Thursday, June 24, 2010

Báo Úc: “Người Trung Quốc đang mua sạch các trang trại của chúng ta”

Bản đồ kế hoạch Trung Quốc đánh Việt Nam trên mạng Sina.com của TQ. 
Gs. Vũ Cao Đàm
Trong bài “Phải giết bọn giặc Việt Nam để làm lễ vật tế cờ trong trận chiến thu hồi Nam Sa”,  Trung Quốc đã nói công khai ý đồ “Dùng tiền bạc để đổi lấy đất đai”. Quả thực Trung Quốc đã và đang thực hiện chiến lược đó một cách ráo riết trên phạm vi toàn cầu.
Mới cách đây vài ngày, trên tờ The Daily Telegraph (Điện báo hàng ngày) của Australia (Úc), tác giả Malcolm Farr, biên tập viên quốc gia của nước này có bài viết nhan đề “Người Trung Quốc đang mua sạch những trang trại của chúng ta” (Chinese buying up our farms), trong đó đưa tin, một nhân vật cao cấp của lãnh đạo Trung Quốc là Phó chủ tịch nước Tập Cận Bình đã đích thân đến Úc để thương thảo việc mua một vùng trang trại rộng lớn thuộc đồng bằng Liverpool của Úc với giá 320 triệu đô-la Úc.
Rất nhanh nhạy, hai chính khách của Tiểu bang Nam Úc đã lên tiếng về việc này. Đó là Thượng nghị sĩ Bill Haffernan và Nghị sĩ Robert Brokenshire. Các nhà chính khách này đã tỏ những mối quan ngại với cuộc thương thảo nói trên. Nghị sĩ Robert Brokenshire đã gọi Trung Quốc là “Con chim kền kền”, còn Thượng nghị sĩ Bill Haffernan thì nghi ngờ chủ trương đầu tư vào những vùng đất mà người Trung Quốc đang đặt mua với giá cao một cách không tưởng tượng nổi.
Bài báo được GS Vũ Cao Đàm tóm lược và bình luận.
Trong phần bình luận của mình, tác giả Vũ Cao Đàm cho rằng, nếu Trung Quốc thành công trong vụ mặc cả chèo kéo này với Úc, thì Trung Quốc đã làm được cái việc quây trọn khu vực phía Tây Thái Bình Dương thành ao nhà của họ và chúng ta chưa thể hình dung được chuyện gì sẽ xẩy ra, khi vùng biển này nằm trọn trong vòng kiềm tỏa của Trung Hoa.
Cũng trong bình luận của mình, người viết đã mạnh dạn so sánh Trung Quốc với các hình thức của chủ nghĩa thực dân được biết đến trong lịch sử nghiên cứu chính trị học. Ông cho rằng, chúng ta chắc chắn không thể xếp Trung Quốc vào hàng các nước “anh em – đồng chí”, cũng khó xếp họ vào hạng chủ nghĩa thực dân cũ, song lại cũng rất khó đặt họ trong cùng một loại với chủ nghĩa thực dân mới theo phân loại chủ nghĩa thực dân vốn là khái niệm quen thuộc trong nửa cuối thế kỷ XX, bởi vì các động thái của Trung Quốc ngày nay vừa mang màu sắc xâm chiếm thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, nhưng cũng mang cả màu sắc thị trường của chủ nghĩa thực dân mới, và ông đã gọi đó là một thứ “chủ nghĩa thực dân tân-cổ điển” (neo-classical colonialism). Ông cho rằng chủ nghĩa thực dân tân-cổ điển Trung Quốc nguy hiểm ở chỗ, nó vừa khoác áo đế quốc xâm lươc, vừa khoác áo bạn hàng, lại vừa khoác áo “anh em – đồng chí”. Và sự “biến hình” nhiều màu mờ ảo đó rất dễ làm mê hoặc các “đồng chí” nhẹ dạ trong các nước “anh em”. Chúng tôi nghĩ, đó là một nguy cơ không chỉ đe dọa chủ quyền lãnh thổ của Úc Châu trong tương lai mà còn là mối đe dọa gần gũi đối với nhiều nước, nhất là những nước mà tầng lớp lãnh đạo về mặt này mặt khác đã tỏ rõ sự sa sút, yếu kém đáng ngại về nhận thức, quan điểm, cũng như trở nên quá ích kỷ về quyền lợi, còn nhân dân thì không có quyền ăn quyền nói, như nước ta.
Vì vấn đề khá phức tạp trong quan niệm về người láng giềng Trung Quốc, nên rất có thể dẫn đến nhiều ý kiến tranh luận, Bauxite Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết và mong nhận được ý kiến chỉ giáo của các vị thức giả cùng bạn đọc xa gần.
Nguyễn Huệ Chi
Tờ The Daily Telegraph (Điện báo hàng ngày) của Úc (Australia) số vừa ra ngày 18/6/2010 đăng một bài báo có tiêu đề rất giật gân: “Chinese buying up our farms” (Người Trung Quốc đang mua sạch những trang trại của chúng ta, Xem ảnh bài báo). Tác giả bài báo là Malcom Farr, Biên tập viên chính trị quốc gia của Úc.
Bài báo loan tin, trong cuộc viếng thăm Úc, Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có một mục đích quan trọng là thảo luận việc mua các trang trại của nước này với tổng trị giá 320 triệu đô-la Úc, tương đương khoảng 300 triệu đô-la Mỹ (trong bài báo, tác giả không nói rõ diện tích). Phía Trung Quốc giải thích việc mua trang trại của Úc là nhằm bù đắp chỗ thiếu lương thực cho dân chúng Trung Quốc.
Để bàn về việc mua các trang trại mà xuất tướng đến cỡ Phó chủ tịch nước chắc chắn là một thông điệp cho thấy, việc mua đất được đặt ra với một quyết tâm lớn như thế nào!
Bài báo cho biết, tháng trước ông Robert Brokenshire, Nghị sĩ Tiểu bang Nam Úc, nói rằng “Cái con kền kền [1] Trung Quốc đang muốn quây các trang trại của Úc lại”. Tác giả bài báo cũng đưa ra lời cảnh báo: “Thật là một câu chuyện mang đầy tính huyền thoại là, vùng đất đen của Đồng bằng Liverpool được các nhà đầu tư ngoại quốc mua với cái giá cao ngất ngưởng”.
Bài báo dẫn lời Thượng nghị sĩ Bill Haffernan nói với Quốc hội Úc là “Đã có một hệ thống báo cáo tự nguyện của dân chúng nói về những dự án đầu tư vào đất đai được các nhà đầu tư nước ngoài ủng hộ”. Nhưng vị Thượng nghị sĩ này lại cho rằng, “Đó có thể không phải là các báo cáo tự nguyện, mà rất có thể là những báo cáo được áp đặt từ đâu đó”. Ông nói: “Các thực thể (entity) ngoại quốc có thể phản bội cam kết, mua mọi tài sản đất đai mà không khởi nghiệp đầu tư theo yêu cầu của Ủy ban Xét duyệt Đầu tư nước ngoài của Úc”.
Chúng ta chưa cần biết kết cục cuộc mua bán này ra sao; chúng ta cũng chưa có đủ thông tin để biết được phản ứng của dân chúng Úc như thế nào; chỉ với vài tiếng nói của một vị Nghị sĩ và một vị Thượng nghị sĩ, thì chúng ta cũng chưa thể biết được, Chính phủ Úc và mẫu quốc của họ là Vương Quốc Anh có định bán đất đai của họ cho cái con kền kền Trung Cộng, theo cách nói của Nghị sĩ Robert Brokenshire, như một số nước vùng Đông Nam Á đã làm hay không..., song, chúng ta có thể hình dung, đất nước Úc mầu mỡ, thời tiết thuận hòa, với diện tích rộng bao la, gần lớn bằng diện tích Trung Hoa đại lục, nhưng với số dân chưa bằng một tỉnh của Trung Quốc, thì thật là một miếng mồi béo bở.
Không ai ngạc nhiên về việc cái con kền kền Trung Quốc tìm mọi cách, kể cả mua chuộc các nhà cầm quyền để mua đất đai của các nước láng giềng. Rồi họ đã mò đến tận Châu Phi. Và hôm nay họ đang lọ mọ sang đất Úc, một lãnh địa vẫn còn đặt dưới quyền bảo trợ của Vương Quốc Anh ở Nam Thái Bình Dương.
Theo cách phân loại của các nhà nghiên cứu chính trị học thế kỷ XX, chúng ta có thể nói, cái con kền kền Trung Quốc đang ráo riết hoạt động đầy khát vọng của một đế quốc mới trỗi dậy, giống như các đế quốc đàn anh trong thời kỳ mới trỗi dậy hồi thế kỷ XVI-XVIII. Đế quốc mới trỗi dậy Trung Quốc đang thèm muốn thuộc địa, đang nuôi đầy ma phương quỷ kế trong cơn hậm hực vì còn thua kém các đế quốc đàn anh, chẳng hạn, nước Anh, đã đẻ ra mấy nước Anh trên thế giới này, đã từng tự hào “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất Anh”, đã lôi kéo cả thế giới phải nói tiếng Anh, thì cái mộng vĩ cuồng Đại Hán, chắc sẽ cũng quyết tâm đẻ ra nhiều nước Trung Cộng, sẽ bắt cả thế giới này phải dùng Hoa ngữ thay thế Anh ngữ, cũng bắt mặt trời không bao giờ được lặn trên đất Trung Hoa, và rồi cái thế giới này sẽ ... vứt bỏ luôn cả thìa-dĩa-bánh-mì mà ăn cháo-kê-với-bánh-bao-bằng-đũa.
Vào thế kỷ trước, chúng ta được đọc nhiều tài liệu của các nhà nghiên cứu chính trị học về chủ nghĩa thực dân, trong đó lập luận rằng, chủ nghĩa thực dân cũ thì áp bức, bóc lột các dân tộc khác bằng con đường chiếm đoạt thuộc địa; Còn chủ nghĩa thực dân mới (neo-colonialism) thì bóc lột các dân tộc khác thông qua con đường thị trường tinh vi và “lịch sự” hơn. Đối chiếu với các thứ chủ nghĩa thực dân cũ và thực dân mới đã được phân loại từ thế kỷ trước, thì thật sự chúng ta lúng túng không biết xếp Trung Cộng vào thứ chủ nghĩa thực dân nào.
Xếp họ vào hàng kẻ thù xâm lược? Họ đang vuốt ve mình là “đồng chí”. Xếp họ vào loại nước “anh em – đồng chí” thì thật đắc tội với tổ tiên và đắc tội với cả nhân dân trong nước hiện đang ngày ngày dõi nhìn về Biển Đông, lo lắng trước sự hoành hành ngang ngược của Hải quân nước họ... Vì vậy, căn cứ theo những cách thức mà họ đang theo đuổi và ráo riết áp dụng với thế giới hiện nay, tôi nghĩ, chúng ta nên đặt cho họ bằng một cái tên mới, nghe hơi nghịch nhĩ với các “đồng chí”, nhưng xem ra khá phù hợp với Trung Cộng, là: “Chủ nghĩa thực dân tân cổ điển”, có thể dịch ra tiếng Anh là “Neo-classical colonialism”.
Căn cứ theo đặc điểm hoạt động củaTrung Cộng hiện nay trên trường quốc tế, chúng ta nhận ra được ba đặc điểm của thứ chủ nghĩa thực dân tân cổ điển, có thể nêu tóm tắt như sau:
Thứ nhất, chủ nghĩa thực dân tân cổ điển Trung Cộng vừa xâm lăng thế giới bằng con đường thị trường, vừa quay lại mô hình của chủ nghĩa thực dân cổ điển, nhưng không chiếm đóng thuộc địa bằng các cuộc chinh phạt đẫm máu mà bằng con đường thuê – mua đất đai. Đương nhiên Trung Quốc vẫn công khai tuyên bố, họ không từ bỏ thủ đoạn của chủ nghĩa thực dân cổ điển (xem bài Phải giết bọn giặc Việt Nam để làm lễ vật tế cờ trong trận chiến thu hồi Nam Sa đã dẫn), và trên thực tế họ đã thực hiện các cuộc tấn công đẫm máu với dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, thủ đoạn chủ yếu mà họ sử dụng hiện nay là chiếm đóng thuộc địa theo kiểu gặm nhấm vừa thông qua các hợp đồng mua bán hoặc thuê mướn đất đai, vừa mua chuộc giới cầm quyền.

