Wednesday, December 14, 2011

Lãnh đạo và trách nhiệm

STVN: " Lãnh đạo hàng đầu quốc gia mà trình độ Bồi Bếp như Hồ Chí Minh, Thiến heo như Ðổ Mười, y tá du kích như Nguyễn Tấn Dũng hậu quả là ngày nay dân Việt Nam phải qua Nam Hàn, Mã Lai, Đài Loan để xin làm Osin mới có Cơm ăn , Áo mặc."


Lãnh đạo và trách nhiệm
Nguyễn Hưng Quốc Blog - VOA
Đã bàn đến quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý, có lẽ chúng ta cũng nên bàn tiếp một khía cạnh khác: quan hệ giữa lãnh đạo và trách nhiệm.
Thường, nói đến lãnh đạo, người ta nghĩ ngay đến quyền lực. Đó chỉ là một khía cạnh. Và khía cạnh ấy trở thành tiêu chí để nhận diện bản lĩnh cũng như bản chất của các nhà lãnh đạo: Một số người xem quyền lực như cứu cánh và một số khác xem quyền lực chỉ là phương tiện. Loại thứ nhất là những tên hoạt đầu khi đang theo đuổi quyền lực và là những kẻ độc tài sau khi đã nắm được quyền lực trong tay. Loại thứ hai khá đa dạng, tùy theo những mục tiêu họ nhắm tới: Một số người dùng quyền lực như một phương tiện để làm giàu khác hẳn những người sử dụng quyền lực như một phương tiện để thực hiện các hoài bão lớn lao và cao cả hướng đến dân tộc, hoặc rộng hơn, nhân loại.
Với những nhà lãnh đạo thực sự, lãnh đạo gắn liền với trách nhiệm trước khi nó đi với quyền lực. Đã đành không thể có trách nhiệm lớn, càng không thể hoàn thành các trách nhiệm lớn ấy, nếu không có quyền lực. Nhưng quyền lực, khi đứng một mình, sẽ là một đe dọa. Khi gắn liền, hay đúng hơn, xuất phát từ trách nhiệm, thì lại là một điều cần thiết. Bởi vậy, ranh giới giữa quyền lực và trách nhiệm rất mơ hồ. Từ góc độ tâm lý, người có tinh thần trách nhiệm bao nhiêu càng ham hố quyền lực bấy nhiêu. Sự khác biệt nằm ở hai chỗ: một, ở mức độ ưu tiên: người thì ưu tiên cho trách nhiệm; người khác thì ưu tiên cho quyền lực; và hai, ở góc độ hành xử: người thì hành xử quyền lực một cách có trách nhiệm, người thì không.
Ở đây, có hai điều cần lưu ý:
Thứ nhất, tinh thần trách nhiệm trong cách hành xử quyền lực, một mặt, xuất phát từ cá tính và ý thức, nhưng mặt khác, lại cần được kiểm soát từ bên ngoài. Biết được điều đó, ở tất cả các nước phát triển, người ta luôn luôn cố gắng xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát quyền lực của giới chính trị gia. Để không có ai lạm dụng quyền lực, ngay cả khi nhân danh tinh thần trách nhiệm. Đó chính là lý do quan trọng nhất để biện minh cho sự tồn tại của các chế độ dân chủ: ngăn chận, ngay từ đầu, sự xuất hiện của các tên độc tài và bạo chúa.
Thứ hai, ở Việt Nam, người ta hay phê phán những người ham quyền. Ở Tây phương, ngược lại, người ta xem đó là điều tự nhiên. Không ai ngạc nhiên hay chê bai các chính khách khi họ bày tỏ tham vọng quyền lực của họ. Người ta chỉ chê bai các chính khách thiếu tham vọng và không dám chấp nhận thử thách để đạt được quyền lực. Người ta xem, chỉ riêng điều đó thôi, các chính khách ấy đã không đủ tư cách để trở thành nhà lãnh đạo.
Lãnh đạo đi liền với trách nhiệm. Hơn nữa lãnh đạo và trách nhiệm là một.
Nhưng những trách nhiệm đó là gì?
Lại phải phân biệt hai loại trách nhiệm: Trách nhiệm đối với bản thân và trách nhiệm đối với người khác. Làm lãnh đạo là nhận lãnh trách nhiệm với người khác chứ không phải chỉ với bản thân. Câu nói đã thành danh ngôn ở Việt Nam: “Không thành công cũng thành nhân”, thật ra, là câu nói của một người thất bại. Đó chỉ là một chọn lựa cuối cùng của những người có hoài bão và chí khí nhưng lại bị đẩy vào đường cùng. Với những người lãnh đạo, nghĩa là những người chiến thắng, đã có quyền lực trong tay, mục tiêu lớn nhất là thành công chứ không phải là thành nhân. Đúng hơn, ở cương vị ấy, người ta chỉ thành nhân khi, và chỉ khi, thành công. Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều nhà lãnh đạo thường tỏ ra lo lắng về các di sản mà họ để lại sau bao nhiêu năm cầm quyền cũng như cách lịch sử đánh giá về sự nghiệp của họ.
