Wednesday, April 27, 2011

Mất gì ngày 30 Tháng Tư?

Ngô Nhân Dụng

Từ giữa thế kỷ 20 môn kinh tế học mới bắt đầu chú ý đến luân lý như một tài nguyên; có người gọi thẳng là Love (tình thương), có người gọi là Civic spirit hoặc Civic Culture (tinh thần công dân), hoặc như Albert O. Hirschman từ năm 1970, gọi chung là các tài nguyên tinh thần (moral resources).
Gọi là một tài nguyên, người ta công nhận nó giống như một thứ “Vốn” chung của xã hội, nó có thể giúp gia tăng của cải, sẽ sinh lợi không khác gì các thứ vốn như tiền bạc, đất đai, hiểu biết, vân vân; và nó cũng có thể bị phí phạm, hao mòn, hay được làm cho đầy, cho phong phú thêm.
Dần dần, hầu hết các nhà kinh tế đã đồng ý “tài nguyên tinh thần” rất quan trọng, nên giữ gìn và phải học cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Một thứ tạo nên tài nguyên tinh thần là Niềm Tin (Trust) trong xã hội. Kinh tế chỉ có thể phát triển nếu mỗi người ký một hợp đồng có thể tin rằng phía bên kia sẽ hết sức thi hành bản hợp đồng đó. Ngay cả những doanh nhân không thích ký hợp đồng, nhưng họ biết đang làm ăn những người đáng tin (quân tử nhất ngôn), khi bắt tay nhau là họ có thể tin nhau rồi, thì việc kinh doanh của họ rất phát đạt. Các Hoa kiều hải ngoại hay làm ăn kiểu đó. Nhưng nếu niềm tin được bảo vệ bằng các định chế chính thức của xã hội, như luật lệ, hệ thống tư pháp sạch sẽ và tòa án công minh, thì thứ tài nguyên đó sẽ giúp cho kinh tế phát triển rất mạnh. Chỉ khi nào chứng kiến những xã hội lạc hậu về kinh tế vì người dân không ai dám tin ai mà cũng không nghĩ người khác sẽ tin mình, thì mới thấy thiếu niềm tin là mất một tài nguyên kinh tế rất quan trọng. Trong các xã hội lạc hậu, mọi người sống ích kỷ không nghĩ đến người khác, không có lòng tôn trọng công ích hơn tư lợi, thì nền kinh tế không thể nào phát triển cao được; vì mọi người khó cộng tác với nhau.
Tại sao có những xã hội mà người ta tạo được tài nguyên tinh thần rất giầu, còn nhiều xã hội thì không? Tài nguyên tinh thần cần được gieo giống, rồi được tưới tẩm, hết thế hệ này sang thế hệ khác. Muốn hiểu diễn trình cấu tạo nên tài nguyên tinh thần, có thể dùng một phương pháp kinh tế học là Game Theory (Lý thuyết Trò chơi). Một câu chuyện nổi tiếng là Chuyện Hai Người Tù (The prisoners dilemma). Ðại khái, có hai người bị bắt, nếu cộng tác với nhau cùng khai vô tội thì sẽ được bị án rất nhẹ, còn nếu nếu phản phúc thì cả hai sẽ bị án nặng nề. Nhưng hai người tù không tin được nhau. Khi suy xét một cách thuần lý, cuối cùng mỗi người tù thấy chọn đường phản phúc thì có lợi nhất, mặc dù cả hai đều bị thiệt. Trong xã hội, mọi người đều biết suy nghĩ như thế. Ðiều này trái ngược với nhận xét chung là trong rất nhiều xã hội người ta vẫn tin tưởng nhau, vẫn cộng tác với nhau. Làm cách nào giải thích được hiện tượng nghịch lý này?
Các nhà nghiên cứu kinh tế và xã hội học đã thấy là có một cách để bảo đảm một người sẽ không phản phúc, là tiếng tăm. Nếu anh bị mang tiếng là hay phản phúc thì sẽ bị mọi người ruồng bỏ, không ai tin anh nữa, đó là một hình thức trừng phạt. Một “định luật” được công nhận là khi một người tham dự vào “nhiều cuộc chơi lập lại rất nhiều lần” (repeated games) thì dần dần họ sẽ sợ bị người chung quanh trừng phạt, do đó sẽ chọn hành vi cộng tác để được tín nhiệm. Có những điều kiện giúp cũng có luật chơi tín nhiệm này: Số người tham dự nhỏ (trong một xóm ai cũng biết ai, phản phúc là tự loại mình); hoặc thông tin về hành vi của mọi người đều dễ phổ biến cho tất cả biết (không cấm tự do thông tin, không có những quyết định trong các phiên họp bí mật); và các người tham dự biết giá trị của những lợi ích tương lai chứ không chỉ chú tâm đến hiện tại. Khi xã hội đã thiết lập được một hệ thống trừng phạt và tưởng thưởng như thế, niềm tin chung sẽ gia tăng. Nếu ngược lại, có lúc hệ thống tưởng thưởng và trừng phạt này bị phá vỡ vì xã hội theo những luật chơi mới, niềm tin sẽ tan mất. Muốn lập lại, phải bắt đầu cuộc chơi lại từ đầu, xây dựng niềm tin lên dần dần, mất nhiều thời gian.