Thứ hai, tuy nhiên, chủ nghĩa thực dân tân cổ điển Trung Cộng táo bạo hơn: vừa đánh vào các dân tộc kém phát triển (Châu Phi) như bọn thực dân cổ điển, nhưng lại vừa đánh thẳng vào các quốc gia đã đạt đến trình độ phát triển cao hơn hẳn Trung Quốc, như Nga (vùng Viễn Đông) và Úc (đang mon men đến vùng đồng bằng Liverpool). Họ biết dùng đủ các mánh khoé, từ sức ép chính trị và quân sự, đến các mưu ma chước quỷ theo truyền thống của tiền nhân Đại Hán.
Thứ ba, chủ nghĩa thực dân tân cổ điển Trung Cộng gặm nhấm thế giới cố gắng không lộ mặt tàn ác của thực dân cũ, cũng không lộ mánh khóe xảo quyệt của thực dân mới, như các thế hệ thực dân đàn anh, mà dưới bộ mặt coi bộ rất “lịch sự”, thậm chí khoác cả lên cái cốt cách phù thủy của mình một mặt nạ ý thức hệ vốn đã từng thu phục trái tim của ngàn triệu con người để mê hoặc những “đồng chí” nhẹ dạ. Xét về mức độ tàn độc và xảo quyệt, thì tất cả các đế quốc thực dân đàn anh trong lịch sử có lẽ phải gọi bọn đế quốc thực dân tân cổ điển Trung Cộng bằng... ông nội.
Nếu việc ngã giá với Úc thành công, thì con kền kền Trung Cộng sẽ đạt được tham vọng quây một vùng thuộc miền Tây Thái Bình Dương thành ao nhà của họ, chứ không chỉ quây lại những trang trại màu mỡ của Úc, như cách nói của Nghị sĩ Robert Brokenshire.
Câu nói của Thượng nghị sĩ Bill Haffernan trong bài báo về “các thực thể đầu tư nước ngoài có thể phản bội cam kết và bán lại đất cho các nhà đầu tư nước ngoài khác” làm chúng ta liên tưởng đến “các thực thể đầu tư nước ngoài” đã lần mò vào Việt Nam và đã được các nhà cầm quyền cho “thuê” đất. Những công ty đứng ra thuê đất này cũng có thể, như Thượng nghị sĩ Bill Haffernan và Robert Brokenshire đã nói, sẽ phản bội lại mọi cam kết đầu tư với Việt Nam, sẽ để cho một “thực thể” nước ngoài khác (chẳng hạn Trung Cộng) mua lại quyền “thuê” với giá cao ngất ngưởng, như nhận định của các vị chính khách Úc.
Tiếc rằng ở nước ta, ngoài sự cảnh báo của các vị tướng khả kính và các nhà khoa học cũng như đông đảo cư dân mạng trên các mạng “không thuộc lề phải”, đặc biệt là trên trang mạng Bauxite Việt Nam, còn thì... chưa thấy một Nghị sĩ nào hành động như Thượng nghị sĩ Bill Haffernan và Nghị sĩ Robert Brokenshire, trong khi các hàng quan phụ mẫu thuộc mọi tầng nấc trong hệ thống hành chính của chúng ta thì cứ đàng hoàng theo nhau cho người láng giềng Trung Cộng “thuê” rừng, “thuê” đất, cho “thắng thầu” mỏ, “thắng thầu” nhà máy điện, “thắng thầu” làm đường, “thắng thầu” vân vân và vân vân,... Còn dân chúng thì ngơ ngác trong đói nghèo, chẳng được biết mô tê gì, cũng chẳng có thông tin, chẳng thấy nói gì đến một “ủy ban xét duyệt đầu tư nước ngoài” nào công bố kết quả xem xét và kiểm tra nghiêm túc các dự án đầu tư của người nước ngoài có thực hiện đúng như trong cam kết hay không?
Nếu như Trung Cộng thành công trong việc mua các trang trại của Úc, rồi việc mua bán cứ tiến triển tiếp tục, và Úc dần dần trở thành một thứ nhượng địa không tuyên bố của Trung Quốc, thì chúng ta sẽ không thể tưởng tượng được chuyện gì sẽ diễn ra trong vùng này của Thái Bình Dương?
Với những động thái này của Trung Cộng, có lẽ một câu hỏi phải được đặt ra trước dân tộc Việt Nam là: Liệu chúng ta sẽ đồng lõa tiếp tay cho con kền kền Trung Cộng ngày càng xiết chặt vòng vây để quây khu vực miền Tây của Thái Bình Dương thành ao nhà của họ, hay là chúng ta sẽ không còn thời gian để do dự hình thành những mối liên kết khả dĩ với mọi đồng minh để cắt đứt một mắt xích trong vòng vây nghiệt ngã mà Trung Cộng đang xiết ngày càng chặt vào khu vực này?
VCĐ
[1] Nguyên văn tiếng Anh “As Chinese vultures circle Australian farms”. Vulture là một loài chim có tên là “chim kền kền”, chuyên ăn thịt các động vật đã chết, nhưng còn có nghĩa bóng là “tham lam”. Ở đây, có lẽ tác giả muốn chơi chữ, xem Trung Quốc như những con chim kền kền trước vùng đất đen phì nhiêu của đồng bằng Liverpool của Australia, nhưng cũng có thể có ý nói đến cái mộng tham lam của các nhà lãnh đạo Trung Quốc (VCĐ)

