Pages

Thursday, June 17, 2010

Vấn đề quan trí - VOA - Nguyễn Hưng Quốc Blog


Đây đó, trên báo chí trong nước, chủ yếu là báo mạng, đặc biệt blog, một số người đưa ra nhận định rất hay: vấn đề trầm trọng và khẩn thiết nhất ở Việt Nam hiện nay không phải là dân trí. Mà là quan trí. Cái trí của giới cầm quyền.
Ngày xưa, đầu thế kỷ 20, hầu hết các nhà cách mạng Việt Nam đều bận tâm đến vấn đề dân trí. Ai cũng nhìn nhận một lập luận đơn giản: Việt Nam không thể thắng Pháp với cung tên hay gậy tầm vông theo kiểu truyền thống. Muốn thắng Pháp, cần có vũ khí và biết cách tổ chức. Muốn thực hiện hai điều đó, đất nước cần được hiện đại hoá. Muốn hiện đại hoá thì cần giáo dục. Bởi vậy, người ta cổ vũ việc học hành: một mặt tổ chức phong trào Đông Du để gửi những thanh niên ưu tú sang Nhật du học, mặt khác, khuyến khích mọi người chịu khó học đọc, học viết, xem báo và xem sách. Người ta không những khuyến mà còn khích. Khi khích, người ta không ngại nặng lời: Phan Bội Châu, một trong hai nhà cách mạng kiệt xuất nhất trong những thập niên đầu tiên của thế kỷ, từng nhiều lần chửi dân chúng ngu:
Sử nước ta việc dân không chép
Và dân cùng tốt đẹp gì đâu.
Chẳng qua một ở si ngu.

(Dân trí nước ta thật đáng thương) (1)
Ngay một người, chẳng phải là cách mạng gì, chỉ là nhà thơ thôi, như Tản Đà, cũng thấy và cũng phàn nàn về trình độ dân trí trong cả nước:
Dân 25 triệu, ai người lớn?
Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con.
Kể cũng phải. Theo David G. Marr, trong thế kỷ 19, khoảng 25% người Việt Nam trên 15 tuổi biết võ vẽ vài trăm chữ Hán và chữ Nôm đủ để đọc gia phả hay các loại đơn từ căn bản trong đời sống hàng ngày; trong đó, chỉ có khoảng vài chục ngàn người là thực sự thông thạo chữ nghĩa đủ để tự tin đi thi hoặc có thể đọc sách vở. Đến đầu thế kỷ 20, nền Hán học suy tàn, nền giáo dục dựa trên tiếng Pháp và chữ quốc ngữ mới hình thành, số người biết chữ bị giảm sút trầm trọng: vào giữa thập niên 1920, có lẽ chỉ có khoảng 5 phần trăm dân số, hay khoảng 750,000 người, có thể đọc được báo chí (2). Trong tình hình như vậy, chủ trương nâng cao dân trí là điều hoàn toàn dễ hiểu. Cũng dễ hiểu nữa cái việc năm 1945, ngay sau khi mới giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã xem việc diệt “giặt dốt” là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, khẩn cấp không kém gì việc diệt giặc ngoại xâm và giặc đói.
Nhưng bây giờ thì khác. Đã đành so với nhiều nước khác trên thế giới, kể cả trong khu vực Đông Nam Á, trình đô dân trí Việt Nam chưa phải là cao. Số người tốt nghiệp đại học còn thấp. Trình độ thực sự ở đại học lại càng thấp. Đây là một vấn đề lớn của xã hội, được nhiều chuyên gia về giáo dục quan tâm và bàn luận rất nhiều trong những năm vừa qua. Dù vậy, ở đây, có hai điều cần ghi nhận: Thứ nhất, so với trước, mặt bằng dân trí tại Việt Nam hiện nay cao hơn hẳn; thứ hai, một số khiếm khuyết trong trình độ dân trí, nếu có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, mức độ ảnh hưởng ấy chắc chắn là ít hơn sự khiếm khuyết trong trí thức của những người lãnh đạo, tức là...quan trí.
Nói đến quan trí, chúng ta cũng cần lưu ý điều này: trên danh nghĩa, giới lãnh đạo Việt Nam thường có bằng cấp khá cao, thậm chí, cao hơn hẳn các nước phát triển, kể cả Mỹ và Úc!
Theo thống kê của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, trong số 26 thành viên trong nội các chính phủ Việt Nam, có đến 13 người, tức 50%, có bằng tiến sĩ, 3 người có bằng thạc sĩ và 10 người có bằng cử nhân. Trong khi đó, tại Úc, trong số 28 thành viên chính phủ, chỉ có một người có bằng tiến sĩ, 5 người có bằng thạc sĩ, còn lại là cử nhân; tại Mỹ, trong số 23 thành viên chính phủ, có 7 tiến sĩ, 8 thạc sĩ, và 8 cử nhân.
Nguyễn Văn Tuấn tổng kết:
“Nếu [tạm] tính PhD là 10 năm theo học đại học, thạc sĩ 6 năm, và cử nhân 4 năm, thì tính trung bình mỗi bộ trưởng hay thành viên trong nội các chính phủ VN có 7.2 năm học đại học, kế đến là Mĩ (6.5 năm), và thấp nhất trong nhóm là Úc (4.6 năm).” (3)


