Sunday, April 30, 2017

Dương Thu Hương nói: “Cả thế hệ của chúng tôi đã bị lừa.” - Sự man rợ và ngu xuẩn của Bên thắng cuộc

- Live From New York: Duong Thu Huong -  Part 1   Part 2   Part 3  Part 4   Part 5   Part 6 
         Bà Dương Thu Hương từng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng đã bị khai trừ khỏi Đảng vào năm 1989 do "đấu tranh cho tự do dân chủ" và phê phán thể chế hiện hành. Bà viết nhiều tác phẩm nổi tiếng như Bên kia bờ ảo vọng, Những thiên đường mù … nói lên sự vỡ mộng của mình đối với chế độ cộng sản, và được Bộ trưởng Văn hóa Pháp, ông Jacques Toubon, trao tặng Huân chương Văn hóa Nghệ thuật Chevalier des Arts et des Lettres năm 1994
          Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Dương Thu Hương đã theo chân đoàn quân chiến thắng vào tiếp thu Sài Gòn, và bà đã “ngồi xuống vỉa hè ôm mặt khóc như cha chết, vì nhận ra rằng, kẻ thắng trận là một chế độ man rợ hơn người thua”, bà có “một cảm giác vô cùng hoang mang và cay đắng”, vì “cái đẹp phải tan nát, và nền văn minh phải quy hàng”. Dương Thu Hương nói: “Thế hệ của chúng tôi đã bị lừa…”, “Năm 69, khi tôi gặp những tù binh đầu tiên hoàn toàn là những người Việt Nam thì tôi biết mình đã bị lừa. Tôi tưởng kẻ thù của mình phải mắt xanh mũi lõ và da trắng… Năm 69, tôi thấy họ là người mũi tẹt da vàng tóc đen.” “Cả thế hệ của chúng tôi đã bị lừa.” Bà nói một cách cay đắng.  

>>Thỏa Hiệp ngầm 05-07-2020 là ngày thực hiện đợt I sáp nhập nước Việt Nam vào Trung Cộng

>> https://www.facebook.com/nhabaohuynhquochuy

Tháng 4: Tháng Tang


Những người Việt tại Hoa Kỳ từng phục vụ cho chính quyền Sài Gòn rất đau lòng mỗi khi nhắc đến ngày 30/4. Họ gọi đó là ngày Quốc hận, và xem tháng Tư là tháng Tư Đen hay Tháng Tang.

Ông Phạm Ngọc Cửu, thành viên của Cộng đồng Người Việt Quốc gia Liên bang Hoa Kỳ tại Florida, cựu phó tỉnh trưởng tỉnh Bình Thuận, năm nay 76 tuổi, nói với VOA Việt ngữ rằng tháng Tư là tháng Tang:

“Đối với tôi trong 42 năm, tháng Tư là tháng tang. Trừ dịp các đoàn thể có chương trình kỷ niệm gì đó thì tôi tới thôi, còn ngoài ra những gì vui chơi là tôi không bao giờ nghĩ tới, mà tôi nghĩ tới những người anh em, đồng đội, những người cùng chiến đấu đã mất.”

image


Ông Phạm Ngọc Cửu từng phục vụ tại Tòa Hành Chánh Bình Thuận từ 1967, chức vụ cuối cùng là Phó Tỉnh trưởng tỉnh Bình Thuận mà ông đảm nhận từ năm 1971- đến ngày 18/4/1975.



Sau ngày 1-5-1975, ông Phan Ngọc Cửu bị ở tù 13 năm, bị chuyển qua các trại tù từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam, trong đó có 6 tháng bị biệt giam và cùm chân tay trong xà lim ở nhà tù Thanh Hóa. Tháng 2/1988, ông được phóng thích và đến Mỹ vào tháng 6/1991, sau 17 năm mới đoàn tụ gia đình tại thành phố Orlando. Ông còn là Hội Trưởng Hội Tương trợ Cựu Chiến Binh Bình Thuận Hải ngoại và tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng tại Florida.

Cũng như ông Cửu, ông Phạm Trần Anh ở California cũng rất đau buồn vì quá nhiều đồng đội đã ngã xuống trong biến cố 30/4/1975.

image

“Nói và nghĩ về ngày 30/4: đó là một sự kiện lịch sử. Cái mà gọi là thống nhất, thực tế là cuộc xâm lăng. Thống nhất mà lòng người phân tán và hàng trăm ngàn người đã hy sinh chính tính mạng của họ để đổi lấy ý tưởng tự do. Đây là cuộc bỏ thân, bỏ phiếu bằng thân vĩ đại nhất trong lịch sử và 5 vị tướng đã tuẫn tiết, và trăm hàng ngàn sĩ quan đã hy sinh vào ngày 30/4.”

Ông Phạm Trần Anh còn gọi ngày 30/4/1975 là “Ngày Quốc hận” tháng Tư là “tháng Tư Đen”, sau khi Bắc Việt “xé bỏ hiệp ước Paris 27-1-1973 đem quân xâm chiếm miền Nam Việt Nam.”

Trong một bài viết về chiến tranh Việt Nam, sử gia Phạm Trần Anh cho rằng Chiến tranh Việt Nam không phải là giành độc lập dân tộc như nó từng được rao truyền, mà đã trở thành cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa 2 hệ thống tư tưởng: Chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Tư Bản của thế giới tự do.

Sử gia Phạm Trần Anh từng là Giám đốc Học viện Hành chánh Quốc gia Sài gòn. Ông còn là nhà văn, nhà biên khảo. Sau ngày 30/4/ 1975, ông thành lập Mặt Trận Tự Do Người Việt Diệt Cộng Cứu Quốc.


Ông Phạm Trần Anh, năm nay 72 tuổi, bị bắt năm 1977 và bị xử án tù chung thân vì tội hoạt động lật đổ chính quyền. Ông được trả tự do vào ngày 3/8/1997 nhờ sự can thiệp của Hội Ân xá Quốc tế, sau hơn 20 năm trải qua các nhà tù ở Việt Nam trong đó có 9 năm bị cùm chân tay trong xà lim biệt giam.



Sang Mỹ vào tháng 9/ 2006, ông Phạm Trần Anh dành mọi nỗ lực vào việc viết sách, nhất là truy tìm nguồn gốc dân tộc Việt Nam với các tác phẩm như: Cội nguồn Việt Tộc, Huyền Tích Việt, Quốc Tổ Hùng Vương, Việt Nam Thời Lập Quốc và năm 2016 xuất bản sách Đế Quốc Mới Trung Cộng.

Cũng như ông Phạm Trần Anh, ông Phạm Ngọc Cửu dành hết thời gian của mình để đóng góp cho cộng đồng và hướng về phong trào dân chủ trong nước.

