Lâu nay, nhắc đến Trung Quốc, nhiều người nghĩ ngay đến một điều: giả. Giả trong việc làm cũng như giả trong lời nói. Trong việc làm, nổi bật nhất là trong lãnh vực kinh tế, nhìn đâu cũng thấy giả: hàng giả, nhãn hiệu giả, chất lượng giả. Mua hàng Trung Quốc, rẻ thì rẻ thật, nhưng không có gì bảo đảm là hàng thật. Ngay cả là hàng thật thì cũng không có gì bảo đảm là không có độc tố. Độc tố hiện diện từ trong thực phẩm đến trong đồ chơi của trẻ em. Trong lãnh vực chính trị, cái giả hiện diện trong khoảng cách giữa lời nói và việc làm. Nói: dân chủ; làm: cực kỳ độc tài. Nói: tôn trọng nhân quyền; làm: sẵn sàng chà đạp lên mọi quyền căn bản nhất của con người. Nói: bình đẳng; làm: chỉ quan tâm đến quyền lợi của các cán bộ và bỏ mặc dân chúng, nhất là nông dân, chìm đắm trong bần cùng. Nói: sẽ giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng đàm phán; làm: cho tàu hải giám đến cắt dây cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam, xua hải quân đến cướp bóc, bắt bớ, thậm chí, giết hại ngư dân Việt Nam. Gần đây, trong cơn phẫn nộ trước những sự uy hiếp trắng trợn và ngang ngược của Trung Quốc, nhiều người Việt Nam không tiếc lời lên án thái độ giả dối của Trung Quốc. Hơn nữa, người ta còn vạch trần bao nhiêu thói xấu khác của Trung Quốc. Một nhà nghiên cứu vốn chừng mực và điềm đạm như giáo sư Nguyễn Văn Tuấn ở Úc cũng không nén được tức giận. Trong một số bài viết, ông dùng những từ ngữ rất nặng nề để chỉ Trung Quốc: “trơ trẽn”, “nói láo và lưu manh”, “thô lỗ và xấc láo”, thậm chí, “mất dạy”
Tuy nhiên, nếu bình tĩnh một chút, chúng ta có thể đặt câu hỏi: Có phải lúc nào Trung Quốc cũng giả dối?
Ví dụ, riêng trong các thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông, cụ thể là trong cuộc họp giữa Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc vào ngày 25 tháng 6 năm 2011, ai nói thật và ai nói dối?
Xin lưu ý: sau cuộc họp, cả hai nước đều ra bản tin riêng. Nội dung của hai bản tin khác hẳn nhau.
Bản tin của Thông tấn xã Việt Nam chỉ nói chung chung:
“Hai bên cho rằng, quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt-Trung, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực. Hai bên nhấn mạnh cần kiên trì đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển theo đúng phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Hai bên khẳng định, cần tích cực thực hiện nhận thức chung của Lãnh đạo hai nước, giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị; áp dụng biện pháp có hiệu quả, cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông; tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước; đẩy nhanh tiến độ đàm phán để sớm ký kết “Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc”; thúc đẩy việc thực hiện “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và các công việc tiếp theo, cố gắng sớm đạt tiến triển thực chất.”
Trong khi đó, một bản tin bằng tiếng Anh “China urges consensus with Vietnam on South China Sea issue” của Tân Hoa Xã cho biết thêm hai chi tiết khác mà Bộ Ngoại giao Việt Nam không hề tiết lộ:
Thứ nhất, trong cuộc họp, Trung Quốc khẳng định lại chủ quyền trên Biển Đông và nhắc nhở là chính Thủ tướng Việt Nam đã công khai thừa nhận điều đó. Bản tin không hề đề cập đến bất cứ sự phản đối nào, nếu có, của ông Hồ Xuân Sơn. (Nguyên văn: “Chinese historical records show that in 1958, the Chinese government claimed the islands in the South China Sea as part of China's sovereign territory, and then Vietnamese Premier Pham Van Dong expressed agreement in his diplomatic note to then Premier Zhou Enlai.” Dịch: “Những hồ sơ lịch sử của Trung Quốc đã cho thấy rằng năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã khẳng định các hòn đảo trên Biển Hoa Nam như là bộ phận thuộc lãnh thổ quốc gia của Trung Quốc, và kế đó Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã bày tỏ sự tán đồng trong bức thư ngoại giao ngắn của mình gửi tới Thủ tướng khi đó là ông Chu Ân Lai.”)
Thứ hai, hai bên đồng ý là sẽ phản đối mọi sự can thiệp của nước ngoài (trong trường hợp này là của Mỹ và các nước thuộc khối Đông Nam Á). (Nguyên văn: “Both countries are opposed to external forces getting involved in the dispute between China and Vietnam and vow to actively guide public opinion and guard against remarks or actions that undermine the friendship and trust between the people of the two countries, Hong said.” Dịch: “Cả hai nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam và nguyện sẽ tích cực hướng dẫn công luận và ngăn ngừa những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước, theo ông Hồng Lỗi.”)
Đọc bản tin của Tân Hoa Xã, vì lòng yêu nước cũng như vì tự ái dân tộc, chúng ta dễ có khuynh hướng cho đó là những lời nói láo. Như họ đã từng nói láo bao nhiêu lần rồi.
Nhưng vấn đề là: nếu Trung Quốc nói láo thì tại sao chính quyền Việt Nam lại không hề cải chính?
Không những không cải chính, họ cũng không dám trả lời các câu hỏi do một số nhân sĩ Việt Nam nêu ra trong bản Kiến nghị viết ngày 2 tháng 7 năm 2011. Trong số đó, có một câu hỏi cực kỳ rõ ràng và đơn giản: “Yêu cầu ông Hồ Xuân Sơn cho biết thông tin do Tân Hoa Xã đưa [...] nêu trên có đúng sự thật không?”
Tại sao lại né tránh?
Chẳng lẽ, trong trường hợp này, Trung Quốc lại nói thật ư?
