Nguyễn Thượng Long
Hơn 200 năm trước, cụ Bảng nhãn Lê Quý Đôn đã cảnh báo người đời :
“ Có 5 nguy cơ sẽ bị mất nước:
Một là: Sĩ phu, Thức giả ngoảnh mặt đi trước thời cuộc.
Hai là: Xã tắc tham nhũng tràn lan.
Ba là: Binh kiêu ngạo, tướng thoái hóa.
Bốn là: Học trò không kính trọng thầy giáo.
Năm là: Trẻ con khinh thường người già”.
Hoàn toàn không phải là vô tình mà cụ Bảng nhãn lại đặt nguy cơ Kẻ Sĩ ngoảnh mặt đi là nguy cơ số 1.
Lịch sử Việt Nam từ cổ chí kim có quá nhiều dẫn chứng để nói: Nếu giới trí thức (cách gọi khác của Sĩ phu &Thức giả) ngoảnh mặt đi trước thời cuộc, cũng là lúc đất nước một lần lâm vào những lầm lạc.
Nếu giới trí thức đừng quá sợ hãi trước khẩu hiệu “Trí – Phú – Địa – Hào đào tận gốc trốc tận rễ”, khẩu hiệu của ĐCS Đông Dương, tiền thân của ĐCS Việt Nam, có thể lắm lịch sử đất nước đã rẽ đi một lối khác.
Giá như sau chiến thắng Điện Biên Phủ, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 Trí thức Việt Nam lúc đó đừng vì một lý do nào đó mà ngoảnh mặt đi, mà dám tư vấn để Đảng Lao động Việt Nam, Ban lãnh đạo Việt Nam chủ động giữ được cự ly hợp lý với Matscơva, Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn, khéo léo từ chối để dân tộc không phải đảm lãnh cái vai trò, cái sứ mạng là những tên lính xung kích trong cuộc đối đầu ý thức hệ giữa 2 phe mà chỉ dồn tâm huyết cho độc lập và thống nhất của đất nước mình thôi… và giới trí thức VN lúc đó cũng đủ can đảm đưa ra những phản biện về con đường này nọ đầy những bạo liệt và sắt máu mà Stalin & họ Mao đã chỉ thị và mách nước cho những người cộng sản Việt Nam… có lẽ lịch sử đất nước đã bớt đi được những trang đau buồn.
Sau 30/4/1975, nếu người trí thức đủ dũng khí để giúp những người chiến thắng bớt đi được những ngất ngây, ngạo mạn & cũng giúp họ sớm tỉnh táo trước người Trung Quốc, chắc chắn tư thế của Việt Nam hôm nay đã khác đi rất nhiều.
Như thế rõ ràng là vận nước trong cơn Thịnh – Suy, Hưng – Vong , Thái lai – Bĩ cực… luôn luôn gắn với vai trò, tầm vóc, dũng khí của giới thức giả.
Mới ngày nào đó gần đây thôi, trong con mắt người đời không ít Kẻ Sĩ chỉ là những kẻ tầm thường, nhạt nhẽo theo kiểu “Nhất Sĩ nhì Nông!!…” rồi đến lúc lại “Nhất Nông nhì Sĩ !…” và nếu không phải là những kẻ gọi dạ bảo vâng thì cũng chỉ là phường “Mặt Trắng” giá áo túi cơm, văn nô, bồi bút, và câu: “Sĩ khí rụt rè gà phải cáo/Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi!” không là những mai mỉa chỉ dành riêng cho Kẻ Sĩ thời nho mạt cuối thế kỷ XIX đã qua mà ngay giữa thời đại của Internet, thời của kỹ thuật số, thời của bùng nổ thông tin, thời của nhân quyền vói những nội dung mang tính phổ quát… thông điệp về sự “ Rụt rè”, về thái độ “Cố đấm” của Sĩ Phu qua câu hài hước của các bậc túc nho vẫn còn nguyên giá trị.
Rất may hôm nay, người trí thức Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước đã bừng tỉnh. Vì hồn thiêng sông núi, hay do bản lĩnh giống nòi đến lúc thăng hoa mà từ các bậc đặc đẳng công thần như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Trung tướng Đổng Sĩ Nguyên, Thiếu tướng Lê Văn Cương… cùng với các bậc thức giả như : Nguyên Ngọc, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thanh Giang, Lê Hồng Hà, Trần Lâm, Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Đăng Mạnh, Phạm Đình Trọng, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Nhương… cùng hàng nghìn, hàng vạn trí thức khác đã dám đồng thanh nói KHÔNG VỚI BÔ XÍT ngay trước thềm kỳ họp Quốc hội. Và cũng sẽ rất thất vọng nếu kỳ họp đó không có tiếng nói dõng dạc của những sĩ phu lương đống như: Dương Trung Quốc, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Lân Dũng…
Luật sư Cù Huy Hà Vũ với lá đơn kiện Thủ tướng CHXHCNVN Nguyễn Tấn Dũng, ông đã đặt trước mặt Ban lãnh đạo Việt Nam những thách đố mang đậm tính pháp quyền, pháp trị khi mà nhiều thập kỷ đã qua họ luôn lớn tiếng giáo huấn người dân phải “Sống – Chiến đấu –Lao động & Làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”, và “Mọi người là bình đẳng trước Pháp luật”. Bằng việc làm này, Luật sư Cù Huy Hà Vũ đã làm bùng cháy khát vọng về một xã hội dân sự cho người Việt Nam trong bối cảnh người Việt nam phải sống nhiều thập kỷ trong đêm trường của độc tài và toàn trị.
