Mười trong số 14 cô gái bị khám phá sang Thái Lan “đẻ thuê” cho những người giầu có nhưng hiếm muộn đã được đưa về nước mà một số cô về với bụng bầu.
14 cô gái Việt Nam sang Thái Lan đẻ thuê đang được viên chức Sở Di Trú nước này thẩm vấn hôm 24 tháng 2. Có 7 cô trong số 14 người đã có bầu vào lúc thẩm vấn. Nay 10 cô đã bị đưa về Việt Nam. (Hình: AFP/AFP/Getty Images)
Bản tin báo điện tử VNExpress hôm Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011 nói sau gần 3 tháng được đưa vào tạm trú tại trung tâm bảo vệ và dạy nghề Kredtrakarn ở tỉnh Nonthaburi (Thái Lan), 10 cô đã được đưa về nước, theo lời một viên chức của sứ quán Việt Nam tại Thái Lan.
Viên chức chống buôn người của Thái Lan đã hộ tống các cô gái trên về Việt Nam bằng máy bay.
Trong số các cô vừa kể trở lại quê nhà mới đây, có 3 cô đang mang thai từ 5 tới 6 tháng. Một số cô còn ở lại Thái Lan vì vừa sinh nở.
Ngày 23 tháng 2, cảnh sát Thái đã bắt giữ 14 cô gái Việt Nam tại một căn nhà ở khu vực sang trọng ngoại ô thủ đô Bangkok, trong đó, 7 cô đang mang bầu. Cuộc điều tra cho thấy họ đã được một công ty từ Ðài Loan thuê sang Thái Lan làm dịch vụ “đẻ thuê” cho những người giầu có nhưng hiếm muộn ở nhiều nơi từ Ðài Loan, Trung Quốc đến cả Miến Ðiện.
Có 8 trong số 14 cô (tuổi từ 19 đến 26 tuổi) quê quán ở Bạc Liêu. Tất cả đều thuộc các gia đình nghèo khó, không đủ ăn. Những tin tức sơ khởi trong cuộc điều tra nói rằng trung bình, các cô được trả công $5,000 USD nếu đẻ ra được một đứa con bình thường, xinh xắn. Họ được trả trước $1,000 USD sau khi đã có bầu được khoảng ba bốn tháng, phần còn lại sẽ được trả sau khi đã sinh nở “đạt yêu cầu.”
Nhưng cũng có tin nói rằng các cô gái này được cấy phôi thai hay tinh trùng của những người nổi tiếng rồi sau đó, con họ đẻ ra được đem bán. Ðây là một dịch vụ kinh doanh trẻ em sơ sinh bất hợp pháp, một hình thức buôn người.
Theo bản tin của VNExpress bốn cô còn lại bên Thái sẽ về nước vào cuối tháng này cùng với con của họ sinh ra. Những người nào là cha mẹ thật sự của các đứa trẻ “muốn nhận con thì sang Việt Nam làm thủ tục xin con theo quy định của pháp luật hiện hành.” Vụ du học sinh bị cảnh sát đánh: Tiền bồi thường có thể tới $225,000 |
Hai năm sau một du học sinh Việt Nam bị cảnh sát đánh đập liên tục, sinh viên này chấp thuận một đề nghị dàn xếp với tiền bồi thường thỏa thuận là $225,000, theo báo San Jose Mercury News. Thỏa thuận này còn phải được hội đồng thành phố biểu quyết chấp thuận hay không.
Phương Hồ tại văn phòng luật sư riêng ở San Jose năm 2009. (Hình: Gary Reyes/Mercury News) |
Người sinh viên bị cảnh sát đánh là Phương Hồ, từ Việt Nam sang học ngành toán bảo hiểm tại đại học San Jose State University.
Năm 2009, Phương, trong lúc đang cầm dao ăn cơm, dọa “giết” bạn cùng phòng. Phương nói đây chỉ là câu nói đùa, vì bạn làm vấy xà bông vào miếng thịt của anh. Nhưng người bạn thì cho là Phương hăm dọa thật, và gọi cảnh sát. Khi cảnh sát đến, họ liên tục đánh Phương bằng dùi cui đến hơn một chục lần, đồng thời dùng súng điện taser để khống chế.
