Thursday, June 16, 2011

Vàng dân trữ không phải "tội đồ" lạm phát

----------------------ooOoo---------------------
Không ai tin tưởng vào hình ông Hồ (tiền đồng), ngay cả quan chức lớn nhất trong đảng cộng sản cũng không tin tưởng. Họ đem dollars gởi ở Thụy sĩ hoặc mua vàng cất dấu, gởi con đi du học tại Mỹ chuyển tiền đầu tư mua bất động sản nước ngoài để thoát thân sau này. Sau khi chiếm được Miền Nam họ đuổi tất cả những ai có nhà cửa  đi kinh tế mới để lấy nhà, gán cho họ cướp của nhân dân mới có tài sản. Sau này họ giàu có nhờ cướp nhà đất nhân dân ăn cắp công quỹ nhà nước. Qua kinh nghiệm xương máu đó họ dại gì lưu trử tiền đồng cho mất giá. Có bao nhiêu tiền đổi ra dollars và vàng, gởi cho con đem đi nước ngoài là an toàn nhất. Quan lớn làm vậy thì dân chúng cũng làm theo. ( thượng bất chánh, hạ tất loạn ) VN hiện nay dân chúng đều thích hình Tổng thống Mỹ hơn là hình Cáo Hồ, mọi người không nói ra nhưng đây là sự thật 100%  !!!
----------------------ooOoo---------------------
Nam Nguyên (RFA) - Hội đồng vàng thế giới ước tính người dân Việt Nam đang cất giữ khoảng 1.000 tấn vàng trị giá 45 tỷ USD. Tại sao người dân lại trữ vàng và làm thế nào để nguồn lực khổng lồ này đem lại lợi ích cho nền kinh tế.

Nam Nguyên phỏng vấn chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh, từ Hà Nội trước hết ông phát biểu:
Người dân trữ vàng để tự bảo vệ
TS Lê Đăng Doanh: Trong những năm 1995-2002, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trên 9% và lạm phát khoảng 4%-5% thì lúc ấy không ai quan tâm đến việc trữ vàng cả. Việc trữ vàng và dùng vàng để mua bất động sản, hoặc các tài sản quí mới phát sinh từ những năm gần đây khi mà lạm phát quá cao. Cho nên việc người dân trữ vàng là một trong những biện pháp để họ tự bảo vệ trước kỳ vọng đồng tiền trong nước sẽ còn mất giá.

Nam Nguyên: Nhà nước cho rằng tình trạng này gây sức ép tác động xấu tới thị trường ngoại hối, cán cân thanh toán, chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế. TS nhận định gì?

TS Lê Đăng Doanh: Mới đây trong một cuộc hội thảo tại Hà Nội, tôi phát biểu rằng, vàng không phải là một tội lỗi hay kẻ tội đồ để mà căm ghét rồi trừng phạt nó. Bởi vì nguyên nhân dẫn đến người dân trữ vàng là vì thiếu niềm tin vào sự ổn định của đồng tiền. Thế còn việc nhập khẩu vàng thì như Hội đồng vàng thế giới cho biết việc nhập khẩu lậu rất lớn. Ông Nguyễn Văn Bình Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có công bố, số vàng nhập lậu mỗi năm từ 20 tấn tới 40 tấn, có năm lên đến 60 tấn. Số vàng nhập lậu này cần lượng ngoại tệ rất lớn và người ta không hiểu tại sao lại có thể nhập lậu được đến một qui mô như thế mà không ai hỏi han hay có thái độ gì. Dĩ nhiên nhập lậu như thế dẫn tới chảy máu ngoại tệ và nhiều tiêu cực khác tới cán cân thanh toán quốc tế.

