Jos. Nguyễn (danlambao) - Trong thời gian gần đây đã có nhiều biến cố xảy đến cho Giáo Hội Việt Nam như biến cố Thái Hà, Tam Tòa, Cồn Dầu... Nhất là biểu tượng Thánh Giá thiêng liêng của người Công Giáo đã bị nhà cầm quyền triệt hạ tại Giáo Xứ Đồng Chiêm, Giáo Phận Hà Nội vào tháng 1 năm 2010.
Sức mạnh mềm của thời đại
Lạc Việt (danlambao) - Đầu thế kỷ trước, khi những người cộng sản kêu gọi quần chúng đứng lên làm các cuộc cách mạng. Họ đã sử dụng những hình ảnh rất đẹp về tương lai để mê hoặc quần chúng, đồng thời dùng sức mạnh bạo lực hầu lật đổ chính quyền dành quyền cai trị quốc gia. Sau khi thành công, họ tiếp tục dùng bàn tay sắt bóp nghẹt khối quần chúng đã giúp sức cho họ.
Read more »
Ý kiến:
Ý kiến:
Nếu có thêm 10 Ngô Bảo Châu VN cũng không tiến bộ hơn được dưới chế độ độc tài CS - cầm đầu bằng những tên ngu dốt như đảng cộng sản VN hiện nay .....
Nguyễn Xuân ( Hà Nội Lời “bào chữa” cho một phiên tòa
Sáng nay một bài viết trên mạng đưa tin Ngô Bảo Châu đã “khóa” blog “Thích học toán” và lý do (theo như nhận định của tác giả) vì “sợ hãi” các comment tới bài viết “Về sự sợ hãi” của mình. Lại là nỗi sợ hãi! Ở cái xứ này có quá nhiều và nhiều nỗi sợ thật lạ kỳ! Đi ra đường thì nơm nớp sợ công an tuýt còi hỏi giấy tờ, phạt tiền, đánh đập. Đi mua hàng thì sợ mua phải hàng giả, hàng rởm. Ăn uống thì sợ hóa chất độc hại trong thực phẩm. Khiếu kiện, kêu oan thì sợ bị kết tội là phần tử thù địch với cách mạng, chống phá nhà nước. Đi xem xử án cũng sợ bị công an bắt kết tội gây rối trật tự công cộng…Nỗi sợ nhiều đến nỗi kẻ không muốn ở Việt Nam có “cách mạng hoa nhài” thấy dân tình sợ nhiều quá cũng rung đùi, cười thầm chế nhạo “có mà hoa cứt lợn”, người muốn cũng thất vọng than thở : “bao giờ người dân phải vượt qua nỗi sợ hãi mới có được cuộc cách mạng dân chủ”. Giờ đây lại thêm nỗi sợ của một người viết bài sợ người khác đọc, comment phải khóa blog. “Chủ” của các nỗi sợ ở trên đa phần là những người thấp cổ bé họng không nói làm gì, nhưng một người mà sơ lược tiểu sử thấy toàn những từ đại loại như “giành được”, “là người đầu tiên”, “được vinh danh”nhìn chóng cả mặt, nói thì rặt những lời nổi tiếng mà cũng phải sợ thì có lẽ phải tìm rõ căn guyên. Bài viết “Về sự sợ hãi” là một bài viết ngắn nêu thái độ của Ngô Bảo Châu đối với Cù Huy Hà Vũ và phiên tòa xử ông. Trái với truyền thống: những người làm toán vốn rất kiệm lời (để diễn đạt một ý nào đó họ thường chọn câu có ít từ nhất), chỉ để thể hiện mức độ hâm mộ với Cù Huy Hà Vũ tác giả đã phải dùng tới cụm từ dài lê thê : “không đặc biệt hâm mộ”. Có thể là quen với lối hành văn phương Tây tác giả đã dùng cụm từ này thay cho các cụm từ đồng nghĩa với nó là “không hâm mộ lắm”. Trong tiếng Việt để đánh giá mức độ, tính chất một cách chung chung, mơ hồ người ta thường thêm hai từ “không”, “lắm”vào trước, sau nó. Chẳng hạn những nhận xét “không tốt lắm”, “không đẹp lắm”,.. đều là chung chung có thể hiểu là vừa tốt vừa xấu. Chính vì vậy bài viết đã thể hiện thái độ không rõ ràng, chung chung về Cù Huy Hà Vũ. Một người mà bất kỳ một ai quan tâm đến chính trị đều biết rõ. Hơn nữa đây lại là thái