Đầu tháng 4, một hoạt động cụ thể mà ông Cửu đã thực hiện là tổ chức thành công cuộc biểu tình chống Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Florida, nơi ông Tập hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Ông Cửu cảm nhận đã có một ‘luồng gió mới, một sinh khí mới hiện diện trên quê hương Việt Nam.

image


“Năm nay cảm tưởng riêng của tôi là tôi phấn khởi hơn năm nào hết vì tình hình trong nước có những chỉ dấu, có những sự kiện xảy ra làm cho mình nghĩ rằng con đường đấu tranh có thể đi tới kết quả, đã dám đứng dậy, dám có tiếng nói, đã dám có những hành động như đi vào các cơ quan của chính quyền biểu tình. Mới đây hành động mạnh nhất là ở Đồng Tâm, đã bắt giữ công an, những người đi chiếm đất đai.”



Ngược lại với các cựu quân nhân và công chức chính quyền Sài Gòn, nhà thơ Lãm Thúy ở Maryland không muốn nhắc đến những mất mát, đau buồn ngày 30/4, nhưng khi nhìn lại Việt Nam sau 42 năm, bà chia sẻ với VOA Việt Ngữ rằng:

“Tôi thấy người nào giàu thì rất giàu. Người nào khổ thì cũng rất khổ. Tôi về thì tôi sống ở dưới quê.”

Là vợ của một cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa, nhà thơ Lãm Thúy sinh quán tại Nhơn Ái, Phong Điền, Cần Thơ, định cư tại Mỹ năm 1992.

image

Mong mỏi duy nhất của bà cho ngày 30/4 năm nay là Việt luôn gìn giữ được chủ quyền đất nước và không bị lệ thuộc vào Trung Quốc:

“Mong đất nước mình giữ được chủ quyền và đừng lệ thuộc vào Trung Cộng, không bị mất nước. Đó là điều mong mỏi lớn lao nhất, bất cứ là trong dịp lễ này hay là suốt cuộc đời, chỉ mong đất nước Việt Nam là của người Việt Nam.”


***

30-4-1975: "The D-Day" of Saigon

image
image

image
2 hours ago
Luật được thông qua giữa lúc đánh dấu 40 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc quy định trên cả nước Canada, hằng năm, ngày 30/4 sẽ được biết đến như là 'Ngày Hành trình đến Tự do', một ngày lễ tưởng niệm nhưng không ...

image
2 hours ago
Luật được thông qua giữa lúc đánh dấu 40 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc quy định trên cả nước Canada, hằng năm, ngày 30/4 sẽ được biết đến như là 'Ngày Hành trình đến Tự do', một ngày lễ tưởng niệm nhưng không ...

image
1 hour ago
30/4 - Ngày phán xét của Việt Nam. image. Cha tôi sinh ra trên đất Thái. Năm ông 5 tuổi, nghe theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông nội tôi bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn và đem các con trở về cố quốc. Năm 16 tuổi ...

image
16 minutes ago
Các cựu phóng viên nhớ lại ngày kết thúc cuộc chiến Việt Nam. image. Từ trái: Phóng viên David Halberstam của tờ New York Times, Malcolm Brown (Associated Press) và Neil Sheehan (UPI) trò chuyện bên cạnh một máy ...

image
Jan 22, 2015

Trang mạng báo Independent của Anh, hôm thứ Tư tường thuật rằng, nữ diễn viên từng đoạt Giải Oscar Jane Fonda nói nỗi đau đối với các cựu chiến binh Mỹ mà bà cảm nhận được do quyết định chụp tấm ảnh đó của bà ...

image
3 hours ago
Đài PBS (Public Broadcasting Service) sẽ trình chiếu phim “Last Days in Vietnam” vào ngày 28-4-2015 nhân dịp tưởng niệm 40 năm biến cố 30-4-1975 trên toàn bộ hệ thống khắp Hoa Kỳ; và những ngày trước đó,).

image
3 hours ago

... phóng viên chiến trường ở Việt Nam, đã đưa ra những nhận định trên trong cuộc phỏng vấn với BBC từ miền Nam California, nơi hiện thời hai ông định cư sau khi di tản khỏi miền Nam Việt Nam vào trước ngày 30/4/1975.

image
April 29, 2015
Trong suốt 40 năm qua, mỗi lần ngày 30-4 trở về là dịp cho người Cộng sản Việt Namxuyên tạc và bôi nhọ lịch sử nhưng năm nay, 2015, họ đã tự lột mặt nạ mình mà đâu có hay ? image. Về phương diện lịch sử, chưa thấy ...

image
Mar 10, 2015
Việt Nam 40 năm sau cuộc chiến. image. Mở đầu bài viết “Tản Mạn Chuyện Đổi Mới Sáng Tạo” đăng tải trên báo Tia Sáng hôm 10-2-15, GS Hoàng Tụy viết: “Khi mô tả sự phát triển kém cỏi của đất nước, chúng ta hay dùng ...

image
April 29, 2015
Vậy thì 40 năm qua, khi người ta nói đến xây dựng, thì trước hết phải nói đến xây dựng trong một âm mưu hết sức thâm độc của chủ nghĩa bành trướng đại Hán, mà nó lại nhân danh cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa.

image
Jan 27, 2015
Thời gian 40 năm, đối với lịch sử 4000 năm của Việt Nam, chỉ là một con ốc nhỏ trong chiếc đồng hồ lịch sử gồm cả vạn con ốc và lò so khác. Nhưng đối với những người thuộc thế hệ trưởng thượng hiện đang sinh sống ...

image
Oct 16, 2014
Gần 40 năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, nhiều tác phẩm in ấn đã được tung ra trong thời gian dẫn tới ngày kỷ niệm có tính dấu mốc này. Trong số những tác phẩm mới xuất bản, có một tuyển tập ghi lại hình ảnh ...

image
Jan 16, 2014
Lời kêu gọi được đăng tải trên Facebook có đoạn: “Hãy cùng hành động để nhân dân Nhật Bản thấy rõ những gì Trung Quốc đang tái diễn trên biển Đông sau 40 năm xâm lược quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo ...

image
Jul 09, 2013
Tháng này 40 năm trước, một chàng trai Mỹ kết hôn cùng một cô gái Việt. Bốn mươi năm sau, họ được báo New York Times chọn đăng trong mục 'Making it last' - 'Giữ sao cho bền' dành cho những cặp vợ chồng đã có từ 25 ...

image
April 29, 2015
Đặc biệt, năm nay, kỷ niệm 40 năm, khi ở Trung Ương, người ta đã cố gắng bớt bớt những thứ “xấc xược kiêu binh cộng sản” như “Đánh tan quân xâm lược Đế Quốc Mỹ và bè lũ ngụy quyền tay sai” mà thay bằng các cụm từ ...

image
April 29, 2015
Cái mong chờ của Trịnh Công Sơn, theo nhiều người, dường như đã đến và đã qua đi được 40 năm. Cũng trong những ngày đó, chính Trịnh Công Sơn là người hân hoan lên đài phát thanh Sài Gòn hát bài "Nối Vòng Tay ...