Cũng mới ngày nào gần đây thôi, Tổ quốc trong con mắt người xa xứ vẫn là những ám ảnh kinh hoàng, là “Dĩ vãng cần phải quên đi!”, là những giọt nước mắt lặn vào trong… thì ngày hôm nay trên khắp các kinh tuyến địa cầu nơi nào có người Việt Nam là nơi đó âm vang tiếng thét đòi Trung Quốc không được đụng đến Việt Nam. Chưa bao giờ cảm hứng về Tổ quốc lại rưng rưng lại xúc động nghẹn ngào như những ngày này. Tổ quốc là đất, là trời, là núi, sông, biển, đảo, là Thác Bản Giốc, là Mục Nam Quan, là bãi Tục Lãm, là Hoàng Sa, Trường Sa, là những con sóng lô xô tít tắp ngoài biển xa, là Tây Nguyên, là chiếc cột mốc rêu phong từ ngàn xưa để lại còn lưu dấu chân của cha con Nguyễn Trãi, là những cao điểm chưa phai vệt máu người lính thú giữ chốt năm nào, là tấm bản đồ cổ xưa được các học giả là con dân đất Việt rút tỉa ra từ các thư tịch cổ ở Pa ri, ở New York.
Tất cả như hòa quyện vào nhau, và tượng hình lên là hình hài Tổ quốc, là sự đòi hỏi lãnh thổ của ông cha phải toàn vẹn và trường tồn. Đó là những gì mà ông cha tổ tiên để lại cho 85 triệu con dân trong nước và cũng để lại cho 3 triệu con dân đất Việt đang sống xa xứ, dẫu chỉ là một điểm tựa cho tâm hồn người ra đi mỗi khi trạnh lòng nhớ về cố quốc, nhớ về cội nguồn. Để làm bùng cháy lên ngọn lửa ái quốc đó, vai trò của giới trí thức hải ngoại không thể nói là nhỏ.
Những ngày này, công luận cũng đang đi từ bàng hoàng đến ái ngại và dè dặt trước gục ngã bất ngờ của một Luật sư trẻ rất nổi tiếng. Trong con mắt của những người từng trải, sự kiện này cũng bình thường. Như những giai tầng khác, để khẳng định mình, trí thức cũng có người vượt lên được, có người sớm quỵ gối giữa đường. Chỉ biết rằng về tổng thể, người trí thức Việt Nam dù họ đang ở đâu, dù họ đứng dưới màu cờ nào, sắc áo nào, chính kiến nào thì những ngày qua họ đều đã sống có trách nhiệm hơn trước dân tộc, trước lịch sử. Đó là điều không thể không công nhận. Đó cũng là chất keo để kết dính cả một dân tộc, cả một cộng đồng. Đó cũng là lời lý giải cho câu hỏi: Vì sao sau cả ngàn năm vong quốc mà chúng ta vẫn giữ được hình hài đất mẹ, vẫn giữ được bản sắc riêng của giống nòi, kiêu hãnh và hiền hòa tồn tại trong một thế giới ngày càng bị lấp đầy bởi những dối trá , phi lý và bạo tàn.
Trong cuộc chạy tiếp sức để Tổ quốc trường tồn, dân tộc trường sinh, Trí thức Việt Nam chân chính ở trong nước cũng như ngoài nước hôm nay không đắc lỗi & không hề phải hổ thẹn với tiền nhân./.
Thành phố Hà Đông
NTL
Địa chỉ: Văn La – Phú La – Hà Đông – Hà Nội
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
Không ngờ trào lưu "World Cup 2010 fever" đang ngự trị và thu hút sự quan tâm của hầu hết đại đa số mọi người trên hành tinh, ở đâu người ta cũng hướng về đất nước Nam phi nơi giải vô địch bóng đá thế giới đang diễn ra, nhưng ở Việt nam cơn sốt bóng đá thế giới cũng không làm giảm sút sự quan tâm của người Việt nam về vấn đề hết sức nóng về tính thời sự và tầm quan trọng của nó, đó là Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam đang được bàn thảo sôi nổi tại Quốc hội. Vào buổi sáng tại các quán cà phê người ta nói chuyện bóng đá World Cup và chuyện Dự án đường sắt cao tốc, vào buổi chiều ở các quán nhậu người ta nói chuyện Dự án đường sắt cao tốc và chuyện bóng đá World Cup. Đây là hai chủ đề này nóng ở Việt nam được những người quan tâm đến tình hình thế sự thường mang ra tranh luận.
Nhưng khổ một điều cho các đại biểu Quốc hội và những người dân quan tâm là họ quên mất một điều rằng, những vấn đề đang bàn thảo trên nghị trường Quốc hội mà báo chí đưa tin hàng ngày được đông đảo mọi người bàn luận sôi nổi ở mọi chỗ mọi nơi đó không hề có một ý nghĩa gì dù là nhỏ nhất về mặt thực tế.
Vì sao lại nói như vậy?
