Ngô Nhân Dụng
http://www.nguoi-viet.com - Ngày hôm qua, cả Tòa Bạch Ốc
lẫn Ðiện Kremlin đều nhanh chóng loan tin Tổng Thống Nga Vladimir Putin
đã điện thoại cho Tổng Thống Mỹ Barack Obama và hai bên đồng ý sẽ cho
ngoại trưởng hai nước gặp nhau thảo luận chuyện Ukraine.
Ðây là một chuyện bất ngờ, vì gọi điện thoại cho ông Putin rất khó.
Trước ngày dân Crimea đi bỏ phiếu ly khai Ukraine để nhập vào Nga trở
lại, Ngoại Trưởng Mỹ Kerry gặp Ngoại Trưởng Nga Lavrov suốt mấy giờ ở
Bruxelles để can ngăn lần chót. Có lúc bị thúc giục quá, ông Lavrov rút
qua phòng khác gọi cho ông Putin xin ý kiến. Một lát, ông trở lại, cho
biết ông không muốn nói chuyện điện thoại với mình!
Nay ông Putin đích thân gọi cho ông Obama vào buổi tối, trong lúc ông
này đang ở khách sạn Ritz Carlton tại Riyadh, thủ đô Á Rập Saudi, sau
hai giờ dự quốc yến với Quốc Vương Abdullah để xoa dịu cho ông hoàng dầu
lửa bớt giận Mỹ vì đã họp với Iran (theo Hồi Giáo Shi Ai, đối thủ của
Saudi) và bỏ rơi phe nổi dậy ở Syria (cùng phái Sun Ni với Saudi, nhưng
quá nhiều cán bộ al-Qaeda). Riêng hành động tự ý gọi điện thoại của
Putin đã cho thấy Putin muốn cầu hòa. Ðiện Kremlin cần giữ thể diện cho
ông chủ, đã nêu lý do là ông Putin nêu lý do các nước cần tái lập trật
tự ở thủ đô Kiev, trong lúc nhiều người thuộc một đảng chống Nga ở
Ukraine đang biểu tình, đeo mặt nạ, bao vây trụ sở Quốc Hội ở Kiev, đòi
bộ trưởng Nội Vụ từ chức. Ðiện Kremlin nói rằng phe cực hữu này đang đe
dọa thường dân (ý nói dân gốc Nga), đe dọa các cơ quan chính quyền và
cảnh sát ở thủ đô Kiev cũng như các nơi khác. Ông Putin cũng than phiền
chính phủ Ukraine đang phong tỏa vùng Transnistria, đã ly khai khỏi xứ
Moldova.
Ðây là một cách gỡ thể diện, cho dân Nga khỏi nghĩ là Tổng Thống
Vladimir Putin đang lùi một bước. Khi hai ông Kerry và Lavrov gặp nhau,
ít nhất Nga có hai điều trao đổi: Nga sẽ công nhận chính phủ Ukraine
mới, ngược lại Kiev sẽ hứa bảo vệ an ninh cho người gốc Nga, và để cho
Transnistria dễ dàng nhập cảng hàng hóa từ Nga, trong lúc 1,200 quân Nga
trú đóng tại đó cũng đang cần thêm rượu vodka! Ngoài ra, những nhượng
bộ khác để Mỹ và các nước Châu Âu không phong tỏa kinh tế Nga nhiều hơn,
sẽ được điện Kremlin mô tả là chuyện phụ!
Ông Putin chắc có ý trao đổi, để tránh một cuộc phong tỏa kinh tế có
thể leo thang từng bước một trong thời gian tới. Ông có thời giờ để kéo
dài cuộc thảo luận giữa hai ngoại trưởng bao lâu cũng được, vì đằng nào
ông cũng đã nắm vùng Crimea trong tay, và đang chuyển quân quanh biên
giới Ukraine.
Riêng việc ngưng chuyển quân cũng có thể đưa ra như một lá bài trao
đổi, mà Nga không mất gì cả. Chính phủ Mỹ chắc chắn sẽ đòi hỏi các nước
Châu Âu cũng phải tham dự cuộc đàm phán, để khỏi mắc kế ly gián. Nhưng
kết cục, tình hình có thể êm dịu hơn, về Crimea Nga vẫn coi như ván đã
đóng thuyền, còn các nước khác sẽ không bao giờ công nhận sự kiện đó.
Tình trạng đó có thể kéo dài không biết đến bao giờ.