image
Apr 27, 2015
Năm nay đánh dấu đúng 40 năm từ biến cố 30 tháng Tư năm 1975. Nhiều đài báo đã viết bài, làm những phóng sự ngắn ở nhiều mảng khác nhau, đề cập đến tâm tình, suy nghĩ của người Việt hải ngoại về ngày lịch sử này.

image
Apr 16, 2015
40 năm đánh dấu sự kiện quân đội Bắc Việt chiếm lĩnh và cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập, và cũng là 40 năm đánh dấu ngày tôi ra đời trong ngày đầu tiên của chế độ mới. Nền giáo dục của chế độ mới dạy tôi rằng ngày 30 ...

image
Apr 14, 2015
Hòa giải, giấc mơ 40 năm của dân tộc. image. Biểu tình chống giặc ngoại xâm phương Bắc nhé ? Vâng, nhưng dưới lá cờ nào nhỉ? Cờ đỏ hay cờ vàng? Cờ đỏ, hẳn là lá cờ rực sắc máu với ngôi sao vàng năm cánh hay cờ ...

image
Apr 15, 2015
Sự quay lưng lại nền kinh tế tập trung bao cấp để hướng tới tư bản thị trường đã đưa một quốc gia nghèo đói lạc hậu chuyển mình thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh bậc nhất thế giới. Từ nền kinh tế tư ...

image
April 29, 2015
Nếu trước kia, 30/4 là dịp để người ta treo cờ đỏ sao vàng cùng với các băng-rôn, khẩu hiệu trên khắp các hang cùng ngõ hẻm trong nước, các đài phát thanh, truyền hình và báo chí ra rả các chương trình, bài viết ca ngợi ...

image
Apr 24, 2015
... lượng dang rộng vòng tay cưu mang họ gần 40 năm qua. Điều 2 quy định rằng “Khắp đất nước Canada, hàng năm và mỗi năm, ngày thứ Ba mươi của tháng Tư (30/4) sẽ được biết đến như là “Ngày Hành trình đến Tự do”.

image
Apr 13, 2015
Hồi nhỏ, khi đi học những trường chuyên lớp chọn ở Hà Nội, chúng tôi đã được 'quán triệt' tư tưởng “30/4 là ngày giải phóng đất nước khỏi ách xâm lược của Đế quốc Mỹ, chúng ta phải tự hào vì là dân tộc duy nhất trên thế ...

image
Apr 21, 2015
30/4 Quê hương xa mờ dần. image. Một góc Bến Bạch Đằng ở Sài Gòn trong những ngày cuối tháng 4/1975. Với kinh nghiệm của ba tôi, một nhà cách mạng quá cố, đã từng chống Pháp và Việt Minh, vào những ngày đầu ...

image
Apr 17, 2015
Cái giá của ngày 30/4. image. Hình chụp ở TP. HCM đánh dấu 40 năm kết thúc chiến tranh. Trong thời gian này hằng trăm bài xã luận sẽ đề cập đến mốc lịch sử ngày ba mươi tháng tư năm 1975, hoặc như ngày thống nhất ...

image
Apr 22, 2015
Trước đây mỗi năm tới ngày 30/4 tôi rất vui nên hay tổ chức gặp gỡ bạn bè. Nhiều lần tôi bay vào SG cùng đồng đội về thăm căn cứ cũ ở miền Đông, miền Tây Nam bộ. Chúng tôi thắp hương cho bè bạn đã hi sinh để bày tỏ ...

image
May 07, 2014
Chiếc “Bird Dog” L19 vừa được treo lên triển lãm tại Bảo Tàng Viện USS Midway, chuẩn bị mở cửa vào ngày 30-4-2010 sắp tới – ảnh: Bảo Tàng Viện USS Midway cung cấp. image. Chiếc máy bay bà già mà Thiếu Tá Bửng ...

image
Apr 30, 2011
Sau ngày Cộng sản chiếm miền Nam 30/4/1975, khẩu hiệu “Chủ Nghĩa Mác Lê Bách Chiến Bách Thắng” đã được giăng khắp hang cùng ngõ hẻm. Khẩu hiệu trên cũng được các cán bộ cộng sản từ Bắc vào lên lớp giảng ...

image
Apr 30, 2014
Như vậy, thực tế sau ngày 30-4-1975, nếu là một “Chiến thắng thật”, tình hình Việt Nam phải khác, nghĩa là CSVN phải được Liên Xô và các nước “Xã Hội Chủ Nghĩa anh em” hỗ trợ tích cực, toàn diện và vô điều kiện để xây ...

image
Apr 30, 2014
Mờ sáng hôm sau, ngày 30/4, với lệnh từ Washington , Đại sứ Graham Martin cuốn cờ, được trực thăng bốc ra khỏi Việt Nam , trước khi xe tăng bộ đội cộng sản miền bắc tiến chiếm thủ đô miền Nam , đánh dấu sự thất bại ...

image
Apr 16, 2015
Ngày 30-4, ngày nếu có một triệu người vui, cũng là ngày có một triệu người buồn. Câu nói trong quá khứ của ông Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng chủ trương chính sách Đổi Mới, được lập đi nhắc lại nhưng liệu có còn chính ...

image
May 01, 2011
Hình ảnh biến cố tại Sài Gòn ngày 30-4-1975. http://baomai.blogspot.com/. BaoMai. image. Một vài hình ảnh biến cố tại Sài Gòn ngày 30-4-1975. image. Posted by BaoMai Mai at 12:31 AM · Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to ...

image
Apr 08, 2015
Sau ngày Cộng sản chiếm miền Nam 30/4/1975, khẩu hiệu “Chủ Nghĩa Mác Lê Bách Chiến Bách Thắng” đã được giăng khắp hang cùng ngõ hẻm. Khẩu hiệu trên cũng được các cán bộ cộng sản từ Bắc vào lên lớp giảng .

image
Apr 30, 2012
Ngày 30-4-75, đối với họ, không hơn không kém một vết nhơ lịch sử cho cả dân tộc vì những tác hại không ngờ của nó: Sau ngày 30-4-75 người CSVN miền Bắc nhìn người miền Nam, nhân dân và quân đội, công, cán, ...

image
Apr 10, 2015
Sau ngày Cộng sản chiếm miền Nam 30/4/1975, khẩu hiệu “Chủ Nghĩa Mác Lê Bách Chiến Bách Thắng” đã được giăng khắp hang cùng ngõ hẻm. Khẩu hiệu trên cũng được các cán bộ cộng sản từ Bắc vào lên lớp giảng .

image
6 hours ago
Cuộc chiến Việt Nam, cũng được sử gia nước ngoài gọi là Cuộc chiến Đông Dương lần hai, thường được tính bắt đầu từ 1959 hay 1960 với các hoạt động du kích ở miền Nam Việt Nam và Lào, và kết thúc ngày 30/4/1975.