 ============================

DÀN TRẬN ĐÁNH LỚN Ở PHƯƠNG ĐÔNG
TẠO THẾ DỨT ĐIỂM TẠI TRỜI TÂY
 LÝ ĐẠI NGUYÊN

Trong cuộc phỏng vấn dành cho tờ báo Asahi Shimbun của Nhậtbản, chỉ huy trưởng hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Partick Walsh, trên bài báo có tựa đề Chỉ huy Hoakỳ công kích thái độ của hải quân Trungquốc”, đã cho rằng: Các hoạt động của hải quân Trungquốc gây quan ngại cho tất cả các bên đang có mặt ở Thái Bình Dương’’. Đô đốc Walsh nói: “Các chuyến bay trực thăng của hải quân Trung quốc lại gần tàu chiến của Nhậtbản ở Đônghải và Thái Bình Dương hồi tháng Tư là vô trách nhiệm”. Ông bày tỏ quan ngại về thái độ ngày càng hung hăng của Trungquốc tại Biển Đông như là: “Trong năm 2009, Trungquốc đã bắt 433 ngư phủ Việtnam trong các vùng biển mà hai bên còn đang tranh chấp chủ quyền”. “Mới đây Trungquốc cũng bắt đầu mô tả Biển Đông như một trong các quan tâm chủ đạo bên cạnh Đàiloan và Tây Tạng”. Đô đốc Walsh nhấn mạnh: Đây là vấn đề khiến chúng tôi hết sức quan ngại, bởi vì, trên nguyên tắc, việc can thiệp vào quyền lưu thông hàng hải tự do trong hải phận quốc tế là quan tâm chủ đạo của tất cả các nước sử dụng”. “Động mạch kinh tế chạy qua Biển Đông đang bị người ta gây đe dọa vì các tranh chấp chủ quyền đảo đá và bãi cạn”.

Trong khi đó, một cuộc diễn tập hải quân quốc tế khổng lồ nhất thế giới, kể từ năm 1971 đến nay, gọi là “Diễn Tập Vòng Đai Thái Bình Dương - RMPAC 2010”, lần thứ 22, khởi đi từ ngày 23/06 đến ngày 01/08/2010, với chủ đề “Hỗ Trợ và Điều Phối Hỗn Hợp”. Năm nay, tham gia diễn tập gồm 14 quốc gia: Australia, Cannada, Chile, Columbia, Pháp, Indonesia, Nhậtbản, Malaysia, Hàlan, Peru, Hànquốc, Singapore, Tháilan, Hoakỳ, và 3 nước quan sát viên là Brazil, Ấnđộ, NewZealand. Với 34 tàu chiến, 5 tàu ngầm, hơn 100 máy bay, khoảng 20.000 binh sĩ. đặc biệt trong đó có hàng không mẫu hạm Ronald Reagan, máy bay tiêm kích tàng hình F-22 Raptor và máy bay ném bom B-52. Theo ông Carl Baker, giám đốc chương trình tại Trung Tâm Diễn Đàn Thái Bình Dương về Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế ở Honolulu, nói: RIMPAC là để thể hiện khả năng của Mỹ và Đồng Mình, đồng thời mong muốn mở rộng các tuyến đường biển quốc tế”. Ông Baker giải thích: Ban đầu diễn tập RIMPAC được thiết kế nhằm ngăn chận, đối đầu ( chủ yếu tập trung vào Liênxô trước đây), và nay nó đã phát triển theo hướng tự do và chọn ra những ý tưởng tác chiến hiện đại cho Mỹ”. Mỹ là một thành viên của tổ chức an ninh với tên gọi là Lực Lượng Hải Quân Hỗn Hợp với nhiệm vụ tuần tra hơn 2.5 triệu dặm vuông trên vùng biển quốc tế từ eo biển Hormuz tới kênh đào Suez, và từ Pakistan đến Kenya, nhằm ngăn chặn cướp biển và các hoạt động bất hợp pháp khác.

