu thập niên 40. Bà kể hằng ngày Ngác đến “học tập” với HCM ròng rã cả năm. Hồ căn dặn Ngác không nên gọi Hồ bằng “Bác” mà hãy gọi là “Chú Thu” và xưng “Cháu”. Thế thì sau đó chú cháu tiê’p tục học tập…
Được biết sau thời gian rời Pac Bo, HCM cướp chính quyền thành công, trở thành người lãnh tụ chính thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam, người nữ cán bộ gương mẫu mà Hồ yêu quý, tức Nông Thị Ngác, lại được cất chức làm Chánh Án Toà Án Nhân Dân tỉnh Cao Bằng…Ông Hồ yêu quý Ngác đến độ đặt cho người nữ cán bộ này một tên nữa là Nông Thị Trưng, ý giống như Trưng Trắc, Trưng Nhị vậy. Tin Nông Thị Ngác là ai cũng đã được người dân trong nước bàn tán. “Chú Thu” và “Cháu Trưng” cũng đã được nhắc tới trong các sách tuyên truyền của cộng sản, nhất là các tác giả Trần Khuê, Thép Mới…
Thép Mới kể lại trong “Năng Động Hồ Chí Minh” (trang 48) rằng sau 20 năm ngày rời Pac Bo, ông HCM trở lại, 1961, lúc này coi như sự nghiệp khá thành công, ông có thời giờ về thăm lại người cũ, cảnh xưa. Khi vào nhà thăm gia đình bà Ngác, HCM tiếp xúc với ông Dương Đại Lâm, người mà trước đây HCM đã gởi gắm Ngác vào gia đình (không nhắc Ngác đang ở đâu), các cháu vây quanh HCM thân mật. Tác giả còn nhấn mạnh một trong các cháu đã trở thành “thanh niên tuấn tú” góp phần xây dựng đất nước.
Cùng sách trên, Thép Mới ghi (trang 43): “Bác trực tiếp hỏi chuyện, nghe kể về hoàn cảnh gia đình và bản làng đau khổ, rất thương, nhận làm cháu nuôi, đặt cho bí danh là Trưng, Nông Thị Trưng. Trưng ở với vợ chồng Đại Lâm, tên tục là Sù, hàng ngày được đến lán Bác một giờ để Bác chỉ bảo.”…Như vậy rất rõ, Nông Thị Ngác có bí danh là Nông Thị Trưng.
Vào tháng 4, 2001, Nông Đức Mạnh từ một người chưa thâm niên về chính trị lại được đưa lên làm Tổng Bí Thư Đảng. Tin cho rằng Nông Đức Mạnh là con của HCM lan rộng khắp nơi, từ trong nước ra đến hải ngoại. Khi có lời đồn này dĩ nhiên phải có sự bắt nguồn nào đó đi ra. Được tin này báo ngoại quốc Time đã làm cuộc phỏng vấn hỏi Nông Đức Mạnh có phải là con của HCM? Ông Mạnh không trả lời xác quyết là phải hay không, nhưng nói là tại Việt Nam ai cũng là con cháu của Bác Hồ. Câu trả lời sau chót “chắc chắn ông ta không phải cha ruột của tôi” cũng không đủ tin Nông Đức Mạnh nói bằng sự thât.
Từ câu trả lời trên và thái độ dấu diếm thân thế gia đình, cùng với vai trò lãnh đạo tối cao một cách đi ngang, quần chúng dường như ai nấy đều ngầm nghi vấn Mạnh có phải là con của HCM? Vậy thì làm sao biết Mẹ của Nông Đức Mạnh là bà nào? May mắn thay cho những ai muốn tìm hiểu Nông Đức Mạnh là ai, vì chưa bao giờ Đảng Cộng Sản Việt Nam hay Nông Đức Mạnh tiết lộ với báo chí hay bất cứ ai biết về tên họ cha mẹ của Mạnh một cách rõ ràng, qua tài liệu sau đây.
Trong “Ho Chi Minh”, tác giả William Duiker, trang 575, viết: “In April 2001, the ralatively unknown government official Nong Duc Manh, widely rumored to be the illegitimate son of Ho Chi Minh, was elected general secretary of the VCP (Vietnamese Communist Party)- 14″
Số 14 để người đọc lật ra sau cuốn sách đọc tiếp footnote 14: “Nong Duc Manh has denied these rumors, but he concedes that his mother, a member of the Tay ethnic minority, served as Ho’s servant after the latter’s return to Vietnam during the early 1940s…”
Dịch: Vào tháng 4, 2001, người vô danh tên Nông Đức Mạnh chính thức nhậm chức trong cơ quan chính quyền, dư luận xôn xao bàn tán rộng rãi cho rằng Mạnh là con trai rơi của Hồ Chí Minh, và ông ta đã được chọn làm Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Nông Đức Mạnh phủ nhận những tin đồn này, nhưng ông ta lại công nhận rằng mẹ ông, một thành viên của dân tộc thiểu số Tầy, bà là người phục vụ ông Hồ sau khi ông Hồ trở về Việt Nam vào đầu thập niên 1940.
Nông Đức Mạnh sinh vào đầu thập niên 40. Báo Time phỏng vấn Mạnh vào 2002 và ghi ông ta được 61 tuổi. Như vậy thì ông Mạnh phải ra đời vào cuối 1941 hoặc 1942 . Sau ngày sách của Duiker xuất bản, 2000, và cuộc phỏng vấn của báo Time, trang web “Đảng CSVN” sửa tiểu sử Nông Đức Mạnh lung tung…Vào 2001, chính người viết có lần vào trang này thấy ghi rõ Nông Đức Mạnh con của “nhà cách mạng Nông Văn Lai và bà Hoàng Thị Nhị”, nhưng sau đó thì trống trơn không ghi gì cả . Biết đâu nhân vật Nông Văn Lai và Hoàng Thị Nhị này cũng giống như Lê Văn Tám mà Trần Huy Liệu đã nặn ra để lừa gạt mọi người trong nhiều thập niên qua? Hay Tạ Thị Kiều, một đặc công gái tưởng tượng, mà Xuân Vũ cũng một thời ca ngợi khi ông còn ở miền Bắc?
Rõ ràng câu trả lời của Nông Đức Mạnh trong sách của giáo sư Duiker và báo Time đã phần nào cho người đọc một kết luận về thân thế của ông ta. Mạnh đã trả lời mẹ là người Tầy, dân tộc thiểu số, phục vụ cho HCM trong thời gian Hồ trở về VN vào đầu thập niên 40.