Trước Hirschman có người đã nhận xét rằng Niềm Tin là “một thứ tài nguyên càng sử dụng thì càng giầu hơn chứ không bị hao mòn; nhưng nếu không được đem dùng thì nó sẽ dần dần tiêu tán.” Nó cũng giống như một kỹ năng (skill), chẳng hạn tài chơi đàn, hay nói được một tiếng ngoại quốc. Nó cũng không hiếm hoi như quặng mỏ hoặc trình độ giáo dục.
Albert Hirschman đưa ra một cách nhìn mới. Ông nhận thấy có hai trường hợp khiến tài nguyên tinh thần có thể bị hủy hoại: Một là khi nó không được dùng tới, sẽ hao mòn đi, như người khác đã thấy. Hai là nếu nó bị sử dụng nhiều quá, quá khả năng cung cấp của loài người, thì cũng sẽ giết chết nó.
Hirschman (năm nay 96 tuổi) đã nhìn thấy, từ 1970, 80, tình trạng tài nguyên tinh thần bị hao mòn hay bị hủy diệt, trong cả hai hệ thống kinh tế tư bản và cộng sản. Trong kinh tế tư bản, người ta không chú ý vận dụng tài nguyên tinh thần, vì rất khó đo lường để đưa nó vào phương trình kinh tế. Cho nên, tài nguyên tinh thần có thể bị hao mòn (atrophy) vì mọi người chỉ lấy lợi nhuận làm thước đo thành công. Nếu niềm tin còn tồn tại trong thế giới tư bản, đó là nhờ các định chế pháp luật và các quyền tự do dân chủ, chúng bảo đảm những người cộng tác được thưởng, kẻ phản phúc bị trừng phạt.
Trong hệ thống kinh tế cộng sản thì ngược lại. Họ tận dụng tài nguyên tinh thần, cổ động niềm tin vào chủ nghĩa, vào khả năng giới lãnh đạo; họ không coi niềm tin giữa các cá nhân là quan trọng như một tài nguyên tinh thần; vì tất cả đã được thay thế bằng niềm tin chung vào chủ nghĩa cộng sản. Chỉ cần động viên niềm tin vào đảng cho vững chắc là mọi chuyện sẽ thành tựu. Nhưng hệ thống kinh tế và chính trị cộng sản cổ động niềm tin quá khả năng cung cấp của tất cả mọi người, nhất là các đảng viên. Họ đưa ra những khẩu hiệu, như “Con người mới” của Fidel Castro, “Tự chủ” của Kim Nhật Thành. Ðiều nguy hiểm là sự thành công của cả hệ thống lại tùy thuộc vào tài nguyên tinh thần này. Cho nên họ đòi hỏi, “muốn có xã hội cộng sản phải có con người cộng sản.” Mà một mẫu người lý tưởng theo kiểu các tôn giáo vẫn đề cao như thế thì chỉ có trong tưởng tượng, không xã hội loài người nào đạt được. Hậu quả là hệ thống kinh tế cộng sản tạo ra một xã hội sống giả dối, dùng nhiều mặt nạ khi sống với nhau. Lối sống đó tất nhiên phá hoại tất cả tài nguyên tinh thần. Tình trạng tài nguyên tinh thần bị hao mòn là một phần nguyên do đã gây ra hậu quả kinh tế trì trệ rồi sụp đổ.
Ðảng Cộng Sản ở hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã “đổi mới kinh tế.” Họ đã khai thác ngay được một thứ tài nguyên lớn, là sức người. Chỉ cần họ nới lỏng guồng máy kiểm soát kinh tế; cứ cho người dân được thêm một chút tự do làm ăn là khả năng sản xuất của người ta chắc chắn sẽ tăng lên. Nhưng cả hệ thống chính trị của hai nước vẫn chưa nghĩ đến chuyện khôi phục lại các tài nguyên tinh thần đã bị mất. Ngược lại, việc họ tìm cách bảo vệ quyền lợi các đảng viên bằng hệ thống tham ô toàn diện còn làm cho các tài nguyên tinh thần bị hủy hoại mạnh và nhanh hơn trước. Tình trạng đạo đức giả chỉ tăng lên chứ không giảm đi, vì nó thể hiện từ cấp cao nhất: lý thuyết, tư tưởng chính thức của guồng máy cai trị. Họ vẫn nói