Hãy bắt đầu bằng một tin hôm nay (15/6) trên trang Pháp luật TP Hồ Chí Minh, bài "Quốc hội mất quyền kiểm soát các siêu dự án?" [*] mang tính cảnh báo về quyền lực cao nhất của cơ quan Lập pháp (Quốc hội) đang bị cơ quan hành pháp (Chính phủ) lấn áp. Đặc biệt bài viết này xuất hiện vào thời điểm trước nhiều những ý kiến trái chiều phản đối và không đồng tình về dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, Quốc hội đã tổ chức gửi phiếu thăm dò ý kiến đại biểu về việc thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc trước khi ra Nghị quyết chính thức về dự án này.
Bài báo có đoạn viết "Mất quyền kiểm soát là tâm lý chung của nhiều đại biểu (ĐB) trong buổi thảo luận sửa đổi Nghị quyết 66 của Quốc hội (QH) về “các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền QH quyết định chủ trương đầu tư” ngày 14-6.
Tâm lý ấy cũng phản ánh những lo ngại của ĐB dân cử trước hàng loạt vấn đề hệ trọng: rừng bị tàn phá, buông lỏng việc cho nhà đầu tư ngoại thuê đất rừng nơi xung yếu, những siêu dự án chưa chắc chắn hiệu quả kinh tế-xã hội…"
Tuy trong đoạn dẫn trên Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam không được gọi tên rõ ràng, nhưng dễ dàng bạn đọc đều hiểu rằng nó được nhắc tới trong cụm từ "những siêu dự án chưa chắc chắn hiệu quả kinh tế-xã hội…". Trở lại tiêu đề "Quốc hội mất quyền kiểm soát các siêu dự án?", thì một câu hỏi rộng hơn được đặt ra là "Thế Quốc hội có bao giờ có quyền kiểm soát thật sự hay không mà bảo bị mất?"
Mặc dù về mặt văn bản pháp lý, Hiến pháp 1992 của Việt nam thì Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là tổ chức duy nhất nắm quyền lập pháp được khẳng định tại điều 83 - Chương VI. Cơ quan này có trách nhiệm quan trọng trong việc lập và thông qua luật pháp, giám sát mọi chức năng của chính phủ và mọi hoạt động của Nhà nước. Nhưng tiếc rằng điều đó chỉ đúng khi tổ chức hệ thống chính trị của một thể chế chính trị Cộng hòa như Việt nam hiện nay, khi mà khái niệm tam quyền phân lập được xác lập, tức là các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp phải độc lập với nhau làm nền tảng.
Cần nhớ rằng hệ thống Tam quyền phân lập là một trong những vấn đề cốt lõi mang tính khác biệt giữa nhà nước dân chủ tư sản, dân chủ XHCN và các loại hình nhà nước trước nó như nhà nước phong kiến, nhà nước chiếm hữu nô lệ. Ở những nhà nước đó mọi quyền lực nhà nước đều tập trung vào trong tay một vài cá nhân, chính đây là căn nguyên cho mọi hành vi độc tài, chuyên chế của các công việc nhà nước. Tam quyền phân lập là biện pháp phân chia quyền lực, chính là sự tồn tại độc lập, kiềm chế lẫn nhau giữa ba cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tổ chức song song với nhau, và qua đó kiểm tra, giám sát hoạt động lẫn nhau. Theo thể chế này, không một cơ quan nào có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị của quốc gia.
Hệ thống tổ chức chính trị Việt nam hiện nay về danh nghĩa là một chế độ cộng hòa dân chủ, như quốc hiệu là Cộng hòa XHCN Việt nam, do đó việc tồn tại hệ thống tam quyền phân lập giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp phải hoạt động độc lập để giám sát lẫn nhau là điều bắt buộc phải có nhằm mọi hành vi độc tài, chuyên chế của các công việc nhà nước là hết sức cần thiết.
Tiếc rằng trong điều kiện thực tế từ trước tới nay của Việt Nam, với Đảng Cộng sản nắm độc quyền lãnh đạo, tam quyền phân lập không thể trở thành hiện thực. Cách tổ chức chính trị ở Việt Nam được sắp xếp theo theo trục dọc với Đảng Cộng Sản giữ địa vị trên hết, không như mô hình tam quyền phân lập như các tổ chức chính phủ dân chủ nghị viện thường thấy. Hệ thống tam quyền phân lập ở Việt nam được biến thái thành tam quyền phân công bởi lý do lý thuyết xây dựng nhà nước của Việt nam vẫn mang nặng tư tưởng của học thuyết Marx - Lenin khác biệt với các lý thuyết xây dựng nhà nước dân chủ khác đang áp dụng trên toàn thế giới. Với những nhà nước dân chủ khác thì người ta gọi là nhà nước pháp quyền, còn ở Việt nam được gọi là nhà nước pháp quyền XHCN.
Đó chính là nguyên nhân và cũng là lý do tạo nên sự khác biệt giữa nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền XHCN. Với nhà nước pháp quyền thì lấy quyền lực pháp luật làm nền tảng duy nhất, còn nhà nước pháp quyền XHCN thì lấy pháp luật và XHCN làm nền tảng. Điều nguy hiểm nhất ở đây là trong nhà nước pháp quyền XHCN, Đảng cộng sản là chính đảng duy nhất đồng thời là người lãnh đạo cả ba nhánh quyền lực, là người điều phối, phân công và bổ nhiệm nhân sự các nhánh quyền lực.
