Giao diện báo điện tử Quân Ðội Nhân Dân ngày 11 tháng 2, 2011 với tin ông Mubarak từ chức tổng thống Ai Cập. |
TTXVN là cơ quan thông tấn chính thức và duy nhất của nhà cầm quyền Hà Nội. Nhật báo Nhân Dân là cơ quan tuyên truyền chính thức của đảng CSVN. Báo Quân Ðội Nhân Dân là cơ quan ngôn luận chính thức của “Quân ủy trung ương và Bộ Quốc Phòng” Việt Nam.
Chưa thấy phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hà Nội nói gì sau khi ông Mubarak lẳng lặng đi khỏi thủ đô Cairo dù ngày 8 tháng 2 vừa qua bà Phát Ngôn Viên Nguyễn Phương Nga trả lời câu hỏi của nhà báo nói mơ hồ chung chung là “Việt Nam quan tâm theo dõi những diễn biến gần đây tại Ai Cập và mong muốn tình hình Ai Cập sớm đi vào ổn định”.
TTXVN có phóng viên tại Cairo tường thuật lời phát biểu của ông Phó Tổng Thống Suleiman “thông báo Tổng Thống Hosni Mubarak đã từ chức và trao lại quyền cho quân đội” vào lúc hàng trăm ngàn người dồn đến bao vây dinh tổng thống mà 2 bản tin về vụ việc của TTXVN tránh né không nói số lượng bao nhiêu. Ðáng ngạc nhiên là, bên cạnh bản tin “Tổng Thống Ai Cập Mubarak đã chấp nhận từ chức”, và “Người biểu tình tại Ai Cập bao vây dinh tổng thống”, cùng ngày 11 tháng 2 năm 2011, người ta thấy TTXVN vẫn còn có bản tin “Quân đội Ai Cập tuyên bố ủng hộ ông Mubarak” dù dân chúng giận dữ đòi hỏi ông tổng thống độc tài ra đi tức khắc.
Báo Quân Ðội Nhân Dân, cùng ngày tóm tắt lại bản tin của TTXVN trong khi tờ Nhân Dân có bài viết phân tích “Diễn biến phức tạp và bất ổn gia tăng ở khu vực Bắc Phi” như một lời cảnh cáo kín đáo.
“Các cuộc biểu tình chống chính phủ, được gọi là “cuộc cách mạng hoa nhài” lật đổ chế độ của Tổng Thống Ben A-li ở Tuy-ni-di đã lan truyền đến nhiều nước A-rập ở khu vực Bắc Phi và Trung Ðông. Tại các nước Ai Cập, Y-ê-men, An-giê-ri, làn sóng biểu tình chống chính phủ nổi lên mạnh mẽ chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua, gây bạo loạn, rối ren, chia rẽ và bất ổn xã hội”. Báo Nhân Dân ngày 11 tháng 2, 2011 viết mở đầu bài vừa nói.
Bài báo đề cập đến nguồn gốc của bất ổn là “gia tăng thất nghiệp, nghèo đói, hố sâu ngăn cách giàu nghèo”.
Báo Nhân Dân tránh né nói đến tính chất độc tài độc diễn, tham nhũng, cai trị dựa vào guồng máy công an cảnh sát đầy quyền lực, của ông Mubarak thao túng chính trị nước này suốt 30 năm qua nhưng lại nói về Tunisia là “trong hơn 23 năm cầm quyền, chế độ Tổng Thống Ben A-li đã gây hận thù trong người dân với tình trạng tham nhũng, bất công xã hội, tạo những cơn sóng ngầm, để rồi bùng lên thành cuộc cách mạng lật đổ ông B.A-li, buộc ‘nhà độc tài’ này phải tháo chạy tới A-rập Xê-út. Mặc dù chế độ B.A-li bị lật đổ, song người dân Tuy-ni-di tiếp tục đấu tranh đòi một chính phủ hoàn toàn vắng bóng các nhân vật thuộc chính quyền cũ. Lệnh truy nã và phong tỏa tài sản ông B.A-li cùng gần 200 nhân vật thân cận được ban hành.”
Bài báo kết luận rằng “Theo các nhà phân tích, hiện chưa rõ các cuộc biểu tình ở Tuy-ni-di, Ai Cập và Y-ê-men có tiếp tục lan rộng khắp khu vực Bắc Phi, Trung Ðông và trở thành hiệu ứng dây chuyền hay không, song việc giới trẻ A-rập ở đây tiếp tục đòi cải cách mạnh mẽ hơn nữa, cũng như làn sóng biểu tình ngày càng gia tăng khiến khu vực vốn chiếm vị trí địa - chính trị quan trọng này có nguy cơ rơi vào bất ổn, bạo lực và khó khăn kinh tế.”