Trong đơn kiện thành phố, Phương đòi bồi thường $6 triệu. Ðơn kiện tố giác cảnh sát vi phạm dân quyền của Phương bằng hành động dùng vũ lực quá đáng.
Trong đơn kiện Phương Hồ tố cáo cựu Cảnh Sát Trưởng Rob Davis và thành phố đã tạo dựng một môi trường, để cảnh sát “thường xuyên bắt tội mơ hồ các cư dân hòng che đậy hành vi dùng võ lực quá mức của mình.”
Lúc Phương bị cảnh sát đánh, một bạn khác cùng phòng quay bằng điện thoại di động. Video này cho thấy Phương, không có vũ khí, như đang cuộn mình dưới đất, trong khi cảnh sát viên Kenneth Siegel đánh anh tới tấp bằng dùi cui, và một cảnh sát khác bắn lên người anh bằng súng điện.
Toàn bộ video được Luật Sư Nguyễn Hoàng Duyên trao cho nhật báo địa phương The Mercury News.
Sau đó Phương Hồ bị cáo buộc tội chống cự nhân viên công lực và sử dụng vũ khí.
Biện Lý Cuộc sau khi điều tra cặn kẽ đã quyết định không truy tố Phương Hồ, đồng thời cũng không truy tố các cảnh sát viên.
Năm ngoái, thành phố đuổi việc cảnh sát viên Siegel. Tuy nhiên luật sư đại diện của Siegel là Terry Bowman nói, người cựu cảnh sát này đang chống lại quyết định này và đòi trọng tài phân xử.
Luật Sư Bowman nói: “Tôi có đủ mọi lý lẽ để tin rằng quyết định oan khiên này (đối với cảnh sát viên Siegel) cần phải được điều chỉnh lại.” (TP)
Một nghịch lý trong muôn ngàn nghịch lý của thời đương đại, khi còn tồn tại độc quyền đảng trị.
Công ty quốc doanh Việt Nam trước vành móng ngựa Hoa Kỳ
Hình: Getty Images/iStockphoto
Tin liên hệ
Ðường dẫn liên hệ
Một tin chấn động dư luận: ngày 14 tháng 4 mới đây Tòa án quận Harris của bang Texas, Hoa Kỳ, đã mở phiên công khai xét xử vụ án «Hai công ty tư nhân Mỹ và 2 công ty quốc doanh Việt Nam cùng nhau buôn người lao động Việt Nam trái phép sang Hoa Kỳ».
Báo chí Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Anh, Ý đều đưa tin mới lạ này, với những bình luận nghiêm khắc về tệ buôn người đang bị Liên Hiệp Quốc lên án mạnh mẽ.
Tất nhiên báo lề phải trong nước phải ngậm tăm, vì nếu đăng tỷ mỷ về vụ án này thì bình luận ra sao, nói rõ chuyện thì còn gì là danh dự quốc gia, còn gì là thể diện của đảng Cộng sản độc quyền cai trị, còn gì là bộ mặt của CNXH mà Đại Hội XI vừa qua còn ba hoa lấy được về tính ưu việt.
Các báo quốc tế cho rằng tuy tại phiên tòa ở Texas các công ty Việt Nam vắng mặt, nhưng từ đơn kiện của tập thể lao động Việt Nam, từ bản cáo trạng cho đến lời biện hộ của luật sư, và nhất là bản luận tội và kết án của phiên tòa đã rất nhiều lần nêu bật tội lỗi của các công ty Việt Nam; các công ty quốc doanh này thực sự đứng trước vành móng ngựa của phiên tòa.
Hai công ty Mỹ bị truy tố là công ty Coast to Coast và công ty FLP chuyên xây dựng ngành công nghiệp, đều ở bang Louisiana, đã hợp tác chung vốn với 2 công ty quốc doanh Việt Nam mang tên công ty Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ Interserco và công ty Công nghiệp ô-tô Việt Nam Vinamotors có trụ sở ở Hà Nội, để tuyển mộ và đưa một số thợ hàn, thợ cơ khí sang Hoa Kỳ lao động.
