Pages

Wednesday, August 31, 2011

Nhà văn Dương Thu Hương: “Lo nhất là cái họa của Tàu sừng sững trước mặt”

Nhân dịp "Quốc Nhục 2-9": Dân tộc VN với trên 4000 năm văn hiến. Dân tộc VN có trước hay đảng csVN có trước ? mà lấy ngày 2-9-1945 làm ngày quốc khánh? Quả thật là quân cộng nô mất gốc hổn láo với tổ tiên.

Thực hiện: Ðinh Quang Anh Thái
Nhà văn Dương thu Hương ở Paris
 
Theo tôi, cái định nghĩa đúng nhất về triều đình cộng sản Hà Nội hiện nay là: Bọn người có cái đầu của loài chim sẻ, có con tim của chuột bọ, có bản lĩnh của lũ cừu nhưng có dạ dầy của chó sói. Vì thế, tất cả hành động của chúng bây giờ chỉ là bán rẻ tất cả tài nguyên của tổ quốc, vơ vét tài sản của dân để làm giàu những trương mục ngân hàng của chúng để ở nước ngoài với số tiền có thể nuôi chúng sống huy hoàng nhiều thế hệ con cháu của chúng nó mà không cần lao động. Và một mai khi đất nước lâm nạn thì chúng sẽ xách gói chuồn thẳng đến một xứ nào đó, và có lẽ Mỹ là nước đầu tiên chúng nghĩ tới. Vì bọn cộng sản đạo đức giả, mồm thì chống Mỹ, nhưng con cái của chúng đều được chúng đưa sang Mỹ học lâu rồi.
—————
Nổi tiếng không những về những tác phẩm như Thiên Ðường Mù, Bên Kia Bờ Ảo Vọng, Khải Hoàn Môn, Chốn Vắng… mà còn do thái độ can đảm và thẳng thắn phê bình giới lãnh đạo Hà Nội. Bà từng bị chế độ giam giữ gần một năm và công an còn đe dọa “nghiền nát như tương.” Hiện nay, Dương Thu Hương tỵ nạn tại thủ đô Paris của nước Pháp. Dù xa quê nhà, bà vẫn luôn thao thức về tình hình tại Việt Nam. Chiều Thứ Năm, 6 Tháng Tám, nhà văn Dương Thu Hương đã trả lời cuộc phỏng vấn sau đây của Người Việt.
 
-ÐQAThái: Ngay giờ phút này, vấn đề gì của Việt Nam khiến bà quan tâm nhất?
-Nhà văn Dương Thu Hương: Giờ phút này, như tất cả những người Việt Nam khác có băn khoăn về tương lai của đất nước, tôi lo nhất là họa Bắc Thuộc lần thứ hai của Tầu sừng sững trước mặt mình.

-ÐQAThái: Bà có thể nói rõ hơn cái họa Bắc Thuộc đó ra sao?
-Nhà văn Dương Thu Hương: Sự kiện thì nhiều lắm, ai theo dõi tình hình Việt Nam cũng có thể biết. Về mặt đại thể, tôi thấy trong toàn thể lịch sử nước Việt, có lẽ cái triều đình cộng sản là cái triều đình hèn hạ và khốn nạn hơn tất cả những triều đình bán nước trước kia, mà tiêu biểu là Lê Chiêu Thống. Bởi vì Lê Chiêu Thống có cầu cứu Tầu nhưng chưa bán một mảnh đất, chưa ký những hợp đồng chui, không hèn đến mức độ dám phạm luật của tổ tiên là nhượng đất cho giặc.
Trong lịch sử Việt Nam, tôi thấy những triều đình trước kia bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước trên lợi ích của dòng tộc, cá nhân. Thí dụ triều đình nhà Trần, trước khi mất vào tay nhà Hồ, Vua nhà Trần đã ra lệnh chém đầu đứa con ruột của mình vì nó liên hệ đến Chế Bồng Nga và định đưa Chế Bồng Nga về để đánh đuổi Hồ Quý Ly. Vua Trần không ngu đến độ không biết Hồ Quý Ly trước sau cũng soán đoạn ngôi của mình, nhưng ông vẫn phải chém đầu đứa con vì đứa con đó đưa Chế Bồng Nga về chiếm nước.
Nhìn lịch sử như thế, chúng ta mới thấy cộng sản là triều đình đầu tiên đã hèn hạ bán đất, bán biển của tổ tiên để lại. Vậy cho nên tôi nghĩ vận nước đã chìm đến tận bùn đen.

-ÐQAThái: Bà sinh ra và lớn lên trong chế độ cộng sản, bà có hiểu được não trạng của giới lãnh đạo hiện nay khi họ hành xử như thế?
-Nhà văn Dương Thu Hương: Theo tôi, cái định nghĩa đúng nhất về triều đình cộng sản Hà Nội hiện nay là: Bọn người có cái đầu của loài chim sẻ, có con tim của chuột bọ, có bản lĩnh của lũ cừu nhưng có dạ dầy của chó sói. Vì thế, tất cả hành động của chúng bây giờ chỉ là bán rẻ tất cả tài nguyên của tổ quốc, vơ vét tài sản của dân để làm giàu những trương mục ngân hàng của chúng để ở nước ngoài với số tiền có thể nuôi chúng sống huy hoàng nhiều thế hệ con cháu của chúng nó mà không cần lao động. Và một mai khi đất nước lâm nạn thì chúng sẽ xách gói chuồn thẳng đến một xứ nào đó, và có lẽ Mỹ là nước đầu tiên chúng nghĩ tới. Vì bọn cộng sản đạo đức giả, mồm thì chống Mỹ, nhưng con cái của chúng đều được chúng đưa sang Mỹ học lâu rồi.

