Hàng loạt blogger và những người hoạt động dân chủ đã nhận được giấy triệu tập của Cơ quan An ninh
danlambao – Bắt đầu từ 10 giờ sáng nay, 24/02, chính phủ VN quyết định tăng giá xăng từ 16.400 đồng lên 19.300 đồng / 1 lít. Việc tăng giá diễn ra khi trước đó xăng dầu khan hiếm một cách khó hiểu, bên cạnh quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tăng giá điện 15% từ đầu tháng 3.
Tình trạng lạm phát, vật giá leo thang đang trở thành gánh nặng rất lớn đè lên dân chúng. Việc tăng giá điện và xăng trong thời điểm hiện nay chắc chắn sẽ khiến tất cả các mặt hàng đội giá, đẩy người dân vào cuộc sống khốn khó hơn bao giờ hết.
Lo ngại tình hình vật giá leo thang khiến xã hội xáo trộn, từ nhiều ngày nay, lực lượng công an đã bắt đầu lên kế hoạch ứng phó. Nhiều thông tin cho biết, sau tết nguyên đán, lực lượng công an thường xuyên tổ chức diễn tập “chống bạo động” với quy mô và cường độ hơn hẳn bình thường.
Từ ngày 21/02, cuộc sống khó khăn đã trở thành động lực khiến hàng trăm dân oan các tỉnh kéo về 210 – Võ Thị Sáu (TP HCM) để đòi lại tài sản bị tước đoạt. Tối cùng ngày, lực lượng công an tràn đến cưỡng ép những dân oan này trở về quản thúc tại địa phương. Sang ngày 22/02, tiếp tục một đợt dân oan khác cũng kéo đến, nhưng mau chóng bị giải tán bởi một lực lượng công an áp đảo.
Lo ngại ảnh hưởng của các cuộc cách mạng hoa lài, hầu hết những người hoạt động dân chủ đều bị đe dọa và sách nhiễu. Ngày 22/02, Blogger Mẹ Nấm bị an ninh Nha Trang triệu tập, LS Lê Trần Luật bất ngờ bị công an tràn vào nhà tịch thu máy tính. Táo tợn hơn, mục sư Thân Văn Trường bị an ninh Thủ Đức dàn cảnh gây tai nạn khi đang đi trên đường… Được biết, các cuộc thẩm vấn của Công an chủ yếu xoay quanh các sự kiện liên quan đến cuộc CM Hoa Lài đang ảnh hưởng đến Việt Nam
Khi bản tin này đang được viết (16giờ – ngày 24/02), danlambao nhận được thông tin cho biết, hàng loạt blogger và những người hoạt động dân chủ đã nhận được giấy triệu tập của Cơ quan An ninh phải đi làm việc vào ngày mai – 25/02. Một số người đấu tranh ôn hòa khác bị theo dõi và đóng chốt trước cửa nhà, số khác thì bị đe dọa không cho ra khỏi nhà …
Ảnh hưởng của các cuộc CM Hoa lài lan tỏa đến VN đã góp phần tạo nên ý thức phản kháng một cách tự giác trong cộng đồng mạng Việt Nam. Những ngày gần đây, trên các diễn đàn và mạng xã hội, các chủ đề liên quan đến tương lai các cuộc cách mạng tại Bắc Phi và tại VN đã và đang được bàn tán rất sôi nổi.
http://danlambao1.wordpress. com/2011/02/24/xang-tang-kh% e1%bb%a7ng-v%e1%ba%adt-gia- leo-thang-chinh-quy%e1%bb%81n- lo-s%e1%bb%a3-cm-hoa-lai/# more-41295
Thứ tư 23 Tháng Hai 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 23 Tháng Hai 2011 Việt Nam đứng trước nhiều thách thức trong « bước ngoặt kinh tế » hiện nay
Tình trạng lạm phát, vật giá leo thang đang trở thành gánh nặng rất lớn đè lên dân chúng. Việc tăng giá điện và xăng trong thời điểm hiện nay chắc chắn sẽ khiến tất cả các mặt hàng đội giá, đẩy người dân vào cuộc sống khốn khó hơn bao giờ hết.