Dư luận so sánh những câu chuyện kể của “Cháu Trưng” và “Chú Thu” khi Hồ ở hang Pac Bo cùng những tài liệu vừa trình bày trên để có những kết luận về cuộc đời tình ái của HCM và kẻ nối gót chính trị là ông Nông Đức Manh. HCM đã từng bị dân gian nêu danh là “bán nước hại dận”. Nay kẻ thừa kế tiếp tục con đường Hồ đã đi qua, tiếp tục làm tay sai cho đàn anh Tàu cộng, bán rẻ linh hồn cho quỷ đỏ, dâng đất nhượng biển, rước hàng chục ngàn dân Tàu cộng vào chiếm cứ miền Bắc và Trung hiện nay…
Bút Sử
Mùa Quốc Hận 30/4/2009
34 năm CS cưỡng chiếm miền Nam



NHỤC QUỐC THỂ - Ôi ! xót xa tủi nhục cho Người con gái Việt Nam !!!
 





You need to install or upgrade Flash Player to view this content, install or upgrade by clicking here.


images
(Hình: Hồ Chí Minh và nghi ngờ Nông Thị Ngát ?)
AI LÀ MẸ CỦA NÔNG ĐỨC MẠNH ?
» Tác giả: Nhàn SF
1. AI LÀ MẸ CỦA NÔNG ĐỨC MẠNH ?
Khi Nông Đức Mạnh(NĐM) được chọn làm Tổng Bí Thư Ban Chấp hành Trung Ương Đảng CSVN, nhiều lời bàn tán nổi lên nhưng chỉ qui vào thân thế hơn là sự nghiệp của ông ta. Theo đài Á Châu Tự Do (RFA) thì tại một nước mà tự do báo chí không có để tìm kiếm sự thật thì những lời xì xầm đồn đại lan truyền trong dân chúng lâu dần sẽ đương nhiên trở thành được coi như có giá trị. Do đó khi viết về đại hội đại biểu toàn quốc 4/2001 báo chí ngoại quốc đều nhắc đến những lời đồn đãi rằng NĐM là con rơi của Hồ Chí Minh (HCM) cha đẻ của cuộc cách mạng vô sản ở VN. Đại Sứ Australia là bà Sue Boyd – người nổi tiếng là bộc trực- đã hỏi thẳng NĐM có phải là con của Hồ Chí Minh không? NĐM trả lời “Ở Việt Nam ai cũng đều là con của Bác”. Câu trả lời vô thưởng vô phạt này có chủ đích lập lờ để không phải xác nhận sự thật mà cũng không bị mang tiếng là chối bỏ một sự thật.
Sau đó cũng gần một năm trên tạp chí Time, ấn bản vùng Á Châu phát hành ngày 23-1-2002 tại Hồng Kông- qua cuộc phỏng vấn của ký giả Kay Johnson- Tổng Bí Thư (TBT) Đảng CSVN lại một lần nữa lên tiếng về thân thế mình, bác bỏ tin đồn trước đây cho rằng ông ta là con rơi của HCM và một phụ nữ sắc tộc là Nông Thị Xuân. Ngày được nâng lên giữ chức TBT, vì quá bất ngờ với câu hỏi của bà Sue Boyd nên câu trả lời của NDM tuy khôn ngoan nhưng ai cũng hiểu đó là một sự tránh né. Có lẽ nhận thấy im lặng quá lâu là mặc nhiên xác nhận tin đồn không tốt cho sự nghiệp chính trị của mình, là “con Vua thì được làm Vua”, lần này vì có chuẩn bị trước nên NĐM đã bác bỏ tin đồn một cách mạnh mẽ “Tôi phải lập lại và xác nhận rằng điều đó không đúng sự thật. Tôi có thể nói tên của cha mẹ tôi nhưng họ đã chết” Và NDM cho biết cha mình là Nông Văn Lai và mẹ là Hoàng Thị Nhị. Tổng Bí Thư Dảng CSVN tiếp theo cười cười :
“Nếu có ai nói tôi giống HCM, tôi nghĩ có nhiều người trông giống người “
Người phỏng vấn hình như vẫn chưa hài lòng với câu trả lời nên lại hỏi : “Nên ông không liên hệ gì với HCM ?”
NĐM lập lại : “Tất cả mọi người VN là con của Bác Hồ. Tôi nghĩ toàn thể dân Việt xem HCM là cha tinh thần của họ và tôi cũng thế “.
Nghe đến đây phóng viên tờ Time nhấn mạnh một lần nữa : “Nhưng không phải là cha đẻ của ông?.”
NĐM quả quyết : “Chắc chắn là không “.
Viết về HCM thì không thể nào không nhắc đến những huyền thoại không những do đảng CSVN tô son điểm phấn cho ông mà ngay chính bản thân ông cũng tự hào về những dối trá đó. Hình như những suy tôn mà Đảng CS đã dành cho ông vẫn chưa đủ nên chính ông lại tự ca ngợi mình. Quả thật không ai ca ngợi HCM bằng chính ông ta. Trong các tài liệu về HCM cho biết “Bác” Hồ đã có tất cả vừa tên, vừa bí danh và bút danh từ A đến Z sơ khởi là 54 cái tên (VN Đẹp Nhất Có Tên Bác Hồ- trang 114- 122) nhưng lại bỏ sót mất 2 cái tên là Trần Dân Tiên và T. Lan là tác giả của 2 cuốn sách nâng HCM lên như một ông “Thánh sống” đến độ trơ trẽn vì từ trước đến nay có lẽ chỉ mình Bác là kẻ duy nhất tự viết sách để ca tụng mình qua vai trò Trần Dân Tiên và T.Lan, tự khen mình là khiêm tốn, không bao giờ nghĩ đến mình mà chỉ nghĩ đến nhân dân, phong cho mình là “cha già dân tộc”, ngạo mạn với các bậc tiền bối, xưng hô là “Bác” với mọi ngườì kể cả các cụ già. Một con người mà có thể hạ bút viết lên những điều như thế thì tất cả những huyền thoại về HCM đều là do ý muốn của ông ta.
Trong những lần dạy dỗ cán bộ đảng viên, HCM thường nhắc đến hai chữ “hủ hoá”, nhưng kỳ thực ông ta lại là người lăng nhăng tình cảm với nhiều phụ nữ hơn ai hết. Những tham khảo của các sử gia ngoại quốc cũng như tài liệu từ các quốc gia Pháp Nga cho thấy rõ điều này. Bùi Tín (BT) cho rằng “HCM cũng rất “người” ở chỗ không thể nào sống như một ông Thánh.” ( Hoa Xuyên Tuyết trang 112) Với Bùi Tín thì những chuyện “lăng nhăng” với phụ nữ “là chuyện riêng tư của cá nhân, không mấy quan trọng mà nó còn thấy HCM cũng là con người như mọi người”.
