Tập
tễnh vào đời bằng đôi nạng gỗ, em xuất hiện trong sân trường Taberd như
một kẻ tật nguyền chỉ có một trong hơn một ngàn học sinh. Thỉnh thoảng
trong sân trường, đây đó có vài học sinh mù, được các Frere nuôi dưỡng
và dắt đi học.
Học
sinh Taberd quen với các học sinh mù, nhưng chua quen với học trò có
đôi nạng gỗ. Đám học trò luôn chạy theo em để trêu chọc anh học trò mới
bước vào lớp Onzieme (lớp một) này. Sự việc trêu chọc này làm cho các Sư
huynh Trường Taberd nhức đầu. Có lúc em bị xô ngã trong trận bão cười
của đám học sinh.
Lúc ấy anh đã bước vào khu Trung Học nhưng hình ảnh
của em đã làm cho anh tò mò...Nhưng rồi tên học trò bụ bẫm với khuôn
mặt bầu bĩnh đã dần dần thu phục được tình cảm của đám con nít phá
phách. Chỉ thời gian ngắn, em đã hoà nhập chạy chơi với đám đông bằng
đôi nạng gỗ. Những thằng chọc phá em nhiều nhất bây giờ lại là những
người bạn yêu thương em nhất...
Trên dưới
50 năm, giờ đây hình ảnh cậu học trò mang đôi nạng gỗ, mặt mày đỏ gay,
áo lúc nào cũng ướt đẫm mồ hôi trong giờ chơi ngày này sang ngày khác
vẫn ghi đậm trong ký ức anh...
Thu phục cảm tình là thiên tài của em
ngay từ thuở ấu thơ. Em trở thành con chim đầu đàn của đám bạn Taberd.
Anh nhút nhát nhìn đám bạn chọc ghẹo em, anh chẳng chạy theo vì chẳng
hoà nhập với đám bạn hay thu phục được tình cảm của họ...
Bởi vậy, anh buồn em vì anh không thu phục được nhân tâm như em.
Em
bắt đầu đi học từ khu lớp Onzieme (lớp một) cạnh nhà hát, thính đường
của trường Taberd, nơi có lớp Nhạc tại một phòng cạnh sân khấu. Nơi đó
anh và em cùng tới học Nhạc. Ngón tay của anh ngắn và mập vì anh cũng bụ
bẫm như em , và chỉ sau vài lần đến lớp Nhạc sau giờ học chính, Frere
dậy Nhạc khuyên anh về đi vì ngón tay anh ngắn và mập quá. Ngón tay của
em còn ngắn và bụ bẫm hơn anh nhưng từ đó em đã khởi đầu sự nghiệp Âm
nhạc và cũng tại trường và lớp đó anh chẳng học được gì nhưng em thì trở
thành Nhạc sĩ tai ba nổi tiếng.
Bởi vậy, Việt Dzũng, Anh buồn em.
Cả
Bác Toàn và Bố Bẩy của em đều là Bác sĩ Quân Y nên ước vọng của họ là
muốn em học y khoa để phục vụ cuộc đời, nhưng em đã không theo con đường
đó...Bố anh cũng có ước vọng cho anh học y khoa để phục vụ tha nhân.
Anh đã làm theo ước nguyện của Bố và đang phục vụ bệnh nhân trong khu
vực Academy, nghiên cứu làm việc trong bệnh viện và giáo dục y khoa cho
các bạn trẻ. Những tưởng rằng phần nào anh đã phục vụ tha nhân theo ước
nguyện và dậy dỗ của các Thầy và đấng sinh thành, nhưng anh chỉ phục vụ
một số người nhỏ nhoi... trong khi em làm Văn Nghệ và truyền thông phục
vụ tha nhân và quê hương Việt Nam đã ảnh hưởng đến hàng triệu người từ
Việt Nam sang Úc, từ Mỹ sang Âu châu và đến mọi nơi trên trái đất...
Bởi vậy, Việt Dzũng, anh đã buồn em...vì em đã hơn anh quá xa trong lãnh vực phục vụ tha nhân...
Từ
miền cực bắc New York anh về Nam Cali với mục đích chính để ăn Tết.
Nhưng khi nghe em vận động đồng bào chống Trần Trường treo cờ máu và
hình Hồ chí Minh. tiếng nói của em trên đài phát thanh đã lôi kéo anh và
hàng chục ngàn người bỏ ăn Tết , chịu giá lạnh của thời tiết để biểu
tinh ở Bolsa. Mọi người đều có tấm lòng yêu quê hương , Tổ Quốc cũng như
anh. nhưng tất cả chỉ là những hạt cát chứ không như là trận cuồng
phong trong tiếng nói của em. Trận cuồng phong này của em đã làm cho
những hạt cát bay cùng một hướng cuốn cờ máu và hình Hồ bay khỏi khu
Bolsa và mọi nơi trên thế giới cho mãi đến tận ngày nay...
