Wednesday, August 16, 2017

Luật Tín ngưỡng là gọng kềm khống chế toàn diện của CSVN để tiêu diệt tôn giáo.



Dù hiện nay tại Việt Nam, nhiều lễ hội tôn giáo được tổ chức rầm rộ (có khi đông tới cả nửa triệu người), nhiều đền đài thánh thất được xây dựng hoành tráng (có khi tốn tới cả ngàn tỷ đồng), nhiều chức sắc và tín đồ được xuất ngoại để học hành hay hội họp…, những ai quan sát kỹ và suy nghĩ sâu đều không cho rằng trên dải đất hình chữ S này có tự do tôn giáo đích thật (nghĩa là đủ thứ tự do tôn giáo phụ tùy và tự do tôn giáo chính yếu được dành cho hết mọi tổ chức và mọi cá nhân). Bởi lẽ bản chất của chế độ cai trị cộng sản là vừa độc tài toàn trị, vừa duy vật vô thần tranh đấu (quyết tâm tiêu diệt tôn giáo, vì coi Thiên Chúa và các Giáo hội (GH) như một chướng ngại, đang khi chủ nghĩa duy vật vô thần Tây phương là duy vật vô thần hưởng thụ, coi Thiên Chúa và tôn giáo như chẳng đáng bận trí, để an tâm vui hưởng cuộc đời).

Chính cái não trạng duy vật vô thần và chủ trương tiêu diệt tôn giáo ấy của nhà cầm quyền CSVN đã gây bao tai họa cho các Giáo hội kể từ 1954 tới đây: quản thúc, giam cầm, thủ tiêu các chức sắc và tín đồ có ảnh hưởng; tịch thu hay cướp đoạt vô số tài sản của tôn giáo (đất đai, cơ sở, tiền bạc…); ngăn chận hay cấm cản nhiều hoạt động thờ phượng hay hoạt động xã hội của các GH; thậm chí còn ngang nhiên đặt một số cộng đồng tôn giáo ra ngoài vòng pháp luật…

Nhưng qua mấy mươi năm CS cai trị với lòng thù hận đối với mọi niềm tin, các tôn giáo vẫn tồn tại. Không những thế, với thời đại internet, những ai bị bách hại vì tín ngưỡng có thể lên tiếng kêu cứu, phản đối, hoặc quảng bá giáo lý của mình mà nhà cầm quyền khó ngăn chận. Thành thử CS nay chủ yếu chuyển sang thủ đoạn công cụ hóa hay ít nhất tê liệt hóa các tôn giáo: cho tồn tại nhưng có ích lợi hay không nguy hại cho chế độ. Luật Tín ngưỡng Tôn giáo -bắt đầu hiệu lực từ đầu năm 2018- ra đời trong bối cảnh ấy. Nó nhắm mục đích củng cố cơ chế “Xin-Cho”. Như Nhận định của Hội đồng Giám mục VN ngày 01-06-2017: “Cơ chế này cho thấy tự do tín ngưỡng tôn giáo không thật sự được coi là quyền của con người nhưng chỉ là ân huệ cần phải xin và được ban phát. Chính cơ chế đó hợp pháp hóa sự can thiệp của chính quyền vào sinh hoạt nội bộ và kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động tôn giáo”. Bằng chứng là để được công nhận như tổ chức tôn giáo, các GH phải đăng ký Hiến chương của mình (điều 22) và phải để cho nhà cầm quyền vô thần mặc tình sửa đổi hiến chương đó, dĩ nhiên là vì mối lợi của chế độ. Nhưng Hiến chương là gì? Theo Luật Tín ngưỡng Tôn giáo, điều 23: “Hiến chương của tổ chức tôn giáo có những nội dung cơ bản sau đây: 1. Tên của tổ chức; 2. Tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc hoạt động; 3. Địa bàn hoạt động, trụ sở chính; 4. Tài chính, tài sản; 5. Người đại diện theo pháp luật, mẫu con dấu; 6. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; 8. Điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền, cách thức phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển, cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc, nhà tu hành; 9. Điều kiện, thẩm quyền, cách thức giải thể tổ chức tôn giáo; thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc; 10. Việc tổ chức hội nghị, đại hội; thể thức thông qua quyết định, sửa đổi, bổ sung hiến chương; nguyên tắc, phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ của tổ chức; 11. Quan hệ giữa tổ chức tôn giáo với tổ chức tôn giáo trực thuộc, giữa tổ chức tôn giáo với tổ chức, cá nhân khác có liên quan”. Thành ra muốn hoạt động, muốn có dù chỉ 3 thứ tự do phụ tùy như nói đầu bài, các tôn giáo buộc phải ngoan ngoãn để cho CS xác định bản chất mình, buộc phải im lặng trước sai lầm và tội ác của CS, và phải từ bỏ ý định thay thế cái chế độ bất công, bất lực và bất nhân ấy bằng một chế độ dân chủ, đa nguyên, nhân bản, công bằng. Dĩ nhiên cái tròng áp bức, dây thòng lọng vòng qua cổ các Giáo hội ấy để giữ cho sống cầm chừng, đã bị các cộng đồng đức tin kịch liệt phản đối, bác bỏ như một thứ luật man rợ và hiểm ác, không được phép có trong xã hội văn minh của loài người. (Tại các nước dân chủ văn minh, chỉ có những thỏa ước giữa chính phủ với một Giáo hội nào đó về vấn đề văn hóa, giáo dục hay cơ sở…).