image
Apr 20, 2015
Tôi nhớ vào tuần lễ gần tới 30/4, truyền hình thường dành giờ vàng chiếu phim tài liệu, cải lương, vở tuồng về quân đội Việt Nam, về các bà mẹ Việt Nam anh hùng và các chiến công cũng như cảnh xe tăng tông vào Dinh ...

image
Apr 27, 2015
BBC: Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu thì ngày 30/4 có ý nghĩa như thế nào trong tiến trình lịch sử của dân tộc? Đó là ngày Chiến thắng, ngày Quốc hận, ngày Thống nhất hay ngày đánh dấu sự chia rẽ sâu sắc của dân ...

image
Apr 26, 2012
Tham canh cua gia dinh anh va cua gia dinh nhieu nguoi khac do 30/4 gay ra, chac ... su dau kho cua dong bao ruot thit cua minh bang cach dung to chuc an mung 30/4 trong khi ba con ho dang khoc vi mat nguoi than yeu.

image
Mar 11, 2015
Trong thời gian gần đây, tự dưng, ông Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải ở xứ Canadalạnh lẽo, bỗng trở thành nổi tiếng. Lý do, ông Thượng Nghị Sĩ đệ trình dự luật S-219 ra Quốc Hội Canada, đề nghị chọn ngày 30/4 là Ngày ...

image
Jun 06, 2014
Đồng thời họ cũng nhắc nhở Việt Nam những hệ lụy của ngày 30/4, Việt Nam thống nhất không theo ý của Trung Quốc, đã bị Trung Quốc dạy cho bài học mà cao nhất là cuộc chiến Tây Nam và Biên Giới Việt Trung năm ...

image
May 12, 2014
Hằng năm biến cố 30-4-1975 thường được người Việt Quốc gia tưởng niệm như một ngày “Quốc hận”. Trong khi đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thường tổ chức kỷ niệm như một ngày “Đại thắng Mùa Xuân”.

image
Apr 21, 2014
Còn cảm xúc thì buồn và nuối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, bởi tôi và rất nhiều người đều cho rằng nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Hòa thì giờ đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ ...

image
Apr 24, 2015
... nhân Việt Nam sau 1975. Bộ trưởng Quốc phòng Canada Jason Kenney nói ngày 30/4 “sẽ mang đến cho người dân Canada một cơ hội để nghĩ lại cuộc hành trình của hơn 60.000 người tị nạn Việt Nam đến Canada ”.

image
Apr 23, 2014
Ngày 30-4-75, đối với họ, không hơn không kém một vết nhơ lịch sử cho cả dân tộc vì những tác hại không ngờ của nó: Sau ngày 30-4-75 người CSVN miền Bắc nhìn người miền Nam , nhân dân và quân đội, công, cán, .

image
Apr 22, 2015
Những năm sau 30/4/1975, chính sách của Việt Nam với miền Nam ít phải nói là thiếu đức, thiếu tài. Hoàn toàn nhân sự từ trên xuống đến ít nhất là trưởng cơ quan, như hiệu trưởng, giám đốc bệnh viện, doanh nghiệp, đều ...

image
Feb 21, 2015
Đài PBS (Public Broadcasting Service) sẽ trình chiếu phim “Last Days in Vietnam” vào ngày 28-4-2015 nhân dịp tưởng niệm 40 năm biến cố 30-4-1975 trên toàn bộ hệ thống khắp Hoa Kỳ; và những ngày trước đó,).

image
Feb 28, 2014
Mùa xuân năm 1992, vào cuối tháng 3, gia đình tôi rời Việt Nam đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình do một người chị vợ di tản trước biến cố 30-4-1975 vài ngày, có quốc tịch Mỹ làm hồ sơ bảo lãnh từ hơn 10 ...

image
Feb 05, 2015
Khởi đầu nhiệm kỳ 1 Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà vào cuối năm 1967, Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu là vị Tổng Thống đầu tiên của Nền Đệ Nhị Cộng Hoà từ cuối năm 1967 cho đến ngày 30-4-1975. image. Nhiều vụ ...

Tội ác Việt cộng – Thảm sát Mậu Thân 1968 – HUE Massacre – Lời kể của nhân chứng sống

Cuộc Chiến Mậu Thân 1968: Những nhạc phẩm ra đời trong bối cảnh Mậu Thân

Kỷ vật Mậu Thân

Các Anh Còn Ngủ Đến Bao Giờ?

>> Còn trong lòng tay tôi một cánh chim câu...



Trong khi mất quân Đoàn I và quân Đoàn 2 vào tay bắc Việt, thì Hoa Kỳ cúp viện trợ, do Kissinger chủ trương: "Tái lập hoà bình Việt Nam trong danh dự".
Ông Nguyễn Văn Thiệu, như người sắp chết đuối, không còn con đường nào khác hơn là tiếp tục "năn nỉ, van xin" người Mỹ đừng bỏ rơi miền Nam.  Và đây là lá thư cuối cùng của Ông, đề ngày 29-03-1975, gởi cho Tổng Thống Gerald Ford (1913-2006), viết với lời lẽ thống thiết để cầu xin Hoa Kỳ giúp đỡ tổ quốc Ông.


Nhưng, miền nam phải mất, bởi vì, Mỹ đã thật sự muốn: "lịch sử phải sang trang":
LÁ THƯ CUỐI CÙNG CỦA TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU

" Kính Ngài Tổng Thống.

Những sự kiện trong vài tuần gần đây đã đưa miền nam Việt nam vào 1 tình huống mới và nghiêm trọng.  Hiện nay chúng tôi phải đương đầu với lực lượng địch quân đông hơn và trang bị tối tân hơn.  Khi quân Cộng Sản đang tập trung cửa ngõ vùng đồng bằng, nhân dân và quân đội chúng tôi đã chuẩn bị với quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ lãnh thổ và sự Tự Do của dất nước.  Để thực hiện thành công của sự quyết tâm này, chúng tôi vô cùng cần đến những phương tiện chiến đấu, đó là vũ khí và đạn dược.  Vì vậy, tôi rất biết ơn Tổng Thống tích cực vận dộng, thúc giục Quốc Hội biểu quyết chấp thuận việc viện trợ thêm về quân sự cho Việt Nam Cộng Hoà.  Tuy nhiên vì việc viện trợ quân sự cho VNCH đã là 1 vấn đề được mọi người biết đến và đang nóng lòng mong chờ nếu Quốc Hội biểu quyết từ chối chắc chắn sẽ là 1 ngón đòn mãnh liệt giáng xuống tinh thần quân đội chúng tôi khi chúng tôi đang chuẩn bị cho những trận đánh quyết định sắp tới.  Chúng tôi muốn  điều này sẽ không xẩy ra.