-ÐQAThái: Nói như bà thì tương lai Việt Nam đen tối quá?
-Nhà văn Dương Thu Hương: Tương lai Việt Nam, theo tôi, hoàn toàn mỏng manh. Tôi không hiểu 80 triệu dân có ai có khả năng thay đổi tình thế hay không. Nếu không có ai, thì một màu đen sẽ bao phủ đất nước Việt Nam. Khó có cách nào chống lại một đế quốc tàn bạo mà tổ tiên chúng ta đã từng trải nghiệm cả ngàn năm.

-ÐQAThái: Có lần bà phát biểu rằng, lòng yêu nước của dân tộc ta là một mỏ vàng ròng, ai khai thác được mỏ vàng đó thì sẽ huy động được sức mạnh toàn dân. Theo bà, mỏ vàng ròng đó bây giờ có còn không?
-Nhà văn Dương Thu Hương: Tôi nghĩ là nếu chúng ta không có cái mỏ vàng ròng đó thì Việt Nam đã từ lâu trở thành một quận huyện của nước Tầu. Thế còn cái mỏ vàng ròng đó hiện có còn tồn tại hay không, cái đó tùy vào vận nước và chỉ có Trời mới biết được.

-ÐQAThái: Bà có còn chút hy vọng nào vào tương lai Việt Nam không?
-Nhà văn Dương Thu Hương: Tôi vẫn hy vọng, dù rất mong manh, rằng trong 80 triệu dân Việt Nam hiện nay, không lẽ toàn là những người chỉ biết miếng cơm manh áo Chắc chắn vẫn còn nhiều người yêu nước. Và trong cái đa số ấy, chắc là cũng phải có người có đảm lược, và chỉ cần cơ hội, thì họ sẽ vận động được cái khối người xưa nay vẫn thầm lặng trong bóng tối.

-ÐQAThái: Cám ơn bà đã trả lời phỏng vấn của Người Việt.

****************************

Nghi vấn Trung Quốc thắng thầu nhờ “đi đêm”

Bộ Kế Hoạch Đầu Tư đang chuẩn bị báo cáo Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng về hệ lụy chọn nhà thầu giá rẻ mà báo chí phản ảnh.

Photo courtesy of dautu.vn
Lễ ký kết Hợp đồng sau khi Công ty China Huadian Engineering (CHEC) Trung Quốc trúng thầu EPC Dự án Nhà máy nhiệt điện Kiên Lương thuộc Trung tâm Điện lực Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, hôm
Theo đó Trung Quốc trúng thầu 90% các công trình thượng nguồn ở Việt Nam.

Lợi bất cập hại

Báo chí đưa lên mạng khá nhiều bài viết mổ xẻ về tình trạng nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu giá thấp, thắng thầu ở khắp các công trường dự án. Hệ quả của tình trạng này là lợi bất cập hại vì phẩm chất công trình thường thấp, thời gian thi công kéo dài, đó là chưa nói đến sự kiện nhà thầu, đội ngũ chuyên viên công nhân xây dựng Việt Nam trở thành những người đứng bên lề các đại công trường của đất nước mình.
-->
Tham nhũng ở trong những dự án đầu tư lớn thì rất thường xảy ra  nếu chủ đầu tư và nhà thầu lại ‘đi đêm’ với nhau trước rồi thì lúc đó là vô phương.
TS Nguyễn Quang A
Ông Vũ Khoa, Chủ Tịch Hiệp Hội Nhà Thầu Xây Dựng VN phát biểu trên Thanh Niên Online, Hiệp Hội đã cảnh báo từ những năm 1994, 1995 về nguy cơ lớn của đấu thầu giá thấp là phá sản dự án, vỡ tiến độ. Tuy nhiên những khuyến cáo về vấn đề này không được chú ý. 
Nhiều ý kiến đặt vấn đề về cơ chế chính sách và luật lệ, nhưng trên thực tế yếu tố con người là quan trọng hơn cả.
TS Nguyễn Quang A chuyên gia nghiên cứu độc lập từ Hà Nội nhận định về vấn đề này:
“Tham nhũng ở trong những dự án đầu tư lớn thì rất thường xảy ra  nếu chủ đầu tư và nhà thầu lại ‘đi đêm’ với nhau trước rồi thì lúc đó là vô phương và phải có những giải pháp khác để giải quyết, chứ còn chỉ bằng các thủ tục đấu thầu thì không nổi. Khi các chủ đầu tư mà ham giá rẻ thì nhiều khi dẫn đến chất lượng kém. Một nhà máy lớn được sinh ra, vòng đời của nó 30-40 năm và lúc đó nó kéo theo hệ quả mà vài thế hệ mới có thể  sửa được thì đấy là một điều rất là nguy hiểm.”