Cái gọi là trách nhiệm với người khác, ở vai trò người lãnh đạo quốc gia, có một định nghĩa rõ ràng: trách nhiệm với đất nước. Trách nhiệm đó được cụ thể hóa tùy theo hoàn cảnh, ở đó, một số vấn đề nổi bật lên, trở thành ưu tiên, cần được hoàn tất trước các vấn đề khác. Nhưng dù hoàn cảnh có thay đổi đến mấy thì nội dung chính của trách nhiệm đối với đất nước cũng là, trước hết, đáp ứng được các nguyện vọng chính đáng của quần chúng. Quần chúng đang quan tâm đến vấn đề kinh tế nhất? - Kinh tế sẽ trở thành trách nhiệm hàng đầu! Quần chúng quan tâm đến dân chủ nhất? – Dân chủ sẽ trở thành trách nhiệm hàng đầu!
Hơn nữa, quần chúng không phải chỉ là những người dân đang sống và đến phòng phiếu theo kỳ hạn mà còn bao gồm cả những người đã khuất và chưa ra đời. Với những người đã khuất, tức với tiền nhân, nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà lãnh đạo là phải bảo vệ di sản và truyền thống. Với những người chưa và sẽ ra đời, nhiệm vụ của nhà lãnh đạo là phải để lại cho họ một di sản tốt đẹp hơn cái di sản mà thế hệ hiện tại đang có. Không có nhà lãnh đạo nào có thể được xem là có trách nhiệm nếu tiêu sạch cả vốn liếng của con cháu, thậm chí, để lại cho con cháu những gánh nợ do chính mình tạo ra và không thể trả được.
Như vậy, nhiệm vụ của nhà lãnh đạo không phải chỉ là giải những bài toán trong hiện tại mà còn phải giải cả những bài toán trong tương lai. Người ta đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có viễn kiến là vì vậy. Thiếu viễn kiến, người ta, may lắm, chỉ là nhà quản lý chứ không phải là nhà lãnh đạo.
Viễn kiến là nhìn xa về tương lai. Tương lai lại là một cái gì khá mơ hồ. Bởi vậy, người ta thường đòi hỏi ở nhà lãnh đạo không phải chỉ khả năng phân tích sâu sắc mà còn một niềm tin mãnh liệt. Không có một niềm tin mãnh liệt, nhà lãnh đạo không thể làm cho người khác tin tưởng và theo mình.
Nhà lãnh đạo cần có viễn kiến. Nhưng họ không đi vào tương lai một mình. Sự khác biệt giữa một nhà lãnh đạo và các nhà cố vấn của họ chính là ở điểm đó. Cả hai đều có thể có viễn kiến, nhưng chỉ có nhà lãnh đạo là có khả năng tập hợp lực lượng để biến viễn kiến ấy thành hiện thực. Có ba cách tập hợp lực lượng: cưỡng bức, lừa dối và tự nguyện. Cách thứ nhất và thứ hai là của những tên độc tài. Cách thứ ba là của các nhà lãnh đạo dân chủ. Tập hợp dựa trên cưỡng bức hay lừa dối, nếu thành công, chỉ thành công trong ngắn hạn. Và cũng không bao giờ trọn vẹn. Chỉ có sự tập hợp dựa trên tự nguyện, hình thành từ sự đồng thuận và sự ủng hộ mới chắc chắn và lâu dài: Ở đây người ta không chỉ tập hợp được sức người mà còn tập hợp được cả tâm hồn và trí tuệ.
Sự tập hợp dựa trên tự nguyện cần một điều kiện căn bản: tin cậy. Trách nhiệm của nhà lãnh đạo là tạo dựng và bảo vệ sự tin cậy ấy. Để hoàn thành trách nhiệm ấy, nhà lãnh đạo có trách nhiệm khác: đối thoại. Không thể có sự tin cậy nếu không có đối thoại. Nhưng không thể có đối thoại nếu từ chối hoặc cấm đoán sự phê phán. Trong lãnh vực chính trị, đối thoại thực chất là dám đương đầu trước các phê phán. Đó là nguyên tắc của dân chủ đồng thời cũng là điều kiện của tin cậy, đồng thời cũng là điều kiện để tập hợp lực lượng, nghĩa là, cũng chính là điều kiện để tạo nên sức mạnh cho nhà lãnh đạo.
Nhìn lại giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay, bạn thử nghĩ xem họ có phải là những người có trách nhiệm không?