***
Chú thích:
Nguyên văn bản Kiến nghị gửi Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 2 tháng 7, 2011 như sau:
Nguyên văn bản Kiến nghị gửi Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 2 tháng 7, 2011 như sau:
Hà Nội, ngày 2 tháng 7 năm 2011
KIẾN NGHỊ
YÊU CẦU BỘ NGOẠI GIAO CUNG CẤP THÔNG TIN
LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC
LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC
Kính gửi: Bộ Ngoại giao Việt Nam
Theo các thông tin báo chí, chúng tôi được biết ngày 25/6/2011, ông Hồ Xuân Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã có buổi gặp gỡ và làm việc với Ông Trương Chí Quân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc.
2. Ngày 28/6/2011, trên bản tin tiếng Anh của Tân Hoa Xã, đã có bài “China urges consensus with Vietnam on South China Sea issue” về cuộc gặp gỡ này trong đó có những thông tin:
(i) “Both countries are opposed to external forces getting involved in the dispute between China and Vietnam and vow to actively guide public opinion and guard against remarks or actions that undermine the friendship and trust between the people of the two countries, Hong said.”, tạm dịch như sau:
“Cả hai nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam và nguyện sẽ tích cực hướng dẫn công luận và ngăn ngừa những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước, theo ông Hồng Lỗi” ( Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc)
(ii) “Chinese historical records show that in 1958, the Chinese government claimed the islands in the South China Sea as part of China's sovereign territory, and then Vietnamese Premier Pham Van Dong expressed agreement in his diplomatic note to then Premier Zhou Enlai.”, tạm dịch như sau:
“Những hồ sơ lịch sử của Trung Quốc đã cho thấy rằng năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã khẳng định các hòn đảo trên Biển Hoa Nam như là bộ phận thuộc lãnh thổ quốc gia của Trung Quốc, và kế đó Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã bày tỏ sự tán đồng trong bức thư ngoại giao ngắn của mình gửi tới Thủ tướng khi đó là ông Chu Ân Lai.”
Những thông tin trên chúng tôi không thấy đăng trên báo chí của Việt Nam.
3. Chúng tôi, những công dân Việt Nam ký tên dưới đây, căn cứ vào Điều 53- Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992 (HP 1992) “Công dân có quyền … tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước,…”, và Điều 69 - HP 1992 “Công dân …có quyền được thông tin;…”, kiến nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam như sau:
a.) Yêu cầu ông Hồ Xuân Sơn cho biết thông tin do Tân Hoa Xã đưa như đã trích mục 2 (i) nêu trên có đúng sự thật không ?
Trong trường hợp những thông tin trên của Trung Quốc không chính xác, yêu cầu phía Trung Quốc phải cải chính và xin lỗi.
b.) Cho biết quan điểm của Việt Nam về bức thư ngoại giao của Ông Phạm Văn Đồng năm 1958 nêu trong mục 2 (ii) trên đây ?
c.) Thông tin chi tiết (toàn văn) thỏa thuận đã đạt được (nếu có) giữa Ông Hồ Xuân Sơn và đại diện Trung Quốc trong buổi gặp đó.
Chúng tôi rất mong Bộ Ngoại giao sớm trả lời kiến nghị của công dân, thể hiện tôn trọng các quyền của công dân đã được ghi trong Hiến pháp.
Trân trọng,
Những người ký tên vào Bản kiến nghị này:
- Nguyễn Trọng Vĩnh
- Nguyễn Huệ Chi
- Hoàng Tụy
- Chu Hảo
- Phạm Duy Hiển
- Lê Hiếu Đằng
- Nguyên Ngọc
- Nguyễn Quang A
- Ngô Đức Thọ
- Trần Nhương
- Nguyễn Xuân Diện
- Phạm Xuân Nguyên
- Nguyễn Quang Thạch
- Cao Thị Vũ Hương
- Trần Vũ Hải
- Trần Kim Anh
- Hoàng Hồng Cẩm
- Nguyễn Văn Phương
Những người ký tên vào Bản kiến nghị này:
- Nguyễn Trọng Vĩnh
- Nguyễn Huệ Chi
- Hoàng Tụy
- Chu Hảo
- Phạm Duy Hiển
- Lê Hiếu Đằng
- Nguyên Ngọc
- Nguyễn Quang A
- Ngô Đức Thọ
- Trần Nhương
- Nguyễn Xuân Diện
- Phạm Xuân Nguyên
- Nguyễn Quang Thạch
- Cao Thị Vũ Hương
- Trần Vũ Hải
- Trần Kim Anh
- Hoàng Hồng Cẩm
- Nguyễn Văn Phương
Nguyễn Hưng Quốc Blog
Trong chuyến đi Mỹ vào đầu tháng 7 vừa rồi, ngoài các buổi nói chuyện và biểu diễn văn nghệ, Hoàng Ngọc-Tuấn và tôi gặp gỡ khá nhiều văn nghệ sĩ. Các cuộc chuyện trò gần như bất tận. Rất thường xảy ra cái cảnh sau khi nói chuyện miên man trong bữa ăn tối, chúng tôi kéo nhau sang các quán cà phê để nói chuyện tiếp. Chưa đã. Tối, kéo về khách sạn nơi chúng tôi ở để vừa uống rượu vừa nói chuyện tiếp đến tận 2 hay 3 giờ sáng.
Chuyện, phần lớn là chuyện văn nghệ, đại khái: hiện nay, ai viết nhiều, ai viết ít; ai viết hay, ai viết dở; trong các tác phẩm vừa được xuất bản hoặc trên giấy in hoặc trên báo mạng, có tác phẩm nào xuất sắc hay có cây bút nào hứa hẹn nhiều triển vọng; tương lai của sách báo in, và cùng với chúng, tương lai văn học Việt Nam hải ngoại sẽ về đâu; một số người đang muốn ebook-hóa các tác phẩm văn học Việt Nam, liệu chúng sẽ được tiếp nhận rộng rãi?; quan niệm về văn học Việt Nam rõ ràng đang có vấn đề, có cách nào để giải quyết?; v.v...