Bởi vậy, Việt Dzũng, Anh buồn em...vì anh chỉ là hạt cát còn em như cơn cuồng phong dữ dội.
Gần
40 năm qua, giòng Nhạc đấu tranh nơi Hải ngoại đã nhiều nhung giòng
Nhạc đấu tranh của em đã vượt trội, đã ăn sâu vào tim óc của mọi người.
Những điều em nói ra , mọi người đều muốn nói. Nhưng không tài nào ảnh
hưởng đến quần chúng bằng em...
Bởi vậy, Việt Dzũng, Anh buồn em...
Giòng
Nhạc tình Hải ngoại cũng nhiều và đa dạng. Nhưng những bản tình ca của
em lại là những tuyệt tình ca đi vào lòng người. Rồi đây ai viết tình ca
cho anh và đồng bào thưởng thức.
Bởi vậy, Việt Dzũng ơi, Anh buồn Em...
Mặt
em lúc nào cũng hồng hào sung mãn như những con tuấn mã trên bức tranh
Tầu. Những con tuấn mã phăng phăng lướt đi trên những con sóng dữ của
cuộc đời. Em như ngọn lửa bùng cháy. Lẽ thường thì thuỷ thắng hoả, nhưng
qua em, hoả đã thắng thuỷ. Bước chân giả trên đôi nạng gỗ của em đã sải
dài trên muôn nẻo để đem yêu thương đến cuộc đời. Người khác như em, họ
sẽ không vượt qua được những khó khăn về thể chất như em. Nhưng em đã
vượt qua tất cả mà không đếm xỉa đến bản thân mình. Em đã là tấm gương
sáng cho những người có thể chất không toàn hảo để vươn lên trong sự
nghiệp của bản thân, phục vụ cho bản thân và gia đinh họ chưa nói đến
phục vụ tha nhân và tổ quốc.
Việt Dzũng, em có lòng thương người nhưng em lại không thương bản thân em...
Trời
sinh em có trái tim quá lớn ấp ủ cả đất nước và nhân loại. Em đã tự
buộc quả tim của mình làm việc quá sức. Bơm máu đi, đưa máu về với đầy
tràn nhiệt huyết. Van trong tim em không theo kịp nên em đã phải trải
qua cuộc giải phẫu gay go để thay van tim mới. Nhưng van tim nào có thể
thay van tim trời sinh cho Việt Dzũng.
Mạch máu của em phải chuyển
tải số lượng máu quá dầy và đọng lại... Em vẫn không chịu ngưng nghỉ,
vẫn buộc trái tim ấy và mạch máu ấy bơm đầy nhiệt huyết nên tim em không
thể làm việc được nữa. Tim em không thể chịu nổi sức ép của chính em
nên trái tim em đã đầu hàng bầu nhiệt huyết, đã nghỉ chơi, đã ngừng
đập...
Bởi vậy, Việt Dzũng, Anh đã buồn em
Từ
những ngày xa xưa trên sân trường thân thương 50 năm trước ...anh em
mình biết nhau cho đến khi ra đến hải ngoại, anh chưa hề được gặp em.
Nhưng với những thành quả chói ngời của em hàng vài ba chục năm qua
trong bối cảnh truyền thông đại chúng so với những đóng góp hạn hẹp của
anh trong bối cảnh nhỏ nhoi ở bệnh viện anh có ước vọng một ngày nào đó,
anh sẽ đầu quân dưới bóng cờ của em để phục vụ quê hương xứ sở. Nhưng
chưa có dịp thì em đã ra đi...
Bởi vậy,, Việt Dzũng, anh đã buồn em...
Ngay
cả đến chuyện gặp em, vui chơi cùng em, anh cũng không thực hiện
được... vì em quá bận rộn. Em muốn một ngày là 48 giờ thay vì 24 !. Bên
em luôn luôn có những cộng sự viên và người ái mộ. Anh chỉ dám đứng xa
nhìn vào... thán phục và theo dõi mọi sinh hoạt của em qua truyền thông
đại chúng.
Trong mùa giáng sinh năm nay, 2013, tại Ohio giá lạnh và
tuyết rơi thơ mộng gợi lại không khí yêu thương mùa Đông của làng
Nazareth hơn 2000 ngàn năm trước...Anh đang vui chơi với bạn bè trong
những cuộc vui tràn đầy không khí Giáng Sinh...Không biết lý do nào thúc
đẩy, tại bàn làm việc trưa thứ Sáu 20 tháng 12 ... Thay vì đi ăn trưa,
anh lại mở các trang web. sững sờ và bàng hoàng nghe tin em đột ngột từ
trần...