Đảng lãnh đạo cả ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp chính là kẽ hở tạo điều kiện cho đảng đứng trên và đứng ngoài pháp luật. Một khi đảng CSVN đứng trên luật pháp thì ai có quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của đảng và khi đảng sai trái thì cơ quan hay cá nhân nào có quyền xử lý? Điều đó cho thấy đặc quyền đứng trên luật pháp của một số lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN không khác gì đặc quyền dành cho mấy ông vua ở các quốc gia phong kiến.
Đó chính là lý do vì sao Quốc hội Việt nam chỉ được coi là một cơ quan dùng để phê chuẩn mang tính hình thức các chủ trương chính sách của đảng cộng sản Việt nam ban hành. Tuy nhiên những năm gần đây hoạt động của Quốc hội đã có ít nhiều biểu hiện dân chủ mang tính hình thức hơn, các đại biểu Quốc hội được bật đèn xanh cho thảo luận sôi nổi với các ý kiến trái chiều nhiều hơn, nhưng thực chất đó chỉ là màn diễn của các kép diễn nghị gật để làm trò nhằm che mắt dư luận trong nước và quốc tế.
Cái cơ bản nhất, Quốc hội vẫn là đối tượng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của đảng CSVN, với bằng chứng cụ thể là có hơn 90% đại biểu quốc hội là đảng viên. Số còn lại dù không phải là đảng viên, nhưng vẫn phải được chính quyền nhà nước của đảng CSVN thông qua mới có thể tham gia tranh cử vào Quốc Hội trong một cuộc bầu cử mang tính hình thức, thiếu công khai và công bằng. Mọi nhân sự và danh sách đại biểu Quốc hội đã được Ban Tổ chức trung ương Đảng CSVN ấn định sẵn trước ngày bầu cử.
Qua đó để thấy rằng, đại biểu Quốc hội của Việt nam chúng ta hôm nay chỉ là cá hình nộm biết ăn, biết nói như con người chứ không hề có một chút quyền lực đáng kể nào. Người ta (đảng CSVN) không hề có ý nghĩ quan tâm đến ý kiến trái chiều của các đại biểu Quốc hội để xem xét, mà mọi quyết định, mọi chủ trương lớn hay các dự luật đều được đảng CSVN chính thức quyết định trước khi đưa ra bàn thảo tại Quốc hội. Bằng chứng cụ thể là dự án khai thác bauxite Tây nguyên năm 2009 và gần đây nhất là Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam là những minh chứng hùng hồn, qua hai dự án trên đã cho thấy đằng sau hậu trường đảng CSVN đã chuẩn bị đầy đủ các phương án triển khai dự án ở mức chi tiết nhất để có thể triển khai tiến hành ngay, bất cứ có sự đồng thuận hay không đồng thuận của các đại biểu Quốc hội.
Một khi tổ chức hệ thống chính trị vãn theo chiều dọc, với Đảng cộng nản giữ địa vị trên hết, đảng đứng trên và đứng ngoài pháp luật không như mô hình tam quyền phân lập như các tổ chức chính phủ dân chủ nghị viện thường thấy phổ biến hiện nay thì việc có tồn tại hay không có Quốc hội cũng chỉ mang tính hình thức và có giá trị như nhau. Nhưng một điều chắc chắn, nếu không có khoảng vài trăm cái hình nộm làm vai trò của mấy ông bà nghị gật thì hàng năm cũng chi tiêu hết một số lượng tiền bạc đáng kể bằng tiền thuế của người dân.
Đã đến lúc, người dân Việt nam chúng ta cần thực tế hơn, cần xét tới việc có nên có Quốc hội tồn tại nữa hay không? Sao không để 15 đồng chí đỉnh cao trí tuệ trong Bộ Chính trị làm các việc cai trị dân chúng như thời phong kiến hay chế độ chiếm hữu nô lệ trước kia họ vẫn làm. Luật pháp hay các vấn đề lớn của đất nước thì các đồng chí thích làm gì thì cứ tự nhiên, các đồng chí cứ ban hành và quyết định theo ý đảng, cần gì để ai bàn thảo và quyết định thông qua cho mất thì giờ, vì có bao giờ ý kiến của đảng đưa ra mà không được chấp thuận hay bị phản đối đâu. Toàn thể nhân dân Việt nam xin tự nguyện "sống cũng như như chết rồi" để các đồng chí được tự nhiên lãnh đạo đất nước theo ý đảng.
Đó là một việc làm thiết thực và có hiệu quả, bỏ các cơ quan không cần thiết và mang tính hình thức như Quốc hội là hợp lòng dân chúng. Quyết đinh đó chắc chắn sẽ được toàn thể nhân dân ủng hộ nhiệt liệt, hãy dùng khoản ngân sách hàng năm dành cho Quốc hội hàng ngàn tỷ đồng để mở và duy trì mấy cái nhà thương làm phúc, để chữa bệnh cho người nghèo và người già không nơi nương tựa như thời thực dân Pháp đô hộ hay thời Mỹ ngụy họ đã từng làm có lẽ tốt hơn. Không lẽ cứ nói chế độ ta tươi đẹp hơn, vì dân hơn mà sao không bằng họ đã từng làm trước kia?
Bởi có hay không có Quốc hội thì kết quả nó vẫn như rứa mà thôi, nếu có Quốc hội chỉ là hình thức thì xét ra không có có khi lại là điều tốt hơn, hiệu quả kinh tế hơn. Trong dự án sử đổi Hiến pháp sắp tới, nội dung này nên được đưa ra xem xét và quyết định một cách nghiêm túc, vì nó sẽ giải quyết được nhiều vướng mắc trong hiện tại và tương lai.