Đồng ý, con người sinh ra đều có tình cảm: yêu thương, giận hờn, ghen ghét trong đó tình yêu vợ chồng là tình cảm thiêng liêng không thể thiếu được. Thế nhưng HCM đã dấu hết tình cảm đó, cho mình là một “ông Thánh” hy sinh cả cuộc đời , sống cô độc lo cho dân cho nước. Thậm chí ăn ở với người ta có con, rồi ra lệnh giết người mẹ chỉ vì không muốn nhìn nhận vợ con. Nếu không có lệnh của HCM thì ai dám nhúng tay vào tội ác?. Thế mà HCM lúc nào cũng hãnh diện nhắc nhở cho thanh thiếu niên là “Học gì thì học chứ đừng học tánh hút thuốc và không lấy vợ của Bác nhé!”. Do đó nói lên sự thật không có nghĩa là moi móc đời tư mà là đánh đổ huyền thoại của một con người hai mặt nói thì tốt nhưng hành động thì xấu xa. Mồm thì hô hào là “đầy tớ ” của nhân dân nhưng lại mơ thấy mình làm vua là “cha” của thiên hạ :
Trong tù khoan khoái giấc ban trưa
Một giấc miên man liền mấy giờ
Mơ thấy cưỡi rồng trên thượng giới
Tỉnh ra trong ngục vẫn nằm trơ (Nhật Ký Trong Tù-1943)
Danh sách những phụ nữ có dính dáng đến cuộc đời của HCM thì nhiều, Pháp Nga Tàu Việt không thiếu. Quả thật “Bác là con người của nhân loại” ” trong lãnh vực “giao du tình cảm” cũng như trong lãnh vực “thuổng văn” mà Chế Lan Viên đã hết lòng biện hộ cho “Bác” về chuyện sao y câu của bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ. Nhân ngày sinh nhật thứ 114 của HCM chúng ta hãy hỏi tội “hủ hoá” của “Bác” với câu hỏi đặt ra là: – AI LÀ MẸ CỦA NÔNG ĐỨC MẠNH ?
Tiếng Việt của chúng ta thật là phong phú, đa dạng. Khi viết “Mẹ của NĐM là ai?” thì câu hỏi này không có gì đặc biệt – và câu trả lời là mẹ ông ta có thể là bà A, bà B, bà Mít , bà Xoài v. v… Nhưng khi chúng ta đặt chữ Ai ở đầu câu Ai là Mẹ của NĐM ? thì câu hỏi xem ra có phần mạnh mẽ hơn, hậu ý như là giữa những bà có tên là Marie Biere (Pháp), Tăng Tuyết Minh (Tàu), Vera Vasiliéva (Nga), Nguyễn Thị Minh Khai, Đỗ Thị Lạc, Nông Thị Xuân . . ai trong số đó là Mẹ của NĐM?
Dư luận cho rằng người đó là Nông Thị Xuân có lẽ vì bà Xuân cùng là họ Nông và lại cũng sinh cho HCM một đứa con trai. Tuy nhiên nếu xét về thời gian thì giả thuyết này không chấp nhận được. Câu chuyện Nông Thị Xuân đã được ông Nguyễn Minh Cần – đảng viên CS ly khai viết rất rõ ràng. Sau hiệp định Geneve 1954 HCM về Hà Nội làm Chủ Tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Năm 1955 Nông Thị Xuân 22 tuổi người Cao Bằng được đưa về Hà Nội để “phục vụ” HCM. Lúc đó “Bác” đã 65 tuổi rồi. Một năm sau, hạ sanh một con trai đặt tên là Nguyễn Tất Trung, cô Xuân ngỏ ý với “Bác” xin được hợp thức hoá hôn nhân để dọn về ở chung. “Bác” gật gù khen “ý kiến hợp tình hợp lý nhưng phải bàn với Bộ Chính Trị” đã. Sau đó cô Xuân bị giết, cả hai người em là cô Vàng và cô Nguyệt đến ở chung để trông cháu cho cô Xuân rảnh rang đi “phục vụ” “Bác”, cùng với bạn của cô Vàng là những người biết chuyện, đều lần lượt bị giết lây. Có tin sau khi câu chuyện này được tung ra hải ngoại thì mộ cô Xuân đã bị san bằng không còn dấu tích.
Nông Đức Mạnh, theo tài liệu của Đảng, thì sinh năm 1940, còn Nguyễn Tất Trung con cô Nông Thị Xuân thì sinh năm 1956, sự sai biệt quá cao dù rằng tên tuổi của người CS đôi khi không mấy đúng với lý lịch thật. Do đó nếu Nông Đức Mạnh là con HCM thì mẹ ông ta phải là người liên hệ với HCM vào khoảng thời gian HCM về nước ở Cao Bằng.
Theo tài liệu CS, thì HCM về nước vào ngày 8-2-1941 qua cột mốc 108 biên giới Việt Trung, đến ở tại hang Pắc Bó tỉnh Cao Bằng.Chung quanh hang có một con suối và một ngọn núi. Vừa đặt chân đến nơi HCM nghĩ ngay đến việc đặt tên là núi Karl Marx và suối Lenin. Trong hang, kế vách là một tháp đá thiên nhiên cao hơn đầu người đã được HCM vài ngày sau đó tạc thành tượng Karl Marx. Cũng tại nơi đây HCM đã dịch “Lịch Sử Đảng CS Liên Sô” ra tiếng Việt. Coi các lãnh tụ Liên sô là trên hết, HCM đã khóc lóc thảm thiết khi nghe tin Stalin chết. Cho nên bảo rằng HCM bị Stalin áp dụng kỷ luật vì “không biểu lộ tinh thần giai cấp và đặc tính thích đáng của tầng lớp vô sản quốc tế ” mà Bùi Tín đã trích dẫn từ tài liệu của Mạc Tư Khoa qua bài viết đăng trên tờ Time cuối tháng 8-1999 (Hà Nhân VN Nhật Báo 28-8-1999) thì quả thật là oan cho “Bác” quá đi mất thôi!
