Mặc dù "máu chảy thì ruột mềm", nhưng thiết nghĩ chúng ta không nên tổ chức "lạc quyên" tiền bạc của bà con ở hải ngoại để giúp đồng bào trong nước bất cứ dưới hình thức nào. Vì lý do :
1.- Trách nhiệm cứu trợ, lo cho dân là của nhà cầm quyền CS Hànội.
2.- VC không bao giờ chấp nhận để cho phái đoàn CĐVN ở hải ngoại về trong nước trực tiếp cứu giúp đồng bào bị nạn. Và ngay cả các nhà sư Phật Giáo ở trong nước tổ chức cứu trợ cũng bị bắt bỏ tù, tịch thu mọi phẩm vật, tiền bạc rồi đem chia nhau xài. Như vậy rõ ràng là : Ai, tổ chức nào, được VC cho phép lạc quyên đem tiền về cho chúng thì dứt khoát những kẻ đó là người hoặc tay sai của chúng.
3.- Ngay cả các cơ quan từ thiện quốc tế cũng không được quyền đứng ra trực tiếp cứu trợ : TẤT CẢ ĐỀU PHẢI QUA TRUNG GIAN BỌN CÁN BỘ Việt Cộng tham nhũng, thúi nát. Như vậy tức là chúng ta tiếp tay vỗ béo bạo quyền Việt cộng.
4.- Tất cả các vụ lạc quyên cứu trợ từ trước tới nay, chưa bao giờ được công khai báo cáo hay tường trình kết quả cụ thể cho bà con biết. Bởi vậy chúng tôi kết luận : Việc tổ chức lạc quyền cứu giúp đồng bào gặp nạn trong nước là bịp bợm, để ăn chia với bọn cán bộ tham nhũng CS hoặc bỏ túi riêng.!!??
Nói như thế không có nghĩa là chúng ta đành lòng làm ngơ, đoạn tuyệt trước những nỗi thống khổ của đồng bào trong nước.
a.- Chúng ta chủ trương giải quyết tận gốc cái nguyên nhân vấn nạn dẫn đến tình trạng đói khổ hiện nay của đồng bào. Đó là : Chúng ta hãy nỗ lực cùng đồng bào trong nước, quyết đấu tranh giải trừ cái chế độ tham nhũng độc tài man rợ cộng sản. Chính bọn Việt gian CS Hànội là thủ phạm.
b.- Bọn cán bộ CS tham nhũng ở trong nước tên nào cũng giàu có hàng trăm ngàn, thậm chí hàng tỉ đô la. Yêu cầu tất cả tổ chức nào, hay bất cứ ai, muốn làm việc từ thiện thì xin hãy về ngay trong nước, tổ chức LẠC QUYÊN bọn cán bộ CS tham nhũng để cứu khổ đồng bào. Chúng ta sẽ vô cùng biết ơn quý vị ấy.
************
Sao phải cảnh giác cả với lòng nhân ái?
Nguyễn Quang Thân – Con Người, hãy cảnh giác! (Julius Fucik*). Nhưng phải cảnh giác cả với lòng nhân ái thì hãy tự hỏi chúng ta phải tiếp tục sống như thế nào đây?… Cơ sở từ thiện chăm nuôi trẻ được lập ra rất nhiều, nhưng lòng nhân ái đã bị lợi dụng triệt để. Như không ít người quảng cáo thương hiệu và diễn trò hứa lèo qua các cuộc đấu giá từ thiện, không ít cơ sở tình thương được lập ra dưới chiêu bài nhân ái nhưng thực chất là những chốn đày ải trẻ con, biến chúng thành “cái bang” bất đắc dĩ để ai đó làm giàu bằng tiền tài trợ…
*
Gần tháng nay, báo giấy và báo mạng lại đưa tin gây chấn động: từ “ngôi nhà mở” (nơi mười năm nay các nhà hảo tâm vẫn yên chí đây là địa chỉ của tình thương, trực thuộc Hội LHTN Đồng Nai), bốn em bé từ 5 – 13 tuổi bỗng dưng trốn khỏi “tổ ấm”, lang thang xa tới 30km với thương tích đầy mình chẳng kém bé Hào Anh ở Cà Mau.
Các em khai phải bỏ trốn vì bị đôi vợ chồng cán bộ Đoàn – lại một đôi vợ chồng kiểu chủ trại nuôi tôm Cà Mau – những người được ủy nhiệm thay mặt tổ chức nuôi dạy các em đánh đập dã man. Phía được coi là thủ phạm đày đọa tàn nhẫn các em thì thanh minh chuyện đó không có, chỉ là do các em… bịa ra. Thương tích và vết sẹo trên người cũng tự các em gây ra!
Trong thâm tâm, ai cũng cầu mong, một địa ngục ao tôm Đầm Dơi, một em Bình bị chủ quán phở gí sắt nung đỏ làm cháy thịt ngay giữa thủ đô năm nào là quá đủ. Ước gì cuộc điều tra được công tâm, cho kết quả âm tính, chuyện thời trung cổ này ở Đồng Nai là không có thật, chỉ là do trẻ hư dại dột bịa ra. Nếu vậy thì cũng bớt được xót xa trong lòng người đời, đỡ thất vọng với những kẻ “miệng Phật tâm xà” hô khẩu hiệu “tất cả vì con em chúng ta!” mà tay nhúng đầu các em vào lu nước, trục lợi dưới cái vỏ yêu trẻ và từ thiện.
Cũng trong thời gian này, người ta phát hiện trong hang đá, em Đinh Văn Diết người thôn Tân Hiệp (xã Trà Sơn – Bắc Trà My – Quảng Nam) đang sống như “người rừng” cả tháng nay sau khi trốn khỏi một mỏ vàng tư nhân trong vùng. Em thà làm thú, lở loét, hôi thối và chắc chắn là chết trong hang hơn là trở về với đồng loại ở bửng vàng. Rồi vụ bà “bảo mẫu” tên Phụng ở Bình Dương ra “đòn nước” mấy năm liền với bé Ngân ba tuổi cũng như nhiều em khác được gửi cho bà nuôi dạy để kiếm sống. Dồn dập chuyện bạo hành trẻ em!
Không ai biết được sự thật ở Tỉnh Đoàn Đồng Nai có thể khác đi bao nhiêu so với báo chí viết vì công an điều tra chưa xong. Nhưng một câu hỏi được đặt ra: vì sao các em lại dại dột trốn khỏi một chốn “thiên đường” như “nhà mở” của Hội LHTN Đồng Nai? Vì sao vợ chồng bà Lan yêu các em như thế, chăm sóc các em như thế (theo lời bà Lan thanh minh với báo chí) mà các em lại bỏ trốn? Vì sao thương tích đầy mình các em trong khi các em vẫn ở trong nhà mở? Vì sao ai cũng muốn làm người, còn em Diết thì chẳng thà làm thú, chết đói trong rừng chứ không muốn trở lại sống với đồng loại? Vì sao và vì sao?