Câu nói ấn tượng nhất trong tuần
“Bản thân tôi nhiều khi cũng tự hỏi mình làm trăm việc, làm mười việc thế nào cũng sai một hai việc cũng nên, có khi sai lớn, có khi sai nhỏ, nhưng mà các đồng chí cứ dẹp đi thì bầu không kịp?” – PTT Nguyễn Sinh Hùng.Sai có một việc nhỏ Thủ tướng các nước thi nhau từ chức, cụ này sai cả "lớn" lẫn "nhỏ" vẫn sợ bãi miễn thì lấy đâu ra người mà bầu. Cứ xem cái mặt cụ ta, cái dáng dấp cụ ta thì hình như nhân tài trong thiên hạ không còn ai ngoài cụ ấy.Đặng Thị
Kami - Việt nam: Đảng đã lãnh đạo thì còn bày ra Quốc hội để làm gì?
Kami
Quốc hội mà vinh danh đảng CSVN muôn năm thì có để làm gì?
Nhưng khổ một điều cho các đại biểu Quốc hội và những người dân quan tâm là họ quên mất một điều rằng, những vấn đề đang bàn thảo trên nghị trường Quốc hội mà báo chí đưa tin hàng ngày được đông đảo mọi người bàn luận sôi nổi ở mọi chỗ mọi nơi đó không hề có một ý nghĩa gì dù là nhỏ nhất về mặt thực tế.
Vì sao lại nói như vậy?
Hãy bắt đầu bằng một tin hôm nay (15/6) trên trang Pháp luật TP Hồ Chí Minh, bài "Quốc hội mất quyền kiểm soát các siêu dự án?" [*] mang tính cảnh báo về quyền lực cao nhất của cơ quan Lập pháp (Quốc hội) đang bị cơ quan hành pháp (Chính phủ) lấn áp. Đặc biệt bài viết này xuất hiện vào thời điểm trước nhiều những ý kiến trái chiều phản đối và không đồng tình về dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, Quốc hội đã tổ chức gửi phiếu thăm dò ý kiến đại biểu về việc thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc trước khi ra Nghị quyết chính thức về dự án này.
Bài báo có đoạn viết "Mất quyền kiểm soát là tâm lý chung của nhiều đại biểu (ĐB) trong buổi thảo luận sửa đổi Nghị quyết 66 của Quốc hội (QH) về “các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền QH quyết định chủ trương đầu tư” ngày 14-6.
Tâm lý ấy cũng phản ánh những lo ngại của ĐB dân cử trước hàng loạt vấn đề hệ trọng: rừng bị tàn phá, buông lỏng việc cho nhà đầu tư ngoại thuê đất rừng nơi xung yếu, những siêu dự án chưa chắc chắn hiệu quả kinh tế-xã hội…"
Tuy trong đoạn dẫn trên Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam không được gọi tên rõ ràng, nhưng dễ dàng bạn đọc đều hiểu rằng nó được nhắc tới trong cụm từ "những siêu dự án chưa chắc chắn hiệu quả kinh tế-xã hội…". Trở lại tiêu đề "Quốc hội mất quyền kiểm soát các siêu dự án?", thì một câu hỏi rộng hơn được đặt ra là "Thế Quốc hội có bao giờ có quyền kiểm soát thật sự hay không mà bảo bị mất?"
Mặc dù về mặt văn bản pháp lý, Hiến pháp 1992 của Việt nam thì Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là tổ chức duy nhất nắm quyền lập pháp được khẳng định tại điều 83 - Chương VI. Cơ quan này có trách nhiệm quan trọng trong việc lập và thông qua luật pháp, giám sát mọi chức năng của chính phủ và mọi hoạt động của Nhà nước. Nhưng tiếc rằng điều đó chỉ đúng khi tổ chức hệ thống chính trị của một thể chế chính trị Cộng hòa như Việt nam hiện nay, khi mà khái niệm tam quyền phân lập được xác lập, tức là các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp phải độc lập với nhau làm nền tảng.
Cần nhớ rằng hệ thống Tam quyền phân lập là một trong những vấn đề cốt lõi mang tính khác biệt giữa nhà nước dân chủ tư sản, dân chủ XHCN và các loại hình nhà nước trước nó như nhà nước phong kiến, nhà nước chiếm hữu nô lệ. Ở những nhà nước đó mọi quyền lực nhà nước đều tập trung vào trong tay một vài cá nhân, chính đây là căn nguyên cho mọi hành vi độc tài, chuyên chế của các công việc nhà nước. Tam quyền phân lập là biện pháp phân chia quyền lực, chính là sự tồn tại độc lập, kiềm chế lẫn nhau giữa ba cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tổ chức song song với nhau, và qua đó kiểm tra, giám sát hoạt động lẫn nhau. Theo thể chế này, không một cơ quan nào có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị của quốc gia.
Hệ thống tổ chức chính trị Việt nam hiện nay về danh nghĩa là một chế độ cộng hòa dân chủ, như quốc hiệu là Cộng hòa XHCN Việt nam, do đó việc tồn tại hệ thống tam quyền phân lập giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp phải hoạt động độc lập để giám sát lẫn nhau là điều bắt buộc phải có nhằm mọi hành vi độc tài, chuyên chế của các công việc nhà nước là hết sức cần thiết.