Vladimir Putin phải mở cuộc tấn công ngoại giao, chắc vì đã thấy rõ
hơn những hậu quả bất ngờ của hành động chiếm Crimea. Thứ nhất, dân
Ukraine và các nước thuộc khối Liên Xô cũ ghê sợ hành động chính phủ
Nga, họ đang nghiêng về phía Tây phương nhiều hơn. Thứ hai, Liên Hiệp Âu
Châu (EU) thu hút được nhiều nước mới ở phía Ðông hơn, sẽ tạo thành một
khối lớn có quyền lợi đối lập ngay bên cạnh Nga. Thứ ba, ông Putin đã
đẩy Âu Châu và Mỹ gần nhau hơn.
Từ năm 2008, khi xua quân vào Georgia, ông Putin muốn ngăn cản không
cho các nước cộng sản cũ đến gần khối EU và NATO. Nhưng bây giờ kết quả
ngược lại. Dân Ukraine thù ghét Nga hơn, và dân các nước khác thì lo
ngại phòng thủ. Dân Ukraine đồng lòng với vị tổng thống lâm thời Arseny
Yatseniuk khi ông nói: “Chúng tôi ít quân hơn, chúng tôi không có bom
nguyên tử. Nhưng chúng tôi có tinh thần của cuộc Cách mạng Ukraine;
chúng tôi có lý tưởng tự do! Chúng tôi sẽ bảo vệ đất nước đến cùng.” Các
nước miền Baltic, nơi có rất nhiều người gốc Nga sống, cũng như Ba Lan
đã yêu cầu Mỹ đưa không lực tới biểu diễn để cho dân chúng yên lòng. Các
nước EU đã cam kết ký một phần thỏa ước về chính trị với Ukraine, trong
khi còn thảo luận về thỏa ước kinh tế. Không những Châu Âu đang sẵn
sàng mở cửa cho hàng hóa của Ukraine, mà còn chuẩn bị ký các thỏa ước
thương mại với hai nước thuộc Liên Xô cũ, Georgia và Moldova. Ðó là
những điều mà ông Putin đã tìm cách ngăn cản từ mấy năm nay.
Qua việc chiếm Crimea, ông Putin đã giúp Mỹ và Âu Châu gần nhau hơn.
Từ khi bất đồng ý kiến về việc Mỹ tấn công Iraq, khối Âu Châu lục địa đã
tách xa Mỹ dần, có lúc chỉ nghĩ đến cạnh tranh hơn là hợp tác. Khi
chính phủ Obama tuyên bố “chuyển trục” về phía Châu Á và Thái Bình
Dương, dân Châu Âu càng thấy họ xa Mỹ. Dân Mỹ cũng chán Châu Âu, coi đó
là một thế giới cổ lỗ, không thân thiện. Bây giờ dân Châu Âu không lo
ngại về thế lấn lướt của nước Mỹ, mà lại lo chính phủ Mỹ bỏ mặc họ muốn
làm gì thì làm. Còn dân Mỹ cũng sẽ hướng về Châu Âu hơn, như khi cựu
Ngoại Trưởng Hillary Clinton so sánh hành động của Putin tại Crimea
không khác gì Hitler đã lấy cớ bảo vệ người dân gốc Ðức ở các nước Tiệp
Khắc, Ba Lan và Romani để khởi đầu các cuộc xâm lăng. Người Mỹ sẽ nhớ
lại năm 1942 họ đã phải đem quân sang Châu Âu để bảo vệ các nguyên lý tự
do dân chủ mà hai lục địa cùng chia sẻ. Ông Obama đã gợi lại kinh
nghiệm đó trong ký ức dân Mỹ khi đến viếng nghĩa trang các tử sĩ Mỹ
trong tuần qua khi đến Bruxelles: “Nếu chúng ta nhắm mắt để cho một nước
dùng vũ lực vẽ lại bản đồ biên giới tức là chúng ta lãng quên những bài
học đã được ghi lại trong các nghĩa trang ở lục địa này.”