Chúng ta sẽ không lạ khi những ông chủ dựng lên địa ngục trần gian để bóc lột lao động trẻ con thân cô thế yếu như vụ quán phở Hà Nội, vuông tôm Đầm Dơi hay các bửng vàng, các mỏ than lậu. Nhưng ai cũng bị sốc và thật cay đắng khi thấy có không ít “sư hổ mang” bị phanh phui.
Cơ sở từ thiện chăm nuôi trẻ được lập ra rất nhiều, nhưng lòng nhân ái đã bị lợi dụng triệt để. Như không ít người quảng cáo thương hiệu và diễn trò hứa lèo qua các cuộc đấu giá từ thiện, không ít cơ sở tình thương được lập ra dưới chiêu bài nhân ái nhưng thực chất là những chốn đày ải trẻ con, biến chúng thành “cái bang” bất đắc dĩ để ai đó làm giàu bằng tiền tài trợ.
Vụ buôn bán 323 trẻ em mồ côi làm con nuôi cho nước ngoài ở Nam Định bị đưa ra tòa vẫn chưa nguội trong ký ức người dân. Cho nên dư luận sôi sục lên khi phát hiện trẻ con năm sáu tuổi phải “vượt ngục” khỏi một cơ sở hàng chục năm nay vẫn tự khoe là nhiều thành tích nuôi dạy, cưu mang trẻ lang thang, mồ côi cũng là dễ hiểu. Khéo từ thiện đang trở thành một nghề kiếm sống.
Con Người, hãy cảnh giác! (Julius Fucik*). Nhưng phải cảnh giác cả với lòng nhân ái thì hãy tự hỏi chúng ta phải tiếp tục sống như thế nào đây?
Theo Phụ nữ TP.HCM
—
(*) Nhà văn Tiệp khắc, tác giả của cuốn sách nổi tiếng Viết dưới giá treo cổ
Kinh doanh từ thiện?
Nguyễn Quang Lập – Đơn cử bộ tứ linh chẳng hạn, giá trị gốc của nó là 1 triệu đô đã được Ban tổ chức công bố là 2 triệu đô. Giả sử cuộc đấu giá thành công và thu về 47,9 tỉ đồng cho bộ tứ linh thì Ban tổ chức sẽ có 1 triệu đô, tức 20 tỉ đồng. Sau khi chuyện này được “ phanh phui”, một người trong Ban tổ chức nói rằng sẽ trích 50% phần chênh lệch “giá gốc” bộ Tứ linh cho ủng hộ miền trung và công tác tổ chức. Câu hỏi đặt ra: thế thì 50% ( tức 10 tỉ) còn lại sẽ vào túi ai?…
Hằng năm có rất nhiều đợt quyên góp ủng hộ cho vì người nghèo, người tàn tật, nhiễm chất độc Da Cam, vì đồng bào bị thiên tai, lũ lụt…
Những cuộc quyên góp như thế đã giúp những con người khổ đau, đói nghèo vượt qua số phận khắc nghiệt hướng tới một cuộc sống an lành. Đó là một sự thật, đó cũng là điều đáng cho ta khâm phục và ca ngợi. Nhiều chương trình từ thiện được tổ chức bài bản, hiệu quả, minh bạch, gây được niềm tin trong công chúng. Chương trình từ thiện như “Nối vòng tay lớn” được UBMTTQ Việt Nam phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam tổ chức thường niên là một ví dụ.
Tuy nhiên có một sự thật khác làm ta không yên tâm khi tham gia đóng góp cho các hoạt động từ thiện. Băn khoăn lớn nhất khiến nhiều người có tâm và có tiền là liệu tiền bạc và của cải mà họ đóng góp có đến tận tay những con người đói nghèo, khổ đau thật hay không. Câu chuyện dân một xã nhận tiền quà xong lại phải nộp lại cho xã để xã phân phối lại mà báo chí đã nêu chắc chắn không phải là một ngoại lệ.
Băn khoăn khác thuộc về các nhà tổ chức các hoạt động từ thiện, ấy là số phần trăm chiết khấu số tiền quyên góp được chi cho Ban tổ chức. Đành rằng hoạt động quyên góp từ thiện cũng rất tốn kém nhưng không ai biết nó tốn kém bao nhiêu và số 10%-20% được trích lại là bao nhiêu. Nếu một cuộc quyên góp lên tới hàng trăm tỉ đồng thì số 10%-20% ấy là không nhỏ.
Người ta chưa có một bằng chứng nào về sự ăn lãi lấy lời của các tổ chức quyên góp từ thiện. Sự nghi hoặc đôi khi làm mếch lòng những người đã dồn hết công sức làm từ thiện. Nếu đêm đấu giá từ thiện ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt đêm 11/11 vừa rồi không vỡ lỡ thì không ai biết đây là hoạt động có tính kinh doanh chứ không đơn thuần là một hoạt động từ thiện. Trong cuộc đấu giá này “Theo bản thỏa thuận, nếu bán đấu giá được, Hội chuyển cho chủ sở hữu số tiền bằng với giá gốc của vật phẩm, số chênh lệch mới được hỗ trợ cho đồng bào miền Trung bị mưa lũ”. Tiêu chí sáng sủa trên không ai ngờ lại ẩn giấu một phép “biến thủ”, đó là sự định giá gốc các vật phẩm đấu giá.
Đơn cử bộ tứ linh chẳng hạn, giá trị gốc của nó là 1 triệu đô đã được Ban tổ chức công bố là 2 triệu đô. Giả sử cuộc đấu giá thành công và thu về 47,9 tỉ đồng cho bộ tứ linh thì Ban tổ chức sẽ có 1 triệu đô, tức 20 tỉ đồng. Sau khi chuyện này được “ phanh phui”, một người trong Ban tổ chức nói rằng sẽ trích 50% phần chênh lệch “giá gốc” bộ Tứ linh cho ủng hộ miền trung và công tác tổ chức. Câu hỏi đặt ra: thế thì 50% ( tức 10 tỉ) còn lại sẽ vào túi ai? Nhà báo Trần Minh Quân đã chỉ ra: ngay cả khi Ban tổ chức được hưởng một nửa của 10 tỉ kia thì Ban tổ chức đã ăn lời 2 tỉ. Đơn giản là tổng chi phí cho đêm đấu giá được công bố là 4,1 tỉ, trong khi đã thu được 1,1 tỉ nhờ bán vé và quảng cáo. Nếu Ban tổ chức được chi thêm 5 tỉ, ta sẽ có phép toán: ( 5 tỉ+ 1,1 tỉ)- 4,1 tỉ= 2 tỉ. Đó chỉ là phép toán dành cho bộ tứ linh, còn giá gốc thật của chiếc trống đồng, bức tranh bằng đá quí và hòn Rubi 10 kg là bao nhiêu thì chưa ai biết. Cuộc đấu giá đổ bể, những kẻ đấu giá đã chạy làng cho thấy trình độ yếu kém của Ban tổ chức, cũng cho thấy luôn cái “ đuôi chuột” của tổ chức này. Có thể nói đây là cuộc kinh doanh nhân danh từ thiện.
