Friday, November 19, 2010

Innov Green (IG) – một bước chuẩn bị xâm lược kiểu mới?

Nguyễn Hữu Quý
image Từ ngày 16/11/2010 báo Vietnamnet đã trở lại với sự kiện các tỉnh biên giới nước ta cho các công ty IG thuộc các quốc tịch Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan thuê đất để trồng rừng trong thời hạn 50 năm.
Nên chăng, người Việt Nam hôm nay không thể trốn tránh sự thật được nữa, và cần phải nghiêm túc đặt ra câu hỏi, để qua đó, tìm cách khắc phục sai lầm, nhằm tránh để hậu thế mai này phải nói rằng, thế hệ của những người Việt trong khoảng thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI là những kẻ mang đại họa về cho đất nước, là những kẻ tham lam, bất tài, vô dụng…
Theo lối suy nghĩ ấy, xin được ra câu hỏi là:
1. Có phải hàng ngũ lãnh đạo cấp tỉnh (Chủ tịch, hoặc Phó chủ tịch UBND các tỉnh, ký các quyết định cho công ty IG thuê đất thời hạn 50 năm) là những kẻ thực sự ngu dốt?
2. Nếu không là những kẻ ngu dốt, thì có phải là đã bị mua chuộc bằng những đồng tiền mà IG hối lộ?
3. Bộ Nông Nghiệp, Bộ Tài nguyên - Môi trường và kể cả Chính phủ, liệu có vô can trong vấn đề này?

Không biết có phải do các yếu tố lịch sử hay không, nhưng đã là người VN, thường thì rất cảnh giác đối với tất cả những gì liên quan đến sự xâm lược từ bên ngoài, đặc biệt các yếu tố này lại xuất phát từ TQ. Chính vì vậy, việc để các công ty IG thuộc các quốc tịch Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan thuê đất để trồng rừng trong thời hạn 50 năm là việc làm rất khó hiểu.
Nhạy cảm với vấn đề này, chính vì vậy mà nhóm phóng viên Vietnamnet đã bỏ nhiều công sức để đưa đến độc giả cả nước thiên phóng sự hồi đầu năm và lần này vẫn đang tiếp tục; có thể nói, việc làm của các anh, các chị là rất đáng trân trọng.
Và hôm 17/11/2010 dưới tựa đề “Sự hoài nghi về dự án trồng rừng của Innov Green” [1]; bên cạnh nội dung quan ngại về tình hình này, bài báo còn kèm theo bức ảnh với lời minh họa: “Ông Lý Vì, Bí thư đảng ủy xã Hà Lâu: "Nhiều khu vực công ty Innov Green vào thuê toàn đất đá, cỏ cũng khó sống, thế mà công ty này vẫn muốn thuê... Chắc có vấn đề gì nữa chứ không chỉ trồng rừng đâu?".
Như vậy, đâu cần đến trình độ nhận thức của những vị luôn luôn đặt cho mình trọng trách và rao giảng “do dân, vì dân”; của các nhà hoạch định chiến lược… mà ngay cả một quan chức cấp xã vùng cao đã đặt ra nghi vấn; liệu thử hỏi, những người gọi là trí thức của đất nước, có mấy ai bảo rằng yên tâm với cách làm này?
Viết đến đây, ta không thể không nghĩ đến trận chiến đẫm máu tại cao điểm 1509 tại Thanh Thủy – Hà Giang [bây giờ đã thuộc về TQ và được gọi là Lão Sơn, cùng với khoảng 3700 chiến sỹ VN đang ở ngay trên mảnh đất quê hương nhưng đã là vong quốc]; mà blog của nhà văn Phạm Viết Đào mô tả, có đoạn như sau:
“Trong một số lần hiếm hoi, các đài duyên hải của lực lượng Hải thượng Tự vệ đội Nhật Bản dọc theo quần đảo Okinawa, đã phát hiện bắt được các làn sóng phát theo hình thức nhiễu loạn số từ đài phát vô tuyến có tọa độ xác định đặt trên đỉnh Lão Sơn.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, nếu xảy ra một trận chiến phi quy ước giữa Việt Nam và Trung Quốc một lần nữa, thì với hệ thống rada và đài phá sóng vô tuyến mạnh như vậy của Trung Quốc ở căn cứ Lão Sơn, khả năng toàn bộ hệ thống thông tin của lực lượng phòng không không quân tại miền Bắc của Việt Nam kể cả hệ thống thông tin của Hàng không dân dụng sẽ bị tê liệt ngay tức khắc; nếu bị quân đội Trung Quốc tiến hành gây nhiễu từ cụm đài của căn cứ này. Chưa kể đến lợi thế về mặt tác chiến pháo binh cũng như hỏa tiễn tầm xa, với vị trí Lão Sơn có khả năng khống chế quân đội Việt Nam trên một phần vùng miền bắc Việt Nam trong một cuộc chiến hạn định từ căn cứ quân sự lớn này” [2].
Như vậy, cùng với những động thái của Chính phủ đang cố tình triển khai dự án khai thác bô xít tại Tây nguyên, việc để cho các nhà thầu của TQ trúng thầu 90% các công trình trọng điểm quốc gia, những sai lầm trong trong điều hành nền kinh tế mà Vinashin mới chỉ là “cảnh báo đầu tiên” vân vân và vân vân, thì rõ ràng là, việc để cho Innov Green thuê đất trồng rừng trong thời hạn 50 là một thảm họa đã được biết trước.
Một đời người có thể sai lầm, một gia đình có thể sai lầm, nhưng một dân tộc không được phép mắc sai lầm!
Tương tự như thế, một chủ trương, một chính sách có thể sai lầm, nhưng đường lối lãnh đạo của một đảng độc quyền, lại đang cầm quyền không được phép sai lầm.
Không biết có phải vì sợ rằng hậu thế mai này sẽ trách thế hệ cha ông đầu thế kỷ XXI là bất tài vô dụng, mà những bộ óc hàng đầu VN hiện nay đã phải nhắn lại rằng: Dù không được chấp nhận, nhưng ít ra cũng lưu vào văn bản, lưu lại hậu thế rằng năm 2010 có một số nhà kinh tế đã nói như vậy, để hậu thế biết rằng, hóa ra đất nước cũng còn những trí thức không đến nỗi dốt nát” [3].
Vậy nên, trước mắt, chỉ có các Đại biểu Quốc hội Việt Nam đang tham dự kỳ họp thứ - khóa XII đang diễn ra ở Hà Nội, mới có thể trả lời được, rằng tương lai của dân tộc Việt Nam ta sẽ đi về đâu mà thôi!
N. H. Q.

