Tuesday, December 7, 2010

Trung Quốc thu gom tài nguyên toàn cầu: Cảnh báo từ Ngân hàng Thế giới

Trùng Quang
clip_image001[4]
Công nhân Peru phản đối Công ty Thủ Cương tại mỏ quặng sắt ở San Juan de Marcona - Ảnh: AFP
Việc Trung Quốc tạo ra không ít vấn đề ở những nơi họ tìm đến để khai thác tài nguyên khiến Ngân hàng Thế giới phải lên tiếng.
Trong chiến dịch thu gom tài nguyên, người Trung Quốc không chỉ đến những nước châu Phi như Madagascar, Zambia, Namibia... mà họ còn sang cả châu Mỹ La-tinh. Trung Quốc đã lùng khắp châu lục này để tìm mọi thứ từ đậu nành Brazil, gỗ Guyana đến dầu mỏ Venezuela. Thị trấn khai khoáng San Juan de Marcona của Peru là một trong những nơi đầu tiên tại Nam Mỹ trải nghiệm cái gọi là “hợp tác khai thác” với Trung Quốc.
Sự hối tiếc của Peru
Năm 1992, Công ty Thủ Cương (Shougang), có trụ sở tại Bắc Kinh và là một trong những công ty thép lớn nhất Trung Quốc, mua một mỏ quặng sắt ở San Juan de Marcona. Thời điểm đó, Peru đang chìm trong bạo lực do cuộc chiến với lực lượng ly khai Con đường sáng và sự có mặt của Thủ Cương tạo ra niềm hy vọng mới cho người dân địa phương về công ăn việc làm và một cuộc sống đầy đủ hơn. Tuy nhiên, màu xám nhanh chóng thay thế màu hồng. Theo báo The New York Times, các vụ đình công, xô xát và những vụ tấn công chống giới chủ Trung Quốc xảy ra liên miên. Có lẽ không nơi nào ở Mỹ La-tinh mà sự đề phòng cũng như hối tiếc về đầu tư của Trung Quốc lại đậm đặc như ở San Juan de Marcona.
Các công nhân địa phương cho biết vấn đề nảy sinh khi Thủ Cương cắt giảm phân nửa nhân công bản địa và đưa vào một số lao động Trung Quốc. Công ty Trung Quốc còn bị buộc tội gây ô nhiễm, coi thường các tiêu chuẩn y tế và luật lao động cũng như quyền thành lập nghiệp đoàn của công nhân, theo hãng tin IPS. Các vụ xô xát với các vệ sĩ riêng và cảnh sát được Thủ Cương trả lương xảy ra thường xuyên tại khu ổ chuột Ruta del Sol, nơi công ty tuyên bố họ có đặc quyền khai khoáng. Hồi năm ngoái, một công nhân Peru bị bắn chết ở đây nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa được làm rõ.

Những hệ lụy từ đề nghị “khất nợ” của Vinashin

clip_image002
Minh họa (nguồn IE)
Ngày 29/11, TGĐ Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) viết thư gửi tới Ngân hàng Credit Suisse yêu cầu được trì hoãn việc trả 60 triệu USD lần thứ nhất, cho khoản vay gốc 600 triệu USD, tới hạn vào 20/12.
Tờ Wall Street Journal trích dẫn thư của Tổng giám đốc Vinashin Trương Văn Tuyến cho hay: Vinashin muốn nhấn mạnh, đây chỉ là yêu cầu trì hoãn và rằng Vinashin vẫn cam kết thanh toán khoản vay đầy đủ.
Tháng trước, Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã  hoãn việc phát hành 500 triệu USD trái phiếu ra thị trường quốc tế. Lãnh đạo Vinacomin đổ lỗi cho tình hình thị trường bất lợi hiện nay và sẽ phát hành khi hoàn cảnh thuận lợi hơn.
Ngay sau lời đề nghị “khất nợ” của Vinashin, ngày 1/12, Công ty đánh giá tín nhiệm quốc gia, Moody’s Investors Service đã xem xét hạ thứ bậc việc phát hành trái phiếu do Vinacomin đề xuất.
Ban đầu, tổ chức này đánh giá việc phát hành trái phiếu này ở mức Ba3 với suy nghĩ rằng Việt Nam sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho công ty khai thác khoáng sản lớn nhất quốc gia.
"Những kỳ vọng của Moody’s về sự hỗ trợ cao (của Chính phủ -TG) dành cho Vinacomin đã giảm bởi các diễn biến tại Vinashin," Alan Greene, một viên chức tín dụng cấp cao của Moody’s nói trong một tuyên bố hôm1/12 khi nhận thấy biểu hiện tập đoàn Vinashin có thể không thực hiện được việc trả khoản đầu tiên trong món nợ.
Đã có hai thông điệp rõ ràng mà các đối tác của Tập đoàn kinh tế Nhà nước  nhận được thông qua lời “khất nợ” của Vinashin.