Nhưng do chỉ phản đối bằng miệng, trên giấy tờ (chứ chưa qua những cuộc biểu tình rẩm rộ của quần chúng như trên thế giới khi có những đạo luật trái với lòng dân), nên hôm 20-07, các tôn giáo lại bị nhà cầm quyền dúi vào tay, dí vào mặt Dự thảo mang tên “Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo”, gọi là để “lấy ý kiến tín đồ”. Dĩ nhiên cũng do đường lối độc tài toàn trị, nhằm mục đích áp dụng Luật Tín ngưỡng Tôn giáo nói trên. Và nếu được thông qua thì công cụ pháp lý mới này của chế độ sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2018

Y như Luật Tín ngưỡng Tôn giáo muốn kiểm soát mọi yếu tố của các Tôn giáo nhằm áp đặt cơ chế “Xin-Cho” bất công, phi lý và nghiệt ngã, ngõ hầu đặt mọi Giáo hội trong gọng kềm khống chế toàn diện, Nghị định xử phạt hành chánh (với 4 chương và 37 điều) cũng dò xét mọi hoạt động của các Tôn giáo, từ việc xác định bản chất quy chế, việc sắp xếp cơ cấu nội bộ, qua việc bố trí nhân sự điều hành, đến việc đào tạo bồi dưỡng, việc thực thi các hình thức sống đạo… Hết thảy các hoạt động này mà không báo cáo, xin phép và chờ được chấp thuận, thì Ủy ban Nhân dân các cấp và Ban tôn giáo chính phủ sẽ có nhiều biện pháp hành chính để trừng phạt, chẳng hạn tịch thu phương tiện, đình chỉ hoạt động, bắt buộc rút lời... Đặc biệt là phạt tiền tối đa 30 triệu đồng đối với cá nhân và 60 triệu đồng đối với tổ chức. Chỉ xin đưa ra một thống kê nhỏ về tần suất sử dụng các từ mang tính đe dọa để quý độc giả thấy rõ (sắp theo vần): Buộc chấm dứt: 18 từ; Đăng ký (xin phép): 41 từ; Đình chỉ hoạt động: 10 từ; Quy định: 186 từ; Phạt cảnh cáo: 29 từ; Phạt tiền: 97 từ; Tịch thu tang vật: 11 từ; Vi phạm: 151 từ; Xử phạt: 32 từ. Cũng xin tóm tắt các loại vi phạm quy định mà các tôn giáo có thể dính vào: trong việc thực hiện quyền tự do tôn giáo (đ. 6); trong thực hiện hoạt động tôn giáo (đ. 7); về sinh hoạt tôn giáo tập trung (đ. 10); về sửa đổi Hiến chương (đ. 11); về thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc (đ. 12); về thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực truộc (đ. 13); về giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc (đ. 14); về phong phẩm, suy cử chức sắc (đ. 15); về bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc (đ. 16); về thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành (đ. 17); về cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc (đ. 18); về thành lập, hoạt động, giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo (đ. 19); về đào tạo, bồi dưỡng về tôn giáo (đ. 20); về thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (đ. 21); về tổ chức hội nghị tôn giáo (đ. 22); về tổ chức đại hội tôn giáo (đ. 23); tổ chức cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp (đ. 24). Nghĩa là xoay phía nào cũng bị vướng cả! Quả là một hiểm họa pháp lý thứ hai đe dọa các Giáo hội.