--------------------------------------------

InnovGreen đã tạo “việc làm ổn định cho dân”?

Duy Tuấn - Trường Giang - Hoàng Sang
Công ty InnovGreen hùng hồn tuyên bố, mục tiêu chính trong việc đầu tư trồng rừng dài hạn tại Việt Nam là “đưa lại lợi ích cho người dân và chính quyền địa phương”. Khi mới triển khai được 3 năm, Cty IG Quảng Ninh lại có báo cáo rằng đã tạo công ăn việc làm “thường xuyên, ổn định” cho người dân với mức thu nhập khá cao (2,2 – 2,5 triệu/tháng). Tuy nhiên, thực tế không như vậy...


Trong báo cáo về “tình hình triển khai kế hoạch trồng rừng của Cty TNHH 1 thành viên InnovGreen Quảng Ninh” (Cty IG) gửi UBND tỉnh này vào tháng 12/2009 có đề cập đến vấn đề “đã tạo công ăn việc làm thường xuyên và ổn định cho người dân địa phương với thu nhập bình quân của người dân hàng tháng là 2,2 đến 2,5 triệu đồng”.
Trước đó, trong phần thuyết trình dự án tại Sở KHĐT Quảng Ninh ngày 9/2/2007, trước đông đảo các ngành chức năng, đại diện của Công ty GreenElite đã nói: Khi đầu tư trồng rừng nguyên liệu gỗ cao cấp tại Quảng Ninh sẽ đưa lại 5 lợi ích: Công ty; người dân bản địa; quốc gia (không ghi rõ là QG nào); thế giới và lợi ích cho chính quyền địa phương.
Đáng chú ý, vị đại diện của nhà đầu tư nước ngoài này còn nhấn mạnh, trong các lợi ích trên thì “mục tiêu chính của công ty là lợi ích cho người dân bản địa và lợi ích cho chính quyền địa phương”?
Những dòng chữ trong báo cáo của Công ty InnovGreen tại Quảng Ninh khiến những người có kiến thức kinh tế ít ỏi cũng không thể không đặt vấn đề. Bởi thông thường, vấn đề đầu tư để sinh lợi cho doanh nghiệp phải được đặt lên hàng đầu. Chẳng lẽ mang hàng trăm triệu USD đầu tư vào Việt Nam đầu, doanh nghiệp này nhắm tới mục tiêu chính như vây?
Thực sự mục tiêu chính mà lãnh đạo công ty có nguồn gốc nước ngoài vào thuê đất trồng rừng dài hạn tại Việt Nam này nói có đúng như vậy?
Làm thuê cho Cty IG thu nhập cao hơn lãnh đạo xã?
Chúng tôi mang thông tin trên đến tìm hiểu tại xã biên giới Hải Sơn, thuộc TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Hiện Công ty IG Quảng Ninh cũng đã tiến hành trồng hơn 400ha trong tổng số hơn 1000 ha được cấp phép tại xã này.
clip_image002
Dòng sông Ka Long phân định biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Bên kia sông là xã Na Lư, thuộc Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), còn bên này là các xã Bắc Sơn, Hải Sơn..., thuộc Móng Cái, Quảng Ninh. Ngay sát đường biên, tại xã Hải Sơn, Cty InnovGreen đã tiến hành trồng 400ha trong tổng số hơn 1000ha được cấp giấy phép đầu tư - Ảnh: Duy Tuấn
Ông Phùn Văn Huy, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Sơn (TP. Móng Cái, Quảng Ninh) đã phải bật cười khi đọc báo cáo “Tình hình triển khai dự án đến tháng 12/2009” của Cty IG Quảng Ninh.
Ông nực cười bởi vì với người dân ở địa phương ông, thu nhập bình quân mỗi tháng chỉ tính bằng con số trăm nghìn, thậm chí có người chỉ làm ruộng, bám vào rừng chỉ đủ ăn mà nay lại thấy có gần 100 người được Cty IG trả lương tháng lên tới 2,5 triệu.
Nếu đúng vậy thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc có gần 100 người nông dân trong xã có thu nhập bình quân cao hơn lương của ông và lãnh đạo xã (?!)
Ông Huy cho biết thực tế tại địa phương mình, khi dự án vào thì lúc đầu giúp được 20-30 người dân với kiểu làm thuê qua người trung gian. Hết vụ trồng rừng cũng có nghĩa là họ hết việc. Chỉ đơn thuần là người làm công, không có hợp đồng gì ràng buộc với công ty này.
clip_image003
Ông Phùn Văn Huy, Phó chủ tịch xã Hải Sơn: Được như báo cáo của Cty IG đã tốt. Thực tế làm gì có chuyện 60-80 người dân xã Hải Sơn có thu nhập như thế. Nếu vậy thì thu nhập của họ cao hơn lương của lãnh đạo xã à? - Ảnh: Trường Giang
Trong khi đó, tại bản báo cáo của Cty IG gửi UBND tỉnh Quảng Ninh tháng 12/2009 nói rõ đã tạo công ăn việc làm cho những địa phương mà dự án có mặt đều ghi rõ kết quả: Công ty đã tạo công ăn việc làm ổn định và thường xuyên cho người dân địa phương với mức thu nhập bình quân 2,3 đến 2,5 triệu đồng. Cụ thể tại xã Hải Sơn có 60-80 người được hưởng lợi ích như vậy.
