Ai Cập đã chuyển mình và đang vươn dậy. Do bề thế của một nước Hồi giáo đông dân - 83 triệu - do vị trí trung tâm giao lưu ở châu Phi và Trung Đông, do bề dày lịch sử từ cổ đại với nền văn minh Ai Cập đặc sắc, sự chuyển biến của Ai Cập từ độc đoán sang dân chủ đang được toàn thế giới theo dõi chặt chẽ và bình luận sôi nổi.
Lãnh đạo Israel nhận định «một cuộc động đất đang xảy ra trong thế giới A-rập».
Một hiện tượng chấn động dây chuyền đang diễn ra rộng khắp. Nhân dân Syria rục rịch xuống đường. Đường phố Yemen bắt đầu sôi động với sinh viên, thanh niên hoan nghênh cuộc thắng lợi lịch sử ở Tunisia và Ai Cập. Algeria loan báo sắp xóa bỏ «tình trạng khẩn cấp», hạn chế quyền tự do của công dân. Vua Bahrain vội mở kho nhà nước, phát cho công dân mỗi người một ngàn đôla. Cả thế giới A-rập không còn như trước nữa.
Trước đây luận điệu thịnh hành là: thế giới Hồi giáo và thế giới phương Tây là xung khắc, không chung sống hòa bình được với nhau, dân chủ đa nguyên đa đảng với bầu cử tự do bình đẳng và minh bạch là xa lạ với nền văn minh truyền thống Hồi giáo.
Cuộc sống thực tế đã và đang trả lời. Tự do dân chủ là giá trị phổ cập toàn nhân loại, bầu cử tự do đa nguyên đa đảng theo pháp luật là nguyện vọng sâu xa của quần chúng đông đảo mọi nước, không có trường hợp ngoại lệ, không trừ một nước nào. Hạnh phúc, niềm vui sướng của nhân dân được tự do ứng cử, bầu cử, tự do lựa chọn thật sự người đại diện cho mình là một niềm hạnh phúc, niềm vui sướng luôn có tính hấp dẫn và lan tỏa không sức gì cưỡng được.
Quân đội Ai Cập đang được xã hội tin cậy giao cho trách nhiệm nắm chính quyền, thực hiện cuộc chuyển tiếp lịch sử một cách công minh chính trực, nắm vững lập trường toàn dân, đứng trên mọi đảng phái và phe nhóm. Quân đội như thế xứng đáng mang danh hiệu vẻ vang « Quân đội Nhân dân», không chút mặc cảm, ngượng ngùng, trong khi có quân đội vẫn mang danh hão là «Quân đội Nhân dân» nhưng thực tế lại là công cụ của một đảng, lẫn lộn của giả với của thật.
Quân đội Ai Cập đã quyết định giải thể Hạ viện và Nghị viện, được bầu theo cái kiểu kỳ khôi là «đảng chọn, dân bầu», đảng đây là đảng của ông Mubarak, hiện đang mất đầu, đang mồ côi, hàng triệu đảng viên bơ vơ, rã đám. Đài phát thanh Quân đội Ai Cập gọi các cuộc bầu Quốc hội kiểu tiền chế, theo chỉ thị trước đây là «những cuộc bầu cử giả dối, đầy hèn hạ, ô nhục». Những thể lệ của một cuộc bầu cử dân chủ, minh bạch, mới mẻ, chưa từng có đang được khẩn trương dự thảo và trình ra toàn dân.
Quân đội Ai Cập đang chuẩn bị một cuộc xét duyệt lại Hiến pháp hiện hành, theo hướng giải thể tận gốc chế độ đảng trị, độc đoán, thực hiện dân chủ hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp thu những tinh túy của đạo lý Hồi giáo là mọi người bình đẳng, xã hội thương yêu nhau, chăm lo việc thiện và việc nghĩa cho toàn xã hội cùng thụ hưởng.
Nước Tunisia tuy bé nhỏ - hơn 10 triệu dân - nhưng đã vinh dự đi đầu, mở toang đột phá khẩu vào dinh lũy kiên cố của độc tài Hồi giáo. Nước Ai Cập rộng lớn hơn 83 triệu dân bồi tiếp ngay một đòn tung thâm có giá trị đặc biệt, chẳng những làm rung rinh các chế độ chuyên chế Hồi giáo trên toàn cầu, mà còn làm lung lay dữ dội các chế độ độc đảng độc đoán mang danh cộng sản và chủ nghĩa xã hội Mác-xít, như Cuba, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam.