Người TQ đảm trách mọi việc?


Đại diện Xí nghiệp TTTB Quang Minh và đại diện Tập đoàn CMC Trung Quốc ký hợp đồng tổng thầu E.P.C dự án xi măng Trường Sơn, Hải Phòng, hôm 15/05/2010. Photo courtesy of congthuong.com.vn
Đại diện Xí nghiệp TTTB Quang Minh và đại diện Tập đoàn CMC Trung Quốc ký hợp đồng tổng thầu E.P.C dự án xi măng Trường Sơn, Hải Phòng, hôm 15/05/2010. Photo courtesy of congthuong.com.vn
 
Tại Việt Nam việc các nhà thầu Trung Quốc thắng tới 90% các hợp đồng tổng thầu EPC, thiết kế-mua sắm-xây dựng còn gọi là hợp đồng chìa khoá trao tay mang tới nhiều hệ quả. Chẳng hạn như người Trung Quốc đảm trách tất cả mọi việc, ngay cả công nhân vệ sinh các công ty Trung Quốc cũng mang theo từ nước họ. Với giá thắng thầu rẻ, nhà thầu Trung Quốc mua sắm trang thiết bị máy móc vật liệu sản xuất ở nước họ, chất lượng các công trình khi hoàn thành là một vấn đề được dư luận quan tâm. Đáng quan ngại là các gói tổng thầu EPC đảm trách thực hiện các công trình thượng nguồn như khai khoáng, luyện kim, nhà máy điện.   
Hợp đồng tổng thầu EPC chìa khóa trao tay được nhiều nước trên thế giới áp dụng, lợi thế là nhanh gọn, dễ theo dõi giám sát và rạch ròi mức tổng đầu tư ngay khi dự án được khởi động.  
Theo TS Nguyễn Quang A, chuyên gia nghiên cứu độc lập ở Hà Nội cách làm EPC là theo thông lệ quốc tế, nhưng ở Việt Nam việc soạn thảo và áp dụng điều kiện dự thầu như thế nào lại là chuyện khác. Ông nói:
-->
Đưa giá thấp để thắng thầu đâu có nghĩa là làm được tốt, mà người ta cần kiểm tra xem qui trình công nghệ, các giải pháp kỹ thuật để làm sao tiết kiệm được.
KTS Trần Thanh Vân
“Đầu tiên phải thỏa mãn tất cả thủ tục về mặt hình thức, sau đó phải thỏa mãn tất cả yêu cầu về mặt kỹ thuật về mặt chất lượng. Nhưng yêu cầu về mặt kỹ thuật, chất lượng như thế nào, nếu chủ đầu tư không nêu được một cách rõ ràng chặt chẽ thì những ‘ông’ đáng lẽ bị loại cũng có thể lọt vào. Sau đó đến bước cuối cùng tất cả những người còn lại mới tính đến ai trả giá thấp, chuyện đó là do tài năng am hiểu của chủ đầu tư mà có thể lọt vào những nhà thầu không đạt chất lượng.”        
Kiến trúc Sư Trần Thanh Vân ở Hà Nội, một người có nhiều hiểu biết về đời sống xã hội Hoa Lục đặc biệt quan ngại về tình trạng công ty Trung Quốc thống lĩnh các công trường dự án ở Việt Nam:
Đưa giá thấp để thắng thầu đâu có nghĩa là làm được tốt, mà người ta cần kiểm tra xem qui trình công nghệ, các giải pháp kỹ thuật để làm sao tiết kiệm được vật tư, tiết kiệm lao động để ra được hiệu quả mới là việc quan trọng.”
Nhận định của kiến trúc sư Trần Thanh Vân vừa nêu, có lẽ bất cứ người chủ đầu tư nào cũng biết, các chủ đầu tư dự án quan trọng ở Việt Nam là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước không thể không biết. Vấn đề là chuyện Trung Quốc thắng thầu: góc khuất không nằm ở giá rẻ. 

Theo dòng thời sự:

*************************
NHỤC QUỐC THỂ - Ôi ! xót xa tủi nhục cho Người con gái Việt Nam !!!
 

Get Flash to see this player.


  **********************

Phản tỉnh thôi chưa đủ, cần tích cực hành động chống cái Sai cái Ác nữa hỡi những trí thức trong chế độ cộng sản!

