Bùi Tín Blog
Nghị quyết số 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chiều ngày 17-3-2011 là một nghị quyết lịch sử.
Có thể nói trong lịch sử 69 năm của LHQ (1942 – 2011), Nghị quyết 1973 là một trong những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và tư tưởng quan trọng nhất, cao quý nhất về tôn trọng quyền sống của đồng loại trên trái đất, về bảo vệ quyền tự do của một dân tộc đang bị nguy cơ tàn sát bởi một chính quyền cực kỳ hung bạo đang lên cơn điên.
Cái cao quý của Nghị quyết 1973 là nội dung của nó nhắm cấp cứu nhân dân một nước quyết nổi dậy chống ách độc tài cá nhân của Moammar Gadhafi, tên điên khùng ở Địa Trung Hải, và đang bị đàn áp điên cuồng, đang kêu cứu thế giới can thiệp gấp để tránh khỏi bị diệt chủng.
Cả 15 nước trong Hội đồng Bảo an, cả 192 nước thành viên của LHQ đều không có một lợi ích riêng tư nào khi bàn bạc về Nghị quyết này. Do đó động cơ để ra nghị quyết về tình hình Libya hoàn toàn là trong sáng, vô tư; đó là tình Người, là lòng Nhân ái giữa cộng đồng nhân loại, là thương Người như thể thương thân, người chung Quả đất hãy thương nhau cùng. Mục tiêu của Nghị quyết là bảo vệ cuộc sống vô giá của người dân tay không.
Một Nghị quyết vô tư, trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng như thế là rất hiếm, cho nên rất đáng quý. Nghị quyết này sẽ có ý nghĩa dài lâu, vượt qua không gian và thời gian, làm nức lòng mọi người dân lương thiện trên trái đất, củng cố niềm tin cho mọi dân tộc chưa có tự do và quyền công dân thật sự, đang khao khát quyền sống dân chủ, tự do giữa thế giới văn minh hiện tại. Đây là một mũi đột phá có ý nghĩa lịch sử, mang lại tiếng thơm và vinh dự cho Hội đồng Bảo an và cho cả LHQ trong sứ mạng cao quý bảo vệ hòa bình và an ninh của toàn nhân loại.
Cần chỉ rõ vinh quang trước hết thuộc về 10 nước đã bỏ phiếu thuận cho bản dự thảo đã được Pháp và Anh khởi thảo, được Ngoại trưởng Alain Juppé Pháp đọc ttrước Hội đồng Bảo an. Đó là các nước: Pháp, Anh, Brazil, Colombia, Gabon, Bosnia Herzegovina, Lebanon, ibania, Nigeria, Bồ Đào Nha và Nam Phi.
Theo tin các nhà báo Pháp theo dõi chặt chẽ cuộc bỏ phiếu lịch sử, đến phút chót, Nigeria và Nam Phi định không tham gia bỏ phiếu, đại biểu Pháp và Lebanon đã ra sức thuyết phục có kết quả, do đó mà đạt vừa đủ 10 phiếu thuận. Thật đáng mừng.
Cũng nhờ đại biểu Lebanon đã thay mặt khối nước A-rập ra sức thuyết phục các đại biểu Nga và Trung Quốc để 2 nước này chỉ không tham gia bỏ phiếu mà không dùng quyền phủ quyết của nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, do đó mà cuộc bỏ phiếu tránh khỏi thất bại.
Thái độ của Đức cũng đáng ghi nhận. Bà Merkel tuy giữ lập trường không can thiệp, không bỏ phiếu, nhưng ngày 19-3 bà vẫn sang Paris để tỏ tình đoàn kết với các nước châu Âu, A-rập và châu Phi; bà cho biết Đức sẽ gửi ngay một số máy bay quan sát AWACS hiếm hoi sang Afghanistan, để các nước bạn có thể điều các máy bay AWACS ở đó sang hoạt động ở bầu trời Libya và quanh đó.