Lo ngại tình hình vật giá leo thang khiến xã hội xáo trộn, từ nhiều ngày nay, lực lượng công an đã bắt đầu lên kế hoạch ứng phó. Nhiều thông tin cho biết, sau tết nguyên đán, lực lượng công an thường xuyên tổ chức diễn tập “chống bạo động” với quy mô và cường độ hơn hẳn bình thường.
Từ ngày 21/02, cuộc sống khó khăn đã trở thành động lực khiến hàng trăm dân oan các tỉnh kéo về 210 – Võ Thị Sáu (TP HCM) để đòi lại tài sản bị tước đoạt. Tối cùng ngày, lực lượng công an tràn đến cưỡng ép những dân oan này trở về quản thúc tại địa phương. Sang ngày 22/02, tiếp tục một đợt dân oan khác cũng kéo đến, nhưng mau chóng bị giải tán bởi một lực lượng công an áp đảo.
Lo ngại ảnh hưởng của các cuộc cách mạng hoa lài, hầu hết những người hoạt động dân chủ đều bị đe dọa và sách nhiễu. Ngày 22/02, Blogger Mẹ Nấm bị an ninh Nha Trang triệu tập, LS Lê Trần Luật bất ngờ bị công an tràn vào nhà tịch thu máy tính. Táo tợn hơn, mục sư Thân Văn Trường bị an ninh Thủ Đức dàn cảnh gây tai nạn khi đang đi trên đường… Được biết, các cuộc thẩm vấn của Công an chủ yếu xoay quanh các sự kiện liên quan đến cuộc CM Hoa Lài đang ảnh hưởng đến Việt Nam
Khi bản tin này đang được viết (16giờ – ngày 24/02), danlambao nhận được thông tin cho biết, hàng loạt blogger và những người hoạt động dân chủ đã nhận được giấy triệu tập của Cơ quan An ninh phải đi làm việc vào ngày mai – 25/02. Một số người đấu tranh ôn hòa khác bị theo dõi và đóng chốt trước cửa nhà, số khác thì bị đe dọa không cho ra khỏi nhà …
Ảnh hưởng của các cuộc CM Hoa lài lan tỏa đến VN đã góp phần tạo nên ý thức phản kháng một cách tự giác trong cộng đồng mạng Việt Nam. Những ngày gần đây, trên các diễn đàn và mạng xã hội, các chủ đề liên quan đến tương lai các cuộc cách mạng tại Bắc Phi và tại VN đã và đang được bàn tán rất sôi nổi.
http://danlambao1.wordpress.
Thứ tư 23 Tháng Hai 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 23 Tháng Hai 2011 Việt Nam đứng trước nhiều thách thức trong « bước ngoặt kinh tế » hiện nay
Một công nhân làm việc tại một xưởng mộc ở Bắc Ninh, 15/02/2011 (REUTERS/Kham)
Việt Nam đi tìm một động lực mới trong « bước ngoặt kinh tế » hiện nay là chủ đề bài phóng sự do phóng viên của l’Humanité gửi về từ Hà Nội. Phóng sự mở đầu với việc so sánh hình ảnh thành phố Hà Nội ngày hôm nay, sôi sục, năng động và hỗn độn, giống như Sài Gòn, thủ đô kinh tế phía Nam, với Hà Nội của một thời thanh bình cách đây hơn hai chục năm.
Ấn tượng mà l’Humanité muốn truyền đến độc giả là hình ảnh của một Hà Nội khác hẳn, nơi các cửa hàng kinh doanh đủ loại nở rộ trên các đường phố trung tâm thành phố. Mỗi đường phố kinh doanh một mặt hàng chuyên biệt.