Đó là bằng cấp chính thức. Nhưng thực lực và thực học thì sao?
Ở Việt Nam, gần đây, vào mỗi dịp cuối năm, giới truyền thông phi chính thống có thói quen tốt là sưu tập những câu nói ngu để đời của giới lãnh đạo. Mà không cần đến dịp cuối năm. Mỗi lần giới lãnh đạo mở miệng công khai là một lần thiên hạ lại phải kinh hoàng về trí thức và trí tuệ của họ. Tuy nhiên, thôi, chúng ta bỏ qua những câu nói ngớ ngẩn kiểu ấy. Cứ cho là do bất cẩn đi. Ai cũng có thể mắc phải những lỗi như thế. Huống gì ở Việt Nam, giới lãnh đạo thường chỉ quen đọc những gì thư ký viết sẵn hơn là ứng khẩu phát ngôn ngay tại chỗ. Chúng ta nên thể tất.
Nhưng những câu trả lời trước Quốc Hội về những chuyện đại sự và được trực tiếp truyền thanh và truyền hình trong cả nước thì dĩ nhiên không phải là chuyện đùa. Đó là thách thức lớn trong việc chinh phục sự ủng hộ của Quốc Hội và của quần chúng cũng như trong việc khẳng định vị thế của mình trong guồng máy đảng và nhà nước. Chắc chắn là họ chuẩn bị rất kỹ. Kỹ vậy mà vẫn để lộ ra những sai lầm về phương diện kiến thức và lập luận đến độ không ai có thể hiểu được. Có những sai lầm cực kỳ sơ đẳng.
Ví dụ như ông Nguyễn Thiện Nhân, phó Thủ tướng, từng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, một trong 13 thành viên trong nội các chính phủ có bằng tiến sĩ, lại là tiến sĩ ở nước ngoài (Đông Đức). Trả lời câu hỏi của Đại biểu Quốc Hội Nguyễn Minh Thuyết, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết: “So với năm 2006, đến nay (2010), lương giáo viên đã tăng gấp 2.1 lần, vào khoảng 2.5 - 4 triệu đồng/tháng, cao hơn so với các ngành khác".
Sự thực thế nào? Sự thực, theo blogger Linh, trên http://everywhereland.blogspot.com, “Thứ nhất, thu nhập danh nghĩa (chứ không chỉ lương) của ngành giáo dục trong năm 2009 chỉ tăng 68% so với năm 2006. Sau khi loại trừ yếu tố lạm phát thì thu nhập này chỉ tăng 18.2%, thấp hơn nhiều con số tăng 2.1 lần mà ông Nhân đưa ra; […] Thứ hai, thu nhập người làm trong ngành giáo dục […] vẫn thấp hơn mức trung bình của tất cả các ngành. Tiền lương trung bình của ngành giáo dục năm 2009 là 2.7 triệu trong khi trung bình của tất cả các ngành là 3.1 triệu. Như vậy mệnh đề ‘cao hơn so với các ngành khác’ của ông Nhân là không chính xác.”
Nhưng cái sai của ông Nguyễn Thiện Nhân không trầm trọng và tai hại bằng cái sai của ông Nguyễn Sinh Hùng, cũng phó Thủ tướng, cũng có bằng tiến sĩ, cũng trong cuộc chất vấn trước Quốc Hội.
Liên quan đến dự án đường sắt cao tốc trị giá 56 tỉ đô la mà Việt Nam đang ngấm nghé thực hiện, ông Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố là ông rất an tâm về khoảng nợ khổng lồ mà Việt Nam sẽ phải vay mượn cho dự án ấy. Tại sao ông an tâm? Lý do, theo ông, "Thu nhập bình quân đầu người hiện nay 1.200 USD, nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương lai thì đến 2020 sẽ là 3.000 USD, và lần lượt tăng 6.000, lên 12.000 và sẽ đạt 20.000 năm 2050".
Với số thu nhập cao như vậy thì việc con cháu chúng ta trả vài chục tỉ nợ của ngoại quốc chẳng có gì khó khăn cả!
Tuy nhiên, theo nhiều người, tất cả các con số làm chỗ dựa cho dự án quốc gia vĩ đại ấy đều sai.
Sai từ con số thu nhập bình quân trên đầu người tại Việt Nam hiện nay: Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2010 này, thu nhập ấy chỉ dưới 1.000 Mỹ kim chứ không phải là 1.200 Mỹ kim như ông Hùng nói.
Sai cả trong dự đoán: con số thu nhập bình quân ấy không thể lên đến 3.000 Mỹ kim vào năm 2020 và 20.000 Mỹ kim vào năm 2050 được. Có nhiều người phân tích những cái sai này. Người phân tích kỹ lưỡng nhất là giáo sư Nguyễn Văn Tuấn ở Úc. Theo ông, nếu từ 2010 đến 2030, suốt cả 20 năm liền, GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của Việt Nam tăng trưởng đều đặn ở mức 6% như hiện nay thì thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2020 chỉ là khoảng 1.963 Mỹ kim; vào năm 2030, chỉ có khoảng 3.121 Mỹ kim. Nếu từ 2030 đến 2050, tốc độ phát triển chậm lại, khoảng 4%, thì thu nhập bình quân đầu người vào năm 2050 chỉ khoảng 5.388 Mỹ kim, tức chỉ hơn một phần tư con số ông Nguyễn Sinh Hùng dự đoán!
Ở đây, chúng ta không thể không đặt ra ít nhất hai câu hỏi:
Thứ nhất, tại sao những người lãnh đạo cao nhất nước lại có thế vấp phải những sai lầm sơ đẳng trong phạm vi mình chịu trách nhiệm như vậy? Những điều căn bản như vậy mà còn sai, vậy những điều phức tạp hơn thì sao?
Thứ hai, dựa trên những tiền đề sai như vậy, làm sao người ta có thể hoạch định những dự án lớn lao kéo dài cả hàng chục năm và tiêu tốn cả mấy chục tỉ đô la được?
Dân chúng, đặc biệt giới trí thức, lo là phải.