Sau biến cố Crimea, các nước Châu Âu bây giờ đã chấp nhận vai trò
lãnh đạo của nước Mỹ, ngay trong một cuộc khủng hoảng ở Châu Âu. Mỹ đã
đóng vai thúc đẩy các nước Châu Âu phải đoàn kết hơn, và khuyến cáo cả
dân Anh quốc đừng nghĩ đến việc tách ra khỏi EU. Cuộc thảo luận Thỏa ước
Ðầu tư và Mậu dịch Xuyên Ðại Tây Dương (TTIP, Transatlantic Trade and
Investment Partnership) đã “giậm chân tại chỗ” từ nhiều năm, bây giờ sẽ
được thúc đẩy tiến tới nhanh hơn. Các chính phủ Châu Âu muốn hạn chế các
khoản trao đổi, như chính phủ Pháp muốn bảo vệ văn hóa, nay sẽ nhượng
bộ dễ dàng hơn mà không lo dân chúng phản đối. Quốc Hội Mỹ cũng nêu lên
nhiều trở ngại về hiệp định TTIP vì không tha thiết, nay thái độ cũng sẽ
thay đổi. Một lý do là với TTIP, việc xuất cảng dầu, hơi đốt của Mỹ
sang Châu Âu sẽ dễ dàng hơn. Chính ông Putin đã gây ra biến chuyển tâm
lý này.
Ông Putin còn vô tình giúp cho khối EU bành trướng nhanh hơn tốc độ
họ trông đợi; và giúp khối sử dụng đồng Euro củng cố với các biện pháp
“kham khổ” dễ dàng hơn. Trong 28 nước của Liên Hiệp EU chỉ có 18 nước
đồng ý dùng chung tiền tệ. Nhưng đây là một cuộc kết hợp kinh tế tài
chánh bất bình thường. Mặc dù có chung một ngân hàng trung ương để quyết
định chính sách tiền tệ, mỗi nước vẫn giữ quyền quyết định về chi tiêu
và thuế khóa; mà hai thứ đó có khi đi ngược chiều nhau. Một biện pháp để
giảm bớt mâu thuẫn là các nước cam kết một số tiêu chuẩn về ngân sách.
Hậu quả là một số nước đã chi tiêu quá trớn, vay nợ cũng quá trớn để
thỏa mãn nhu cầu chi tiêu; trong khi kinh tế trì trệ vì khả năng sản
xuất không tăng lên kịp. Phải đợi đến khi mấy nước “phía Nam” như Hy
Lạp, Tây Ban Nha lâm vào cảnh vỡ nợ, các nước vẫn “tài trợ” họ như nước
Ðức mới có dịp thúc đẩy họ cải tổ cơ cấu, tiết kiệm để cân bằng ngân
sách. Trong ba năm qua, khối sử dụng đồng euro đã bị khủng hoảng, nhiều
người lo ngại có thể sẽ giải tán. Nay ông Putin đã tạo cơ hội cho họ
thấy phải nương tựa vào nhau nhiều hơn, cùng một lúc cơn khủng hoảng
cũng đang dần dần chấm dứt.
Bài học mà các nước trong khối Euro, và những nước đang nghĩ đến việc
gia nhập khối này nhận được, là trường hợp Ukraine. Ðể được Quỹ Tiền Tệ
Quốc Tế (IMF) giúp đỡ, Ukraine sẽ phải thi hành chính sách tiết giảm
chi tiêu, cân bằng ngân sách, và cải tổ cơ cấu nền kinh tế, mà di lụy
thời cộng sản đến nay vẫn chưa xóa hết. Có như vậy, Ukraine mới có thể
tiến đến việc trao đổi thương mại tự do với các nước Tây Âu. Sau bài học
của Ukraine, các nước sẽ thấy việc “thắt lưng buộc bụng” trong năm ba
năm để cải tổ cơ cấu kinh tế là chuyện đáng làm!
Hơn nữa, các nước cựu cộng sản khác có thể thấy họ có ngày sẽ gia
nhập sử dụng khối đồng Euro. Trong các nước thuộc Liên Hiệp Âu Châu (EU)
có 15 nước với tỷ lệ thất nghiệp trên 9%, thì một nửa là những nước nằm
bên cạnh Nga và Ukraine. Trong 13 nước còn lại, thất nghiệp dưới 9%,
chỉ có một nước Romania nằm ở địa thế như vậy.Việc gia nhập khối đồng
Euro khó khăn cho các nước còn nghèo, vì chính phủ họ sẽ phải tiết giảm
chi tiêu, cải tổ cơ cấu; đừng để lâm vào cảnh như Hy Lạp.
Các nước Bulgaria, Lithuania, Poland, Latvia, Hungary, Romania, và
Cộng Hòa Czech đang chuẩn bị vào khối đồng Euro. Trước đây họ không tha
thiết lắm, nhất là khi thấy chính hối Euro đang gặp khủng hoảng. Nhưng
sau khi chứng kiến ông Putin bắt nạt Ukraine, người dân các nước này sẽ
sẵn sàng hy sinh chịu kham khổ như dân Hy Lạp mới trải qua, để được gia
nhập một khối kinh tế lớn, ngang hàng với nước Nga. Chính phủ Ba Lan mới
quyết định nối lại các cuộc thương thuyết gia nhập khối Euro, sau nhiều
năm ngần ngại.
