Sunday, April 30, 2017

Mỹ đã âm thầm phá hoại hỏa tiễn của Bắc Hàn

http://www.cnn.com/2017/04/18/asia/cyber-missile-defense-north-korea/


VBF-Mỹ âm thầm đã phá hoại một số hỏa tiễn của Bắc Hàn được bắn ra. Bắc Hàn liên tục bắn hỏa tiễn vào biển trong đó có những hỏa tiễn bắn không thành công. Về các lô cấu kiện của hỏa tiễn Bắc Hàn nhập có vấn đề.
Trong tuần qua, Bắc Hàn phóng một hỏa tiễn và bị thất bại. Nhân vụ này, các chuyên gia đang gợi ý rằng hỏa tiễn này, và một số hỏa tiễn khác của Bắc Hàn, đã bị tin tặc Mỹ phá hoại, nhằm triệt hạ hỏa tiễn khi vừa rời dàn phóng hoặc đang bay trên không trung.

Hỏa tiễn mà Bắc Hàn phóng đi hôm thứ Tư, 5 tháng 4, đã gặp trục trặc khi đang bay và rớt xuống biển. Hỏa tiễn ấy được xác định là một chiếc Scud nhiên liệu lỏng có tầm bay được nới dài, và được phóng đi ngay sau bình minh, từ một chỗ ở gần thành phố Sinpo, trên bờ biển miền đông của bán đảo Triều Tiên. 

Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ ước lượng rằng thứ vũ khí ấy bay tối đa chín phút và bay chưa tới 40 dặm, trước khi vượt ra khỏi tầm kiểm soát và rớt xuống Biển Nhật Bản.

Chương trình hỏa tiễn của Bắc Hàn có mức tỷ lệ thất bại cao, với một trái hỏa tiễn hạng trung khác gặp trục trặc khi đang bay, trước đó trong tháng Ba. Vào đầu năm 2016, một chiếc hỏa tiễn Musudan, được bắn vào dịp kỷ niệm sinh nhật của Kim Il-sung (Kim Nhật Thành), người sáng lập nước này, đã nổ tung ngay lập tức sau khi được phóng, và làm hỏng đơn vị kéo-dựng-phóng của nó.

Trong tháng 11 năm 2015, nỗ lực của Bắc Hàn nhằm phóng một hỏa tiễn đạn đạo từ một chiếc tàu ngầm đã kết thúc trong thất bại. Trái hỏa tiễn vỡ tan dưới nước và không vụt xuyên qua mặt nước được.

Những vụ thất bại này, và những vụ trục trặc khác, có thể là kết quả của kỹ thuật kém cỏi về phía Bắc Hàn. Thế nhưng những vụ ấy cũng có thể là do Mỹ cố ý triệt hạ, theo các chuyên gia nói với báo Telegraph.

Trong năm 2014, Tổng Thống Barack Obama cho phép nghiên cứu bổ sung về những nỗ lực “tấn công trước khi hỏa tiễn được phóng”, để vô hiệu hóa các hỏa tiễn của Bắc Hàn, trái ngược với việc khai triển có tính cách truyền thống hơn của các hệ thống chống hỏa tiễn, để tiêu diệt các hỏa tiễn đang bay.

Các chiến lược “tấn công trước khi hỏa tiễn được phóng” huy động việc truyền lan điện từ, hoặc những cuộc tấn công trên mạng điện toán, chống lại các hỏa tiễn ngay sau khi được phóng đi, kể cả thông qua các thiết bị điện tử bị nhiễm trên hỏa tiễn. Những thiết bị ấy gây lộn xộn cho việc chỉ huy và kiểm soát, hoặc cho các hệ thống nhắm mục tiêu.

Bắc Hàn cậy dựa vào các thiết bị điện tử tinh vi, để kiểm soát nội bộ các thứ vũ khí của họ. Tất cả những thiết bị ấy đều phải được nhập cảng, vi phạm các biện pháp trừng phạt quốc tế.

Lance Gatling là một chuyên gia phân tích quốc phòng, và là chủ tịch công ty Nexial Research Inc. Ông nói rằng Bắc Hàn không thể chắc chắn rằng bất kỳ thiết bị điện tử được nhập cảng nào cũng đều không được cho phép một cách cố ý, để trốn tránh các biện pháp trừng phạt, vì những thiết bị ấy bị nhiễm nhu liệu độc hại. Tương tự như vậy, khi một cuộc phóng hỏa tiễn gặp thất bại, thì họ cũng không thể xác định nguyên nhân làm cho hỏa tiễn bị rớt.

Ông Gatling nói với báo Telegraph, “Có rất nhiều điều sai lệch với một vụ phóng hỏa tiễn. Nhưng từ bên ngoài không thể nói rằng có điều gì đó ảnh hưởng đến các hệ thống điều khiển hoặc kiểm soát nội bộ hay không.”
Ông Gatling nhắc tới các bản tin báo chí về những cuộc “tấn công trước khi hỏa tiễn được phóng”, mà Bắc Hàn là mục tiêu. Ông nói, “Người ta đã đề cập một cách công khai rằng có một khả năng là chuỗi cung cấp những cấu kiện cho Bắc Hàn đã bị cố ý làm lây nhiễm, và họ có thể không bao giờ biết được.” 

Ông nói, “Rất có thể là những bộ phận mà họ đang nhập cảng đều bị cố ý làm cho khiếm khuyết. Lý do là vì trong lịch sử đã có những nỗ lực tương tự nhằm phá hoại các khả năng của địch thù.” Ông đan cử những nỗ lực của các nước đồng minh trong thời Đệ Nhị Thế Chiến II, để cho các điệp viên xâm nhập vào chương trình của Đức Quốc Xã phát triển các hỏa tiễn V2.

http://www.cnn.com/2017/04/18/asia/cyber-missile-defense-north-korea/

A failed missile launch in North Korea Sunday has brought renewed attention to reports that the United States is trying to degrade North Korea's missile capabilities via hacking.
It's unclear if the US interfered with this specific test, but the tactic is actively being pursued by the US military, according to public statements and Congressional testimony by current and former members of the armed forces.
"There is a very strong belief that the US -- through cyber methods -- has been successful on several occasions in interrupting these sorts of tests and making them fail," former British Foreign Secretary Malcolm Rifkind told the BBC.
    Rifkind's comments come on the heels of a report in The New York Times last month saying US President Donald Trump inherited a cyberwar on North Korea in the hope of sabotaging its missile tests.
    "It's clear United States policy to develop the cyber capability to disable enemy ballistic missiles," said Greg Austin, a professor at the Australian Centre for Cyber Security at the University of New South Wales.

    No comments:

    Post a Comment