Chú thích:
  1. Phan Bội Châu toàn tập, tập 5, Chương Thâu sưu tầm và biên soạn, nxb Thuận Hoá, 1992, tr. 59.
  2. David G. Marr (1981), Vietnamese Tradition on Trial 1920-1945, Berkeley: University of California Press, tr. 33-4.
  3. Nguyễn Văn Tuấn, “Trình độ học vấn của bộ trưởng Việt Nam, Mỹ và Úc
    Ngoài các bài đã dẫn ở trên, có thể xem thêm một số bài khác có liên quan đến vấn đề đang bàn trên các website hoặc blog dưới đây:
http://boxitvn.wordpress.com/2010/06/15/s%e1%bb%b1-im-l%e1%ba%b7ng-l%e1%bb%8bch-s%e1%bb%ad-v-mn-n%e1%bb%a3-h%e1%ba%adu-th%e1%ba%bf/

====================
Đấu đá nhau xì ra tin HOT: Tập đoàn “đớp” 13 tỷ US đô la?

Posted: Tháng Sáu 15, 2010 by BÁO TỔ QUỐC in Mỹ Linh
Thẻ:Mỹ Linh
http://www.anonasurf.com/default4.php?q=aHR0cDovL3ZpZXRjb25nb25saW5lLmZpbGVzLndvcmRwcmVzcy5jb20vMjAxMC8wNi9uc2h1bmcucG5nP3c9MzAwJiMwMzg7aD0yMjU%3D##038;h=225
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng. Ảnh: AP
Kính thưa qúy vị,
Khi nhận được bản tin này, mong rằng qúy vị chung tay phổ biến đến tận tay những cơ quan điều tra, những cơ quan báo chí, ký gỉa trong nước, để cùng điều tra sự việc nghiêm trọng này.
Bản tin này cũng mong đến tận tay những cơ quan công quyền cao cấp nhất, vì nó dính líu đến những nhân vật đang giữ chức quyền cao cấp như:
- Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng,
- Bộ Trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư Võ Hồng Phúc,
http://www.anonasurf.com/default4.php?q=aHR0cDovL3d3dy5kYW5jaGltdmlldC5jb20vd3AtY29udGVudC91cGxvYWRzLzIwMTAvMDYvVkhQaHVjLnBuZw%3D%3D
Bộ trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư Võ Hồng Phúc. Ảnh: AP
- Phó Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Đặng Thanh Bình,
http://www.anonasurf.com/default4.php?q=aHR0cDovL3d3dy5kYW5jaGltdmlldC5jb20vd3AtY29udGVudC91cGxvYWRzLzIwMTAvMDYvRFRCaW5oLnBuZw%3D%3D
Phó Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Đặng Thanh Bình. Ảnh: AP
- Chủ Tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chánh Quốc Gia Lê Đức Thúy,
http://www.anonasurf.com/default4.php?q=aHR0cDovL3d3dy5kYW5jaGltdmlldC5jb20vd3AtY29udGVudC91cGxvYWRzLzIwMTAvMDYvTERUaHV5LnBuZw%3D%3D
Chủ Tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chánh Quốc Gia Lê Đức Thúy. Ảnh: AP
- và Lê Đức Minh, con trai của Lê Đức Thúy,