Kể từ 1954 trên miền Bắc và từ 1975 trên cả nước cho đến nay, nhà cầm quyền CSVN liên tục tịch thu, cướp đoạt hay mượn không trả vô số tài sản của các Tôn giáo (đất đai, cơ sở, tiền bạc…) nhằm bần cùng hóa và tê liệt hóa các Giáo hội, làm lợi cho các thành phần quốc doanh, cũng như làm giàu cho người của chế độ. Nhiều cộng đồng tôn giáo đã mất sạch các phương tiện hành đạo chính đáng. Nay Nghị định mới này cũng không ngoài mục đích làm cho các Giáo hội vì sợ bị xử phạt mà ra tê liệt hay nên ngoan ngoãn, hoặc dần dần không còn phương tiện để sống đạo và hành đạo. Việc tiếp tục bóc lột mọi tài sản vật chất và tài sản tinh thần (tức các tự do) của các tôn giáo như thế là một ý đồ nham hiểm mới của nhà cầm quyền CSVN. Nó cũng đồng thời khuyến khích bộ máy cai trị địa phương hăng hái dò xét, xử phạt các Giáo hội chỉ vì lòng đố kỵ tôn giáo và ham hố tiền bạc. Các ủy ban nhân dân mọi cấp sẽ đêm ngày rình chực bắt lỗi để vừa có tiền bỏ túi (ai tham lam của người cho bằng CS!), vừa thêm thành tích trong việc trấn áp các thế lực tinh thần vốn cần thiết để làm cho xã hội tốt đẹp nhưng cũng có thể làm cho chế độ tà ác lâm nguy.

Lúc này đây, trước tình hình cuộc sống nhân dân ngày càng khốn đốn vì đồng tiền sụt giá, vật giá leo thang, nợ công chất chồng; vì nạn ô nhiễm thực phẩm, nước uống, không khí, sông biển nhất là sau vụ Formosa thải độc; vì sự tham nhũng trắng trợn của quan chức nhà nước, sự lộng quyền tàn ác của nhân viên công lực; sự đàn áp khốc liệt của bộ máy cai trị đối với những ai đấu tranh ôn hòa cho nhân quyền dân chủ; vì sự hiện diện mang tính đe dọa của người Trung Quốc khắp mọi miền đất nước và trong nhiều lãnh vực… 

Trong hơn một năm gần đây, người ta nhận thấy các cuộc đàn áp (dẹp biểu tình, phá khiếu kiện, đem đấu tố…), các cuộc cướp bóc và bắt bớ… đa phần nhắm vào các cộng đồng tôn giáo hoặc những nhân vật đấu tranh là tín đồ. Bạo lực vũ khí này, cộng với bạo lực hành chánh nói trên, là dấu chế độ đang thấy tôn giáo như kẻ thù đáng sợ nhất.


 Cộng sản vô thần không bao giờ chấp nhận Tôn giáo. Thứ "tôn giáo tự do tín ngưỡng" phải do cộng sản dựng lên và kiểm soát, đó là một tập hợp các "tu sĩ" khoát áo cà sa mang thẻ đảng, là những ông linh mục, mục sư bán linh hồn cho quỷ đỏ. Ngược lại, Tôn giáo thuần túy luôn là nạn nhân chính sách đàn áp của cộng sản bởi các lãnh đạo tinh thần là khắc tinh của quỷ dữ. Phúc trình về Tự do Tôn giáo tại Việt - Nam của Hoa Kỳ 2016 chứng minh điều đó.  Mời xem link bên dưới.

>>Tình hình tự do tôn giáo VN 

trong phúc trình mới của Mỹ


Vietnam criticizes US religious freedom report


By The Associated Press

Originally published August 17, 2017 at 3:39 am



HANOI, Vietnam (AP) — Vietnam on Thursday criticized the U.S. State Department’s annual international religious freedom report, describing it as containing partial and false information about the country.

Foreign Ministry spokeswoman Le Thi Thu Hang told reporters that the government respects and ensures citizens’ right to freedom of religion and belief, which is enshrined in the constitution and ensured in practice.