Đê La Thành, một khu phố có dáng dấp nửa quê, nửa tỉnh, được ví như khu « faubour Saint-Antoine » của Paris, là nơi dành cho nghề sản xuất các đồ dùng bằng gỗ. Một phần lớn các cửa hàng ở đây là do các gia đình phụ trách. Các không gian sinh hoạt tư nhân, xưởng sản xuất, nơi tiếp khách hòa trộn vào nhau. Trả lời phỏng vấn l’Humanité, một chủ cửa hàng cho biết : hiện nay công việc kinh doanh khá tốt, đơn đặt hàng không thiếu, và gần như không có « cạnh tranh » giữa những người làm đồ gỗ tại khu phố này. Nỗi lo lớn nhất của người này là sự xâm nhập của các tập đoàn lớn bên ngoài, có khả năng « tiêu diệt nghề thủ công địa phương », và phá hủy hệ thống quan hệ xã hội vốn có.
Trong con mắt của phóng viên l’Humanité, hình ảnh Hà Nội của các khu phố chuyên về các nghề thủ công, và sự sầm uất của khu trung tâm thành phố, dần dần giảm đi khi bước ra ngoại ô. Chính ở đó, mà một Hà Nội mới của thế kỷ XXI đang được xây dựng.
Theo l’Humanité, Việt Nam, sau ba mươi năm chiến tranh và hàng chục năm bị cấm vận và cô lập, đã tiến được một bước dài, kể từ khi bắt đầu tiến hành chính sách kinh tế được gọi tên là « Đổi mới » năm 1986, với các thành tích ấn tượng như : tỷ lệ tăng trưởng thuộc loại cao, tỷ lệ nghèo đói giảm xuống mạnh. Theo dự kiến, được nói đến tại một cuộc họp thượng đỉnh của Liên hiệp quốc, Việt Nam có thể đạt được các Mục tiêu Thiên niên kỷ vào năm 2015, đặc biệt trong hai lĩnh vực, xóa nghèo và phổ cập giáo dục tiểu học.
Tuy nhiên, l’Humanité cũng ghi nhận cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã khiến cho một số xu hướng tích cực bị đảo ngược. Nền kinh tế Việt Nam, vốn dựa chủ yếu vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài trực tiếp, bị tác động mạnh. Lạm phát tăng rất cao năm 2008. Đây cũng là năm mà nhiều cuộc bãi công đòi tăng lương bùng nổ. Mặc dầu, kế hoạch chấn hưng kinh tế, vừa được tiến hành, đã mang lại một số kết quả khả quan, l’Humanité vẫn nhấn mạnh đến ba thách thức đối với những người cầm quyền tại Việt Nam hiện nay.
Thách thức thứ nhất là vẫn còn đến 27 triệu trên tổng số 86 triệu dân sống ở mức nghèo, việc đào tạo nghề nghiệp cho dân cư nông thôn, chiếm tới ¾ dân số và 6 triệu công nhân là rất khẩn cấp. Thứ hai là, sự nổi lên của các nhóm trung lưu, ngày càng đông đảo, hướng theo lối sống tiêu thụ, hay sự phát triển của lối sống phương Tây - « western way life » - tại Việt Nam (theo như lời nhận xét của một thanh niên Việt Kiều thế hệ thứ nhất, đang sống tại Paris, về lối sống của các bạn hữu sinh cùng thế hệ tại Việt Nam), khiến xã hội phân hóa mạnh. Các bất bình đẳng trở nên ngày càng sâu sắc. Cộng thêm vào đó, là thách thức thứ ba : nạn tham nhũng. L’Humanité kết luận, sau khi đã « giành chiến thắng trong chiến tranh », bây giờ là lúc Việt Nam cần giành tiếp thắng lợi trong « cuộc chiến phát triển ».