Khi những người yêu nước bị biến thành tội phạm

Nghệ sĩ Tạ Trí Hải


Nguyễn Hồng Phi (danlambao) Một buổi tối, anh bạn nhà thơ gọi điện bảo đến một quán nhỏ bên đường Trần Hưng Đạo, tôi đã lừng chừng từ chối nhưng khi nghe câu “đến ngay, có cả một cây đàn violon nữa” nên tôi quyết định đi, vì vốn thích các cuộc tụ tập đàn hát vỉa hè. Trong số những khuôn mặt bạn bè văn nghệ quen thuộc, có một người râu tóc đã bạc, chừng 70 tuổi hoặc hơn, đội chiếc mũ rộng vành, đang kéo một bản nhạc về HN của nhạc sĩ Phú Quang. Đó là nghệ sĩ Tạ Trí Hải.

Hôm đó, bác Hải không ăn gì, chi nhâm nhi chén rựou, rồi kéo đàn cho chúng tôi hát, rất kiệm lời, nét mặt đăm chiêu... Tôi gặp bác lần đầu tiên như thế. 

Rồi bận rôn việc gia đình, xong tang mẹ tôi trở về Hà Nội. 

Ngày xử phúc thẩm CHHV, sau khi đám đông bị công an dùng áp lực giải tán và Bùi Thị Minh Hằng đã bị lôi lên xe đưa về công an quận Hoàn Kiếm, tôi và bác lại có dịp ngồi với nhau chốc lát bên vỉa hè… Bác bảo, bác chưa bao giờ "sợ chúng nó" và ra hiệu cho tôi nhận dạng một an ninh chìm đang đứng ngay bên cạnh. (cố tình nói to để người này nghe thấy). 

Trời đột nhiên đổ mưa, nhiều người chúng tôi phải đứng tấp vào mái hiên, nhưng bác Hải lững thững đi ra, miệng lầm bầm câu gì nghe không rõ. Thì ra quanh đó lại là mấy tên an ninh chìm lởn vởn, chắc đã "làm khó" bác nhiều lần. 

Một hôm,được tin bác đang bị giam giữ tại CA phường Hàng Bài, tôi vội tức tôc phi xe máy tới, định đón bác về vì biết bác đi lại bằng chiếc xe đạp cà tàng... Nhưng đến nơi, tôi lại đổi ý, biết đâu họ đã chụp ảnh và lấy cả dấu vân tay của tôi như hôm 21 /8 thì chẳng dễ gì đón được bác mà có khi lại bị giữ luôn. Nghĩ thế, tôi ngồi lại một quán cóc ven đường gọi điện bảo bác chịu khó đi bộ ra ngoài, nhưng bác bảo, họ không chịu thả, lấy cớ phải có người nhà đến “bảo lãnh”. 