The State Department’s report, which covers religious freedom around the world, said this week that the Vietnamese Communist government continued to limit activities of unrecognized religious groups and that religious leaders, particularly those of unregistered groups and those from ethnic minorities, reported various forms of governmental harassment, including physical assaults, short-term detention, prosecutions, monitoring, restrictions on travel and property seizure or destruction.

Hang noted that the report did make some adjustments that are “close to reality” in Vietnam.
“However, it’s regretted that the report still contained partial judgments, citing false information about Vietnam,” she said.
More than half of Vietnam’s 93 million people are identified as Buddhists while Roman Catholics number second accounting for about 7 percent of the population.
Vietnamese government maintains tight control over the society, the media and religions even though the ruling Communist Party launched economic reforms nearly four decades ago that opened up the country to foreign trade and investment.

The Associated Press

------------------

CSVN ra luật rừng để triệt hạ tôn giáo.
Phạm Trần 17.08.2017

Trong suốt chiều dài 63 năm lịch sử đen tối của Việt Nam kể từ khi đảng duy nhất cầm quyền độc tài Cộng sản cai trị miền Bắc (1954-2017), họ đã không ngừng ban hành các biện pháp kiểm soát Tôn giáo, chiếm đoạt tài sản của của Giáo hội và kiềm chế nhà tu hành không chịu chui đầu vào rọ cho đảng nắm đầu.
Vì vậy, nếu tính từ Sắc lệnh 234/SL ngày 14 tháng 6 năm 1955 về “Bảo Đảm Quyền Tự do Tín ngưỡng” do ông Hồ Chí Minh ký ban hành cho tới Nghị Định “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo” (NĐXPHC) sắp công bố, sau khi đã có Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo mới năm 2016 thì sẽ thấy bàn tay của nhà nước Cộng sản Việt Nam đã bóp cổ Tôn giáo đến chỗ gần chết tươi. 
Điều đáng nói là Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (TNTG) mới, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đã bày vẽ ra 68 Điều trong 9 Chương với mọi mánh khóe để coi các Tôn giáo là thù địch của chế độ cần phải kiểm soát chặt chẽ. 
Bằng chứng của những cấm đoán được chứng minh trong Điều 5 luật TNTG gồm:

1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. 
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo. 
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo. 
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. 
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi. 
Luật không giải thích rành mạch những ẩn ý mơ hồ của nhà nước ghi trong các khoản (a, b, c và d) nên họ sẽ tha hồ và tùy tiện để vẽ rắn thêm chân, vẽ rồng thêm cánh và tung ra mưu chước gài bẫy người có đạo. 

Đó là lý do tại sao trong Nhận định ngày 01/06/2017, Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) đã chỉ trích: "Chính quyền nhìn các tổ chức tôn giáo thuần túy trên bình diện chính trị, xem các tổ chức tôn giáo như những lực lượng đối kháng."
Các Giám mục của Giáo hội Công giáo Việt Nam viết: "Do cách nhìn như thế, trong Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo có những điệp khúc được lập đi lập lại nhiều lần, như “theo quy định của Pháp luật”, “chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo”, hoặc những khái niệm mơ hồ trừu tượng như “xâm phạm quốc phòng, an ninh”, “xâm phạm chủ quyền quốc gia”; “xâm phạm trật tự an toàn xã hội, môi trường”. Những điệp khúc và những từ ngữ mơ hồ trên rất dễ bị lạm dụng để quy kết trách nhiệm và lên án các tổ chức tôn giáo khi chính quyền không hài lòng."
HĐGMVN chỉ trích Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo được Quốc hội thông qua đã “có những bước lùi” so với hai bản Dự thảo Luật số 4 và số 5 mà nhà nước đã gửi ra để tham khảo ý kiến. 