Địa thế hang Pắc Bó lại thông ra một con đường kín đáo dẫn sang bên kia biên giới..Cũng tại nơi đây HCM lại có một mối tình mà ít ai để ý đến và ngay những taì liệu trước đây cũng không hề nhắc đến. Nhân chuyện CSVN dâng đất nhường biển cho Trung cộng, các anh chị em trong nhóm “Câu Lạc Bộ Sinh Viên Việt Nam” ngày 24-2-2002 đã viết một bài có tựa đề “Cột Mốc 108 và Một Câu Chuyện Tình” ( Trong Bạch Thư tố cáo Việt cộng hiến đất dâng biển cho Trung Cộng trang 348,349). Mục đích của bài viết muốn nhấn mạnh cột mốc 108 biên giớI Việt Trung để chúng ta có dịp do sánh địa điểm này giữa hai thời điểm 1941 và 1999. Thế nhưng, Cột mốc biên giới đánh số 108 này cũng đã ghi lại dấu vết đầu tiên của HCM khi trở về nước và đã có một cuộc tình với cô gái Nùng họ Nông .
“Vào năm 1941 Nông Thị Ngát – còn có biệt danh là Nông Thị Trưng (tên do “Bác” Hồ đặt cho) là một cô gái tuổi đôi mươi người Tày rất đẹp có duyên nhưng lại mù chữ. Vốn trực thuộc cơ quan chi bộ phái của Trung Hoa Cộng sản Đảng tuyển chọn và huấn luyện để làm giao liên cho HCM, Nông Thị Trưng liên tục được HCM huấn luyện, bồi dưỡng, xoá dần mù chữ và một chuyện tình có thể xảy ra vào những năm tháng này”
Trên tờ Xuân Phụ Nữ năm Đinh Sửu 1997 xuất bản trong nước một bài viết có tựa đề “Cô Học Trò Nhỏ Của Bác Hồ” được tác giả Thiên Lý viết theo lời kể của chính đương sự Nông Thị Trưng đã cho thấy có sự gắn bó rất thắm thiết giữa người con gái Nùng tuổi đôi mươi với người đàn ông 51 tuổi trong cái hang Pác Bó gần cột mốc 108 này. Sau đây là nguyên văn bài viết:
“Tháng 7 năm 1941, được tin Châu Hà Quảng đưa lính cơ tới bắt, ngay đêm ấy tôi trốn ra rừng, rồi được Châu Ủy đem qua Bình Mãng (Trung Quốc) lánh nạn tại nhà một đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc. Một hôm đồng chí Lê Quảng Ba và Vũ Anh đến đón tôi từ Trung Quốc về Pắc Bó gặp Bác.. Về Pắc Bó đã nửa đêm, anh Đại Lâm người giữ trạm đầu nguồn đưa ngay chúng tôi đi gặp “ông Ké”.
Lội ngược suối càng đi nước càng sâu, khi đến thác thứ ba, anh Đại Lâm thổi sáo, từ trên thác có thang tre thả xuống. Trèo thang lên, thấy một cái lán dựng ngay trên bờ suối. Trong lán có ông cụ ngồi đọc sách. Tôi chắp tay “Cháu chào cụ ạ” ông cụ nhìn lên hai mắt rất sáng, ân cần bảo: “Cháu đến rồi à, cháu ngồi xuống đây nói chuyện.” Tôi nhìn xuống sàn, thấy toàn cây to bằng bắp chân. Cụ bảo hai lần tôi mới dám ngồi. Cụ tỉ mỉ hỏi gia cảnh, rồi khuyên tôi: “Từ nay cháu đã có một gia đình lớn là gia đình cách mạng, đừng luyến tiếc gia đình nhỏ nữa. Cháu cặm cụi làm ăn cũng không đủ để nộp sưu thuế đâu. Mình lấy lại được nước rồi từng gia đình sẽ được đàng hoàng. Từ nay ai hỏi thì cháu nói mình là cháu chú Thu, tên Trưng”. Bác đặt tên ấy là muốn tôi noi theo gương bà Trưng..
Từ đấy tôi ở lại lán anh Đại Lâm, mỗi ngày vào lán của Bác một giờ để học tập. Bác dạy cho tôi từ chuyện thế giới, chuyện cộng sản chủ nghĩa đến cả những cách ứng xử thường ngày như “Đừng làm một việc gì có thể khiến dân mất lòng tin. Mượn một cái kim, một con dao, một buổi là phải đem trả. Trong ba lô nếu có màn, phải để ở ngoài cửa, hỏi xem chủ nhà có bằng lòng mới đem vào. Cháu là nữ, trước bàn thờ có cái giường để các cụ ngồi ăn cỗ, cháu không được ngồi”. Tám tháng được Bác chỉ dạy tôi học được hơn cả mấy chục năm học lý luận tập trung sau này. Bà Nông Thị Trưng ngừng kể để uống nước. Tôi để ý thấy ngôi nhà yên vắng lạ, không có dấu hiệu một người thứ hai ngoài chủ nhân sống ở đây. Đồ vật trong nhà chỉ có chiếc giường, bộ bàn ghế gỗ thường, chiếc xe đạp nam và cái ti vi đen trắng cũ kỹ.
Nhân đang vui chuyện, tôi hỏi về gia đình bà, chồng bà là một cán bộ Việt Minh cùng hoạt động những năm ba mươi, đã mất năm 1986. Được bốn con trai một gái, nay đều ở riêng. Bà sống đơn chiếc, tự “phục vụ” hoàn toàn . Người phụ nữ giàu nghị lực ấy đã trải qua nhiều thời kỳ gian khổ trong kháng chiến, vừa hoạt động, vừa nuôi con. Thậm chí, có lúc quá khó khăn đã phải ngưng công tác. Và cũng chính bác Hồ đưa người nữ cán bộ miền núi ấy trở lại với công tác.
Trong dịp Quốc Hội đầu tiên, sau hoà bình, Bác mời các đại biểu Cao Bằng tới ăn cơm, thăm hỏi mọi cán bộ cơ sở cũ, và không quên cô học trò nhỏ ở Pắc Bó. “Trưng bây giờ làm gì ở đâu?”. Khi nghe trả lời: “Thưa Bác, chị Trưng nghỉ ở nhà”, Bác đổi sắc mặt, trách “Tại sao trước cách mạng khó khăn thế, nó vẫn hoạt động mà bây giờ lại nghỉ, các chú phải tìm hiểu rõ chứ”. Về sau, mỗi khi có dịp, Bác đều cử người gặp trực tiếp bà Trưng hỏi xem bà có gặp khó khăn gì để giúp đỡ.
