Tuesday, September 7, 2010

Lá thư kêu cứu thứ hai của vợ giáo sư Phạm Minh Hoàng

Giáo sư Phạm Minh Hoàng đang thảo luận với sinh viênGia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
 
Vào ngày 6 tháng 9 vừa qua, thêm một lá thư kêu cứu được công khai từ bà Lê Thị Kiều Oanh về tình hình giam giữ người chồng của bà là giáo sư Phạm Minh Hoàng giảng dạy tại Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh.

Giáo sư Phạm Minh Hoàng là người có quốc tịch Pháp trở về Việt Nam giảng dạy và bị cơ quan an ninh bắt đi từ hôm ngày 13 tháng 8 vừa qua cho đến nay.

Viết báo là "lật đổ chính quyền"?

Vào lúc 3 giờ chiều ngày 6 tháng 9, Gia Minh phỏng vấn bà Lê thị Kiều Oanh về một số thông tin liên quan. Trước hết bà cho biết:
Bà Lê thị Kiều Oanh: Tôi mới nhận được công văn của cơ quan an ninh gửi cho tôi. Công văn đóng dấu bưu điện ngày 3 tháng 9. Đúng ra họ vẫn sai luật; dù họ nói với tôi họ gửi từ ngày 27 tháng 8, bằng đường bưu điện. Trên công văn họ đề ngày 25 tháng 8.
Điều tôi bàng hoàng là trong công văn họ ghép chồng tôi vào tội lật đổ chính quyền. Họ thông báo tạm giam chồng tôi bốn tháng về tội này theo điều 79 Bộ Luật hình sự Việt Nam.
Theo luật mà tôi biết: sau khi tạm giam tối đa chín ngày, nếu họ quyết định khởi tố; phải gửi cho người dân một công văn báo tạm giam.
Điều đó nay không còn quan trọng, vì họ gửi cho tôi một công văn hôm nay rồi. Điều tôi bàng hoàng là trong công văn họ ghép chồng tôi vào tội lật đổ chính quyền. Họ thông báo tạm giam chồng tôi bốn tháng về tội này theo điều 79 Bộ Luật hình sự Việt Nam.
Tôi không hiểu.
Gia Minh: Trong thư thông báo chỉ vắn gọn vậy thôi chứ không có giải thích gì?
 Bà Lê thị Kiều Oanh: Họ không giải thích mà chỉ nói có hành vi tham gia tổ chức phản động Việt Tân, có những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Tôi không biết phải chăng những bài báo mà chồng tôi viết gửi cho các báo nước ngoài. Chắc chắn
Giáo sư Phạm Minh Hoàng đang thảo luận với sinh viên
Giáo sư Phạm Minh Hoàng đang thảo luận với sinh viên. Ảnh do gia đình cung cấp
một điều tôi biết cho đến bây giờ: chồng tôi chỉ là một người viết báo, không hề có hoạt động nào lật đổ chính quyền hết.
Gia Minh: Trong những lần làm việc, cơ quan an ninh điều tra có nói gì đến những hoạt động như nêu ra trong thông báo bà nhận hôm nay?
Bà Lê thị Kiều Oanh: Từ đó đến nay họ chỉ cho tôi biết chồng tôi viết báo với bút danh như vậy; chỉ thế thôi.
Gia Minh: Ngoài những bài viết, giáo sư Hoàng còn có những người quen nào ở Việt Nam và nước ngoài mà có thể có những hoạt động như phía cơ quan an ninh nói với bà?

Chắc chắn một điều tôi biết cho đến bây giờ: chồng tôi chỉ là một người viết báo, không hề có hoạt động nào lật đổ chính quyền hết.
Bà Lê thị Kiều Oanh: Đúng, chồng tôi có những người bạn rất thân từ thời sinh viên. Đó chỉ là những quan hệ bạn bè. Tôi không hiểu phải chăng có những người bạn trong những tổ chức như thế là có tội hay không. Điều đó tôi không hiểu.

Điều 79 không cho phép gặp luật sư?