Chúng tôi trân trọng và biết ơn sâu sắc với tất cả những hy sinh xương máu và tài sản của người dân nước Mỹ trong thời gian qua để giúp chúng tôi bảo vệ sự Tự Do của  miền Nam Việt nam.


Chúng tôi hoàn toàn hiểu rõ những vấn đề đạo đức và chính trị mà những nhà lập pháp Hoa Kỳ phải đương đầu khi họ xem xét vấn đề viện trợ cho VNCH.   Nếu vì lý do nào đó họ thấy không thể cung cấp viện trợ quân sự cho VNCH, tôi có 1 đề nghị với Tổng Thống và mong Tổng Thống cứu xét cho.


Thưa Tổng Thống, tôi đề nghị Tổng Thống yêu cầu Quốc Hội đồng ý cho chúng tôi vay dài hạn lần cuối cùng số tiền 3 tỷ đô la, được phân chia trong 3 năm và kỳ hạn hoàn trả là 10 năm với mức lãi suất do Quốc Hội quyết định.  Tiềm năng về dầu hỏa và nguồn lợi về nông nghiệp của chúng tôi sẽ thế chấp cho món nợ này.  Số tiền vay này được gọi là "Freedom Loan".


Số tiền này sẽ cho phép chúng tôi 1 cơ hội để được tồn tại trong 1 đất nước Tự Do và Dân Chủ.


Chúng tôi kêu gọi lương tâm và lòng nhân đạo của nhân dân Hoa Kỳ đối với cảnh ngộ của đất nước chúng tôi, 1 người bạn đồng minh trung thành với nhân dân Hoa Kỳ trong suốt 20 năm sóng gió, 1 dân tộc đã chịu nhiều hy sinh vì chiến tranh, đau khổ vì Cộng sản trong 2 thập niên chiến đấu để giữ mảnh đất Tự Do này.  Một dân tộc như vậy xứng đáng với lòng thông cảm và sự giúp đỡ.


Trong giờ phút vô cùng khẩn thiết, chúng tôi mong muốn Tổng Thống thúc giục Quốc Hội xem xét dễ dàng, cấp bách cho lời yêu cầu của tôi là được vay "số tiền vì Tự Do".  Đây sẽ là hành động cầu xin cuối cùng của tôi, 1 người bạn đồng minh, gởi đến Tổng Thống và toàn thể nhân dân Hoa Kỳ.


Trân trọng kính chào.


Nguyễn Văn Thiệu
Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà
-------------------------------------------------------------

Câu chuyện đau lòng ở Sàigòn vào thời dân gian kháo nhau " Đến cái cột điện có chân thì nó cũng...bỏ đi"


Nồi Cháo Thịt - Nhật Tiến

Lão Quới đứng chết lịm ngay trên nền đất ẩm. Cơn giận kéo đến quá nhanh đến độ lão thấy cổ họng của mình như bị chận ngang tưởng muốn ngộp thở. Đôi mắt của lão nóng lên dần dần. Lão cảm thấy mạch máu ở hai bên thái dương chảy rậm rật. Trước mắt lão là lớp giậu thưa bị xé toang một mảng. Bên dưới chỗ bị xé toang một mảng là những lốt chân trên nền đất dẫn tới một luống khoai. Luống khoai bị xới tung ngổn ngang như vừa trải qua một cơn tàn phá. Những lá khoai xanh mướt bị vùi giập dưới từng nhát cuốc sâu. Đất ẩm bị bươi nát thành từng cục đè nát gí những cọng rau tươi mơn mởn. 

Cả một khu vườn xinh đẹp với những luống khoai thẳng tắp bây giờ bị vẹt đi một mảng trông xấu xí hẳn đi. Lão tiếc cái công trình vun bón, chăm sóc trong bao nhiêu ngày tháng của mình. Lão càng tiếc hơn nữa khi nghĩ tới những củ khoai đỏ au và mập ú đã không cánh mà bay mất sau một đêm sơ hở không canh chừng. Miệng lão bắt đầu làu bàu những tiếng chửi thề mà chỉ mình lão nghe rõ. Rồi lão nhìn ra chung quanh.

Khu nhà tranh lụp xụp của hàng xóm vẫn nằm êm ả trong lớp sương mờ buổi sáng. Vài đợt khói xanh lơ bắt đầu bốc lên từ những căn bếp nhỏ. Một vài tiếng chim hót lảnh lót trong lùm cây gần đó. Có cả tiếng vó ngựa gõ lốc cốc từ xa của mấy cái xe thổ mộ đang trên đường lên chợ. 

Khung cảnh vẫn hiền hòa quen thuộc như mọi ngàỵ Bốn bề chung quanh toàn là bà con, thân hữu, chẳng mặt nào có thể nỡ lòng đang đêm lén vào xới từng vuông khoai của lão lên cả. Như vậy chỉ còn khu xóm hỗn độn ở bên kia đường  lộ. 

Đúng hơn là một bãi rác hoang, ở đó là cả một đám đông nghèo nàn, hỗn tạp, sống chui rúc với nhau như những ổ chuột. Hình ảnh thiếu thốn cực nhọc của họ làm cơn giận của lão dịu xuống. Lão nghĩ tới những đứa trẻ xanh xao suốt ngày lảng vảng như những bóng ma gầy ở mấy cái quán nhỏ để tranh nhau liếm láp những cái lá bánh đầy ruồi bâu hoặc húp cho đến những cặn cuối cùng của một bát ăn thừa. 

Đó là sản phẩm mới mọc ra ở khu vực này sau một cơn đổi đời ghê gớm. Đa số những con người vất vưởng này bị lùa ra từ những khu trại gia binh ở gần mé chợ. Những người đi trình diện học tập không hy vọng có ngày trở về. Những người mẹ mỏi mòn trong chờ đợi với một bầy con thơ ốm đau, bệnh tật và no đói thất thường. 

Họ xuất hiện ở đây từ ngày nào chẳng ai rõ, những khu đất trống cứ thấy mọc dần lên những túp lều lụp xụp cất bằng đủ loại thứ vật liệu, những mảnh giấy thùng, mảnh tôn, mảnh ván, những tấm nylon chắp vá đủ loại mầu Và ở đó, những con người chui ra, chui vô, nét đói khổ in hằn lên từng khuôn mặt xanh xao vàng vọt. 

Cơn giận tan trong lòng lão Quới cũng nhanh như lúc nó ùa đến. Trong cơn xuống dốc của toàn thể mọi người, lão cũng mới chỉ từ nồi cơm trắng xuống đến rổ khoai luộc. Rổ khoai cho hai vợ chồng già, đèo đẹt vài củ, nhưng bữa nào lão cũng được ăn no. Thời buổi này dầu là ăn gì, nhưng cứ được no đã là quý. Trọn gần một đời người, lão chưa biết đến mùi đói khổ, tuy nhiên lão đã thấy dấu vết hãi hùng của nó in trên những khuôn mặt trẻ thơ quanh xóm, với lớp da ngả màu xanh mét, những hàm răng nhô ra và những hố mắt sâu như lỗ đáo.