Chính vì vậy mà Bắc Kinh phong tỏa triệt để những tin và nhất là những bài bình luận liên quan đến «cuộc thức tỉnh của Hồi giáo» đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Việt Nam thường theo đuôi «ông anh 16 chữ vàng» lần này lại theo cách khác, là các báo, đài được phép đưa tin khá kịp thời, nhưng hết sức tiết kiệm nội dung, tránh không bình luận gì sâu sắc, chỉ để thanh minh với công chúng là không che dấu sự thật; các báo còn được căn dặn tuyệt đối không được tỏ ý so sánh các chế độ độc đoán Hồi giáo với các chế độ độc đoản đảng trị cộng sản. Chưa biết cách đưa tin của Trung Quốc hay của Việt Nam là khôn ngoan hơn cho họ . Có thể nói cách nào thì cũng hớ. Dấu thật kín, hay kín kín hở hở thì chỉ kích thích tò mò của công luận, và nhân dân trong thời truyền thông đa chiều bén nhạy cực kỳ này sẽ tha hồ tìm đến những nguồn tin và bình luận kịp thời, bổ ích và lý thú nhất.
Điều trùng hợp cực kỳ lý thú là các cuộc bầu cử mới ở Tunisia và Ai Cập sẽ diễn ra cùng với cuộc bầu cử Quốc hội ở Việt Nam đã định vào ngày 22-5-2011, và theo cách nói của thế giới Hồi giáo, họ sẽ đoạn tuyệt với kiểu «đảng chọn dân bầu» «giả dối, hèn kém và ô nhục».
Chẳng lẽ Bộ Chính trị mới với 14 ủy viên được Đại hội XI cử ra, không một ai nhìn nhận ra các cuộc bầu ở Việt Nam vẫn theo kiểu cũ «Đảng chọn, Mặt trận vâng dạ, dân bầu cho qua chuyện», không có gì là giả dối, thấp kém và không có gì là ô nhục hay sao!
Bỗng nhiên do biến chuyển của thời cuộc, cuộc bầu cử năm nay ở nước ta chắc chắn sẽ được toàn thế giới quan tâm theo dõi sát và tha hồ nhận xét và bình luận.
Lãnh đạo Israel nhận định «một cuộc động đất đang xảy ra trong thế giới A-rập».
Một hiện tượng chấn động dây chuyền đang diễn ra rộng khắp. Nhân dân Syria rục rịch xuống đường. Đường phố Yemen bắt đầu sôi động với sinh viên, thanh niên hoan nghênh cuộc thắng lợi lịch sử ở Tunisia và Ai Cập. Algeria loan báo sắp xóa bỏ «tình trạng khẩn cấp», hạn chế quyền tự do của công dân. Vua Bahrain vội mở kho nhà nước, phát cho công dân mỗi người một ngàn đôla. Cả thế giới A-rập không còn như trước nữa.
Trước đây luận điệu thịnh hành là: thế giới Hồi giáo và thế giới phương Tây là xung khắc, không chung sống hòa bình được với nhau, dân chủ đa nguyên đa đảng với bầu cử tự do bình đẳng và minh bạch là xa lạ với nền văn minh truyền thống Hồi giáo.
Cuộc sống thực tế đã và đang trả lời. Tự do dân chủ là giá trị phổ cập toàn nhân loại, bầu cử tự do đa nguyên đa đảng theo pháp luật là nguyện vọng sâu xa của quần chúng đông đảo mọi nước, không có trường hợp ngoại lệ, không trừ một nước nào. Hạnh phúc, niềm vui sướng của nhân dân được tự do ứng cử, bầu cử, tự do lựa chọn thật sự người đại diện cho mình là một niềm hạnh phúc, niềm vui sướng luôn có tính hấp dẫn và lan tỏa không sức gì cưỡng được.
Quân đội Ai Cập đang được xã hội tin cậy giao cho trách nhiệm nắm chính quyền, thực hiện cuộc chuyển tiếp lịch sử một cách công minh chính trực, nắm vững lập trường toàn dân, đứng trên mọi đảng phái và phe nhóm. Quân đội như thế xứng đáng mang danh hiệu vẻ vang « Quân đội Nhân dân», không chút mặc cảm, ngượng ngùng, trong khi có quân đội vẫn mang danh hão là «Quân đội Nhân dân» nhưng thực tế lại là công cụ của một đảng, lẫn lộn của giả với của thật.