Những bước lùi được vạch ra gồm:

“Trong Dự thảo 5 ngày 17-08-2016, nhà các tổ chức tôn giáo “được thành lập cơ sở giáo dục theo hệ thống giáo dục quốc dân” (Điều 53), và “được thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội (Điều 54). Nhưng trong Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, vấn đề này được gói gọn trong điều 55 với những từ ngữ tổng quát và mơ hồ: ”Được tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội và từ thiện, nhân đạo, theo quy định của pháp luật có liên quan.” Tham gia thế nào? Tham gia mức nào? Tham gia có đồng nghĩa với việc thành lập cơ sở không? Như vậy, nếu so sánh với các bàn Dự thảo 4 và Dự thảo 5, thì Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo có những bước lùi.”
Hội đồng GMVN còn vạch ra rằng: "Ngoài ra, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo tiếp tục củng cố cơ chế xin-cho. Bộ Luật này không dung từ “xin phép” và “cho phép”, thay vào đó là các từ “đăng ký, thông báo, đề nghị”. Việc thay đổi từ ngữ như trên tạo cảm giác có sự cởi mở hơn, nhưng vì các tổ chức tôn giáo vẫn phải thông báo với chính quyền và chính quyền có thể chấp thuận hoặc không chấp thuận, nên rốt cuộc vẫn là cơ chế xin-cho. Cơ chế này cho thấy tự do ín ngưỡng tôn giáo không thật sự được coi là quyền của con người nhưng chỉ là ân huệ cần phải xin và được ban phát. Chính cơ chế đó hợp pháp hóa sự can thiệp của chính quyền vào sinh hoạt nội bộ và kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động tôn giáo."
Trong khi đó, Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, quy tụ nhiều chức sắc của 5 Tôn giáo lớn (Cao Đài, Công giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo) và Tin Lành) có mục đích tranh đấu cho Tự do Tôn giáo và Dân chủ Nhân quyền tại Việt Nam cũng đã “hoàn toàn bác bỏ Luật Tín ngưỡng Tôn giáo” trong Kháng thư đề ngày 20/10/2016. 
Kháng thư viết rằng: "Mọi văn kiện pháp lý của nhà cầm quyền CSVN từ xưa tới nay về Tôn giáo, kể từ Sắc lệnh Tôn giáo năm 1955, Nghị quyết 297 năm 1997, Pháp lệnh về Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2004 tới Luật Tín ngưỡng Tôn giáo sắp ban hành, tất cả đều không ngoài mục đích dùng bạo lực hành chánh - kết hợp với bạo lực vũ khí - để cướp đoạt mọi tài sản tinh thần (các quyền tự do) và tài sản vật chất (đất đai, cơ sở) của các Giáo hội, để sách nhiễu, bắt bớ, cầm tù, thậm chí thủ tiêu nhiều chức sắc và tín đồ can đảm (mãi cho tới hôm nay), nhằm làm cho các Thực thể Tinh thần vô cùng cần thiết và cực kỳ hữu ích cho xã hội này bị tê liệt hoạt động, bị cản trở sứ mạng, thậm chí bị biến đổi bản chất. Hậu quả là xã hội Việt Nam ngày càng tràn ngập bạo hành và gian dối, ngày càng suy đồi về văn hóa và đạo đức, kéo theo suy đồi các lãnh vực khác nữa."

Nghị định xử phạt (dự thảo 2)

Luật đã làm khó các Tôn giáo như thế chưa đủ hay sao mà nhà nước còn bày thêm ra Nghị định NĐXPHC để làm tiền và hạn chế thêm các quyền công dân được quy định trong Hiến pháp 2013? 
Nghị định quy định những đối tượng phải chịu hình phạt gồm: "Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam."
Trong những vi phạm viết trong Điều 6 phải chịu phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000. 000 đồng gồm:

a) Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm hoặc lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
b) Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để bịa đặt, xuyên tạc dưới mọi hình thức nhằm chống lại Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều này;

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động tôn giáo từ 12 tháng đến 24 tháng đối với chức sắc, chức việc, nhà tu hành trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại điểm a và b khoản 4 Điều này. 
b) Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ để thỏa mãn nghĩa Việt Nam. 

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này. 

Nhưng “lợi ích của Nhà nước” là lợi ích gì? Tại sao không nói thẳng ra cho dân biết mà giấu đi để lạm dụng, để tự tung tự tác nhằm thỏa mãn tham vọng kinh tế và chính trị? 

Còn cáo buộc ghi trong khoản (b) gọi là “Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để bịa đặt, xuyên tạc dưới mọi hình thức nhằm chống lại Nhà nước” không mới vì nhà nước đã và đang sử dụng cụm từ “lợi dụng” như một chiêu bài để chống những bậc tu hành lãnh đạo tín đồ chống bất công xã hội; đòi bồi thường công bằng trong các vụ khiếu kiện chống nhà nước chiếm đất; chống đàn áp dân chống Trung Cộng chiếm lãnh thổ và đòi trục xuất Formosa ra khỏi Việt Nam. 