Vì vậy có ý kiến là phải cấm buôn bán vàng miếng, nhưng hội thảo và cá nhân tôi đều thấy rằng, việc cấm đoán hành chính sẽ không giải quyết vấn đề, mà bây giờ chủ yếu cần tạo một khung pháp lý để người dân có thể gửi vàng đó vào một thị trường vàng hay ngân hàng, rồi nhận một chứng chỉ vàng là mình có chừng ấy vàng, số vàng vật chất sẽ được ngân hàng thế chấp ở nước ngoài và lấy lại được ngoại tệ. Đấy là kiến nghị đề ra, nhưng cho đến nay chưa thấy Ngân hàng Nhà nước và chính phủ có trả lời gì về kiến nghị và những phát biểu trong cuộc hội thảo cả.
Tạo sàn vàng với quy chế chặt chẽ và công khai
Nam Nguyên: Thưa, còn về vấn đề mua bán vàng tự do trên thị trường có kiểm soát sẽ thế nào?
TS Lê Đăng Doanh: Về việc người dân có vàng và hiện nay trên cả nước đã có khoảng 10.000 cửa hàng vàng được cấp phép và đang kinh doanh, việc người ta có vàng khi cần thiết muốn bán muốn mua, theo tôi là một nhu cầu mà nếu cấm đoán chỉ làm cho hoạt động có nhu cầu này sẽ đưa vào bóng tối và làm cho tình hình sẽ phức tạp hơn. Bởi một khi có nhu cầu tồn tại trong xã hội thì việc cấm đoán sẽ không chấm dứt nhu cầu đó mà chỉ đẩy nhu cầu đó vào nền kinh tế bóng tối, nền kinh tế ngầm mà thôi.
Cho nên tôi nghĩ rằng phải có một khung cho việc mua bán ký gởi và phải có một kênh như thị trường vàng để huy động số vàng đó. Còn việc dùng vàng để mua nhà cửa mua ô tô như là một phương tiện thanh toán thì cần phải chấm dứt, bởi vì trong một nước chỉ có một đồng tiền. Nhưng việc chấm dứt đó thì không thể bằng cách cấm đoán được mà phải làm theo một lộ trình và trên cơ sở là giảm lạm phát và tăng niềm tin của người dân.

một nhu cầu mà nếu cấm đoán chỉ làm cho hoạt động có nhu cầu này sẽ đưa vào bóng tối và làm cho tình hình sẽ phức tạp hơn. Bởi một khi có nhu cầu tồn tại trong xã hội thì việc cấm đoán sẽ không chấm dứt nhu cầu đó mà chỉ đẩy nhu cầu đó vào nền kinh tế bóng tối, nền kinh tế ngầm mà thôi
Nam Nguyên: Như vậy đề xuất ra là vẫn có nơi cho người dân mua bán vàng và bên cạnh đó là hình thức sàn vàng cho những người muốn đầu tư lớn hơn. Nhưng sàn vàng sẽ phải có những tiêu chí nào, thưa TS?
TS lê Đăng Doanh: Người dân có nhu cầu đi mua bán rồi đánh thành nhẫn… này khác thì cái đó nên tạo ra một khung hợp pháp để người dân làm. Còn sàn vàng đó, người dân có thể mang 5-10 lượng chẳng hạn để bán rồi nhận một chứng chỉ thì hiện nay đang được qui định. Tôi nghĩ trên thế giới đều có sàn vàng, vấn đề là phải có một qui chế pháp luật đủ phù hợp với thực tế, đủ chặt chẽ và phải công khai minh bạch. Công khai minh bạch từ khâu nhập vàng, doanh nghiệp nào, tiêu chí nào thì được nhập vàng. Hiện nay việc nhập vàng là được chỉ định, việc nhập vàng rất hời. Ai được nhập qui định đó như thế nào, hiện nay các doanh nghiệp cũng kiến nghị là nên công khai minh bạch các tiêu chí và nên đấu thầu công khai chứ không chỉ định.
Qui chế sàn vàng trước kia Ngân hàng ACB đã có sàn vàng rồi và đã thu hút được khá nhiều vàng, được biết vào khoảng 20 tấn. Sàn vàng đó do có sơ hở ở việc chỉ cần ký gởi 8% thì được mua bán 100%, cho nên yếu tố đầu cơ quá lớn. Theo tôi bây giờ rút kinh ngiệm các thị trường vàng quốc tế có thể có qui định rạch ròi. Hôm hội thảo có đại diện của Hội đồng vàng thế giới và các công ty vàng đã có kinh nghiệm trong tổ chức thị trường vàng ở Luân Đôn và các nước khác, theo đó có qui chế quản lý chặt chẽ, cũng có nơi qui chế mua bán tự do như thị trường vàng ở Hongkong, nhà nước có thể xem xét.
Theo tôi việc cấm hoàn toàn là không tưởng và không có lợi ích và việc coi vàng là một tội đồ để mà trừng phạt nó cũng không có ích gì cả. Nên phân tích và nhìn vào sự thật để thấy chính nguyên nhân sâu xa là việc mất giá của đồng tiền Việt Nam, vấn đề phải tạo dựng lại niềm tin thì cũng giống như là thời kỳ 1996 đến 2002, người dân có vàng đấy nhưng họ có mua gì đâu, bởi vì trước đó Phó Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký một nghị định cho phép tự do mua bán vàng. 
Nam Nguyên: Cảm ơn TS Lê Đăng Doanh đã trả lời Đài RFA 