Tuesday, 7 September 20100 y kien
dungda8
Quốc nạn – Sự vô trách nhiệm và lãng phí mang tính hệ thống
(Bài viết nhân vụ Vinashin thất thoát trên 80 nghìn tỷ)

Nguyễn Hoàng


Sự vô trách nhiệm mang tính hệ thống tất yếu gây ra những lãng phí mang tính hệ thống. Đó là sự lãng phí về cơ hội, các nguồn lực con người và xã hội, tiền của, thời gian, tài nguyên đất nước và phải được coi như một tội ác ghê gớm. Quy mô và sức phá hoại nó rât nặng nề có thể lên đến nhiều tỷ dollar/năm. So sánh về sức tàn phá, tham nhũng chỉ như mấy chú muỗi mắt đặt bên cạnh những con khủng long lãng phí và phá hoại mà thôi. Hiện tại chưa có bất cứ một chế tài nào để chế ngự được loại quốc gia đại nạn này.
Công luận xã hội VN vừa qua đã tập trung bàn nhiều về nạn tham nhũng, hối lộ gọi chúng là quốc nạn.
Nhưng còn có một loại có thể gọi là quốc gia đại nạn. Một cơ chế phá hoại làm thất thoát kinh khủng các nguồn lực quốc gia ngay từ đầu đã nằm cơ hữu trong lòng kinh tế xã hội VN.
Đó chính là sự vô trách nhiệm, lãng phí mang tính hệ thống.
Sự vô trách nhiệm và lãng phí mang tính hệ thống này thường có sức phá hoại giá trị hàng trăm triệu đến nhiều tỷ dollar. So về quy mô tàn phá, tham nhũng chỉ như mấy chú muỗi mắt đặt bên cạnh những con khủng long lãng phí và phá hoại mà thôi.
Kết quả từ loại quốc nạn này thường là sự tàn phá nền kinh tế mang tầm cỡ quốc gia mà đến nay còn ít được bàn thảo. Chỉ riêng một Vinashin đã có tới trên 4 tỷ dollar nợ nần. Nó góp phần gia tăng gánh nặng cho nền kinh tế nghèo VN vốn không ổn định. Nợ quốc gia đã tới gần 50%, điểm phải dừng vì bên kia sẽ là vực thẳm.
Mặc dù đã bắt điều tra 5 vị lãnh đạo trực tiếp của Vinashin, sẽ xác định được các tội cố ý làm trái hay hối lộ, tham nhũng nhưng chắc chắn số tiền tham nhũng chỉ đến hàng chục, ghê gớm lắm mới đến hàng trăm triệu dollar. Vậy hàng tỷ dollar kia vì sao thất thoát, nguyên nhân nào dẫn đến sự lãng phí phá hoại rất kinh khủng này?
1.Sự vô trách nhiệm mang tính hệ thống:
Toiac CS - marxỞ ta có một nền kinh tế xã hội luôn được vận hành theo cách thức đặc biệt: một nơi ra quyết định, nghị quyết, một nơi thứ hai thực hiện nghị quyết, một nơi khác thứ ba vận hành và nơi cuối cùng là con cháu chưa ra đời sẽ chịu trách nhiệm về mọi hậu quả của nó về sau này.
Hiện thời chẳng ai phải chịu trách nhiệm về các hậu quả của hành động của họ trong một hệ thống ra quyết định liên hoàn như vậy!
Cả một hệ thống đồ sộ tốn kém với hàng triệu quan chức lớn nhỏ nhưng lại tỏ ra trì trệ và vô cảm.
Một bộ máy lập pháp hướng tới thỏa mãn các quyết sách chính trị nhất thời và nhu cầu tự thân của ngành hành pháp hơn là xây dựng một nền pháp trị lâu bền trên nền tảng do dân, vì dân.
Một bộ máy hành pháp, tư pháp đều mang tính tự thân đề cao lợi ích, sự an toàn dựa vao sự vô can của bộ phận mình lên trên toàn cục hơn là can dự một cách khách quan nhằm thực thi và bảo vệ pháp luật; lại còn cơ chế vùa đá bóng, vừa thổi còi nên không sao phân định được trách nhiệm của cầu thủ với trọng tài.
Hệ thống ấy cho phép không có nơi nào phải chịu trách nhiệm về những sai hạm tày trời xảy ra ở Vinashin. Mặc dù tất cả đều có quy trình luật định, có nhiều vòng giám sát nhưng con voi vẫn đi qua được mọi lỗ kim. Họ vẫn mua được những con tàu, nhà máy điện ở dạng những đống sắt vụn với giá cắt cổ nền kinh tế mà không ai trong hệ thống trên bị liên đới trách nhiệm.
Cũng từ sự vô trách nhiệm mang tính hệ thống này mà các quyết định thành lập các cơ cấu xài tiền như Vinashin, các dự án tổn hại tiền dân như chương trinh mía đường v.v.. đều đã và có thể thông qua mà không một ai phải tự vấn lương tâm mình!
Điều khôi hài đau xót nhất ở đây lại là tất cả chúng ta đều vô can trong mọi sự đổ vỡ của nền kinh tế, trong sự đổ vỡ nồi cơm của chính nhà mình!
2.Sự lãng phí mang tính hệ thống hay cơ chế “ Muốn ăn thì phải phá”:
Một nhóm nguyên nhân sâu xa khác gây nên hiện tượng lãng phí mang tính hệ thống là sự không hài hòa, không nhất thể hóa các quyền và lợi giữa các bộ phận trong một xã hội. Khi một nhóm thủ lợi, không bị các cơ chế và luật pháp minh bạch của một xã hội công dân điều tiết, họ sẵn sàng hy sinh đại cục, lợi ích của xã hội vì lợi ích riêng.