Không phải nghi ngờ các hoạt động từ thiện xưa nay nhưng từ vụ việc này đã dóng một tiếng chuông cảnh tỉnh, rằng ở đời còn lắm kẻ vô luân bại lý, nhân danh nỗi khổ đau của người khác để kinh doanh, hãy cảnh giác hỡi những tấm lòng hảo tâm.
“Buôn” từ thiện một vốn hai chục nghìn lời!
Cu Lớn xoè ra tờ báo, nói báo đăng đây này bố mẹ ơi! Giá bộ tứ linh chỉ có 20 triệu đồng, ông chủ hô lên 1 triệu đô, Ban tổ chức hô lên 2 triệu đô, 2 triệu đô là 40 tỷ đồng chứ không là chuyện nhỏ.
Ngu Ngơ vừa bước vào nhà đã thấy Mũm Mĩm ngồi ôm bụng cười rũ. Ngơ hỏi chuyện gì thế, trúng xổ số à? Mũm Mĩm cười he he he, nói lại chuyện mít ớt anh ơi, hay lắm hay lắm! Ngu Ngơ ngạc nhiên nói “mít ớt” là cái gì, bà nội vừa gửi mít ra à? Mũm Mĩm lại cười he he he, nói không phải, mít ớt là Miss Earth, tại ông tổ chức phát âm như thế ấy chứ. Ngu Ngơ cười cái hậc, nói ui giời, thế mà ôm bụng cười rũ từ sáng đến giờ, rõ là vô duyên! Mũm Mĩm lườm Ngu Ngơ, nói ai người ta cười chuyện đó, cười là cười mấy ông đi “buôn” từ thiện.
Ngu Ngơ đầu lắc tay xua, nói lại chuyện đấu giá từ thiện vì miền Trung chứ gì, thôi thôi không nói nữa, xấu hổ lắm. Mấy ông mua giả đấu xạo nói một lần cho biết chứ ở đời đám háo danh nhiều lắm! Mũm Mĩm vênh mặt lên, nói anh có cái tính ghét gớm, người ta chưa nói hết câu đã lắc đầu xua tay! Em đâu có nói chuyện mấy ông háo danh. Ngu Ngơ ôm Mũm Mĩm cười nịnh, nói ok ok, thế chuyện gì nói anh nghe nào.
Mũm Mĩm đẩy Ngu Ngơ ra, nói anh không nghe thì thôi, không nói nữa! Vả lại chuyện này nói ra cũng xấu hổ lắm! Ngu Ngơ nói chuyện gì nói đi, anh đang sẵn sàng nghe đây, hay là để anh đi rửa tai để nghe cho thông suốt. Mũm Mĩm cười phì, nói anh giỏi nịnh lắm, định không nói nữa nhưng lại phải nói, đấy là chuyện mấy ông buôn gian bán lận nhân danh từ thiện. Chuyện này còn xấu hổ hơn cả chuyện mua giả đấu xạo.
Ông Võ Ngọc Hà – Chủ nhân của bộ tứ linh, cầm búa gõ chỉnh sửa lại bộ “Long – lân – quy – phụng” – trước ngày đấu giá. Ảnh: C.T.V. |
Lúc đầu mới nghe người ta đem bộ tứ linh giá 2 triệu đô ra đấu giá, ai nấy tưởng thật, té ra bây giờ mới biết bộ tứ linh chỉ có 1 triệu đô thôi. Ban tổ chức hô lên 2 triệu đô để ăn lời? Giả sử đấu giá thành công thì Ban tổ chức kiếm được 1 triệu đô ngon ơ?! Ngu Ngơ gật gù, nói chuyện này anh cũng biết, một ông trong Ban tổ chức nói họ hô lên 2 triệu đô thì 1 triệu đô lời kia họ sẽ dành cho đồng bào bão lụt. Mũm Mĩm nhăn mặt đập lưng Ngu Ngơ, nói người ta nói vậy mà anh cũng tin, người ta nói vậy chứ người có thấy người ta cộng vào khoản chênh lệch 1 triệu đô này vào tiền ủng hộ miền Trung đâu!
Ngu Ngơ ôm vai Mũm Mĩm, nói thôi em, bớt nóng bớt nóng! Dù sao cuộc đấu giá cũng đã đổ bể rồi, có nói thêm thì cũng thế. Mũm Mĩm vụt đứng dậy, khoa chân múa tay, nói đổ bể cũng phải nói, nói để lần sau bỏ cái thói mượn tiếng từ thiện để buôn bán đi. Xưa nay các vụ đấu giá từ thiện thì các vật phẩm từ thiện đều được người ta tặng ban tổ chức để đấu giá. Thế mới phải, chứ nếu đem vật phẩm ra đấu giá để thu tiền giá gốc cho ông chủ vật phẩm hoá ra ông này đem đồ đi bán à? Đi bán đồ trong buổi đấu giá từ thiện vừa được tiếng vừa được miếng. Được cái tiếng làm từ thiện trong khi đồ anh đem bán không phải nộp thuế. Thế có phải khôn lõi không?
Mũm Mĩm đang cao đàm khoát luận thì thằng cu lớn đi học về, nói bố mẹ có biết bộ tứ linh giá thực của nó bao nhiêu không? Nó chỉ có 20 triệu đồng thôi. Ngu Ngơ, Mũm Mĩm giật mình nhìn nhau, nói có thật không con, hay mày nghe người ta đồn thổi? Cu Lớn xoè ra tờ báo, nói báo đăng đây này bố mẹ ơi! Giá bộ tứ linh chỉ có 20 triệu đồng, ông chủ hô lên 1 triệu đô, Ban tổ chức hô lên 2 triệu đô, 2 triệu đô là 40 tỷ đồng chứ không là chuyện nhỏ.