Trong vận động và ký giao kèo tuyển mộ, phía các công ty trên đây hứa hẹn rằng lao động sang làm việc tại Hoa Kỳ sẽ hưởng lương cao, phúc lợi đầy đủ, mọi quyền lợi xã hội bảo đảm, đời sống dễ chịu, mỗi năm có thể nhận đến 35 ngàn đôla tiền lương, thừa sức để trả tốn phí ban đầu, còn thừa để nuôi gia đình và tạo vốn làm ăn lâu dài, bảo đảm cuốc sống mai sau. Họ bảo đảm rằng mỗi lao động làm việc trong 30 tháng ở Mỹ sẽ đạt thu nhập 100 ngàn đôla Mỹ, do đó sẽ sống dư dật cùng gia đình lâu dài về sau.
Chỉ vài tuần làm việc trên đất Hoa Kỳ, công nhân Việt Nam hoàn toàn vỡ mộng, nhà ở chật chội, kém vệ sinh, mỗi phòng nhỏ 10 người chen chúc, ăn không đủ no, không đủ chất, lao động cật lực vẫn không nhận được một phần 3 lương đã hẹn, đã vậy tiền thuê nhà ở, giá bữa ăn, chi phí di chuyển các công ty tự định quá cao, trừ hết vào tiền lương, nên cuối cùng thu nhập chỉ vài trăm đôla mỗi tháng, không đủ để trang trải dần nợ nần do chi phí tuyển mộ ban đầu, thường lên đến từ 7 ngàn đến 10 ngàn đôla. Có lao động than vãn: tưởng là thiên đường, hóa ra là địa ngục!
Hàng trăm lao động Việt Nam ở bang Texas ở trong hoàn cảnh cùng khổ đã hơn nửa năm, các công ty Việt Nam bỏ mặc họ đúng theo kiểu «đem con bỏ chợ», mặc cho điện thoại, thư từ, đơn tập thể gửi về chính phủ và Bộ lao động, nhiều người vỡ mộng muốn về nước cũng không có cách nào thoát. Lãnh sự quán Việt Nam ở Texas biết rõ chuyện vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Cho đến khi một số bà con trong cộng đồng chỉ vẽ cách phát đơn kiện tới chính quyền sở tại, kiếm giúp các luật sư Mỹ có công tâm, thế là chỉ hơn 1 tháng sau Tòa án đã mở phiên tòa xét xử nhanh chóng và công minh.
Bên nguyên là danh sách hơn 55 lao động Việt Nam, bên bị là 2 công ty Hoa Kỳ và 2 công ty quốc doanh Việt Nam đã cùng nhau toa rập để bóc lột công nhân Việt Nam một cách tàn bạo, như kiểu buôn nô lệ thời Trung cổ.
Chánh án tòa án Harris, bang Texas, đã luận tội, lên án mạnh mẽ các công ty Hoa kỳ và Việt Nam về tội buôn người bất nhân, tàn bạo giữa thời đại văn minh của thế kỷ XXI, và tuyên án các công ty trên phải đền bù cho hơn 50 lao động Việt Nam số tiền tổng cộng là 60 triệu đôla, phải giải quyết đúng luật lao động Hoa Kỳ những vấn đề tồn tại, cải thiện nơi ăn ở, sinh hoạt, đi lại, tiền lương, phụ cấp cho mỗi người, giải quyết thỏa đáng nguyện vọng một số lao động muốn trở về nước.
Hiện dư luận bà con ta ở bang Texas đang theo dõi xem cuộc sống của lao động xuất khẩu từ Việt Nam ở đây được cải thiện ra sao sau phiên tòa này. Chưa biết các công ty quốc doanh Việt Nam sẽ phải đóng góp bao nhiêu vào số tiền 60 triệu đôla đền bù cho người lao động Việt Nam trong vụ án này. Vì cái tội cám dỗ đường mật khi tuyển mộ, hứa hẹn hươu vượn để mê hoặc người lao động nghèo khổ, thêu dệt rằng đất Mỹ như là nơi Đất Hứa, rồi phủi tay sau khi «đem con bỏ chợ», sau khi đút túi số tiền tuyển mộ thường cao gấp đôi mức ghi trong hợp đồng, những tội này được coi là rất nặng trong phiên tòa, lại thuộc về phía Việt Nam.