Không phải ngẫu nhiên trong ngôn từ xã hội có từ “Buôn cơ chế” thuộc loại siêu của siêu lợi nhuận. Những lãng phí, thất thoát và tham nhũng trong đầu tư cơ bản trỏ thành câu chuyện quen thuộc đến mức người dân nơi quán xá đều thông thạo khi nói về chúng. “Chạy dự án” đã làm giàu thêm cho ngôn ngữ Việt để chỉ về một hoạt động có sức hút rất lớn về lợi ích. Khi vài chục phần trăm đến non một nửa giá trị dự án rơi vào túi tư nhân thì đây cũng chính động lực không cưỡng lại được cho sự ra đời các loại dự án và siêu dự án mà kết quả chung sẽ là tăng quy mô và tầm cỡ của sự lãng phí có tính hệ thống và gánh nặng nợ nần trong xã hội hiện nay.
Ở các nước khác, cơ chế win-win cho phép mọi thành phần xã hội nỗ lực làm ăn, tạo ra của cải làm giàu cho bản thân và đóng góp cho xã hội. Ở ta, cơ chế làm ra để chia nhau không biết vì lẽ gì đã không được thực thi.
Từ các phân tích ở phần trên, ta sẽ thấy như một lẽ tự nhiên của luật nhân quả, trong thực tiễn đã hình thành một cơ chế đáng sợ “Phá để ăn” hay “Muốn ăn thì phải phá” và phá càng nhiều thì kiếm chác cũng càng nhiều.
Những điều này có thể tìm thấy ở hầu hết các dự án của Vinashin mà gần đây Phạm Viết Đào đã tổng kết trên trang Blog đầy tính chiến đấu của ông, từ vụ ký HĐ đóng 15 con tàu 53 nghìn tấn đến các vụ đầu tư cho những đống sắt phế thải, gây ô nhiễm môi trường như các vụ mua tàu, nhà máy điện sắp hoặc hết niên hạn sử dụng, Vinashin gây thất thoát cho chính mình hàng trăm triệu dollar mà hậu quả nhìn thấy trước là cả một chặng đường thua lỗ. Phá hoại cả một ngành đóng tàu khi trứng nước bằng phương cách “muốn ăn một hãy phá mười, một trăm hoặc nhiều hơn thế. Không biết những người ký các HĐ này kiếm chác được bao nhiêu từ khoản hoa hồng nhỏ nhoi trong công cuộc phá hoại của họ???
Gần đây có một dự án mang tính thời sự tốn hàng trăm tỷ của VTV đang được đắp chiếu nằm đó.
Tin rằng bạn đọc có thể tiếp tục nêu ra rất nhiều ví dụ đau xót về hiện tượng phá để mà ăn, mà chia nhau này!
3.Sự thiệt hại ở quy mô quốc gia
Trên nền tảng của sự vô trách nhiệm và lãng phí mang tính hệ thống, quy mô của sự thiệt hại, quy mô phá hoại của nó đã vượt ra khỏi sức tưởng tượng của nhiều người, lên đến nhiều tỷ dollar năm.
Có thể nêu ra vài ví dụ:
Thời kỳ HTX nền nông nghiệp VN chỉ sản xuất được 12-14 triệu tấn lương thực quy thóc mỗi năm. Khi thực hiện chỉ thị 100 và nghị quyết khoán 10 đi đúng quy luật khách quan, sức sản xuất trong nông nghiệp được giải thoát, Việt Nam từ nước nhập khẩu trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Riêng sản lượng lương thực mỗi năm đã đạt 38 triêu tấn thóc, gấp khoảng ba lần tổng sản lượng lương thực thời kỳ HTX. Theo thời giá, nếu tạm tính bình quân 400 USD//tấn gạo như hiện nay thì riêng ngành sản xuất lúa gạo của nông nghiệp Việt Nam thu về thêm so với thời kỳ HTX khoảng trên 6 ,4tỷ ÚSD mỗi năm.
Nói cách khác, hệ thống sản xuất cũ tạo ra một sự lãng phí mang tính hệ thống trị giá 6,4 tỷ USD/năm chỉ riêng trong một ngành sản xuất lúa gạo.
Có thể nêu lên một ví dụ khác là phong trào đầu tư của các địa phương cho chương trình một triệu tấn đường, đã tiêu của ngân sach và các nguộn vốn khác trên 10.050 tỷ (trên nửa tỷ dollar), nay càng sản xuât càng bị lỗ, không nhìn thây khả năng hoàn vốn.
Năm 2010, tình trạng tài chính của các nhà máy đường trên toàn quốc là hết sức thê thảm với số nợ khoảng trên 5.000 tỷ đồng (khoảng 263 triệu dollar) và đa số mất khả năng chi trả.
Sự vô trách nhiệm và lãng phí mang tính hệ thống còn gây ra rất nhiều thiệt hại trên các lĩnh vực khác như làm suy yếu các nguồn lực kinh tế xã hội. Phá hoại năng lực cạnh tranh của nền kinh tê, không nâng cao được phẩm chất tăng trưởng, Gần đây VN liên tục bị đánh tụt hạng ở chỉ số tin cậy quốc gia, chỉ số tín dung các ngân hàng.
4. Thay cho lời kết
Sự vô trách nhiệm mang tính hệ thống tất yếu gây ra những lãng phí mang tính hệ thống. Đó là sựu lãng phí về cơ hội, các nguồn lực con người và xã hội, tiền của, thời gian, tài nguyên đất nước và phải được coi như một tội ác ghê gớm. Quy mô và sức phá hoại nó rât nặng nề và hiện chưa có bất cứ một chế tài nào để chế ngự nó.
Thế hệ con cháu sẽ biết lấy gì trả nợ khi chỉ số ICOR đã lên đến 7, 8 cảnh báo về một nền kinh tế kém hiệu quả, có phẩm chất tăng trưởng rất thấp, tính cạnh tranh và độ tin cậy quốc gia và một số ngân hàng VN hàng đầu về tín dụng thuộc tốp dưới của các bảng xếp hạng quốc tế!
Nhân vụ thất thoát trên 80 nghìn tỷ của Vinashin,xin được bàn thêm về một dạng quốc gia đại nạn trong bài viết ngắn này với đôi suy tư thiển cận và hạn hẹp, với tấm lòng thành mạnh dạn tỏ bày.
th_antiVC-1[1]
Mong các sỹ phu, chư vị chỉ giáo nhằm sáng tỏ sự đúng sai nhiều chiều của một vấn đề hệ trọng liên quan trực tiếp đến sự giàu nghèo của đất nước, đến bát cơm manh áo của mỗi người dân!
N.H
4.9.2010