đã sở hữu đồng tài sản trị gía mười ba tỉ đô la (13 tỉ đô la Mỹ) được ký thác dưới số trương mục 00024689721162 tại TechComBank với văn thư số 1133/TCB-TB, ký ngày 5 tháng 2 năm 2010 bởi Phó Giám Đốc Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam , chi nhánh TechComBank Tân Bình Ngô Quang Trường. (Ghi theo bản chụp văn thư thứ nhất)
Theo bản chụp của văn thư thứ 2, cũng được ký bởi ông Ngô Quang Trường ngày 6 tháng 2 năm 2010, nhóm người nói trên đã đưa ra công văn số 134/CV, ký ngày 2 tháng 2 năm 2010, muốn giải ngân cho Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu ViệtSinhRosa do bà Đào Thị Ánh Hồng làm giám đốc một số tiền lên đến sáu trăm triệu đô la (600 triệu đô la Mỹ)
Trong lúc những người dân nghèo tại 3 xã Đăk Ang, Đăk Nông, và Đăk Dục ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum phải đi qua sông bằng ròng rọc mỗi ngày và gía trị để xây một chiếc cầu chỉ mất 1.5 tỉ đồng VN, vị chi vào khoảng 75 ngàn đô mà cũng chẳng ai lo cho dân. Trong khi đó 13 tỉ đô la bỏ trong công sẽ được đáo hạn ngày 25 tháng 8 năm 2015. Đây là một việc làm vô trách nhiệm của hàng bộ trưởng cầm quyền, mong tất cả mọi công dân Việt Nam đều lên tiếng phản đối việc làm tắc trách này.
Câu hỏi được đặt ra, số tiền 13 tỉ đô la đến từ đâu?
Tại sao giải ngân 600 triệu đô la cho bà Đào Thị Ánh Hồng?
Ông Lê Đức Thúy, nguyên chức vụ Thống Đốc Ngân Hàng, người đã từng dính líu, lem nhem nhiều đến vụ hối lộ 10 triệu Úc kim cho việc in tiền Polymer và việc mua rẻ nhà công vụ, được gọi là “biến tướng của tham nhũng”. Cũng xin nhắc lại, sau khi chuyển đổi nhà công vụ thành nhà riêng, ông Lê Đức Thúy bị phát hiện và báo chí lên tiếng, ngày 5 tháng 10 năm 2006, thủ tướng chấp nhận đề nghị của ông Thúy xin trả lại nhà ở số 6 Lý Thái Tổ cho Ngân Hàng Nhà Nước. Coi nhưng tham nhũng không được đành phải trả lại, để được vô tội, và ông đã bị mất chức Thống Đốc Ngân Hàng vào tháng 7 năm 2007. Thế nhưng, vào tháng 3/2008 ông Thúy lại được ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm vào chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chánh Quốc Gia? Đây có phải là việc làm tắc trách của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
Ngày 13 tháng 6 năm 2010
Mylinhng
Đính kèm 2 bản văn thư của TechComBank:
1) Văn thư thứ nhất:
http://www.anonasurf.com/default4.php?q=aHR0cDovL3d3dy5kYW5jaGltdmlldC5jb20vd3AtY29udGVudC91cGxvYWRzLzIwMTAvMDYvdGVsZWNvbS1iYW5rLnBuZw%3D%3D
2) Văn thư thứ hai:
http://www.anonasurf.com/default4.php?q=aHR0cDovL3d3dy5kYW5jaGltdmlldC5jb20vd3AtY29udGVudC91cGxvYWRzLzIwMTAvMDYvdGVsZWNvbS1iYW5rLTEucG5n