Cuối tháng 4 này, tin từ Texas cho biết được cổ vũ bởi thắng lợi ngày 4/4/2011 tại phiên tòa quận Harris, được sự giúp đỡ của giáo sư và sinh viên Trường Luật Texas – College of Law - Texas - đặc biệt là của bà giáo sư Nesmi Bang, người lao động tại đây đã phát đơn kiện đích danh 2 công ty Quốc doanh Việt Nam Interserco và Vietnamotors, với nhiều tội danh và bằng chứng mới. Do đó vụ án về buôn người lao động Việt Nam ở Hoa kỳ đang mở rộng phạm vi và quy mô, từ đó có thể lan sang các nước đang có những sự việc tương tự, như ở Đài Loan, Nam Triều Tiên, Saudi Arabia, và Malaysia.
Chờ xem người phát ngôn của bộ ngoại giao ở Hà Nội có dám phủ nhận phiên tòa ở bang Texas, coi đó là vi phạm chủ quyền quốc gia hay không. Rất khó viện cớ như thế vì luật pháp nước Mỹ là rõ ràng, việc buôn người diễn ra trên lãnh thổ Mỹ, luật Mỹ bảo vệ mọi người lao động sinh sống trên đất Mỹ, thường rất nghiêm với các nhà tư bản làm ăn bất lương dù là người Mỹ, và bảo vệ chặt chẽ mọi người lao động dù thuộc bất cứ nước nào.
Lãnh đạo đảng CS Việt Nam trả lời ra sao với công nhân và lao động Việt Nam khi họ vẫn tự nhận rằng về bản chất đảng CS là đảng của công nhân và lao động? Kỳ họp cuối của Quốc hội khóa XII sắp diễn ra, có đại biểu nào chất vấn chính phủ, chất vấn bộ trưởng lao động về sự kiện trớ trêu, oái oăm này, khi công ty quốc doanh XHCN của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam bị truy ra trước vành móng ngựa Hoa kỳ và bị kết tội đã hành sử với lao động nước mình như đối với một bầy nô lệ? Và tiền nộp phạt sẽ lấy ở đâu, nếu không lấy từ ngân sách quốc gia?
Ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5 vừa qua, bà con công nhân và lao động nước ta cay đắng nghe những bài diễn văn hùng hồn, đầy mỹ từ để so sánh với cuộc sống khó khăn khi giá cả leo thang, lạm phát gia tăng, người lao động bị buôn bán như nô lệ, trong khi các vị «đầy tớ của nhân dân» sống cuộc đời giàu sang, phè phỡn, vượt quá cả các vị đế vương thời xa xưa.
Lùm xùm chuyện quan chủ tịch Dương Quốc Xuân
Dân Làm Báo - Đồng chí Dương Quốc Xuân có trình độ văn hóa lớp 12, trình độ chuyên môn Sư phạm cấp II, trình độ lý luận chính trị cao cấp (muốn hiểu sao thì hiểu). Ngoài cái ghế Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Long An, đồng chí Xuân còn kiêm luôn chức trưởng ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại tỉnh.
Comments Off
Lạc lối về ???!!!
Nhớ lại,
hai mươi tuổi,
tôi bị tù Cộng sản vì “phản động”.
Hầu như mỗi tuần, tôi đều phải lên “làm việc” ít nhất một lần với Ban quản giáo trại tù. Họ bắt tôi phải nhận diện những anh chị em “phản động” vừa mới bị bắt. Tôi nghiến răng... lắc đầu. Cứ như thế, sau những cái lắc đầu là những trận đòn dữ dội - lên đầu lên mặt. Đau đớn thể xác, nhưng nước mắt không chảy được vì nỗi đau tinh thần còn to còn lớn hơn đến ngàn lần.
hai mươi tuổi,
tôi bị tù Cộng sản vì “phản động”.
Hầu như mỗi tuần, tôi đều phải lên “làm việc” ít nhất một lần với Ban quản giáo trại tù. Họ bắt tôi phải nhận diện những anh chị em “phản động” vừa mới bị bắt. Tôi nghiến răng... lắc đầu. Cứ như thế, sau những cái lắc đầu là những trận đòn dữ dội - lên đầu lên mặt. Đau đớn thể xác, nhưng nước mắt không chảy được vì nỗi đau tinh thần còn to còn lớn hơn đến ngàn lần.
Comments Off
Chủ trại chó
Thất Sỹ (danlambao) - Ngay cái việc nuôi chó, để con chó chỉ còn biết ăn và lớn hắn đã chọc mù mắt, điếc tai chó để nó không còn biết sủa... Hắn có cái lý của hắn, vì làm gì có công ước “Quyền con chó” mà đòi hắn phải nuôi thế này, chăm sóc thế kia...