Các nhà tu hành đứng ra bênh vực dân đã từ lâu bị nhà nước đội cho đủ mọi thứ mũ từ “phản động”, “gây rối”, “phá hoại an toàn xã hội”, “chống phá đảng”, “chống lại nhân dân” cho đến “tay sai của các thế lực thù địch” nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” để lật đổ đảng cầm quyền. 

Khi nói về điều gọi là “nghĩa vụ công dân” là nói về nhiệm vụ của công dân đối với yêu cầu của nhà nước, hay nhiệm vụ của công dân với Tổ quốc. Trong quá khứ, vì có mặc cảm với Tôn giáo, nhất là đối với đạo Công giáo mà rất nhiều lần nhà nước đã bày ra các lệnh bắt công dân làm công tác xã hội, dưới danh nghĩa “nghĩa vụ công dân”, tại nơi cư trú đúng vào ngày giờ các giáo dân phải đi lễ ngày Chúa Nhật. 

Vì vậy, với quy định trong Điều 7 NĐXPHC, nhà nước có thể tùy tiện để phá đạo và cản trở bổn phận thiêng liêng của người có tín ngưỡng. 

Điều này quy định: 

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân;

b) Mạo danh chức sắc, chức việc, nhà tu hành để thực hiện hoạt động tôn giáo;

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của nhiều người;

b) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi;

Nhưng thế nào là “nghĩa vụ của công dân” và “trục lợi” thì nhà nước cũng không dám viết cho rõ để tránh lạm dụng. 

Sau đó, cũng trong Điều dự thảo 7 của NĐXPHC còn mơ hồ hơn khi nói đến “chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo và chia rẽ giữa những người theo tôn giáo khác nhau”. 

E rằng vì thiếu trong sáng và không minh thị thế nào là có hành động chia rẽ sẽ rất dễ dẫn đến phân hóa và xáo trộn trong xã hội. 

Bởi vì Khoản 3/ Điều 7 của Nghị Định quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

“Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo gây chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.”

Kiểm soát Công Giáo

Khi “phong phẩm”, dù là chuyện nội bộ, các Tôn giáo cũng phải “đăng ký” hay “thông báo” với nhà nước như chứng minh trong Điều 15 của Nghị Định (dự thảo 2). Nếu vi phạm quy định về phong phẩm, suy cử chức sắc thì sẽ bị: 

1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức tôn giáo không thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc theo quy định. 

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo phong phẩm, suy cử chức sắc trái pháp luật; 

b) Tổ chức tôn giáo không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử;

c) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại khoản 1 Điều này. 

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với một trong các hành vi quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này. 

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: 

Buộc hủy kết quả phong phẩm, suy cử chức sắc đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Tuy không nói ra nhưng ai cũng biết Điều 15 sẽ ảnh hưởng đến việc phong phẩm của Giáo hội Cộng giáo vì có liên hệ giáo quyền với Tòa thánh Vatican. 

Cũng tương tự, những hình phạt khác liên quan đến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử”, còn được quy định trong Điều 16 (1). 

Nhà nước cũng dùng các hình thức từ “cảnh cáo” đến “phạt tiền” để nhúng tay kiểm soát quyền thuyên chuyển, quyền cách chức và bãi chức thuộc thẩm quyền nội bộ các Tôn giáo như quy định trong Điều 17 và Điều 18 (2). 

Lịch sử nào? 

Nhưng không phải chỉ có thế mà Nghị định còn mở đường cho nhà nước kiểm soát chặt chẽ việc thành lập, hoạt động, giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo, tuyển sinh, đào tạo và kết quả đào tạo. 

Riêng trong lĩnh vực đào tạo, Nghị định còn bắt các Tôn giáo phải “tổ chức giảng dạy môn học về lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam theo quy định”. Nếu không sẽ “Phạt tiền từ 5. 000. 000 đồng đến 7.000.000 đồng”, theo Điều 20. 

Nhưng môn học lịch sử này sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm phải nói về lịch sử chạy tội, trốn trách nhiệm với dân, che giấu sự thật chẳng tốt đẹp gì của đảng CSVN? Và liệu môn học này có chỗ nào nói đến trách nhiệm của ông Hồ Chí Minh trong việc nhập cảng chủ nghĩa lạc hậu sát nhân Mác-Lênin vào Việt Nam và thảm họa chiến tranh mà đảng do ông lãnh đạo đã gây ra cho dân tộc trong 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn gọi là “đánh Pháp giành độc lập” và “chống Mỹ cứu nước” (1945-1975)? 