Ngay chiều 19-3, máy bay quân đội Pháp đã đánh trúng 4 xe tăng Libya đầu tiên từng bắn vào dân thường. Các máy bay Anh, Canada đang hành động tiếp. Quân đánh thuê của Libya đang hoang mang, có dấu hiệu tan rã từng mảng.
Nghị quyết 1973 ngày 17-3-2011 của Hội đồng Bảo an LHQ sẽ cổ vũ các dân tộc Bắc Phi và Trung Đông vùng dậy giành dân chủ và tự do theo đường lối hòa bình không bạo lực. Nhân dân Algerie đang rục rịch. Nhân dân Bahrain đã xuống đường đông đảo. Nhân dân Yemen đang xuống đường quyết liệt đòi tự do và công ăn việc làm. Nhà Vua Maroc đã cam kết dân chủ hóa vương quốc với một bản hiến pháp mới. Nhân dân các nước trên đây tin rằng thế giới đã chi viện, tiếp sức cho nhân dân Libya thì cũng sẽ ủng hộ chi viện các dân tộc khác.
Ở Việt Nam, các báo nhà nước được lệnh không đưa tin sâu đậm, không bình luận gì về Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an. Nhưng dấu diếm hay úp mở chỉ khêu gợi tò mò của bạn đọc, và không thiếu nguồn thông tin và bình luận phong phú trên mạng lưới thông tin dày đặc.
Sau Nghị quyết 1973, có thể thấy trên trái đất, quan hệ người với người đã đổi khác. Gần gụi, thân quen, tinh thần cứu giúp nhau trong hoạn nạn nồng ấm hơn trước. Cái lý sự cùn «không can thiệp vào nội bộ nước khác» đã bị bẻ gãy vụn từ lâu rồi. Người với người, nước này với nước khác bị ràng buộc chặt chẽ cả về luật pháp và đạo lý. Đã có cả một lập luận văn minh về «quyền can thiệp», «về bổn phận can thiệp», «về nghĩa vụ can thiệp». Đã có nhiều đạo luật văn minh nghiêm trị những công dân thấy đồng bào, đồng loại lâm nguy mà bỏ qua không ứng cứu. Làm ngơ khi đó là phạm tội, tội nặng.
Rất cần giới thiệu kỹ cho 14 người trong Bộ Chính trị của đảng CS Việt Nam về sự hình thành của Nghị quyết 1973 trên đây, cũng nên cho họ tập huấn sâu sắc về «quyền can thiệp», về «nghĩa vụ can thiệp». Và cũng nên mời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hà Nội tham dự.
Có thể nói trong lịch sử 69 năm của LHQ (1942 – 2011), Nghị quyết 1973 là một trong những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và tư tưởng quan trọng nhất, cao quý nhất về tôn trọng quyền sống của đồng loại trên trái đất, về bảo vệ quyền tự do của một dân tộc đang bị nguy cơ tàn sát bởi một chính quyền cực kỳ hung bạo đang lên cơn điên.
Cái cao quý của Nghị quyết 1973 là nội dung của nó nhắm cấp cứu nhân dân một nước quyết nổi dậy chống ách độc tài cá nhân của Moammar Gadhafi, tên điên khùng ở Địa Trung Hải, và đang bị đàn áp điên cuồng, đang kêu cứu thế giới can thiệp gấp để tránh khỏi bị diệt chủng.
Cả 15 nước trong Hội đồng Bảo an, cả 192 nước thành viên của LHQ đều không có một lợi ích riêng tư nào khi bàn bạc về Nghị quyết này. Do đó động cơ để ra nghị quyết về tình hình Libya hoàn toàn là trong sáng, vô tư; đó là tình Người, là lòng Nhân ái giữa cộng đồng nhân loại, là thương Người như thể thương thân, người chung Quả đất hãy thương nhau cùng. Mục tiêu của Nghị quyết là bảo vệ cuộc sống vô giá của người dân tay không.