Ngu Ngơ, Mũm Mĩm trợn mắt há mồm, nói ối cha mẹ ơi, buôn gian bán lậu một vốn bốn lời, “buôn” từ thiện một vốn hai chục nghìn lời, kinh quá kinh quá, hu hu!
Nguyễn Quang Lập
**********************
Góp ý: Từ Thiện Tại Việt Nam
(Nguồn: TINANVIETNAM)
Ngày nay, mỗi năm Việt Nam ngồi không thu lợi:
- 5.000.000 lượt du khach Việt Kiều, mỗi ngưòi về nước mang theo trung bình 2.000USD = 10 tỷ đô la Mỹ.
- Người Việt hải ngoại gửi về nước 8 tỷ Mỹ kim thống kê được, nếu kể thêm số không thống kê được ít nhất 2 tỷ nữa, chúng ta có con số tròn 10 tỷ Mỹ kim.
- Mỗi năm Việt Nam nhận các khoản viện trợ nước ngoài và LHQ trên 3 tỷ Mỹ kim.
Tổng cộng gần 25 tỷ đô la.
Miền Nam Việt Nam (MNVN) trước 1975, không có sản xuất quan trọng, không mỏ dầu, chỉ nhận trung bình 700 triệu Mỹ kim một năm nuôi 17 triệu người và gồng gánh bộ máy chiến tranh. Trung bình 42USD / 1người / 1 năm.
Thế nhưng, MNVN là con rồng Đông Nam Á.
Trường học MNVN từ mẫu giáo đến Đại học đều được hưởng quy chế miễn học phí.
Người bệnh vào bệnh viện từ xã phường đến trung ương đều được miễn phí.
Thiên tai năm nào cũng có nhưng cả nước đùm bọc lấy nhau. MNVN không cần ngửa tay xin tiền ngoại quốc.
Ngày nay không cần làm gì mỗi năm Việt Nam vẫn nhận đều khoảng 25 tỷ đô la. Tính trung bình 287USD / 1 người / 1 năm.
Thế nhưng học sinh mẫu giáo đến đại học đều đóng học phí cắt cổ.
Bệnh viện từ xã đến trung ương đều thu lệ phí rất cao. Dù cấp cứu, không tiền không được nhập viện.
Từ 1989 đến nay đã 20 năm nay, VN vẫn lẽo đẽo phía sau các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á. Tụt hậu 35 năm so với VNCH năm 1975.
Việt Nam ngày nay ở vào thời đại WTO, thời đại mở cửa, không còn là thời đại thời bao cấp, ngăn sông cấm chợ thuở trước 1989. Trước 1989 việc cứu trợ thiên tai tại VN là việc cần. Sau thời đại mở cửa 20 năm nay, VN phát triển vượt bực. Nhũng người về VN đều thấy việc hàng quán đầy đường, người xe kín lối, nhà chọc trời đầy dẫy, tất cả các nhà hàng đều đông nghẹt, khách sạn giá quốc tế, địa ốc ngang tầm hay mắc hơn cả Tokyo, Sydney, Whasington DC, ....
Mọi người đều biết triệu phú USD ở Việt Nam nhiều hơn triệu phú trong Cộng đồng người Việt Hải ngoại.
Số tiền trong nước đổ ra nước ngoài mỗi năm rất lớn đều tuông vào các ngân hàng và các trương mục tư bản đỏ.
Do vậy việc cứu trợ và từ thiện Việt Nam đã đến lúc cần được xét lại một cách đúng mức.
Giúp đỡ thương phế binh VNCH bị bỏ rơi tại VN là cần.
Giúp đỡ những cơn bệnh hiểm nghèo VN không có phương tiện chữa trị là không thể bỏ.
Giúp đỡ những trường hợp cá biệt là cần.
Giúp đỡ những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân và dân quyền là không thể thiếu.
Tuy nhiên việc tổ chức thành những phong trào rầm rộ dưới hình thức từ thiện mang tiền về nước cống nạp cho CSVN là chuyện phải chống vì vi phạm luật lệ VN và không phục vụ lợi ích đích thực của cộng đồng hải ngoại. Luật lệ CHXHVN ghi rõ không tổ chức nào trong nước và ngoài được phân phối tiền cứu trợ tại Việt Nam ngoại trừ cơ quan Cứu trợ có thẩm quyền từ Trung Ương tới địa phương do Mặt Trận Tổ quốc lãnh đạo (Thông tư số 72/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính & Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/05/2008 của Chính phủ). Những tổ chức vận động lạc quyên hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn mà nói rằng có thể mang về mua quà cứu trợ trao tận tay nạn nhân hết số tiền này, đó là vấn đề cần đưọc các tổ chức khác nhau trong Cộng đồng Người Việt Hải Ngoại nghiên cứu và tìm hiểu thích đáng.
Thay vì mang tiền về! Chúng ta chỉ giải quyết ngọn mà không giải quyết gốc.
Tại sao chúng ta không vận động chính phủ, vận động các nhà hảo tâm, vận động các nhà tư bản đỏ trong nước để họ tự đùm bọc giúp đỡ nhau?
Tại sao không vận động chính phủ tổ chức cứu trợ đúng mức cho nạn nhân trong nước?
Việc cứu trợ có thể giải quyết thỏa đáng bằng quy hoạch của chính phủ chứ không bằng các vận động ồn ào bòn rút của cải hải ngoại. VN trước 1975 không cần xin hải ngoại như hiện nay để giải quyết thiên tai, thế nhưng người dân vẫn no ấm và “phồn vinh giả tạo”.
35 năm qua chúng ta chưa làm tròn trách nhiệm của chúng ta đối với đồng bào ruột thịt của mình tại hải ngoại và cho tổ quốc mới của chúng ta.
Đừng nên quá ôm đồm.
Cộng đồng VN hải ngoại còn nhiều người “mù vi tính”. VN sắp sang giai đoạn xoá mù vi tính.
Cộng đồng VN hải ngoại chưa dám mơ mọi người tốt nghiệp cử nhân. VN đã tính chuyện mọi nhân viên Bộ Sở trung ương phải đạt bằng Tiến Sĩ.
Cộng đồng VN hải ngoại đang trên đà tụt hậu so với có vài sự tiến bộ trong nước.
Chúng ta đã giúp VN từ 1975 đến nay.
35 năm cũng đã quá tròn tình nghĩa đối với người đã đưa tiễn chúng ta khi ra đi bằng đại liên trực xạ và trìu mến gọi ta bằng “ngụy quân, ngụy quyền, ham mê bơ thừa sữa cặn của đế quốc, chây lười lao động, vượt biên phản quốc, ...”
Đã qua thời 20 năm mở cửa (1989 – 2010).