=======================

Chuyện Vỉa Hè
Tạ Phong Tần
Từ đường sắt cao tốc

Ðể chấm dứt cuộc tranh luận công khai tại nghị trường Quốc Hội (mà sẽ không có hồi kết nếu cứ tranh luận công khai), các vị đại biểu nhà ta đã tổ chức “bỏ phiếu kín” (tức là sẽ không có ai bị dư luận quy trách nhiệm cá nhân về cái sự biểu quyết của mình).

Theo lời Chủ Nhiệm Văn Phòng Quốc Hội Trần Ðình Ðàn, đa số đại biểu Quốc Hội đồng tình cao với việc thông qua chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc tại kỳ họp thứ 7 này. “Kết quả chắc là tốt thôi, đại biểu đồng tình cao,” ông Ðàn nói với phóng viên báo Thanh Niên như vậy. Ông Ðàn còn khẳng định: “Khả năng là nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng đường sắt cao tốc sẽ được thông qua tại kỳ họp này. Kết quả tỷ lệ lấy phiếu chỉ để thông báo trong lãnh đạo thôi chứ không thông báo rộng.” Có nghĩa là “lãnh đạo” đã muốn xây đường sắt cao tốc rồi thì cứ xây, còn ý kiến của đại biểu quốc hội chỉ là để “lãnh đạo” biết cho vui vậy thôi? Trong trường hợp này, câu “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất” được ghi trong Hiến Pháp cũng là để “trang trí” cho có vẻ “dân chủ, văn minh”???
Ống nước bắt chi chít như thế này tại một khu chung cư ở Hà Nội là một trong những cái biểu lộ tinh thần sáng tạo
của người dân chào đón đại lễ “Ngàn Năm Thăng Long.” Mỗi một cái ống gắn vào một máy bơm riêng, nhà nào bơm yếu, mút chậm sẽ không có nước.
(Hình: báo Dân Trí)

Cũng giống như dự án kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, dù bị nhiều giới, nhiều nhà khoa học, nhà chính trị, nhà... dân “kêu ca” rằng “lãng phí không cần thiết” khi bỏ tiền ra làm phim đến cả trăm tỷ đồng mà phim lại mang “Hồn Trung Hoa, da nước Việt,” làm có cái sân khấu dùng vài hôm mà phải di chuyển cả hàng cây sứ trăm năm tuổi “đi ngược với tinh thần văn hóa”; dựng ra hàng loạt khẩu hiệu, quảng cáo về lễ hội, riêng chi phí để “ép” nhà phố Hà Nội mặc áo đồng phục “vàng - xanh” hàng loạt lên đến hơn 50 tỷ đồng... mà “không mang lại hiệu quả gì cả.”

