Pages

Sunday, November 21, 2010

Tỷ phú Trung Quốc nói về 'giấc mơ Mỹ'

Jack Ma
Jack Ma lập một trong những công ty internet đầu tiên ở Trung Quốc
Tỷ phú 46 tuổi người Trung Quốc, Jack Ma, Bấm trả lời kênh truyền hình ABC rằng chính những lý tưởng Mỹ đã khiến Hoa Kỳ giàu mạnh và ngày nay người Trung Quốc đang khá lên cũng vì dám mơ.
Ông Jack Ma, chủ của trang thương mại điện tử Alibaba với doanh thu 700 triệu đô la một năm, nói với ABC:
"Tôi nghĩ rằng chính giấc mơ Mỹ đã làm cho nước Mỹ thành công.
"Ngày nay, người Trung Quốc cũng có những giấc mơ.
"Nhiều năm trước đây chúng tôi sẽ ngồi đợi chính quyền, giờ thì chúng tôi không đợi chính quyền nữa."
Trung Quốc hiện có hơn 500 tỷ phú, nhiều hơn bất kỳ nước nào trên thế giới, theo ABC.
ABC nói doanh gia sinh ở Hàng Châu này học tiếng Anh khi lên 12 và chỉ biết tới internet khi ông tham gia phái đoàn thương mại tới Mỹ hồi năm 1995.
Trở về Trung Quốc, ông đã lập ra một trong những công ty internet đầu tiên tại nước này vào thời điểm mà ông nói từ internet còn "chưa có trong từ điển" của các quan chức.
Trang thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp Alibaba ngày nay tạo công ăn việc làm cho 22.000 nhân viên.
Bình luận về sức sáng tạo của người Mỹ, ông Ma nói:
"Sáng tạo là một văn hóa. Khi tôi nhìn vào văn hóa Mỹ, tôi thấy đó là văn hóa đổi mới.
"Để có văn hóa đổi mới phải mất hai tới ba thế hệ."
Kiểm duyệt
Những công ty, nhất là các doanh nghiệp làm việc trong ngành sáng tạo, thường than vãn về chuyện vi phạm bản quyền và nhất là những hạn chế mà chính phủ Trung Quốc đưa ra cho không gian ảo và truyền thông.
Chín mươi phần trăm tự do cũng là tốt. Hãy tận dụng điều này. Hãy có ảnh hưởng tới mọi người. Hãy cải thiện xã hội
Jack Ma
Mặc dù vậy công ty của ông Ma vẫn liên tục phát triển với tốc độ chóng mặt.
Khi được hỏi về kiểm duyệt, ông nói với phóng viên Diane Sawyer của ABC:
"Theo quan điểm của tôi...tôi không đại diện cho chính giới mà cho các doanh nhân.
"Internet có bị kiểm duyệt - có thể là năm, có thể là sáu, hay bẩy phần trăm.
"Nhưng 90 phần trăm [tự do] cũng là tốt. Hãy tận dụng điều này. Hãy có ảnh hưởng tới mọi người. Hãy cải thiện xã hội."
Ông Ma cũng nói với ABC chính quyền Trung Quốc có thể ra các quyết định và tiến hành công việc nhanh chóng vì không phải thảo luận với nhiều bên có ảnh hưởng như ở Hoa Kỳ.
"Đối với Trung Quốc, ít nhất chúng tôi tiến nhanh.
"Chúng tôi ra quyết định nhanh và có văn hóa làm như thế."
Ông nói với phóng viên Diane Sawyer rằng người Mỹ nên giữ lấy lý tưởng của họ.
"Đừng đánh mất giấc mơ Mỹ. Đây chính là giấc mơ đã kích thích chúng tôi và cả thế giới.
"Hãy luôn nghĩ về sứ mệnh của mình và sứ mệnh sẽ kéo chúng ta đi."

Theo: www.bbc.co.uk 

 **********
ĐỘC CHIÊU ĐO-LA:
TẦU ĐIÊN ĐẦU VÌ LẠM PHÁT

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 21.11.2010

Xin mời quý độc giả đọc bài trên trang nhất của Nhật Báo LE MONDE ngày 19.11.2010. Bài viết của Ký giả Harold THIBAULT từ Thượng Hải.