Quân đội Ai Cập đã quyết định giải thể Hạ viện và Nghị viện, được bầu theo cái kiểu kỳ khôi là «đảng chọn, dân bầu», đảng đây là đảng của ông Mubarak, hiện đang mất đầu, đang mồ côi, hàng triệu đảng viên bơ vơ, rã đám. Đài phát thanh Quân đội Ai Cập gọi các cuộc bầu Quốc hội kiểu tiền chế, theo chỉ thị trước đây là «những cuộc bầu cử giả dối, đầy hèn hạ, ô nhục». Những thể lệ của một cuộc bầu cử dân chủ, minh bạch, mới mẻ, chưa từng có đang được khẩn trương dự thảo và trình ra toàn dân.
Quân đội Ai Cập đang chuẩn bị một cuộc xét duyệt lại Hiến pháp hiện hành, theo hướng giải thể tận gốc chế độ đảng trị, độc đoán, thực hiện dân chủ hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp thu những tinh túy của đạo lý Hồi giáo là mọi người bình đẳng, xã hội thương yêu nhau, chăm lo việc thiện và việc nghĩa cho toàn xã hội cùng thụ hưởng.
Nước Tunisia tuy bé nhỏ - hơn 10 triệu dân - nhưng đã vinh dự đi đầu, mở toang đột phá khẩu vào dinh lũy kiên cố của độc tài Hồi giáo. Nước Ai Cập rộng lớn hơn 83 triệu dân bồi tiếp ngay một đòn tung thâm có giá trị đặc biệt, chẳng những làm rung rinh các chế độ chuyên chế Hồi giáo trên toàn cầu, mà còn làm lung lay dữ dội các chế độ độc đảng độc đoán mang danh cộng sản và chủ nghĩa xã hội Mác-xít, như Cuba, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam.
Chính vì vậy mà Bắc Kinh phong tỏa triệt để những tin và nhất là những bài bình luận liên quan đến «cuộc thức tỉnh của Hồi giáo» đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Việt Nam thường theo đuôi «ông anh 16 chữ vàng» lần này lại theo cách khác, là các báo, đài được phép đưa tin khá kịp thời, nhưng hết sức tiết kiệm nội dung, tránh không bình luận gì sâu sắc, chỉ để thanh minh với công chúng là không che dấu sự thật; các báo còn được căn dặn tuyệt đối không được tỏ ý so sánh các chế độ độc đoán Hồi giáo với các chế độ độc đoản đảng trị cộng sản. Chưa biết cách đưa tin của Trung Quốc hay của Việt Nam là khôn ngoan hơn cho họ . Có thể nói cách nào thì cũng hớ. Dấu thật kín, hay kín kín hở hở thì chỉ kích thích tò mò của công luận, và nhân dân trong thời truyền thông đa chiều bén nhạy cực kỳ này sẽ tha hồ tìm đến những nguồn tin và bình luận kịp thời, bổ ích và lý thú nhất.
Điều trùng hợp cực kỳ lý thú là các cuộc bầu cử mới ở Tunisia và Ai Cập sẽ diễn ra cùng với cuộc bầu cử Quốc hội ở Việt Nam đã định vào ngày 22-5-2011, và theo cách nói của thế giới Hồi giáo, họ sẽ đoạn tuyệt với kiểu «đảng chọn dân bầu» «giả dối, hèn kém và ô nhục».
Chẳng lẽ Bộ Chính trị mới với 14 ủy viên được Đại hội XI cử ra, không một ai nhìn nhận ra các cuộc bầu ở Việt Nam vẫn theo kiểu cũ «Đảng chọn, Mặt trận vâng dạ, dân bầu cho qua chuyện», không có gì là giả dối, thấp kém và không có gì là ô nhục hay sao!
Bỗng nhiên do biến chuyển của thời cuộc, cuộc bầu cử năm nay ở nước ta chắc chắn sẽ được toàn thế giới quan tâm theo dõi sát và tha hồ nhận xét và bình luận.
No comments:
Post a Comment