độ của một nhà toán học (môn học đòi hỏi sự chính xác, lô gíc trong suy luận), là thái độ của một người vừa được nhà nước tặng cho một căn hộ đối với một người bị quy tội là “chống phá nhà nước”. Đối với các lý lẽ của Cù Huy Hà Vũ tác giả cũng có những nhận xét tương tự như vậy. Cuối bài viết ông có phê phán phiên tòa nhưng lại không dám chỉ đích danh những kẻ thủ phạm làm mất thể diện quốc gia, tổ chức những phiên tòa cẩu thả, nhạo báng pháp luật . Phải nói rằng ở Việt Nam từ giữa năm 2010 đến nay Cù Huy Hà Vũ, Ngô Bảo Châu đều là những nhân vật nổi tiếng. Cù Huy Hà Vũ đã hai lần kiện thủ tướng, công khai đòi xóa bỏ điều 4 hiến pháp khi trả lời phỏng vấn báo chí ngoại quốc. Bênh vực cho dân oan Cồn Dầu. Ngoài nước, công luận quốc tế ca ngợi, bênh vực ông. Trong nước, hình ảnh ông là hình ảnh của một người yêu nước, dũng cảm, bộc trực, bênh vực dân nghèo. Ngô Bảo Châu là người Việt Nam đầu tiên giành được giải thưởng Fields, nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam phong học hàm giáo sư. Tất nhiên ông được cả trong, ngoài nước đều ca ngợi hết lời. Cùng là nổi tiếng nhưng ảnh hưởng của họ với chế độ lại hoàn toàn khác nhau. Cù Huy Hà Vũ đòi xóa bỏ điều 4 hiến pháp mà bỏ điều 4 là bức tử chế độ độc tài là tự sát (như lời chủ tịch Nguyễn Minh Triết), ngược lại sự thành danh của Ngô Bảo Châu lại được nhà nước vơ vào, lợi dụng để đánh bóng chế độ, ru ngủ đánh lạc hướng đấu tranh đòi tự do dân chủ của thế hệ trẻ duy trì chế độ độc tài. Chính vì vậy họ cũng được những người lãnh đạo của chế độ dành cho những đối xử khác nhau. Khi Cù Huy Hà Vũ hết bị “phá bỏ bức tường rào vì phạm luật xây dựng” sau lần kiện thủ tướng đầu tiên đến bị bắt vì “hai chiếc bao cao su đã qua sử dụng” và gần đây bị kết án 7 năm tù trong một phiên tòa mà bản án đã được định sẵn, thì Ngô Bảo Châu khi về nước được đón tiếp rầm rộ quá mức, được phó thủ tướng đích thân tới thăm nhà, được tặng một căn nhà công vụ trị giá 12 tỷ VNĐ ở tòa nhà Vincom và gần đây lại được bổ nhiệm chức vụ giám đốc khoa học của viện nghiên cứu cao cấp về toán. Bài viết “Về nỗi sợ hãi” của Ngô Bảo Châu là bài viết của người nổi tiếng về người nổi tiếng tránh sao khỏi những so sánh giữa hai người có những điểm gần như trái ngược của độc giả. Nó nhận được nhiều comment có nội dung trái ngược nhau cũng là lẽ tất nhiên trong đó có những câu nếu coi nó là những lời chửi rủa, thóa mạ cũng không có gì là lạ. Ở hoàn cảnh của Ngô Bảo Châu hiện thời, rất có thể ông viết bài “Về nỗi sợ hãi” trong tâm trạng sợ hãi. Khi có quá nhiều comment ông cũng sợ hãi. Sợ hãi vì không đọc hết, vì những comment trái chiều. Những comment công kích nghe thì khó chịu, còn những comment vuốt ve, tán đồng ca ngợi có khi lại làm cho “thế lực chính nghĩa” hiểu nhầm ông là “thế lực thù địch”. Xung quanh bài viết của ông cạnh những bài phản biện, cũng có những ca ngợi, những bênh vực, thông cảm cho ông. Bài viết “Ngô Bảo Châu và sự sợ hãi” là một bài viết của một người “biết đọc” bài “Về nỗi sợ hãi”thuộc dạng đó. Nhưng đọc kỹ thì thấy: bênh vực, thông cảm cho ông chỉ là phương tiện để tác giả đạt tới một mục đích