Nam Nguyên 
----------------------ooOoo---------------------

Nhìn vào tờ giấy bạc VN từ nhỏ tới lớn chỉ thấy có một hình Hồ chí Minh duy nhất. Trước năm 1975 Nhìn vào tờ giấy bạc miền nam VN chúng ta còn thấy hình Đức Trần Hưng Đao .v.v....Dollars Hoa Kỳ và các nước tây phương có rất nhiều vị tổng thống và danh nhân khác nhau. Như vậy lịch sử VN từ khi lập quốc cho đến bây giờ chỉ có một mình HCM hay sao ? làm thế nào để con cháu chúng ta biết lịch sử VN qua tờ giấy bạc....

 Lê thanh Nhân  (Canada)

Hình ảnh HCM đã mờ dần qua bộ phim tài liệu “Sự Thật về Hồ Chí Minh” .... lấy hình HCM xuống đem "  lộng kiến " ..... Đưa hình Đức Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Phù Đổng Thiên Vương lên tờ Đồng sẽ có giá trị ngay và qua đó người VN học được lịch sử, công lao dựng nước và giữ nước của Tiền Nhân .... đừng ngu dân nữa, đừng lừa dối nhân dân nữa, đừng để thế hệ trẻ nhìn thấy hình HCM trên tờ Đồng lại mù tịt về lịch sử Việt Nam .....





Bấm vào đây để xem phim: Sự Thật về Hồ Chí Minh

P1P2,  P3,  P4,  P5,  P6,  P7,  P8,  P9,  P10,  P11,  P12

Hàng trăm công ty VN ngừng sản xuất hải sản

Thuyền cá Việt Nam
Tin cho hay nhiều công ty Việt Nam phải ngừng sản xuất chế biến hải sản vì thiếu nguyên liệu do thương nhân Trung Quốc 'vét hàng'.
Cùng lúc có tin Trung Quốc cử tàu Hải Tuần 31 ra các vùng biển tranh chấp ở Đông Nam Á.
Báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn từ một cuộc họp của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết "nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hải sản của Việt Nam đang phải tạm ngưng sản xuất mặt hàng này hoặc hoạt động cầm chừng do không đủ nguyên liệu sản xuất".
"Nguyên nhân do các thương nhân Trung Quốc sang tận nơi mua hải sản mà ngư dân đánh bắt về."
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch VASEP, được báo này dẫn lời nói từ đầu năm đến nay đã có 147 doanh nghiệp ngưng chế biến và xuất khẩu hải sản để chuyển sang sản xuất các mặt hàng khác.
VASEP nói đang có tình trạng thương nhân Trung Quốc "tranh giành, đón mua" tại các cảng cá hoặc thậm chí ngay tận ngoài biển.
Một lý do khác khiến lượng hải sản đánh bắt được ít đi, là do Trung Quốc đang áp dụng lệnh cấm đánh bắt cho tới tận 01/08 tại các vùng biển mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền, trong có nhiều vùng biển mà Việt Nam cũng nói là của mình.
Hàng năm Bắc Kinh đưa ra lệnh cấm đánh bắt, năm sau dài hơn năm trước, với mục đích được nói là để "bảo vệ nguồn hải sản".
Ngư dân Việt Nam thì than phiền rằng họ không dám ra khơi vì lo ngại rằng theo lệnh cấm này, nếu bị bắt họ sẽ bị kiểm ngư Trung Quốc tịch thu tài sản hoặc phạt vạ.