Cuộc chính biến tại Libya trên trang nhất các nhật báo Pháp
Chủ đề của cuộc chính biến tại Libya vẫn tiếp tục là tiêu điểm của các nhật báo Pháp. « Trạng thái hoang tưởng gây chết chóc của ông Kadhafi » là tựa đề trên trang nhất Le Figaro, với nhận định lãnh đạo Libya đe dọa dân chúng sẽ có một cuộc « tắm máu » và thề rằng thà « chết như một người tử vì đạo » hơn là từ bỏ quyền lực. Hàng tít của nhật báo Libération chỉ dành đúng một chữ để mô tả thái độ của người đứng đầu Libya : « L’enragé », tức « Kẻ lên cơn giận điên cuồng ». Cũng nói về ông Kadhafi, l’Humanité trở lại lịch sử quan hệ Pháp – Libya với bức hình tổng thống Nicolas Sarkozy bắt tay lãnh đạo Libya với lời bình « Những bàn tay bẩn ». Còn Le Monde, ra chiều hôm trước, chú ý đến sự kiện « Nền ngoại giao Pháp bị chấn động bởi cuộc nổi dậy tại các nước Ả Rập », với việc một nhóm các nhà ngoại giao ẩn danh công bố một văn bản chỉ trích các chính sách ngoại giao dưới thời tổng thống Sarkozy.
« Sự hỗn loạn tại Libya » là tựa đề chính trên trang nhất của La Croix. Tuy nhiên, bức ảnh trên La Croix cho thấy các cô gái nhỏ bé đang giơ hai ngón tay hình chữ V, tượng trưng cho chiến thắng. Ảnh chụp tại thành phố Benghazi, vừa được những người chống lại chế độ Kadhafi chiếm giữ. « Cuộc nổi dậy tại Libya khiến giá dầu tăng lên » là mối quan tâm chính của nhật báo Les Echos.
Trung Quốc : các phong trào bảo vệ quyền dân sự khiến Bắc Kinh lo ngại
Về ảnh hưởng của phong trào dân chủ Ả Rập đến Trung Quốc, Le Monde có bài « Trung Quốc đối mặt với một làn sóng phản kháng mới ». Như báo chí đã đưa tin trong mấy ngày nay, những lời kêu gọi biểu tình tại Trung Quốc, ngày 17/02 vừa qua, theo gương cuộc cách mạng Hoa Nhài đã được hưởng ứng tại 13 thành phố Trung Quốc, nhưng chỉ thu hút được khoảng vài trăm người tham gia, và tất cả đều bị các lực lượng an ninh kiểm soát chặt chẽ.
Mặc dù những người cổ động cho phong trào, như Zhang Guanghong (Trương Quảng Hồng), một nhà hoạt động Internet người Quảng Đông, rất tin tưởng vào việc phong trào sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới, nhật báo Le Monde đánh giá : tình hình tại Trung Quốc rất khác với Ai Cập hay Tunisia. Bởi, theo tờ báo, « người Trung Quốc là những công dân tự do nhất trong số những công dân đang sống dưới các chế độ độc tài. Họ là những người được hưởng lợi nhiều trong cuộc toàn cầu hóa hiện nay, và họ biết điều này ». Người Trung Quốc sống trong một xã hội hết sức mở. Mức sống của họ tăng lên bất chấp lạm phát.
Theo Le Monde, điều chính quyền Bắc Kinh lo ngại là các phong trào đấu tranh bảo vệ các quyền dân sự, ví dụ như phong trào « Vận động Duy trì các Quyền lợi » (Weiquan Yundong), đã bám rễ chặt vào đời sống của xã hội hàng ngày. Như vậy, thay đổi trong tương lai của Trung Quốc sẽ giống với các chuyển đổi đã từng xảy ra tại Đài Loan hay Hàn Quốc, hơn là các cuộc nổi dậy trong thế giới Ả Rập. Trả lời phỏng vấn Le Monde, một trí thức Trung Quốc nói thẳng : các biện pháp mà chính quyền Bắc Kinh đưa ra hiện nay để đáp ứng những đòi hỏi của nhân dân là « không tương thích », « các cải cách vẫn còn quá dè dặt, đặc biệt liên quan đến chế độ sở hữu ».