Một cơn xúc động chạy qua ý nghĩ của lão, bất giác làm lão buông một tiếng thở dài. Lão trở lại với bộ điệu bình thản mọi ngày. Lão ngồi sụp xuống, chậm rãi quơ từng sợi dây khoai đem xếp gọn ở một góc vườn rồi dùng cây cuốc nhỏ vun lại đám đất vương vãi ở chung quanh. Làm xong ngần ấy công việc thì vợ lão cũng đã giặt giũ xong mớ quần áo ở ngoài giếng nước. Bà lão đem chậu đồ ra phơi ở những sợi dây mắc bên hàng rào. Tiếng động của bà làm lão Quới quay lại. Lão thấy đôi mắt của bà nheo lại dưới những tia nắng đầu tiên trong ngày. Lão nói:

- Đêm qua có đứa vào nhổ trộm khoai.

Bà lão hơi điếc nên ngẩng lên nhìn. Lão nhắc lại câu nói thêm một lần nữa. Bây giờ thì bà ta kêu lên:

- Ối chà! Quân bất nhân nào   Giọng lão Quới vẫn tiếp tục nhỏ nhẹ:

- Chả biết ai, nhưng đói quá đấy thôi

Bà lão trợn mắt:

 - Đói thì đói chớ!

Lão nhún vai:

- Thì biết vậy Nhưng.. thôi đi! Mình chưa đói mà!

Bà lão nhìn chồng một giây lâu. Bà hơi bực dọc về thái độ bình thản của lão. Rồi bà ngúng nguẩy xách cái chậu đi lên nhà, miệng lầu bầu cái gì nghe không rõ.

Tới bữa ăn buổi trưa, bà lão trở lại với nỗi hậm hực của mình:

- Trẻ không tha, già không thương. Hồi xưa đâu có thế.

Lão Quới làm ngơ ngó ra ngoài. Lão nhẩm tính phải một hai tuần nữa vườn khoai mới tới kỳ đem rỡ được. Mối bận tâm của lão là phải làm sao đối phó với mấy tên cán bộ bên Ủy Ban đã lấp lửng đặt vấn đề đòi thu mua. Nhưng bà lão vẫn lôi chồng trở về đề tài câu chuyện của mình:

- Mất mà không la, rồi chúng nó sẽ còn bươi hết cả vườn cho coi.

Lão Quới bực mình trước cơn dai dẳng của vợ. Lão quay đầu lại nhìn bà ta rồi đáp:

- Mất rồi, la ích gì? Mình bị một lần thôi. Lần sau đứa nào rớ vào, bắt được quả tang rồi sẽ biết!

Bà lão nhếch miệng cười mỉa mai:

 - Bộ nó rớ vào nó báo cho mà biết chắc?

- Mình dòm chừng chớ! Nếu quen mùi, nó sẽ tới. Tới lần này tui không tha đâu!

Bà lão ngúng nguẩy đứng dậy. Những điều lão nói không làm giảm được sự hậm hực cứ lởn vởn trong đầu óc của bà từ sáng. Nghĩ đến những củ khoai đỏ au, bà tiếc đứt ruột. Bà ra đứng ở đầu hè, bên kia là khu xóm nhỏ. Nắng đã quá đỉnh đầu chiếu lên những tấm mái tôn thành từng mảng trắng xóa. Cũng như lão Quới, bà cũng không thể nghi ngờ được ai ở quanh khu vực toàn người quen biết này. Chợt một ý nghĩ thoáng qua đầu, bà vội quay vào nói to với chồng:

- Tôi đi trình đây.

Lão Quới đang lúi húi làm cái gì đó, chợt ngửng phắt lên, giọng xẵng lại:

- Cái gì? Bà nói cái gì?

Mặt bà lão hơi có vẻ ngỡ ngàng trước cơn giận dữ đến với chồng một cách dễ dàng. Bà ta đổi giọng lí nhí:

- Tôi đi trình...

- Trình cái gì? Trình ai?

- Thì công an nhà nước đó!

Bây giờ thì lão Quới để nổ bùng sự giận dữ của mình. Mắt lão quắc lên. Lão nói như quát:

Bà tiếc của rồi đâm khùng rồi đó chắc. Không trình báo gì hết trơn đó. Tôi đã bảo không bao giờ thèm dính dáng tới tụi nó mà.

- Mà điều, nó phải lo an ninh trật tự trong chòm xóm chớ.

- Nó lo gì mặc xác nó, không dính tới mình. Mà lo cái gì? Bà thấy nó lo cho mình cái gì?

Bị dồn một hồi, bà lão sợ hãi len lén bước ra ngoài sân đất. Còn tiếc xót về mớ khoai bị đào đêm hôm trước cũng hoàn toàn biến mất khỏi tâm trí của bà. Bà có cảm giác như nếu mình còn đôi co thêm vài ba câu nữa, lão Quới sẽ làm um sùm nhà cửa lên. Lúc này hai làn môi của lão đã mím lại. Cặp mắt của lão long lên. Lão phải nắm chặt lấy bên mép giường để giữ cho bàn tay bớt run rẩy. Lão không thể ngờ được rằng vợ lão lại có thể nghĩ tới sự đi tố cáo với công an, dù chỉ là tố cáo một kẻ vô danh đã đào trộm khoai trong vườn của lão. Mấy năm nay, lão vẫn thường nhắc nhở với lũ con cháu xa gần:                  

- Tụi bay làm chi thì làm, nhưng đừng có đứa nào đi tính cái việc bất nhân tố cáo mọi người. Đứa nào không nghe đi tố cáo ai thì đừng có nhìn tới tao nữa.

Ở khu xóm này, nhờ thái độ quyết liệt đó của lão mà thấy đỡ cái vụ nhà này báo cáo nhà kia, chòm xóm nương nhau cứ thầm lặng mà sống cho qua ngày. Cơn giận bà lão, làm lão Quới ngủ trưa không được. Lão nằm xoay trở một lát rồi nhỏm dậy lầm lũi đi ra bờ rào. Dưới ánh nắng chói chang của buổi trưa mùa hạ, lão cắm cúi ngồi ráp vá chỗ hàng rào đêm trước bị xé thủng. 

Ráp vá cho có lệ mà thôi, chứ cung cách này rồi ai cũng sẽ đói hết. Đói ăn vụng, túng làm càn, một hàng rào chớ bao nhiêu hàng rào rồi cũng sẽ bị xé tuốt, có trời mới can nổi những con người lang thang vất vưởng như bóng ma ngoài chợ sẽ còn xông vào xâm phạm đến vườn khoai của lão. 