Cuộc diễn tập Vòng Đai Thái Bình Dương với tính quy mô của nó, như nhằm vào một địch thủ đáng gờm tại đây, lại diễn ra giữa lúc Trung cộng dồn mọi nỗ lực vào việc biểu dương sức mạnh hải quân, khống chế Biển Đông và bành trướng thế lực quân sự của họ như một ‘tân siêu cường’, khiến cho dư luận phải quan tâm về một cuộc Thế Chiến Thứ III, mà cuộc xung đột Biển Đông giữa Việtnam và Trungcộng, lại rất có thể là một ‘ngòi nổ’. Giống như cuộc chiến Quốc, Cộng giữa 2 miền Nam Bắc Việtnam xưa đã từng là một thứ ngòi nổ, làm vỡ toang ‘thế quân bằng quyền lực tạm thời’ của cuộc Chiến Tranh Lạnh giữa Thế Giới Tự Do và Quốc Tế Cộng Sản sau thế chiến thứ II. Kết cục là Tự Do Việtnam bị mất trắng, Hoakỳ mang tiếng thất trận tại Việtnam. Nhưng đổi lại, Liênxô bị sụp đổ, Quốc Tế Cộng Sản bị vỡ vụn không tốn một viên đạn nào của Mỹ. Trungcộng có công trong việc tạo ra cảnh ‘huynh đệ tương tàn’ trong thế giới cộng sản, nên được trả giá bằng việc vẫn để cho duy trì chế độ độc đảng, độc tài cộng sản ‘Kiểu Trunghoa’ để thống trị, bóc lột dân chúng của họ. Rồi cũng rơi vào ‘vết xe đổ’ của Liênxô trước kia là dồn tiền tài của quốc dân vào việc chạy đua trang bị vũ khí để thành một ‘đế quốc quân phiệt bành trướng’. Đẩy Việtnnam vào thế phải giữ thăng bằng giữa Hoakỳ và Trungcộng trong tình thế hoàn toàn mới.

Việc Mỹ quyết liệt trở lại Á châu, mà không che dấu ý định ngăn Trungcộng bành trướng thế lực quân sự và hải quân trong toàn vùng. Cụ thể là vào tháng 3 vừa rồi, tàu chiến Hoakỳ USNS Richard E Byrd, lặng lẽ, nhưng mang dấu ấn lịch sử tới Việtnam là đã vào cảng Việtnam để sửa chữa trong 16 ngày liền. Đồng thời các chiến hạm và những tướng lãnh cao cấp nhất của Mỹ đã tới tấp thăm viếng Việtnam. Hoakỳ đề cập tới khả năng ký với Việtnam thoả thuận về cung cấp dịch vụ Acquisition and Cross Service Agreement-ASCA- cho phép trao đổi dịch vụ hậu cần và cung cấp. Loại thỏa thuận này Mỹ thường chỉ ký với các nước đồng minh. Về phía Hànội thì cố giữ thăng bằng giữa Mỹ và Trungcộng. Luôn luôn làm hài lòng Trungcộng về khắp mặt. Nhưng cũng hân hoan mở rộng cửa đón Mỹ vào. Rồi che dấu bằng khẩu hiệu: “Đa Phương Hoá Quốc Phòng”. Đồng thời tăng cường khả năng quân sự, thông qua một loạt thỏa thuận mua vũ khí của Nga, trị giá nhiều tỷ Mỹkim, ký hồi tháng 12 năm ngoái với Moscow, trong đó có 6 tàu ngầm loại kilo và 20 chiến đấu cơ Su-30.

Thực ra, xem như Mỹ chỉ đang dàn trận tại phương Đông để làm giảm tính tự kiêu, thái độ hãnh tiến của giới quân sự Trunghoa, còn mang trong đầu tư tưởng Đại Hán, tham vọng Bành Trướng cực đoan. Riêng, giới lãnh đạo chính trị Bắckinh đã tự biết thân biết phận, chấp nhận ‘Tăng Giá Đồng Nguyên” theo đòi hỏi của Mỹ và quốc tế. Ngày hôm 21/06/10, Tỷ gía đồng Nhân Dân Tệ đã tăng lên cao nhất trong 5 năm qua. Trungquốc cam kết sẽ để chỉ tệ của họ linh hoạt hơn. Về chính trị quốc tế thì Trungquốc đã đồng ý việc trừng phạt Iran. Dù về mặt quân sự vẫn còn trở ngại, nhưng chiến tranh giữa Mỹ, Tầu chưa phải lúc nổ ra. Việtnam còn có một thời gian ngắn để thoát ra khỏi thân phận làm ‘chiếc ngòi nổ’ của chiến tranh thế giới, bằng cách tích cực Dân Chủ Hóa chế độ, vận dụng sức mạnh toàn dân và hậu thuẫn quốc tế để hoá giải cục diện gay go hiện nay.

Riêng về Trời Tây thì hàng chục tàu chiến Mỹ và Israel đã vượt kênh đào Suez tới gần Iran. Ngày 18/06/10, được sự cho phép của Aicập, một đội tàu gồm 12 tàu chiến của Mỹ và Israel đã vượt qua kênh Suez sang Hồnghải, di chuyển tới vịnh Persian. Đội tàu này do hàng không mẫu hạm USSS Harry Truman dẫn đạo, và nhóm tác chiến gồm 60 máy bay chiến đấu, 6.000 thuỷ thủ. Theo ông Jeff Steinberg thuộc tạp chí Tình Báo, có trụ sở tại Washington nói với Press TV rằng: Bộ quốc phòng Mỹ đã xác nhận thông tin này”. Trước đó, chính phủ Saudi Arabia tuyên bố, mở một hành lang không phận, ngưng việc kiểm soát phi cơ Israel, để cho máy bay quân sự Israel có thể tự do qua lại. Xem vậy việc Hoakỳ và các đồng minh của họ đang tạo ‘thế dứt điểm’ những nơi trên đất Iran, để cho Israel dễ dàng xuống tay. Nếu Iran chưa từ bỏ tham vọng nguyên tử. Đúng là trò ‘Dương Đông, Kích Tây’ của người xưa rồi vậy. Chờ xem!

================== 

Đằng sau sự lạnh nhạt quân sự là một Trung Quốc mạnh mẽ hơn

http://www.rfa.org
Nếu bất cứ người nào đã từng nghi ngờ sự trao đổi gay gắt tại hội nghị Singapore cuối tuần qua thì đã rõ: quan hệ giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc đang đóng băng rất sâu.

AFP PHOTO / Rod LAMKEY JR
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert M. Gates (P) trò chuyện với Đô đốc Mike Mullen, tham mưu trưởng liên quân trong một phiên điều trần về dự toán ngân sách cho Bộ Quốc phòng, tại Washington, DC hôm 16/6/2010.