Comments Off
Thư gửi Bác
Kính thưa Bác,
Cháu tin Bác đã “đi gặp cụ Mác cụ Lê” đúng ngày linh tháng linh, mùng 2 Tháng 9 là ngày Quốc Khánh của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà nay là Cộng Hòa xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, hồn Bác rất linh thiêng, “cầu gì được nấy”, nên hôm nay, cháu có “meo” (email) này trước là để chúc lành... Bác, sau là xin Bác một điều ước.
Comments Off
Gươm thần chưa có chủ
Dân Gian (danlambao) - Nước Việt không nhớ lấy năm nào!... Giặc Tàu lấn chiếm vùng biên, cướp lấy biển đảo, đe dọa xâm lăng trên toàn cõi nước Việt. Thế giặc rất mạnh. Vua nước Việt nói rằng:
Comments Off
Ngộ nhận về sự ngộ nhận
Phạm Khắc Trung (danlambao) - Đầu năm 80, được nhận định cư ở một thành phố nhỏ bên Canada, những người Việt tỵ nạn gặp nhau mừng lắm, kết thân ngay... Một lần họp mặt cuối tuần, câu chuyện vãn loanh quanh ở cái chủ đề 30/04/75, tôi năng nổ phát biểu “người ta trao giải Nobel Hòa Bình cho Lê Đức Thọ là lầm, đáng lẽ phải trao giải Nobel Y Khoa cho Lê Duẩn mới đúng”.
Comments Off
Mơ khuya
Đào Hữu Nghĩa Nhân - Đêm nay nó quyết định đi tìm em để nói gì đó với cô. Nó đứng chờ em hàng giờ nhưng tuyệt vọng. Có lẽ cô bé đã đi khách mất rồi, hay cô đã chuyển đổi địa bàn hoạt động? Hay vì một nguyên cớ gì đó cô bé đã thôi không còn đứng đường chờ đợi cơ hội nỗi buồn số phận của kẻ làm đĩ đường phố mạt hạng?...
Comments Off
Lâm tặc, cát tặc, voi tặc, cẩu tặc và chảy máu chất xám
Lê Dũng - Một xã hội an toàn và văn minh thì không thể để dân bị đói đến mức phải ăn măng rừng thay cơm, nhà làm bằng hang đá, đường xá đi bằng lừa và... bộ. Trong khi ở đâu đó có cả lũ cứ sáng ra ăn phở bò Ko be 35 đô, xe ô tô đang tốt vẫn đòi xin mua xe mới tiền tỷ nghe rất lố bịch. Nếu không thấy được ít nhất mấy việc đấy đang vô lý thì từ điển tiếng Việt tiếp tục phải ghi thêm nhiều kiểu "tặc" nữa. Thậm chí sẽ có cả Quốc "tặc" sau khi cứ quan "tặc" dài dài...
Comments Off
Bầu cử Quốc hội 2011: ‘Nghị gật’ hay ‘Nghị Quế’ ?
DBTT (Phía Trước) - Quốc hội khóa XIII sẽ chính thức bắt đầu phiên họp và bầu cử từ ngày 22/05/2011. Quốc hội khóa mới thông báo sẽ có khoảng 15-20% đại biểu ngoài Đảng (ĐCSVN) được giới thiệu hoặc tự ứng cử.1 So với những kỳ Quốc hội trước đây, khóa XIII sắp tới mang tín hiệu tích cực, dân chủ hơn – ý kiến của nhân nhân đã bắt đầu được tiếp thu, đổi mới dù rất chậm và hạn chế. Tuy nhiên, sự thật sẽ diễn ra như thế nào thì vẫn còn nhiều dấu hỏi, hay cũng sẽ chỉ là một màn diễn như các kỳ bầu cử trước.
Comments Off
Dụng điển
Đông A - Nếu chúng vốn là sâu thì chỉ có cách chặn chúng lẫn vào nồi canh, còn nếu chúng vốn là người, nhưng sau đó hóa thành sâu thì phải xem cơ chế hóa sâu đấy. Hay nói một cách khác, câu trả lời sau là sự tha hóa của con người. Đến đây lại sẽ có câu hỏi tiếp theo: có phải chính cái cơ chế đã tha hóa con người, biến con người thành sâu...
No comments:
Post a Comment