Lý do phải nghi vấn vì sách giáo khoa của đảng CSVN đã vô trách nhiệm với lịch sử, che giấu sự thật và chỉ ghi lại những biến cố theo ý muốn của đảng. 

Bằng chứng cho thấy đảng đã buộc các nhà viết sử phải giảm từ 4 trang xuống còn 11 dòng khi họ viết về hai cuộc chiến biên giới Việt-Trung (1979-1990), vì sợ đụng chạm với nước đàn anh Trung Cộng. Sách sử của đảng CSVN cũng không nhắc đến hai cuộc chiến Tàu xua quân xâm chiếm đảo Hoàng Sa năm 1974 từ tay Hải quân Việt Nam Cộng hòa làm cho 74 quân nhân thiệt mạng. Sau đó, từ đầu năm 1988 đến Đến ngày 14/03/1988 Bắc Kinh lại tung quân đánh chiếm 8 vị trí, quan trọng nhất là Gạc Ma ở Trường Sa (Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa (Huy Gơ), Xu Bi, (Johnson South Reef hay Chigua Jiao), và (Johnson North/Collins Reef, hay Guihuan Jiao) Len Đao (Lansdowne Reef, hay Qiong Jiao) ở Trường Sa. Có 64 binh sĩ Quân đội nhân dân hy sinh trong khi chống lại quân Trung Cộng ở Trường Sa. 

Ngoài ra sách sử Việt Nam Cộng sản cũng viết rất sơ sài hoặc không viết gì về tội ác của đảng đã gây ra cho dân trong Cuộc cải cách Ruộng đất ở miền Bắc (1953-1956), vụ án Nhân văn Giai Phẩm (1955-1958) và Cuộc tấn công sát hại dân lành ở Cố đô Huế trong dịp Tết Mậu Thân năm 1968. 

Phạt để làm tiền

Ngoài những ngăn cấm và hình phạt đã kể, các nhà tu hành còn bị Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu:

- Giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký nhưng không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký không đúng địa điểm, người chủ trì, quy mô; vượt quá thời gian; sai lệch nội dung cuộc lễ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. 

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 20.000.000 đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

- Phạt tiền từ 20. 000. 000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Hội Đồng Liên Tôn phản ứng

Vì Nghị Định là văn kiện khác ra đời chỉ để kìm kẹp tự do tôn giáo và kiểm soát nhiệm vụ của nhà tu hành nên Hội Đồng Liên Tôn đã ra Kháng thư ngày 07-08-2017 lên án và bác bỏ Nghị Định này, nếu được ban hành. 

Kháng thư viết: "Luật Tín ngưỡng Tôn giáo - bắt đầu hiệu lực từ đầu năm 2018 - đã phát sinh từ não trạng duy vật vô thần và từ chủ trương tiêu diệt tôn giáo của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Nó đã bị các Giáo hội kịch liệt phản đối, bác bỏ như một thứ luật man rợ và hiểm ác, không được phép có trong xã hội văn minh của loài người. 

Thế nhưng, do đường lối độc tài toàn trị, nhằm mục đích áp dụng Luật Tín ngưỡng Tôn giáo nói trên, mới đây, ngày 20 tháng 7, nhà cầm quyền CSVN lại đưa ra Dự thảo mang tên “Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo” để bày trò lấy ý kiến nhân dân và mọi tín đồ. Và nếu được thông qua thì công cụ pháp lý này của chế độ sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2018.”

Hội Đồng Liên Tôn kết luận: "Nghị định mới này cũng không ngoài mục đích làm cho các Giáo hội vì sợ bị xử phạt mà ra tê liệt hay nên ngoan ngoãn, hoặc dần dần không còn phương tiện để sống đạo và hành đạo. 

Chính vì thế, như đã thẳng thắn chối bỏ toàn văn và mọi điều khoản của Luật Tín ngưỡng Tôn giáo, Hội đồng Liên tôn chúng tôi cũng mạnh mẽ từ khước toàn văn và mọi điều khoản của Nghị định xử phạt hành chánh mà chính phủ CSVN sẽ ban hành."