Chúng ta đã làm đủ mọi thứ cho Việt Nam .
Xây cầu. Cất trường. Nuôi dạy trẻ mồ côi. Nuôi dưỡng người tàn tật. Giúp đỡ người nghèo, người bệnh. Xây chùa, nhà thờ, ...
Thời gian 35 năm qua Bộ Thương Binh Xã hội VN đã báo cáo nhiều thành tích tốt mà không cần động đến móng tay và không cần quan tâm chăm sóc phúc lợi người dân trong nước vì... mọi thứ đã có “bò sữa” hải ngoại chăm lo. Thời gian qua đảng Cộng Sản Việt Nam bồi dưỡng sức mình tung Nghị Quyết 36, cán bộ, đảng viên, tu sĩ vào Cộng đồng hải ngoại (CĐHN) để rồi ngày nay CĐHN đang dần dần tan ra từng mảnh. Đổi khách thành chủ. CSVN đang dần nắm ưu thế trong nhiều lãnh vực tại căn cứ địa vững chắc của chúng ta.
Nếu không khéo, chỉ mươi năm sau, chúng ta không còn con đường để vượt biên lần thứ hai!
Nhìn chung, theo quan điểm những nhà “pro-VietNam” hiện chúng ta còn hai việc lớn chúng ta chưa làm. Một là dồn sức hải ngoại về VN, mỗi ngày hốt rác từ Bắc vào Nam để tư bản đỏ và cán bộ đảng viên mỗi chiều bia rượu cho thơm miệng.
Hai là tiếp tay nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam dâng nốt mảnh đất còn lại cho Hán triều để tổ quốc Việt Nam thêm một lần nữa nghìn năm nô lệ giặc Tàu.
35 năm qua đã đủ dài để chúng ta nên nhìn lại, phản tỉnh. Chúng ta không nên ôm đồm làm thay mà cần nên giao trách nhiệm chăm sóc phúc lợi xã hội trong nước cho Đảng và Chính phủ “bách chiến bách thắng” của Việt Nam làm tròn sứ mạng của mình đối với đất nước và dân tộc mà họ muốn dành độc quyền cai trị.
Chúng ta cần làm tốt hơn vai trò đòn bẩy để giúp VN tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường mở cửa, hội nhập WTO và hội nhập trào lưu tự do - dân chủ - nhân quyền đang rộ nở trên mọi ngỏ ngách của địa cầu ngõ hầu cứu thoát Việt Nam một tai họa nghìn năm bắc thuộc lần thứ hai và chúng ta cũng không phải vượt biên thêm một lần nữa từ hải ngoại.
Làm Từ Thiện: Tốt hay Xấu ? PV Linh Mục Nguyễn Hoài Chương - Bút Nhóm Lửa Việt
Vào đêm Chủ Nhật 15 tháng 8, 2010 vừa qua, Bút Nhóm Lửa Việt (BNLV) đã tưng bừng tổ chức buổi văn nghệ gây quỹ “Cho Em Ngày Mai” tại thành phố Tampa, tiểu bang Florida.
Từ cả 2 tuần trước đó, tất số vé đã được bán hết. Giờ chót, nhiều vị ân nhân đã gọi đến hỏi mua …và khi biết rằng vé đã hết thì họ đã sốt sắng xin ủng hộ.
Chương trình văn nghệ đã có được sự góp mặt của các ca sĩ lừng danh như Khánh Ly, Don Hồ, Mai Thiên Vân, vv. Ngoài ra còn có các tiết mục đặc sắc khác do các anh chị em trong BNLV đóng góp.
Theo như ghi nhận thì đêm gây quỹ này đã thành công mỹ mãn. Số tiền thu được trên 100 ngàn Mỹ kim.
Trong dịp này Nhóm Phóng Viên Hoa Lan có hân hạnh được tiếp chuyện cùng linh mục Nguyễn Hoài Chương để tìm hiểu thêm về các hoạt động của nhóm thiện nguyện.
PV: Xin linh mục cho biết vai trò của mình trong BNLV
LM NHC: À, tôi là thành viên sáng lập và đã từng là giám đốc điều hành của Bút Nhóm. Hiện thời tôi đóng vai trò cố vấn cho nhóm.
PV: Linh mục có thể cho biết về bối cảnh thành lập và mục đích hoạt động của BNLV
LM NHC: Thật sự lúc đầu chúng tôi là một nhóm anh em trẻ cùng ngồi lại với nhau . Cùng chia sẽ những trăn trở về đất nước, quê hương và con người Việt Nam. Sau đó thì BNLV được chính thức thành lập vào năm 1983 tại vùng Đông Bắc Hoa Kỳ và chú trọng vào các sinh hoạt giới trẻ và từ thiện tại Hoa Kỳ. Ngoài ra chúng tôi cũng khuyến khích các anh chị em trẻ tình nguyện về làm việc tại các trại tị nạn ở Đông Nam Á.
Vào thời điểm 1988, 1989 khi đồng bào tại các trại tị nạn bị cưỡng bách hồi hương thì chúng tôi đã liên kết với các sinh viên, các hội đoàn lên tiếng kêu gọi chấm dứt tình trạng này. Bản thân gia đình chúng tôi đã cay đắng từ bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình để lánh nạn CS vào năm 1954 và sau đó một lần nữa vào năm 1975, tôi thấu hiểu và thông cảm hoàn cảnh đau khổ của những đồng bào này.
Hồi hương tức là đưa họ trở về con đường không lối thoát. Số đông trong những người này sẽ phải gánh chịu những sự trả thù đê hèn của nhà cầm quyền nên chúng tôi cương quyết chống.
PV: Vào lúc nào thì BNLV bắt đầu có những công tác từ thiện tại Việt Nam?
LM NHC: Hoạt động của chúng tôi luôn hướng về đồng bào. Sau khi các trại tị nạn đóng cửa, phần lớn bà con đã được đi định cư, tất nhiên một số bị cưỡng bách hồi hương, thì chúng tôi cùng ngồi lại để tìm cho mình một môi trường sinh hoạt mới.
Hoàn cảnh đất nước sau đó đã thay đổi, nói theo báo chí trong nước thì giai đoạn 1990 là thời kỳ “đổi mới kinh tế theo định hướng XHCN”. Người Việt hải ngoại có thể đi đi về về thăm lại gia đình, bà con, quê quán. Chúng tôi nghĩ rằng cách tốt nhất để đến những thay đổi toàn diện tại Việt Nam phải được bắt đầu bằng việc từ thiện.