Nguồn hải sản cạn kiện

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc cũng nói trên báo Tuổi Trẻ rằng "nhiều vùng đánh bắt đang có dấu hiệu cạn kiệt nguồn hải sản".
Giới chức Việt Nam đang kêu gọi tạo điều kiện cho ngư dân ra đánh cá xa bờ.
Cựu Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh, cũng trên Tuổi Trẻ, cho hay đánh bắt xa bờ chỉ đóng góp khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản hằng năm.
ảnh của Nguyễn Giang
Thuyền cá của ngư dân Việt Nam phần nhiều còn rất thô sơ
Bà Minh kêu gọi chính phủ có chính sách cụ thể để hỗ trợ phát triển hạ tầng cầu cảng, trang bị kỹ thuật hiện đại hơn cho ngư dân và kêu gọi đầu tư của nước ngoài.
Bảo đảm an toàn cho ngư dân là vấn đề đau đầu cho chính phủ, vì ngày càng nhiều thuyền cá của Việt Nam "gặp nạn" khi đánh bắt ở các vùng biển xa.
Hàng nghìn ngư dân bị nước ngoài bắt mỗi năm, khi hoạt động trong các vùng biển chồng lấn.
Hồi đầu tháng, thực trạng này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nhắc tới tại một diễn đàn an ninh tại Singapore.
Ông Thanh thừa nhận đã có một số vụ ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển của nước ngoài, "nhưng cũng có những vụ ngư dân nước ngoài vi phạm vùng biển của Việt Nam".
"Để xử lý, chúng ta cần ứng xử bằng luật pháp quốc tế, một cách láng giềng, hữu nghị và nhân đạo, không xâm phạm thân thể và vật chất của ngư dân."
Ông Phùng Quang Thanh cũng đề cập tới lệnh cấm đánh bắt hàng năm mà Trung Quốc đưa ra, rằng lệnh này Trung Quốc tuyên bố áp dụng cho cả những vùng biển của Việt Nam.
"Chúng tôi không đồng tình với việc này, và đã phản đối qua con đường ngoại giao. Các tuyên bố đưa ra cần thể theo luật pháp quốc tế."
Tin hôm 16/6 cho hay Trung Quốc cử tàu Hải Tuần 31 đi qua Biển Đông để đến Singapore trong bối cảnh căng thẳng vẫn còn cao trong vùng.
Phía Trung Quốc nói chiếc tàu hải giám thuộc loại lớn nhất của nước này, có cả bãi đỗ cho trực thăng, sẽ "tuần tra, giám sát các tuyến hàng hải trong biển Nam Hải".
Dự kiến tàu sẽ tới Singapore vào ngày 23/6, chỉ vài hôm trước khi Hoa Kỳ và Philippines dự kiến có cuộc tập trận CARAT, trước khi quay trở về Trung Quốc.
Báo chí nước ngoài theo dõi câu chuyện cho hay tàu Hải Tuần 31 sẽ đi ngang vùng Trường Sa đang bị nhiều bên tranh chấp.

Chà đạp lòng Yêu Nước - "Việt Nam Only"



Nguyễn Bá Chổi (danlambao) - Để khỏi mang tiếng “hễ mở miệng ra là rặt một luận điệu nói xấu cách mạng, chống phá tổ quốc xhcn”, Chổi đã lục lọi tìm khắp lịch sử chống ngoại xâm của các nước trên thế...
(NLĐO) - Lỡ trộm tiền của cô ruột đi mua điện thoại, một cháu bé bị công an phường đánh, phải nhập viện điều trị.

No comments:

Post a Comment