Ông Huy cho biết: Làm gì có, chỉ có thời vụ thôi. Được thế thì đã tốt. Thỉnh thoảng mới được thuê trồng rừng. Hợp đồng làm ổn định lâu dài thì không có. Nếu đúng thế thì lương của dân trong xã cao hơn cả lương Phó Chủ tịch xã như tôi à?
Bản thân ông Huy là Phó Chủ tịch xã phụ trách trực tiếp lĩnh vực nông lâm nghiệp cũng biết rất ít thông tin về việc Cty IG vào trồng rừng trên địa bàn xã mình quản lý. Thông tin ông có được về Cty IG chỉ là công ty này được phép trồng 400ha trong trong tổng số hơn 1000ha đất rừng tại thôn Pò Hèn.
clip_image004
Tiểu khu 346 tại xã Hải Sơn, nơi công ty InnovGreen được phép trồng rừng lâu năm. Trong biên bản thẩm tra đất của các cơ quan chức năng ở Quảng Ninh có ghi: Nguồn gốc đất thuộc BQL rừng phòng hộ Móng Cái, là đất rừng tự nhiên, có phần được quy hoạch cho đất Quốc phòng - Ảnh: Duy Tuấn
Cuối năm 2008, cty này bắt đầu trồng rừng, nhưng mãi đến cuối 2009, ông mới được mời vào tham quan khu rừng trồng của cty này để “đi xem rừng nó trồng thế nào”!
Còn tại xã Quảng Thành (huyện Hải Hà), một địa phương nằm ngay cạnh Quốc lộ 18. Năm 2008, Cty này được UBND tỉnh Quảng Ninh cấp “sổ đỏ” thời hạn 50 năm với diện tích 80ha trong số 400ha dự kiến và đã tiến hành trồng rừng.
Anh Đặng Xuân Duy, Chánh VP UBND xã cho biết: “Dự án đã thực hiện 3 năm nhưng việc tạo công ăn việc làm cho dân địa phương thì chưa có gì. Ban đầu người dân không nắm được mục đích của dự án và họ sẽ được hưởng lợi từ dự án này. Người dân rất tiếc khi rừng cũ bị chặt hạ, vì đó là nơi họ thường vào lấy củi, lấy gỗ phục vụ cuộc sống”.
"Làm láo báo cáo hay"?
Không chỉ người dân không được hưởng lợi ích như trong báo cáo của Cty IG mà đến “nhà thầu” cũng phải kêu lỗ sau khi hợp đồng trồng rừng thuê cho Cty này. Thậm chí còn không được trả đủ tiền thưởng như đã hứa.
clip_image005
Trần Văn Hây, một người dân xã Hải Sơn: Tôi nhận khoán trồng rừng cho InnovGreen nhưng bị lỗ nên tôi không làm nữa. Sau đó lực lượng trồng rừng chủ yếu là người ngoài xã, dân chúng tôi làm gì được "việc làm ổn định", thu nhập 2,5 triệu/ tháng như báo cáo của công ty này. Làm láo báo cáo hay rồi? - Ảnh: Trường Giang
Năm 2009, anh Trần Văn Hây (thôn Lục Chắn, xã Hải Sơn) nhận tập hợp nhân công trồng rừng thuê cho cty này tại xã Hải Sơn. Hình thức là cty hợp đồng với nhà thầu, số nhân công làm thuê thì chỉ hưởng được tiền công theo ngày.
“Mình chỉ có hợp đồng giao khoán với cty thôi, không có hợp đồng lao động, có chuyện gì về lao động mình phải chịu. Cty giao khoán mỗi ha là 4 triệu đồng nhưng mà lỗ do tiền ăn và xăng xe cao nên tôi không làm nữa. Công việc chủ yếu là phát, dọn, trồng. Mỗi đợt mình thuê khoảng 20-30 người”, anh Hây nói.
Anh Hây tiếp tục cho biết: “Hơn 400 ha đã trồng thì chủ yếu người bên ngoài địa phương làm chứ trong xã không làm. Thực tế không như báo cáo của IG về tạo công ăn việc làm như anh nói đâu, bọn em đi làm ở đây nên biết. Thậm chí còn nói nhau nặng nề với nhân viên của công ty. Làm láo báo cáo hay rồi’.
clip_image006
Rừng bạch đàn của Cty InnovGreen tại xã Quảng Thành, huyện Hải Hà. Khu vực trồng rừng ở Quảng Thành gần với đường 340 đi lên cửa khẩu Bắc Phong Sinh, khoảng cách là 20 km, đi xuống đường 18 là 2km - Ảnh: Duy Tuấn
"Trong khoảng thời gian hợp đồng mà mình làm kịp thì Cty IG thưởng cho 5 triệu, nhưng khi mình hoàn thành thì bị trừ mất hơn 1 triệu. Nhiều lúc mưa gió công nhân phải nằm chờ trong rừng cả tháng, lấy đâu ra mà lãi nữa” – anh Hây nói.
Còn theo anh Nguyễn Viên Tuyền, cán bộ văn phòng UBND xã Quảng Thành, thì tại huyện Hải Hà (nơi có dự án trồng rừng của Cty IG) chỉ có anh từng là nhân viên chính thức của IG Quảng Ninh. Sau 2 năm làm việc, anh bị điều chuyển sang tỉnh khác, biết rằng sẽ không thể sống với mức lương 2,5 triệu, nên anh đã xin nghỉ.
Nói về hiệu quả kinh tế của việc trồng rừng theo “cách của Cty IG”, anh Tuyền cho biết: “Theo cảm nhận của tôi thì khó có thể lấy lại được nguồn vốn đầu tư trồng rừng vì đầu tư rất lớn. Sẽ khó thu hồi vốn chứ chưa nói đến lãi…”.
D. T. – T. G. – H. S.
Nguồn: Vietnamnet