Bác còn có cả một bài thơ tặng người học trò nhỏ của mình. Bà Trưng kể: “Hồi ấy giữa năm 1943 Bác mới ra khỏi nhà tù Trưởng Giới Thạch, trở về Lũng Cát ở trong một cái lán dưới chân núi. Một hôm Bác cho gọi tôi đến đưa cho một quyển vở và bảo rằng “Bác vừa dịch xong quyển Binh Pháp Tôn Tử, Bác cho cháu”. Tôi giở ra, thấy ở bìa trong có bốn câu thơ viết bằng mực tàu:
“Vở này ta tặng cháu yêu ta
Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là
Mong cháu ra công mà học tập
Mai sau cháu giúp nước non nhà.”
Tiếc thay , trong những năm kháng chiến, không có điều kiện bảo quản, quyển vở quí ấy đã bị mối xông mất .”
————-
Bài viết chấm dứt nơi đây.
Vừa gặp nhau lần đầu , người con gái Nùng chấp tay “Cháu chào cụ ạ”. Có lẽ tiếng “cụ” nghe không “êm ái” nên HCM dặn dò “Từ nay ai hỏi, thì cháu nói mình là cháu chú Thu, tên Trưng”. Và bí danh “Già Thu” và “Nông Thị Trưng ” được khai sinh ra từ đó. Từ trước đến nay ông Hồ vẫn xưng mình là Bác với tất cả mọi người, riêng đặc biệt chỉ có mỗi một mình Nông thị Ngát là được làm “cháu” của “Chú Thu” mà thôi
Qua lời kể trên đây thì tình cảm của “Chú Thu” dành cho “cháu Trưng” rất đậm đà thắm thiết “Mỗi ngày một giờ liên tục như thế gần một năm trời từ tháng 9-1941 cho đến 13-8-1942 thì lớp dạy kèm chấm dứt, “Chú Thu” qua Trung Quốc, bị bắt ., ra tù trở về lại Cao Bằng, tìm lại cô học trò xưa tặng nàng một bài thơ viết vài giòng trên quyển “binh thư” và kể từ đó tuy xa nhau nhưng “Chú Thu” vẫn theo dõi tận tình giúp đỡ cho “cô học trò nhỏ” của mình.
Tin từ nhóm “Câu Lạc Bộ Sinh Viên” cho biết thì “Kể từ đó Nông Thị Ngát đã vắng mặt khá lâu tại vùng biên giới này, mười năm sau Nông Thị Ngát bỗng nhiên được ưu đãi đặc biệt trở thành chánh án toà án nhân dân tỉnh Cao Bằng. Người ta đặt câu hỏi việc gì đã xảy ra trong những năm tháng đó, Nông đã đóng góp gì mà chỉ sau mười năm trở thành tỉnh uỷ viên, uỷ viên ban chấp hành trung ương và là người đứng đầu ngành hành pháp tại một tỉnh xung yếu phía Bắc?
Như đã biết, tại Viêt Nam không có tự do báo chí, tất cả nằm trong tay Đảng. Nhà baó Kim Hạnh tổng biên tập của báo Tuổi Trẻ đã bị mất chức chỉ vì đăng tin HCM khi còn trẻ đã có một người vợ kèm theo đăng lá thư HCM gửi cho người vợ này. Vì sự thật đã không được phơi bày cho nên người dân chỉ còn biết đặt nghi vấn, tại sao Nông Thị Trưng lại được ưu đãi như thế? Tại sao tiểu sử Nông Đức Mạnh chỉ ghi: “Con một nhà cách mạng lão thành?” còn cô học trò nhỏ của ”Bác” thì chỉ hé mở chồng mình là “một cán bộ Việt minh cùng hoạt động những năm ba mươi” ?. Tại sao lại phải dấu tên tuổi như vậy?.
Gần đây hơn, đáng tin cậy nhất là William Duiker đã tường thuật lại, trong cuốn sách viết về Hồ Chí Minh (tái bản lần thứ hai) chuyện Nông Đức Mạnh đã tiết lộ với tác giả rằng ” MẸ TÔI, THÀNH VIÊN CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ, ĐÃ PHỤC DỊCH CHO ÔNG HỒ VÀO NHỮNG NĂM ĐẦU TIÊN CỦA THẬP NIÊN 40…”
Một con người vốn bản tính lăng nhăng, thời gian ở ngoại quốc đã có tiếng là “anh thanh niên Quốc ăn mặc rất chải chuốt, luôn mang cà vạt màu, rất diện, xức cả nước hoa cực thơm..”(Hồ Chí Minh có mấy vợ- Trần Gia Phụng) mà nay lại đứng trước cảnh tượng “nửa đêm, giờ tý, canh ba” trong một nhà sàn thanh vắng ông “ké” nhìn lên, hai mắt sáng, ân cần bảo: “Cháu đến rồi à, cháu ngồi xuống đây nói chuyện” thì liệu “ông Ké” có làm ngơ được không nhất là khi nhan sắc của “cháu” Nông Thị Ngát lại mặn mà duyên dáng dễ làm say đắm lòng người !
Xem như thế thì câu chuyện Nông Thị Ngát là một nghi vấn có nhiều khả năng xác thật để trả lời cho câu hỏi : AI LÀ MẸ CỦA NÔNG ĐỨC MẠNH vậy.

Bí mật chuyện thâm cung bí sử triều đình đỏ Hà Nội
- “Đời tôi cống hiến cho đảng (chớ không phải cho tổ quốc), đảng lại tiếc với một người đàn bà hay sao” (Lê Đức Anh tuyên bố lúc cưới vợ bé tại Hà Nội).
- Rút kinh nghiệm từ vụ Thiên An Môn, VC lập ra hai tiểu đoàn người Nùng rất thiện chiến để phòng bị. Hiện nay, chúng đang đóng các con ngựa gỗ (chướng ngại để dẹp các đám biểu tình), tập luyện đàn áp biểu tình. Đưa Nông Đức Mạnh lên làm chủ tịch quốc hội bù nhìn (dân Nùng) để lợi dụng người Nùng. Khi có biến, chính Nông Đức Mạnh ra lịnh cho các tiểu đoàn người Nùng này sẵn sàng bắn giết người Việt không chút nương tay…
- Sau khi cướp chính quyền vào năm 1945, ông Hồ tha chết cho Vi Văn Định (người Nùng), Tổng đốc Thái Bình, rồi Hà Đông, một tay thực dân khét tiếng, để mua chuộc dân Nùng. Ông Hồ và đảng CS biết rằng kháng chiến còn dài, và tập đoàn của ông còn lẩn trốn trong chiến khu Việt Bắc, giang sơn của người Nùng để tìm chỗ an toàn. Lúc đó, ông Hồ sử dụng một toán người Nùng làm cận vệ (gọi là bảo vệ) gồm những người: Phùng Thế Tài, Võ Chương, Đinh Đại Toàn, Chu Phương Vương, Hoàng Văn Lộc Thế An, Đặng Văn Cáp Hoàng Sâm… dưới quyền chỉ huy của Lê Quảng Ba, vì ông Hồ không tin người Việt.