Họ thừa biết bác không có gia đình, cũng chẳng có ai là người nhà ở HN cả. Đó chỉ là cái cớ để giữ bác trái phép suốt một ngày trời chỉ vì tội đi biểu tình bảo vệ tổ quốc. 

Hôm đó đến tận 6h tối họ mới chịu thả bác Hải. Bị chủ nhà trọ ở phố Đào Duy Từ đuổi, bác cứ lang thang với cây đàn. Tôi thật ái ngại nhưng cũng không có cách gì giúp bác được vì chính tôi cũng đang bị công an gây áp lực với chủ nhà. Rồi bao nhiêu sự việc xảy ra khiến tôi không còn liên lạc với bác được nữa. 

Thế đấy, bao nhiêu lần gặp bác, vậy mà tôi vẫn chưa biết gì nhiều... cho đến hôm nay, đọc bài viết của tác giả Hà Long, tôi mới biết bác “chính là người đã đấu tranh đến cùng với các lãnh đạo của Tổng công ty chế biến cao su tại Sài Gòn, vạch chuyện tham nhũng của bọn họ và bị họ sa thải.” 

Khi dám nói ra sự thật, người ta hoặc là mất việc, mất nhà cửa, bị trả thù bằng mọi cách, thậm chí là vào tù! Còn bác Hải, bác đã phải từ giã Sài Gòn, nơi gắn bó bao nhiêu năm tuổi trẻ để lang thang tự kiếm sống bằng cây đàn vĩ cầm nhỏ bé, rong ruổi du ca nay đây mai đó, rồi ra Hà Nội tham gia biểu tình chống Trung Quốc! 

Gương mặt bác Hải và Ngọc, người thanh niên chơi guitar bên cạnh bác tràn ngập trên các trang báo mạng, đẹp vô cùng! Trong suốt 11 cuộc biểu tình, giữa những tiếng hô "đả đảo TQ xâm lược,"Hoàng Sa,-Trường Sa-Việt Nam" những hình ảnh ấy đã khiến nhiều nhà báo nước ngoài và những người đi đường xúc động, cảm phục! 


Tương phản với những lời kích động chiến tranh của một vài tờ báo TQ là những người VN,với những Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Phương... biểu tương của lòng quả cảm, thì hình ảnh nghệ sĩ Tạ Trí Hải kéo đàn violon đi đầu đoàn biểu tình còn là chất thơ, là văn hóa và tinh thần VN, một dân tộc đã có lịch sử mấy ngàn năm không chịu khuất phục trước ngoại bang! 

Xin lấy lời Bài ca Biểu tình chống TQ của nghệ sĩ, nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh làm lời kết cho bài viết này: 

"Làm sao ngăn được tình yêu với quê hương, đi trên đường tay trong tay đều nhịp bước. Để còn nhớ tiếng nói cha ông, giặc vào đây sẽ bại vong, còn ghi dấu Bạch Đằng Giang cuộn sóng. Để ngày sau nhớ hôm nay người Việt Nam tay cầm tay. Tình yêu nước đến bên nhau đứng chung đồng bào. Tổ Quốc gọi ta Hoàng Sa Trường Sa, rồi sẽ đến lúc chúng ta giành lại.  Nổi sóng biển đông, con cháu Tiên Rồng. Này người anh em, nắm tay cùng tôi!" 


 


Chính phủ Trung Quốc thuê các Tweeter viết bài trên mạng

TQ: MỘT PHÓ CHỦ TỊCH TỈNH MUA 46 CĂN NHÀ CHO 46 TÌNH NHÂN

Luật “rừng” không dành cho người “lạ”


Người Hà Nội (danlambao) Ở Việt Nam – xã hội chủ nghĩa “ưu việt” hơn vạn lần “tư bản giãy chết” thì luật dường như sinh ra chỉ dành cho nhân dân thấp cổ bé họng, còn những ông tư bản “đỏ’ hay những người “nước lạ” tức là người “lạ” thì không có khái niệm luật pháp tồn tại. Người dân gọi những thứ đó là “luật rừng”. Cũng đúng thôi vì nó sinh ra do những ông quan cách mạng chuyên “nằm trong rừng”, có bằng cử nhân “luật”, triết học Mác – Lê trong rừng… xây dựng nên.