Một nhà hoạt động xã hội Trung Quốc bị bỏ tù một năm, chỉ vì một bình luận trên Twitter
Cũng về cuộc đọ sức giữa chính quyền Trung Quốc với các phong trào bảo vệ quyền dân sự, bài phóng sự « Một phụ nữ Trung Quốc dùng Twitter bị chính quyền tiêu diệt » trên Libération, cho biết : lần đầu tiên, một nhà báo đã bị kết án « một năm tù cải tạo », chỉ vì một bình luận đưa lên mạng Twitter. Theo Libération, đây là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang lo ngại trước phong trào phản kháng của xã hội dân sự.
Người vừa bị kết án vào tháng 12/2010 là bà Cheng Jianping (Trình Kiên Bình), 42 tuổi. Phẫn nộ trước làn sóng dân tộc chủ nghĩa cực đoan chống Nhật Bản trong vụ tranh chấp liên quan đến quần đảo Điếu Ngư, bà Trình Kiên Bình đã gửi một bình luận hài hước mang tính khiêu khích lên Twitter để trêu chọc những kẻ cực đoan : tại sao các vị không dám tấn công ngay vào gian triển lãm Nhật Bản tại ngay chính Hội chợ Thượng Hải ?
Trên thực tế, án tù cải tạo một năm dành cho người phụ nữ kể trên xuất phát từ việc bà Trình Kiên Bình và người chồng tương lai, là thành viên của một mạng lưới hoạt động xã hội không chính thức, mang tên nhóm « những người quan sát » (wei guan). Với các phương tiện thông tin hiện đại mà họ có trong tay, như điện thoại di động và blog, mục tiêu của nhóm này là tìm kiếm những người đang chịu bất công xã hội, từ những vụ chiếm đoạt nhà cửa, nhiễm sữa độc, hay các mỏ hoạt động bất hợp pháp và huy động những ủng hộ để bênh vực các nạn nhân.
Libération giải thích, điều chính quyền Trung Quốc lo ngại hiện nay không phải là các bài viết phê phán trên Internet. Cái họ sợ chính là những hoạt động được mở rộng, dựa trên những quan hệ vốn có trên mạng. Các hoạt động thực sự trong đời sống bên cạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền trên mạng Internet, dù chỉ rất nhỏ cũng khiến chính quyền rất cảnh giác. Án tù dành cho bà Trình Kiên Bình, thuộc nhóm « những người quan sát », là tiếp nối đợt đàn áp nhắm vào các luật sư thuộc nhóm « vệ quyền » (tức là nhóm bảo vệ các quyền dân sự) cách đây ba năm. « Công Minh » (Gongmeng), một tổ chức luật sư rất nổi tiếng hoạt động trong lĩnh vực này, đã bị giải thể năm 2009. Nhiều luật sư bị tước quyền bào chữa, một số người bị cầm tù. Có những người như luật sư Cao Trí Thịnh (Gao Zhisheng), đã bị tra tấn và mất tích.
Ngày 1/12 năm ngoái, một viên chức Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã đến trại giam của bà Trình Kiên Bình để tiến hành một đề nghị đánh đổi, theo đó, nhà hoạt động vì các quyền dân sự sẽ được trả tự do, nếu bà chấp nhận ba điều kiện như sau : viết bản tự phê bình, chấp nhận án phạt và từ bỏ các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, bà Trình Kiên Bình đã từ chối.
Còn người chồng chưa cưới của bà Trình Kiên Bình cho biết, cùng với lúc người vợ tương lai bị bắt giam, công an Trung Quốc đã tống ông vào tù trong nhiều ngày. Chính quyền cũng gây áp lực buộc chủ doanh nghiệp, nơi ông làm, phải sa thải ông. Tuy nhiên, chính vì mất việc làm, giờ đây chồng bà Trình Kiên Bình lại có điều kiện để dành toàn bộ thời gian của mình cho các hoạt động bảo vệ các quyền dân sự.