Không những đồng bào hải ngoại, nhiều đồng bào trong nước, cho tới bây giờ vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu tâm địa và mặt mũi của người CS. Những ai chưa từng sống với CS ngày nào, lại càng dễ sai lầm khi nhận xét về họ. Nhìn cách tổ chức chính quyền, nhiều người tưởng lầm rằng các nhân vật giữ những chức vụ quan trọng trong chính phủ phải là những người có tài, có đức, có khả năng và quyền hành như các nước tự do khác. Nghĩ như vậy là chưa hiểu gì về CS. Trong chế độ độc tài đảng trị, nguyên tắc “Bảo vệ quyền lực (và quyền lợi) của đảng” mà mỗi đoàn viên khi gia nhập phải long trọng tuyên thệ:
- Tuyệt đối trung thành với đảng CS (thay vì với tổ quốc!). Lời thề đó là một thứ kỷ luật sắt, một nguyên tắc bất biến, bất di bất dịch, là một bản án tử hình dành sẵn cho bất cứ đảng viên nào có hành động làm trái lời thề đó. Hiểu rõ nguyên tắc ấy, bây giờ chúng ta mới xét những trường hợp cá biệt để chứng minh. Trước hết là việc đưa ông Nông Đức Mạnh, một người Nùng lên ghế chủ tịch quốc hội, để thấy rõ hơn về chủ trương “bảo vệ quyền lực của đảng CS”. Trong hiến pháp VC có ghi: “Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất”, nhưng tất cả đại biểu đều là đảng viên, mà “đảng viên phải trung thành với mọi mệnh lệnh của đảng”, vậy cuối cùng quốc hội cũng chỉ là “công cụ của đảng CS mà thôi!”.
Lời tuyên bố “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước” chỉ là một khẩu hiệu để mị dân. Đảng viên đang giữ chức đại biểu quốc hội, “làm trái lệnh đảng, chỉ còn con đường tự sát”, hoặc bị số phận trù dập, kéo lê cuộc sống vài ba mươi năm trong các nhà tù, mệnh danh “trại cải tạo” khi được thả ra… chỉ còn đủ sức… chờ chết!
Đó là trường hợp các ông Vũ Đình Huỳnh, Vụ trưởng Vụ Lễ tân, từng theo sát ông Hồ nhiều năm, ông Hoàng Minh Chính, viện trưởng viện Triết học Hà Nội, thiếu tướng Đặng Kim Giang, phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Dương Bạch Mai, phó chủ tịch quốc hội…
Bề mặt, chúng ra sức tô vẽ cho chế độ nào là “đoàn kết, liên hợp, hòa hợp hòa giải, xóa bỏ hận thù”, nhưng bên trong, chúng thi hành những thủ đoạn trái ngược một cách dã man. Nhớ lại vài trường hợp trong lịch sử cận đại, lúc còn trong rừng núi Thái Nguyên, ông Hồ lập chính phủ tự phong ngày 24/8/45. Báo Cứu Quốc, cơ quan tuyên truyền của tổng bộ Việt Minh loan báo “Chính Phủ Nhân Dân Lâm Thời thành lập, trong đó có Chu Văn Tấn làm bộ trưởng quốc phòng… “Chu Văn Tấn có tài và khả năng ra sao mà được ông Hồ cất nhắc làm bộ trưởng quốc phòng ? Chẳng qua Tấn chỉ là một tên du kích theo ông Hồ từ ngày chui rúc trong hang Pác Bó, và có mặt trong cuộc nổi dậy vài chục tên lèo tèo mà chúng gọi là “Khởi nghĩa Vũ Nhai” (Thái Nguyên).
Thật ra, Tấn “bị làm bộ trưởng” chỉ vì hắn là người Nùng, một sắc dân thiểu số ở “chiến khu Việt Bắc”. Là người lắm mưu gian mẹo vặt, khi đặt Tấn vào chức vụ bộ trưởng quốc phòng, ông Hồ và trung ương đảng có mục đích riêng tư. Khi nhiều người thân cận nêu thắc mắc về việc này “bộ hết người Việt tài giỏi rồi hay sao lại chọn một “thằng Mán” lên làm bộ trưởng quốc phòng”. Ông Hồ nói:
- Cái đó có lợi cho cách mạng! Khi tuyên bố cuộc kháng chiến trường kỳ, ông Hồ nhắm vào chiến khu Việt Bắc, rừng núi trùng trùng điệp điệp để ông và trung ương đảng chui rúc, lẩn trốn. Tại đây, ông Hồ sẽ nhờ họ cung cấp nhân lực, vật lực, tài lực, cung cấp lương thực, giúp đỡ, che giấu… để đảng tồn tạị Ông Hồ chọn vùng núi rừng thuộc các tỉnh từ Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng… làm chiến khu Việt Bắc. Những ngày mới cướp chính quyền, ông Hồ dùng hai chữ “Độc lập” như mật ngọt rót vào tai đồng bàọ Biểu ngữ căng khắp thành phố “Độc lập hay chết”, “nhất định hy sinh tất cả vì Độc lập”. Mọi người hân hoan, hăng hái “như muốn chết ngay cho đất nước”…
Nhưng khi Pháp tấn công, tự vệ chiến đấu rút lui trước. Còn trung ương đảng và chính phủ cao chạy xa bay từ mấy hôm trước, để lại bọn thanh niên “tự vệ thành” từ nhỏ tới lớn chỉ biết o mèo, đầu chải láng, quần áo thẳng nếp… ở lại anh dũng đưa mình ra hứng đạn! Không phải tự nhiên ông Hồ lợi dụng người Nùng, người Thổ được!
Nguyên từ tháng 2/1942, ông Hồ cùng nhóm CS trở về nước hoạt động trong hang Pác Bó, lúc đó ông chưa có tiếng tăm gì. Bọn người Nùng, Thổ coi nhóm của ông Hồ chẳng qua như “thổ phỉ”. Xưa nay, vương quốc người Nùng độc lập.