Những câu chuyện như vậy chả có gì mới mẻ. Hầu như lần nào gặp nhau, chúng tôi cũng bàn những chuyện như thế. Thường, chỉ thay đổi ở tiểu tiết. Nhưng không khí chung thì lúc nào cũng vẫn là những băn khoăn đau đáu về văn nghệ.
Điều đặc biệt lần này là, ngoài những câu chuyện như thế, chúng tôi bàn khá nhiều về chuyện chính trị. Nhiều đến độ có lúc lấn át hẳn chuyện văn nghệ. Nhớ, ngày đầu tiên bay từ San Jose đến Los Angeles, nhà thơ Nguyễn Hoàng Nam ra phi trường đón chúng tôi rồi chở đi ăn phở, rồi đi uống cà phê và dĩ nhiên, trong suốt thời gian ấy, lúc nào cũng chuyện trò rôm rả. Bỗng dưng Nguyễn Hoàng Nam la lên: “Ủa, sao hồi nãy đến giờ mình toàn nói chuyện chính trị vậy hả?” Hoàng Ngọc-Tuấn cười: “OK, bây giờ trở đi nói chuyện văn nghệ nhé!”. Được một lát, khoảng 10 hay 15 phút gì đó, Nguyễn Hoàng Nam lại la: “Lại chuyện chính trị nữa rồi!” Hoàng Ngọc-Tuấn lại cười: “Thôi, không nói chuyện chính trị nữa!” Nghĩ sao, anh lại đề nghị: “Bây giờ thử để ý xem mình tránh chuyện chính trị được bao lâu nhé?”
Cũng chẳng lâu lắc gì. May lắm là được vài chục phút. Rồi lại vẫn chuyện chính trị. Cố tránh mà vẫn không tránh được. Không người này nhắc thì người kia cũng nhắc. Cuối cùng vẫn sa đà vào những đề tài chính trị.
Mà không phải chỉ có các văn nghệ sĩ mà chúng tôi gặp. Có lẽ đông đảo người khác cũng vậy. Hầu hết các cơ quan truyền thông liên lạc với chúng tôi để phỏng vấn đều đề nghị đề tài đầu tiên, thậm chí, duy nhất: chính trị. Chúng tôi đều từ chối với lý do: mình không phải là những người chuyên về chính trị, ngay cả bình luận về chính trị, và chỉ muốn tập trung vào lãnh vực chuyên môn là văn nghệ.
Vậy mà cũng không thoát. Sau các cuộc nói chuyện của tôi - ở Westminster (Nam California) về việc giảng dạy tiếng Việt và ở Dallas (Texas) về internet và văn học, trong phần thảo luận, có khá nhiều người đặt những câu hỏi hầu như không dính líu gì đến các đề tài vừa được trình bày. Mà chỉ là chuyện chính trị.
Có thể nói suốt chuyến đi, ở đâu và lúc nào, chúng tôi cũng gặp những chuyện chính trị. Và bản thân mình, dù cố kiềm chế, vẫn sa đà vào những chuyện chính trị.
Những cái gọi là chuyện chính trị ấy cũng chẳng có gì mới. Cũng vẫn là chuyện Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông. Vẫn chuyện ngư dân Việt Nam bị hải quân Trung Quốc sách nhiễu, thậm chí, giết hại. Vẫn thái độ và chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam đối với Trung Quốc. Vẫn chuyện các cuộc biểu tình xảy ra vào mỗi sáng chủ nhật ở Việt Nam, đặc biệt tại Hà Nội với các cuộc đàn áp của công an, v.v...
Không có gì mới. Nhưng không thể không bị ám ảnh.
Tại sao?
Lý do đơn giản: đó là những chuyện liên quan đến vận mệnh của đất nước. Mà đất nước lại là cái gì người ta không thể chọn và cũng không thể thoát khỏi được. Dù sống trong lãnh thổ hay ngoài lãnh thổ, không ai có thể thoát được đất nước của mình. Bởi đất nước không phải chỉ là đất hay nước, là những gì cụ thể và hữu hình. Đất nước còn là kỷ niệm và mơ ước, là tình yêu và tự hào, là không gian và không khí trong đó chúng ta hít thở: đó là vận mệnh của mọi người và của từng người.
Không ai thoát khỏi đất nước được. Người ta chỉ có thể quên đất nước được mà thôi. Và đất nước chỉ bị quên trong hai trường hợp: một, bởi những người vô tâm; và hai, khi đất nước hoàn toàn thanh bình.
Ở thời điểm này, không ai có thể nói đất nước bình yên. Trừ báo chí chính thống, và những người đứng sau nó, ở trong nước, dĩ nhiên.
Nguyễn Hưng Quốc Blog
Không thể thoát được chính trị
Trong chuyến đi Mỹ vào đầu tháng 7 vừa rồi, ngoài các buổi nói chuyện và biểu diễn văn nghệ, Hoàng Ngọc-Tuấn và tôi gặp gỡ khá nhiều văn nghệ sĩ. Các cuộc chuyện trò gần như bất tận. Rất thường xảy ra cái cảnh sau khi nói chuyện miên man trong bữa ăn tối, chúng tôi kéo nhau sang các quán cà phê để nói chuyện tiếp. Chưa đã. Tối, kéo về khách sạn nơi chúng tôi ở để vừa uống rượu vừa nói chuyện tiếp đến tận 2 hay 3 giờ sáng.
Chuyện, phần lớn là chuyện văn nghệ, đại khái: hiện nay, ai viết nhiều, ai viết ít; ai viết hay, ai viết dở; trong các tác phẩm vừa được xuất bản hoặc trên giấy in hoặc trên báo mạng, có tác phẩm nào xuất sắc hay có cây bút nào hứa hẹn nhiều triển vọng; tương lai của sách báo in, và cùng với chúng, tương lai văn học Việt Nam hải ngoại sẽ về đâu; một số người đang muốn ebook-hóa các tác phẩm văn học Việt Nam, liệu chúng sẽ được tiếp nhận rộng rãi?; quan niệm về văn học Việt Nam rõ ràng đang có vấn đề, có cách nào để giải quyết?; v.v...