Chính vì những điều bất hợp lý sờ sờ vẫn được tiến hành làm mỗi ngày, ông Ðào Trọng Thi - Chủ nhiệm ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc Hội nghi vấn: “Bởi để thực hiện Ðại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội thì một khoản kinh phí bỏ ra là rất lớn. Và rất có thể, có những người lạm dụng chuyện đó để tư lợi.”

Báo Phụ Nữ TP HCM (ngày 30 tháng 3, 2010) đặt câu hỏi: “Vậy thì các dự án làm phim xã hội hóa đó có đáng hoan nghênh không khi cả trăm tỷ đồng huy động được thực ra đều là tiền Nhà nước? Chưa nói đến việc cho ra đời những sản phẩm văn hóa dễ dãi có thể gây ảnh hưởng xấu lâu dài, chứ không phải như một vị chức sắc đã ra vẻ ‘trách nhiệm’: ‘Hay dở chúng tôi tự chịu.’ Vì sao cứ phải làm phim lịch sử để kỷ niệm trong khi có nhiều việc thiết thực hơn cần làm?.” Không biết các vị “đầy tớ của dân” chịu trách nhiệm như thế nào khi mà từ trước đến nay chưa có ai bị cách chức hay tự mình từ chức vì những sai phạm đại loại như thế cả.

Bất ngờ hơn, chua xót hơn khi nghe Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng nói: “Tôi đồng ý xử nghiêm. [...]Nghiêm ở đây không có nghĩa sai là ‘chặt chém’ ngay, như vậy thì hết người, không có người để làm.” Hóa ra người Việt bất tài đến thế sao? Hơn 84 triệu người Việt Nam mà không đào đâu ra vài triệu người để “mần việc nước”? Người Việt cả nước bất tài, hay chính vì sự tham quyền cố vị, vì sự khư khư bám giữ quyền lực công như một thứ “đặc quyền đặc lợi” cho một nhóm xã hội theo kiểu “cha truyền con nối,” không mở rộng ra mọi tầng lớp xã hội mà dẫn đến sự “khan hiếm nhân tài”? Hiểu một cách khác, câu “như vậy thì hết người, không có người để làm” của Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng có nghĩa là “toàn bộ cán bộ trong hệ thống cơ quan nhà nước đều sai phạm tè lè hết”? Mà lại là những sai phạm thuộc loại “sai cực kỳ trầm trọng cần được xử lý, thậm chí có những cái sai liên quan tới vận mệnh dân tộc” (như lời cảnh báo qua câu chuyện Mỵ Châu-Trọng Thủy của đại biểu Dương Trung Quốc) mới chết chứ!

Theo lời GS.TS Nguyễn Ðức Dân thì “ở ta có nhiều loại bằng: trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,... Nhưng tôi chỉ phân biệt hai loại bằng: Loại I, bằng cấp có trước lúc làm quan, nghĩa là đi học rồi mới làm quan. Loại II, bằng cấp có sau lúc làm quan, nghĩa là làm quan rồi mới đi học.” Xem ra, ở ta số “công bộc” có bằng loại II chiếm phần... hơi bị nhiều, nên có thể thấy cái viễn cảnh con cháu chúng ta sẽ phải “è lưng è cổ kéo cày trả nợ cho những kế hoạch vĩ đại và những tầm nhìn xa nửa thế kỷ của cha ông chúng” đang bày ra trước mắt.
Ðến đường nước “siêu sáng tạo”

Trong khi đa số các ông bà nghị nhà ta đang say sưa với mệnh đề “Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc” do đại biểu Trần Tuấn Cảnh đưa ra, dự án làm đường sắt cao tốc có nhiều khả năng được “bấm nút” thông qua, khi mà chủ đầu tư là Tổng công ty Ðường Sắt Việt Nam mời 21 ông bà nghị đi tham quan miễn phí bằng tiền của doanh nghiệp nhà nước (nên cũng là tiền nhà nước); thì ngay giữa trung tâm thủ đô “1000 năm Thăng Long” văn hiến đã nhiều năm tồn tại hệ thống đường nước “siêu sáng tạo” làm cho người dân thủ đô vô cùng khốn khổ, bức xúc, kêu trời hổng thấu.