*Bài viết do tác giả Nguyễn Hoàng (TS) gửi riêng Nguyễn Xuân Diện-Blog.
Xin chân thành cám ơn tác giả!
Nguồn bài: nguyenxuandien.blogspot.com

Nguyễn Chí Vịnh sang chầu Bắc Kinh, thông báo "sẽ kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở VN"

danlambao - Bài tường thuật trên báo Quân Đội Nhân Dân về chuyến đi chầu Bắc Kinh của Trung tướng - Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh.  Trong cuộc gặp gỡ hai bên, Nguyễn Chí Vịnh đã thông báo với Mã Hiểu Thiên (Phó tổng tham mưu quân Giải phóng Nhân dân TQ) về "chủ trương kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam". Thông báo này hàm ý nói đến những cuộc biểu tình chống Trung Quốc vừa qua đã bị chính quyền thẳng tay đàn áp, đồng thời, Vịnh tiếp tục cam kết "không tái diễn" những cuộc biểu tình như vừa qua.

Cả một thời… trộm cướp lên ngôi!


Sông Kôn (danlambao) Ở nông thôn, khi những con chó không còn ra đường cho bọn bắt chó tròng cổ nữa, thì bọn bắt chó chuyển đổi thành bọn bắt gà. Mới đây bọn họ xông vào chuồng gà nhà dân ở xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định bắt đi cả trăm con gà. Tại hiện trường chuồng gà bọn bắt gà để lại dấu vết là một tờ giấy trong đó có ghi dòng chữ: “thông cảm, vì không đủ bao tải đựng gà nên không bắt nữa chứ không phải chê gà mà bắt ít”.

Aleksandr Solzhenitsyn – Con người đã quên Chúa



Lời người dịch: Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày sụp đổ của đế quốc Ác, Liên Xô, nhà báo Mỹ Walter Rodgers, phóng viên thường trú của hãng ABC News tại Maxcơva từ năm 1984 đến 1989, viết bài phân tích tại sao tôn giáo không chết ở Liên Xô trong suốt 74 năm quằn quại như con giun dưới máy chém hoạt động hết công suất và không ngừng nghỉ của chế độ vô thần cộng sản. 

Thông báo của Mạng lưới Tuổi trẻ VN Lên đường


Dân Làm Báo vừa nhận được thông báo của Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường trong đó có đề cập đến việc Ban Tổ Chức Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên Thế Giới Kỳ 6 trục xuất anh Thái Văn Dung ra khỏi Đại Hội. Anh Thái Văn Dung cũng là người đã bị công an bắt đi mất tích vào ngày 19 tháng 8 và Danlambao đã đưa tin trong bài: Thêm một thanh niên Công Giáo bị bắt cóc. Vụ việc của anh Thái Văn Dung cũng đã được blogger Mẹ Nấm nêu lên trong bài Tôi cần một câu trả lời. 


Quốc khánh 2 tháng 9: hơn 10 ngàn tù nhân được ân xá chỉ có 2 tù chính trị

Gia Minh (RFA) - Trong số hơn 10 ngàn tù nhân thuộc danh sách đặc xá nhân dịp quốc khánh 2 tháng 9 sắp tới đây, có hai tù nhân chính trị là ông Nguyễn Văn Tính và nhà thơ Trần Đức Thạch.

Hãy nắm vững chủ trương, hỡi những người yêu nước chưa đúng cách!