Những cán bộ đảng viên đã lưu manh hoá


Người Hải Phòng (bạn đọc danlambao) Chúng tôi xin kể câu chuyện: Năm 1995 khi còn làm giám đốc chi nhánh công ty Vật tư Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh ông Hoàng Ngọc Anh mua máy nông nghiệp của Trung quốc về kinh doanh bắt đầu có dấu hiệu thua lỗ. Một mặt hắn ra sức huênh hoang làm ăn có lãi, dối lừa những cán bộ quan liêu yếu kém như ông Đỗ Gia Phách phó chủ tịch thành phố.


Nhân vật của năm 2011 - Những người biểu tình


Mẹ Nấm - Biểu tượng người phụ nữ bịt mặt với đôi mắt ấy, trong không gian của thế giới đại đồng và ngôi làng nhân loại, cũng đại diện cho những con người Việt Nam - The Protester tại đất nước này cũng đã "bất bình, họ đòi hỏi, không tuyệt vọng thậm chí cả khi họ bị đáp trả bằng những cú đạp vào mặt, bằng giam cầm và bằng trại cải tạo, đã hiện thực hóa suy nghĩ rằng hành động cá nhân có thể tạo ra sự thay đổi lớn"...


Khi "chốn an cư" thành ổ chuột


Hồng Khanh (VietnamNet) Được xây dựng từ những năm 80, 90 của thế kỷ trước, một số khu tập thể (KTT) tại Hà Nội đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng từ chân cầu thang, lan can, tường nhà đến nền đất bong tróc, nham nhở.


Dự án cảng 1 tỉ đô cho bôxít lại lỗi hẹn


Nguyễn Văn (SGTT.VN) - Cảng nước sâu Kê Gà (Bình Thuận) với vốn đầu tư dự kiến trên 1 tỉ USD nhằm giảm chi phí vận chuyển hàng hoá của các dự án bôxít, giải toả áp lực cho tuyến đường từ Lâm Đồng và Dăk Nông về cảng Gò Dầu, Đồng Nai.  Thế nhưng, đến nay dù đã ba lần tuyên bố “sẽ khởi công”, nhưng cảng biển nước sâu này vẫn chưa thực hiện được. Ông Lê Tiến Phương, chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận lý giải việc khởi công cảng nước sâu Kê Gà chưa thể thành hiện thực vì “chưa thu hồi được đất; công tác đền bù giải toả cũng đang gặp rất nhiều khó khăn”.


Láng giềng gần?


Hà Văn Thịnh (BVN) - Trong mọi chuyện ưu ái theo cách “Yêu nhau cau sáu chẻ ba” thì, có lẽ, cái “tình” của một số người Việt đối với chủ nghĩa Đại Hán phải viết là Yêu, cau sáu sáu (năm) để nguyên/ Sợ nhau cau sáu dâng liền cả nương!. Quả thực, dù đã đọc không dưới vài ngàn cuốn sách, tôi vẫn không thể hiểu nổi cái “định hướng”, cái “mềm mỏng” cái gọi là môi hở răng lạnh có nghĩa là gì khi đất ta nó chiếm, vợ con cháu chắt ta (ngư dân) nó bắt, biển của ta nó đòi, hàng hóa - phương kế sinh nhai của ta nó chèn ép, lẽ sinh tồn của ta không biết trôi dạt về đâu mà cứ mãi hoài “hữu nghị”, run rẩy cả từng bước đi, đau đớn cả từng cái bắt tay, ê chề cả từng lời ăn, tiếng nói...?

Anh là Ai ?
----

No comments:

Post a Comment