Công ty Innov Green (IG) đã bắt đầu áp đặt… chủ quyền?

Nguyễn Hữu Quý
Sự kiện các tỉnh biên giới nước ta cho các công ty IG thuộc các quốc tịch Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan thuê đất để trồng rừng trong thời hạn 50 năm, được báo Vietnamnet làm thành “thiên phóng sự” dài kỳ, bắt đầu từ ngày 01/3/2010 đến 01/4/2010 còn chưa hết tranh cãi ngay tại nghị trường Quốc hội, thì hôm 16/11/2010 báo Vietnamnet đã trở lại đề tài này, điểm bắt đầu là Công ty Innov Green Nghệ An (http://vietnamnet.vn/xahoi/201011/innovGreen-dang-lam-gi-tren-bien-gioi-Viet-Nam-947654/).

Những “lưỡi bừa” kiểm soát trục đường 4

Trường Giang – Duy Tuấn – Hoàng Sang
Nhóm phóng viên VietNamNet đã đi dọc các tuyến đường độc đạo, là mạch máu giao thông của khu vực Đông Bắc để xem Công ty InnovGreen đang làm gì ở đó.
------------------------------
Nước Mỹ trước thảm họa xâm lược của Đại Hán - Những nguy cơ tham vọng của Siêu cường Bá quyền của mấy chú Ba à La Hán.
Famous Sex Espionage
 
Cuộc chiến tình báo Mỹ - Trung


Dongfan "Greg" Chung.