Tất nhiên, lúc đầu khi dò dẫm bước vào môi trường Việt Nam, anh em chúng tôi đã vô cùng bỡ ngỡ và khó chịu về những thủ tục rườm rà, những nghi ngại, những soi mói… của nhà cầm quyền các tỉnh lỵ, địa phương. Nhưng sau đó thì quen dần.
PV: Linh mục nói “quen dần” có nghĩa là sao?
LM NHC: (cười)… Quen dần có nghĩa là chúng tôi biết được thêm về những “mánh lới” làm việc trong một guồng máy độc đảng. Đôi khi để cho họ quen dần và tin tưởng, chúng tôi đã thực hiện những công việc thật nhỏ ở các địa phương xa, thiếu thốn đủ mọi phương tiện: y tế, giáo dục, vv. Chúng tôi cũng chú ý đến lãnh vực xã hội. Nhưng chú tâm chính là những em nhỏ không có điều kiện tài chánh để thực hiện những cuộc giải phẩu thật đơn giản nhằm vá những đôi môi bị dị dạng, còn gọi là bị “sứt môi”. Nhìn những em nhỏ này thật là tội nghiệp. Nhà cầm quyền, không quan tâm đến những vấn đề này. Có lẽ họ quá bận bịu để lo việc khác…
Trong khi đó thì một số đông các trẻ em khác bị thất học. Lên tám lên chin đã phải vất vả đói no kiếm cơm, kiếm áo.
Tôi đã nhìn thấy những hình ảnh trong những chuyến công tác tại Kiên Giang, Hải Dương, Hòa Bình, vv. Đặc biệt khi tiếp xúc với các quan chức tại những nơi này…tôi thấy họ có một đời sống hoàn toàn tách biệt và xa lạ với hoàn cảnh của đại đa số người dân.
PV: Linh mục muốn nói tách biệt và xa lạ qua hình ảnh nào?
LM NHC: (cười)… Không biết tôi có nên nói rõ ra hay không. Chị thông cảm là tôi còn ước mong về tham gia nhiều công tác tại Việt Nam… Tuy nhiên có lẽ bà con trong và ngoài nước đều có thể tìm thấy những tương phản giàu nghèo này qua các bài báo, bài viết, hình ảnh được chuyền đi bằng nhiều phương tiện khác nhau.
PV: Có một số những ý kiến cho rằng làm từ thiện tại một nước như Việt Nam là góp phần làm lợi cho nhà cầm quyền, linh mục nghĩ sao về ý kiến này?
LM NHC: Thật sự, mỗi người đều có quyền có những ý kiến theo nhận xét của mình. Người thì chống, người thì ủng hộ. Nhưng phải nói rằng, sống trong một xã hội tự do như Hoa Kỳ, chúng ta mới cảm thấy những giá trị tự do được trân quý như thế nào. Tự do phát biểu, là một nhức nhối hay nói tiếng Mỹ là “sensitive” trong một nước độc đảng.
Là một linh mục, tôi chú tâm nhiều hơn đến khía cạnh từ thiện của công việc mình làm. Những tổ chức từ thiện sẽ là những đầu cầu tốt đẹp để thay đổi xã hội. Chị nghĩ xem, nếu chúng ta tiếp tục đưa ra những vấn đề xã hội mà đáng lẽ những người lãnh đạo phải giải quyết nhưng lại chẳng lo được mà phải tiếp tục nhờ vào những tổ chức, chính phủ bên ngoài thì người dân trong nước họ sẽ nghĩ gì? Các bạn trẻ trong nước sẽ nghĩ gì? Đây là một điều then chốt.
PV: Hiện thời BNLV đặt trọng tâm hoạt động của mình ở môi trường nào? Hải ngoại hay tại VN?
LM NHC: Thưa chị, chúng tôi nghĩa rằng cả hai môi trường đều có tầm quan trọng ngang nhau. Môi trường sinh hoạt hải ngoại nói chung, và tại Hoa Kỳ nói riêng giúp cho chúng tôi có điều kiện và phương tiện thực hiện những công tác tại Việt Nam. Cụ thể là mỗi dịp hè , BNLV đều có tổ chức một trại hè cho các bạn trẻ. Qua các trại hè này, các bạn được sinh hoạt, vui chơi ca hát, học biết về bác ái, nhưng quan trọng hơn cả là chúng tôi đã có những buổi hội thảo để các bạn trẻ biết rằng: bác ái phải đi đôi với công bằng. Nói rộng hơn là ngoài việc làm từ thiện, họ phải có bổn phận đấu tranh cho công lý. Chỉ có công lý mới chấm dứt được cái tình trạng lòng vòng, vì thiếu công lý và công bằng thì đói nghèo xuất hiện, đói nghèo xuất hiện thì lại phải có những người, như chúng tôi, làm việc từ thiện…
Còn tại Việt Nam thì mục đích trước mắt của chúng tôi là làm sao tạo được một số những trạm y tế lưu động, mà tiếng Anh gọi là “mobile clinic” để có thể giúp cho nhiều bệnh nhân tại nhiều nơi xa xôi hẻo lánh.
Nhân đây tôi cũng xin thay mặt anh em trong BNLV chân thành cảm ơn quý vị ân nhân gần xa đã nhiệt tâm yềm trợ chúng tôi trong suốt bao nhiêu năm qua. Con đường công lý và hòa bình còn rất dài, mong rằng quý ân nhân vẫn tiếp tục đồng hành với anh em LV.
PV: Linh mục có nhiều cơ hội về Việt Nam, vậy linh mục có nhận xét gì về tình hình tôn giáo, đặc biệt là Công giáo?
LM NHC: Tôi không dám lạm bàn về lãnh vực này vì nó cũng…”sensitive” như câu chuyện ở trên. Nhận xét ngắn của tôi là tình hình có khả quan hơn những năm đầu sau 1975. Tuy nhiên đó là một nhận xét tổng quát. Tôi biết rằng vẫn có những khó khăn, nan giải và thử thách cho tất cả các tôn giáo. Trong đó chúng ta phải kể đến Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, thầy Quảng Độ, Linh mục Nguyễn văn Lý, Linh mục Giải, Linh mục Lợi, vv. Các vị mục sư đang rao giảng lời Chúa khắp nơi… và gần đây nhất là trường hợp của Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt. Tóm lại, có thay đổi nhưng chưa…khá lắm. Có lẽ với thời gian và áp lực từ quốc tế, may ra Việt Nam mới có thay đổi thực sự.
Chúng ta sẽ còn thua Việt Cộng dài dài
-nếu…
"...đã gọi là chống Cộng thì phải chống Cộng tới nơi, tới chốn, Bởi vì bọn Việt Cộng là một bọn cướp vô học.