Tóm lại, ông Putin thắng một mặt, thua trên ba mặt. Ông thắng, vì đã
chiếm lại được Crimea, sửa chữa một sai lầm lịch sử khi Krutchev đã gán
vùng này cho Ukraie vào năm 1954. Nhưng ông thua, vì đã giúp cho các đối
thủ của nước Nga đoàn kết với nhau hơn. Dân các nước cựu Xô Viết và cựu
cộng sản thấy cần nương tựa vào Châu Âu hơn. Khối các nước Châu Âu sẽ
bành trướng mạnh hơn về phía Ðông. Và mối giao thiệp giữa Mỹ với các
nước Tây Âu sẽ cải thiện, vì họ thấy cần lẫn nhau. Nếu ông Putin muốn tỏ
ra hòa hoãn trong những ngày sắp tới, có thể không phải vì ông ta lo
Nga bị phong tỏa kinh tế, mà vì lo cứ đà này nước Nga sẽ càng ngày càng
bị cô lập hơn. Mở lại những cuộc hòa đàm là một cách “ru ngủ” các đối
thủ, để họ thấy tình trạng bớt căng thẳng. Nhưng chắc người dân các nước
Châu Âu, các nước cựu cộng sản, và chính phủ của họ không dễ ru ngủ. Vì
họ cũng biết, “Ðừng nghe những gì ông Putin nói, mà hãy nhìn kỹ những
gì ông ta làm!”
----------------
>> ‘Tôi đã sai khi mời quân Nga vào Crimea’
Tổng thống Ukraine bị lật đổ nói ông ‘sai’ khi kêu gọi Nga gửi quân vào Crimea và hứa thuyết phục Nga trả lại Crimea.
Đức tặng Trung Quốc bản đồ cổ không có Hoàng Sa, Trường Sa 02/04/2014 19:28 (Tin Nóng) Trong chuyến thăm Đức vừa qua, ngày 28.3, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tấm bản đồ Trung Quốc in năm 1735, trên đó biên giới Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam, theo tạp chí Foreign Policy ngày 1/4/2014
>Xem tiếp...
>> BÀ THỦ TƯỚNG ĐỨC VỪA CHƠI CHỦ TỊCH TQ TẬP CẬN BÌNH MỘT VỐ ĐAU
Đức tặng Trung Quốc bản đồ cổ không có Hoàng Sa, Trường Sa 02/04/2014 19:28 (Tin Nóng) Trong chuyến thăm Đức vừa qua, ngày 28.3, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tấm bản đồ Trung Quốc in năm 1735, trên đó biên giới Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam, theo tạp chí Foreign Policy ngày 1/4/2014
>Xem tiếp...
Thật là man rợ! Gã côn đồ đánh đập người nông dân bị cướp đất trên chính mãnh đất của mình. Côn an bao che, bảo kê cho côn đồ hành hung, đánh đập dân oan mất đất một cách dã man, hoàn toàn không có nhân tính.
Lỗi ở hệ thống tà quyền csVN đã du nhập CNCS tàn ác, man rợ mà tên khát máu Hồ chí Minh là tội đồ của dân tộc đã thể hiện rõ từng ngày, không còn chối cãi được nữa.
Có bao giờ đã thấy những cảnh tượng hãi hùng này xảy ra ở Miền Nam VNCH trước 30/4/1975 chưa hay chỉ có thể xảy ra ở chế độ cs man rợ XHCN?
Tôi nghe xót xa cho dân tộc tôi từng ngày.
Máu đã đổ quá nhiều và ngày ắt đến phải đến.
Hãy đứng lên lật đổ bạo quyền cs.
Chúng ta đã mất tất cả và không còn gì để phải sợ.
Hãy đứng lên Đồng Bào ơi!
------------------------------------
Rõ ràng, những hành động hết sức tàn độc của nhà cầm quyền địa phương đối với người dân Dương Nội là hết sức độc ác, tàn bạo. Với sự chịu đựng của mình, người dân Dương Nội đã kiên cường suốt mấy năm qua. Đến bao giờ người dân không thể chịu đựng nổi, điều gì sẽ xảy ra với lũ người man rợ kia?
No comments:
Post a Comment