Đê La Thành, một khu phố có dáng dấp nửa quê, nửa tỉnh, được ví như khu « faubour Saint-Antoine » của Paris, là nơi dành cho nghề sản xuất các đồ dùng bằng gỗ. Một phần lớn các cửa hàng ở đây là do các gia đình phụ trách. Các không gian sinh hoạt tư nhân, xưởng sản xuất, nơi tiếp khách hòa trộn vào nhau. Trả lời phỏng vấn l’Humanité, một chủ cửa hàng cho biết : hiện nay công việc kinh doanh khá tốt, đơn đặt hàng không thiếu, và gần như không có « cạnh tranh » giữa những người làm đồ gỗ tại khu phố này. Nỗi lo lớn nhất của người này là sự xâm nhập của các tập đoàn lớn bên ngoài, có khả năng « tiêu diệt nghề thủ công địa phương », và phá hủy hệ thống quan hệ xã hội vốn có.
Trong con mắt của phóng viên l’Humanité, hình ảnh Hà Nội của các khu phố chuyên về các nghề thủ công, và sự sầm uất của khu trung tâm thành phố, dần dần giảm đi khi bước ra ngoại ô. Chính ở đó, mà một Hà Nội mới của thế kỷ XXI đang được xây dựng.
Theo l’Humanité, Việt Nam, sau ba mươi năm chiến tranh và hàng chục năm bị cấm vận và cô lập, đã tiến được một bước dài, kể từ khi bắt đầu tiến hành chính sách kinh tế được gọi tên là « Đổi mới » năm 1986, với các thành tích ấn tượng như : tỷ lệ tăng trưởng thuộc loại cao, tỷ lệ nghèo đói giảm xuống mạnh. Theo dự kiến, được nói đến tại một cuộc họp thượng đỉnh của Liên hiệp quốc, Việt Nam có thể đạt được các Mục tiêu Thiên niên kỷ vào năm 2015, đặc biệt trong hai lĩnh vực, xóa nghèo và phổ cập giáo dục tiểu học.
Tuy nhiên, l’Humanité cũng ghi nhận cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã khiến cho một số xu hướng tích cực bị đảo ngược. Nền kinh tế Việt Nam, vốn dựa chủ yếu vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài trực tiếp, bị tác động mạnh. Lạm phát tăng rất cao năm 2008. Đây cũng là năm mà nhiều cuộc bãi công đòi tăng lương bùng nổ. Mặc dầu, kế hoạch chấn hưng kinh tế, vừa được tiến hành, đã mang lại một số kết quả khả quan, l’Humanité vẫn nhấn mạnh đến ba thách thức đối với những người cầm quyền tại Việt Nam hiện nay.
Thách thức thứ nhất là vẫn còn đến 27 triệu trên tổng số 86 triệu dân sống ở mức nghèo, việc đào tạo nghề nghiệp cho dân cư nông thôn, chiếm tới ¾ dân số và 6 triệu công nhân là rất khẩn cấp. Thứ hai là, sự nổi lên của các nhóm trung lưu, ngày càng đông đảo, hướng theo lối sống tiêu thụ, hay sự phát triển của lối sống phương Tây - « western way life » - tại Việt Nam (theo như lời nhận xét của một thanh niên Việt Kiều thế hệ thứ nhất, đang sống tại Paris, về lối sống của các bạn hữu sinh cùng thế hệ tại Việt Nam), khiến xã hội phân hóa mạnh. Các bất bình đẳng trở nên ngày càng sâu sắc. Cộng thêm vào đó, là thách thức thứ ba : nạn tham nhũng. L’Humanité kết luận, sau khi đã « giành chiến thắng trong chiến tranh », bây giờ là lúc Việt Nam cần giành tiếp thắng lợi trong « cuộc chiến phát triển ».