Một băng video của FBI tiết lộ, việc chuyển giao các tài liệu quân sự mật cho một điệp viên Trung Quốc trong tháng 2 năm nay đã cho thấy nước Mỹ đang phải chống chọi với thế giới ngầm của mạng lưới gián điệp nước ngoài. Băng video cho thấy Gregg Bergersen, quan chức ở Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ (DSCA), đã nhận tiền để trao thông tin quân sự mật của Mỹ cho gián điệp Trung Quốc Tai Shen Kuo.
Trong vụ án gián điệp này, Bergersen lĩnh án 5 năm tù, còn Kuo 15 năm tù. Cũng trong tháng 2/2010, một gián điệp Trung Quốc khác bị tuyên án 15 năm tù vì tội đánh cắp những bí mật nhạy cảm từ những cựu nhân viên của mình - làm việc cho hai tập đoàn hàng không lớn của Mỹ là Boeing và Rockwell International - và chuyển giao về.
Kỹ sư Dongfan "Greg" Chung, 73 tuổi, người Mỹ gốc Hoa, bị kết tội cung cấp những bí mật thương mại về tàu con thoi, máy bay quân sự và cả dự án tên lửa Delta IV của Mỹ cho phía Trung Quốc.
Chi Mak, cựu kỹ sư hợp đồng làm việc trong một cơ quan quốc phòng và người giúp trao tài liệu mật cho Chung, cũng bị tuyên án 15 năm tù giam vì tội chuyển giao công nghệ quân sự nhạy cảm cho Trung Quốc, trong đó bao gồm thông tin về tàu chiến, tàu ngầm hạt nhân v.v... của Mỹ.
Những vụ án trên cho thấy ngày càng có thêm nhiều điệp viên Trung Quốc đang hoạt động ngầm trên đất Mỹ. FBI đã bắt giữ hàng chục người Hoa ở Mỹ trong những năm gần đây vì liên quan đến những hoạt động gián điệp có lợi cho Trung Quốc. Theo nhiều báo cáo khác nhau, có gần 500 vụ án tương tự đang trong quá trình điều tra.
Dĩ nhiên, chính quyền Trung Quốc luôn khăng khăng phủ nhận sự dính líu đến những vụ án gián điệp này và thậm chí còn cho rằng, những vụ án trên được Mỹ "thiết kế" nhằm bôi nhọ nước họ. Trung Quốc cũng phủ nhận sự dính líu đến những cuộc tấn công hệ thống mạng của Mỹ xảy ra trong thời gian gần đây.
Roger Faligot, tác giả người Pháp của hàng chục cuốn sách về đề tài gián điệp, tuyên bố có nhiều điệp viên Trung Quốc làm việc ở nước này. Trung Quốc có nhiều cơ quan tham gia thu thập thông tin tình báo - trong đó bao gồm nhiều cơ quan tình báo quân sự, nhiều cơ quan gián điệp kinh tế, chính trị, công nghiệp v.v... 
Trong báo cáo năm 2007 gửi đến Quốc hội Mỹ về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng nhấn mạnh mạng lưới gián điệp của nước này là mối đe dọa rất lớn cho nước Mỹ.
Báo cáo giải thích: Một vài vụ án đã cho thấy những nỗ lực của Trung Quốc nhằm sở hữu những công nghệ nhạy cảm của Mỹ một cách bất hợp pháp bằng việc tuyển dụng những doanh nhân và nhà khoa học làm việc trong những vị trí nhạy cảm làm gián điệp. Cơ quan Phụ trách hải quan và di trú Mỹ (ICE) đánh giá mạng lưới gián điệp Trung Quốc là mối đe dọa hàng đầu cho công nghệ của Mỹ.
Từ năm 2000, ICE tiến hành hơn 400 cuộc điều tra liên quan đến xuất khẩu bất hợp pháp vũ khí và công nghệ Mỹ đến Trung Quốc. Gián điệp Trung Quốc chống Mỹ đã có từ lâu. Vào cuối thập niên 90 thế kỷ trước, Trung Quốc đã sở hữu được một số lượng lớn thông tin nhạy cảm nhất của Mỹ, bao gồm những thiết kế vũ khí nhiệt hạch của Mỹ.
Nhưng Trung Quốc không chỉ tìm kiếm những bí mật chính quyền và quân sự. Gián điệp kinh tế đã trở thành một yếu tố gây bất lợi rất nhiều cho nền kinh tế Mỹ. Hiện nay khó đánh giá được chính xác mức độ tổn thất của kinh tế Mỹ trước sự xâm lăng của gián điệp kinh tế nước ngoài, nhưng Giám đốc FBI Robert Mueller cho biết, trong năm 2003 "bọn ăn cắp bí mật thương mại và những công nghệ mang tính đột phá - những gì mà chúng ta gọi là gián điệp kinh tế - gây tổn thất cho Mỹ đến 250 tỉ USD/năm".
Và Trung Quốc là vấn đề hàng đầu. Những ví dụ về gián điệp kinh tế của Trung Quốc cũng không là mới. Từ xâm nhập những công ty Mỹ ở thung lũng Silicon cho đến ăn cắp phần mềm độc quyền từ các công ty nước ngoài đóng ở Trung Quốc.
Một số nhà phân tích, như là chuyên gia an ninh mạng Alan Paller của Viện SANS (SysAdmin, Audit, Network, Security), tuyên bố mỗi công ty nước ngoài ở Trung Quốc đều có hệ thống  máy tính bị nước này gây tổn hại. Vào đầu năm nay, Công ty phần mềm tư nhân Mỹ Cybersitter đã tiến hành một vụ kiện cấp liên bang chống Trung Quốc về việc nước này ăn cắp phần mềm chống khiêu dâm độc quyền của công ty. Trung Quốc đã sử dụng phần mềm độc quyền của Cybersitter một cách bất hợp pháp để kiểm duyệt Internet ở quốc gia này. "Tôi không ngờ lại có một vụ ăn cắp trắng trợn đến như thế", một luật sư của công ty nói. Thiệt hại ước tính cho Cybersitter là trên 2 tỉ USD!