Bài thứ nhất mang đầu đề: LA FLAMBEE DES PRIX MET EN DANGER LE MIRACLE ECONOMIQUE CHINOIS (Tăng vọt giá cả đẩy phép lạ Kinh tế Tầu vào nguy cơ)

Bài thứ hai mang đầu đề: LE MIRACLE CHINOIS MENACE PAR L’INFLATION GALOPANTE (Phép lạ Kinh tế Tầu bị đe dọa bởi Lạm phát nhẩy vọt)

Tình trạng Lạm phát
tuyên bố ngày 17.11.2010

Ngày thứ Tư 17.11.2010, Thủ tướng ÔN GIA BẢO cấp bách đưa ra một số những biện pháp nhằm chống đỡ tình trạng nhẩy vọt vật giá. Trong tháng 10, vật giá nhẩy vọt 4.4%. Đó là con số chính thức tuyên bố, nhưng theo những nhà quan sát Kinh tế Trung quốc, thì việc nhẩy vọt vật giá phải là 7%. Một trong những biện pháp đưa ra là Nhà Nước kiểm soát vật giá. Nhưng tất cả những biện pháp kiểm soát vật giá đều làm phát sinh tình trạng ĐẦU CƠ và CHỢ ĐEN hoành hành. ÔN GIA BẢO hứa: “Combattre la spéculation sur les denrées alimentaires !” (Le Monde 19.11.2010, page 14) (Chiến đấu chống đầu cơ về những thực phẩm.). Nhà Nước đã cấp bách lấy từ kho dự trữ ra 62'400 tấn thịt heo và 210'000 tấn đường. Đó chỉ là muối bỏ bể đối với khối dân khổng lồ Trung quốc. Kinh tế Trung quốc sẽ chao đảo.

Một vài con số cho thấy vật giá tăng vọt như sau:

*       Vật giá đồ ăn tăng 62.4% trong một năm:

“La hausse des prix des denrées alimentaires nourrit particulièrement le mécontentement des citoyens. Le cout moyen de 18 varietés des légumes dans 36 villes a augmenté de 62.4% en un an, soutenu par une très forte hausse ces dernìeres semaines. » (Le Monde 19.11.2010, page 1)
(Giá cả tăng vọt của những thực phẩm tạo ra đặc biệt sự bất mãn của những công dân. Giá trung bình của 18 thứ rau cỏ khác nhau trong 36 tỉnh đã tăng lên 62.4% trong năm, được tăng cường bởi độ tăng nhẩy vọt trong những tuần mới đây).

*       Tăng giá McDonald’s… và Siêu thị

Giá tại 1135 Tiệm ăn McDonald’s đồng loạt tuyên bố tăng từ 0.5 Yuan tới 1 Yuan. Các Tiêm ăn Kentucky Fried Chicken cũng tăng như vậy. Việc tăng giá cũng nhìn thấy rõ tại các Siêu thị:

“Le géant du hamburger McDonald’s, qui gère 1135 restaurants en Chine, a ainsi annoncé une hausse de 0.5 à 1 yuan du prix de ses hamburgers. Son concurrent Kentucky Fried Chicken (KFC) a fait de même et la hausse se traduit également à la caisse des supermarchés. » (Le Monde 19.11.2010, page 14)
(Tập đoàn khổng lồ về thịt bò ép miếng McDonald’s, hiện điều hành 1135 tiệm ăn bên Tầu, đã tuyên bố tăng giá từ 0.5 đến 1 yuan cho những thịt bò ép miếng của họ. Tập đoàn cạnh tranh là Kentucky Fried Chicken (KFC) cũng tăng như vậy và việc tăng giá này cũng nhận thấy rõ tại các Siêu thị.)

*       Viviane WEI, bà mẹ của một gia đình than phiền về giá tỏi và gừng

Hỏi bà mẹ một gia đình, Bà Viviane WEI, trước Siêu thị Carrefour (Pháp) ở phía Tây Thượng Hải, bà than phiền:

“Ce n’est pas tenable pour une famille moyenne, les prix de l’ail et du gingembre ont augmenté de plus de moitíe ces derniers mois» ((Le Monde 19.11.2010, page 14)
(Không thể chịu đựng được nữa cho một gia đình trung lưu, những giá tỏi và gừng đã tăng lên hơn một nửa giá cũ mấy tháng gần đây)

Anh hưởng Độc chiêu QE2 của FED
lên Kinh tế Trung quốc

Tất nhiên việc vật giá tăng vọt này có nhiều lý do nội tại của Trung quốc (cũng như ở Việt Nam). Tỉ dụ việc phân phối không đồng đều thu nhập Kinh tế khiến dân thợ và nông dân nghèo thì nghèo kiết xác và người giầu (đảng và gia đình thân thuộc) thì giầu nứt khố. Người giầu không những không quan tâm đến việc tăng vật giá (nhất là thực phẩm), mà còn cố tình tăng giá lên mà xài tiền cho sang trọng. Đây là thái độ của những kẻ mới giầu lên (nouveaux riches).  Tăng giá lên mà xài cho sang, nhưng người nghèo phải chịu trận vì việc tăng giá này.