Một Nghị quyết vô tư, trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng như thế là rất hiếm, cho nên rất đáng quý. Nghị quyết này sẽ có ý nghĩa dài lâu, vượt qua không gian và thời gian, làm nức lòng mọi người dân lương thiện trên trái đất, củng cố niềm tin cho mọi dân tộc chưa có tự do và quyền công dân thật sự, đang khao khát quyền sống dân chủ, tự do giữa thế giới văn minh hiện tại. Đây là một mũi đột phá có ý nghĩa lịch sử, mang lại tiếng thơm và vinh dự cho Hội đồng Bảo an và cho cả LHQ trong sứ mạng cao quý bảo vệ hòa bình và an ninh của toàn nhân loại.
Cần chỉ rõ vinh quang trước hết thuộc về 10 nước đã bỏ phiếu thuận cho bản dự thảo đã được Pháp và Anh khởi thảo, được Ngoại trưởng Alain Juppé Pháp đọc ttrước Hội đồng Bảo an. Đó là các nước: Pháp, Anh, Brazil, Colombia, Gabon, Bosnia Herzegovina, Lebanon, ibania, Nigeria, Bồ Đào Nha và Nam Phi.
Theo tin các nhà báo Pháp theo dõi chặt chẽ cuộc bỏ phiếu lịch sử, đến phút chót, Nigeria và Nam Phi định không tham gia bỏ phiếu, đại biểu Pháp và Lebanon đã ra sức thuyết phục có kết quả, do đó mà đạt vừa đủ 10 phiếu thuận. Thật đáng mừng.
Cũng nhờ đại biểu Lebanon đã thay mặt khối nước A-rập ra sức thuyết phục các đại biểu Nga và Trung Quốc để 2 nước này chỉ không tham gia bỏ phiếu mà không dùng quyền phủ quyết của nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, do đó mà cuộc bỏ phiếu tránh khỏi thất bại.
Thái độ của Đức cũng đáng ghi nhận. Bà Merkel tuy giữ lập trường không can thiệp, không bỏ phiếu, nhưng ngày 19-3 bà vẫn sang Paris để tỏ tình đoàn kết với các nước châu Âu, A-rập và châu Phi; bà cho biết Đức sẽ gửi ngay một số máy bay quan sát AWACS hiếm hoi sang Afghanistan, để các nước bạn có thể điều các máy bay AWACS ở đó sang hoạt động ở bầu trời Libya và quanh đó.
Ngay chiều 19-3, máy bay quân đội Pháp đã đánh trúng 4 xe tăng Libya đầu tiên từng bắn vào dân thường. Các máy bay Anh, Canada đang hành động tiếp. Quân đánh thuê của Libya đang hoang mang, có dấu hiệu tan rã từng mảng.
Nghị quyết 1973 ngày 17-3-2011 của Hội đồng Bảo an LHQ sẽ cổ vũ các dân tộc Bắc Phi và Trung Đông vùng dậy giành dân chủ và tự do theo đường lối hòa bình không bạo lực. Nhân dân Algerie đang rục rịch. Nhân dân Bahrain đã xuống đường đông đảo. Nhân dân Yemen đang xuống đường quyết liệt đòi tự do và công ăn việc làm. Nhà Vua Maroc đã cam kết dân chủ hóa vương quốc với một bản hiến pháp mới. Nhân dân các nước trên đây tin rằng thế giới đã chi viện, tiếp sức cho nhân dân Libya thì cũng sẽ ủng hộ chi viện các dân tộc khác.
Ở Việt Nam, các báo nhà nước được lệnh không đưa tin sâu đậm, không bình luận gì về Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an. Nhưng dấu diếm hay úp mở chỉ khêu gợi tò mò của bạn đọc, và không thiếu nguồn thông tin và bình luận phong phú trên mạng lưới thông tin dày đặc.