Mỹ - Trung khẩu chiến

Điều thực sự nghi ngờ là, liệu có những vấn đề gai góc trong mối quan hệ rộng hơn giữa hai quốc gia, hay là điềm gở trong tương lai.
Những lời nói được tuôn ra như loạt súng bắn được thể hiện hôm thứ bảy tại Đối thoại Shangri-La, hội nghị các Bộ trưởng quốc phòng của 28 quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương tham dự, ngoài những nước khác là ông Robert M. Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tham mưu trưởng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Tướng Mã đã cho vào bài phát biểu của mình những nhát đâm ngụy trang công khai nhắm vào Hoa Kỳ. Ông nói: "Tâm lý chiến tranh lạnh vẫn còn tồn tại" vào các quốc gia vô danh, với "mối đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và can thiệp vào công việc nội bộ các nước khác" – ngôn ngữ ám chỉ việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, mà Trung Quốc xem là lãnh thổ của mình.
Trong bài phát biểu, ông Gates thậm chí còn thẳng thừng hơn. Ông nói, quan hệ quân sự giữa quốc gia là “trì hoãn” trong vấn đề Đài Loan, mặc dù việc bán vũ khí cho Đài Loan “đã xảy ra trong thực tế nhiều thập kỷ qua”. Trung Quốc không thể thay đổi thực tế đó, ông nói – và trong mọi trường hợp, Washington không không hỗ trợ Đài Loan độc lập, tách khỏi đại lục.
Nhiều viên chức chính phủ Hoa Kỳ tin rằng tình hình hiện nay là một trong những điều quân đội có đồ chơi trong tay và tự đề cao về vấn đề này.
Ông Michael Swaine
Việc đấu khẩu đó diễn ra sau khi Trung Quốc chính thức từ chối đề nghị của ông Gates đến Bắc Kinh cuối tuần qua trong chuyến thăm hiện tại của ông ở châu Á. Và cũng theo sau bài thuyết trình của một đô đốc Trung Quốc, bất ngờ đay nghiến về quyền bá chủ của "Mỹ", trong một phiên họp riêng cuối tháng qua về Đối thoại Kinh tế và Chiến lược tại Bắc Kinh, đã làm cho các nhà ngoại giao Mỹ tức giận, là dấu hiệu cho thấy hai thái độ khác nhau giữa các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự Trung Quốc.
Nếu tách riêng ra, các sự kiện có ý nghĩa rất ít. Các chuyên gia nói về quan hệ quân sự Trung – Mỹ thường xuyên sử dụng những từ như “chim hải âu lớn” và “cối đá xay” để mô tả tác động về sự hợp tác giữa Washington và Bắc Kinh. Đôi khi, sự ngờ vực và thù địch xác định các cuộc họp giữa các lãnh đạo quân sự.
Nhưng có một điều: sự quyết đoán ngày càng gia tăng trong các vấn đề kinh tế và ngoại giao toàn cầu của lãnh đạo Trung Quốc. Những người ủng hộ một Trung Quốc cứng rắn và theo chủ nghĩa dân tộc nhiều hơn đã đạt được ảnh hưởng trong 6-12 tháng qua, và ảnh hưởng của họ đang được cảm nhận nhiều hơn trong các chính sách cả ở trong lẫn ngoài nước.
Đối với một số nhà phân tích phương Tây, cho rằng phương pháp tiếp cận cơ bản của chính phủ Obama đối với Trung Quốc – làm cho Trung Quốc trở thành một đối tác có trách nhiệm trong các vấn đề toàn cầu bằng cách cho Bắc Kinh có vị trí lớn hơn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế – cần phải xem lại.
Ông David Shambaugh, một chuyên gia hàng đầu về Đảng Cộng sản và quân đội Trung Quốc tại Đại học George Washington, nói: “Hiện có thay đổi lớn thực sự và thái độ cứng rắn trong suy nghĩ của chính phủ Trung Quốc về mối quan hệ với Hoa Kỳ trong vòng sáu hoặc tám tháng qua. Trong bối cảnh này, Washington cần phải tiến hành đánh giá toàn bộ chính sách và chiến lược Trung Quốc của mình, từ trên xuống dưới”.
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, chuyên gia phân tích Bắc Kinh, thuộc International Crisis Group cho biết, hy vọng của chính phủ Obama sẽ hợp tác với Bắc Kinh "đã lạc quan hơn so với kịch bản hiện tại" (*).
"Trung Quốc và Mỹ tiếp tục có các giá trị, mục tiêu và khả năng cơ bản khác nhau". Bà nói, dẫn giải rằng Trung Quốc bị thúc giục, miễn cưỡng đi tìm sự thật trong vụ đánh chìm tàu Nam Hàn, một cuộc tấn công mà điều tra quốc tế xác định đó là việc làm của Bắc Hàn. 

Chính sách của Trung Quốc

000_Hkg3257667-200
Một thành viên của đội tuần tra an ninh Hoa Kỳ trên tàu sân bay USS Nimitz trong chuyến đến Hồng Kông vào ngày 17 tháng 2 năm 2010. AFP PHOTO / MIKE CLARKE
Dấu hiệu về chính sách cứng rắn của Trung Quốc có thể dễ dàng tìm thấy. Gần đây, Bắc Kinh đã thông qua một lập trường mới, cứng rắn hơn trong các tuyên bố về các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông, nói với Philippines, Indonesia, Việt Nam và các nước tranh chấp khác rằng, các hòn đảo là "lợi ích cốt lõi", vượt ra khỏi giải quyết về các đàm phán trong khu vực. Đòi hỏi của Trung Quốc là quốc gia mặc cả với quốc gia, để Bắc Kinh có được thuận lợi hơn trong quyết định đối với các nước láng giềng nhỏ hơn.
Hoa Kỳ không thành công nhiều trong việc thuyết phục Trung Quốc trở thành đối tác ở Liên Hiệp Quốc, không chỉ chống lại Bắc Triều Tiên mà còn chống lại chương trình hạt nhân của Iran. Các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu đang ngày càng bối rối hơn về điều mà họ xem như sự hạn chế không công bằng về khả năng của họ, để cạnh tranh với các công ty nội địa trong thị trường rộng lớn và ngày càng phát triển của Trung Quốc, mặc dù (có được) sự cam đoan của Trung Quốc.
Tuy nhiên, cũng không rõ về sự thù địch của quân đội Trung Quốc phản ánh chiến lược ngoại giao của Trung Quốc, ngoại trừ ra lệnh cho nó. Thật vậy, một phần của vấn đề là không ai bên ngoài Bắc Kinh chắc chắn rằng làm thế nào để các nhà lãnh đạo Trung Quốc thảo ra chính sách ngoại giao của họ đối với Hoa Kỳ –  một quốc gia, bằng sự đo lường của Bắc Kinh, thì xa và ở trên đối tác quan trọng nhất của họ.
Ông Gates là một chính khách lớn và luôn thẳng thắn. Có thể ngôn ngữ của ông cũng quá thẳng thắn nên về mặt ngoại giao, các lãnh đạo Trung Quốc có thể thấy hơi khó để đón nhận.
Ông Shi Yinhong
Ông Michael Swaine, một học giả Trung Quốc thuộc Quỹ Carnegie cho Hòa bình Quốc tế, nói: “Nếu không muốn nói là tất cả, nhiều viên chức chính phủ Hoa Kỳ tin rằng tình hình hiện nay là một trong những điều quân đội có đồ chơi trong tay và tự đề cao về vấn đề này. Đảng Cộng sản và bộ máy ngoại giao thật sự không hài lòng về nó, nhưng phải đi cùng với nó”.
Không ai biết được đâu là sự thật. Chính sách đối với Hoa Kỳ – đặc biệt là chính sách quân sự – được bịa ra trong một hộp đen ở các cấp cao nhất của chính phủ, ông Swaine và những người khác nói.
Ông Gates có thể đã cho các quan chức quân sự Trung Quốc một cái tát cần thiết vào mặt với những nhận xét của ông ở Singapore. Hoặc có thể ông đã đi quá giới hạn của mình.
Ông Shi Yinhong, chuyên gia về quan hệ Trung – Mỹ tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, nói: “Ông Gates là một chính khách lớn và luôn thẳng thắn. Có thể ngôn ngữ của ông cũng quá thẳng thắn nên về mặt ngoại giao, các lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là các tướng Trung Quốc, có thể thấy hơi khó để đón nhận”.
Jonathan Ansfield viết bài với nghiên cứu do Li Bibo đóng góp.
--------
(*) Ý của bà Stephanie: Chính phủ Obama hy vọng hợp tác với Trung Quốc, tạo nhiều cơ hội hơn cho Trung Quốc trên trường quốc tế, để TQ giúp Hoa Kỳ giải quyết các vấn đề thế giới, nhưng có lẽ Hoa Kỳ đã quá lạc quan so với những gì đang diễn ra trên thực tế.