Họ cai trị theo truyền thống cha truyền con nối, coi quan châu như một lãnh chúa. Hàng ngày, nhóm thủ túc ông Hồ đi rừng hái bắp, đào khoai trộm, săn thú rừng của họ… bị họ phản đối dữ dộị Khi quyền lợi vật chất bị va chạm, người Nùng phản ứng mãnh liệt. Những cuộc chạm trán, đụng độ xẩy ra luôn. Thấy nhiều người Kinh xuất hiện trên lãnh thổ mình với thái độ khả nghi, các Thầy Mo Nùng rỉ tai dân chúng:
- Thằng Kinh nó xui người Thổ đi lính chết cho chúng nó!
- Nó lấy con bò, con trâu, vào nương bẻ trộm bắp, đào trộm khoai của chúng ta… Trước thái độ thù nghịch ấy, ông Hồ tìm cách mua chuộc họ để được an toàn tánh mạng. Ông tìm cách hòa giải mối thù, và lôi kéo họ về với đảng của ông. Trước tiên, ông tự xưng “Ké Hồ” (tiếng Thổ là chú hay bác) và chọn Chu Văn Tấn, con quan Châu người Nùng gốc Cao Bằng, làm bộ trưởng quốc phòng.
Từ đó, người Nùng đổi thái độ, từ thù hận ra hợp tác, ra công phục vụ cho đảng ông Hồ. Lựa trong số những người Nùng, Thổ nhanh nhẹn, thông minh, ông Hồ đào tạo thành đảng viên CS như Chu Phương Vương phong làm huyện ủy châu Chiêm Hóa, Lê Quảng Ba làm trung đội trưởng… Vốn thật thà, lại được tuyên truyền nhồi sọ rằng “khi cách mạng thành công, đời sống người Nùng, Thổ sẽ được ấm no, sung sướng. Thật ra, họ không biết gì về mấy chữ “Độc lập, Tự do” như người Kinh ở đồng bằng.
Sau khi về thủ đô Hà Nội và ra mắt chính phủ tự phong vào ngày 2/9/1945, ông Hồ vẫn sử dụng những người thiểu số làm kẻ bảo vệ cho mình. Lúc đó kề cận ông có Đàm Quang Trung, Đàm Minh Viễn. Về sau, năm 1954, Nguyễn Lương Bằng tổ chức một trung đội bảo vệ gọi là “Trung đội 41″ gồm 8 người thân tín, trong đó 2/3 là dân Nùng, Thổ. Có người lại kể rằng, 8 nhân vật này được ông Hồ đặt tên mới, bắt đầu bằng 8 chữ “Trường Kỳ Kháng Chiến Nhất Định Thắng Lợi”. Các người đó là:
- Võ Chương đổi thành Võ Trường. – Vũ Chuân đổi thành Vũ Kỳ.
- Nguyễn văn Lý trở thành Hoàng Hữu Kháng.
- Nguyễn Hữu Văn thành Tạ Quang Chiến.
- Hoàng Văn Phúc đổi thành Hồ Văn Nhất.
- Chu Phương Vương trở thành Võ Viết Định.
- Nguyễn Quang Chí mang tên Hoàng Viết Thắng.
- Trần Đình đổi thành Trần Văn Lợi.
Có một điều đáng lưu ý là các họ tên người Nùng, Thổ trở thành họ tên người Kinh. Lúc đó vào khoảng tháng 3 năm 1947, được rèn luyện trong trường “Công nhân” bên Nga, ông Hồ rất thạo kỹ thuật ngụy trang và bảo vệ bản thân như một lãnh tụ. Trường ấy về sau nhiều bọn CS lấy le, gọi “Trường Đại học Đông Phương”, và bọn Tàu Cộng còn thêm thắt là “Học viện Đông Phương”. Trình độ đa số học viên mới ở bậc tiểu học, hay vừa thoát nạn mù chữ mà tôi đã từng gặp và nói chuyện”. (Lời ông Nguyễn Ngọc Nga, cựu giáo sư Nga văn trường đại học ngoại giao Hà Nội).
Vốn tính đa nghi như Tào Tháo, ông Hồ không chọn người Kinh làm bảo vệ vì sợ bị mua chuộc, phản bộị “Hồi đó, người Nùng, người Tày biết mẹ gì chủ nghĩa Mác Lênin, mà họ cũng không thiết tha gì với mấy cái nhãn hiệu “Độc lập, Tự do” của đảng CS ra sức tuyên truyền (Nguyễn Ngọc Nga).
Vấn đề thời sự hiện nay là đưa một người Nùng tên Nông Đức Mạnh lên làm chủ tịch quốc hội bù nhìn, là một âm mưu thầm kín của đảng CS. Đó là lý do bên trong của việc cất nhắc một ” tên Mán” lên làm chủ tịch một cơ quan quyền lực nhất nước ta”. Nông Đức Mạnh được đảng chỉ định, quốc hội bỏ phiếu bầu “cuội” cho có hình thức và Nông Đức mạnh đều đắc cử vẻ vang với 98% số phiếu.
Nhiều người chưa hiểu CS. suy luận rằng sở dĩ VC chọn Nông Đức Mạnh lên làm chủ tịch Quốc hội chỉ vì Mạnh là con rơi của Hồ Chí Mịnh với một cô gái làng Thượng lúc ông ta còn ẩn náu trong núi rừng Việt Bắc. Các đồng hương chưa quên cuộc biểu tình của hàng vạn sinh viên trước công trường Thiên An Môn, Bắc Kinh. Có mấy vạn sinh viên đại học xuống đường, tranh đấu đòi tự do dân chủ. Họ căng biểu ngữ, hô hào bất bạo động. Ho. cắm trại, ăn ngủ tại chỗ với mục đích cương quyết liều chết để tranh đấu cho tự dọ
Trước tình thế có vẻ trầm trọng, liên hệ đến sự an nguy của đảng CS, nhà cầm quyền CS họp và quyết định “đàn áp không khoan nhượng”. Bắc Kinh lúng túng trong sự lựa chọn các đơn vị quân độị Binh sĩ người Hán, chắc chắn họ sẽ không nổ súng vào đám biểu tình tay không dù có lệnh. Nếu cưỡng bách, có thể xẩy ra tình thế nguy hiểm: “Ho. sẽ quay súng bắn lại bọn cầm quyền!”. Biện pháp cuối cùng, chính Giang Trạch Dân điều động sư đoàn từ Mãn Châu về Bắc Kinh đàn áp. Thuộc dòng ngoại tộc, quân đội Mãn Châu xả súng bắn vào đám người không có phương tiện tự vệ một cách dã man.