Không những vô học, bọn chúng còn dã man, còn tàn bạo. Chống chúng, không thể dùng những lý lẽ của
Không Tử, những lời dạy của Đức Phật..."
Cuộc chiến Việt Nam mặc dầu đã được kết thúc trên ba chục năm nay, nhưng nhiều người vẫn còn tự hỏi, “Quân đội của chúng ta hùng mạnh như vậy, tinh thần chiến đấu của quân đội chúng ta anh dũng như vậy, nhiều quân nhân còn xâm chữ “Sát Cộng” vào cánh tay, còn đồng bào ta thì sợ Việt Cộng như cùi, như hủi, bọn chúng tới đâu là đồng bào ta bỏ chạy tới đó, vậy mà tại sao chúng ta lại thua Cộng Sản ? ”
Đành rằng nguyên nhân gần và trực tiếp là vì chúng ta bị đồng minh tức Hoa Kỳ bỏ. Nhưng còn nguyên nhân sâu xa là gì ? Đã có rất nhiều chính trị gia, chiến lược gia, sử gia Việt Nam cũng như ngoại quốc phân tích và đã đưa ra rất nhiều lý do, chủ quan cũng có, khách quan cũng có, nhưng chưa thấy tác gỉa nào nói tới lý do đạo đức và luật pháp.
Vì đạo đức, chúng ta không thể bắt chước Cộng Sản, “thà giết lầm còn hơn tha lầm”. Bắt được những tên Cộng Sản, những tên Việt Gian, những tên ăn cơm Quốc Gia, thờ ma Cộng Sản, chúng ta vẫn đối xử nhận đạo. Hẳn chúng ta còn nhớ, vào năm 1955-1956, một phong trào mang tên là Phong Trào Hòa Binh do các Phạm Huy Thông, Lưu Văn Lang, Trần Kim Quan v.v…thành lập. Đây là một phong trào thiên Cộng họạt đông với mục đích hỗ trợ cho Việt Cộng và đòi Tổng Tuyển Cử theo Hiệp định Geneve 1954, chính phủ Ngô Đình Diệm cũng chỉ tống xuất một vài tên qua cầu Hiền Lương ra Bắc.
Đến đầu năm 1965 cũng có một phong trào mang tên tương tự là “Phong Trào Tranh Đấu Bảo Vệ Hòa Bình do những tên Việt Gian, Ăn Cơm Quốc Gia, Thờ Ma Cộng Sản thành lập như Thượng Tọa Thích Quảng Liên, Bác Sỉ Thú Y Phạm Văn Huyến, Nhà Báo Phi Bằng tức Cao Minh Chiếm, Giáo Sư Tôn Thất Dương Kỵ, Bác Sĩ Lê Khắc Quyến v.v… Gần 30 thành viên của phong trào này đã bị bắt giữ, trong đó có Cao Minh Chiếm, Tôn Thất Dương Kỵ và Phạm Văn Huyến. Tướng Nguyễn Chánh Thi đã đề nghị thả dù bọn này ra bắc vỹ tuyến 17 tức bên kia cầu Hiền Lương cho Việt Cộng. Nhưng Thủ Tướng Phan Huy Quát vì lý do nhân đạo, sợ làm như vậy bọn chúng có thể gẫy chân, què tay vì bọn chúng đâu biết nhẩy dù, nên đã lấy cớ rằng làm như vậy, quốc tế sẽ chỉ trích, và chỉ đồng ý giải giao bọn chúng cho Việt Cộng bằng đường bộ qua cầu Hiền Lương.
Vì luật pháp, chúng ta cũng không thể cho chúng mò tôm, bắt ốc như bọn Cộng Sản đã làm đối với những người quốc gia, mà chúng ta phải đưa chúng ra tòa để xét xử theo luật pháp. Nhiều khi chúng ta còn rất nhẹ tay với chúng. Dù có tội thì cũng chỉ giam giữ ít lâư rồi lại thả ra. Trường hợp tử hình, thật là hiếm. Không những thế, nhiều khi còn để tình cảm lấn áp. Do đó có những trường hợp kẻ bị bắt có thế lực hoặc có liên hệ với các ông lớn trong chính quyền VNCH được can thiệp và cho tại ngoại ngay từ lúc mới bị bắt hoặc được cho biết trước để mà chạy trốn hoặc phi tang chứng cớ. Trường hợp điển hình là trường hợp của Trần Đình Ngọc, giáo sư trường Đại Học Khoa Học Saigon; vì có hoạt động cho Việt Cộng nên bị bắt. Ông Nguyễn Chung Tú, Khoa Trưởng Trường Đại Học Khoa Học Saigon đã lấy tư cách và uy tín của mình để bảo lãnh cho ông Ngọc. Vì thế, ông Ngọc không những đã được tại ngoại mà cũng chẳng phải ra toà lãnh án.
Vụ Têt Mậu Thân 1968, không thiếu gì những tên Việt Cộng giết người một cách dã man, giết người một cách vô tội vạ, giết người hang loạt, vậy mà đâu có đưa bọn chúng ra tòa? Còn chúng ta, nếu vì quá tức giận trước những hành động qúa độc ác, dã man cuả bọn chúng mà tự ý giết một tên Việt Cộng nào đó, thì dù có lý do chính đáng đến đâu cũng vẫn bị kết tội là dã man, là vô nhân đạo. Nếu không bị đưa ra tòa thì cũng bị nhiều người phê bình và thế giới nguyền rủa. Đó là trường hợp của tướng Nguyễn Ngọc Loan đã xử tử tên Việt Cộng Nguyễn Văn Lém tự Bẩy Lớp, kẻ đã sát hại cả gia đình một sĩ quan cảnh sát vào Tết Mậu Thân 1968.
Ngày nay, ở hải ngoại cũng vậy, những người chống Cộng luôn luôn bị một số người vin vào lý do đạo đức, văn hóa để chỉ trích người khác. Nếu chống Cộng hăng say quá thì bị chỉ trích là quá khích. Nếu dùng danh từ mạnh mẽ qúa hay bình dân quá thì bị phê bình, chỉ trích là ấu trĩ, là thiếu văn hóa, là phản tuyên truyền có khi còn bị nhục mạ là hạ cấp, là vô học.
Bọn Việt Cộng ăn gian nói dối cả trăm ngàn lần dân chúng trong nước đâu ai dám nói gì. Trái lại, ở hải ngoại, nếu có ai vì chống Cộng nói sai một chút, nói qúa lời một chút, mà đâu có phải nói họ mà chỉ là nói bọn Việt Cộng hoăc bọn Việt Gian Cộng Sản là bị chỉ trích, bị phê bình liền, có khi còn bị mạ lỵ.