======================

Thư gửi: Bộ Chính trị – Ban Bí thư Trung Ương và các Uỷ viên BCHTƯ Khoá 10

Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2010
Một trong những nhiệm vụ cơ bản nhất của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng sắp đến (Đại hội 11) là bầu cử được Ban chấp hành T.W. gồm những đại biểu ưu tú nhất của Đảng, những người gương mẫu về phẩm chất đạo đức cách mạng, có bản lĩnh chính trị vững vàng nhất, kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, có ý chí đấu tranh kiên cường bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, có tầm nhìn chiến lược và năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội. Tổng bí thư và các uỷ viên Bộ chính trị phải là những người ưu tú nhất trong BCH.T.W. Dứt khoát không để những người có dính đến tham nhũng và những người Việt gốc nước ngoài vào BCH.T.W.
Để có được một BCH T.W có đầy đủ các tiêu chí nói trên, công tác nhân sự đại hội cần được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, trong sáng và với trách nhiệm cao của mỗi đại biểu.
Nhận thức rõ, đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ người đảng viên ghi trong điều lệ Đảng, chúng tôi những cán bộ cao cấp đã nghỉ các chức danh công tác trong biên chế nhà nước, đã 80, 90 tuổi đời; 60 – 70 tuổi Đảng, đã đem cả tâm trí và sức lực của đời mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, xin được đóng góp một số ý kiến về công tác nhân sự đại hội:
1. Phải đảm bảo các đại biểu về dự đại hội có đầy đủ các tiêu chí cần thiết, phải là những người ưu tú nhất về phẩm chất, đạo đức, năng lực. Bộ chính trị, Ban Bí thư T.W. khoá 10 và Ban thẩm tra tư cách đại biểu cần đề cao trách nhiệm, rà soát kỹ lưỡng, kể cả với những đại biểu là uỷ viên T.W khoá 10 để phát hiện và trình đại hội xem xét tư cách những đại biểu vừa qua có vi phạm kỷ luật và những và có dấu hiệu vi phạm kỷ luật, những người có dính đến tham nhũng, những đại biểu là người Việt gốc nước ngoài.
2. Danh sách để bầu BCH T.W. phải tổng hợp từ 3 nguồn:
— Một phần cho BCH.T.W cũ đề cử (khoảng 60%).
— Một phần không nhỏ nên để các Đảng bộ, các đảng viên, đoàn đại biểu đề cử.
— Một phần nên khuyến khích đại biểu tự ứng cử.
Danh sách để bầu (tính cả chính thức và dự khuyết) nên có số dư ít nhất 25% so với số cần bầu.
Danh sách bầu B.C.T, Ban bí thư, UBKTT.W cần có số dư ít nhất 25%.
Danh sách bầu chức danh cụ thể nên có từ 2 người trở lên.
— Nên để đại hội trực tiếp bầu Tổng bí thư. Vì lẽ đó việc thông qua điều lệ sửa đổi nên làm trước lúc bầu cử.
3. BCH T.W. khoá 11 không nên vượt số lượng 150, không nên cơ cấu rải đều Bộ, ngành, tỉnh, thành nào cũng có uỷ viên T.W., quan trọng là chất lượng.
Trẻ hoá là cần, nhưng không quá cứng nhắc về tuổi tác, mà cần một sự kế thừa, hài hoà giữa các độ tuổi. Cũng cần có ngoại lệ vể tuổi tác với chức danh Tổng bí thư. Nếu có đồng chí ưu tú nổi trội hơn cả trong các đảng viên ưu tú, phẩm chất đạo đức gương mẫu, tuyệt đối trung thành với lý tưởng, với dân, với nước, có năng lực, có tầm nhìn xa, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý chí tự cường tự chủ, có tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền và lợi ích quốc gia, tác phong dân chủ, có uy tín trong Đảng trong dân, có khả năng đoàn kết toàn Đảng, toàn dân tộc thì vấn đề tuổi không đặt ra, miễn là còn đủ sức khoẻ đảm đương trọng trách.
4. Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ 11, phải thực sự dân chủ, phải thể hiện tốt tinh thần phê bình, tự phê bình, phải có tính chiến đấu, phải tranh luận để tìm ra cái đúng cái sai, không nên phát biểu theo đơn đặt hàng. Bỏ lối tham luận tràng giang đại hải, nói vài câu “nhất trí với báo cáo” rồi kể lể thành tích của tỉnh mình, ngành mình một cách vô bổ.
Các vấn đề chung của đại hội cần được tiến hành trong các phiên họp công khai, hết sức hạn chế những cuộc họp riêng tại các đoàn đại biểu, không nên quá lạm dụng các phiên họp trù bị. Cần dành tối đa thời gian đại hội cho việc thảo luận tranh luận tại hội trường.
5. Hiện tại số đảng viên trong đội ngũ cán bộ hưu trí các chức danh trong biên chế nhà nước và theo luật lao động chiếm già một nửa trong tổng số trên 3,1 triệu đảng viên. Đảng viên không hưu trí về Đảng, họ vẫn có đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi trong Đảng, họ phải được đối xử bình đẳng như những đảng viên đương chức, đương quyền. Vì lẽ đó trong đại hội Đảng các cấp cho đến đại hội toàn quốc của Đảng, họ cần có một tỷ lệ thích đáng trong thành phần đại biểu đại hội các cấp. Nếu đủ tiêu chuẩn và sức khoẻ họ có quyền ứng cử vào các cấp uỷ Đảng từ cơ sở quận, huyện, tỉnh thành đến T.W.
6. Để giúp các đồng chí trong Bộ chính trị, Ban bí thư T.W Đảng kiểm điểm trách nhiệm của mình trước BCH.T.W và trước đại hội, rút ra được những bài học cần thiết không những cho bản thân mà còn cho những đồng chí giữ các trọng trách trong Bộ chính trị – Ban Bí thư T.W. khoá 11, chúng tôi sẽ lần lượt tham gia ý kiến, trước mắt trong phạm vi bức thư này, xin được góp ý với 4 đồng chí:
    l. Với Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, nói thực là cả bản thân chúng tôi cũng như dư luận đông đảo cán bộ, đảng viên thất vọng về những gì mình mong đợi và hy vọng ở 2 nhiệm kỳ Tổng bí thư của đồng chí. Dư luận chê nhiều hơn khen bản lĩnh chính trị của đồng chí trong ứng xử với nhiều sự kiện, nhiều công việc cả đối nội và đối ngoại. Người ta không lý giải được đó là do năng lực hay do sức ép nào đó? Dư luận nhiều cán bộ đảng viên cho rằng trong lúc đồng chí chưa thực hiện đầy đủ chức năng Tổng bí thư (việc chính của mình) trong xây dựng Đảng lại lấn sân sang việc của Chủ tịch nước và Thủ tướng (thoả thuận, ký kết với các chính phủ nước ngoài một số nội dung thuộc chức năng nhà nước). Có dư luận cho rằng đồng chí đã vi phạm nguyên tắc trong quan hệ với nước ngoài ở những vấn đề mà Bộ chính trị chưa bàn bạc.Là Tổng bí thư song ít thấy đồng chí chủ động phát hiện và đề xuất những vấn đề cần bàn, những vấn đề bức xúc của Đảng, của đất nước để Bộ chính trị bàn bạc thảo luận. Chẳng hạn như phá bỏ hội trường Ba Đình sau khi có phản ứng quyết liệt của lão thành cách mạng, của các nhà khoa học, của đa số nhân dân; cho nước ngoài đầu tư khai thác Bô-xít Tây nguyên; vấn đề chủ quyền trên biển đảo; vấn đề công nghiệp quốc phòng, hiện đại hoá quân đội; các vấn đề nổi cộm về sai phạm của Tổng cục II, và Nguyễn Chí Vịnh. Nguyễn Chí Vịnh phẩm chất xấu xa, làm nhiều sai trái, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư cho T.B.T không nên đề bạt Trung tướng, đ/c Nông Đức Mạnh trả lời Đại tướng là “không thăng Trung tướng, còn chưa biết đưa đi đâu để rèn… luyện”, nhưng rồi vẫn đề bạt Trung tướng và Thứ trưởng quốc phòng, còn tặng huân chương cao nữa (mà đ/c lại là Bí thư Đảng uỷ quân sự), để một số nơi cấp uỷ can thiệp sâu vào việc truy tố xét xử; các vụ án mà BCH T.W. khoá 8, bàn giao cho T.W khoá 9. Là người đứng đầu Bộ chính trị, với trách nhiệm chủ yếu trong việc xây dựng Đảng, đã để những vấn đề cốt lõi trong Đảng như dân chủ nội bộ không thực hiện, xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên làm quá ít. Tệ quan liêu chuyên quyền độc đoán phát triển ạnh; phê bình tự phê bình dần dần vắng bóng trong sinh hoạt của các tổ chức Đảng, từ cơ sở đến T.W., đến Bộ chính trị. Hai nhiệm kỳ rồi mà cái gọi là một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên có chức có quyền tiêu cực chẳng những không được thu hẹp mà lại lớn dần lên. Mất dân chủ và cán bộ hư hỏng đã làm cho Đảng mất tín nhiệm quá lớn. Nhiều dư luận cho rằng Tổng bí thư đã lợi dụng chức quyền để gò ép nơi ày nơi kia đưa con trai, con gái, con rể vào các chức danh mà năng lực, phẩm chất, đạo đức không tương xứng. 2. Đồng chí (đ/c) uỷ viên B.C.T Nguyễn Phú Trọng: Qua hai nhiệm kỳ tham gia Bộ chính trị, với vai trò là Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng lý luận T.W., Chủ tịch Quốc hội, tuy có làm được một số việc, nhưng so với trọng trách thì còn nhiều hạn chế. Cả một thời gian dài là Bí thư Thành uỷ Hà Nội để thành phố quá trì trệ; để nhiều cán bộ dính đến tiêu cực về tài sản, tài chính, nhà đất, có cả Chủ tịch và một số Phó chủ tịch thành phố. Nghiêm trọng là để cho Chủ tịch lợi dụng chức quyền làm giầu, dùng tiền công quỹ mua ô tô quá đắt, quá sang để dùng (người ta bảo rằng 3000 con trâu của nông dân). Lên T.W. với cương vị Chủ tịch Hội đồng lý luận chưa thấy phát hiện được vấn đề gì mới về lý luận, nhiều dư luận cho đồng chí giáo điều, sao chép. Là Chủ tịch Quốc hội chưa phát huy dân chủ, trí tuệ của các đại biểu và quyền lực cao nhất của quốc hội chỉ xin nêu một vài việc điển hình: — Việc phá bỏ hội trường Ba Đình, một di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu của thời kỳ đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc, gắn với nhiều hoạt động của Bác Hồ; gắn với 10 nhiệm kỳ Quốc hội với nhiều đại hội Đảng toàn quốc vậy mà bất chấp các kiến nghị tâm huyết của đông đảo các nhà lão thành cách mạng, các nhân sĩ tri thức, các nhà khoa học, nhà quản lý và tuyệt đại đa số nhân dân, đồng chí đã thuyết phục bằng được Quốc hội biểu quyết thông qua. — Việc mở rộng thủ đô Hà Nội, xoá đi hẳn một tỉnh để nhập vào một đơn vị khác vậy mà Chủ tịch Quốc hội không chủ động đưa vấn đề trọng đại đó ra Quốc hội bàn bạc thấu đáo, đưa Quốc hội vào tình thế “việc đã rồi”, chẳng làm thế nào khác được! — Vấn đề đầu tư khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên, một việc liên quan đến an ninh – quốc phòng không những ở Tây Nguyên mà với cả nước; liên quan đến môi trường không những ở Tây Nguyên mà với nhiều tỉnh thành Nam bộ; liên quan đến lợi ích đồng bào thiểu số Tây Nguyên; liên quan đến vấn đề dự trữ tài nguyên lâu dài của đất nước, vậy mà khi đi thăm Tiệp Khắc, kiều bào hỏi, đ/c nói là vấn đề nhỏ Quốc hội không cần bàn. Khi họp Quốc hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Khi một số đại biểu quốc hội đề nghị bàn thảo, thì Chủ tịch Quốc hội cắt không cho bàn, nói rằng vấn đề đã được quyết định. 3. Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng Qua một nhiệm kỳ làm Phó thủ tướng thường trực và một nhiệm kỳ làm Thủ tướng, đ/c đã làm được một số việc như xây dựng cơ sở vật chất, mở mang đường sá, xây nhiều cầu, có những cầu hiện đại, sân bay, bến cảng, phát triển du lịch, thu hút đầu tư, kinh tế có phát triển (nhưng không vững chắc) có góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế v.v… Nhưng có nhiều việc yếu kém, không tốt: — Không làm tròn trách nhiệm quản lý tài sản Nhà nước. + Để lâm tặc phá rừng rất nhiều, rừng cháy nhiều, lại bán rừng mất rừng nhiều quá, chứng tỏ Thủ tướng không quản lý được rừng. + Nhiều nơi, than, khoáng sản các loại “bị thổ phỉ” và khai thác bừa bãi. + Tài chính thất thoát nhiều, do tham nhũng, lãng phí. Ban đầu Thủ tướng nói rất hăng, nhưng không ngăn chặn được, cứ phát triển, tiền đầu tư vào chính phủ điện tử coi như mất không, không được việc gì, do Văn phòng chính phủ phải chịu trách nhiệm nhưng rồi cũng trôi. — Thiên về thu hút đầu tư địa ốc, nước nhỏ mà để phát triển hơn trăm sân gôn, để cho bán đất trái phép nhiều nên mất ruộng, đất rất nhiều nhất, nông dân thất nghiệp. — Hàng hoá nước ngoài tràn ngập thị trường, nhập siêu liên miên, số tiền lớn. — Lạm phát không hạn chế được, tiền mất giá, mọi thứ nhu cầu của dân giá cả tăng vọt, có thứ 100%. — Vay nợ nước ngoài nhiều nhất, cho cả dự án không cần gấp. — Ngoài ra khá nhiều dư luận các tỉnh miền Nam, kể cả ở Kiên Giang cho rằng đồng chí và gia đình có những biểu hiện về tài sản không minh bạch, xây nhà thờ họ quá lớn, quá qui mô hoành tráng tốn đến 40 tỷ (trong khi đó thì Hội trường Ba Đình lịch sử quan trọng bậc nhất lại phá đi). 