Những câu chuyện như vậy chả có gì mới mẻ. Hầu như lần nào gặp nhau, chúng tôi cũng bàn những chuyện như thế. Thường, chỉ thay đổi ở tiểu tiết. Nhưng không khí chung thì lúc nào cũng vẫn là những băn khoăn đau đáu về văn nghệ.
Điều đặc biệt lần này là, ngoài những câu chuyện như thế, chúng tôi bàn khá nhiều về chuyện chính trị. Nhiều đến độ có lúc lấn át hẳn chuyện văn nghệ. Nhớ, ngày đầu tiên bay từ San Jose đến Los Angeles, nhà thơ Nguyễn Hoàng Nam ra phi trường đón chúng tôi rồi chở đi ăn phở, rồi đi uống cà phê và dĩ nhiên, trong suốt thời gian ấy, lúc nào cũng chuyện trò rôm rả. Bỗng dưng Nguyễn Hoàng Nam la lên: “Ủa, sao hồi nãy đến giờ mình toàn nói chuyện chính trị vậy hả?” Hoàng Ngọc-Tuấn cười: “OK, bây giờ trở đi nói chuyện văn nghệ nhé!”. Được một lát, khoảng 10 hay 15 phút gì đó, Nguyễn Hoàng Nam lại la: “Lại chuyện chính trị nữa rồi!” Hoàng Ngọc-Tuấn lại cười: “Thôi, không nói chuyện chính trị nữa!” Nghĩ sao, anh lại đề nghị: “Bây giờ thử để ý xem mình tránh chuyện chính trị được bao lâu nhé?”
Cũng chẳng lâu lắc gì. May lắm là được vài chục phút. Rồi lại vẫn chuyện chính trị. Cố tránh mà vẫn không tránh được. Không người này nhắc thì người kia cũng nhắc. Cuối cùng vẫn sa đà vào những đề tài chính trị.
Mà không phải chỉ có các văn nghệ sĩ mà chúng tôi gặp. Có lẽ đông đảo người khác cũng vậy. Hầu hết các cơ quan truyền thông liên lạc với chúng tôi để phỏng vấn đều đề nghị đề tài đầu tiên, thậm chí, duy nhất: chính trị. Chúng tôi đều từ chối với lý do: mình không phải là những người chuyên về chính trị, ngay cả bình luận về chính trị, và chỉ muốn tập trung vào lãnh vực chuyên môn là văn nghệ.
Vậy mà cũng không thoát. Sau các cuộc nói chuyện của tôi - ở Westminster (Nam California) về việc giảng dạy tiếng Việt và ở Dallas (Texas) về internet và văn học, trong phần thảo luận, có khá nhiều người đặt những câu hỏi hầu như không dính líu gì đến các đề tài vừa được trình bày. Mà chỉ là chuyện chính trị.
Có thể nói suốt chuyến đi, ở đâu và lúc nào, chúng tôi cũng gặp những chuyện chính trị. Và bản thân mình, dù cố kiềm chế, vẫn sa đà vào những chuyện chính trị.
Những cái gọi là chuyện chính trị ấy cũng chẳng có gì mới. Cũng vẫn là chuyện Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông. Vẫn chuyện ngư dân Việt Nam bị hải quân Trung Quốc sách nhiễu, thậm chí, giết hại. Vẫn thái độ và chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam đối với Trung Quốc. Vẫn chuyện các cuộc biểu tình xảy ra vào mỗi sáng chủ nhật ở Việt Nam, đặc biệt tại Hà Nội với các cuộc đàn áp của công an, v.v...
Không có gì mới. Nhưng không thể không bị ám ảnh.
Tại sao?
Lý do đơn giản: đó là những chuyện liên quan đến vận mệnh của đất nước. Mà đất nước lại là cái gì người ta không thể chọn và cũng không thể thoát khỏi được. Dù sống trong lãnh thổ hay ngoài lãnh thổ, không ai có thể thoát được đất nước của mình. Bởi đất nước không phải chỉ là đất hay nước, là những gì cụ thể và hữu hình. Đất nước còn là kỷ niệm và mơ ước, là tình yêu và tự hào, là không gian và không khí trong đó chúng ta hít thở: đó là vận mệnh của mọi người và của từng người.
Không ai thoát khỏi đất nước được. Người ta chỉ có thể quên đất nước được mà thôi. Và đất nước chỉ bị quên trong hai trường hợp: một, bởi những người vô tâm; và hai, khi đất nước hoàn toàn thanh bình.
Ở thời điểm này, không ai có thể nói đất nước bình yên. Trừ báo chí chính thống, và những người đứng sau nó, ở trong nước, dĩ nhiên.
Nguyễn Hưng Quốc Blog
Công Hàm 1958: Từ Lệ Thuộc Chính Trị Trở Thành Bán Nước.
BKL (31/07/2011) – Trước 1975, miền Nam vẫn lấy ngày 20/7 làm ngày Quốc Hận. Ngày mà thực dân và cộng sản đã chia đôi đất nước.
Ngày 20/7 năm nay, Báo Đại Đoàn Kết lại có bài viết đề cập thẳng vào nội dung bản Công hàm 1958. Nhà cầm quyền Bắc Kinh luôn sử dụng bức Công Hàm này để lập luận rằng Hòang Sa, Trường Sa và Biển Đông thuộc chủ quyền Trung cộng. Bởi thế nó xem là Công Hàm bán nước. Thế nhưng vẫn chưa đựơc nhà cầm quyền cộng sản chính thức giải bày.