khác. Tranh luận với tác giả đã có nhiều bài viết đề cập đến, nên chỉ xin trích một số câu trong bài viết để thấy rõ mục đích đó. Phần bình luận về thái độ của Ngô Bảo Châu đối với Cù Huy Hà Vũ trong bài viết “Về sự sợ hãi” tác giả viết “Dù đã ngợi ca Cù Huy Hà Vũ là “một con người không tầm thường… như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ… nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này”(theo tôi, viết như thế cũng đã “thổi” Cù Huy Hà Vũ quá lời rồi). Ông cũng đã tung một nhát búa cho chính quyền “không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”. Thế nhưng chỉ một câu thổ lộ “không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ”, Ngô Bảo Châu đã chạm vào sự sùng tín, chọc tức các “nhà dân chủ” đang dựng tôn thần tượng Cù Huy Hà Vũ như… lãnh tụ!”. Thể hiện thái độ của mình về Cù Huy Hà Vũ tác giả vờ ca ngợi để rồi hạ giọng mai mỉa : “Tôi quí, thích, trọng và phục cái khí chất hiên ngang trước tòa của ông. Nhưng đến khi nghe ông tuyên bố hùng hồn “tổ quốc và nhân dân Việt Nam nhất định phá án cho tôi” thì thú thật không nhịn cười được”. Với những comment trái chiều tất nhiên không tránh khỏi quá lời tác giả đưa cả vào một “rọ dân chủ” và chửi lại cho một trận với ngôn ngữ chua ngoa, hàng tôm, hàng cá không kém: “Những tổ hội phe nhóm khoác danh “dân chủ” tôi thấy, nói một cách hình tượng như ai đó từng ví: vẫn chỉ toàn là thứ “dân chủ sùi bọt mép”! Trông đợi gì ở những “nhà dân chủ” mà mở miệng là chửi bậy, viết đi viết lại cũng chỉ dăm câu đại loại “Đèo mạ cái thứ nực cười ….muốn ỉa quá!”… Đọc và nghe những thứ này, thú thật tôi thấy xấu hổ cho hai chữ “dân chủ”. Khoác danh dân chủ, đòi đấu tranh cho dân chủ nhưng hễ ai nói ngược nhìn khác là mắng xả thóa mạ bằng thứ ngôn từ hàng chợ, chửi xỉa một vị giáo sư khả kính vừa đoạt giải Nobel toán học là “giáo sư cừu gặm cỏ”. Chẳng lẽ cái gọi là “dân chủ Việt” đến thế này sao?”. Cuối cùng là gửi một thông điệp cho phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam kèm theo răn đe: “Không biết Ngô Bảo Châu đã hoặc sẽ viết luận gì về “dân chủ”. Còn với tôi, đã vài lần nhắc đi nhắc lại câu này: Nếu chỉ với những kiểu lối “dân chủ” Việt như thế thì đừng mơ gì một hiệu ứng hoa nhài hay hoa… cứt lợn!”. Như vậy mục đích chính của bài viết là: không phụ họa được để kết tội vuốt đuôi thì làm giảm bớt uy tín Cù Huy Hà Vũ hòng gỡ gạc chút ít cho thể diện của phiên tòa và đả kích tất cả những ai đã ca ngợi ông.
Phiên tòa ngày 4/4 là một phiên tòa để xét xử một người có tội. Nhưng thật trớ trêu nó lại bị dư luận trong ngoài nước kết cho rất nhiều tội: vi phạm pháp luật, nhạo báng công lý, bản án đã định sẵn, cẩu thả, nửa công khai nửa bí mật, xử cho xong việc,…. Nó cùng với bản án kết tội Cù Huy Hà Vũ đã bị nhiều tổ chức quốc tế phản đối. Phản ứng của nhà nước ViệtNamlà ngoài việc cho người phát ngôn đọc lại những lời phát ngôn đã sáo mòn, chày cối: “xét xử theo đúng pháp luật… không can thiệp nội bộ”, các phương tiện truyền thông khác của nhà nước đều im hơi, lặng tiếng. Phải chăng bài viết “Ngô Bảo Châu và sự sợ hãi”là một lời “bào chữa” cho phiên tòa này?