Chúng tôi sẽ có dịp phân tích hiện tượng tăng vật giá tại những nước bắt đầu phát triển, nhất tại nươc độc tài Trung quốc hay Việt Nam mà Kinh tế thuộc quyền Nhóm đảng Mafia bóc lột đại đa số dân chúng làm việc như nô lệ.

Chúng tôi quan tâm trong bài này là tầm ảnh hưởng của Độc chiêu QE2 lên hiện tượng tăng vọt vật giá chính thức tuyên bố ngày 17.11.2010 tại Trung quốc mới đây.

Theo Ký giả Harold THIBAULT, quyết định Độc chiêu QE2 của FED tạo làn sóng vốn đầu cơ  nước ngoài xâm nhập Trung quốc làm tăng vọt lạm phát :

«L’afflux de capitaux étrangers (spéculatifs), líe notamment à la stratégie monétaire extrêmement souple menée par la Réserve Fédérale américaine (FED), a renforcé cette tendance » (Le Monde 19.11.2010, page 1)
(Làn sóng những vốn đầu cơ từ ngoài vào, liên quan chính yếu đến chiến thuật tiền tệ cực kỳ mềm dẻo chủ trương bởi Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED), đã tăng cường khuynh hướng này (vật giá tăng vọt))

Trong một đoạn khác, Ký giả Harold THIBAULT viết :

«Quant au récent assouplissement de la politique monétaire de la Réserve Fédérale Americaine (FED), il accentue l’arrivée des fonds (speculatifs) etrangers en quête de la rentabilité dans l’économie des pays émergents, dont la Chine » (Le Monde 19.11.2010, page 14)
(Về việc rót tiền mới đây của Chính sách Tiền tệ của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED), thực sự việc rót tiền đang đẩy những vốn nước ngoài (đầu cơ) nhập vào những nước khác tìm lợi nhuận trong nền Kinh tế của những nước bắt đầu phát triển, trong đó có Trung quốc).

Chính sách Tiền tệ của FED có ảnh hưởng đến nền Kinh tế Trung quốc về bất cứ lãnh vực nào mặc lòng, thì đó không phải là trách nhiệm của Mỹ.

Tỉ dụ, Trung quốc dự trữ ngoại tệ (Đo-la) tới USD.2'500 tỉ và than phiền về việc giảm giá đồng Đo-la do Độc chiêu QE2 của FED khiến thiệt hại đến Dự trữ ngoại tệ của Trung quốc. Về phương diện này, Tiến sĩ Martin WOLF, cựu Tổng Giám đốc World Bank tại Ân Độ và hiện là Bình Luận gia trưởng của Nhật Báo Financial Times, phản biện lại những than thở từ nước ngoài về việc hạ giá Đo-la sẽ làm thiệt hại những Dự trữ ngoại tệ (Đo-la) trên thế giới. Theo Tiến sĩ, Hoa kỳ không bao giời khuyên các nước khác thu dồn Dự trữ Đo-la, nhất là không yêu cầu Ngân Hàng Trung quốc phải dự trữ khối lượng Đo-la tới 2500 tỉ.

Giáo sư Tiến sĩ Alan S.BLINDER, Bạn của Tiến sĩ Ben BERNANKE và Giáo sư Kinh tế tại Đại học Princeton, cũng cùng những lý luận như trên để bênh đỡ chính sách Tiền tệ QE2. Giáo sư không ngần ngại công kích Bộ trưởng Tài chánh Đức, người công kích Mỹ là « Currency Manipulation ». Theo Gs Ts Alan S.BLINDER, những công kích của Bộ trưởng Đức là những lời nói thô lỗ:

“But calling QE2 “currency manipulation “ is a grotesque abuse of language…” (The Wall Street Journal 16.11.2010, p.17)
(Gọi QE2 là “gian giảo sử dụng đồng tiền “ là một sự lạm dụng thô lỗ về ngôn ngữ…)

Gs Ts Alan S.BLINDER đi đến tuyên bố với những nước nào công kích Hoa kỳ rằng:

“More important, the U.S. is a sovereign nation with a right to its own monetary policy.” (The Wall Street Journal 16.11.2010, p.17)
(Quan trọng hơn nữa, Hoa kỳ là một Quốc gia có quyền tối thượng với quyền quyết định cho Chính sách Tiền tệ riêng của mình).

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 21.11.2010

No comments:

Post a Comment