Báo Dân Trí (ngày 16 tháng 6, 2010) trưng ra hàng loạt hình ảnh rất là “trực quan sinh động” về các kiểu “sáng tạo” muôn hình vạn trạng của người dân “cực kỳ phong phú” để có nước sinh hoạt ở các khu chung cư cũ tại Hà Nội. Nếu đem những hình ảnh này mà ra “cạnh tranh” với thế giới, hổng chừng Việt Nam ta giành giải nhất.

Mỗi địa điểm là một “chùm” ống nước nhựa ngả màu đen xỉn, dơ dáy “mọc” búa xua ra, vươn thẳng lên khoảng không rồi rẽ ngoặt ngang qua đầu người ở lối đi chung như một kiểu “cổng chào” có thể độ ập xuống đầu người qua lại bất cứ lúc nào. Hay “một chùm” ống nước khác dùng lâu ngày đã trở nên mềm nhũn, oằn lên oằn xuống như con rắn, thi nhau bò bám lấy vách tường cũ mốc xỉn, nếu tác giả không chú thích rõ là “Không phải dây điện đâu nhé” thì đố biết nó là ống nước.

Ðây còn là nơi “tập trung trưng bày” hàng loạt máy bơm nước cá nhân đủ chủng loại, nhiều đến nỗi khó có nơi nào nhiều hơn.

Báo Dân Trí bình luận: “Thực trạng thiếu nước sinh hoạt ở những khu chung cư cũ đã là chuyện ‘biết rồi khổ lắm nói mãi.’ Song, chính câu chuyện chung cư 4 mùa khát cháy đã biến nơi đây trở thành những gian trưng bày nghệ thuật sắp đặt máy bơm, ống nước mà hiếm nơi nào có được. Mỗi con người sinh sống ở khu chung cư kiểu này là một nghệ sỹ tài ba và không kém phần linh hoạt để sáng tạo ra muôn hình vạn kiểu cấp nước cho gia đình mình. Hẳn trong mỗi chúng ta, những người từng sinh sống ở khu tập thể cao tầng ra đời trong thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, sẽ thấu hiểu cặn kẽ về giới hạn của việc cấp nước.

Thường thì những khu như vậy, nước chỉ cấp đến sân khu tập thể và phần còn lại phụ thuộc vào sự sáng tạo của mỗi gia đình để có cách riêng đưa nước về nhà sinh hoạt. Và từ đây, ‘bản đồ’ đường nước ra đời.”

Một blogger đã mai mỉa hệ thống đường nước này là: “sơ đồ 3D hệ thống đường sắt cao tốc.”

...

Tôi không muốn mời quý vị đại biểu đến sông Pô Kô để “chơi trò” đu dây qua sông như người dân ở đây, hay ngồi ô tô đi qua cầu Bình Triệu (Sài Gòn), như thế thì mất thời gian và mất công quý vị di chuyển trên một đoạn đường dài. Theo Vietnamnet, tin giờ chót là “Quốc hội đồng ý chủ trương làm đường sắt cao tốc.” Theo nghị trình, Quốc hội sẽ ấn nút nghị quyết này vào phiên bế mạc (chiều 19 tháng 6).

Quý vị đại biểu đang họp tại Hà Nội, nên tôi có ý kiến là trước khi quyết định xây đường sắt cao tốc bằng mọi giá, xin mời những người có quyền quyết định “xây” hãy đến ngay những nơi có “đường nước siêu sáng tạo” ngay trung tâm thủ đô Hà Nội này. Không phải để ngó qua ngó lại “tham quan” rồi về, mà hãy sống chung với người dân trong chung cư đó chừng vài tháng, rồi hãy “bấm nút” về những “kế hoạch vĩ đại” của các ngài.

Tạ Phong Tần

http://dantri.com.vn/c20/s20-402678/ban-do-duong-nuoc-dan-thu-do.htm

No comments:

Post a Comment