Bài viết trên Báo Đại Đoàn Kết cố gắng chứng minh Công hàm 1958 không có giá trị pháp lý, chỉ là tuyên bố ngọai giao và chính trị. Tất cả những lập luận trong bài đều đã được Tiến sỹ luật học Đặng Minh Thu trình bày từ những năm 1995. Gần 20 năm sau các lập luận của Tiến sỹ Thu mới xuất hiện trên một bài báo Quốc Nội đủ hiểu sự bưng bít thông tin của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Điều lạ là đúng ngày Quốc Hận 20/7 năm nay, bài viết lại có đọan như sau “ … Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho VNDCCH …” Những tài liệu từ phía cộng sản Việt Nam cho biết vì lệ thuộc vào Trung cộng, đảng Cộng sản Việt Nam đã bị đảng Cộng sản Trung Hoa “ép” ngồi vào Bàn Hội Nghị Genève chia đôi đất nước.
Bài viết này xin bình luận về việc mất độc lập ngọai giao chính trị đã biến Công Hàm 1958 thành một Công Hàm bán nước và phương cách để hóa giải Công Hàm này.
Chúng ta thường nghe phía nhà cầm quyền Trung cộng tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là “chủ quyền không thể tranh cãi được”. Chủ quyền này cho phép họ vạch một đường chữ U chiếm đến 80 phần trăm diện tích Biển Đông, bao vây hầu hết bờ biển Việt Nam. Phía Trung cộng lại luôn sử dụng phương tiện truyền thông để tuyên truyền cho “chủ quyền không thể tranh cãi ” này. Đầu tiên xin giới thiệu qúy vị một phần của một bài báo Trung cộng đề cập đến chủ quyền của họ.
Báo Kim Dương Võng (Trung Cộng) ngày 16/06/2007.
Các đảo ở Nam Hải bao gồm quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và quần đảo Tây Sa (Hòang Sa) về lịch sử chính là lãnh thổ của TQ, TQ không chỉ có chứng cứ đầy đủ về lịch sử và pháp lí, mà cả cộng đồng quốc tế trong đó bao gồm cả VN cũng đã thừa nhận chủ quyền của TQ. Ngày 15 tháng 6 năm 1956, khi Thứ trưởng Bộ ngoại giao VN Ung Văn Khiêm tiếp kiến Đại biện lâm thời Lãnh sự quán TQ trú tại VN đã bày tỏ, theo các tư liệu về VN, xét về mặt lịch sử, các quần đảo Tây Sa, Nam Sa nên thuộc về lãnh thổ TQ. Khi ấy, Quyền Vụ trưởng Vụ Châu Á Bộ ngoại giao VN Lê Lộc có mặt tại đó nói, xét về mặt lịch sử, các quần đảo Tây Sa, Nam Sa đã thuộc TQ ngay từ đời Tống. Ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ TQ ra tuyên bố chiều rộng lãnh hải là 12 hải lí, báo “Nhân dân” của VN đã đăng chi tiết lời tuyên bố này vào ngày 6 tháng 9. Ngày 14 tháng 9, Thủ tướng VN Phạm Văn Đồng đã bày tỏ với Thủ tướng Chu Ân Lai là thừa nhận và nhất trí với lời tuyên bố này.
“Bản đồ thế giới” do Phòng bản đồ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân VN vẽ năm 1960 và “Atlas Bản đồ thế giới” do Cục đo đạc và bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng VN in ấn, cũng chú thích các đảo ở Nam Hải , bao gồm cả quần đảo Nam Sa, thuộc lãnh thổ TQ; sách giáo khoa địa lí trong trường học phổ thông do Nhà xuất bản Giáo dục của VN năm 1974 đã viết ở bài “Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa”: “Từ các đảo Tây Sa, Nam Sa đến đảo Hải Nam, đảo Đài Loan… đã tạo thành một bức trường thành bảo vệ đại lục TQ.
Nhưng về sau, thái độ của VN đã có sự thay đổi lớn. Tháng 1 năm 1974, TQ đã thu lại quần đảo Tây Sa từ chính quyền Nam Việt, thái độ của Bắc Việt khi ấy đã có phần thay đổi; sau đó VN nêu một cách rõ ràng, các quần đảo Nam Sa và quần đảo Tây Sa là “lãnh thổ” của VN. Năm 1975, trong quá trình thống nhất VN, VN đã chiếm đoạt phần đảo đá ngầm thuộc về TQ vốn bị Nam Việt xâm chiếm, rồi tiếp đó lại không ngừng mở rộng phạm vi đã chiếm lĩnh. Cho đến nay, con số đảo đá ngầm ở Nam Sa do VN khống chế là nhiều nhất, theo thống kê chưa đầy đủ là có khoảng 29 đảo.
Phía Trung cộng còn cho biết ngày 9/5/1965, nhà cầm quyền Hà Nội đã chỉ trích Mỹ vi phạm “hải phận Trung Quốc chung quanh các đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa)”. Thêm vào đó báo Nhân Dân nhiều lần đề cập đến không phận Trung Quốc trên đảo Hoàng Sa.
Các sự kiện trên đều có chứng minh
Ngày nay bức Công Hàm của Phạm văn Đồng có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng tòan cầu. Công Hàm này đã được phổ biến trên báo Nhân Dân ngày 22/9/1958. Xin xem phóng ảnh của bài báo. Công hàm cũng đã được tuyên truyền rộng rãi qua các cuộc họp để ủng hộ “Tuyên Bố về Lãnh Hải của Trung Quốc và lên án đế quốc Mỹ xâm lược”. Tuyên Bố này cũng đã được đăng trên báo Nhân Dân ngày 9/9/1958. Báo Nhân Dân là tờ báo chính thức của đảng Cộng sản Việt Nam.
Bức Công Hàm chính thức xác nhận “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.” Nhiều điều trong Bản tuyên bố ngày 4/9/1958 đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Trung cộng (Xin xem Tuyên Bố để rõ). Năm 1977, Phạm Văn Đồng đã phải xác nhận rằng: “Lúc đó là thời kỳ chiến tranh nên tôi phải nói như thế!”.