Tiếc rằng trong điều kiện thực tế từ trước tới nay của Việt Nam, với Đảng Cộng sản nắm độc quyền lãnh đạo, tam quyền phân lập không thể trở thành hiện thực. Cách tổ chức chính trị ở Việt Nam được sắp xếp theo theo trục dọc với Đảng Cộng Sản giữ địa vị trên hết, không như mô hình tam quyền phân lập như các tổ chức chính phủ dân chủ nghị viện thường thấy. Hệ thống tam quyền phân lập ở Việt nam được biến thái thành tam quyền phân công bởi lý do lý thuyết xây dựng nhà nước của Việt nam vẫn mang nặng tư tưởng của học thuyết Marx - Lenin khác biệt với các lý thuyết xây dựng nhà nước dân chủ khác đang áp dụng trên toàn thế giới. Với những nhà nước dân chủ khác thì người ta gọi là nhà nước pháp quyền, còn ở Việt nam được gọi là nhà nước pháp quyền XHCN.
Đảng đã lãnh đạo toàn diện thì còn bày ra quốc hội để làm gì? Nên dùng khoản ngân sách hàng năm dành cho Quốc hội hàng ngàn tỷ đồng để mở và duy trì mấy cái nhà thương làm phúc.
Đảng lãnh đạo cả ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp chính là kẽ hở tạo điều kiện cho đảng đứng trên và đứng ngoài pháp luật. Một khi đảng CSVN đứng trên luật pháp thì ai có quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của đảng và khi đảng sai trái thì cơ quan hay cá nhân nào có quyền xử lý? Điều đó cho thấy đặc quyền đứng trên luật pháp của một số lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN không khác gì đặc quyền dành cho mấy ông vua ở các quốc gia phong kiến.
Đó chính là lý do vì sao Quốc hội Việt nam chỉ được coi là một cơ quan dùng để phê chuẩn mang tính hình thức các chủ trương chính sách của đảng cộng sản Việt nam ban hành. Tuy nhiên những năm gần đây hoạt động của Quốc hội đã có ít nhiều biểu hiện dân chủ mang tính hình thức hơn, các đại biểu Quốc hội được bật đèn xanh cho thảo luận sôi nổi với các ý kiến trái chiều nhiều hơn, nhưng thực chất đó chỉ là màn diễn của các kép diễn nghị gật để làm trò nhằm che mắt dư luận trong nước và quốc tế.
Cái cơ bản nhất, Quốc hội vẫn là đối tượng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của đảng CSVN, với bằng chứng cụ thể là có hơn 90% đại biểu quốc hội là đảng viên. Số còn lại dù không phải là đảng viên, nhưng vẫn phải được chính quyền nhà nước của đảng CSVN thông qua mới có thể tham gia tranh cử vào Quốc Hội trong một cuộc bầu cử mang tính hình thức, thiếu công khai và công bằng. Mọi nhân sự và danh sách đại biểu Quốc hội đã được Ban Tổ chức trung ương Đảng CSVN ấn định sẵn trước ngày bầu cử.
Qua đó để thấy rằng, đại biểu Quốc hội của Việt nam chúng ta hôm nay chỉ là cá hình nộm biết ăn, biết nói như con người chứ không hề có một chút quyền lực đáng kể nào. Người ta (đảng CSVN) không hề có ý nghĩ quan tâm đến ý kiến trái chiều của các đại biểu Quốc hội để xem xét, mà mọi quyết định, mọi chủ trương lớn hay các dự luật đều được đảng CSVN chính thức quyết định trước khi đưa ra bàn thảo tại Quốc hội. Bằng chứng cụ thể là dự án khai thác bauxite Tây nguyên năm 2009 và gần đây nhất là Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam là những minh chứng hùng hồn, qua hai dự án trên đã cho thấy đằng sau hậu trường đảng CSVN đã chuẩn bị đầy đủ các phương án triển khai dự án ở mức chi tiết nhất để có thể triển khai tiến hành ngay, bất cứ có sự đồng thuận hay không đồng thuận của các đại biểu Quốc hội.
Một khi tổ chức hệ thống chính trị vãn theo chiều dọc, với Đảng cộng nản giữ địa vị trên hết, đảng đứng trên và đứng ngoài pháp luật không như mô hình tam quyền phân lập như các tổ chức chính phủ dân chủ nghị viện thường thấy phổ biến hiện nay thì việc có tồn tại hay không có Quốc hội cũng chỉ mang tính hình thức và có giá trị như nhau. Nhưng một điều chắc chắn, nếu không có khoảng vài trăm cái hình nộm làm vai trò của mấy ông bà nghị gật thì hàng năm cũng chi tiêu hết một số lượng tiền bạc đáng kể bằng tiền thuế của người dân.
Đã đến lúc, người dân Việt nam chúng ta cần thực tế hơn, cần xét tới việc có nên có Quốc hội tồn tại nữa hay không? Sao không để 15 đồng chí đỉnh cao trí tuệ trong Bộ Chính trị làm các việc cai trị dân chúng như thời phong kiến hay chế độ chiếm hữu nô lệ trước kia họ vẫn làm. Luật pháp hay các vấn đề lớn của đất nước thì các đồng chí thích làm gì thì cứ tự nhiên, các đồng chí cứ ban hành và quyết định theo ý đảng, cần gì để ai bàn thảo và quyết định thông qua cho mất thì giờ, vì có bao giờ ý kiến của đảng đưa ra mà không được chấp thuận hay bị phản đối đâu. Toàn thể nhân dân Việt nam xin tự nguyện "sống cũng như như chết rồi" để các đồng chí được tự nhiên lãnh đạo đất nước theo ý đảng.