Lão bắt đầu suy tính đến công việc phải thức đêm canh chừng. Chiều tôi hôm đó lão leo lên giường đi ngủ sớm. Tới nửa khuya thì lão bò dậy, ra ngồi thù lù như một cây củi mục ở đầu hè. Lão thấy rõ cái kỳ cục trong hành động rình mò của mình. Mấy luống khoai có là cái gì để lão phải khốn khổ như thế. Nhưng ở thời buổi này, không gìn giữ để phải đói cũng chết. Lão mở to mắt ra nhìn vào khoảng tối đen mịt mù trước mặt. Hai tai của lão vểnh lên. Lão có thể phân biệt từ tiếng dế kêu đến tiếng sóc chạy nhẩy trên những tàu dừa Nhưng cả đêm hôm đó lão đã toi công vì chẳng có ma nào bén mảng đến vườn khoai của lão cả. Rồi đêm sau, đêm sau nữa. 

Lão cười hề hề nói với vợ:

- Tôi đã biểu mà. Đói quá làm bậy một lần rồi thôi, đâu có phải dân chuyên nghiệp. 

 Bà lão thấy chồng ba đêm liền mất ngủ nên cũng ậm ừ:

- Chắc vậy rồi. Chẳng nên rình nữa làm chi cho nó mệt xác. Trời bao giờ cũng có mắt mà. 

Tối hôm đó lão Quới được ngủ thẳng một giấc ngon lành. Một ngày nữa êm ả qua đi, nhưng vừa đúng lúc nửa đêm hôm sau, lão đang ngáy phì phò thì thấy có ai lay nhẹ chân mình. Lão giật mình choàng dậy Trong ánh đèn tù mù để ở xế đầu giường lão thấy vợ ghé vào tai thì thào:

- Nó tới rồi đó !

Lão tỉnh ngay ngủ và choàng dậy. Bà lão vẫn nói tiếp:

- Tôi nghe có tiếng chó cắn ở tuốt mé bên kia đường. Tôi tỉnh dậy nằm cố ý dòm chừng. Rồi tôi nghe thấy có tiếng bẻ rào loạt xoạt, chẳng nó thì ai nữa.

Lão Quới ngồi phắt ngay dậy. Lão quơ xuống gậm giường tìm con dao rựa. Lão nắm chắc lấy con dao trong tay rồi phóng ra phía cửa. Trời tối đen. Mọi vật chìm trong làn sương đục lờ. Lão chăm chăm nhìn về phía vườn khoai để làm quen với bóng tối. Hai tai lão vểnh lên. Lão nghe thấy tiếng gió rì rào, tiếng cành khô xao động và có cả tiếng cuốc đào trên nền đất. Lão lủi thật nhanh về phía giếng nước, con dao rựa lão vẫn nắm chắc ở trong tay.

Bây giờ thì lão nghe thấy cả tiếng loạt xoạt của đám lá bị bứt nhổ ở phía luống khoai. Lão lủi tới đó thật gần. Rồi bất chợt, lão chồm tới để chụp lấy bờ vai của tên trộm, cái bờ vai gầy guộc, mảnh mai tưởng như muốn sụm xuống dưới sức mạnh của bàn tay cứng cỏi của lão. 

Lão quát lên như để trấn át kẻ gian phi:

- Hôm nay thì mày sẽ biết!

Lão tì mạnh hơn nữa hơi sức của mình lên bờ vai mà lão vừa tóm được. Lần này thì tên trộm ngã khụy ngay xuống làm cho lão mất đà cũng ngã chúi xuống theo. Lão nghe thấy một tiếng rên nhỏ:

- Trời ơi là trời. 

Đó là tiếng của một người đàn bà chắc còn trẻ. Bà ta vừa rên lên, vừa cố vùng vẫy để thoát thoát khỏi cánh tay cứng như sắt nguội đang đè lên vai mình. Lão Quới không còn bụng dạ nào để sử dụng võ lực đối với kẻ gian phi. Lão buông bàn tay của mình ra rồi lùi lại quát khẽ:

- Ai đó?

Có tiếng khóc nức nở vang lên thay cho câu trả lời. Lão vội vã móc túi lấy bao diêm rồi xòe lên. Ánh sáng bùng lên trong chớp mắt rồi teo lại. Nhưng thời gian khoảnh khắc ấy thừa đủ để lão nhìn rõ khuôn mặt của người đàn bà đối diện. Lão chết lặng người đi như chính lão cũng vừa bị bắt quả tang trong một hành vi tội lỗi. 

Người đàn bà mà lão vừa nhận diện chẳng phải ai xa lạ trong khu vực này. Ngày trước chồng bà ta là sĩ quan làm việc trong một Quân Y viện ở gần đó. Cái Quân Y viện mà, dù không phải quân nhân, lão cũng đã được cấp tốc đưa vào để được cấp cứu một lần. Lão Quới không bao giờ quên được khuôn mặt khả ái của người sĩ quan trẻ tuổi, xông xáo khắp các phòng, vượt qua mọi thủ tục để có thể giúp đỡ lão vượt qua cơn hiểm nghèo. 

Sau này khi xuất viện, lão đã dẫn vợ tới khu gia binh để cả hai cùng chắp tay cảm ơn. Người đàn ông mỉm cười xuề xòa và không để cho lão mở miệng nói dài dòng. Ông ta lúc nào cũng bận rộn, kể cả sự bận rộn lâu lâu lại chở vợ con ngồi đầy nhóc trên chiếc xe jeep lùn chạy từ khu gia binh lên phía chợ. 

Dưới mắt mọi người, đó là một gia đình tràn ngập hạnh phúc với người vợ trẻ tươi tỉnh như hoa và năm sáu đứa nhỏ kháu khỉnh như một bầy gà con lít nhít. Nhưng rồi cơn đại họa đã ùa tới. Người chồng lên đường đi "cải tạo", vợ bị đuổi ra khỏi khu gia binh, kéo một bầy con nheo nhóc ra bãi hoang sống dưới túp lều lụp xụp với những người cùng chung cảnh ngộ. 

Từ một bà đại úy trở thành một kẻ xé rào đi ăn trộm, dưới ánh sáng hiu hắt của một que diêm, tuy chỉ bị soi mặt trong khoảnh khắc nhưng cũng đủ xấu hổ cả một đời người. Có lẽ vì thế mà bà ta khóc to hơn. Tiếng khóc làm lão Quới bối rối. Lão không biết phải làm gì trong hoàn cảnh này.                   

Vừa may lúc đó có ánh đèn tù mù của vợ lão từ trong nhà đi ra. Bà lão xăm xăm đi xuống phía cuối vườn. Làn ánh sáng đỏ đòng đọc tỏa ra hai bên làm héo úa lớp lá khoai xanh mướt ở những chỗ bà đi qua. Lúc tới gần, bà giơ cao cây đèn lên nhìn về phía lão Quới. Ánh đèn bây giờ soi rõ người đàn bà tội nghiệp với bộ quần áo rách bươm, bê bết đất bẩn. Mái tóc của bà xổ tung che gần lấp khuôn mặt còm cõi xanh xao. Gió lùa qua cái thông phong trên ngọn đèn làm chao đi chao lại ngọn lửa leo lét khiến cho thân hình của bà ta trở nên chập chờn như một bóng ma vừa đội mồ sống dậy. Có tiếng bà Quới kêu lên:

- Phải bà đại úy Sáu đó không?