Chiến xa của họ cứ cán lên bất cứ ai cản đường. Máu nhuộm đỏ cả quãng trường Thiên An Môn. Hàng trăm người chết liền tại chỗ. Hàng ngàn người bị thương, máu me lênh láng. Các lãnh tụ sinh viên bị bắt, trói thúc ké, hành quyết như tộị.. phản quốc!
Nô lệ Nga, Tàu nhiều năm, thấy quan thầy làm gì, VC “sao y bản chánh” không cần suy nghĩ… Tuy vậy, bọn bồi bút luôn luôn ca ngợi “đảng ta sáng suốt, luôn luôn vận dụng chủ nghĩa Mác Lê một cách sáng tạo, nhuần nhuyễn…”, rồi bê nguyên xi “vụ cải cách ruộng đất” ở miền Bắc vào năm 1955, giết oan hàng triệu người. Bây giờ với 2 tiểu đoàn thiện chiến người Nùng (gần 1000 người) sẵn sàng làm nhiệm vụ Thiên An Môn mới, khi có biến động.
Chọn Nông Đức Mạnh, CS muốn nặn ra “một ông vua Nùng để sai khiến và lừa bịp dân Nùng cùng đồng bào thiểu số khác”. Bọn binh lính Nùng, khi thấy “ông vua Nông Đức Mạnh” ra lệnh, mặc sức “bóp cò” vì có phải cùng dòng giống với họ đâu mà khoan nhượng? Còn Nông Đức Mạnh cũng sung sướng… ngỡ ngàng. Chính hắn cũng chưa biết đó là họa hay phúc? Biết mình làm kép đóng trò, nhưng nếu đóng không đúng bài bản, hay “cương” có thể mất mạng như chơị Mỗi lần công du, thăm quốc gia nào, Mạnh có người thông dịch là bí thư đảng bộ, mớm ý, mớm lờị Trung ương đảng chỉ muốn Nông Đức Mạnh đóng trò “một cách xuất sắc, không được tùy tiện, hay có sáng kiến gì… Vi phạm các điều ấy là tự sát. Khi được tin Nông Đức Mạnh lên làm chủ tịch quốc hội, dư luận trong nước rất phẫn uất. Tại các quán cà phê, họ công khai phát biểu:
- Bộ hết người rồi sao chọn “thằng Mán” lên làm chủ tịch quốc hội ?
- Nông Đức Mạnh có khả năng, đạo đức gì được làm chủ tịch quốc hội ?
Chúng tôi xin kể lại một trường hợp khác trong lịch sử để chứng minh rằng “nguyên tắc bảo vệ quyền lợi và quyền lực của đảng trước sau như một”. Trường hợp ấy là Tổng đốc Vi Văn Định. Cho tới nay, nhiều người vẫn còn thắc mắc tại sao Hồ chí Minh không những tha chết cho Tổng đốc Vi Văn Định, một kẻ bị dân chúng ta thán, nguyền rủa và đảng của ông Hồ kết tội là “phản động, đại Việt gian” mà còn biệt đãi như thượng khách?
Trong khi đó, người ái quốc như Tạ Thu Thâu hay Khái Hưng, hoặc như Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi lại bị giết một cách dã man. Chúng tôi muốn nhắc đến nguồn gốc một Tổng đốc người Nùng, đã lên tột đỉnh danh vọng này để đồng hương thấy rõ.
Hứa Hoành

Người Nùng là một nhánh của dân tộc Choang tại Trung Quốc, tên dân tộc được dựa vào Họ Nùng mà ra, khác với người Hoa Nùng được dựa vào nghề nghiệp
Tại tỉnh Hải Ninh (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) có rất nhiều người Hán sinh sống, họ tự xưng là người Ngái, sán Ngái tức là người trong núi, nhưng thật tế họ là người Hán nói ngôn ngữ Khách gia. Vào thế kỷ 17-20, từ Khâm Châu, Liêng Châu, Phòng Thành, Linh Sơn của tỉnh Quảng Đông (nay các huyện này thuộc tỉnh Quảng Tây) di cự sang đây sinh sống. trong đó có một số người tham gia khởi nghĩa thái bình thiên quốc bị triều đình Mãn Thanh trấn áp và trục xuất sang đây.
Vào năm 1885 Trung Quốc và Pháp ký kết điều ước Thiên Tân, lấy sông Bắc Luân làm biên giới, địa phận Giang Nam thuộc Việt Nam, nguyên người Ngái định cự tại đây thuộc Việt Nam quản lý. Vào năm 1946 người Pháp tiến hành điều tra dân số và nghề nghịêp của cư dân định cư tại đây, người Ngái (Hán) định cư tại đây đa số họ đều làm nghề nông, khi điền thông tin cá nhân của mình họ đều ghi nghề nghiệp làm nông. Căn cứ điều ước Thiên Tân, lãnh thổ này đã thuộc Việt Nam nên người Pháp gọi nhóm người (Hán) này là người Trung Quốc thì không được, nhóm người này lại không biết tiếng Việt, ngôn ngữ, chữ viết, tập quán, văn hóa và sinh hoạt là của người Hán, vì vậy lại không thể nói họ là người An Nam. Sau cùng căn cứ vào nghề nghiệp làm nông của họ, người Pháp đã đặt tên cho nhóm người này ( Hán) là người nùng (nùng là nông âm ngữ tiếng Hoa), họ là một phần của dân tộc thiểu số của Việt Nam thời Pháp thuộc.
Nùng Hải Ninh thật tế là nhóm người Hán làm nông nghiệp tại tỉnh Hải Ninh. Tập quán của người Nùng Hải Ninh như người Hán (người Khách gia), ngôn ngữ của người Nùng Hải Ninh thuộc phương ngữ người Hán (tức ngôn ngữ Khách gia), rất nhiều người biết nói tiếng Quảng. Vậy người Tầu Nùng ở miền nam nên gọi là Khách Gia hay Ngái cho đúng.
Người Khách Gia ở khắp Đông Nam Á, đến tận Malayxia, Singapore, và Indonexia .
Phần lớn họ kết hôn với người Quảng, và cả địa phương, các gia đình Ngái – Quảng hoà trộn, con cái nói thạo cả hai thứ tiếng . Dần dần, chẳng còn biết ai là Ngái, ai là Quảng nữa. Chỉ căn cứ vào họ bố mà biết dân tộc thôi.

Cả hệ thống đã kết tội họ từ lâu rồi 

---

---

No comments:

Post a Comment