VIỆT DZŨNG - Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển
(12/27/2013 05:38 PM) (Xem: 79)
Trình bày : Việt Dzũng
Khi Tôi Chết, Hãy Đem Tôi Ra Biển (*)
khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển
đời lưu vong không cả một ngôi mồ
vùi đất lạ thịt xương e khó rã
hồn không đi, sao trở lại quê nhà
khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển
nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi
bên kia biển là quê hương tôi đó
rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì
khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển
và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi
cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối
biết đâu chừng xác tôi chẳng đến nơi
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đừng ngập ngừng vì ái ngại cho tôi
những năm trước bao người ngon miệng cá
thì sá gì thêm một xác cong queo
khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển
cho tôi về gặp lại các con tôi
cho tôi về nhìn thấy lệ chúng rơi
từ những mắt đã buồn hơn bóng tối
khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển
và trên đường hãy nhớ hát quốc ca
ôi lâu quá không còn ai hát nữa
(bài hát giờ cũng như một hồn ma)
khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết
đời lưu vong tận huyệt với linh hồn /.
(12-1977)
(*): Phạm Đình Chương, Việt Dzũng dịch sang tiếng Anh và phổ nhạc, Ngô Tín...soạn thành ca khúc.
- Tài liệu của ca sĩ Hoàng Oanh.
Cuộc hành trình hy vọng của Việt Dzũng
Ngô Nhân Dụng
Buổi trưa, trên con đường sau
nhà thờ Thánh Linh, một bà tóc bạc phơ ngăn tôi lại hỏi, bằng tiếng Anh:
“Chuyện gì vậy? Sao hôm nay Thứ Hai mà nhiều xe đậu thế?” “Thưa cụ, có
tang lễ.” “Trông ông ăn mặc thế này tôi biết là có tang lễ rồi. Những ai
vậy?” Tôi định nói “Việt Dzũng,” nhưng nghĩ ra ngay là bà cụ già sẽ
không hiểu mình nói gì. Thấy một đám tang lớn,
người Mỹ có thể hiểu nguyên nhân nếu người qua đời là một nhạc sĩ hoặc
ca sĩ nổi tiếng. Nhưng tôi định mở miệng nói lại ngưng, không thể dùng
những chữ đó. Giới thiệu Việt Dzũng như vậy không đủ. Không diễn tả hết
được hình ảnh của anh trong tấm lòng của hàng ngàn người đến tiễn chân
anh lần cuối. Việt Dzũng vượt lên trên tất cả những danh hiệu này, mặc
dù anh làm nhạc và hát hay. Trong khi bà cụ vẫn nhướn mắt chờ nghe một
lời giải thích, tôi nói nhanh cho gọn: “Ông ấy là một người tranh đấu, a
fighter.” Nói xong thì biết mình sẽ gây hiểu lầm, phải nói thêm: “Một
người tranh đấu cho một lý tưởng. Tranh đấu cho công bình, cho tự do.”
Trong đầu tôi còn văng vẳng lời Ðức Giám Mục Mai Thanh Lương giảng trong
thánh lễ, dẫn Phúc Âm theo Thánh Mathieu: “Phúc cho những người công
chính bị bách hại, vì Nước Trời là của họ.”
Bà hàng xóm người Mỹ gật đầu, cảm ơn rồi tiếp tục đi dạo qua những
hàng xe đậu tràn hai bên đường, nhiều xe đậu không đúng luật nhưng cảnh
sát đi qua cũng làm ngơ không phạt. Nhưng tôi bùi ngùi, thấy mình chưa
nói đủ về Việt Dzũng. Dzũng là một người tranh đấu, đúng. Cuộc đấu tranh
của anh đã bắt đầu ngay từ tuổi nhỏ, khi anh chưa hiểu những chữ “lý
tưởng,” “công bình” và “tự do” nghĩa là gì. Khi trưởng thành Việt Dzũng
còn tranh đấu vì lòng yêu nước, tranh đấu cho những đồng bào tị nạn được
định cư, tranh đấu cho các tù nhân của lương tâm, tranh đấu để nước
Việt Nam có ngày được sống dân chủ tự do, ngẩng mặt lên không hổ thẹn
với các nước chung quanh.