Đó là một việc làm thiết thực và có hiệu quả, bỏ các cơ quan không cần thiết và mang tính hình thức như Quốc hội là hợp lòng dân chúng. Quyết đinh đó chắc chắn sẽ được toàn thể nhân dân ủng hộ nhiệt liệt, hãy dùng khoản ngân sách hàng năm dành cho Quốc hội hàng ngàn tỷ đồng để mở và duy trì mấy cái nhà thương làm phúc, để chữa bệnh cho người nghèo và người già không nơi nương tựa như thời thực dân Pháp đô hộ hay thời Mỹ ngụy họ đã từng làm có lẽ tốt hơn. Không lẽ cứ nói chế độ ta tươi đẹp hơn, vì dân hơn mà sao không bằng họ đã từng làm trước kia?
Bởi có hay không có Quốc hội thì kết quả nó vẫn như rứa mà thôi, nếu có Quốc hội chỉ là hình thức thì xét ra không có có khi lại là điều tốt hơn, hiệu quả kinh tế hơn. Trong dự án sử đổi Hiến pháp sắp tới, nội dung này nên được đưa ra xem xét và quyết định một cách nghiêm túc, vì nó sẽ giải quyết được nhiều vướng mắc trong hiện tại và tương lai.
Giới chức quân sự Hoa Kỳ đẩy dư luận chú ý đến Biển Đông |
Tác Giả : Lý Đại Nguyên | ||
Thứ Ba, 15 Tháng 6 Năm 2010 20:27 | ||
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Robert Gates, bỗng cho nổ lớn vấn đề Biển Đông
Nhân đến dự hội nghị Đối Thoại Shangri-La 2010 tại Singapore, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa kỳ, Robert Gates tỏ dấu thất vọng khi Trung cộng quyết định hủy chuyến thăm Bắc kinh của ông. Hôm 03/06/10, bộ trưởng Gates phát biểu với báo giới, khi máy bay hạ cánh tại phi trường Singapore rằng: “Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung quốc (PLA) ít quan tâm tới việc phát triển quan hệ này so với bộ máy lãnh đạo chính trị của quốc gia họ”. Trong hội nghị, vào đầu giờ sáng thứ Bảy 05/06, ông Gates nói về Biển Đông là khu vực nơi quan ngại đang gia tăng, mà Trung cộng cố tình lờ đi, chỉ muốn đối thoại song phương với từng nước, không để nó trở thành vấn đề bị quốc tế hóa, và Hiệp Hội Asean cũng không nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông trong chương trình thảo luận của hội nghị an ninh quốc phòng của toàn vùng này.Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Robert Gates, bỗng cho nổ lớn vấn đề Biển Đông. Ông tuyên bố: “Hoa kỳ hy vọng các bên liên quan sẽ tiếp tục thực hiện một cách chặt chẽ thỏa thuận đạt được năm 2002 giữa các nước Asean và Trung quốc”. Căn cứ vào Tuyên Bố Ứng Xử của các bên liên quan -DOC- trong đó có điều khoản, phấn đấu đạt một Bộ Quy Tắc Ứng Xử tại Biển Đông -COC- chặt chẽ trong tương lai. Ông nhấn mạnh về lập trường của Hoakỳ tại Biển Đông là: “Điều tối quan trọng là phải duy trì ổn định, quyền tự do lưu thông hàng hải và phát triển kinh tế một cách tự do và không cản trở”. “Mỹ không đứng về phiá bên nào trong cuộc tranh chấp lãnh thổ, thế nhưng phản đối việc sử dụng vũ lực và các hành động ngăn cản quyền tự do lưu thông hàng hải.” Ông cũng không quên gởi lời cảnh cáo gián tiếp cho Trung quốc rằng: “Chúng tôi chống lại mọi hành động hù doạ các công ty Mỹ, hay bất cứ quốc gia nào đang có hoạt động kinh tế chính đáng tại khu vực này.” Được biết, năm ngoái, Trung quốc đã từng gây sức ép lên các công ty năng lượng như British Petroleum của Anh và Exxon-Mobil của Mỹ, đòi họ phải rút ra khỏi các dự án dầu khí với Việt Nam tại Biển Đông. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tuyên bố: “Biển Đông không chỉ quan trọng đối với các quốc gia cùng chia sẻ nó, mà còn cho tất cả các nước có quan tâm kinh tế và an ninh ở khu vực châu Á Thái Bình Dương”. Ông khẳng định: “Quyền lợi kinh tế và an ninh của Mỹ gắn chặt với khu vực Nước Mỹ đang và sẽ luôn luôn là một cường quốc Thái Bình Dương”. Mặc dù, thực tế Trung quốc đang mở rộng tầm lấn chiếm toàn vùng Biển Đông, mà họ gọi là Biển Nam Hải, trong đó các nước như Đài Loan, Brunei, Philippines, Malaysia, Việt Nam cùng đòi chủ quyền ở các đảo thuộc 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa. Nhưng tại hội nghị này, Trung quốc và các nước có chân trong khối Asean đều cố làm thinh. Chỉ riêng có bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam là tướng Phùng Quang Thanh, miễn cưỡng phải phát biểu, theo kiểu đẩy đưa cho qua chuyện. Ngày 06/06, tại diễn đàn, tướng Phùng Quang Thanh tuyên bố: “Việt Nam có từng bước một tham gia đối thoại với các nước liên quan, để có thể giải quyết cuộc tranh chấp, và Việt Nam sẵn sàng đàm phán trong tinh thần láng giềng tốt, hữu nghị, hợp tác và anh em.” Có nghĩa là hoàn toàn chấp nhận chủ trương “đối thoại song phương” như đàn anh Trung quốc. Riêng với Trung quốc, Phùng Quang Thanh tỏ ra là một đàn em giữ đúng phong cách ‘hèn, hèn’ của giới lãnh đạo Hà nội. Thanh cho rằng: “Hai nước cũng thỏa thuận mở những cuộc tuần tra chung trên biển trong vùng vịnh Bắc bộ. Chúng tôi vẫn còn tranh chấp, nhưng chúng tôi phải giải quyết các tranh chấp đó hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Cách này, cách khác, chúng tôi có thể giữ ổn định trong phần biển này”. Cách Hà Nội thường dùng là không dám thẳng thắn công khai đòi lại Hoàng sa và những đảo trong vùng Trường sa mà Trung quốc đã ngang nhiên cưỡng chiếm của Việt Nam. Nhưng khi dân chúng đứng lên đòi Hoàng sa, Trường sa là của Việt Nam thì Việt Nam bắt bỏ tù. Vẫn quay mặt làm ngơ cho Trung quốc cướp tàu thuyền đành cá, bắt ngư dân Việt Nam để đòi tiền chuộc mạng. Để cho Trung quốc tự tiện ra lệnh cấm ngư dân nước ngoài, trong đó chủ ý là Việt Nam, không được đánh cá ngay trên phần lãnh hải của tổ quốc mình. Trong khi Việt Nam không thiết tha gì tới những phần biển, đảo của tổ quốc đang từng bước một lọt vào tay Trung quốc, thì trái lại các quan chức quân sự Hoa kỳ đang ráo riết đẩy vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông thành “đa phương hóa” ngược với cách giải quyết ‘song phưong’ của Trung quốc. Trong cùng một hôm 07/06, có hai cuộc họp báo tạị Việt Nam, một của Trợ Lý Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ, chuyên trách về các vấn đề chính trị, quân sự, ông Andrew Shapiro, và một của Tổng Tư Lệnh bộ Chỉ Huy Quân Đội Mỹ ở Thái Bình Dương, đô đốc Robert Willard. Hai người cùng đi dự Diễn Đàn An Ninh Đối Thoại Shangri-La ở Singapore ghé thăm Việtnam. Đô đốc Willard nhắc lại lời phát biểu của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates được đánh gíá là phản ảnh quan ngại mạnh mẽ nhất từ trước tới nay của Mỹ về Biển Đông. Ông thêm: “Mỹ phản đối việc một bên nào đó đòi quyền sở hữu toàn bộ khu vực, thông qua những biện pháp không hòa bình, hoặc không tuân theo các công ước quốc tế”. Đô đốc Willard nói: “Vấn đề Bìển Đông cần phải được giải quyết tại một diễn đàn đa phương. Asean chính là diễn đàn để giải quyết vấn đề như vậy”. Về phần Trợ Lý Ngoại Trưởng Mỹ, Andrew Shapiro, trưởng đoàn Hoa kỳ tham gia cuộc họp thường niên với Việt Nam dìễn ra ngày 08/06. Ông nói rằng: “Tôi sẽ mang vấn đề Biển Đông ra thảo luận với phía Việt Nam tại cuộc họp Đối Thoại Chiến Lược lần thứ ba về chính trị, an ninh và quốc phòng Việt-Mỹ”. “Chúng tôi muốn nghe quan điểm và đánh giá của Việt Nam về vấn đề Biển Đông. Chúng tôi cho rằng đây là vấn đề nhậy cảm”. Chẳng hiểu trong cuộc họp kín với quan chức Mỹ, giới cầm quyền Việt Nam có dám thẳng thắn nói lên những áp lực đen tối ác hiểm của đàn anh Trung quốc đối với họ hay không? Nhưng một khi giới quân sự Mỹ đã công khai phản ảnh quan ngại mạnh mẽ về vấn đề Biển Đông, thì cũng đồng nghiã với chiến lược toàn cầu của Mỹ đang hướng mũi nhọn về Biển Đông, trong đó, nói rõ thái độ của Quân Đội Trung quốc không sẵn lòng hợp tác với Hoa kỳ, và họ cũng không quan tâm tới việc giới lãnh đạo chính trị của họ luôn luôn theo đuổi phát triển quan hệ toàn diện với Mỹ. Đây là ngược chiều giữa giới quân sự và chính trị Trung quốc, cũng là vết nứt khó lành giữa Mỹ-Tầu. Đây còn là lối thoát cho Việt Nam ra khỏi sức mạnh khống chế của Trung quốc. Đây cũng để đánh tan đi mối nghi ngại cho là Mỹ chiụ chia chác quyền lợi với Tầu trên lưng Việtnam. Đã đến lúc Việt Nam phải biết chủ động lựa chọn rồi vậy! |
No comments:
Post a Comment