đi theo chủ nghĩa Cộng Sản, nhưng trong thực tế họ pha trộn một hệ thống tư bản thời hoang dã với một chế độ công an trị thời phát xít. Miệng đề cao công ích nhưng ai cũng chỉ lo vơ vét tư lợi. Tham ô và nhũng lạm quyền hành được phơi bầy công khai, trâng tráo, trong khi nhà nước vẫn hô hào chống tham nhũng. Tài nguyên tinh thần đã bị phá hoại toàn diện chứ không phải chỉ bị hao tổn như khi còn theo kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Một độc giả Người Việt mới viết cho tòa soạn kể chuyến đi thăm quê hương mấy tháng. Vị độc giả nhận thấy guồng máy chính quyền bóc lột dân; chuyện đó nhiều người đã nói. Nhưng ông (hay bà) còn thấy, “người dân cũng bóc lột lẫn nhau vô tội vạ, đối xử với nhau bằng những cái mặt nạ nhân nghĩa giả dối trơ trẽn!”
Hồi đầu Tháng Ba năm 2011, ký giả Carl Robinson sau khi thăm Việt Nam, mới nêu một nhận xét: “Sau gần 60 năm cai trị của đảng Cộng Sản ở miền Bắc và hơn 35 năm ở miền Nam, tất cả người Việt Nam ngày nay theo chủ nghĩa cá nhân tột cùng. Thay vì tinh thần hướng về cùng một mục đích chung và đoàn kết với nhau thì bây giờ ai cũng chỉ lo cho bản thân mình, như tâm trạng sauve qui peux (ai chạy được thì thoát, tiếng Pháp trong nguyên văn)...” Robinson cho biết ông đã đi khắp nơi, gặp rất nhiều người ở Việt Nam trong 18 tháng trời.
Không biết Carl Robinson có đọc Albert O. Hirschman hay không, nhưng ông mô tả tình trạng ở Việt Nam hiện nay giống hệt điều mà nhà kinh tế đã nêu ra trước đây mấy chục năm: Lạm dụng tài nguyên tinh thần sẽ hủy hoại nó. Ông kể đã thấy người Việt Nam được đảng và nhà nước đối đãi giống như các học sinh trong các trường mà trong đó các vị giáo sĩ dạy trẻ những quy luật không bao giờ được ai theo cả: “Tất cả mọi người được coi như trẻ nít, được học giáo lý suốt ngày bằng những khẩu hiệu, các ngày lễ lạt, các giấc mơ vĩ đại. Khi tôi than phiền với một số người ở một thành phố ven biển gần đây về những bài phát thanh tuyên truyền mỗi sáng, một người cười lớn nói, Ðó chỉ là tuyên truyền thôi; chúng tôi không bao giờ nghe cả!”
Ðó là một cách tiêu diệt tài nguyên tinh thần một cách có hệ thống. Muốn xây dựng lại được vốn liếng tinh thần mà tổ tiên đã xây dựng trong mấy ngàn năm trước người Việt Nam biết sẽ phải làm gì. Phải thay đổi cách sống chung với nhau, tất cả mọi người. Một chế độ đã hủy hoại tài nguyên tinh thần của dân tộc hơn một nửa thế kỷ qua, không có lý do gì để tiếp tục việc tàn phá đó nữa.
Không phải ai cũng ở Việt Nam lâu ngày, được đi nhiều, thấy nhiều, gặp gỡ và chứng kiến nhiều cảnh sống để kết luận như ký giả Robinson. Nhưng chắc phần lớn mọi người quan sát đời sống ở nước ta hiện nay đều thấy nền tảng tinh thần, đạo đức đã bị xói mòn khá nặng nề trong mấy chục năm qua. Ðó là một sự mất mát lớn.
Tài sản mất sẽ tạo lại được. Của cải mất rồi có lúc lại làm ra, khá nhanh. Tự do bị mất, mất rất nhanh, ngay lập tức sau ngày 30 Tháng Tư, nhưng thế nào cũng sẽ đòi lại được, cũng không lâu lắm đâu. Nhưng có một thứ đã mất mất, mất từ từ chậm chậm; mà muốn phục hồi được rất khó, đó là nền tảng tinh thần của xã hội. Cái vốn tinh thần phải hàng ngàn năm mới dựng lên được. Khi muốn phá, chỉ cần một thế hệ cũng đủ. Muốn dựng lại, cần vài ba thế hệ mới hy vọng xong.
Vậy chúng ta đã mất gì sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975? Nếu nhìn lại lịch sử cả nước Việt Nam thì câu hỏi không còn là ngày 30 Tháng Tư nữa. Bởi vì chỉ có người Việt ở miền Nam bắt đầu thấy các tài nguyên tinh thần bị xói mòn từ ngày đó; còn đồng bào ở miền Bắc đã bị mất mát như vậy từ một phần tư thế kỷ trước, tính đến nay hơn 60 năm rồi.