Vì thiếu độc lập, vì lệ thuộc tư tưởng lệ thuộc chính trị, vì xa rời Tổ Quốc Dân Tộc Việt Nam, đảng Cộng sản đã ký kết và tuyên bố những điều vô cùng bất lợi, Trung cộng luôn lấy đó để khai thác nhằm từng bước hợp thức hóa việc chiếm giữ Hoàng Sa – Trường Sa – Biển Đông về mặt pháp lý.
Tuần vừa qua trên Mạng Tòan cầu lưu hành bản sao của trang 274 trong sách với tựa đề “Luyện kỹ năng đọc hiểu Tiếng Hoa” do Ngọc Huyên biên soạn, được Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành, có in hình bản đồ Trung cộng với đường lưỡi bò liếm gần hết cả Biển Đông. Đủ thấy sự nguy hại của lệ thuộc ngọai bang.
Biển Đông trong chiến lược toàn cầu của Trung cộng
Đầu năm 1979, Trung cộng đã vượt biên giới Việt Nam để dạy cho đảng Cộng sản Việt Nam một bài học. Khi ấy Bộ Ngoại Giao Việt cộng mới chính thức công bố văn kiện “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua (1949-79)”. Văn kiện này vạch rõ chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền của Trung cộng.
Để thực hiện chiến lược này, Trung cộng đã nhiều lần tấn công và chiếm đóng biển đảo của Việt Nam. Năm 1956, khi quân đội Pháp rút khỏi Đông Dương, Trung cộng cho quân chiếm phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Năm 1959, họ lại xâm lựơc một số đảo nhưng bị Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa ngăn chận. Những việc này chắc chắn đã được phía cộng sản Bắc Việt nắm rõ.
Năm 1974, lợi dụng Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam và Bắc Việt leo thang chiến tranh, Trung cộng oanh tạc quần đảo Hoàng Sa và chiếm các đảo phía Tây, do quân Việt Nam Cộng hoà đang đóng giữ. Tòan bộ quần đảo Hoàng Sa lọt vào tay giặc Tàu xâm lược. Đến năm 1988, khi Liên Sô muốn rời khỏi Đông Dương, Trung cộng lại tấn công quần đảo Trường Sa. Sáu đảo đã bị quân Trung Quốc chiếm đóng. Từ đó đến nay họ tiếp tục lấn chiếm các đảo nhỏ của Việt Nam khi có điều kiện.
Hành động chiếm đóng bằng quân sự của Trung cộng là bằng chứng hùng hồn nhất hai quần đảo Hòang Sa và Trừơng Sa không phải là “chủ quyền không thể tranh cãi ” được của Trung cộng. Nói rõ hơn Trung cộng chỉ là bọn xâm lược.
Những tuyên bố trước đây của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không giá trị về pháp lý
Từ lâu các học giả Việt Nam đã đặt vấn đề Việt Nam nên nhờ quốc tế phân xử. Do đó câu hỏi về giá trị pháp lý của các Tuyên Bố phía cộng sản Việt Nam đều đã được nêu ra tận tình xem xét.
Học giả Tạ Quốc Tuấn nghiên-cứu các lập luận của cả hai nhà cầm quyền Bắc-kinh và Đài-bắc liên-quan đến vấn-đề chủ-quyền đã đi đến kết luận: “… cả hai chính-phủ này có luận-cứ vu-vơ, mơ-hồ và võ-đoán. Họ chỉ nói đi nói lại nhiều lần là Trung-quốc có chủ-quyền bất-khả tranh-nghị hay chủ-quyền hợp-pháp và chủ-quyền đó có từ xa-xưa lắm rồi, nhưng lại không đưa ra được một bằng-chứng cụ-thể nào, căn-cứ vào các tiêu-chuẩn lịch-sử, địa-lý hay luật quốc-tế, để chứng-minh là chủ-quyền đó thuộc về Trung-quốc.” Chính vì thế ngay từ thời Pháp, đã hai lần người Pháp đề nghị (năm 1932 và năm 1947) nhờ Quốc Tế phân xử tranh chấp lãnh hải đều đã bị Trung Hoa từ chối.
Luật sư Nguyễn Hữu Thống nghiên cứu Công Pháp Quốc Tế cho biết Trung Quốc hoàn toàn không có lý lẽ gì để xác minh Hoàng Sa Trường Sa là một phần lãnh thổ của họ. Ông cho biết năm 1995 ông đã gửi một Bản Tường Trình đến 7 vị nguyên thủ các Quốc Gia trong Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á để trình bày nhận định nêu trên.
Khi phân tích lập luận của hai phía Trung Quốc – Việt Nam, Tiến sĩ Luật học TỪ Đặng Minh Thu đặt biệt chú ý đến việc: Trung Quốc nói rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa vì những lời tuyên bố trước đây của phiá Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Tiến sỹ Đặng Minh Thu lập luận “Những lời tuyên bố trên không có hiệu lực vì trước năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không quản lý những đảo này. Lúc đó, những đảo này nằm dưới sự quản lý của Việt Nam Cộng hoà; mà các chính phủ Việt Nam Cộng hoà luôn luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo.” và “…đứng trên phương diện thuần pháp lý, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không phải là một quốc gia trong cuộc tranh chấp. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hoà và Philippin. Như vậy, những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp.”
Nói tóm lại các tuyên bố của nhà cầm quyền Hà nội khi ấy chỉ có giá trị chính trị và hòan tòan không có giá trị về pháp lý. Trước Quốc Tế Trung cộng có thể xem Công Hàm 1958 như một lời hứa. Lời hứa khi chiếm được miền Nam nhà cầm quyền Hà nội sẽ trao hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa cho Trung cộng để đổi lại phía Trung cộng quân viện cho cộng sản Bắc Việt xâm lấn miền Nam.