Người đàn bà bật lên khóc và chạy lại phủ phục dưới chân của bà lão. Lão Quới không thể chịu nổi quang cảnh đó đã nghẹn ngào quay đi. Hai mắt của lão cay xè. Lão thấy rõ những giọt nước mắt của mình đang ứa ra ở hai bên bờ mi.

Một lát sau, cả ba người lầm lũi đi lên phía sân đất. Bà Quới xách theo cái sọt nhỏ của thiếu phụ, lẳng lặng đem vào phía nhà sau. Trong lúc đó lão Quới lần ở thắt lưng lấy ra tờ giấy 50 đồng mà lão từng dắt kỹ trong mấy lớp bọc bằng nylon. Lão dúi tờ giấy bạc vào trong tay người đàn bà, lão định nói thêm một câu gì nhưng cổ họng của lão như tắc lại. 

Lão nhớ đến hình ảnh tươi cười đầy vẻ xuề xòa của ông đại úy. Lão nhớ đến cả khuôn mặt xinh đẹp của bà ta vẫn thường tươi như hoa giữa bầy trẻ nhỏ nom lít nhít như đàn gà. Nếu chẳng đổi đời thì chẳng bao giờ lão lại có thể làm được cái công việc như ngày hôm nay. 

Trong bóng tối, mồm lão xệch đi. Lão thương cho người đứng trước mặt, thương tất cả mọi người, thương ngay cả chính mình. Cơn sụp đổ toàn diện trên quê hương chưa bao giờ hiện lên rõ nét trong lòng lão bằng chính lúc này. Lão bước ra đầu hè để hỉ mũi rồi lui vào phía nhà trong. 

Vừa lúc đó, bà lão đã lại cầm cây đèn leo lét đi ra. Ở tay kia, bà xách theo cái sọt nhỏ. Bây giờ ở trong sọt đã thấy lăn lóc hơn chục củ khoai và một túi gạo nhỏ. Hai người đàn bà dìu nhau đi ra phía cổng. Dưới ánh đèn vàng vọt, bóng của họ đổ xuống nom dài ngoẵng như hai cái bóng chập chờn quái dị.

Cách một hôm sau,vào lúc xế trưa, lão Quới đang lúi húi ở giếng nước thì gã Tổ trưởng dân phố dẫn theo một viên công an bận đồng phục áo vàng đi vào. Bà Quới đứng ở gần đó ngẩn mặt ra nhìn. Cả bốn người gặp nhau ở trên thềm đất. Anh công an lên tiếng trước:

- Cách đây một ngày, phải nhà bác có kẻ đào trộm khoai không?

Lão Quới giật mình. Quả nhiên là ghê gớm. Chẳng có cái gì qua mắt được bọn người này. Lão lấy làm tiếc rằng đã không dặn vợ giữ kín câu chuyện xẩy ra trong đêm hôm trước. Thay vì trả lời câu hỏi, lão quay sang vợ cằn nhằn :

 - Bà kể lể làm chi vậy?

- Nhưng bà lão đã la lên 

- Tôi kể cái gì? Tôi có nói cái gì, ở đâu?

Gã Tổ trưởng hơi nhếch môi định cười nhưng gã đã kìm ngay được trước vẻ mặt lầm lì của người bận đồng phục. Anh ta còn quá trẻ nhưng cố làm ra vẻ ta đây có quyền uy, liếc lão Quới một cách láo xược rồi quay lại nhìn bà lão cũng theo một cung cách như thế. Rồi anh ta vừa khoát tay vừa nói bằng một giọng khô khan :

- Đi theo tôi

Chẳng đợi cho lão Quới kịp có phản ứng gì, anh ta đã quay lưng xăm xăm đi trước. Gã Tổ trưởng lót tót chạy theo sau. Lão Quới đành rảo bước tiến theo họ, trong lòng đầy phân vân.

Cả toán người bước nhanh trên con đường dẫn ra mặt lộ. Bà Quới không dằn được nỗi thắc mắc đành phải nắm lấy tay gã Tổ trưởng và cất tiếng hỏi:

- Có cái gì dính líu tới tụi tui sao, chú Bảy?

Chú Bảy gỡ bàn tay của bà cụ ra không trả lời. Gã chỉ hất hàm ra dấu về phía khu đất hoang ở bên kia mặt đường lộ.

Mọi người bây giờ đã băng qua con đường cái để tiến vào một lối đi hẹp hai bên có những đống rác nằm cạnh những mô, gò lổn nhổn. Một đám trẻ con rách rưới bẩn thỉu chạy túa ra nhìn. Một vài người lớn tuổi đứng ở gần đó lô nhô chỉ trỏ. Có lúc họ đã phải dạt ra để lấy chỗ cho toán bốn người đi vào. 

Mọi người dừng lại ở trước một túp lều nhỏ, mái đụp đơn sơ, tường vách xộc xệch. Đứng ở ngoài, lão Quới có thể dòm qua những khoảng trống tuênh toang để thấy một quang cảnh bầy ra trước mắt. Trên một tấm ván mỏng, một người đàn bà đang nằm dài. Bên cạnh đó là một loạt năm đứa nhỏ nằm xếp song song. Tất cả đều mang một vẻ nhăn nhúm dễ sợ. Lão Quới bấu chặt lấy mảnh gỗ ở trên vách ngoài để cố giữ cho mình khỏi khuỵu xuống. Lão không tin ở mắt mình, không thể tin ngay cả chính cái điều đang bầy ra ở trước mắt là một quang cảnh thực. Bàn tay của anh công an khẽ đặt lên vai lão. Anh ta nói:

- Có thư gởi bác đây.

Lão Quới run rẩy đón lấy mảnh giấy vừa được trao cho. Lá thư không dài và được viết bằng một nét chữ mềm mại:

“ Xin hai bác tha thứ cho cháu. Cháu không còn đường nào khác để giúp cho bầy con tội nghiệp của cháu khỏi phải trầm luân trong cái xã hội đầy dẫy cơ cực này. Năm mươi đồng và gói gạo mà bác cho, cháu đã nấu đủ một nồi cháo thịt, nồi cháo mà bầy con của cháu vẫn thường mơ ước hằng ngày. Nhưng kể từ nay, hẳn chúng nó sẽ không bao giờ còn phải ước mơ những điều nhỏ nhoi, tầm thường như thế nữa ”.

Lá thư chưa chấm dứt ở đó. Nhưng mầu mực tím đã trở nên nhạt nhòa bởi vì khuôn mặt của lão Quới đã đầm đìa nước mắt.

Nhật Tiến -----------

No comments:

Post a Comment