Sau Nghị quyết 1973, có thể thấy trên trái đất, quan hệ người với người đã đổi khác. Gần gụi, thân quen, tinh thần cứu giúp nhau trong hoạn nạn nồng ấm hơn trước. Cái lý sự cùn «không can thiệp vào nội bộ nước khác» đã bị bẻ gãy vụn từ lâu rồi. Người với người, nước này với nước khác bị ràng buộc chặt chẽ cả về luật pháp và đạo lý. Đã có cả một lập luận văn minh về «quyền can thiệp», «về bổn phận can thiệp», «về nghĩa vụ can thiệp». Đã có nhiều đạo luật văn minh nghiêm trị những công dân thấy đồng bào, đồng loại lâm nguy mà bỏ qua không ứng cứu. Làm ngơ khi đó là phạm tội, tội nặng.
Rất cần giới thiệu kỹ cho 14 người trong Bộ Chính trị của đảng CS Việt Nam về sự hình thành của Nghị quyết 1973 trên đây, cũng nên cho họ tập huấn sâu sắc về «quyền can thiệp», về «nghĩa vụ can thiệp». Và cũng nên mời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hà Nội tham dự.
Bùi Tín Blog
Khổng Tử thay Mao
Ngô Nhân Dụng
Sau trận động đất ở Nhật Bản, một ký giả tờ Trung Ương nhật báo của Nam Hàn mô tả: “Hầu như không thấy có một người Nhật nào gặp phải thảm cảnh này mà khóc lóc than van. Cũng không nghe nói có chuyện thừa cơ trong lúc lộn xộn vì động đất để giết người cướp của.” Nói với đồng bào người Hàn quốc, ký giả viết: “Chúng ta vẫn còn phải học hỏi nhiều từ Nhật Bản, và còn xa chúng ta mới có thể trở thành một nước tiên tiến (như họ).”
Trong mục này bài trước đã dẫn những lời khen tương tự của ông Vương Hy Văn, ký giả Hoàn Cầu Thời Báo của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Khi chứng kiến hành vi của dân Nhật sau trận động đất, ông thốt lên: “50 năm nữa người Trung Quốc cũng chưa thể có trình độ dân trí và ý thức công dân cao như người Nhật hiện nay.” Ông phải thú nhận: “Tôi hổ thẹn mình là con cháu của Khổng Tử nhưng không hiểu cái đạo Nhân Nghĩa bằng họ.”
Có thể nói Khổng Giáo là một gia tài văn hóa chung của các nước Á Ðông. Tại Việt Nam, trước cửa trường Trung học Trương Vĩnh Ký ở Sài Gòn năm xưa có đôi câu đối, vế đầu là “Khổng Mạnh Cương Thường Tu Khắc Cốt.” Khi chúng ta nhắc nhau hãy noi theo tấm gương của những Chu An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Ðình Chiểu, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, không ai quên rằng tất cả các bậc tiền nhân đó đều được đào tạo trong “Cửa Khổng Sân Trình” và họ không bao giờ từ bỏ gia tài văn hóa đó để theo một chủ nghĩa ngoại lai nào cả.
Trung Quốc và Hàn Quốc là hai quốc gia bị quân đội Nhật Bản chiếm đóng nhiều năm và áp dụng những chính sách rất tàn bạo. Ai cũng biết hai dân tộc đó rất quật cường, nhưng các khái niệm Nhân Nghĩa, Trung Tín, mà hiện nay họ vẫn dạy trong các trường học đều xuất phát từ Nho Giáo. Khi nhìn thấy những cảnh đáng khâm phục ở nước Nhật, các ký giả trên đã thành thực nói lên ý nghĩ của mình mà không sợ đồng bào của họ chỉ trích. Nếu không biết thán phục những cái hay của người khác thì cũng không ý thức được cái dở của mình, và không bao giờ sửa đổi được.