http://www.nguoi-viet.com 

--------------------------------------

ĐCSVN hiện nay đã lộ rõ bản chất của một lũ côn đồ.

Điều hành quốc gia theo kiểu dân chợ búa


CS là loài dã thú đội lốt người !

 Công An thực tập đạo đức Hồ ly tinh ( chủng loại chồn lùi )
 -------------------------------------
 Bùi Chát - Giấy Vụn và Tự Do Xuất Bản

Dân Làm Báo - Cộng tác viên của DLB đã liên lạc với ông YoungSuk "Y.S." Chi, chủ tịch Hiệp Hội Xuất Bản Quốc Tế (IPA), Trưởng ban tổ chức Dr. Ana Maria Caballenas, ông Alexis Krirorian - giám đốc điều hành IPA, và ông Bjorn Smith-Simonsen - chủ tịch Uỷ Ban Tự Do Xuất Bản của IPA để tìm hiểu và phỏng vấn về giải thưởng Tự Do Xuất Bản mà IPA vừa trao cho nhà thơ Bùi Chát, người sáng lập và điều hành nhà xuất bản độc lập Giấy Vụn. DLB xin gửi đến quý bạn đọc.

Bùi Chát. Một vần và một người, giữa đám đông mình

Vũ Đông Hà (danlambao) - Tôi đọc Bài thơ một vần của Bùi Chát nhiều lần, trong nhiều ngày khác nhau, ở những không gian khác nhau. Những khác biệt về thời gian, nơi chốn vẫn luôn mang lại cho tôi cùng một cảm giác. Mỗi lần như thế, tôi dừng lại lâu, không phải ở một bài thơ, một câu viết. Tôi dừng lại ở trang bìa. Ở đấy, thể hiện được cảm giác của tôi khi đọc những bài thơ bên trong của Bùi Chát.


Tự do ngôn luận thời XHCN

Người Buôn Gió - Lâu lắm rồi mới đến chơi nhà ông đồ gàn. Thật ra đó là một ông giáo già về hưu, ngày trước mình hay qua nhà ông trao đổi sách với nhau. Đến nơi ông hỏi dồn dập:
- Mày biết vụ thằng Vũ con ông Huy Cận chứ, xử 7 năm cơ đấy. Chỉ cái tội nói lên sự thật.


Đơn tự thú của sinh viên Nguyễn Anh Tuấn yêu cầu được khởi tố chính mình

Cù Huy Hà Vũ : Tổ quốc và Nhân dân sẽ phá án cho tôi !
Một sinh viên Học viện hành chính tại Hà Nội tự làm đơn yêu cầu viện kiểm sát khởi tố chính mình vì đã "tàng trữ" những tài liệu của TS. Cù Huy Hà Vũ. Đó là bạn Nguyễn Anh Tuấn, sinh năm 1990, hiện đang là sinh viên năm 3 học viện hành chính quốc gia .


Những cội thông già

Phạm Trung (bạn đọc Dân Làm Báo) - Tấm hình này tôi scan trong cuốn lịch nội bộ năm 2010, nơi hãng tôi làm việc, do hãng in và phát cho công nhân viên mỗi năm. Không biết người chụp tấm hình này nghĩ gì? Người thưởng thức thấy gì?