Không phải chỉ tranh đấu không thôi, Việt Dzũng còn là một nhà chinh
phục. Anh đã chinh phục được tình yêu thương, kính trọng của hàng triệu
người Việt, ở khắp năm châu. Nghe tin anh qua đời, bao nhiêu người đã
khóc. Hàng ngàn người đến dự các buổi tưởng niệm và tang lễ. Nhưng ngay
từ khi còn nhỏ, tới trường Việt Dzũng đã phải tranh đấu. Nhiều bạn học
vô tình đã đùa cợt, chế nhạo hai chân khuyết tật của anh. Cuối cùng Việt
Dzũng không những đã làm cho đám bạn trẻ chung quanh mình phải ngưng
trò đùa nghịch mà anh còn chinh phục được lòng kính trọng của họ, biến
họ thành những người bạn quý, yêu thương, thân thiết. Cả cuộc đời Việt
Dzũng là tranh đấu và chinh phục.
Nhưng một con người chỉ tranh đấu thì cũng không đủ để chinh phục
được tình yêu thương kính trọng của mọi người. Việt Dzũng được đồng bào
yêu quý không chỉ vì anh là một biểu tượng đấu tranh, mà còn vì anh là
hình ảnh một nhân cách trong sạch, hùng tráng, và đam mê. Nhân cách tinh
thần biểu lộ trong những việc anh làm, ngay trong đời sống và công việc
hàng ngày. Những người cộng sự đều ngậm ngùi nhưng cũng hãnh diện kể
lại những kỷ niệm đã chia sẻ với anh.
Nhà văn Huy Phương nhắc mọi người, “Phải nhìn những cụ già ngồi xe
lăn, những gia đình dẫn cả con cháu đến dự đêm tưởng niệm Việt Dzũng,
một đêm cuối năm giá lạnh, trước đài truyền hình SBTN;” trong đó “không
ca sĩ nào, không MC nào, cầm nổi nước mắt.” Và ai cũng phải tự hỏi, “Vì
sao cả những người ở xa, từ San Jose xuống, từ Riverside về, từ Los
Angeles, San Diego đến, không hề quen biết, gần gũi anh, chỉ thấy nghe
anh qua băng nhạc, làn sóng phát thanh hay băng tần truyền hình, vì
ngưỡng mộ, thương tiếc anh, cũng sụt sùi nhỏ lệ.”
Một người đã nhận xét: Việt Dzũng qua đời đã giúp mọi người đoàn kết
với nhau hơn. Một vị độc giả Người Việt viết: “Hy vọng những người còn
sống, vì lòng thương tiếc Việt Dzũng sẽ nhận ra họ cần phải làm gì để
xứng đáng với những điều Việt Dzũng đã mang đến cho chúng ta trong thời
gian anh sống trên cõi trần này.” Một nhà văn khác viết: “Có thể nói đây
là cái chết gây xúc động nhất trong cộng đồng hải ngoại từ gần 40 năm
nay. Không riêng gì đồng bào hải ngoại tiếc thương Việt Dzũng. Blog
Người Buôn Gió ở trong nước cũng bày tỏ tình thương tiếc.”
Những ai đã sống trong vùng Little Saigon đều biết có hai lần người
Việt tị nạn trong vùng đã biểu lộ tấm lòng chung của mình một cách bồng
bột và sôi nổi. Lần đầu là cuộc biểu tình kéo dài nhiều ngày đêm phản
đối việc treo hình, treo cờ cộng sản trong một cửa tiệm ở đường Bolsa.
Lần thứ hai là đám tang Việt Dzũng. Không ai bảo ai, tất cả mọi người
cùng biểu lộ, vì cùng nhau chia sẻ một tấm lòng. Lần trước, là một cơn
giận dữ bùng nổ. Lần này là tình yêu thương, quý mến một người bạn, một
người anh, một đứa con đã qua đời sớm quá. Mọi người chia sẻ với nhau
những lời tiếc thương, những giọt nước mắt; như một thi sĩ quá cố viết:
“Những vì sao rụng bỗng đầy lệ nhân gian.”