Gia Minh: Bà có thể chia xẻ về việc thuê luật sư bào chữa cho giáo sư Phạm Minh Hoàng?
Bà Lê thị Kiều Oanh: Đến nay họ vẫn chưa cho luật sư vào gặp chồng tôi. Họ nêu ra những điều trong Luật Tố tụng của Việt Nam nói đối với những tội phạm chính trị trong quá trình  điều tra không cho luật sư gặp. Và đến nay chồng tôi vẫn chưa được gặp đại diện pháp lý.
Luật sư nhận bào chữa cho chồng tôi là luật sư Trần Vũ Hải.
Gia Minh: Luật sư Trần Vũ Hải từng bào chữa cho nhiều vụ án chính trị, thế nhưng hầu như kết luận đều như phía Việt Kiểm sát, công tố nêu ra? Trong trường hợp giáo sư Phạm Minh Hoàng bà có hy vọng gì không?
Bà Lê thị Kiều Oanh: Trước hết tôi vẫn tin chồng tôi vô tội. Còn về luật sư đến nay tôi vẫn không biết luật sư Hải làm việc thế nào?
Họ nêu ra những điều trong Luật Tố tụng của Việt Nam nói đối với những tội phạm chính trị trong quá trình  điều tra không cho luật sư gặp.
Gia Minh: Qua nhiều vụ án chính trị lâu nay, bà có theo dõi và nhận thấy các kết luận chứ?
Bà Lê thị Kiều Oanh: Tôi không biết trong những trường hợp trước cơ quan an ninh có đưa ra những bằng chứng cụ thể để kết tội hay không; tôi không rõ. Đối với chồng tôi cho đến bây giờ tôi không thấy chồng tôi có điều gì gọi là âm mưu lật đổ chính quyền hết; cho nên tôi vẫn phải kêu oan cho chồng tôi.
Giáo sư Phạm Minh Hoàng và con gái (bé Trâm Anh)
Giáo sư Phạm Minh Hoàng và con gái (bé Trâm Anh).Ảnh do gia đình cung cấp
Gia Minh: Đối với một người dân bình thường như bà thì cụm từ ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ mang ý nghĩa gì?
Theo tôi nghĩ, một âm mưu lật đổ chính quyền phải rất có hệ thống; phải có những việc làm cụ thể như rải truyền đơn, biểu tình, viết băng rôn đả phá chính quyền thế nào đó…Những việc làm đó mới cụ thể một chút.
Bà Lê thị Kiều Oanh: Theo tôi nghĩ, một âm mưu lật đổ chính quyền phải rất có hệ thống; phải có những việc làm cụ thể như rải truyền đơn, biểu tình, viết băng rôn đả phá chính quyền thế nào đó…Những việc làm đó mới cụ thể một chút.
Chồng tôi chưa hề bày tỏ ý, và nói với tôi ý muốn ‘lật đổ chính quyền’; tôi chưa hề bao giờ nghe.
Gia Minh: Sau hai thư kêu cứu bà thấy có những phản ứng thế nào?
Bà Lê thị Kiều Oanh: Về phía dư luận rất ủng hộ chồng tôi. Còn phía cơ quan an ninh đã cảnh cáo tôi rất nhiều lần : nếu tiếp tục trả lời báo đài sẽ có nhiều bất lợi cho chính bản thân chồng tôi và tôi.
Gia Minh: Họ nói thế nhưng vì sao bà vẫn tiếp tục gửi thư kêu cứu?
Tôi thấy việc làm của tôi không trái pháp luật nên tôi không sợ. Việc tự do phát biểu ý kiến là quyền tự do ngôn luận mà đất nước nào cũng phải có.
Bà Lê thị Kiều Oanh: Tôi thấy việc làm của tôi không trái pháp luật nên tôi không sợ. Việc tự do phát biểu ý kiến là quyền tự do ngôn luận mà đất nước nào cũng phải có.
Tôi nghĩ tôi không sai luật nên không lo lắng. Việc họ nói bất lợi cho chồng tôi và cho tôi, tôi hỏi họ bất lợi thế nào họ chỉ trả lời chung chung thôi.
Nhưng tôi nghĩ nếu như dư luận chung quanh chồng tôi vẫn ủng hộ thì cơ quan an ninh phải nghĩ lại.
Gia Minh: Cám ơn bà về những thông tin mới nhất về giáo sư Phạm Minh Hoàng.

No comments:

Post a Comment