Các báo điện tử lớn và nhiều độc giả ở Việt Nam như VNExpress, Tuổi Trẻ, Vietnamnet, Sài Gòn Tiếp Thị, Người Lao Ðộng, v.v. cũng đều có tin tức cập nhật về tình hình chính trị Trung Ðông.
Chưa thấy phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hà Nội nói gì sau khi ông Mubarak lẳng lặng đi khỏi thủ đô Cairo dù ngày 8 tháng 2 vừa qua bà Phát Ngôn Viên Nguyễn Phương Nga trả lời câu hỏi của nhà báo nói mơ hồ chung chung là “Việt Nam quan tâm theo dõi những diễn biến gần đây tại Ai Cập và mong muốn tình hình Ai Cập sớm đi vào ổn định”.
TTXVN có phóng viên tại Cairo tường thuật lời phát biểu của ông Phó Tổng Thống Suleiman “thông báo Tổng Thống Hosni Mubarak đã từ chức và trao lại quyền cho quân đội” vào lúc hàng trăm ngàn người dồn đến bao vây dinh tổng thống mà 2 bản tin về vụ việc của TTXVN tránh né không nói số lượng bao nhiêu. Ðáng ngạc nhiên là, bên cạnh bản tin “Tổng Thống Ai Cập Mubarak đã chấp nhận từ chức”, và “Người biểu tình tại Ai Cập bao vây dinh tổng thống”, cùng ngày 11 tháng 2 năm 2011, người ta thấy TTXVN vẫn còn có bản tin “Quân đội Ai Cập tuyên bố ủng hộ ông Mubarak” dù dân chúng giận dữ đòi hỏi ông tổng thống độc tài ra đi tức khắc.
Báo Quân Ðội Nhân Dân, cùng ngày tóm tắt lại bản tin của TTXVN trong khi tờ Nhân Dân có bài viết phân tích “Diễn biến phức tạp và bất ổn gia tăng ở khu vực Bắc Phi” như một lời cảnh cáo kín đáo.
“Các cuộc biểu tình chống chính phủ, được gọi là “cuộc cách mạng hoa nhài” lật đổ chế độ của Tổng Thống Ben A-li ở Tuy-ni-di đã lan truyền đến nhiều nước A-rập ở khu vực Bắc Phi và Trung Ðông. Tại các nước Ai Cập, Y-ê-men, An-giê-ri, làn sóng biểu tình chống chính phủ nổi lên mạnh mẽ chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua, gây bạo loạn, rối ren, chia rẽ và bất ổn xã hội”. Báo Nhân Dân ngày 11 tháng 2, 2011 viết mở đầu bài vừa nói.
Bài báo đề cập đến nguồn gốc của bất ổn là “gia tăng thất nghiệp, nghèo đói, hố sâu ngăn cách giàu nghèo”.
Báo Nhân Dân tránh né nói đến tính chất độc tài độc diễn, tham nhũng, cai trị dựa vào guồng máy công an cảnh sát đầy quyền lực, của ông Mubarak thao túng chính trị nước này suốt 30 năm qua nhưng lại nói về Tunisia là “trong hơn 23 năm cầm quyền, chế độ Tổng Thống Ben A-li đã gây hận thù trong người dân với tình trạng tham nhũng, bất công xã hội, tạo những cơn sóng ngầm, để rồi bùng lên thành cuộc cách mạng lật đổ ông B.A-li, buộc ‘nhà độc tài’ này phải tháo chạy tới A-rập Xê-út. Mặc dù chế độ B.A-li bị lật đổ, song người dân Tuy-ni-di tiếp tục đấu tranh đòi một chính phủ hoàn toàn vắng bóng các nhân vật thuộc chính quyền cũ. Lệnh truy nã và phong tỏa tài sản ông B.A-li cùng gần 200 nhân vật thân cận được ban hành.”
Bài báo kết luận rằng “Theo các nhà phân tích, hiện chưa rõ các cuộc biểu tình ở Tuy-ni-di, Ai Cập và Y-ê-men có tiếp tục lan rộng khắp khu vực Bắc Phi, Trung Ðông và trở thành hiệu ứng dây chuyền hay không, song việc giới trẻ A-rập ở đây tiếp tục đòi cải cách mạnh mẽ hơn nữa, cũng như làn sóng biểu tình ngày càng gia tăng khiến khu vực vốn chiếm vị trí địa - chính trị quan trọng này có nguy cơ rơi vào bất ổn, bạo lực và khó khăn kinh tế.”
Các báo điện tử lớn và nhiều độc giả ở Việt Nam như VNExpress, Tuổi Trẻ, Vietnamnet, Sài Gòn Tiếp Thị, Người Lao Ðộng, v.v. cũng đều có tin tức cập nhật về tình hình chính trị Trung Ðông.
No comments:
Post a Comment