Vũ Thị Phương Anh - ...Tôi đang nghĩ, có lẽ tôi cần nghiên cứu, tìm hiểu xem như thế nào là yêu nước đúng cách, vì nắm được rồi thì dám tôi có thể mở lớp dạy thu tiền, đắt hàng lắm chứ chẳng chơi đâu. Vì có cầu thì có cung mà. Chứ dân VN đang sục sôi tinh thần yêu nước thế, mà chẳng biết biểu hiện như thế nào cho đúng cách, nay có người mở lớp dạy cách thể hiện lòng yêu nước “đúng cách” (nhớ nhé) thì tại sao lại không học cơ chứ?...

Ai là người nói thật


Người Buôn Gió Vừa qua liên tiếp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra những cuộc tuần hành của những người yêu nước, nội dung các buổi tuần hành này đã được trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, giám đốc công an TPHN khẳng định trước báo chí vào ngày 2-8 các cuộc biểu tình này do những người yêu nước gồm các thành phần sinh viên, giới trí thức, văn nghệ sĩ, doanh nhân và nhiều thành phần khác.

Gadhafi, giờ này Chú ở đâu?



Chú Gadhafi vô cùng quý mến,

Cháu, tên là Cu Tèo, ngần ngừ mãi vì không biết Chú còn có cơ hội nào lên mạng để đọc được meo này không; nhưng nghĩ tới câu “nghĩa tử là nghĩa tận”, nếu Chú đã mệnh hệ rồi thì cháu mong đây là nén nhang xông lên Chú, có thể linh hồn đang cà lơ phất phơ đâu đó, hay đang do dự trước 72 trinh nữ; chưa biết em nào trước em nào sau.

Trong hai tác phẩm dự giải thường Hồ Chí Minh 2011 của ông Hữu Thỉnh: một tập thơ dở và một tập trường ca phạm quy


Trần Mạnh Hảo (danlambao) Bài viết này chúng tôi không nhằm nói về sự bất cập của các loại giải thưởng quốc doanh có tên là “Xin-cho” với quá nhiều tiêu cực đang được báo chí rầm rộ lên tiếng phê bình. Chúng tôi chỉ bàn đến một trường hợp cụ thể là nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, bí thư Đảng Đoàn hai tổ chức trên, đồng thời là thành viên chấm giải thưởng nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2011.

Lời chào tạm biệt


Tống cổ về Việt Nam ăn…


Kiều Phong - Ông Võ Văn Ái là chủ nhiệm tờ Quê Mẹ. Ông Nguyễn Viết Ty là chủ nhiệm tờ Đoàn Kết. Cả hai tờ cùng xuất bản ở thủ đô nước Pháp nhưng lập trường đối nghịch nhau như sáng với tối, như địa ngục và thiên đường, như chiến sĩ quốc gia và bồi bút Cộng sản.

Suy nghĩ về Thư ngỏ của các trí thức Việt kiều gửi lãnh đạo Việt Nam


Võ An (bạn đọc Dân Làm Báo) Thư của các nhà trí thức Việt Kiều cho thấy trí thức người Việt ở mọi nơi đều có cùng suy nghĩ về tình hình đất nước, hiểm họa xâm lăng và cách điều hành đất nước hiện nay. Các lãnh đạo Việt Nam chắc chắn sẽ gặp khó khi đối diện với lời tâm huyết của các trí thức giàu lòng tự trọng và nặng lòng với dân tộc:

Thôi nhé, hiểu rõ quá rồi!


Nguyên Ngọc Xin đọc một mẩu văn chương thánh thót của nữ nhà văn Hoàng Thu Vân trên báo Hà Nội Mới * ngày 29-8-2011 sau đây: “Sáng chủ nhật 28-8, Hà Nội thật thanh bình, yên ả. Chớm thu, nắng và gió nhè nhẹ trải quanh hồ Hoàn Kiếm. Không còn những cuộc tuần hành, biểu tình tự phát, không còn những đám người tụ tập gây huyên náo…

Thư ngỏ gửi các nhà lãnh đạo Việt Nam về hiểm họa ngoại bang và sức mạnh dân tộc


Trước chiến lược trước sau như một của Trung Quốc đối với Việt Nam và trước tham vọng bành trướng, bá quyền ngày càng lộ rõ của Trung Quốc, đất nước và nhân dân đòi hỏi quý vị phát huy sức mạnh dân tộc, đoàn kết toàn dân trong và ngoài nước trong giai đoạn cực kỳ hiểm nguy cho Việt Nam. Chúng tôi mong quý vị dũng cảm nắm lấy thời cơ duy nhất để thực hiện một cuộc cách mạng dân chủ toàn diện, xây dựng một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân, nhằm đưa Việt Nam lên vị thế xứng đáng với các nước trong khu vực và cộng đồng thế giới...