Ai đã chứng kiến hai biến cố kể trên, có thể hiểu hai chữ “lòng dân.”
Lúc bình thường, không ai biết lòng dân thế nào. Có thể đoán được lòng
dân, nhưng trong những lúc bình thường không trông thấy nó hiện ra cụ
thể thì vẫn nửa tin nửa ngờ. Nhưng bỗng có một biến cố, bỗng thấy lòng
dân mở ra trước mắt. Muôn người như một, không ai bảo ai, tất cả xuất
hiện cùng một lúc, xuống đường, phơi bày gan ruột của mình. Phải nhìn
thấy tận đáy sâu tấm lòng đó, lúc bình thường vẫn chất chứa những nỗi
giận, niềm đau, những tình yêu thương tha thiết mặc dù không ai nói ra.
Ðến một ngày, một giờ nào đó, đúng lúc, lòng người cùng biểu hiện. Tuy
chỉ trong một thời gian có giới hạn, nhưng chúng ta biết những tình tự
vẫn chất chứa trong tim óc hàng triệu người, suốt bao nhiêu năm, chờ một
biến cố sẽ nổ bùng.
Nguyễn Văn Khanh kể lần cuối cùng gặp nhau, Việt Dzũng nói: “Anh em
mình còn quá nhiều việc phải làm, em không biết mình có làm được hết hay
không?”
Có thể coi đó là một lời nhắn nhủ của Việt Dzũng cho những người còn
sống. Việt Dzũng đã thành một biểu tượng. Anh làm tôi nhớ đến một biểu
tượng của thanh niên Canada là Terry Fox. Năm 1980, Terry Fox 22 tuổi,
anh đã mất một chân vì bạo bệnh, và biết mình không còn sống được bao
lâu. Anh đã thực hiện một “Cuộc hành trình hy vọng” (Marathon of Hope),
quyết tâm đi bộ với hai cây nạng, từ Ðại Tây Dương sang Thái Bình Dương
dọc theo chiều ngang nước Canada. Mục đích chuyến đi là gây quỹ, anh yêu
cầu mọi người góp vào một quỹ nghiên cứu y học, mong có ngày nhân loại
sẽ có thuốc trừ được căn bệnh ung thư đang cướp dần cuộc đời anh. Ðể
thực hiện cuộc hành trình này, Fox đã tập luyện hơn một năm trời, đã dự
một cuộc chạy đua marathon và anh đi suốt 40 cây số, về sau chót. Năm
1981, Fox qua đời. Từ đó, hàng năm nhiều người đã tổ chức các cuộc hành
trình hy vọng như Fox, trên khắp thế giới.
Cả cuộc đời Việt Dzũng là một cuộc hành trình hy vọng. Việt Dzũng hy
vọng điều gì? Như tất cả chúng ta, anh mong xây dựng một nước Việt Nam
dân chủ tự do, công bình, bác ái.
Chúng ta sẽ tiếp tục cuộc hành trình hy vọng mà Việt Dzũng bắt đầu.
Nước Việt Nam đang sống trong cảnh “tiền cách mạng.” Tâm tư người dân
hiện còn chìm ẩn. Những oan ức, những thống khổ, những khát vọng, chất
chứa dưới đáy sâu trong lòng. Sẽ có ngày người Việt Nam ở trong nước sẽ
phơi bầy tấm lòng, muôn người như một, không ai bảo ai. Chỉ cần một biến
cố châm ngòi, lòng dân cháy bùng lên, không chế độ bạo tàn nào kiềm chế
được.
.
.
CIA theo dõi sát trận Hoàng Sa 1974
Vũ Quí Hạo Nhiên (BBC)
- Bốn mươi năm trước, Trung Quốc tấn công Hoàng Sa, đánh bật lực lượng
hải quân Việt Nam Cộng Hòa đồn trú tại đó và chiếm đóng quần đảo này từ
đó.
Trận hải chiến kéo dài chưa tới hai ngày dẫn đến việc Trung Quốc chiếm trọn quyền kiểm soát quần đảo này.
No comments:
Post a Comment