“Sự khác biệt” đang cản trở kinh tế Việt Nam

clip_image004
Ảnh minh họa.
Nhân tố con người – năng lực và kỷ cương của bộ máy công chức là “sự khác biệt” có tác động tiêu cực của Việt Nam – cần được cải thiện ngay, bằng các quy chế có hiệu lực và minh bạch.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam trước thềm Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG) với chủ đề “Cạnh tranh và tăng trưởng bền vững” đã diễn ra ngày 2/12 tại Hà Nội.
Tiếp theo buổi thuyết trình những chủ thuyết của giáo sư M.Porter về cạnh tranh và xây dựng “sự khác biệt” khi định vị các yếu tố tăng trưởng và động lực của nền kinh tế Việt nam, một hội nghị tập hợp các doanh nhân trong và ngòai nước đã được tổ chức, và tại diễn đàn này, những vấn đề cụ thể hơn được đặt ra.
Năm nay, thay vì các “nút thắt” quen thuộc về nhân lực như lần khảo sát trước, các doanh nghiệp (DN) trả lời phiếu điều tra nhấn mạnh nhiều vào các giải pháp về điều hành như cải cách thủ tục hành chính, ngăn chặn và kiểm soát tham nhũng, cải cách việc soạn thảo và ban hành pháp luật.
Theo báo cáo khảo sát do Ban Thư ký Diễn đàn Doanh nghiệp công bố, chỉ có 29,77% DN đánh giá cải cách thủ tục hành chính (Đề án 30) có tác động đáng kể, còn lại là tác động ở mức trung bình hoặc không có tác động gì. Đáng chú ý, trong khi 74,43% doanh nghiệp “nội” cho rằng năm 2010 có sự cải thiện và đơn giản hóa thủ tục hành chính so với năm ngoái, thì tỷ lệ này với DN “ngoại” chỉ là 36,36%.
Theo các DN, trong thực trạng hành chính ở VN là khoảng cách giữa chính sách, quy định và khả năng thực hiện trên thực tế, cán bộ nhà nước nhiều nơi còn gây phiền hà với mục tiêu “tư lợi”. Cũng theo báo cáo, các DN lạc quan ở tinh thần cải cách của Đề án 30, song lại lo ngại việc “bộ máy hành chính quan liêu nặng nề” khiến những nỗ lực của Đề án khó thành công trong một sớm một chiều.
Như vậy, thực chất lực cản môi trường kinh doanh và cũng là “sự khác biệt” của bộ máy vận hành nền kinh tế Việt Nam hiện nay chính là ở đội ngũ công chức Nhà nước - đó là yếu tố con người. Chính lực cản “khác biệt” này mà trong khi các quốc gia trong khu vực cũng gặp phải tác động không thuận lợi của các yếu tố môi trường và điều kiện kinh doanh quốc tế nhưng hệ quả của sự tác động đó đối với tăng trưởng và ổn định vĩ mô không nghiêm trọng như ở Việt Nam.

No comments:

Post a Comment