Đại Vệ Chí Dị 2011

Nước Vệ, Sản triều năm thứ 66 Tân Mão, niên hiệu Hùng Dũng Sang Trọng.
Từ xưa đến nay triều đình Đại Vệ vẫn thường tuyên bố chủ quyền Quốc gia với hai quần đảo nằm xa xa ngoài Đông Hải. Nói là chủ quyền cho vui vậy chớ toàn thể dân chúng biết tỏng tong trong bụng đó chỉ là thứ chủ quyền trên giấy má bản đồ và trên miệng mép ngoại giao thôi chứ thực quyền biển đảo đã rơi vào tay vương triều Bắc Quốc từ lâu rồi, chỉ còn sở hữu lác đác vào hòn đảo bé tí phía mạn nam Đông Hải. Cứ hễ ngư dân Đại Vệ ra đó đánh cá làm ăn thì bị tấn công, bắt cóc, đòi chuộc bằng ngân lượng, triều đình sợ hãi không dám gọi tên húy sợ phạm thượng mà phải né tránh chỉ dám mở mồm bảo là “nước lạ”.


Đánh đĩ nuôi con

Nhân Ngày Quốc hận - Tháng Tư đen (30/4/1975), gửi Dân Làm Báo 2 bài thơ XHCN - Đánh đĩ nuôi con và Nếu Ta Ươn Hèn.
Nhà báo Trần Quang Thành


Thông tin công ty Kumho

Kính gửi danlambao bảng thông báo làm lể của công ti Kumho. Công ti tính sai lương ngày lễ 30-4-2011 , 1-5-2011. Ngày lễ 1-5 trùng vào chúa nhựt, nếu đi làm việc ngày thứ hai 2-5 thì phải tính lương 300% chứ không thể 200% được. Công ti cố tình ghi là chuyển ngày nghĩ hàng tuần sang thứ hai đễ ăn gian lận tiền của công nhân 100% một ngày lương. Lương Kíp B ngày 30-4 và 1-5 tính 500% cũng là sai. Đây là cách công ti ăn gian một cách khéo léo theo cách những ông nhà nước Việt Nam.


700 tỷ đồng vô ích

Vũ Nhật Khuê ( danlambao) - Đó là số tiền tốn cho việc bầu cử đại biểu quốc hội vào ngaỳ 22.5 sắp đến. Con số thật chi cho việc bầu cữ sẽ cao hơn con số này.


Niềm vui 30/04 không được trọn vẹn

Nguyễn Hướng Đạo - blogger Con Mắt Thứ Ba (conmatthuba) - Chẳng biết đây là tin vui hay tin buồn: 49 người dân Đà Nẵng trốn chạy sang Thái Lan đã được cấp quy chế tị nạn (1). Dường như, Cao Ủy tị nạn Liên Hợp Quốc quá quen thuộc với những người mang quốc tịch Việt Nam đến với cơ quan này. Còn nhớ, sau ngày 30/04/1975, hàng triệu người Việt, chủ yếu từ miền Nam đã chạy ra nước ngoài. Từ đó, chưa bao giờ ngớt những tin tức về đồng bào phải trốn chạy sang quốc gia khác để xin tị nạn.


‘Chúa Chổm’ EVN không đủ tiền trả nợ

Trước các khoản nợ “khủng” bị công bố lên tới hàng nghìn tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực EVN thừa nhận là chưa thể thanh toán vào thời điểm này.


Dân chủ luôn luôn chiến thắng

Nguyễn Hưng Quốc - Trong bài “Tại sao cần dân chủ?”, tôi có nêu lên một luận điểm của Robert A. Dahl: các quốc gia có nền dân chủ cao không gây chiến với nhau. Tất cả các cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20, đặc biệt từ năm 1945 về sau, đều là chiến tranh giữa các nước độc tài hoặc giữa các nước độc tài và các nước dân chủ.


Như thế là ...

Người Buôn Gió - Có người cứ hỏi mình mấy hôm nay chỉ mỗi câu :  Này có khi ông Hải Điếu Cày chết rồi nhỉ ?


Thời cơ của một cuộc cách mạng

Nguyễn Trung Chính - Theo các nhà khoa học xã hội đã từng nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thế giới  quần chúng có đông đảo xuống đường làm thành một biển người đối kháng với bộ máy cầm quyền độc tài hay không sẽ tùy thuộc vào một yếu tố duy nhất: cảm nhận của quần chúng về khả năng thành công của một cuộc cách mạng.



Đừng có lộn xộn, chúng tao chưa ăn xong sao tới phiên tụi mày được ?

Lê Quốc Tuấn - Bao lâu nay, từ đông sang tây, đã có vô số các bậc thức giả từng lý giải các ưu khuyết, hơn thiệt giữa dân chủ, đa đảng và độc tài, độc đảng. Tuy nhiên, có thể nói chưa bao giờ công luận lại nhận được một lối lý giải "bình dân, dễ hiểu và dễ nhớ" như của ông thạc sĩ Hoàng Hữu Phước.


No comments:

Post a Comment