Năm 1974, khi Trung cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, Hải quân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã một lòng hy sinh cố giữ lãnh thổ ông cha. Ngược lại nhà cầm quyền Hà Nội đã lặng im đồng lõa để thực hiện lời hứa kể trên. Tạp chí Kinh tế Viễn Ðông, ngày 10/2/1994, ký giả Frank Ching viết về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Quần Đảo Hòang Sa nhận xét miền Bắc luôn miệng cho rằng miền Nam là theo đế quốc Mỹ bán nước nhưng hành động của nhà cầm quyền Bắc việt đã chứng minh ngược lại. Theo cách nói của chúng ta Việt cộng là bọn bán nước và Công Hàm 1958 là Công Hàm bán nước.
Ký giả Frank Ching đã kết luận bài viết như sau: “Không một ai trong cộng đồng thế giới muốn bước vào để dàn xếp sự bất đồng giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Lý do rất rõ ràng: cái công hàm ngoại giao và sự nhìn nhận của Cộng sản Việt Nam không thể nào xoá bỏ được bởi một nước nhỏ như Việt Nam, kẻ đã muốn chơi đểu để lừa dối Trung Quốc. Hơn nữa, Cộng sản Việt Nam không thể nào tránh được Trung Quốc trong khi họ phải bắt chước theo chính sách “đổi mới” của Trung Quốc để tiến lên chủ nghĩa xã hội.”
Sau Khi Trung cộng tấn công Việt Nam
Năm 1979, khi bị Trung cộng tấn công Việt Nam, đảng Cộng sản mới tuyên bố ngược lại. Điều 4 của Tuyên bố do Bộ Ngoại giao nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa (7/8/1979) nhấn mạnh:
“…Trung Quốc đã chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp quân sự, lúc đó vẫn dưới sự quản lý của chính quyền Sài Gòn. Việt Nam Cộng Hòa lúc đó đã tuyên bố rõ ràng cương vị của họ như sau:
- Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những câu hỏi thiêng liêng cho tất cả mọi quốc gia;
- Những khó khăn về biên giới lãnh thổ, thường tồn tại trong các cuộc tranh chấp giữa các nước láng giềng do lịch sử để lại, có thể vô cùng rắc rối và nên được nghiên cứu kỹ càng; và
- Các quốc gia quan tâm nên cứu xét vấn đề này trong tinh thần công bằng, tôn trọng lẫn nhau, hòa nhã, láng giềng tốt và giải quyết vấn đề bằng sự thương lượng.”
Khi Đông Âu và Liên Sô sụp đổ, giới cầm quyền cộng sản Việt Nam lại tiếp tục quay về thần phục Trung cộng. Từ đó đến nay họ đã ký những cam kết những mật ước để đổi lấy nền bảo hộ đương thời.
Gần đây nhất là ngày 25/6/2011, Thứ Trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã gặp Ủy viên Trung Ương Đảng, Ủy Viên Quốc vụ Trung cộng Đới Bỉnh Quốc để “đồng thuận” về vấn đề Biển Đông. Ông Sơn cho biết họ chỉ lập lại những “… nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã được ghi nhận trong các Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc nhân các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước, gần đây nhất là Tuyên bố chung tháng 10-2008 nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung Quốc.” Nhưng khi tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và một số nhân sỹ Hà Nội muốn tìm hiểu thêm thì Hồ Xuân Sơn và Bộ Ngọai Giao đã từ chối tiếp đón.
Ngày nay dưới mắt người Việt, Bộ Chính Trị Việt cộng đều do chính Trung cộng sắp đặt. Từ đó dẫn đến việc họ phải đối đầu với đòi hỏi thay đổi chính trị và thoát ly ách chư hầu Trung Cộng. Từ ngay bên trong đảng Cộng sản, trong quân đội, trong giới khoa bảng trí thức, trong giới ngoại giao. Những đòi hỏi này lan rộng đến mọi tầng lớp dân chúng trong và ngoài nước. Các cuộc biểu tình liên tiếp tám tuần qua đã phần nào nói lên nguyện vọng của người dân Hoang Sa – Trường Sa Biển Đông là của Việt Nam.
Trong một cuộc phỏng vấn do Nhã Trân, phóng viên Á Châu Tự Do thực hiện Luật sư Nguyễn Hữu Thống cho biết : ”Vấn đề lãnh thổ – lãnh hải là do quốc dân. Dân mới quan trọng chứ không phải đảng. Đảng phải trả lại quyền cho dân thì dân mới đòi lại được chủ quyền đó. Đảng cộng sản như thế là vi phạm quyền của người dân. Đảng cộng sản đã toa rập với Trung Quốc rồi thì bây giờ phải trả lại cho quốc dân quyền đó. Phải cho người dân trở lại với chế độ dân chủ, với quyền dân tộc tự quyết, cho người dân bầu chính phủ dân cử của họ thì lúc đó mới có thể đấu tranh trên trường quốc tế được. Tức là trả lại quyền dân tộc tự quyết cho dân, đại diện quốc dân là quốc hội, tức là dân phải bầu lại quốc hội khác. Quốc hội dân cử đó lúc đó sẽ có lập trường về vấn đề đó. Quốc hội phải lên tiếng huỷ bỏ công hàm Phạm Văn Đồng.”
Trong Tuyên bố ngày 7-8-1979, nhắc đến bên trên, đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức xác nhận chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đặt “Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những câu hỏi thiêng liêng cho tất cả mọi quốc gia.”
Ngày 22/7/2011 vừa qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton kêu gọi các bên trong vụ tranh chấp ở Biển Đông đưa ra chứng cớ pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của mình. Bà Clinton cho rằng những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và một số thành viên ASEAN phải phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Bà cũng cho biết việc giải quyết vụ tranh chấp này bằng đường lối hòa bình là phù hợp với quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ.