4. Đồng chí Tô Huy Rứa UV BCT Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa T.W., có khá nhiều dư luận từ Đồ Sơn, từ Hải Phòng cho rằng thời kỳ ở Thành uỷ Hải Phòng đồng chí đã để xảy ra nhiều vụ việc tiêu cực về nhà đất, kéo dài không được xử lý nghiêm minh. Lên T.W. với vai trò Chủ tịch Hội đồng lý luận, đồng chí làm được quá ít, nhược điểm lớn là thiếu thực tế do vậy không phát hiện được vấn đề nào mang tính sáng tạo, dễ giáo điều, sao chép. Với chức danh Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá T.W., dư luận cho rằng cả về mặt lý luận, tư duy quá nghèo nàn, mà năng lực hoạt động thực tiễn cũng rất hạn chế, để quá nhiều tiêu cực phát sinh trên mặt trận tư tưởng – văn hóa tới cấp độ báo động, dẫn đến bị động, đối phó lúng túng, đi tới sử dụng nhiều các biện pháp hành chính, mệnh lệnh, cấm đoán làm cho tình hình đã rối càng rối rắm thêm. Phát động học tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, tưởng rằng để chỉnh đốn tư tưởng, nhưng những người nắm quyền ở các cấp là đối tượng cần học là chính thì không mấy ai học, những cán bộ tham nhũng, quan liêu, hách dịch thì không có biểu hiện gì chuyển biến thành ra tốn tiền vô ích. Tuyên truyền chỉ một chiêu tô hồng, ai nói lên sự thật thì phạm cấm, coi là kẻ xấu.
Cả 4 đồng chí đều đã tham gia 2 đến 3 nhiệm kỳ BCH T.W. và những bất cập và khuyết nhược điểm của các đồng chí, tín nhiệm của các đ/c trong đảng viên và nhân dân giảm sút, mong rằng nhiệm kỳ tới đây (Đại hội 11) các đồng chí nên thôi ứng cử, nhường chỗ cho các đồng chí khác để cho lòng tin đối với Đảng được nâng lên, Tổ quốc, dân tộc phát triển nhanh và các đ/c cũng không mang tiếng tham quyền, cố vị.
Xin gửi đến Bộ chính trị – Ban Bí thư T.W. lời chào kính trọng và chúc các đồng chí cùng với BCH T.W. chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cả về văn kiện và nhân sự đại hội.
Danh sách đồng ký tên
Lê Hữu Đức – Trung Tướng F.650 87 tuổi đời – 64 tuổi Đảng tham gia mặt trận Việt Minh từ tháng 10 năm 1943: Tôi nhất trí hoàn toàn, xin cho bổ sung 2 điểm:
  1. Với đồng chí Nông Đức Mạnh – Khuyết điểm trầm trọng nhất là ngả hẳn vào bọn Trung Quốc, không thấy được âm mưu muôn đời của Trung Quốc là muốn nuốt chửng nước ta, không thấy qua 4000 năm dựng nước và giữ nước, chỉ Vương triều nào nhu nhược chạy theo bọn Trung Quốc là mất nước hay sao? Cần kiểm điểm nghiêm khắc trước khi nghỉ việc để làm gương cho những đồng chí khác tránh vết xe đổ nát của đồng chí Nông Đức Mạnh.
  2. Với đồng chí Nguyễn Tấn Dũng tôi cũng nhất trí như bản trình bày. Tôi thấy gần đây đồng chí Dũng có một chủ động đáng hoan nghênh là đã nhất trí với Bộ Quốc Phòng qua Nga mua tàu săm ngầm và máy bay Mic 29 về trang bị. Vũ khí tối tân mới giữ được Trường Sa và chống lại được mọi kẻ xâm lược từ phía đông Tổ Quốc. Đề nghị đồng chí Dũng tiếp tục ủng hộ Bộ Quốc Phòng nên để Nga vào lại căn cứ Cam Ranh, có như vậy thì mới đập tan mọi âm mưu bành trướng muốn chiếm nước ta trước hết là bọn “Ác bá – Trung Quốc”
Nguyễn Trọng Vĩnh – Nguyên UVTW Đảng – Lão thành cách mạng.
Huỳnh Đắc Hương – Thiếu Tướng, Chính uỷ Quân khu, Tư lệnh kiêm Chính Uỷ quân tình nguyện và chuyên gia quân sự tại Lào, Thứ Trưởng Bộ Lao Động – Thương Binh Xã Hội.
Nguyễn Huy Văn (Kim Sơn) – Lão thành cách mạng – 50 tuổi Đảng.
Nguyễn Thị Cương – Cán bộ tiền khởi nghĩa, 64 tuổi Đảng, Huân chương Độc lập hạng
Trần Đức Quế – Lão thành cách mạng, Chuyên Viên đã nghỉ hưu.
Hữu Anh – Thiếu Tướng, Lão thành cách mạng, nguyên cục trưởng… Bộ Quốc Phòng.
Trần Bá – Cựu chiến binh Nam tiến, 85 tuổi đời, 46 tuổi quân, 64 tuổi đảng.
Lê Hữu Hà – Lão thành cách mạng, Trưởng ban tổ chức liên khu uỷ IV, chuyên viên tư vấn của các ông Huỳnh Tấn Phát, Đỗ Mười.
Lê Mai Anh – Lão thành cách mạng, cựu chiến binh , gần 50 tuổi đảng.
Nguyễn Nam – Lão thành cách mạng, cựu cán bộ các Ban TW Đảng, cựu cán bộ TW Đoàn TNLĐ.
Phạm Văn Hiện – Đại Tá, Lão thành cách mạng.
Trần Nguyên – Lão thành cách mạng, 86 tuổi đời, 60 tuổi đảng, 40 tuổi quân.
Nguyễn Bá Bảo – Cán bộ viện nghiên cứu Bộ công nghiệp, 75 tuổi đời, 45 tuổi đảng.
Nguyễn Văn Tuyên – Đại Tá QĐND Việt Nam, Lão thành cách mạng, 85 tuổi đời, 63 tuổi đảng.
Vũ Thuận – Lão thành cách mạng, 85 tuổi đời, 60 tuổi đảng, Huân chương độc lập.
Lê Minh Châu – Lão thành cách mạng, 50 tuổi đảng.
Nguyễn Văn Bé – Lão thành cách mạng tiền khởi nghĩa, 86 tuổi đời.
Nguyễn Văn Mậu – Trung Tướng, Lão thành cách mạng, 90 tuổi đời, gần 70 tuổi đảng.
(2) Cuộc gặp này xảy ra trước khi 38 Tướng lãnh, Sĩ quan cao cấp, Cựu đảng viên CS lão thành phản đối quyết định kỷ luật Trung tá Vũ Minh Trí



No comments:

Post a Comment