Đường nào cũng đến Thanh Hoá


Tòa án tối cao: đổi mới = y như cũ


Vũ Nhật Khuê (danlambao) Ngày 30.8 2011 ông Trương Tấn Sang đương là chủ tịch nước có buổi làm việc với Tòa án tối cao. Buổi làm việc ở ngay trụ sở Tòa án tối cao số 48 Lý Thường Kiệt - Hà Nội. Ngành tư pháp Việt Nam rất quan tâm đến buổi làm việc này. Hầu hết cán bộ chủ chốt của Tòa án Tối cao đều tham dự. Tòa án Tối cao dưới quyền của ông Chánh án Trương Hòa Bình, gốc Long An, cũng chẳng làm nên những đột biến nào. Vẫn là những bản án luôn bị kháng cáo, dân chúng rồng rắn kéo về thủ đô để kháng cáo, kêu cứu những bản án qua 2 lần xét xử sơ thẩm và phúc thẩm ở các địa phương. Riêng các vụ án chính trị dù được cho là xét xử "công khai" nhưng luôn có vấn đề.

Chính nghĩa rạng ngời



Trần Sơn (danlambao) - Dạ, may mà ông Nguyễn Minh Triết vẫn sống nhăn, nên đảm bảo ổng xác nhận tiêu đề bài viết này là của ổng. Tôi không nhớ rõ ổng nói câu “Chúng ta có chính nghĩa rạng ngời” vào trường hợp nào, nhưng chắc chắn điều tôi nhớ là ổng phát biểu trên ti-vi quốc gia. Nghĩa là đúng mặt, đúng giọng. Nghĩa là không nhầm ai cho được. Chả nào thấy “có lý” quá còn tung lên Youtube nữa thì phải, chắc lưu lại cho hậu thế nó xem.
Comments Off

Một ngụy quyền nữa ra đi

Huỳnh Ngọc Chênh - Mấy hôm nay con gái út khóa bàn phím, không cho ba viết nữa. Chiều qua điện cho nó than thở, ba ở nhà một mình buồn quá cho ba viết lại đi chứ không ba lại đi nhậu hư hỏng. Nó động lòng bảo, đừng viết cái gì đụng đến chuyện yêu nước nhé. Tôi hứa, ba chỉ viết chuyện thế giới thôi mà. Nó đồng ý. Tôi cười bảo, viết xong rồi có cần gởi qua cho con duyệt trước khi đăng không. Nó phán, con tin ba. Thế là tôi lại kéo bàn phím ra gõ được hai bài.


Nguyễn Văn Dũng (Dũng Aduka) : Không ai cản được lòng yêu nước!

DCVOnline: Cuộc biểu tình - tuần hành chống Tàu hôm Chủ Nhật 21/08 tại Hà Nội có thể được xem là để lại khá nhiều ấn tượng tuy cũng bị đàn áp và giải tán nhanh chóng như 11 chủ nhật liên tiếp trước đó.
Comments Off

Tẩy chay các thú vui “lợi chính quyền-hại mình”

Chánh Ngọ- Trong nền kinh tế “chân đất sét” đang có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ, từng người dân nên ý thức tự bảo vệ nền kinh tế chính mình bằng chính sách thắt lưng buộc bụng. Chúng ta nên bỏ mặc cảm “nghèo” mà phải trau chuốt bề ngòai cho “bằng chị bằng em”. Nhất là chúng ta không nên phung phí đồng tiền ta làm ra để làm giàu cho nhà nước suy tàn này qua những vui chơi giải trí mà, chính nhà nước nay đang khuyến khích để dân quên đi cái thực trạng tồi tệ của chế độ. Đây cũng là một cách tẩy chay, bên cạnh việc tẩy chay hàng Tàu. Tuy rằng không đáng kể đối với một - hai người, nhưng khi hàng ngàn hàng triệu người cùng tham gia thì tác dụng sẽ khác…

Chút lòng yêu nước từ sau... xin chừa

Lời dẫn của Nguyễn Thông: Tôi đã mấy lần gọi điện, hết nhẽ khuyên can, bảo Kim Anh đừng có đi biểu tình nữa, mọi việc đã có đảng, chính phủ lo rồi, mình làm sao khôn hơn đảng; thôi, cứ ở nhà mà nghiên cứu, dịch sách, trông cháu cho nó lành. Tôi cũng nhờ Hương Big nói với K,A vài tiếng, chả gì cũng phận đàn bà với nhau. Kim Anh bạn tôi, một tay nữ sĩ sừng sỏ, hàng chuyên gia số 1 về chữ cổ, rất đỗi dịu dàng tê lê phôn cho tôi, cám ơn tôi đã thay mặt nhà nước giác ngộ những người yêu nước. Bạn bảo rằng tớ chỉ mong cậu giữ được tấm lòng với đất nước như tớ, cậu đừng tự biến thành thằng Trung Quốc cư ngụ trên đất Việt nhé. Nhưng nghe lời cậu khuyên, tớ cũng ngoáy vài dòng “tự thú” này gửi cậu. Đọc xong, tôi nghĩ nếu không lưu lại nhật ký của mình, nữ sĩ sẽ cho mình là thằng Trung Quốc thật thì sao.

Anh đã sống thay đồng đội

Hồ Trung Tú (Thanh Niên) - Khi đoạn phim về cuộc tấn công đánh chiếm đảo Gạc Ma năm 1988 do phía Trung Quốc (TQ) thực hiện lan truyền trên mạng, tôi xem và không tin vào mắt mình.

No comments:

Post a Comment