4/2011 TRẦN HOÀNG LAN
Response to Lời “bào chữa” cho một phiên tòa
Ngô Bảo Châu thực ra là một trí thức tội nghiệp. Ông quá tự tin vào mình mà không lường hết khả năng cuả thiên hạ. Mỗi người sinh ra đều có một tài năng sở trường riêng, một lĩnh vực chuyên môn được siêu thăng hoá đến đỉnh cao cuả nó. Trời đã sinh ra Chu Du thì lại có Gia Cát Lượng. Đã có gia Cát Lượng thì lại có Tư Mã Ý. Có Tư Mã ý thì lại có Tào Tháo v.v… anh hùng kiềm anh hùng, tiểu nhân kiềm tiểu nhân, mỹ nhân kiềm mỹ nhân là chuyện xưa nay thường vẫn thấy. Hàn Tín tài ba lỗi lạc như vậy mà cũng không thoát khỏi lưỡi đao cuả anh chàng Lưu Bang dốt nát i tờ hơn cả ông Nguyễn Tấn Dũng y tá. Họ lưu là một đình trưởng thu thuế viết không thông đọc không thạo, trình độ văn hoá rất kém cũng có thể luồn dây xỏ mũi được Hàn nguyên soái. Ngô Bảo Châu cùng 3 kỳ tài khác đã đoạt huy hiệu vẻ vang về toán trong năm 2010 là niềm vùi hồ hởi cho người Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam trước nguy cơ bị diệt vong, thoi thóp trên dòng sông cuả văn minh nhân loại thì vội vàng túm ngay lấy một thanh củi hào quang chói lọi là Ngô Bảo Châu mới được thế giới vinh thăng, tưởng làm một cái phao hữu hiệu cứu chế độ? Nhưng thiên hạ bây giờ người ta cũng khôn chán và họ đã công kích lại cái phao mong manh cuả chế độ chính là Ngô Bảo Châu. Những lời phát biểu cuả Ngô Bảo Châu không thể bào chưã khéo léo cho toà án Hà Nội, cũng như bộ chính trị đảng mà ngay chính cả Ngô Bảo Châu cũng bị vạ lây vào vòng chơi nguy hiểm trên sông trường giang khi lòng người sôi sục…Thật đáng tiếc cho công lao hiếu học cuả ông Ngô Bảo Châu, cái huy hiệu Fields trị giá 15 ngàn dollar Canada khuyến khích cho tương lai là giải Abel giá trị 1 triệu dollar coi như là giải Nobel trong toán học.
Nhưng Ngô bảo Châu không cần phải cố gắng hơn nưã để đoạt giải Abel chừng một triệu dollar thì thủ tướng Dũng đã nhanh nhảu trao tặng trước một căn nhà sang trọng chừng 1 triệu dollar rồi.
Cuộc chơi này quả thật nguy hiểm cho uy tín và thanh danh cuả nhà toán học trẻ trung cuả chúng ta và Ngô Bảo Châu đã trúng mưu, kế tiếp là những phát biểu nưả nạc nưả mỡ đã bị thiên hạ phản hồi mà buộc phải đóng cưả blog: ” Thích Học Toán” vì chính ông đã sợ hãi những comment khắp nơi tới tấp gửi về làm ông đau lòng, mệt mỏi.
Thành ra cái giá hồ hởi ban đầu tổ chức đón rước huy hiệu toán học vinh quang bây giờ thành nguội lạnh chỉ còn một nưả. Thật đáng tiếc cho một thiên tài nhưng ngây thơ về trường đười và sự từng trải. Theo tôi Ngô Bảo Châu nên tìm mọi cách chinh phục lại tấm lòng yêu thương quý trọng cuả đồng bào ông chứ không phải làm đẹp lòng nhà nước cộng sản. Ông đã tính sai nước cờ, giỏi tính trong toán học nhưng không giỏi tính cho cuộc đời, uy tín, danh dự và tương lai cho mình…? Mong ông sớm nhận ra vấn đề bằng chính bộ óc thông minh cuả mình.
14.4.2011 Lu Hà