Trong khi ở Nhật Bản và Nam Hàn Nho giáo vẫn được kính trọng và được dạy dỗ cho giới trẻ, thì ở chính trong nước Trung Hoa số phận ông Khổng Tử không được may mắn như vậy. Chế độ Mao Trạch Ðông đã quét sạch các “tàn tích” của Nho giáo, để thay thế bằng những giáo điều mới của Marx và Lenin, qua lời dẫn giải của Mao Trạch Ðông. Ký giả Vương Hy Văn chắc cũng biết rằng nếu đồng bào Trung Hoa của ông đã không thi hành đạo Nhân Nghĩa của Không Tử được bằng người Nhật, thì đó là do đảng Cộng Sản gây ra. Ở Việt Nam cũng vậy. Vừa rồi một ông ngoại trưởng Nhật Bản phải từ chức sau khi thú nhận đã vô tình nhận một món tiền ủng hộ tranh cử sai luật, vì do một người di dân không có quốc tịch Nhật đóng góp. Số tiền chỉ đáng 600 đô la Mỹ. Nhưng các quan chức Trung Quốc và Việt Nam ăn hối lộ hoặc tẩu tán tài sản công, hàng chục triệu Mỹ kim, hoặc hàng tỷ Mỹ kim như trong vụ Vinashin, thì không sao cả!
Ðầu năm 2011, trước khi ông Hồ Cẩm Ðào sang thăm nước Mỹ, một bức tượng Khổng Tử cao 8 mét được dựng lên tại Quảng trường Thiên An Môn, đối diện với cái lăng trưng xác ướp của Mao Trạch Ðông. Nhật báo Nhân Dân đã mở cuộc trưng cầu ý kiến độc giả, có hơn 800 ngàn người góp ý kiến, và 62% họ không đồng ý việc dựng pho tượng này! Tỷ số này đáng ngạc nhiên, vì trong hai mươi năm qua đảng Cộng Sản đã bắt đầu cho Khổng Từ “sống lại” rồi. Hội Khổng Học đã được chính thức thành lập năm 1990, sau biến cố Thiên An Môn đẫm máu dân lành. Chủ Tịch Giang Trạch Dân tới khai mạc hội này, đã hãnh diện kể chuyện rằng chính ông ta hồi nhỏ vẫn được thân phụ lén lút dạy Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ tính bản thiện,” một câu trong Luận Ngữ!. Một chương trình ti vi do Giáo Sư Vu Ðan phụ trách bàn về Luận Ngữ rất được hâm mộ. Sau cô đã xuất bản thành sách, tựa đề “Luận Ngữ Tâm Ðắc” bán ngay được mười triệu cuốn; cô được mời đi khắp thế giới thuyết trình; bản dịch tiếng Anh tựa là “Confucius From The Heart.” Căn cứ vào các sự kiện đó, phải nói là người Trung Hoa hiện nay cũng thiết tha muốn học lại nền tảng đạo đức của Nho Giáo. Sau khi đã bỏ qua các Sách Ðỏ của Mao, họ cũng muốn lấp vào khoảng trống tinh thần đó những lời nhân nghĩa, đạo đức, thay vì chỉ học “làm giầu là vinh quang” như ông Ðặng Tiểu Bình dạy!
Chúng ta có thể hiểu tại sao gần hai phần ba độc giả góp ý với báo Nhân Dân không đồng ý với việc dựng pho tượng Khổng Tử; nếu biết họ là những người nào. Ai cũng biết chỉ các cán bộ cộng sản cấp cao mới chịu bỏ thời giờ đọc báo Nhân Dân, để xem “các cụ ở trên” đang nói gì! Sau hơn nửa thế kỷ nghe bộ máy tuyên truyền bài bác, đả kích, bôi nhọ Nho giáo, các cán bộ này không thể hiểu tại sao bây giờ hình ảnh Khổng Tử lại được tôn kính như vậy!