Cuộc chính biến tại Libya trên trang nhất các nhật báo Pháp
Chủ đề của cuộc chính biến tại Libya vẫn tiếp tục là tiêu điểm của các nhật báo Pháp. « Trạng thái hoang tưởng gây chết chóc của ông Kadhafi » là tựa đề trên trang nhất Le Figaro, với nhận định lãnh đạo Libya đe dọa dân chúng sẽ có một cuộc « tắm máu » và thề rằng thà « chết như một người tử vì đạo » hơn là từ bỏ quyền lực. Hàng tít của nhật báo Libération chỉ dành đúng một chữ để mô tả thái độ của người đứng đầu Libya : « L’enragé », tức « Kẻ lên cơn giận điên cuồng ». Cũng nói về ông Kadhafi, l’Humanité trở lại lịch sử quan hệ Pháp – Libya với bức hình tổng thống Nicolas Sarkozy bắt tay lãnh đạo Libya với lời bình « Những bàn tay bẩn ». Còn Le Monde, ra chiều hôm trước, chú ý đến sự kiện « Nền ngoại giao Pháp bị chấn động bởi cuộc nổi dậy tại các nước Ả Rập », với việc một nhóm các nhà ngoại giao ẩn danh công bố một văn bản chỉ trích các chính sách ngoại giao dưới thời tổng thống Sarkozy.
« Sự hỗn loạn tại Libya » là tựa đề chính trên trang nhất của La Croix. Tuy nhiên, bức ảnh trên La Croix cho thấy các cô gái nhỏ bé đang giơ hai ngón tay hình chữ V, tượng trưng cho chiến thắng. Ảnh chụp tại thành phố Benghazi, vừa được những người chống lại chế độ Kadhafi chiếm giữ. « Cuộc nổi dậy tại Libya khiến giá dầu tăng lên » là mối quan tâm chính của nhật báo Les Echos.
Trung Quốc : các phong trào bảo vệ quyền dân sự khiến Bắc Kinh lo ngại
Về ảnh hưởng của phong trào dân chủ Ả Rập đến Trung Quốc, Le Monde có bài « Trung Quốc đối mặt với một làn sóng phản kháng mới ». Như báo chí đã đưa tin trong mấy ngày nay, những lời kêu gọi biểu tình tại Trung Quốc, ngày 17/02 vừa qua, theo gương cuộc cách mạng Hoa Nhài đã được hưởng ứng tại 13 thành phố Trung Quốc, nhưng chỉ thu hút được khoảng vài trăm người tham gia, và tất cả đều bị các lực lượng an ninh kiểm soát chặt chẽ.
Mặc dù những người cổ động cho phong trào, như Zhang Guanghong (Trương Quảng Hồng), một nhà hoạt động Internet người Quảng Đông, rất tin tưởng vào việc phong trào sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới, nhật báo Le Monde đánh giá : tình hình tại Trung Quốc rất khác với Ai Cập hay Tunisia. Bởi, theo tờ báo, « người Trung Quốc là những công dân tự do nhất trong số những công dân đang sống dưới các chế độ độc tài. Họ là những người được hưởng lợi nhiều trong cuộc toàn cầu hóa hiện nay, và họ biết điều này ». Người Trung Quốc sống trong một xã hội hết sức mở. Mức sống của họ tăng lên bất chấp lạm phát.
Theo Le Monde, điều chính quyền Bắc Kinh lo ngại là các phong trào đấu tranh bảo vệ các quyền dân sự, ví dụ như phong trào « Vận động Duy trì các Quyền lợi » (Weiquan Yundong), đã bám rễ chặt vào đời sống của xã hội hàng ngày. Như vậy, thay đổi trong tương lai của Trung Quốc sẽ giống với các chuyển đổi đã từng xảy ra tại Đài Loan hay Hàn Quốc, hơn là các cuộc nổi dậy trong thế giới Ả Rập. Trả lời phỏng vấn Le Monde, một trí thức Trung Quốc nói thẳng : các biện pháp mà chính quyền Bắc Kinh đưa ra hiện nay để đáp ứng những đòi hỏi của nhân dân là « không tương thích », « các cải cách vẫn còn quá dè dặt, đặc biệt liên quan đến chế độ sở hữu ».