Vậy thì mục đích của các hoạt động gián điệp của Trung Quốc là gì? Mỗi chuyên gia đều có ý kiến khác nhau. Charles Viar, cựu quan chức phản gián và Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu tình báo (CIS), giải thích: "Người Trung Quốc thu thập một “bản đồ” toàn diện về kinh tế và chính quyền Mỹ đồng thời ăn cắp công nghệ cao của chúng ta phục vụ cho những mục đích kinh tế và kỹ nghệ của nước họ". Mục đích là, Charles Viar nói, "giành quyền bá chủ toàn cầu - trong hòa bình, nếu có thể. Nếu không nói là với cái giá quân sự ở mức tối thiểu".
Roger Canfield, tác giả vài cuốn sách về Trung Quốc và các hoạt động gián điệp của nước này, nói: "Người Trung Quốc đang hướng đến việc xây dựng một tàu sân bay, thiết lập các cảng ở khắp mọi nơi và lập những hệ thống tên lửa và vệ tinh tiên tiến. Canfield cho biết mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là hiện đại hóa quân sự đến mức có thể thách thức với sức mạnh quân sự của Mỹ. Không ít chuyên gia đã đề cập đến khả năng nguy hiểm này".
Cựu Thứ trưởng phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Canada nói: "Tuyệt đối chắc chắn mục đích lâu dài của họ (Trung Quốc) là thống trị thế giới và đặt nước Mỹ - càng nhiều càng tốt - ra khỏi thương trường, và trở thành một siêu cường duy nhất trên thế giới. Họ muốn cai quản cả hành tinh!".
Trong những cơ sở khoa học nhạy cảm của chính quyền Mỹ luôn thấp thoáng bóng dáng của điệp viên Trung Quốc.
Nên nhớ là năm 2005, mạng lưới gián điệp kinh tế Trung Quốc đã gây thiệt hại cho Canada khoảng 1 tỉ USD mỗi ngày. Các quan chức quân sự hàng đầu của Trung Quốc đã công khai bàn luận về khả năng hủy diệt những thành phố nước Mỹ bằng vũ khí hạt nhân, nhất là nếu Mỹ can thiệp quân sự bảo vệ Đài Loan.
Phần đông các chuyên gia phân tích cho rằng chính quyền Mỹ hành động chưa đủ mức để đối phó với mối đe dọa từ phía Trung Quốc. Charles Viar nói: "Phản gián Mỹ - FBI - chống lại Trung Quốc không hiệu quả, trong khi Trung Quốc đã mua chuộc rất nhiều nhân viên FBI được triển khai để chống lại họ".
FBI đánh giá có tới 3.200 công ty bình phong của người Trung Quốc đang hoạt động trên đất Mỹ và âm thầm thu thập thông tin mật về chính quyền và các công ty của Mỹ. Và chỉ một số nhỏ gián điệp trong số này bị phát hiện. Bộ Tư pháp Mỹ đã buộc tội 44 cá nhân trong 26 vụ án kể từ tháng 3/2008 và số người này hiện bị giam giữ trong các nhà tù liên bang Mỹ, theo tờ Washington Post.
Vụ án gián điệp nổi tiếng nhất và gây ấn tượng nhất có lẽ là vụ liên quan đến Larry Wu Tai Chin - người từng phục vụ cho CIA trong 30 năm, từ năm 1985. Tai Chin bị buộc tội bán các tài liệu mật cho Trung Quốc từ năm 1952. Trong khi đang chờ tuyên án, Chin kêu gọi Trung Quốc giúp giải cứu ông. Nhưng Bắc Kinh lên tiếng phủ nhận mọi sự liên quan đến Tai Chin.
Và không lâu sau khi nhận án tù chung thân vào ngày 22/2/1986, Chin - một trong những gián điệp nổi tiếng nhất của Trung Quốc - được phát hiện đã tự sát chết. Nguyên do thật sự về cái chết của điệp viên Trung Quốc Tai Chin  hiện  vẫn còn trong vòng bàn cãi. 
Từ sau vụ này, FBI cảm thấy bất an về sự xuất hiện ngày càng nhiều của điệp viên Trung Quốc. Ví dụ, nữ nhân viên FBI Katrina Leung bị phát hiện là điệp viên hai mang vào năm 2003 và từng quan hệ tình dục với ít nhất 2 đặc vụ FBI! Bắc Kinh luôn phủ nhận sự liên quan đến bất cứ vụ án gián điệp nào hay bất cứ mối quan hệ nào với những cá nhân bị buộc tội, do đó hậu quả là tất cả những gián điệp Trung Quốc này phải ngồi tù mọt gông hoặc chết trong những hoàn cảnh khó hiểu.
Điều này hoàn toàn tương phản với những nỗ lực khó nhọc của tất cả các quốc gia khác nhằm giải cứu điệp viên của mình, bao gồm cả Liên Xô và nước Nga hiện nay. Mỹ không là quốc gia duy nhất gánh chịu mạng lưới gián điệp khổng lồ của Trung Quốc với mục đích moi những thông tin bí mật về chính trị, quân sự và kỹ nghệ.
Ví dụ, có hơn 1.000 điệp viên và người đưa tin Trung Quốc hoạt động ở Canada, trong khi Ủy ban An ninh công cộng quốc gia của Nhật Bản phát hiện một nữ điệp viên người Trung Quốc kiểm soát 30.000 điệp viên Trung Quốc khác ở Nhật Bản - theo  tạp chí Shukan Post của nước này.  Sự phát hiện các mạng lưới gián điệp Trung Quốc lan tràn đang tiếp tục được tiết lộ trên thế giới và chính quyền nhiều quốc gia hiện nay đang hết sức cảnh giác đề phòng trước mối đe dọa bí mật chưa từng có này