Như vậy thì những toan tính bóp nghẹt Tôn giáo để kiểm soát người theo đạo của Nghị Định có rởm và thừa không, hay nhà nước chỉ muốn cho dân biết vì đảng vô thần nên bị mắc bệnh tâm thần cũng là điều dễ hiểu?

Chú thích:

(1) Điều 16: Vi phạm quy định về bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc

1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có một trong các hành vi sau đây:

a) Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử người làm chức việc nhưng không đăng ký trước với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

b) Không thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định;

c) Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử người làm chức việc khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử người làm chức việc khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này. 

3) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử nhiều người làm chức việc khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này

4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. 

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc hủy kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử người làm chức việc đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này. 

Điều 17. Vi phạm quy định về thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành

1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành theo quy định;

b) Thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người đang bị buộc tội hoặc chưa được xóa án tích khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thuyên chuyển chức sắc, chức việc là người đang bị buộc tội hoặc chưa được xóa án tích khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo thuyên chuyển chức việc trái pháp luật;

c) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các quy định tại khoản 1 Điều này. 

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy đinh tại điểm a và b khoản 2 Điều này. 

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấm dứt hành vi thuyên chuyển chức sắc, chức việc quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này. 

Điều 18. Vi phạm các quy định về cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc

1. Phạt cảnh cáo tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không thông báo việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. 

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại khoản 1 Điều này. 

17.08.2017

Phạm Trần

1 comment:

  1. Nội dung bài viết thật tuyệt vời. Mình cũng muốn giới thiệu về một Công ty dịch thuật uy tín - Công ty dịch thuật miền trung - MIDtrans trụ sở chính chính tại địa chỉ 02 Hoàng Diệu, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình có Giấy phép kinh doanh số 3101023866 cấp ngày 9/12/2016 là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật, phiên dịch dành các cá nhân. Hệ thống thương hiệu và các Công ty dịch thuật con trực thuộc: dịch thuật đà nẵng - dịch thuật miền trung tại địa 54/27 Đinh Tiên Hoàng, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng là địa chỉ chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp tại Đà Nẵng và các khu vực lân cận ; dịch thuật tiếng đức tại sài gòn địa chỉ 47 Điện Biên Phủ, Phường Đakao, Quận 1 TP HCM, dịch thuật hưng yên : địa 101 Trần Hưng Đạo, TP Hưng Yên là nhà cung ứng dịch vụ dịch thuật uy tín hàng đầu tại Hưng Yên; Công ty dịch thuật Viettrans và dịc vụ bac ninh translation: dịch vụ dịch thuật tại Bắc Ninh cho người nước ngoài có nhu cầu, giao diện tiếng Anh dễ sử dụng; dịch thuật tiếng nga tại sài gòn: nhà cung ứng dịch vụ dịch vụ dịch thuật phiên dịch hàng đầu tại TP Hồ Chí Minh; công ty dịch thuật đà nẵng midtrans : Địa chỉ 54 Đinh Tiên Hoàng, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật công chứng, dịch thuật đa ngôn ngữ, đa chuyên ngành tại Đà Nẵng; Viettrans 43 Điện Biên Phủ, Quận 1 Sài Gòn: chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật đa chuyên ngành toàn quốc; Công ty dịch thuật Hà Nội MIDtrans chuyên cung cấp dịch vụ Viettravel - vietnamese tourist information and travel tips tại 46 Trần Cao Vân, TP Huế chuyên trang về thông tin du lịch và các tour đặc sắc tại Việt Nam, y dược (bao gồm bệnh lý), xây dựng (kiến trúc), hóa chất, thủy nhiệt điện, ngân hàng, tài chính, kế toán. Các dự án đã triển khai của Công ty dịch thuật chuyên nghiệp MIDtrans đều được Khách hàng đánh giá cao và đạt được sự tín nhiệm về chất lượng biên phiên dịch. Đó là kết quả của một hệ thống quản lý chất lượng dịch thuật chuyên nghiệp, những tâm huyết và kinh nghiệm biên phiên dịch nhiều năm của đội ngũ dịch giả của chúng tôi. Hotline: 0947688883. email: info@dichthuatmientrung.com.vn . Các bạn ghé thăm site ủng hộ nhé.

    ReplyDelete