Nhưng câu chuyện Giang Trạch Dân trên đây cho thấy ngay dưới chế độ Mao Trạch Ðông, người dân bình thường vẫn tôn kính Khổng Tử. Phần lớn thế hệ những người cầm đầu đảng Cộng Sản cũng đã được cha mẹ dạy Nho giáo, ảnh hưởng của nền giáo dục cổ truyền vẫn rất sâu đậm. Một lãnh tụ cộng sản biết bắt chước ngôn ngữ Nho giáo sớm nhất là Lưu Thiếu Kỳ. Trong cuốn “Ðể làm một người cộng sản tốt” do ông soạn (Như hà tố nhất cá hảo đích cộng sản chủ nghĩa, 1949). Lưu Thiếu Kỳ đã dùng động từ Tố, theo chữ Tố Nhân, nghĩa là Làm Người mà Nho giáo hay dùng. Lưu Thiếu Kỳ còn liệt kê những khẩu hiệu “Cách vật, Chí tri, Chính tâm, Thành ý, Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ” trong sách Ðại Học, một trong Tứ Thư. Ông nói các đảng viên cộng sản phải học thuộc các khẩu hiệu mới, giống như nhà Nho xưa vẫn thuộc lòng các khẩu hiệu Tu Tề Trị Bình! Muốn thúc đẩy các đảng viên “học tập tốt,” ông còn trích dẫn lời Trình Tử đời Tống, “Ngô nhật tam tỉnh ngô thân,” (Mỗi ngày tôi tự hỏi tôi ba điều) để nói đảng viên cộng sản phải bắt chước mà “học tập” và “tự phê bình!”
Nhưng một “hảo cộng sản” như Lưu Thiếu Kỳ vẫn không được yên. Năm 1966, ông bị Mao hất ra khỏi hàng ngũ lãnh đạo. Ðến thời Cách Mạng Văn Hóa, bộ máy tuyên truyền của Mao Trạch Ðông đả kích cuốn “Cẩm nang đảng viên” của Lưu Thiếu Kỳ, tố cáo ông ta là kẻ đã muốn phục hồi “Chủ nghĩa Cá nhân” của Khổng giáo! Lưu bị bắt giam rồi chết trong ngục tối.
Tất nhiên Khổng Tử cũng không được yên. Cuối thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa, nhóm Tứ Nhân Bang được lệnh Mao đã mở chiến dịch “Phê Lâm Phê Khổng.” Mục tiêu thứ nhất là để xóa trong trí nhớ người Trung Hoa mối sai lầm của Mao khi chọn Lâm Bưu làm “đông cung thái tử.” Lâm đã viết lời tựa cho Cuốn Sách Ðỏ của Mao, được coi như tài liệu học tập tương đương với cuốn sách “Luận Ngữ” của Khổng Tử đời xưa. Lâm Bưu đã được Mao chỉ định sẽ lên kế vị, điều này được ghi cả vào cương lĩnh đảng. Tháng 9 năm 1971, con trai Lâm Bưu tính đảo chính lật đổ vợ chồng Mao nhưng bị lộ, cùng bố mẹ chạy trốn, chết trong tai nạn máy bay trên đường sang Nga. Mãi một năm sau, người Trung Hoa ở lục địa mới biết Lâm Bưu đã chết. Rồi đến năm 1973, chiến dịch Phê Lâm Phê Khổng bắt đầu; mục tiêu thứ hai cốt nhắm đánh vào Thủ Tướng Chu Ân Lai. Khổng Tử bị phê là một “tên phản động.”
Tại sao Khổng Tử bị gán tội phản động? Mao đã phân chia các thời kỳ trong lịch sử Trung Hoa theo Duy vật Lịch sử của Karl Marx. Thời Xuân Thu được gọi thời kỳ Trung Quốc đang chuyển từ chế độ Nô lệ sang chế độ Phong kiến mà nền tảng là giai cấp các địa chủ. Khổng Tử bị tố cáo là “tên phản động” vì ông muốn bảo vệ quyền lợi tầng lớp quý tộc, chống giai cấp đang lên thiết lập chế độ “địa chủ chuyên chính” trong lịch sử! Năm 1974, phong trào “Phê Lâm Phê Khổng” được đẩy lên tột đỉnh. Tất cả các chi bộ đảng được lệnh học tập đấu tranh. Không những Khổng Tử bị đấu mà cả đến Beethoven và Shubert cũng bị liệt vào hàng ngũ phản động nữa! Lâm Bưu được gắn cho nhãn hiệu là một trong số nhiều ông “Khổng Tử Ðương Ðại!” Chu Ân Lai cũng được xếp loại như một “Khổng Tử Con,” nhưng may mắn ông ta bị ung thư đang nằm chờ chết cho nên không bị đem ra đấu trường.