Nhưng khi chế độ cộng sản vẫn còn thì Công Hàm 1958, các Tuyên Bố các hứa hẹn Chính Trị, các mật ước bảo hộ vẫn gắn chặt Bộ Chính Trị Việt cộng với quan thầy Trung cộng. Khi đất nước chưa có tự do thì sự thực về Hòang Sa – Trường Sa – Biển Đông vẫn chỉ là nhưng bí mật giữa hai đảng Cộng sản Việt Nam – Trung Hoa. Bốn chữ “tốt” và Mười Sáu chữ vàng vẫn ràng buộc hai đảng Cộng sản Việt Trung. Và như thế Hòang Sa – Trường Sa vẫn bị quân thù chiếm đóng. Biển Đông sẽ vẫn là ao nhà Trung cộng. Chỉ có một thể chế tự do hậu cộng sản thì mới mong lấy lại được Hòang Sa – Trường Sa – Biển Đông.
Khi chưa có tự do phát biểu chính kiến thì ngụy biện yêu nước vẫn là độc quyền của đảng Cộng sản Việt Nam. Khi chưa có tự do bầu cử, chưa có một Hiến Pháp Tự Do một Quốc Hội Độc Lập, thì Trung Quốc vẫn đứng trong hậu trường để thu xếp để lèo lái giới cầm quyền cộng sản Việt Nam, để giới này thực thi chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền cho Trung cộng.
Đó là chưa kể đến việc giới cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục lệ thuộc tư tưởng Tàu. Việc đảng Cộng sản Việt Nam đeo đuổi Mô hình phát triển Tàu là một thí dụ điển hình. Mô hình này lấy kinh tế tự do rừng rú và hệ thống công an sẵn sàng đàn áp mọi bất công hay tiếng nói bất đồng làm căn bản. Một mô hình đang dẫn Việt Nam vào con đừơng phá sản. Lệ thuộc tư tưởng lệ thuộc chính trị là mọi căn nguyên tạo ra một tập đòan bán nước như Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam.
Ở hải ngọai nhiều cá nhân (như Luật Sư Nguyễn Hữu Thống) hay tổ chức Cộng Đồng Hải Ngọai (như Cộng Đồng Việt Nam Bắc Cali) hậu duệ của Việt Nam Cộng Hòa vẫn không ngừng lên tiếng trước Quốc Tế để tạo dư luận Hòang Sa – Trường Sa – Biển Đông thuộc Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu cá nhân và tập thể đã được thực hiện và phổ biến rộng rãi trên mạng lưới toàn cầu nhiều năm nay, cũng do tấm lòng hướng về quê hương của đàn con nơi đất khách quê người.
Người Việt tự do cũng luôn luôn nhắc nhở nhau hướng về quê cha đất tổ, nơi một phần quê hương đang bị ngọai bang xâm chiếm. Cũng thường xuyên tổ chức các cuộc biểu tình để xác nhận một phần đất nước đang nằm trong tay giặc Tàu xâm lựơc. Cờ Vàng vẫn chính thức sử dụng trong Cộng đồng Người Việt Tự Do là một thách thức cho tính chính danh của những người cầm quyền cộng sản Việt Nam. Cộng sản Việt Nam không có tư cách đại diện Việt Nam, mọi ký kết công khai hay bí mật với giặc Tàu đều hòan tòan không giá trị. Một chính quyền Tự Do sẽ nhờ Quốc Tế phân xử mọi ký kết bán nước mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã ký với Tàu.
Biểu tình lần thứ tám, bà con đặc biệt tri ân những chiến sỹ hải quân quân lực Việt Nam Cộng hòa đã anh dũng hy sinh trong cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974, cùng các liệt sỹ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã nằm xuống trong trận chiến bảo vệ Trường Sa năm 1988. Một Buổi Lễ tri ân cũng đã được tổ chức tại Sài gòn. Càng tri ân các chiến sỹ bỏ mình vì đất nước lại phải càng phải biểu lộ quyết tậm dẹp bỏ bọn tay sai bán nước cho Tàu. Có dẹp được nội thù thì mới mong chống được ngọai xâm, bảo vệ mảnh đất quê hương do tiền nhân để lại.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
28/7/2011
Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải
(Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958)
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố:
1. Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
2. Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.
3. Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc
4. Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc
(Bản dịch của Trung Tâm Dữ Kiện)
Chú thích: Quần đảo Tây Sa (tên tiếng Tàu Xisha) = Quần đảo Hoàng Sa = Paracel Islands; Quần đảo Nam Sa (tên tiếng Tàu Nansha) = Quần đảo Trường Sa = Spratly Islands
Tài Liệu Tham Khảo Chính:
Bộ Ngoại giao nước Cộng Hoà Xã hội chủ nghĩa Việt (1979), Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua (1949-79), Nhà Xuất Bản Sự Thật Hà Nội.
TỪ Đặng Minh Thu (1995) Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Thử phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc, Tạp Chí Thời Đại Mới, Số 11 – Tháng 7/2007
Nguyễn Hữu Thống (1995) “Hoàng Sa Trường Sa Theo Công Pháp Quốc Tế.”
Frank Ching, Vấn đề Tranh chấp Chủ quyền trên Quần đảo Hoàng Sa: Saigon – Hanoi – Paracels Islands Dispute – 1974 (Tạp chí Kinh tế Viễn Ðông – Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994)
Nhã Trân, phóng viên RFA phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hữu Thống “Sự thật về công hàm của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng”.
Quốc Trung (dịch), Báo Kim Dương Võng (TQ): Việt nam đã từng thừa nhận Nam Sa là của Trung quốc, Nguồn Da Vàng Blog
Tạ Quốc Tuấn, Vấn-đề chủ-quyền đối với hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa: Vài nhận-xét về lập luận của hai chính-phủ Bắc-Kinh và Đài-Loan, mạng Internet. Tham luận đọc tại Hội Thảo Hè “Vấn Đề Tranh Chấp Biển Đông” tại New York City, ngày 15-16 tháng 8, 1998.
Nguyễn Quang Duy, 2010, Đừng để mất Hoàng Sa – Trường Sa – Biển Đông. http://www.vidan.info/thamluan/2032-2032.html
No comments:
Post a Comment