Tất cả như đám mây mù và cơn lốc thổi đi những hào hứng của
mùa Giáng sinh này. Ngồi cạnh bàn phím computer ngày đêm lược tìm tin
tức liên quan đến sự ra đi của em bên cạnh cái TV mở 24/24 của đài SBTN
chực chờ hinh ảnh và bài hát ủa em trên màn hình...Thế rồi anh phải sắp
xếp công việc trong bệnh viện để mua vé bay về Nam Cali. Hy vọng của anh
là không găp được em khi em còn sống thì ít ra còn nhìn thấy em trong
nhà quàn đường Bolsa, thủ đô tỵ nạn Little saigon.
Bởi vậy, Việt Dzũng, Anh buồn em...
Những
giờ phút chót trong cuộc đời, qua tin tức trên Internet... 8 giờ sáng,
em vẫn còn làm bản tin chuyển đi khắp nơi, em vẫn còn liên lạc với Bolsa
Radio là sẽ không thể làm việc vào buổi chiều ... trước khi kêu xe cứu
thương. Em chỉ biết tử tế với người khác mà em không biết lo cho chính
em. Nếu em không để vợ đi làm và không làm những việc khác mà kêu 911
ngay thì có thể em vẫn còn hiện hữu trên trần thế, vẫn còn là những trận
cuồng phong kéo sụp chế độ độc tài khát máu cộng sản... chứ không âm
thầm lặng lẽ ra đi sau khi đã cố gắng mang sức tàn ra mở cửa cho nhân
viên cấp cứu và gục xuống... trong tiếc thương của hàng triệu con tim
trên thế giới...
Bởi vậy, Việt Dzũng, Anh buồn em vô cùng...vì em chỉ
học được bài học tử tế với mọi người và quê hương nhưng em không học
được bài học tử tế với chinh bản thân...
Bài
hát Kinh Hoà Bình mà anh vẫn nghêu ngao hay hát theo ca đoàn tại nhà
thờ Đức Mẹ Lavang Cincinnati Ohio hoặc nghe thấy trên Youtube... Anh
thật sự chỉ thấy xúc động thật nhiều khi nghe từ chính giọng ca của
em...Việt Dzũng ạ...
Khi anh lướt vào trang mạng Viet Catholic để
tưởng nhớ em và anh đã nghe lại bài hat Kinh Hoà Bình do chính em hát
với cả tâm hồn, câu hát làm cho anh cảm thấy bồi hồi và an ủi với chinh
giọng ca của em...
...Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ,
Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời...
Vâng,
Việt Dzũng, Em hãy VUI SỐNG MUÔN ĐỜI dưới chân Chúa từ nhân và cùng anh
nguyện cầu cho quê hương Việt Nam sớm có Tự Do , Công lý và Hoà bình
thực sự.
Rồi đây, sau khi em đã về cõi vĩnh hằng, ngọn lửa đấu tranh
rực sáng của em vẫn ̣̣̣̣̣dược hải ngoại thắp sáng và chuyển mạnh mẽ hơn
về VN. Anh sẽ cùng đồng bào tiếp tục bước chân của em cho đến ngày quang
phục được quê hương, cho đến ngày nguòi dân Việt được sống trong tự do,
dân chủ và phú cường như ước vọng của em và của toàn dân Việt Nam nói
chung.
Cincinnati, Ohio trong ngày Lễ Giáng Sinh 2013
>> Hà Thanh Tiếng Hát của Miền Thần Kinh đã vĩnh viễn ra đi ngày 2-1-2014
Tiếng hát HÀ THANH để lại cho đời
Mời nghe >> Nhớ một chiều Xuân
Nhạc sĩ: Nguyễn Văn Đông - Trình bày: Hà Thanh
Chiều nay có một loài hoa vỡ bên trời
Đợi mùa Xuân sang tô màu nhớ,
Dừng chân trông hoa xuân hồng thắm,
Buồn tìm về tình ai đằm thắm.
Giờ vun vút trời mây..."
Nhạc sĩ: Nguyễn Văn Đông - Trình bày: Hà Thanh
Chiều nay có một loài hoa vỡ bên trời
Đợi mùa Xuân sang tô màu nhớ,
Dừng chân trông hoa xuân hồng thắm,
Buồn tìm về tình ai đằm thắm.
Giờ vun vút trời mây..."
.
Biểu tình đầu năm tại Sài Gòn với biểu ngữ lớn có nội dung “Vô cùng thương tiếc cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng”
Biểu ngữ lớn có nội dung “Vô cùng thương tiếc cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng”
được công khai xuất hiện tại Sài Gòn để tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa
đã hy sinh cả cuộc đời để cống hiến cho phong trào đấu tranh đòi nhân
quyền tại Việt Nam
No comments:
Post a Comment