Bọn người này, không biết họ thuộc loại nào, có thể là bọn Việt Cộng nằm vùng, có thể là bọn Việt Gian Cộng Sản, nhưng cũng có thể chỉ vì cảm tinh cá nhân, nói ra họ lại la làng là bị chụp mũ này, mũ nọ. Có điều chắc chắn là không bao giờ thấy họ viết một bài nào chống Cộng, hoặc nếu có thì cũng chỉ hời hợt hoặc vô thưởng, vô phạt để chứng tỏ ta đây cũng là người chống Cộng còn những bài viết chỉ trích những người chống Cộng thì phê bình chỉ trích tới nơi, tới chốn. Gọi ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam là chính quyền Việt Nam mà chỉ trích thì đã đành. Viết hai chữ Cộng Sản là CS hay Việt Cộng là VC cũng bị chỉ trích hoặc gọi bọn bưng bô cho Việt Cộng hay làm lợi cho Việt Cộng là Việt Gian Cộng Sản cũng bị chỉ trích. Thật hết chỗ nói.
Trong khi đó, bọn Việt Cộng tung ra hải ngoại không biết là bao nhiêu là cán bộ đội lốt ca sĩ, du sinh, thày tu, bất đồng chính kiến v.v…thì chẳng thấy những người này nói tới. Chính vì vậy mà ngày nay, văn hóa phẩm của Việt Cộng tha hồ bầy bán trên thị trường hải ngoại và bọn Việt Gian, bọn tay sai Cộng Sản tha hồ tung hoành tổ chức nhạc hội gây qũy từ thiện, nhiều khi bọn chúng còn dám tổ chức triển lãm, hội thảo nữa mà cũng chẳng mấy ai dám nói tới, khiến bọn chúng lộng hành.
Trường hợp Cô Tim và Căn Nhà May Mắn là một thí dụ điển hình. Cô được Hội Người Việt San Fernando Valley, California tổ chức buổi Văn Nghệ Gây Qũy cho cô vào ngày 25 tháng 10 năm 2008. Cô Tim không những không chào cờ VN Cộng Hòa đã đành, cô còn ra lệnh cho ông Chủ Tịch Richard Mười Trương và những người trong ban tổ chức phải dẹp bỏ cờ vàng ba sọc đỏ đi cô mới chịu đăng đàn nói chuyện. Vậy mà ông Chủ Tịch Mười Trương và những thành viên trong ban tổ chức đã răm rắp nghe theo. Thà cứ như chùa Pháp Vân ở Canada trong buổi gây qũy cho cô Tim chẳng cờ quạt gì cả còn hơn. Đằng này ông Chủ Tịch mười Trương cũng cũng chào cờ quốc gia, cũng hát quốc ca VNCH, cũng mặc niệm, nhưng khi nhân vật chính là cô Tim lên diễn đàn nói chuyện, thì ông lại nghe lệnh cô Tim dẹp cờ vàng đi.
Hành động này, không khác gì mượn danh từ thiện để hạ nhục cờ quốc gia VNCH. Ấy vậy mà vẫn còn có kẻ bênh vực cho cô Tim, vẫn đòi hỏi phải có bằng cớ rõ ràng mới có thể kết tội cô là người của Việt Cộng. Chắc bọn Việt Gian Cộng Sản muốn chúng ta phải trưng ra thẻ đảng viên của cô hay ít nhất cũng phải có giấy công tác của cô do Việt Cộng cấp ?
Và gần đây, ngày 7/5/09, Tiêu Dao Bảo Cự, một tên bất đồng chính kiến cuội đã được bọn Việt Cộng cho sang Hoa kỳ và đã tới Đại Học Berkley thuyết trình về nhà thơ Hữu Loan với bài thơ Đồi Tím Hoa Sim nhưng chẳng thấy y nói gì tới bài thơ Đồi Tím Hoa Xim mà chỉ thấy y khuyến dụ sinh viên về nước giúp ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam.
Ngày nay bọn Việt Cộng biết rằng cái chính nghĩa của chúng do sự tuyên truyền và bịp bợm mà có không còn có thể che dấu được nữa, nhất là đồng bào hải ngoại. Do đó chúng đã tìm mọi cách để xâm nhập vào cộng đồng người Việt Hải Ngoại để tìm cách chia rẽ và phá hoại sự đoàn kết của chúng ta. Chúng như con bạch tuộc. Nếu con bạch tuộc có nhiều chân thì bọn Việt Cộng có nhiều tiền. Bọn chúng sẵn sang tung tiền ra để mua chuộc những thành phần lưu mamh, ham danh, hám lợi, những thành phần ngu dốt, mê muội, tưởng chế độ Cộng Sản đã thay đổi, tưởng chúng muốn hòa hợp, hoà giải với người quốc gia để xây dựng đất nước. Do đó, chúng ta thấy ở bất cứ nơi nào, Hội đoàn nào, Diễn đàn nào, cũng có đầy dẫy nhưng kẻ luôn luôn tìm cách phá thối, lũng loạn để gây chia rẽ.
Tóm lại, đã gọi là chống Cộng thì phải chống Cộng tới nơi, tới chốn, Bởi vì bọn Việt Cộng là một bọn cướp vô học. Không những vô học, bọn chúng còn dã man, còn tàn bạo. Chống chúng, không thể dùng những lý lẽ của Không Tử, những lời dạy của Đức Phật hay của Đức Ki Tô, mà phải dùng những lời lẽ của những bà mẹ nông dân Việt Nam hay ít nhất cũng phải là những lời lẽ của những người bình dân đang bị VC cướp của, cướp nhà.
Những ai không chống Cộng hay không dám chống Cộng vì còn muốn về Việt Nam làm ăn với Việt Cộng hay về VN để ăn chơi du hí thì hãy im cái mồn lại, để người khác chống Cộng, Đừng đạo đức gỉa, đừng quân tử Tầu mà chỉ trích người khác.
Thật buồn khi thấy trên các báo chí cũng như trên các diễn đàn, những bài chống Cộng thì ít mà những bài chống nhau thì nhiều.
Chúng ta phải coi chừng, đừng mắc mưu bọn Việt Cộng nằm vùng hoặc bọn Việt gian Cộng Sản mà quên đâm thẳng mũi dùi vào bọn Việt Cộng mà lại quay mũi dùi đâm vào anh em. Nếu không, chúng ta sẽ còn thua Việt Cộng dài dài...
Cổ nhân đã dạy :
Đi với Bụt, mặc áo Cà Sa,
Đi với Ma, mặc Áo Giấy.
LS.Lê Duy San
No comments:
Post a Comment