ImageShack, share photos, pictures, free image hosting, free video hosting, image hosting, video hosting, photo image hosting site, video hosting site

Trung Quốc Và Trò Chơi Gián Điệp
Tôn Tử có câu "một nội gián giỏi bằng một vạn người lính", hiện nay các tổ chức khủng bố Hồi giáo vẫn là mối đe doạ số một đối với Mỹ, nhưng mối hiểm hoạ gián điệp Trung Quốc trên đất Mỹ đang ngày một tiềm tàng. Vănn Phòng Điều Tra Liên bang Mỹ (FBI) dự đoán trong vòng 10-15 năm tới đây vấn đề gián điệp Trung Quốc sẽ là vấn đề nhức đầu nhất đối với ngành tình báo Mỹ.
Trung Quốc hiện có tất cả 7 phái đoàn ngoại giao thường trực tại Mỹ, trong đó có cả những nhân viên tình báo. Nhưng FBI tin rằng có tới 3.500 người Trung Quốc liên quan đến các hoạt động gián điệp trên đất Mỹ. Và trong lúc mà tình báo Mỹ đang phải đương đầu với nạn khủng bố quốc tế thì Trung Quốc tìm cách mở rộng mạng lưới tình báo của mình tại đây.
Trung Quốc hiện là nước có kỹ nghệ gián điệp đứng hàng thứ ba thế giới, sau Mỹ và Nga, và hiện nay mục tiêu chính của gián điệp Trung Quốc là đánh cắp các bí mật về quân sự và công nghệ cao của Mỹ.
Mục đích tối hậu của TQ là hất cẳng Mỹ để trở thành siêu cường của khu vực Thái Bình Dương, thậm chí trên toàn thế giới. TQ sẽ sử dụng bất cứ phương tiện nào có trong tay, kể cả gián điệp, để tăng cường sức mạnh kinh tế, chính trị và nhất là quân sự của mình.
Mới đây một quan chức của FBI đã phát biểu rằng "TQ đang tìm mọi cách để phát triển một quân đội có thể đối đầu với Mỹ và họ sẵn sàng ăn cắp để đạt được điều đó".
Một thí dụ điển hình, mùa thu vừa qua một cặp vợ chồng gốc Hoa tại Wisconsin đã bị bắt vì tội bán các linh kiện máy tính trị giá 500.000 USD cho TQ để dùng vào việc tối ưu hoá hệ thống tên lửa. Đáng lo ngại hơn cả là gần đây TQ đã cho ra mắt một loại tên lửa hành trình giống hệt như loại tên lửa hiện đại "Tomahawk" của Mỹ.
Phải chăng tất cả những cái đó chỉ là sự ngẫu nhiên ? Không đâu bạn, nó là sự cố ý nhái kiểu của Mỹ.
Dĩ nhiên những trung tâm công nghệ cao của Mỹ là những mỏ vàng béo bở cho gián điệp TQ, FBI tố cáo rằng các hoạt động tình báo của TQ riêng tại Thung lũng Silicon tăng 20-30% mỗi năm. Nhưng tuyệt nhiên không có bất cứ điệp viên siêu hạng James Bond TQ nào ở đây cả, công nghệ gián điệp của TQ rất tầm thường nhưng vô cùng hiệu quả.
Tình báo TQ sử dụng một số lượng rất lớn các gián điệp không chuyên để thu thập từng tý thông tin một cách nhẫn nại cho đến khi moi được kỳ hết mới thôi, kiểu tạo ra một bãi biển bằng cách rải từng hạt cát một. Theo một báo cáo của Ủy ban Quốc hội Mỹ năm 1999 thì TQ đã mất 20 năm để đánh cắp các bản thiết kế đầu đạn hạt nhân từ các phòng nghiên cứu vũ khí hạt nhân của Mỹ.
TQ không sử dụng các gián điệp kỳ cựu đã được gài từ trước như người ta thường làm mà chỉ sử dụng các nhân viên núp bóng thường dân để thu thập thông tin. Bộ Quốc Phòng TQ thường mua chuộc những người hay đi ra nước ngoài, nhất là là các doanh nhân, khoa học gia, các nhà nghiên cứu... để do thám hay tìm cách mua những bí mật về công nghệ mới một khi họ đặt chân đến Mỹ. Họ sẵn sàng trả thù lao hậu hĩnh cho sinh viên, công nhân trong các ngành công nghệ cao và các nhà nghiên cứu đang sống và làm việc tại Mỹ bởi những người này thường có nhiều cơ hội tiếp xúc với những thành tựu kỹ thuật mới nhất mà TQ có thể sử dụng cho mục đích quân sự và dân sự của chính mình.
Tất nhiên là không phải người nào trong số 150.000 sinh viên, 25.000 nhân viên ngoại giao hay 300.000 khách du lịch đều là gián điệp, nhưng đây là một tiềm năng rất lớn cho TQ trong trường hợp cần tuyển mộ hay xây dựng một mạng lưới gián điệp để thu thập những thông tin quý giá tại Mỹ. Bộ Quốc Phòng TQ cũng đồng thời tuyển mộ những người Mỹ gốc Hoa, kể cả những cựu nhân viên tình báo. Trong một xã hội mà các mối liên hệ cá nhân đóng một vai trò rất to lớn thì việc tạo các mối giao lưu thân thiện, kích động kỳ thị văn hóa hay làm quen với những nhân vật quan trọng thường là những chiêu bài hay được áp dụng nhất.
Thế kỷ 18, Napoleon nói một câu rất hay: Hãy để cho Trung Hoa yên ngủ. Nếu con rồng Trung Hoa thức giấc, thế giới sẽ phải hối tiếc.
Lạy trời cho vị hoàng đế này tiên đoán sai. 
Nhưng nói thế không có nghĩa là BQP TQ áp dụng chính sách nhất bên trọng nhất bên khinh, họ trọng dụng cả chính những người Mỹ hay người thuộc bất cứ quốc gia nào khác miễn là những người này đồng ý làm gián điệp cho TQ, dù họ là trí thức, nhà báo hay nhà ngoại giao.
Mỹ không phải là nước duy nhất bị gián điệp TQ ưu ái, BQP TQ điều hành một mạng lưới gián điệp rộng lớn để moi thông tin từ những trung tâm nghiên cứu khoa học và các phòng nghiên cứu tại các trường đại học của Châu Âu như Anh, Pháp, Hòa Lan, Đức... Tại Châu Á, Đài Loan vừa bắt giữ 17 nhân viên cao cấp trong quân đội vì tội làm gián điệp cho TQ, tại Canada cũng có khoảng 500 người bị cho là đang hoạt động trong mạng lưới này.
China: Country of Thieves
Các điệp viên của TQ và phương pháp làm việc của họ không thuộc loại siêu và hiệu quả nhất trong lĩnh vực này, nhưng sự nhẫn nại và số lượng lớn gián điệp đã đem lại kết quả khá khả quan. Thật đáng tiếc là chính sự cởi mở trong xã hội Mỹ đã vô tình tạo điều kiện cho sự rò rỉ thông tin và kỹ nghệ.
Tôn Tử nói rằng gián điệp là yếu tố chính của thành công trong chiến tranh, điều này cũng đúng với cuộc chiến chính trị và kinh tế. Song song với điều đó, TQ cũng ráo riết đầu tư vào ngành tình báo để phục vụ cho những tham vọng địa lý chính trị to lớn của mình.
Trung Quốc sẽ chứng tỏ cho thế giới rằng mình sẽ là đối thủ nặng ký nhất của Mỹ trong thế kỷ này. Từ nhiều tháng qua, Lầu Năm Góc, CIA, Bộ Tài chính và Quốc hội đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về sự thay đổi to lớn và nhanh chóng của TQ trong các lãnh vực kinh tế, chính trị và quân sự, một vấn đề không thể không gây quan ngại cho những người quan tâm.
Dĩ nhiên chúng ta (người Mỹ) không thể lơ là trước phong trào khủng bố quốc tế đang đe dọa nước Mỹ, nhưng chúng ta cũng không thể nhắm mắt làm ngơ trước nạn gián điệp từ phía TQ. Cả hai vấn đề này đều đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và phải được quan tâm một cách đúng mức.
 