Trong lúc đó, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc khi còn ở lục địa cũng như khi chạy qua Ðài Loan vẫn tuyên dương Nho giáo. Năm 1948, khi Liên Hiệp Quốc soạn thảo bản Tuyên Ngôn Nhân quyền, phái đoàn Trung Hoa Quốc gia đã nhất thiết yêu cầu ghi được vào Lời Nói Ðầu một lời của Khổng Tử: “All Men are brothers,” dịch câu “Tứ hải chi nội giai huynh đệ,” (Luận Ngữ, chương XII Nhan Uyên, câu số 2). Ðến khi chính quyền Trung Cộng được vào Liên Hiệp Quốc thay thế Trung Hoa Dân Quốc vào cuối năm 1972, đại diện của Bắc Kinh đã kịch liệt công kích việc ghi tên Khổng Tử trong bản Tuyên Ngôn; họ muốn xóa bỏ đi! Vì cũng trong thời gian đó, chiến dịch Phê Lâm Phê Khổng sắp được Mao phát động!
Với những thành tích chống Khổng Mạnh quá khứ như thế, bây giờ Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc định sử dụng Khổng Tử vào mục đích củng cố chế độ chuyên chế độc đảng. Nhưng rồi họ sẽ thất bại. Vì khi được học hỏi, nghiên cứu và trao đổi với thế giới bên ngoài một cách tự do, người Trung Hoa sẽ thấy: Khổng Tử, Mạnh Tử không phải là những người ủng hộ một chính quyền chuyên chế, ngay trong thời đại của họ, dưới chế độ quân chủ và phong kiến. Chủ trương “tôn quân quyền” tuyệt đối chỉ bắt đầu xuất hiện từ đời Hán, ba, bốn thế kỷ sau thời Khổng, Mạnh. Dân Nhật Bản vẫn coi Khổng Tử là một vị thầy muôn đời nhưng tất cả mọi người Nhật vẫn tuân thủ một hiến pháp tự do dân chủ, không có điều gì mâu thuẫn cả
Người Trung Hoa ở lục địa cũng như người Việt Nam trong nước, vẫn có thể học được những quy tắc đạo lý mà Nho Giáo đã truyền bá suốt hai ngàn năm, mà không cần phải nhắm mắt tuân theo ý muốn của những kẻ nắm quyền, như ý đồ của Cộng Sản Trung Quốc. Người ta có thể học các quy tắc Trung Tín, Nhân Nghĩa, Chánh Trực Quang Minh, vân vân, mà không cần phải nhắc đến tên Khổng hay Mạnh! Chính những quy tắc đạo đức đó, khi được đem giảng dạy trong trường hy vọng sẽ thay đổi cách sống của thế hệ thanh niên mới lớn. Sau một vài thế hệ, thanh niên ở Việt Nam và Trung Quốc sẽ được đào tạo trong môi trường đạo lý không khác gì những người dân Nhật Bản ngày nay. Nhưng muốn cho họ không những học mà còn thực hành các quy tắc nhân nghĩa, thì tất cả guồng máy cai trị từ trên xuống dưới phải thi hành các quy tắc đó trước. Nếu không thì cảnh “nhà dột từ nóc dột xuống” sẽ khiến cho xã hội vẫn chìm đắm trong cảnh vô đạo! Nói theo lối nhà Nho, đó là “Thượng bất chính, hạ tắc loạn!”
No comments:
Post a Comment