Một nhà hoạt động xã hội Trung Quốc bị bỏ tù một năm, chỉ vì một bình luận trên Twitter
Cũng về cuộc đọ sức giữa chính quyền Trung Quốc với các phong trào bảo vệ quyền dân sự, bài phóng sự « Một phụ nữ Trung Quốc dùng Twitter bị chính quyền tiêu diệt » trên Libération, cho biết : lần đầu tiên, một nhà báo đã bị kết án « một năm tù cải tạo », chỉ vì một bình luận đưa lên mạng Twitter. Theo Libération, đây là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang lo ngại trước phong trào phản kháng của xã hội dân sự.
Người vừa bị kết án vào tháng 12/2010 là bà Cheng Jianping (Trình Kiên Bình), 42 tuổi. Phẫn nộ trước làn sóng dân tộc chủ nghĩa cực đoan chống Nhật Bản trong vụ tranh chấp liên quan đến quần đảo Điếu Ngư, bà Trình Kiên Bình đã gửi một bình luận hài hước mang tính khiêu khích lên Twitter để trêu chọc những kẻ cực đoan : tại sao các vị không dám tấn công ngay vào gian triển lãm Nhật Bản tại ngay chính Hội chợ Thượng Hải ?
Trên thực tế, án tù cải tạo một năm dành cho người phụ nữ kể trên xuất phát từ việc bà Trình Kiên Bình và người chồng tương lai, là thành viên của một mạng lưới hoạt động xã hội không chính thức, mang tên nhóm « những người quan sát » (wei guan). Với các phương tiện thông tin hiện đại mà họ có trong tay, như điện thoại di động và blog, mục tiêu của nhóm này là tìm kiếm những người đang chịu bất công xã hội, từ những vụ chiếm đoạt nhà cửa, nhiễm sữa độc, hay các mỏ hoạt động bất hợp pháp và huy động những ủng hộ để bênh vực các nạn nhân.
Libération giải thích, điều chính quyền Trung Quốc lo ngại hiện nay không phải là các bài viết phê phán trên Internet. Cái họ sợ chính là những hoạt động được mở rộng, dựa trên những quan hệ vốn có trên mạng. Các hoạt động thực sự trong đời sống bên cạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền trên mạng Internet, dù chỉ rất nhỏ cũng khiến chính quyền rất cảnh giác. Án tù dành cho bà Trình Kiên Bình, thuộc nhóm « những người quan sát », là tiếp nối đợt đàn áp nhắm vào các luật sư thuộc nhóm « vệ quyền » (tức là nhóm bảo vệ các quyền dân sự) cách đây ba năm. « Công Minh » (Gongmeng), một tổ chức luật sư rất nổi tiếng hoạt động trong lĩnh vực này, đã bị giải thể năm 2009. Nhiều luật sư bị tước quyền bào chữa, một số người bị cầm tù. Có những người như luật sư Cao Trí Thịnh (Gao Zhisheng), đã bị tra tấn và mất tích.
Ngày 1/12 năm ngoái, một viên chức Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã đến trại giam của bà Trình Kiên Bình để tiến hành một đề nghị đánh đổi, theo đó, nhà hoạt động vì các quyền dân sự sẽ được trả tự do, nếu bà chấp nhận ba điều kiện như sau : viết bản tự phê bình, chấp nhận án phạt và từ bỏ các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, bà Trình Kiên Bình đã từ chối.
Còn người chồng chưa cưới của bà Trình Kiên Bình cho biết, cùng với lúc người vợ tương lai bị bắt giam, công an Trung Quốc đã tống ông vào tù trong nhiều ngày. Chính quyền cũng gây áp lực buộc chủ doanh nghiệp, nơi ông làm, phải sa thải ông. Tuy nhiên, chính vì mất việc làm, giờ đây chồng bà Trình Kiên Bình lại có điều kiện để dành toàn bộ thời gian của mình cho các hoạt động bảo vệ các quyền dân sự.
http://www.viet.rfi.fr/viet-
Tên nào đốt cháy HoàThượng Thích Quảng Đức?
VIỆT CỘNG HAY THẦY TU ?
No comments:
Post a Comment