Nạn gián điệp Trung Quốc tại Mỹ
*  Mỹ truy tố vụ gián điệp lấy cắp thiết kế vi mạch nhạy cảm:
Một người là công dân Trung Quốc tên Ge Yuefei, 34 tuổi, một người khác là công dân Mỹ tên Lee Lan, 42 tuổi, hôm 27/9 bị Cơ quan công tố Hoa Kỳ ở bắc California truy tố về nhiều hành vi hoạt động gián điệp, lấy cắp bí mật kinh tế và thương mại của Mỹ.
Hãng tin Pháp AFP đưa tin, hai người này tìm cách lấy cắp thiết kế vi mạch nhạy cảm có thể dùng cho công nghệ quân sự. Lee và Ge đã tìm cách lấy cắp các bí mật của Công ty NetLogics Microsystems và một tập đoàn chế tạo chip bán dẫn của Đài Loan Semiconductor Manufacturing Corporation.
Hãng AFP cho biết, Lee Lan và Ge Yuefei đã lập ra một công ty với mục đích phát triển và tiếp thị các sản phẩm liên quan đến những bí mật thương mại lấy cắp được.
Lee Lan và Ge Yuefei sẽ phải ra hầu toà án Mỹ dự định vào ngày 29/10 tới. Nếu bị kết án, hai người này có thể phải nhận hình phạt đến 15 năm tù mỗi người và bị phạt bổ sung mỗi người 500.000 USD.
Do đã nộp tiền bảo lãnh mỗi người 300.000 USD nên các ông Lee Lan và Ge Yuefei được tại ngoại chờ ngày bị đưa ra xét xử trước tòa. 
 
Chinese Intelligence Cyber Espionage
 
Khám phá mạng gián điệp đánh cắp
tài liệu qua máy tính từ Trung Quốc
- Các nhà nghiên cứu của Mỹ và Canada đang theo dấu mạng gián điệp máy tính siêu tinh vi có tên là Shadow tại Trung Quốc. Shadow được cho là đang đưa vào tầm ngắm một số hệ thống máy tính quan trọng, trong đó có cả mạng lưới máy tính chính phủ và quân đội Ấn Độ.
“Chân dung” của mạng Shadow được tiết lộ trong báo cáo hôm 5/4 của Trung tâm theo dõi chiến tranh thông tin (IWM), một dự án hợp tác chung của Đại học Toronto (Canada). IMW cũng chính là tổ chức đã công bố thông tin về GhostNet, một mạng điệp viên máy tính tương tự hồi năm ngoái.
Báo cáo của IWM được tờ The New York Times trích lại và đăng tải hôm 5/4, trong đó có đề cập tới một số tài liệu mật của chính phủ Ấn Độ đã bị Shadow đánh cắp. “Chúng tôi có thông tin về một số mạng máy tính chính phủ, doanh nghiệp, và các tổ chức quan trọng khác bị xâm nhập, trong đó có cả Đại sứ quán Mỹ tại Pakistan”, báo cáo của IWM cho biết.
Theo IWM, Shadow chỉ là ví dụ mới nhất trong nỗ lực đánh cắp các bí mật quân sự, kinh tế, khoa học kỹ thuật của những thế giới ngầm được cho là xuất phát từ Trung Quốc. Cũng giống các mạng gián điệp khác, Shadow sử dụng chủ yếu phần mềm độc hại để xâm nhập vào hệ thống máy tính nạn nhân.
“Tổng cộng chúng tôi tìm thấy 3 tài khoản Twitter, 5 tài khoản Yahoo Mail, 12 tài khoản nhóm dịch vụ Google Groups, 8 blog Blogspot, 9 blog Baidu, 1 trang Google Site, và 16 blog trên trang blog.com đã được sử dụng làm bàn đạp để tấn công các hệ thống máy tính trên”, vẫn theo báo cáo của IWM.
Các tài khoản trên giúp cho kẻ tấn công có thể đổi hướng truy cập tới những hệ thống máy tính đích. “Việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội, blog và các dịch vụ được những công ty có uy tín cung cấp sẽ cho phép kẻ tấn công giữ quyền kiểm soát hệ thống bị xâm nhập ngay cả khi kết nối trực tiếp tới máy chủ điều khiển bị tường lửa chặn lại”.
Theo IWM, đích tấn công chủ yếu của mạng gián điệp GhostNet chính là hệ thống máy tính của chính phủ Ấn Độ. Khoảng 44 hệ thống máy tính này đã được phát hiện có dấu hiệu xâm nhập trái phép, thuộc về chính phủ và các tổ chức quân sự Ấn Độ. “Trong quá trình điều tra, chúng tôi phát hiện rất nhiều tài liệu ở dạng tuyệt mật liên quan tới an ninh quốc gia đã bị đánh cắp một cách có chủ ý”, IWM cho biết. Các tài liệu trong số này đã được Hội đồng Bộ trưởng an ninh quốc gia Ấn Độ xếp vào mức “tuyệt mật” và “hạn chế tiếp cận”.
Ngoài ra, Shadow cũng nhắm vào các tổ chức nghề nghiệp và hội nhà báo tại Ấn Độ, những người thường có mối quan tâm đặc biệt tới Trung Quốc. Shadow thu thập thông tin cá nhân từ những thành viên liên quan tới chính phủ và tổ chức quân sự của Ấn Độ. Những thông tin này có thể được sử dụng trong các cuộc tấn công sau này.
IWM chỉ ra rằng Shadow có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng không thể khẳng định là chúng có liên quan tới chính phủ nước này hay không. “Chúng tôi chưa có bằng chứng về mối liên quan này”, IWM cho biết.

No comments:

Post a Comment